PDA

View Full Version : Bình Loạn Thi Phú Lương Sơn.


Dần Béo
03-10-2008, 11:33
Đầu tiên, tại hạ muốn bày tỏ quan điểm của mình với các chư vị bằng hữu :)

Tại hạ tuy cũng có thể võ vẽ dăm câu vè nhưng tuyệt nhiên không phải là 1 người làm thơ hay, càng không phải là 1 người sắc sảo trong bình thơ . Tuy nhiên bản thân tại hạ đối với thơ ca cũng có một sự quan tâm nhất định vì vậy tại hạ mạo muội lập topic này nhằm mục đích nghiên cứu về thơ được viết trong Lương Sơn Bạc, rất mong muốn được chỉ giáo từ các quý hữu trên diễn đàn

Đầu tiên tại hạ muốn mạn phép các tác giả bàn luận về 1 số biến tấu đặc sắc trong cách dùng từ của một số bài thơ trong thi đàn :

---------&---------
Dòng châu lả chả sầu tuôn
Khóc tình tuyệt mệnh khóc người phôi pha
Gió sương cát bụi đời ta
Đã qua mấy ải nay đà xuôi tay
Người ơi! rượu đắng cứ say
Cái tình, cái nghĩa còn hoài tiếc thương
Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui buồn đặng câu?
--------&--------
Tặng chú
Tác giả : Hàn Tuyết Băng

Tại hạ muộn nói đến 2 câu cuối của bài thơ này :

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui buồn đặng câu?

Đây là 2 câu thơ lục bát, theo sự hiểu biếtcủa tại hạ thì thơ lục bát là thể thơ được phổ biến và tương đối dễ làm của người Việt. Nhưng cái tại hạ muốn nói ở đây là tiết tấu âm điệu :D

" Người " .... " Buồn " vốn dĩ không có vần, nếu quý hữu đọc theo kiểu nghiền ngẫm, chậm rãi sẽ có cảm giác 2 câu thơ này ngang, không có vần điệu gì cả. Tại hạ muốn lưu ý quý hữu 2 câu thơ này không thể đọc theo cách thông thường mà phải đọc thật ... nhanh :D

Nó sẽ thành thế này :

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui b ... đặng câu?

Rất có vần thưa các bạn, ở đây tác giả của bài thơ đã thật sự đạt đến tầm cao của nghệ thuật dùng từ, xử dụng linh hoạt thủ pháp ép vần trong thơ lục bát. Từ câu thơ trên mà ép vần xuống câu thơ dưới, để đọc nhựng câu thơ này tại hạ nghĩ rằng thật sự cần đầu óc và một chút may mắn trong khám phá .

*) Tại hạ cho rằng topic này chỉ bình luận các bài thơ của Nhã Thi Viện nên để ở đây cho thuận tiện, chỉ là một mong muốn nho nhỏ mong các Quản lý chiếu cố chô :)

*)Đây cũng là một gợi ý hay.../ Nhưng để cho cảm nhận trải ra và đi vào chiều sâu theo tứ thơ hơn..., xin quí vị khi bình, nên hạn chế đem thơ mình vào.../ Cảm ơn- Thân. TC- N.

Quận Chúa Quỳnh Anh
08-10-2008, 04:49
QA rụt rè giơ tay xin được hỏi: "Chẳng hay cái mẫu tự bờ và ba dấu chấm là chữ gì vậy ạ?" Tự đoán cũng tìm ra được nhiều từ, nhưng cũng chỉ là tự đoán. QA nghĩ là sẽ không có độ chính xác nếu như được chính chủ bài viết cho biết rõ, đúng không ạ? Mong Dần béo huynh cho biết luôn về ý nghĩa của hai câu thơ trên, nhất là khi đã "được" huynh cởi bỏ đi "thủ pháp ép vần" từ tác giả. Cám ơn huynh trước.

Đậu Xanh Tiên Sinh
08-10-2008, 11:14
Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui b ... đặng câu?

Ý Dần Thộn nào có đơn giản là cái ... uồi rủng rỉnh rung rinh kia

Ngâm ngợi tí đỉnh cho đúng ý là vầy :

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui bời đặng câu

Xét : "bời đặng câu" là "cầu đặng bơi" tức "cầu ... đợi Băng" (chẳng phải Hàn Tuyết Băng cô nương thì còn ai vào đây nữa )


Theo ngu ý hiếu tử của song thân tại hạ - tức tại hạ đây này - thì Dần Thộn hiền hữu đang ... dạ buồn nặng gánh tương tư , chẳng biết phân tỏ cùng ai đành phả hơi sầu vào thơ người ... trong mộng ;)

Wạch toẹt :

Trăm năm một kiếp con người ( ngắn lắm ,có là bao ) ,tri âm mấy thuở ( vẫn biết vậy ) song Béo này vẫn vui cầu duyên đôi lứa, mơ tưởng đợi lòng Băng , Băng muội ơi thấu tình ta chăng hỡi ? :cuoilon:

Đó đó , hơ hơ , cảm động quá xá ...

Quận Chúa Quỳnh Anh
08-10-2008, 12:34
hehe, Đậu Xanh huynh thiệt là... thiệt là dễ thương. Chơi kiểu đó khó chơi lắm đó nghen, cứ cái gì mà "bời đặng câu" rồi trở thành "cầu đặng bơi" tức "cầu... đợi Băng". Muội thiệt tình là dốt cái khoản này lắm, nếu như không được huynh cắt nghĩa mà đọc phải cái câu:

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui bời đặng câu

Thì thiệt hổng hiểu muốn nói gì? Vui bời có giống như chơi bời hông? Chơi bời mà đòi đặng câu thì ngặt thiệt. Thôi bỏ vụ này đi nghen, muội thắc mắc câu này của huynh nè:

Ý Dần Thộn nào có đơn giản là cái ... uồi rủng rỉnh rung rinh kia

Huynh điền vào ba dấu chấm là ba mẫu tự u, ồ, i cộng thêm chữ bờ của Dần béo huynh thì là chữ buồi, mà chữ buồi là gì dzậy? Biết rủng rỉnh rung rinh sao giống nói tới cái đồ lắc chuông quá vậy huynh ơi? Huynh nhớ mấy cái xe bán cà rem cây dạo hông? Ông bán kem có treo tòng teng cái chuông rủng rỉnh rung rinh ở tay lái xe đạp đó. Mà sao hai huynh cứ thích dùng dấu chấm quá hé, người thì chấm trước, người thì chấm sau. Mà buồi là cái gì thía, có liên quan chi tới dấu chấm câu dzậy? Liên quan chi tới tri âm mấy thuở? Muội nghi nghi dám đúng lắm à, lắc chuông phải hông?

Thôi tới giờ muội khò rồi, muội thăng đây. Cám ơn huynh, vui thiệt.

Dần Béo
08-10-2008, 13:12
Nhìn bài viết của Đâu xanh này tự dưng mình nhớ thằng Du công chúa ngày xưa thế không biết :D

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy kẻ vui b ... đặng câu

Mong Dần béo huynh cho biết luôn về ý nghĩa của hai câu thơ trên, nhất là khi đã "được" huynh cởi bỏ đi "thủ pháp ép vần" từ tác giả

Ngẫm rằng : Thơ văn là tiếng nói của tâm hồn, nếu chư vị hiền hữu chịu khó đọc lại toàn bộ bài thơ thì sẽ cảm nhận sự chán nản về nhân tình, những trải nghiệm về đắng cay cuộc đời của tác giả. Xưa có câu : Tâm trong thì văn trong, tâm tà thì văn cũng tà

Dần bỏ đi thủ pháp ép vần của tác giả để lại mẫu tự bờ và ba dấu chấm vốn là để người đọc nhìn vào cái tâm của mình để ngẫm :)

Đậu tiên sinh : Tâm trong như ngọc, chắc còn đang vướng bận nợ tình duyên nên hiểu ý thơ như vậy
( Cảm ơn gỡ bí ko thì toi ) :D
Quỳnh tổng binh : Tâm vướng chữ tà, nếu không cời bỏ e rằng sa nhập ma đạo khổ người khổ ta
( Làm khó người khác, có tin khi nào gặp ta đấm cho 1 fát ko ) 8-)

Dần Béo : Ước gì mình có được cái tâm thanh thoát như vị Đậu xanh này 8-|.

Quận Chúa Quỳnh Anh
09-10-2008, 10:15
Dần béo muốn em lên NPĐ thưa Dần béo về tội hăm dọa tới sự an toàn cá nhân của em không? Tha cho Dần béo lần này á! Thôi nghiêm chỉnh lại nghen, bắt đầu.

Thưa các anh hùng nữ hiệp, Dần béo đã vu cáo trắng trợn cho Quỳnh Tổng Binh tôi là làm khó người khác, nhưng QA tin là ở đây, các anh hùng nữ hiệp đều là những người thừa kinh nghiệm đi lại trên chốn giang hồ, hẳn đã nhận ra sự vu cáo này, không biết ai đã làm khó ai đây?

Một câu thơ tròn chữ mới tạo ra được "phương tiện" đưa người đọc thơ đi vào cõi thơ rồi sau đó muốn cảm nhận ra sao thì tùy mỗi tâm hồn người đọc. Dần béo đòi lột, nhầm, Dần béo muốn cởi bỏ đi "thủ pháp ép vần" của nàng Băng, nên đã không ngần ngại đá phăng đi chữ "buồn" trong câu thơ của nàng và thay vào đó bằng chữ bờ và ba dấu chấm (b...)

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui b ... đặng câu?

Vui cái gì cơ? Không có niềm vui nào mơ hồ như thế, và không ai tri âm mấy thuở cùng với cái vui bờ và ba dấu chấm cả. Nhưng bất ngờ, có vị Đậu Xanh Tiên Sinh trên đường ngao du, đi ngang qua thấy vậy bèn mở đường cho Dần béo chạy (cái này gọi là gỡ bí). Ôi, cốt cách thanh thoát, người đã đề thơ trên vách như vầy:

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui bời đặng câu

Xét : "bời đặng câu" là "cầu đặng bơi" tức "cầu ... đợi Băng"

Ô! Ồ! Thì ra Đậu Xanh huynh đã cho thơ "lái", lái từ từ thành "cầu... đợi Băng" , xin mở ngoặc tí, chú ý ba dấu chấm. Tuy QA không được thỏa dạ lắm, nhưng kết câu "Đó đó , hơ hơ , cảm động quá xá ...@ĐXTS) mà QA đành cười trừ (bonus thêm câu khen là tiên sinh đó dễ thương ). Mọi người thử nghĩ coi, bắt thơ lái tới kết cuộc cầu... đợi Băng. Mà lái nữa thì dám thành Băng đợi... cầu. Thở hắt ra, tự an ủi mình:

"Nếu một bài thơ mà ai ai đọc cũng hiểu liền thì tất nhiên nó cũng chẳng đáng kể gì!"
Ui dà, b... (hàm ý) lý giải được chỗ thâm thúy của hàm ý thì lạc thú tình càng dâng cao. Nhầm, thì hơ hơ, cảm động quá xá... Mà nói thiệt, hàm ý hiểm hốc quá lại hóa ra tối tăm thì sao? Tình điệu là do chữ câu gợi lên mà chữ không tròn thì thơ mới thực sự trở thành môn nghiên cứu tân khổ, sáng tạo nên những cảm giác tân kỳ chăng? Bái phục, bái phục. Bản thân QA cũng chỉ dám liên tưởng tới cái đồ lắc chuông được treo rung rỉnh rung rinh ở mấy chiếc xe bán cà rem cây dạo thôi.

Nhân vật Dần béo "múa" ngôn:

[Ngẫm rằng : Thơ văn là tiếng nói của tâm hồn, nếu chư vị hiền hữu chịu khó đọc lại toàn bộ bài thơ thì sẽ cảm nhận sự chán nản về nhân tình, những trải nghiệm về đắng cay cuộc đời của tác giả. Xưa có câu : Tâm trong thì văn trong, tâm tà thì văn cũng tà

Dần bỏ đi thủ pháp ép vần của tác giả để lại mẫu tự bờ và ba dấu chấm vốn là để người đọc nhìn vào cái tâm của mình để ngẫm

Đả đảo Dần béo lý sự cùn, ngồi không buồn tình ngắt nhéo chữ nghĩa lại lạm dụng chữ TÂM. Thứ ngôn ngữ hai mặt mà nhiệm vụ của Dần béo là muốn đề cao "thơ câu đố" qua bờ và ba dấu chấm (b...). Chỉ cần cho ra một chút mẹo vờ coi như không biết, chờ cho người đọc tha hồ động tác, quên, động não rồi ngồi trong góc rung đùi cười . Đem chữ TÂM làm chiêu bài thì ai còn nghĩ Dần béo đang nói cái... gì khác ngoài nỗi vui đi ra cầu ngồi đợi em Băng, quên, cầu...đợi duyên à!


Thưa các anh hùng nữ hiệp, nói gì thì nói, xin hãy ghi nhận tấm lòng dũng cảm của Dần béo huynh. QA trộm nghĩ: "Dần béo mượn câu thơ để giải bày những nỗi phẩn uất... những điều phẩn uất không biểu lộ ra được nên đành nhét đỡ vào ba dấu chấm. Chỉ e lệ hé ra mỗi mẫu tự bờ (b) tí xíu, nhỏ xíu cho mọi người thương. Thay mặt cho các nữ hiệp LSB, mến tặng cho Dần béo huynh một thanh kiếm rất bén, chém sắt như chém bùn để huynh dễ bề hành sự.

Thân!

HànTuyếtBăng
09-10-2008, 17:34
Hàn muội thỏ thẻ với một người bạn có mí câu mà nỡ lòng nào các Huynh, các Tỷ lại rùm ben lên cả thế này, làm nhỏ ngượng nghệu chít đi được mí :p.

- Đậu Xanh ơi hong nên nói thế này đâu à nghe, nến Hàn có phép màu Hàn sẽ biến Tiên Sinh thành ông Tơ cho coi, híhí. Tài thật vậy cũng nghĩ ra, thiệt là đậu xanh.

- Đậu có biết rằng suy diễn như thế sẽ có một Tỷ Tỷ of Hàn rất ư là đau lòng hay không? Đó thấy chứa, mém tí nữa là lột lon Huynh Béo luôn rồi? Ai thế nhỉ? :cuoilon:

Trăm năm một kiếp con người
Tri âm mấy thuở vui buồn đặng câu?

- Ngẫu hứng thôi mừ, muội viết thay cho những trải nghiệm của một người bạn ý mà. Nể dể sợ luôn, huynh Béo lại dần nó lên đến tròn trĩnh lạ kì. Mai mốt Béo nhớ dần nữa nhé! Dần cho to to lên nhé! ;) thích béo lắm cơ.

TC NGUYỄN
09-10-2008, 18:42
Bất công quá, các bằng hữu vào đây bình vui với nhau, còn ta thì bị lạc hướng đi lạc vào "Đỉnh gió hú" gió lộng tứ bề hồn thơ bay hút, buồn ơi là buồn:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...
(NCT)

Muội QA ơi, muôn sự tại muội, một phút ta bà dính vào chốn trầm luân, lại có chú Dần Béo chỉ muốn đẩy ta vào nơi hoang dã để mình được "bời đặng câu" theo lối diễn dịch của ĐXTS thì coi chừng rớt ngay xuống cầu cá đừng than: "Trăm năm một kiếp con người " thì có khổ cũng không oan...

Té ra chỉ có mấy câu thơ của muội HTB lại làm cho nhiều kẻ chao đảo thế!, mới hiểu sức mạnh ẩn tiềm của thơ cũng lắm điều chao đảo!...

Đậu Xanh Tiên Sinh
09-10-2008, 20:06
- Băng muội : Nhác thấy gã Dần Thộn kia cũng tinh nghề lái ... nhợn nên ta mới quen thói lái càn , nổi hứng luận ngông , đem thơ muội ra bình vui gọi là sảng khoái , xin lỗi muội lắm lắm .
Mà ... hic , ngó cái ngoại hiệu Thiên Sứ của muội ... thực tình ta không khỏi ... :cuoilon:, ha ha , Thiên Sứ ( Sư ... ) , ha ha :cuoilon:
Ui chao , ta thiệt ... bậy quá đi, xin lỗi muội ,không cười nữa ,quyết không cười nữa , e hèm


- Quỳnh Muội : Tiện đây ta muốn gửi muội " cái này ":

Ngồi buồn trong bụng nhớ linh tinh
Nhớ hiền huynh nhớ lẫn tặc huynh
Nhớ hảo bằng hữu Lương Sơn Trại
Nhớ chao ơi nhớ ... Mũi Tên Quỳnh ;)

Nỗi lòng ta đó , he he


- Dần Béo : Quả thực là trẻ con lâu năm , đức cao vọng trọng , tài như vậy , trí như vậy , thơ như vậy , bình như vậy , diễn như vậy , giải như vậy ,..., thảy thảy đều như vậy ... , như vậy ... là ... thế nào ??? :cuoilon:

Nạp Lan Dung Nhược
09-10-2008, 21:30
Ta nói nó thèm, thèm cha chả là thèm, thèm ơi là thèm....

Ta thèm ăn chiếc bánh Đậu Xanh
Ta thèm có mũi tên Quỳnh Anh
Ta thèm hơn nhất em Cọp Béo
Ta thèm ra cầu đợi Nàng B...

Chết chửa, hôm nay LSB bị cái gì vậy trời. Sao vừa quýnh xong, quay đi ngoảnh lại chỉ thấy có cái chữ bờ và ba dấu chấm vậy nè. Kỳ vậy ta!

Thoáng xem đã thấy phát thèm
Thèm rinh, thèm vác, thèm đem về nhà.... (cái topic này :p)

Hớ hớ, Đậu Xanh ơi,.... biết ờy :D

Dần Béo
10-10-2008, 07:10
Hàn:

Dần Béo này nhàn cư vị bất thiện tự dưng lại mang thơ Hàn ra luận, giờ đây nhìn vị Đậu Xanh tiên sinh thấy người ta thanh thoát như tiên nữ, tiêu diêu tự tại như mây gió, tủi thân cho mình đầu óc tối tăm tục khí nhiều quá, muốn tiêu cũng chẳng biết chỗ nào chứa nổi thôi thì Hàn bỏ quá cho vậy !

- Lúc nào Hàn gặp tỉ tỉ của Hàn thì nhớ nhắn giùm : Núi Lương dạo này mọc một hòn vọng Lê tròn tròn béo béo nhìn chẳng giống ai, nếu có lúc tỉ tỉ của muội chán hoa, chán nguyệt thì ghé qua đây có kẻ vẫn chờ :D

Đậu Xanh Tiên Sinh:

Có phải thiên hạ độc tôn, duy ngã ... cà tưng, tâm như thế, đức như thế, văn như thế, luận như thế, ý như thế, nghĩ như thế ... thì b... có phải là như thế ??? :cuoilon:

Quỳnh Anh:

Ba năm không gặp gỡ cái gì cũng khác chỉ có Quỳnh Anh là vẫn khí phách như xưa, cũng muốn theo Quỳnh cưỡi con cá kình chém cơn sóng lớn nhưng lực lại bất tòng tâm mất rồi :p

Nạp Lan Dung Nhược :

Dần Béo vốn là kẻ hỏng thi, kỳ Tam Nguyên năm nọ vòng đầu đã đạp vỏ chuối, tùi thân quá mà bỏ bút bỏ nghiên quay ra nghề bình thơ, không ngờ lại được được Nạp đầu lĩnh quan tâm đến:D. Hân hạnh quá !

Buồn đời vác bút luận vần thơ
Chẳng dám đẩy đưa, chẳng dám mời
Ai biết Nạp Lan, lòng lại nứng
Thấy b... xớn xác nhẩy vô chơi :cuoilon:

TC Nguyễn:

Ta thích ta làm, can chi phải sợ này sợ nọ, có kẻ không biết lại kêu : Vừa *** vừa run :D

Quận Chúa Quỳnh Anh
10-10-2008, 10:14
Ối a tình tang, chao đảo... chao đảo... Mọi người ới ời, có nhận ra gì không? TC NGUYỄN huynh rinh nguyên cái "cầu cá" vào. ỐI giời ơi chết mất, ai gây nên nỗi này? Không được đổ tại này nọ mỗi QA, đừng bắt mình muội ôm là không được đâu á! Lỗi tại Dần béo, tại b... mọi đàng.


Nàng Băng bành rộng cửa "vui"
buồn... cho Dần béo lách quẹo thành b...
luôn. Đậu Xanh lái mãi đặng câu
lọt ngay cầu.... cầu...
cá... (lên giọng)
của chàng TC... (xuống giọng) rồi ! Xong !



Dần béo: Anh em mình thân thiết quá, nên muội mới dám "thiệt tình" đùa vui đến vậy. Ở đâu có huynh là ở đó có chuyện vui, cám ơn huynh cùng với đề tài b... của huynh, è è!

HànTuyếtBăng
10-10-2008, 10:29
Chị Quỳnh ấm ức "chổng m..."
Béo dần xuống giọng biển sông ngư kình
Béo ơi ! cho một lần xin
Béo à béo hỡi ...chữ tình để nguyên
Chớ rằng thi sĩ Nguyễn huynh
Đậu Xanh hiền triết đầy mình lắm lem
Ngây ngô nhỏ rất là hiền
Đừng trêu nhỏ nhé ! e b... nhỏ thêm!

Nhỏ ké với Quỳnh Anh tỷ mí!....


Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...

Chỉ mong kiếp này "duy ngã cà tưng" cà khẹo như bánh ú với đậu xanh thôi.
Nguyễn huynh dần vào thì hẵn b... ;)

Mong mòn mong mỏi mòn mong
Mòn mong mong mỏi mong mòn mỏi mong

TC NGUYỄN
11-10-2008, 03:40
Các bằng hữu Thơ ơi!, ta quay lại với thơ đi, trong thơ có tình, tình bằng hữu trong xứ ảo này, ta vui với cái ta có, cái ta nghĩ, cái ta cảm nhận trong thơ.../ Những bạn vào đây là những nhà thơ, những lời viết ở đây đều là cảm nhận của riêng mình, Muội HTB- đệ DB mượn thơ muội để gởi tình cho em Thơ, đệ ĐXTS lái chơi cho vui, và cũng là một cách "cách sơn đả ngưu"..., cũng như các bạn bè khác cũng chỉ là vui..., cho quên đi những phút giây căng thẳng đáng lẽ nó không nên có, hãy ráng làm một cái gì đó để mang lại một chút tình cho nhau:

Thơ ơi!- Ta lại với mình
Khi vui quên cả cái hình phù du!...
(thơ nhại)

Cảm ơn các bạn Thơ, đã gợi những niềm vui phút giây

Người ơi! rượu đắng cứ say
Cái tình, cái nghĩa còn hoài tiếc thương
(HTB)

Quận Chúa Quỳnh Anh
11-10-2008, 10:29
Ừ, đồng ý với TC NGUYỄN. Thỉnh thoảng chúng ta nên lấy thơ làm niềm vui, chia sẻ cho nhau vui vẻ, há! Hôm nay, QA chia sẻ với các bạn những câu thơ rất tình nè:

Em ơi anh tặng em gì nhỉ?

- Anh muốn tặng gì nào?

Anh tặng em hình ảnh Lê Nin

- Lê Nin là ai?"

Lê Nin, người ở nước Nga
mà ta yêu quá bảo là Việt Nam

Vui hông? Chúc các bạn vui nghen!

Nạp Lan Dung Nhược
11-10-2008, 16:05
Nạp Lan Dung Nhược :

Dần Béo vốn là kẻ hỏng thi, kỳ Tam Nguyên năm nọ vòng đầu đã đạp vỏ chuối, tùi thân quá mà bỏ bút bỏ nghiên quay ra nghề bình thơ, không ngờ lại được được Nạp đầu lĩnh quan tâm đến:D. Hân hạnh quá !

Buồn đời vác bút luận vần thơ
Chẳng dám đẩy đưa, chẳng dám mời
Ai biết Nạp Lan, lòng lại nứng
Thấy b... xớn xác nhẩy vô chơi :cuoilon:

B... huynh cứ vậy. NL còn tệ hơn nhiều, lại nhác gan nữa. Đơn từ dự thi đã được soạn kỹ sẵn sàng, nhưng mấy bận bước đến cửa đăng ký thì lại bước ra. Tệ thiệt.

Chứ NL là NL ái mộ B... huynh dữ dội lắm, đến nổi mà có thể gọi là tôn thờ B... huynh luôn. Nói thiệt đó, dốc chết liền luôn cho B... huynh coi ;)

Thấy B... huynh làm thơ, nên thiệt tình NL cũng "lòng lại nứng" (sao mà NL chết mê chết mệt với cái lối nói này của B... huynh quá), nên cũng muốn hụ hợ họa theo mấy câu, để mong được B... huynh dòm ngó, mà để ý tới cái sự tôn cái sự thờ B... huynh của NL.

Nhưng mà ngặt nỗi hôm nay là ngày kỵ tháng kỵ, muốn mần thơ mà lại hổng ra thơ, nên ngồi lẩm bẩm cầu trời, van vái thần phật trợ giúp người có lòng.

Quả nhiên, người tốt luôn luôn có quế nhân phù hộ, nên trong lúc mơ màng lúc đuối việc, một bài thơ là lạ cứ hiển hiện trước mắt. Hiện rõ đến mức người kém trí nhớ như NL đây mà vẫn nhớ rõ mồn một. Thôi thì viết lại nơi đây, coi như tỏ cái tấm lòng thờ phượng, à nhầm, tôn thờ của NL đối với B... huynh, hén B... huynh?! ;)

Thơ như này:

Thơ vần xuất khẩu Béo buồn đời
Trút sầu đem đến nụ cười tươi
Ngơ ngơ dạ Béo trong lạc thú
B... về luận chốn ấy - bình thơ

À, trong lúc mơ màng, NL nhớ hình như quế nhân có nói là phải lộn ngược bài thơ lại mới tỏ hết được cái tấm lòng của NL đối với B... huynh, nhưng do tài hèn sức mọn, NL chỉ có thể thấy thế nào viết lại thế ấy, chứ không tài nào lộn ngược cái bài thơ lại được.

Ước gì NL có được một chút tài lộn lèo (*) của Đậu Xanh Tiên Sinh thì hay quá. Mong B... huynh lượng thứ :p

Đính chính với Béo:

Ai biết Nạp Lan, lòng lại nứng
Thấy b... xớn xác nhẩy vô chơi

Mừng húm chứ hok có xớn xác à nha :p

(*) từ mới, ý nói sự lèo lách và nói lái siêu hạng 8-|

TC NGUYỄN
12-10-2008, 10:30
Thơ Đan Đan:


Đời là một tiến trình(process ) không có kết thúc hay khởi đầu, cảm nhận sự sâu sắc này, Trần Tử Ngang có hai câu thơ:

Tiền bất kiến cổ nhân ,
Hậu bất kiến lai giả .…
Tạm dịch:
Người xưa đâu tá!...nào đâu rõ
Còn kẻ về sau chẳng biết đâu?!...
(TC- N.)

Theo chu kỳ “đến đi” thì "tử sinh" nhập vào nhau trong cái cùng tận!- Ngẫm thế sự là đây, ta len vào thảo nguyên theo sợi tơ thơ, nõn nà của Đan Đan giăng ra:

mở cửa thời gian
Anh thấy quá khứ vụt về quất roi mưa vào nỗi buồn ngắt xanh không đáy

Òa tung cửa sổ kiếm tìm
Nụ cười thảo nguyên liệng khỏi tầm tay
bay về gió cát
đếm màu xanh cọng cỏ
đếm màu xanh làn mi.…
(ĐĐ- TTĐĐ/Bay xa )

Thật lãng mạn, thật dễ thương, người em gái cài “băng-đô” xõa tóc ngựa phi theo gió, thả hồn bay theo thảo nguyên… khoảng không gian trời mây…lững lờ, làm ta bồi hồi nhớ lại thời thơ ấu, khi mà chưa chút lụy phiền, một thứ tình yêu tinh khiết ẩn hiện đâu đó trong đời mãi hoài không quên!...

Sử Tiến
13-10-2008, 07:35
Bữa nay chủ nhật rảnh tí, loăng quăng vào LS cho vui cửa vui nhà.

Khổ cái đọc bài của ngài TC-N xong:

Rằng vui thì thật là vui
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.

Vầng. Đó là iem lảy tí Kìu để lấy tí hơi mà than: "Iem khộ nắm!"

Bài Đăng U Châu đài ca của Trần Tử Ngang là nỗi cay đắng ngậm ngùi của một người sinh bất phùng thời, mai một tài năng. Ngài TC-N hồn nhiên quy vào tiến trình mang tên Đời thì iem xin phép bày tỏ cảm nghĩ nà iem vô cùng bất mãn giùm bác Ngang ợ.

Bốn câu thơ đó có thể hiểu đại khái thế này: Thời xưa có ít nhiều minh quân lễ hiền hạ sĩ, nhưng ta thì không thể gặp được (vì họ chík rùi còn đâu). Mãi cho đến bây giờ, hiền minh chi quân như ngày xưa, ta cũng chưa từng được thấy. Lại tưởng đến thiên địa mênh mang đất trời dằng dặc, người (minh quân) đến thì chưa đến, người đi thì đã đi rồi, chỉ có ta một thân một mình cô đơn tịch mịch, không nén được bi thương mà rơi nước mắt.

Còn như nói rộng thêm ra, hoặc giả cho là bàn về ngôn ngoại chi ý, thì phải truy lại tiểu sử tác giả. Từ khi người Khiết Đan công hãm Doanh Châu năm 696, Trần Tử Ngang tùy quân giữ chức tham mưu cho Kiến An vương Vũ Du Nghi. Năm sau thì binh bại. Ông ta thỉnh cầu được soái lĩnh một vạn người giao phong với giặc, nhưng Vũ không ưng. Ít lâu lại vì Vũ mà tiến ngôn, nhưng không được để vào tai, thậm chí còn vu cho ông ta hàng giặc. Ông ta không còn đường báo quốc, buồn bã lên U Châu đài khảng khái bi ca, để lại cho đời bốn câu danh tác. Bài này sử dụng cú pháp trong Sở từ, hai câu đầu ngắt điệu gấp vội (tam độc - tiền/bất kiến/cổ nhân, hậu/bất kiến/lai giả), đọc lên rõ ràng là ngữ khí bất bình uất ức không lẫn vào đâu được. Hai câu cuối có hư tự chi, nhi chen vào, trở thành tứ độc (niệm/thiên địa/chi/du du, độc/sảng nhiên/nhi/thế hạ) khiến giọng điệu chuyển sang hòa hoãn hơn, nhưng vì thế lại giống một chuỗi than dài. Lúc đầu iem tức tối nghĩ rằng chắc là mình học hành chửa đâu vào đâu, hiểu nhầm ý ngài TC-N cũng có khi. Vì vậy iem gắng công đọc kỹ lại lắm lắm, nhưng cuối cùng iem vẫn chẳng thấy bác Ngang lân mẫn cảm nhận sự sâu sắc về đời chỗ nào cả. Thế nên iem mới rút kiếm bang trợ cho bác Ngang phát, kiểu như Lục Vân Tiên "giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha" ấy mà. Iem tếu táo cho vui thế thôi, mọi người đừng tưởng nhầm bác Ngang là nàng Nguyệt Nga nhá! Nương tử nhà iem lại bắt iem làm hoàng tử đội đèn thì iem chết.

Cuối cùng iem xin có tí ý kiến là cái nào ngài TC-N cảm thấy chắc ăn như bắp thì hãy dẫn vào bài post. Thơ Đường mà ngài cứ tự do... lụi một cách mơ mơ hồ hồ thì... iem thật... Những cái khác có thể bảy, tám bỏ thành mười, nhưng nghe bàn thơ, nhất là thơ Đường, mà trái tai thì iem hơi nóng tí. Lỡ có gì thất thố cũng xin mọi người giơ cao đánh khẽ tí! Iem cảm ơn!

Quận Chúa Quỳnh Anh
13-10-2008, 10:45
Úi da, nghe Sử huynh bàn xong làm muội hoang mang quá đi, hông lẽ muội cũng nghĩ sai?

Sử huynhBài Đăng U Châu đài ca của Trần Tử Ngang là nỗi cay đắng ngậm ngùi của một người sinh bất phùng thời, mai một tài năng. Ngài TC-N hồn nhiên quy vào tiến trình mang tên Đời thì iem xin phép bày tỏ cảm nghĩ nà iem vô cùng bất mãn giùm bác Ngang ợ.

Bốn câu thơ đó có thể hiểu đại khái thế này: Thời xưa có ít nhiều minh quân lễ hiền hạ sĩ, nhưng ta thì không thể gặp được (vì họ chík rùi còn đâu). Mãi cho đến bây giờ, hiền minh chi quân như ngày xưa, ta cũng chưa từng được thấy. Lại tưởng đến thiên địa mênh mang đất trời dằng dặc, người (minh quân) đến thì chưa đến, người đi thì đã đi rồi, chỉ có ta một thân một mình cô đơn tịch mịch, không nén được bi thương mà rơi nước mắt.

Chỉ vỏn vẹn có bốn câu thơ mà nói lên tất, có quá khứ (người đã đi rồi), hiện tại (chưa thấy), người sau chưa đến (tương lai). Ngẫm trời đất vô cùng (vũ trụ), con người sinh bất phùng thời (vận mệnh), bùi ngùi không nén được bi thương, cảm thán lòng riêng bùi ngùi lệ chảy (tình cảm con người). Những điều này không nằm trong tiến trình mang tên Đời thì xếp vào đâu bây giờ?

Cho muội mượn đỡ câu của huynh, dọn đường trước:

Lỡ có gì thất thố cũng xin mọi người giơ cao đánh khẽ tí! Iem cảm ơn!

Quận Chúa Quỳnh Anh
13-10-2008, 12:35
Đêm nay, QA mang một tâm trạng buồn nên không tìm những vần thơ vui chia sẻ với các bạn được. Lòng thừa độ lượng cho phép nỗi buồn buông thả, dù muốn than to: "Ta buồn nhưng con bà nó chả biết vì sao ta buồn?" QA đi tìm một bài thơ buồn, một chuyện tình éo le hóc búa, đầy trái ngang, hai nhân vật rơi vào nghịch cảnh đẫm nước mắt. Đó là chuyện tình Hoa và Lợn.

http://www.luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134267360

Em hỏi anh: Có phải rằng mình đang yêu ?
Anh trả lời: Anh cũng không biết nữa
Thứ tình cảm sáng bừng như ngọn lửa
Soi sáng hai ta nhưng lại quá xa vời

Hoa hỏi lợn: "Có phải mình đang yêu?" Có phải... là sự phân vân không chắc chắn, Hoa loay hoay trong buồng tim Lợn. Còn Lợn? Hình như... cũng bối rối không kém. Dù tình cảm của Hoa tỏa sáng nhưng vẫn không xua tan được sự ảm đạm tối hù về nỗi mặc cảm trong lòng Lợn qua hai thân phận khác biệt, mặc cho người đời thường nói rằng, tình yêu không hề có sự phân biệt kỳ thị nào. Có phải là tình yêu? Thật buồn! Chuyện tình của Hoa và Lợn đã nhuốm sắc buồn ngay từ chương mở đầu. Lợn khao khát có chiều sâu mới tương ứng với vóc Hoa nhưng không gian của Lợn lại quá chật hẹp. Điều này ảnh hưởng không ít tới tình cảm của Lợn đi tới khuynh hướng "nép mình, ẩn giấu, che đậy". Nửa vui nửa sầu, Lợn gói tròn lại trong câu "Anh cũng không biết nữa."

Em hỏi anh : Hay là một trò chơi
Anh trả lời: Không phải là như thế
Một trò chơi chẳng bao giờ có thể
Dịu ngọt lòng anh khi đêm xuống thầm thì

Lật qua trang Hai, Hoa hỏi tiếp: "Hay là một trò chơi?" liền bị Lợn phủ nhận ngay. Lợn nào đánh giá tình cảm đó là một trò chơi cho đặng, khi mà Hoa xinh xẻo thế kia, còn mặt mũi Lợn nhem nhuốc thế kia, Hoa mãi là nữ thần trong lòng Lợn. Mỗi khi nữ thần nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi văng bọt... Lợn cho đó là sự dịu ngọt. Sự nếm đó được Lợn bày tỏ cùng với bóng đêm và rên thầm: "Sướng quá Hoa ơi!"

Em hỏi anh: Vậy là gì anh nhỉ ?
Anh thở dài nhìn về áng mây trôi
Em thấy không mây ở mãi trên trời
Xa xôi quá chẳng thể nào tới được


Chuyện tình kéo dài tới trang Ba, Hoa hỏi nữa: "Vậy là gì anh nhỉ?" Lợn thở dài... Bạn thử hoán vị sẽ thấy tiếng thở dài của Lợn trong giây phút đó giống hệt tiếng thở dài của một người chơi roulette, trên tay là token coin cuối cùng. Lợn phủ nhận trò chơi qua tiếng thở dài, canh bạc đời lẫn canh bạc tình sẽ đỏ hay đen? Lợn đổ tất cho áng mây cuối trời xa, câu trả lời làm sao nghe được Hoa ơi! Nếu cố nghe chắc cũng có những làn hơi nhàn nhạt vọng lại, chờ tới khi nụ cười hằn mặt Lợn, thôi tiếng thở dài, men Lợn qua cơn...

Chuyện chúng mình mong manh như là bọt nước
Vỡ tan ngay chẳng thể với tay cầm
Có thể là chỉ một chút bâng khuâng
Thoáng chạnh lòng khi nghĩ về hai đứa

Sang trang Bốn thì Lợn đã vạch rõ mục tiêu. Chọn cái mão gai đội lên đầu, tỏ lòng thành thật tin "Chỉ là một chút bâng khuâng". Có phải... hình như... lời từ khước sao cũng mơ hồ như thuở ban đầu? Có khác gì Lợn chỉ là người khách lỡ đường, lạc vào nhà Hoa xin nghỉ chân. Đêm mưa, bọt nước vỡ tan bên thềm... lòng Lợn tan theo. Men Lợn mau ngấm cũng sớm tàn. Mong manh... mong manh... khiến người chạnh lòng.

Em cười buồn rồi hỏi anh lần nữa
Ngay bây giờ, anh ơi ... có yêu em ?
Anh nhìn em chẳng biết nói gì thêm
Một câu hỏi chìm vào trong im lặng...

Hoa chưa cam lòng, cười buồn hỏi rằng: "Anh ơi... có yêu em?", còn nhất quyết ngay bây giờ. Ngay bây giờ có nghĩa là không được un deux gì hết, vượt giai đoạn không nên để thời gian thừa. Lợn hết thở dài... lại chọn im lặng. Im lặng là một thái độ hợp lý chắc? Để mai này không cần phải cố nhớ lại đã từng nói gì vào lúc ấy, không cần ân hận hay phải tiếc nuối. Thế là chuyện tình của Hoa và Lợn tới chương Năm đã chìm vào sự im lặng. Hoa buồn, Lợn buồn, còn ai buồn nữa? Tựa như thực thể của cuộc đời là buồn.

Hành trình cuộc tình Hoa và Lợn có thêm chú thích:

Nghe nói Hoa không có thói quen chờ vì Hoa vốn là sớm nở tối tàn, nên chẳng chịu đợi lâu dù chỉ mấy chục giây, nên những câu hỏi của Hoa dành cho Lợn được tính gọn khoản năm bậc cầu thang. Bạn thử bước lên năm bậc cầu thang sẽ mất bao nhiêu giây? Có hời cho Lợn hay không thì phải hỏi Lợn mới biết, Lợn ơi là Lợn ơi!

Lợn hẳn đã về quê? Còn Hoa vui chơi đâu đó, hẳn lại đang loay hoay lựa chọn câu hỏi với Lợn nào nữa chăng?

TC NGUYỄN
13-10-2008, 12:45
Vài lời vu vơ...

Thế nào để thưởng thức tận cùng của một bài thơ có lẽ phải đẩy nó vào tâm cảnh làm nền(background), rồi đè lên bằng cảm nhận của riêng mình(chủ quan?), vì thơ “chính nó tự tình với chính nó!...” ở bối cảnh đó nó không liên quan gì tới điều ta góp nhặt được ở từ chương…, vấn đề này đã bàn ở topic “Ngôn từ thơ” trong bài số 3 “Thơ- Đòi Giảng?”…, để bật ra những điều thời thường không với tới…

Mọi sự góp ý đều trân trọng, sự hiểu biết của quí bằng hữu về một vấn đề nào đó…, là sự góp phần vào sự học hỏi với nhau, bể học vô tận, mà ta thì chưa sờ được lấy “sợi lông chân” nên có cố gắng đến mấy... khi mình nhận thức được té ra cũng chỉ là “kẻ ngu ngơ trong thiên hạ”, nhưng may thay người xưa có để lại lời rằng:

Người rất khéo thì như vụng
Người nói giỏi thì như lắp bắp
Cử động thì thắng được lạnh
Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng.
Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Nhờ vậy con người ai cũng chỉ tạm thời nằm trong bể “U mê” chừng mực…, và khi tỉnh giấc nên khéo đừng để trở thành Trang Sinh cứ tự hỏi vẩn vơ…, tội thay!
...


Để góp vui cho topic, tại hạ xin đem sự “lắp bắp” ra bàn tiếp:

Cảm nhận riêng mình, xin lấy ý thơ của TTN, với hai câu tiếp:

Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
Tạm dịch:
Trời đất rộng khôn cùng
Cô thân- lòng lệ chảy…
(TC- N.)

Thơ ĐĐ đã đưa ta vào hư ảo của một thảo nguyên“ tắt-mở”, nó không nằm ở phàm tục mà trải ra, trải ra… ở khoảng không gian khôn cùng “Niệm thiên địa chi du du/…Trời đất rộng khôn cùng” là đây, nỗi sầu ngàn xưa vẫn vọng mãi cho đến ngàn sau…, đó là sự liên tục trong những thời đoạn của những quá trình mà tiến trình choàng lên tự phủ lấp đẩy đưa cho sự phản hồi…

Làm cánh diều bay xa trên nền gió thẳm xanh
Anh khóa cửa chiều
Thảo nguyên ghé qua gài mess lại không gian
Dòng tin hụt hẫng
(ĐĐ)

Sự đơn độc rỗng mình ở không gian- Thảo nguyên buồn- trở về chiều khi hoàng hôn nhẹ nhàng buông xuống, thì cửa thời gian bỗng bật mở làm đau xoáy lòng người:

Hoàng hôn
trở về
mở cửa thời gian
Anh thấy quá khứ vụt về quất roi mưa vào nỗi buồn ngắt xanh không đáy
(ĐĐ)

Khi nhận diện thì “quá khứ vụt về” như những nhánh roi đời quất vào thịt da như sát muối vào…, sự xốn xang “…quất roi mưa vào nỗi buồn ngắt xanh không đáy:”, thì sự thương cảm ấy có ai thấu cho, làm sao không mà “Độc thương nhiên nhi thế hạ/Cô thân- lòng lệ chảy…”

Sử Tiến
13-10-2008, 16:50
Bài thơ của Trần Bá Ngọc đơn thuần xuất phát từ lý do chính trị. Lời thơ khí phách rất lớn, tung hoành mà bi tráng, chứ không phải khóc lóc ủy mị vì chuyện sinh tử. "Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả" chính là trỏ về sự tích Yên Chiêu vương đến Trúc Kim đài chiêu lãm hiền nhân, Yên quốc nhờ đó mà hưng thịnh. Bốn chữ "đăng U Châu đài" cho người ta có cảm giác ông đang mong mỏi một Yên Chiêu vương xuất hiện trong cuộc đời ông, khát khao một cuộc tao ngộ như thế. Bất bình đầy rẫy mà bị hậu nhân hiểu thành than thở cho đời rồi đưa vào nào là thảo nguyên nào là sinh tử thì ông ta... rơi lệ cũng phải. Tâm trạng của tác giả là tâm trạng cô đơn khổ muộn của một người ấp ôm hoài bão mà chẳng được thi thố, trông ngóng một vị minh chủ biết trọng dụng tài năng của mình, chứ chẳng phải nỗi lòng lê thê tái tê của người đau buồn về lẽ tử sinh, về tiến trình đời chi cả. Bi tráng có bao giờ nên được hiểu như bi ai?

U Châu ngày xưa thuộc đất Yên. Thời Tùy, Đường là trọng điểm quân sự phía Bắc, cảnh trí hoang lương. Từ U Châu đài mà liên tưởng được về một thảo nguyên "tắt-mở" thì tại hạ phục lăn lóc.

Lấy ý mình ép uổng ý tứ cổ nhân... "rộng rãi" kiểu này nên đánh đòn thật nặng cho chừa :p .

Hư_Trúc
13-10-2008, 21:50
Muợn ý của Trần Bá Ngọc tiên sinh mà tỏ đôi lời cảm khái cùng Lương Sơn trại vậy :

Tiền bất kiến Tây Môn
Hậu bất kiến Sử Tiến
Niệm sơn trại chi hôn hôn
Độc khoa ngôn Kim Đại Kiện

Bấy giờ , thiên hạ đột nhiên xuất hiện bộ Đại Kiện Sử Ký của giả sư , à không , sử gia Kim Đại Kiện với tiểu sử tự khai : "Thuở nhỏ thông minh khác người, xuất lộ thiên tư rất sớm","Luôn giao du rộng rãi, thường qua lại với nhiều nhân vật dị nhân, nhờ vậy mà về mặt bản lĩnh, đã sớm thành thục" ... vv

"Gần đây nhân phong trào nhà nhà viết sử người người viết sử - Kiện tôi bèn khai bút mở đầu một tác phẩm còn to nhớn hơn Đại Việt sử ký toàn thư gọi là Lương Sơn sử ký toàn thư (gọi tắt là Đại Kiện sử ký)" .
Cũng nhờ cái nhơn duyên này mà chúng ta sắp sửa mót lượm được trọn bộ đại kỳ thư.Thiết nghĩ tác phẩm "to khủng" này há chẳng đáng để chúng ta cùng bàn luận suy ngẫm nơi Luận Văn Đàn hay sao ?

Về phần đánh giá nhìn nhận tính chơn thật lịch sử, đành chờ các chuyên gia sử học cùng quý vị thâm niên lão thành Lương Sơn Trại hậu xét .

Ở đây tại hạ chỉ mạn phép đưa ra 1 khía cạnh độc đáo mà tại hạ tâm đắc nhất trong phần đầu củ bộ sử to này - đó là khía cạnh ngôn ngữ , ít lời nhiều ý , sâu sắc thâm trầm . Đơn cử ví dụ ở câu văn sau , nếu không được giải thích rõ ràng , thực dễ khiến hậu nhơn mơ hồ ngộ nhận , tai hại lắm vậy , nên nay tại hạ mạn phép có đôi lời bình giải , mong chư vị khá góp ý cho.

Trích dẫn :

"Rồi chủ tịch hội đê tiện Lương Sơn - Bạch Tiểu Băng vốn có xích mích với Lư mõ bèn nhân cớ dấy lên cuộc tranh đấu trên mặt báo khiến cho Lư mõ phải đội nón mà đi, mãi đến tám tháng sau mới quay về"

Hội đê tiện Lương Sơn ? Đó là cái hội nào vậy ? Xét Bạch Tiểu Băng trước nay chỉ đôi lần chính thức đặt mông xông ...ít trên chiếc ghế "chủ tịch" ( tạm gọi là thế ) ở mấy hội sau : Xóm Hẻo , Kỳ Duyên Các ( Trụ sở của Lương Sơn Thời Báo ) , Tịnh Tâm Tiểu Các ( rest room XH) . Vậy này các độc giả đời sau ơi , cái hội đê tiện Lương Sơn kia là cái hội nào trong đám hội ấy , hay ý Kim sử gia "tam quy nhất hội" tuốt tuồn tuột , tất tần tật , bùm luôn ?

Lại nữa , tại sao Kim sử gia lại dùng từ " Hội đê tiện " mà không dùng từ nào khác ví dụ như Hội Lưu Manh , Hội Du Đãng , Hội Tiện Nhân ... , phải chăng còn ẩn ý nào khác nữa ? Thực vậy , dùng cụm từ "Hội Đê Tiện" còn có ngụ ý là " Hội ... Điên Tệ " ! Đấy đấy , cái hay là ở chỗ ấy , ngôn cú Kim sử gia sâu sắc vô cùng , không dễ gì mà hiểu cho hết được .

Cái Hội Đê Tiện kia chẳng phải là đã quá điên khùng gàn dở , thành ra mới đi phản ánh đánh tiếng sâu sát chơn thực những chuyện trời ơi đất hỡi của Lư mõ - tức Kim Đại Kiện tiên sanh - sử gia vĩ đại của chúng ta bây giờ hay sao - nên nỗi có kẻ phải tủi hổ uất hận cụp nón mà đi - thành thử mãi đến hôm nay chúng ta mới có dịp rót vào tai từng lời châu tiếng ngọc của bộ Kim Sử tuyệt vời này .Bởi gây ra sự chậm trễ vô cùng tai hại đó , Hội Đê Tiện Lương Sơn tất nhiên phải gánh chịu cái án thiên cổ tội nhơn thiên thu vạn tuế , có như vậy mới thỏa lòng người đang cặm cụi cần mẫn chép chép biên biên những dòng sử liên miên ... bất tuyệt !!!

"...khiến cho Lư mõ phải đội nón mà đi, mãi đến tám tháng sau mới quay về" , quay về thật ấn tượng , với tá danh Kim Đại Kiện - chàng thợ giỏi lắm nghệ tài hoa ,nay chừng bỏ búa múa bút lăng chi tung , cất dùi trui sử lung chi tố , hố hố hố , ta cười khen cho người hữu chí , hẳn là rồi đây , Kim Sử Gia cũng sẽ mãi mãi lưu danh cùng thanh sử .

Quận Chúa Quỳnh Anh
14-10-2008, 12:28
Đánh nhẹ thôi đánh mạnh muội ăn vạ bây chừ! Muội nhớ đọc được câu này: "Giọt lệ của TTN vẫn còn đọng lại trên mắt của mọi người ở thời đại". Qua mỗi thời đại rồi, dẫu huynh có bất bình vì sao "Có một bài ca không bao giờ quên" lại lạc lối tới tận miền thảo nguyên do anh chàng TC khi đã bị hình dáng của nàng Đan Đan hớp hồn mà khiến cả "chiến mã ngó trời buông tiếng hí". Suy tưởng miên man cùng với "thời gian" lại nhớ tới "Đăng U Châu đài ca" . Có cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., nói theo ngôn ngữ cận đại là kẻ sinh lầm thế kỷ không? Có hay không có cũng chả làm thay đổi được cuộc đời sự nghiệp của ông TTN xưa. Nếu không đồng cảm được với nỗi lòng thì giọt lệ chảy ra của TTN đâu thể nào là rào cản cho đặng.

Có lệ chảy là có bi ai cộng thêm chất hào hùng mà tâm sự mang dáng vẻ bi tráng. Sự thăng trầm từ cuộc đời với một hoài bão chưa đạt được trải dài cảm xúc từ một "thân phận con người" mà đã là "thân phận con người" trong cảnh "thương hải tang điền" thì có một tấc đất nào mà không có lưu dấu chân người đi qua, bỏ mạng ở đó trên con đường có tên là cuộc sống? Tiến trình đời là đây.

Anh chàng TC "rộng rãi" lạc vào thảo nguyên không phải đang vẽ chân dung của TTN mà là cảm cái ngẫm trời đất vô cùng, cảm thời gian trong bài thơ của Đ.Đ. mà thời gian thì không ai nắm bắt được, nhất là muốn nắm bắt lại thời gian năm 702, hihi. Cho nên Sử huynh đừng ép chàng TC đem thời gian bỏ ra ngoài cuộc sống nữa, vì có nàng Đan Đan là người thật chứ không phải chàng TC đang cảm kiểu siêu hình, hư vô. Muội là hãi nhất nếu TC đi tìm qua bài thơ TTN cái sự "TÔI là AI, trước khi có TÔI thì AI LÀ TÔI". Má ui, có nước xách dép chạy. Cũng may TC huynh chỉ miên man với thời gian mà thời gian thì quả thật không thể níu kéo, hữu hạn hay hạn định cũng dừng chân tới dòng tâm thức mà thôi mà ý nghĩa bắt nguồn từ đời sống của tư tưởng. Tâm sự ký thác của TTN cũng là những ý tưởng mà tư duy của hiện tại (thời đại mới) qua sự cảm thụ của chàng TC thì là một sự tách rời về hai thân phận, hai nỗi lòng hay sự gợi mở về điều hiện diện trong sự vật khả xúc? Nếu như là sự tách rời thì có cần thiết lấy tâm sự hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Còn nếu gợi mở về hình ảnh thảo nguyên trước mắt, về hình ảnh một người con gái trước mắt thì cũng có cần thiết lấy hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Làm thơ để vẽ nên chân dung tác giả thì lại khác, cần độ chính xác về hoàn cảnh, sự nghiệp là hợp lẽ và cần nhất nêu lên được cái hoài bão của tác giả.

Ôi! Đời. Ôi! Người. Ôi! QA nhiều chiện wé.

Quận Chúa Quỳnh Anh
14-10-2008, 12:38
QA rinh ngay bốn câu thơ nóng hổi của TC NGUYỄN huynh vào đây nè:

Là si dại thơ ngây đang réo gọi
Xin vòng tay choàng ấp lả bờ vai
Em lửng lơ vú mộng nở thiên thai
Cho chờn chợn liêu trai về xỏa tóc!...

Ai bình xuôi câu "đậm đậm" ở trên thì QA cám ơn lắm lắm. Vì thắc mắc mãi hai từ "lửng lơ". Vú mộng lửng lơ hay nhân vật EM lửng lơ? Hay muốn nói EM có lửng lơ thì vú mộng mới lửng lơ theo? Mà có lửng lơ thì vú mộng mới nở, nở cả cõi thiên thai? Mà vú mộng là gì vậy kìa? Khó hiểu quá đi.

* Thôi QA đi ngủ, xin chào mọi người.

Sử Tiến
14-10-2008, 23:35
Có cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., nói theo ngôn ngữ cận đại là kẻ sinh lầm thế kỷ không? Có hay không có cũng chả làm thay đổi được cuộc đời sự nghiệp của ông TTN xưa. Nếu không đồng cảm được với nỗi lòng thì giọt lệ chảy ra của TTN đâu thể nào là rào cản cho đặng.

Có lệ chảy là có bi ai cộng thêm chất hào hùng mà tâm sự mang dáng vẻ bi tráng. Sự thăng trầm từ cuộc đời với một hoài bão chưa đạt được trải dài cảm xúc từ một "thân phận con người" mà đã là "thân phận con người" trong cảnh "thương hải tang điền" thì có một tấc đất nào mà không có lưu dấu chân người đi qua, bỏ mạng ở đó trên con đường có tên là cuộc sống? Tiến trình đời là đây.

Anh chàng TC "rộng rãi" lạc vào thảo nguyên không phải đang vẽ chân dung của TTN mà là cảm cái ngẫm trời đất vô cùng, cảm thời gian trong bài thơ của Đ.Đ. mà thời gian thì không ai nắm bắt được, nhất là muốn nắm bắt lại thời gian năm 702, hihi. Cho nên Sử huynh đừng ép chàng TC đem thời gian bỏ ra ngoài cuộc sống nữa, vì có nàng Đan Đan là người thật chứ không phải chàng TC đang cảm kiểu siêu hình, hư vô. Muội là hãi nhất nếu TC đi tìm qua bài thơ TTN cái sự "TÔI là AI, trước khi có TÔI thì AI LÀ TÔI". Má ui, có nước xách dép chạy. Cũng may TC huynh chỉ miên man với thời gian mà thời gian thì quả thật không thể níu kéo, hữu hạn hay hạn định cũng dừng chân tới dòng tâm thức mà thôi mà ý nghĩa bắt nguồn từ đời sống của tư tưởng. Tâm sự ký thác của TTN cũng là những ý tưởng mà tư duy của hiện tại (thời đại mới) qua sự cảm thụ của chàng TC thì là một sự tách rời về hai thân phận, hai nỗi lòng hay sự gợi mở về điều hiện diện trong sự vật khả xúc? Nếu như là sự tách rời thì có cần thiết lấy tâm sự hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Còn nếu gợi mở về hình ảnh thảo nguyên trước mắt, về hình ảnh một người con gái trước mắt thì cũng có cần thiết lấy hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Làm thơ để vẽ nên chân dung tác giả thì lại khác, cần độ chính xác về hoàn cảnh, sự nghiệp là hợp lẽ và cần nhất nêu lên được cái hoài bão của tác giả.


Có thứ lệ chảy vì đau lòng, có thứ lệ chảy vì tủi nhục, có thứ lệ chảy vì phẫn uất, lại có thứ lệ chảy vì vui mừng... Làm sao nói "có lệ chảy là có bi ai"? Giọt lệ của Bá Ngọc, là giọt lệ khóc người tri âm không tìm thấy, là giọt lệ của ưu phẫn thâm trầm, của nhiệt tâm báo quốc, của hoài bão và lý tưởng chính trị, của thâm cảm cảnh ngộ sinh bất phùng thời. Bao nhiêu phần trong giọt lệ của ông ta là để đau buồn cho cái sự thương hải tang điền, cho tiến trình đời? Giọt lệ của ông ta nào thuộc chủ nghĩa lãng mạn!


Khâu lăng tận kiều mộc
Chiêu vương an tại ai!

Trời đất vô cùng của Trần Bá Ngọc là khoảng không gian ông ta nhỏ lệ cho nỗi cô đơn tịch mịch không người tri âm biết trọng dụng tài năng của mình. Đem nỗi lòng này, không gian này để cảm thụ "trời đất vô cùng" trong thảo nguyên "tắt-mở" của Đan Đan tiểu thư thì sức liên tưởng và sức cảm nhận quả thật rộng rãi xa xôi phi phàm!! Như thế, thơ và tâm trạng có nên tách rời khi cảm nhận? Nếu là hai tâm trạng, hai nỗi lòng thì cần gì cảm nhận? Nếu đồng cảm vì cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., thì chắc ngài TC-N đây hẳn nhìn thấy không gian vô cùng trên thảo nguyên "tắt-mở" có anh anh em em, bỗng chợt bi tráng rơi nước mắt vì hoài tài bất ngộ (!!?!) Nắm bắt, liên tưởng chệch pha, người bênh cũng chệch pha loạn xạ, tiền hậu bất nhất.

P.S Người ta thường gọi thi nhân bằng tên tự để tỏ sự tôn trọng, như Đỗ Phủ là Đỗ Thiếu Lăng, Lý Bạch là Lý Thanh Liên, Lý Thương Ẩn là Lý Nghĩa Sơn, Trần Tử Ngang là Trần Bá Ngọc... Chẳng ai gọi xách mé thẳng tên hoặc viết tắt cả. Điều cỏn con này thật nên biết trước khi đem người nào ra tung hứng.

Tiện thể, sự vật khả xúc là sự vật gì? Thảo nguyên tắt-mở là thảo nguyên gì?

Quận Chúa Quỳnh Anh
15-10-2008, 06:01
Thôi bớt trêu vui lại nhe, bài viết của muội phần nhiều là trêu đấy. Thôi ngưng à nhe (ý nói QA), giờ gõ nghiêm tí. Đầu tiên là thật lòng cám ơn Sử huynh về vấn đề này.

P.S Người ta thường gọi thi nhân bằng tên tự để tỏ sự tôn trọng, như Đỗ Phủ là Đỗ Thiếu Lăng, Lý Bạch là Lý Thanh Liên, Lý Thương Ẩn là Lý Nghĩa Sơn, Trần Tử Ngang là Trần Bá Ngọc... Chẳng ai gọi xách mé thẳng tên hoặc viết tắt cả. Điều cỏn con này thật nên biết trước khi đem người nào ra tung hứng.

QA có một thói quen (tuy không thường xuyên) là khi viết tên tác giả thường hay viết tắt cho dù đó là nhân vật xưa hay nay. Không hề có ý xách mé hay tỏ ra thiếu tôn trọng, thuần túy là thói quen khi gõ bài. Tung hứng ý tưởng từ người bàn luận chứ không tung hứng tác giả, nghĩ vậy hơi oan. Thói quen của muội hình thành từ cái thuở đi giang hồ hay bàn chuyện chính trị, vì tránh né với diễn đàn không thích nói chính trị mà muội phải thường gõ những nhân vật lịch sử thành tắt hết như HCM hay NĐD hoặc NVT....giống như lách luật vậy. Còn nhân vật thời xa xưa lại ít có dịp bàn tới mà có nhắc tới lại gõ tắt. Nghe huynh nhắc nhở, muội giật cả mình. Đôi khi cứ vô tư cho rằng chỉ là một thói quen thôi mà, nhưng nếu một thói quen từ cá nhân mà vô tình mang ý không đẹp lại dễ gây phản cảm tới người khác thì cần tránh phạm phải là một điều nên sửa lắm. Xin cám ơn huynh, muội sẽ ghi nhớ điều này.

Giọt lệ của Trần Bá Ngọc chảy ra cho người đời sau cảm nhận và đòi hỏi phải rõ ràng chăng? Muội đọc rất nhiều bản dịch và rất nhiều những lời cảm thụ từ bài thơ này qua nhiều người. Có người cảm ra rằng, Trần Bá Ngọc rơi lệ vì mang một tâm trạng chán nản, thấy mình cô đơn giữa đất trời cao rộng, ôm ấp tâm sự bời bời đến nhỏ mắt, ký thác nỗi lòng ở đài U Châu. Còn với bản dịch của nhà sư Nhất Hạnh, có người cảm ra cái sự vạn vật vô thường (sự đời hư không), con người nhỏ bé như hạt bụi trong trời đất. (ngoại cảnh chi phối nội giới). Hư vô hơn, có người cảm ra cái sự "Ta là ai, từ đâu đến, sinh ra để làm gì..." Nếu trí nhớ của muội không đến nỗi tồi thì muội nhớ từng đọc qua bốn câu thơ của Trần Bá Ngọc đã có mặt trong những bài kinh giảng về Phật pháp, không ai nhắc tới hoài bão của tác giả, không ai có cùng tâm trạng, hoàn cảnh hay nỗi lòng và mượn thơ ông để nói về sự khác. Cho nên muội nghĩ là sự cảm thường bay bỗng tùy theo chiêu cảm của từng người. Chưa thấy ai phản đối cho rằng, sao lại đặt bài thơ này vào chốn chùa chiền rồi giảng về thế giới hư vô, siêu hình? Còn vui nữa, nếu như hỏi: "Tại sao đặt bài thơ này ở bãi biển Vũng Tàu ? (muội thí dụ thế, nếu có người đứng trước biển rộng, trước núi cao. Chợt nhớ tới bài thơ của Trần Bá Ngọc thì là sai là không được ru?) Giọt lệ chảy ra có nhiều nguyên nhân để chảy, và nguyên nhân giọt lệ của Trần Bá Ngọc đã chảy ra thì lấy gì để bảo chứng là ông không hề bi ai? Nội giới bí hiểm của con người (qua giọt lệ chảy) mà cứ lấy việc (công danh sự nghiệp, ôm ấp hoài bão) đem lên bàn cân tính ý nghĩa cho bằng nhau để rồi khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột thì hóa ra ép khuôn và ép người cảm thụ quá chăng? Còn nếu cắt nghĩa theo tự điển thì có sai đâu nào: "bi tráng = tt. Vừa bi ai vừa hào hùng: bài ca bi tráng , khúc nhạc bi tráng. "

Sự cảm hứng về thảo nguyên "tắt mở" gì đó của TC huynh thì chờ huynh ấy muốn trả lời hay không? Chứ việc mà huynh ấy mượn hai câu thơ của Trần Bá Ngọc để cảm về thời gian thì muội không thấy có vấn đề gì. Vì với ".Người xưa đâu tá!...nào đâu rõ. Còn kẻ về sau chẳng biết đâu?!..." đủ để cảm khái về cái gọi là quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian vốn là bao la chất ngất rất dễ cảm. Sử huynh bất bình chỉ vì thấy huynh ấy mượn hai câu thơ đem vào vùng thảo nguyên (nơi chốn bị phân biệt đến vậy sao? À, lại còn đem gái vào nữa chứ, ặc ặc) trong khi thời gian hiện hữu mênh mông dường nào Còn câu hỏi của huynh dành cho muội: " Sự vật khả xúc là sự vật gì? " Hì, vui vui thiệt. Ý muội trêu sự cảm của TC huynh khi lời giải thuộc về những ý tưởng qua sự vật (hiện hữu hay không hiện hữu) ấy mà, tách rời hay gợi mở. Hàm ý phổ quát qua khả năng cảm thấy được cảm xúc về sự vật có thực hay không có thực. Nếu TC huynh cảm thời gian qua sự vật không thực (cảm khơi khơi không có cảnh thảo nguyên và cô gái) thì hai câu thơ của Trần Bá Ngọc có cần thiết trụ vào khái niệm cảm thụ thơ của huynh ấy không? (chọn lựa không tách rời và tách rời). Còn nếu TC huynh cảm thời gian theo đặc thù của riêng mình qua sự vật thực (có cảnh thảo nguyên và hình ảnh cô gái) và muốn cảm sao là cảm thì với hai câu thơ của Trần Bá Ngọc có cần thiết trụ vào khái niệm cảm thụ thơ của huynh ấy không? (chọn lựa gợi mở hay không gợi mở) và những điều này là cần nói lên sự hiện hữu của bài thơ hay đơn thuần chỉ là những ý tưởng mượn thơ để cảm sự việc khác? Ý muội muốn trêu là thế và những câu của muội đều có dấu hỏi đi theo sau hết đấy! Nghĩ là thể nào TC huynh sẽ thắc mắc tới muội trước, ai dè Sử huynh nhanh tay quá! :p. ( mà muội đâu có đoán sai, vào bảng thưởng điểm mà coi. TC NGUYỄN để lại hai chữ "Là sao" :D. Vui thiệt.

Sử huynh nói muội bênh cũng chệch pha loạn xạ, ứ có chịu đâu á! :)

Quận Chúa Quỳnh Anh
15-10-2008, 06:13
Her theo mình thì chính chàng thi sĩ kia đang lững lơ , còn vú mộng nếu hiểu nôm na thì là căng tròn đó mà .

Không phải đâu, nếu căng tròn thì phải là "vú mọng" chứ không phải là "vú mộng" mà.

Tiện thể nữa, cái post đầu tiên của anh Luân là thế nào ??? Iem với lày, lọ là thế nào ??? Ạ với ợ là thế nào ??? Anh Luân có phải là Sử Tiến, hay Sử Tiến mới thật là anh Luân ???

Anh Luân vẫn là Sử Tiến và Sử Tiến vốn là anh Luân. Chỉ có lâu ngày gặp lại, thấy anh ấy trẻ hẳn ra, cứ y như giai mới lớn trong tuổi dậy thì đang bị nổi mụn, hì.

Sử Tiến
15-10-2008, 09:50
Lương Sơn nảy nòi một nữ bình loạn gia thuộc dòng dõi Mao Tôn Cương đây. Thành thật mà nói, lần này muội lược bớt những chữ phù phiếm hoa mỹ, huynh đọc dễ chịu hơn nhiều.

Trước khi dừng, huynh nghĩ có vài việc muội nên biết trước khi bình và trước khi dẫn Đường thi vào mạch viết. Để bình, để dẫn, trước tiên phải hiểu để nắm bắt chính xác ngữ khí và tâm trạng tác giả. Muốn có được điều này, nên tìm hiểu về ông ta. Tránh mơ mơ hồ hồ lồng tâm trạng này vào hoàn cảnh khác. Và khi dẫn thơ, đừng xé ý tủn mủn tỉ mỉ, đừng tách riêng ngữ khí và tâm trạng, rồi nhặt nhạnh từng chút ghép vào hoàn cảnh. Như thế không mang lại cảm giác thư sướng thoáng đạt, mà ngập ngừng bức bối. Quan trọng nhất: đừng đem mặt chữ át đi tâm trạng, bởi vì phần ẩn sâu bên dưới mới chân chính là những gì tác giả đang nghiêng bầu dốc cạn. Cảm thơ nửa vời cũng tỷ như việc dũa ngọc mà sót đi một góc, hoài mất phần nào khí độ của một thi nhân.

Nắm được cái đạo này rồi thì hãy đưa ra nhận xét.

Mà huynh đang góp ý với TC-N, sao muội cứ chằm chặp nhảy vô kèm sát không để "chàng" mở miệng vậy cà? Muội họ Sư hay họ La thế? :p

NGOC TIEU TIEN TU
15-10-2008, 11:38
Tiện thể nữa, cái post đầu tiên của anh Luân là thế nào ??? Iem với lày, lọ là thế nào ??? Ạ với ợ là thế nào ??? Anh Luân có phải là Sử Tiến, hay Sử Tiến mới thật là anh Luân ???


Dồi ôi...rảnh rỗi lên Bưu Điện canh hàng cho chị đê,ở đây mà nhận Luân với Luận làm cái gì.

Ai bình xuôi câu "đậm đậm" ở trên thì QA cám ơn lắm lắm. Vì thắc mắc mãi hai từ "lửng lơ". Vú mộng lửng lơ hay nhân vật EM lửng lơ? Hay muốn nói EM có lửng lơ thì vú mộng mới lửng lơ theo? Mà có lửng lơ thì vú mộng mới nở, nở cả cõi thiên thai? Mà vú mộng là gì vậy kìa? Khó hiểu quá đi.


Có thế mà cũng hỏi.Vú mộng nghĩa là chàng TC-Nguyễn của cưng nằm mộng thấy cái vú em nào đó nó lửng lơ trc mặt.Cái vấn đề jáo dục jới tính này cô fải qua GRTL để vợ,chồng chị jải đáp cho mà rõ cái hậu cõi thiên thai của chàng TC-Nguyễn nhà cô.

LSB_Tuyết Phong
15-10-2008, 14:50
Thấy mấy câu thơ này thinh thích làm sao ấy...mỗi người nghĩ một kiểu nhưng theo tại hạ hiểu là thế này:

Là si dại thơ ngây đang réo gọi => Em tuổi 17 đang khát khao yêu thương...:D

Xin vòng tay choàng ấp lả bờ vai => Bổ sung cho câu trên (mong một vòng tay):D

Em lửng lơ vú mộng nở thiên thai => Em đang nằm mộng thấy mình khỏa thân cõi thiên thai...:p

Cho chờn chợn liêu trai về xỏa tóc!... => Thay từ xỏa tóc bằng từ úp mặt thì có lẽ đi sát thực tế hơn ( câu này cũng bổ sung cho câu trên):p

Ha...ha...đúng là bình loạn thơ ca...ha...ha...ha...:cuoilon:

Quận Chúa Quỳnh Anh
16-10-2008, 03:55
Sử huynh ơi, muội có hời rồi đó nhe! Có dịp được bàn luận cùng Sử huynh thì ít nhiều cũng học hỏi được một điều gì đó từ một người tài năng như huynh. Muội thích vui và trong cái vui thích tìm tòi học hỏi qua điều hay sự giỏi từ người khác. Mà quan trọng là vui nghen, không vui là muội bỏ đi mất tiêu, cám ơn huynh thiệt nhiều. Sở dĩ muội rào trước đón sau (bày đặt) như vậy là vì thiệt lòng áy náy quá! Lo huynh sẽ nghĩ là muội được voi đòi tiên, có một rồi còn mè nheo thêm nữa. Nhưng thiệt cái bụng là muốn "đáp" lại bài viết trên của huynh. Có sai sót gì thì huynh mở lòng chỉ giáo tiếp, muội sẽ lắng nghe và cám ơn lắm lắm.

Quan trọng nhất: đừng đem mặt chữ át đi tâm trạng, bởi vì phần ẩn sâu bên dưới mới chân chính là những gì tác giả đang nghiêng bầu dốc cạn. Cảm thơ nửa vời cũng tỷ như việc dũa ngọc mà sót đi một góc, hoài mất phần nào khí độ của một thi nhân.

Trước khi trả lời câu này của huynh, muội xin đính chính là từ trang đầu tới giờ không đứng trong vai trò phê bình, nhận xét mà là trong vai trò "cảm thụ" thơ và bàn luận cùng với những bạn bè thơ khác. Muội trích dẫn nhiều "sự cảm thụ" từ nhiều người cũng là đang làm cái việc chuyển đạt lại, bổ sung thêm ý trong khi luận. Cảm hứng người trong một cuộc luận hẳn phải khác với người đứng ngoài không tham gia. Nghe huynh nói muội dùng từ phù phiếm hoa mỹ, chả biết nên cười hay nên mếu. Vì muội có tiếng là dùng ngôn ngữ rất bình dân, đơn giản và còn đậm đặc tính chất văn phong từ "quán nước vỉa hè" nữa kìa. Được đánh giá hoa mỹ dẫu phù phiếm cũng hay, biết đâu có lúc được hưởng cảm giác này: "Má con Quỳnh ơi, ra nghe con Quỳnh nó hát, nó hát hay lắm nè!". Chứ bị mắng vốn thì thảm lắm: "Má con Quỳnh đâu rồi, ra coi con Quỳnh nó đang chửi tao nè." Trêu Sử huynh cho vui, cười xòa bỏ qua hé! Muội vui thì muội hay nói nhiều lắm, buồn thì như câm. Cho nên mong Sử huynh hiểu là muội gõ bài này trong tâm trạng vui vẻ. Vào đề nghen!

Lấy quan điểm cá nhân để bày tỏ nên xin không cho đó là sự tuyệt đối. Theo như muội biết, ngay cả những nhà phê bình văn học hay những tay tài tử. Khi bình một bài thơ của tác giả nổi tiếng nào đó, có người cẩn trọng còn "thoòng" một câu: "Mong là không hiểu sai ý của tác giả". Qua đó, cho muội cảm nghĩ là "hiểu lời thơ" chưa chắc là đã thấu được "thế giới nội tâm" của tác giả (tâm trạng khi ký thác tâm sự vào bài thơ). Mà "hiểu lời thơ" cũng hiếm khi có sự đồng nhất vì anh A cảm thụ khác với anh B và cứ thế. Sự không đồng nhất này, có nên "lên án" hay "bắt lỗi" không? Nếu tác giả nào nhận ra có người bình bài thơ của mình mà cứ như đi guốc trong bụng mình thì quả là đã gặp được tri âm tri kỷ rồi. Mà thử hỏi sống trên đời dễ mấy khi mà gặp cho đặng.

Cho phép muội lấy sự nghĩ đầy chủ quan để nói về "ngọc" coi như làm lơ cho muội làm tàng một bữa nghen! Muội không thể giống người xưa, không thể giống được người nay thì kiếp sau cho muội xin được làm con chí trên đầu nhà thơ vậy. ít ra có dịp đợi mấy ông nhà thơ gãi ngứa cho đến tróc da đầu thì coi như con chí cũng tu luyện thành chánh quả. Sáng tác ra một bài thơ, trong đó chuyên chở tâm trạng và trông chờ gì cho người sau khi đọc đến? Muội cho là họ không chờ đợi người sau đọc thơ họ như kiểu mài dũa ngọc. Vì sao? Đã nói là tri âm khó gặp, đòi hỏi một sự tuyệt đối vốn không thể nào, hiểu được nửa vời cũng mừng. Chỉ có tấm lòng đón nhận, thưởng thức bài thơ của người đời dành cho tác giả. Điều này không cần phải là ngọc mà tự nó đã trong veo, tỏa sáng một cách tự nhiên.

Muội giả sử, lấy bốn câu thơ của Trần Bá Ngọc và đưa cho một người không hề biết ông là ai, không hề biết chi tới hoài bão của ông, thì sự cảm này có bị cho là "sai toét", và đáng bị chê trách không? Chính là vì chúng ta quá dựa dẫm vào "tiểu sử, giai đoạn khi tác giả nảy sinh ra tâm trạng mà sáng tác ra những lời bi tráng đó." Mà cảm thụ thơ có bao giờ thích đi theo định hướng có sẵn như khuôn mẫu đâu. Đấy, rõ ràng là có người cảm mấy câu thơ của Trần Bá Ngọc thành ra là con người nhỏ bé như hạt bụi trong trời đất bao la, ta là ai, từ đâu đến, sinh ra để làm gì... rồi cái mà cảm khái quá! Dù họ biết rất rõ về ông. Trách gì đây? Trách họ hiểu sai hay hiểu nửa vời, để ngọc sót một góc mất đi khí độ của thi nhân? Hoàn cảnh ư? Nếu như bản thân muội đứng trước núi non hùng vĩ cũng sẽ có cảm giác mình nhỏ bé và cao hứng ngâm lên những câu thơ của Trần Bá Ngọc, không vì nghĩ tới tâm trạng hoài bão của nhà thơ mà vì cảm cái ngoại cảnh chi phối nội giới khiến muội sực nhớ tới câu "Nghĩ trời đất vô cùng" của ông thấy thích hợp mà thôi. Thì sự cảm này là của riêng muội và nếu sinh ra cảm giác sảng khoái thì đầu tiên cũng là dành cho muội. Vậy nếu như Trần Bá Ngọc còn sống, hẳn ông cũng lấy làm vui vì thơ ông đã đọng lại trong lòng người đón nhận bằng sự cảm thụ tự nhiên, trung thực đến thế. Nghe nói lạc vào vùng thảo nguyên cũng dễ cảm thụ lắm đó.

Mà huynh đang góp ý với TC-N, sao muội cứ chằm chặp nhảy vô kèm sát không để "chàng" mở miệng vậy cà?

Đâu có, trong khi chờ diễn viên chính xuất hiện, thì muội phải hát "thế" để câu giờ mà, kẻo khán giả la ó đòi trả vé.

Sử Tiến
16-10-2008, 07:28
Muội đọc lại kỹ bài post TC-N mở màn bằng 2 câu "tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả", ngay ở dưới có dẫn mấy câu anh anh em em của Đan Đan tiểu thư. Mớ triết lý "tử sinh nhập vào nhau trong cái vô cùng tận" ăn nhập chi đến "lãng mạn dễ thương bồi hồi nhớ lại thơ ấu"?

Huynh góp ý là góp ý về cái màn a-la-xô của "chàng" TC-N của muội. Muội thì lại đem cảm nhận của mình "gán" qua cho TC-N. Khẩu chiến suốt rồi mới giật mình nhìn lại: cái người cần lên tiếng, thì đã rút êm đâu mất rồi.

Giờ thêm vài chữ cho rõ ý huynh, hỉ?

Lấy bài Ly tư của Nguyên Chẩn làm ví dụ:

Tằng kinh thương hải nan vi thuỷ
Trừ khước Vu sơn bất thị vân
Thủ thứ hoa tùng lãn hồi cố
Bán duyên tu đạo bán duyên quân
(Dịch nghĩa: Ai từng ngắm biển xanh, khó còn gì đáng gọi là nước
Trừ phi đã đến Vu Sơn, nếu không coi như chưa nhìn thấy mây.
Chọn được một khóm hoa tươi, lại lười không buồn chăm sóc,
Một nửa duyên kiếp của ta dành cho tu đạo, chỉ một nửa cho nàng)

Giả sử muội chẳng biết Nguyên Chẩn là ai, chẳng biết bài thơ này nói về ai, chẳng biết sáng tác trong dịp nào, tình cờ vớ được mà đọc thôi. Tất nhiên muội chỉ thấy hai câu đầu hình như tả cảnh, hai câu sau nói về duyên kiếp, trước đó câu thứ 2 đề cập đến Vu sơn, chắc là dính dáng đến người đầu ấp tay gối. Kết luận: có thể ông thi sĩ này đang nhớ vợ. Bài thơ... sao thấy tàm tạm, ý tứ nửa trên nửa dưới có vẻ không liên can mấy.

Bây giờ nhìn lại nhé: Nguyên Chẩn khóc thương người vợ tào khang chết trẻ bằng bốn câu này. Thế thì hai câu đầu có còn chỉ nước chỉ mây, chỉ biển chỉ núi? Hay đã biến thành bi thương sầu khổ: ai đã từng được người vợ đầu ấp tay gối, thì khó có thể mặn nồng cùng ai khác nữa? Biết thêm về hoàn cảnh như thế, có đủ cho muội thay đổi hẳn cái nhìn đối với bài thơ? Hai câu thơ đầu có đủ xót thương, có đủ ý tình triền miên bất tuyệt với người vợ đã khuất? Nay nàng đi rồi, thế gian này còn gì là hứng thú, chăm sóc hoa cũng chẳng làm ta khuây khỏa. Thương ôi, chỉ nửa mối duyên của ta là dành cho nàng, nửa về sau đành để tu đạo thôi...

Quay lại vấn đề chính. Mấy posts trước huynh đã nói rõ quá rồi, bây giờ mỏi tay hong nói nữa, chỉ tặng muội thêm câu này để ngẫm. Lư Tàng Dụng từng nhận xét về Trần Bá Ngọc: "Hoành chế đồi ba, thiên hạ hấp nhiên chất văn nhất biến!" Giả sử ngài TC-N đường hoàng biết rõ Trần Bá Ngọc có địa vị thế nào trong giới Đường đại thi nhân, làm bài thơ đó trong hoàn cảnh nào, tâm trạng thực sự của ông ta trong bài thơ đó ra sao, khí phách trong bốn câu thơ đó lẫm nhiên trùm đời thế nào, đoan chắc ngài ta chẳng dám dẫn bừa, hoặc ngắt ra be bé dán chỗ này một tí, chỗ kia một tí.


Đâu có, trong khi chờ diễn viên chính xuất hiện, thì muội phải hát "thế" để câu giờ mà, kẻo khán giả la ó đòi trả vé.

Chứ không phải diễn viên chính tài giỏi của chúng ta đang bận nói ngọng, chưa đọc nhuần bài văn chuẩn bị nên để nữ nhân ra mặt đỡ đòn giùm, phải hok ngài diễn viên? ;)

P.S. Ẹc, hai chữ "tài năng", "chỉ giáo" của muội, huynh không đỡ nổi mô. Vì, đọc đến mấy chữ kiểu như thảo nguyên "tắt-mở" của ngài TC-N, huynh toàn là bỏ của chạy lấy người không hà :p

Còn chuyện nữa: sở dĩ huynh nói muội dùng từ phù phiếm hoa mỹ, là vì đọc vào mấy bài về Phật đạo của muội, cảm giác rất thiếu không khí. Danh từ mà rợn ngợp bóng loáng quá, thường là rút hết tinh thần của câu. Đôi khi huynh hơi tiếc vì muội có phần sa đà vào đường lối trọng từ không trọng ý của TC-N. Nếu cái hồn của tiếng Anh nằm ở động từ, nhất là tiếng preposition theo sau động từ, thì cái hồn của tiếng Việt đa phần toát ra từ tiếng tính từ trong câu.

Quận Chúa Quỳnh Anh
16-10-2008, 10:27
Dạ, cám ơn Sử huynh thật nhiều. Sử huynh viết cái gì ra, muội đọc cũng thấy hay cả, nên cứ thích níu chân mãi. Muội nhớ có lần đọc được một câu của ông Hồ Trường An khi "phê" lý luận của ông Võ Phiến từ bài thơ Tiểu Phiến trong thi tập "Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền" vì ông Võ Phiến cho rằng "thơ cần lời mà không cần ý". Theo ông Hồ Trường An đó là một điều sai lầm đáng tiếc lẫn đáng trách, muội cũng đồng tình với lời phê này quá xá! Muội đọc từ năm 2005 đến nay vẫn còn nhớ như in, thì sao muội lại không am hiểu cái lý lẽ này cho đặng.

Muội chỉ muốn "đỡ" cho khái niệm cảm thụ thơ thôi, chứ Sử huynh nói vậy thì thiệt làm muội thấy ngại trước TC NGUYỄN huynh lắm. Vì sự nhiều chuyện của muội mà để người ta hiểu lầm tới huynh ấy thì muội làm sao gánh nổi cái lỗi này đây hở trời! Muội chỉ nghĩ thực tế như thế này: Lời thơ bay bỗng được tới đâu là do hồn thơ từ người cảm thơ. Trên mặt chữ thì ý như thế nào là do người đọc và cảm ra. Sau mặt chữ là xuất xứ bài thơ qua hoàn cảnh và nội giới (tâm trạng), một bản thể chung của chính tác giả. Nhà thơ khi sáng tác đang làm chủ con chữ của mình, nhưng rõ ràng nhà thơ không thể nào làm chủ được cái hồn thơ qua sự cảm thụ của người đọc. Vì vậy, không thể đóng đinh người đọc vào một hoàn cảnh cụ thể của chính nhà thơ vì làm như vậy là trói buộc cảm xúc, khuôn mẫu thường làm bít lối ngôn ngữ. Còn vừa cảm thơ vừa thuộc tiểu sử của tác giả thì sự cảm đó hẳn đã lái đúng hướng chăng? Chân dung tác giả, trong đó phải kể đến địa vị, có hoàn cảnh, tâm trạng trong bốn câu thơ thì khi đã bước sâu vào cõi thơ là coi như bước vào lãnh vực tinh thần khám phá. Muội vẫn không hiểu là cần sự cảm thụ theo định hướng có sẵn "nội dung" phía sau mặt chữ thì mới không bị cho là xem thường đến nhà thơ sao? Ngay chính huynh còn cho rằng:

Thế thì hai câu đầu có còn chỉ nước chỉ mây, chỉ biển chỉ núi? Hay đã biến thành bi thương sầu khổ: ai đã từng được người vợ đầu ấp tay gối, thì khó có thể mặn nồng cùng ai khác nữa? Biết thêm về hoàn cảnh như thế, có đủ cho muội thay đổi hẳn cái nhìn đối với bài thơ?

Vậy thì cho dù không biết tác giả là ai thì cái ý tùy theo sự chiêu cảm của mỗi người. Vậy thì cái sự không biết này là thuận theo lẽ tự nhiên. Nếu biết thêm hoàn cảnh thì độ tiếp cận sẽ gần gũi hơn, điều này đồng ý. Vậy vấn đề chỉ là ý xa với ý gần "đến" tâm trạng của tác giả, chứ sự cảm thụ ra sao vốn không có lỗi. Vì hoàn cảnh nó ở thế bị động ví như tảng đá vọng phu thuộc về ngoại giới, còn hồn thơ thì vốn bay bỗng trong không gian, nó sẵn sàng dấn thân đa chiều, đa dạng thuộc về nội giới. Một cái "thấy" và một cái "cảm thấy" thì sự đãi ngộ lẫn nhau có luôn tròn vẹn? Có khi xảy ra ngộ nhận vì người cảm thơ cứ ngỡ như mình đã gặp được sự "đồng điệu" qua bài thơ, nhưng nếu có người phê bình rằng sự cảm thụ đó sai hết ý rồi thì phân vân để cảm thơ lại lần nữa hay tụt mất cục hứng luôn? Nếu ông biết được đến tận thời đại này vẫn còn người đọc thơ ông, không bỏ quên thơ ông , yêu thích thơ ông thì cái sự du di tối thiểu tới những cảm thụ thơ đã không đúng tâm sự của ông thì hẳn ông cũng chả nỡ giơ roi lên đánh đòn đâu, phải không ? Ừ, con Quỳnh vậy là ngoan rồi. Ai khen tui đó? Ông đây, ông là Trần Bá Ngọc đây! Dạ, cháu cám ơn ông ạ!

Muội chỉ muốn nói tới điểm này thôi. Một lần nữa xin cám ơn huynh thật nhiều nghen!

Sử Tiến
16-10-2008, 22:19
Vậy thì cho dù không biết tác giả là ai thì cái ý tùy theo sự chiêu cảm của mỗi người. Vậy thì cái sự không biết này là thuận theo lẽ tự nhiên. Nếu biết thêm hoàn cảnh thì độ tiếp cận sẽ gần gũi hơn, điều này đồng ý.

Độ tiếp cận gần gũi hơn thì cảm thụ được sâu hơn đúng không? Cảm thụ được sâu hơn thì có thấy lời thơ ý thơ rung động hơn, lung linh hơn một bậc không? Hồn thơ mà muội nói, nằm ở mức sâu hơn hay chỉ giới hạn trên mặt từ ngữ thế thôi? Muội truy cầu cảm nhận hồn thơ, thế sao dễ dàng khơi khơi từ chối một tầng cảm thụ sâu hơn?

Đường thi Tống từ là phương trời tách biệt hẳn, nhất là so với thơ ca hiện đại. Thể loại thi ca cổ điển này chiếm vị trí cao ngạo bất quần trong thi đàn, đòi hỏi có một quá trình tu tập nhất định trước khi khảy bàn phím hồng hồng tuyết tuyết.

Thơ ca hiện đại có thể hiểu và cảm nhận không cách này thì cách khác, không bị gò bó bằng âm luật, vận cước, quy tắc trên trời dưới đất. Thơ ca hiện đại dành cho tất cả mọi người tùy nghi thưởng thức, tùy ý cảm nhận. Nhưng với thể loại thi ca cổ điển thì không. Cổ phong trong Đường thi là thứ để Đường thi, như một thiếu nữ hoàng hoa khuê tú, khép mình kén chọn khách tao nhân. Không gian trong Đường thi vốn là điều gì đó ưu nhã cổ kính, đã mến rồi thì bâng khuâng quyến luyến khó thành lời.

Đường thi, nếu nhà nhà đọc vào hiểu ngay, người người đọc vào thích ngay, cảm nhận ngay được, thì e rằng thể loại này không thể chiếm vị trí độc tôn, lại càng không cần người ta phải kinh qua quá trình tìm hiểu tu tập mong lĩnh hội cái đẹp của nó.

Muội dùng cách cảm nhận thi ca hiện đại để cảm nhận Đường thi e là không thích hợp. Đường thi náu mình trong thế giới riêng, và thi ca hiện đại có thế giới riêng khác. Vẻ đẹp ưu mỹ của Đường thi hiển lộ hoàn toàn khi được đặt trong không gian cổ xưa.

Cảm thơ sai, có lẽ chẳng ai cười. Nhưng nếu "cảm" Đường thi bậy bạ, thế nào cũng có người "giúp" hiểu cho đúng. Đó là kinh nghiệm của huynh khi học đòi cảm... cúm thể loại thi ca rất ư là kén chọn này.

Hic thay vì muội cảm ơn huynh thì giúp huynh vuốt cho phẳng phiu mấy chi tiết trong truyện để huynh còn post lẹ. Hơn tháng trước có đứa ở xứ kanguroo hối như giặc, mà huynh chùng chình tới nay chửa xong. Mấy ngày qua được tí thời gian, đều bị muội kéo sạch sẽ :p .

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-10-2008, 10:56
Muội thấy vui lại muốn nói, huynh cứ tự nhiên đi, vui thì trụ còn buồn hay không thích thì cứ đi, muội hiểu mà. Huynh có biết vì sao mà muội đồng ý với lời của ông Hồ Trường An khi "phê" về lý luận của ông Võ Phiến? Chính vì muội đang đặt mình trong chủ đề bài thơ của Trần Bá Ngọc và khi nghe huynh nhấn mạnh tới ý cần có thì trong đầu nhớ lại cái câu của ông Hồ Trường An mà lấy làm đồng ý lắm lắm. Chứ nếu như muội đặt mình vào thế giới thơ cận đại (tự do) thì muội thích ôm ông Võ Phiến hơn. Một lát đưa một bài viết của ông lên, đọc vui muốn chết.

Bên cạnh, muội hiểu cái lý lẽ khi cảm thụ thơ Đường cần nhất phải hiểu đặc điểm về nội dung (sát ý, sâu sắc) và tính chất nghệ thuật từ nó (phẩm chất đẹp về hình thức). Vị trí độc tôn, đứng riêng biệt với qui ước riêng (sản phẩm lịch sử; hiện tượng lịch sử), lại còn có thước đo rõ ràng vì đòi hỏi niêm luật khắt khe, hồn thơ của nguyên tác. Đối với người như muội thì Đường thi quả là gò bó và khó nuốt. Câu này của huynh:

Độ tiếp cận gần gũi hơn thì cảm thụ được sâu hơn đúng không? Cảm thụ được sâu hơn thì có thấy lời thơ ý thơ rung động hơn, lung linh hơn một bậc không? Hồn thơ mà muội nói, nằm ở mức sâu hơn hay chỉ giới hạn trên mặt từ ngữ thế thôi? Muội truy cầu cảm nhận hồn thơ, thế sao dễ dàng khơi khơi từ chối một tầng cảm thụ sâu hơn?


Trên mặt từ ngữ và sau mặt chữ (tầng cảm thụ sâu hơn) thì đối với quan điểm của riêng muội thì người cảm thụ thơ không phải làm cái việc ra sức chối bỏ mà vì không phải lúc nào cũng có thể "dốc cạn" cho bằng được cái bầu hồ lô tâm sự từ tác giả, tìm kiếm tri âm tri kỷ cũng khó đúng như câu huynh nói:

"Đường thi, nếu nhà nhà đọc vào hiểu ngay, người người đọc vào thích ngay, cảm nhận ngay được, thì e rằng thể loại này không thể chiếm vị trí độc tôn, lại càng không cần người ta phải kinh qua quá trình tìm hiểu tu tập mong lĩnh hội cái đẹp của nó.

Vậy thì có phải sự cảm thụ cũng rất ít có cơ hội để tự bay bỗng, lãng mạn, thăng hoa? Mà nếu có những sự "đẻ" ra những ý nghĩ khác nhau từ cảm thụ cá nhân dựa vào bản dịch nghĩa thì trường hợp này được xem là ngoại lệ, cần lên án hay bác bỏ?

Chỉ nói qua những bản dịch khác nhau khiến lời cũng khác nhau và chưa tính tới có những bản dịch rất tối nghĩa, dịch chưa thoát ý thiếu chính xác so với nguyên tác. Vì vậy, không phải bản dịch nào cũng đạt nên mới có cái chuyện phân biệt người dịch giỏi người dịch dở. Nếu bắt gặp nhiều phong cách khác nhau khi dùng từ (nghĩa cho từ) thì sự cảm thụ chỉ dựa vào lời thơ (trên mặt từ ngữ) thì có thể tiếp cận được với chiều sâu (sau mặt chữ) không, vì người cảm thụ chỉ dựa vào bản dịch nghĩa để cảm? Chưa kể vai trò người cảm thụ cũng vậy, có người thích bản dịch này hơn bản dịch kia. Muội thường bắt gặp có những bản dịch có thêm phần chú thích bên dưới (giải nghĩa thêm cho từ trong bài). Quả thật, giúp dễ hiểu hẳn. Nếu gặp người "có trình" còn ác liệt hơn thì họ còn phê ngược lại cái bản dịch đó sau khi đọc qua lời thơ và cho là chưa lột tả hết ý. Dù là nhận định từ cá nhân, khoan nói tới sát ý hay không, cũng cho thấy ngay cả sự cảm thụ rất "mở" chứ không "đóng".

Bản dịch nghĩa từ một nhãn quan nhà nho, bản dịch theo con mắt của nhà thơ hiện đại, bản dịch theo kiểu tài tử (yêu thích Đường thi sinh cảm hứng tự dịch), thì sự dễ hiểu - gần gũi cùng với người đọc có bị đóng khung? Nếu có tay dịch thuật phóng khoáng ít câu nệ khi phóng bút làm từ mất đi nhiều tính tương đương so với nguyên tác (qua nghĩa tiếng Việt) dù họ vẫn giữ đúng âm hưởng Đường thi thì khi người cảm thụ có sự cảm nhận chủ quan nhưng vẫn dựa trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm thì sự hiểu không sát ý giữa hai bên tại vì ai? Nếu một bản dịch nghĩa mà người cảm thụ không thể nhập sâu vào mặt sau con chữ (hoàn cảnh tâm trạng của tác giả) thì thuộc về ai? Do người dịch nghĩa sai vì không hiểu đúng nội dung hay người cảm thụ hiểu sai nội dung? Nếu đánh giá người cảm thụ không hiểu sát ý thì sự cảm thụ này có lỗi với chính tác giả bải thơ hay với bản nguyên tác hay với người dịch?

Còn biết trước xuất xứ của bài thơ thì sự cảm được sâu cũng đúng, phải kể đến là nhờ có một nội dung "mở" "có ý" sẵn, tiểu sử tác giả dĩ nhiên là sự khách quan, ví như nằm ở dạng "cứng". Cho nên đọc thơ xong, có ngay bầu tâm sự của tác giả hiện ra, thật sự cũng giúp cho sự hiểu và "cảm" thêm lắm lắm. Nhưng người cảm thụ thơ đến với thơ cổ hay thơ mới cũng xuất phát từ một chữ tình, gọi là "Tình thơ", mà cảm thụ chữ tình cứ phải đánh đu với qui ước thì quả là mệt trí dữ huynh há! Cho nên mới nói, người như muội thích thơ tự do hơn là vậy, vì trình còi quá không kham nổi thơ Đường. Muội hiểu nỗi khổ tâm của huynh rồi. Cám ơn huynh nhiều nghen! Bình loạn về thơ thấy lòng nhẹ nhàng quá đi.

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-10-2008, 11:21
Ấy chà, cái bài viết của ông Võ Phiến giờ mất tiêu, thiệt tình à! Tìm tìm thì bắt gặp hai câu thơ của ông Lê Đạt ở một bài viết cũ, giờ đọc lại thấy vui vui. Ai biết giải thích cái, QA cám ơn trước há!

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em và xanh rất cao

Mùi ca dao là cái mùi cóc khô gì, vậy ta?

Ngáo Ộp
17-10-2008, 11:52
Há há! Cái nài hok biết QA có hỏi thật tình hok vậy ta? Ít nhất thì QA cũng nói cái cảm nghĩ của mình về 2 câu thơ đó chứ, duyên dáng VN mà:p.

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-10-2008, 12:18
Há há! Cái nài hok biết QA có hỏi thật tình hok vậy ta? Ít nhất thì QA cũng nói cái cảm nghĩ của mình về 2 câu thơ đó chứ, duyên dáng VN mà:p.


Ừ, chí lý. Xin lỗi nghen, duyên dáng Việt Nam bắt đầu.

Đã nói hổng hiểu mà, cứ xúi người ta nghĩ "bậy", quên, nghĩ đại không à! Vậy thì nghĩ đại đó nghen!

Từ "mùi" phải chăng cùng nghĩa với từ "màu" theo kiểu nói vùng miền? Cứ cho là vậy thì mùi hay màu đi cùng với tóc hong là muốn nói lên điều gì? Tóc hong thì có phải đang nói tới một nàng Thơ ngồi hong tóc trong nắng Thu? Còn mùi ca dao là gì? Thiệt là hổng biết, hổng biết nên mới hỏi đó, đá dính tường giờ (@Trầm Tích). :p