PDA

View Full Version : Lễ trọi châu


watasioto1
29-09-2008, 10:29
Bác nào biết về lễ hội này thì nói anh xem cái mới chỉ đựoc nghe mà chưa thấy bao giờ

ThanhNhi
01-10-2008, 19:49
tớ chả biết gì về cái lễ này chỉ biêt 1 cái nho nhỏ là nó viết là "lễ chọi Trâu" ^^

Đan Đan
02-10-2008, 15:40
Tìm hiểu lễ hội này, Đan Đan thấy có rất nhiều vùng tổ chức lễ hội chọi trâu:


Lễ chọi trâu là một lễ hội truyền thống của người dân Hải Phòng và vùng Bắc trung bộ. Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo. Thường là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra. Để chuẩn bị người ta lựa chọn rất công phu trong khoảng một năm. Điều quan trọng là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương.... là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.

Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí. Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.

Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Tất cả mọi người dân đều theo, tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc

(Lễ hội chọi trâu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Kể ra cũng thấy ax xiệt, con vật cũng có suy nghĩ mà, ánh mắt đỏ lựng lúc quyết chiến, máu chảy, rồi khi con thắng cuộc bị mang làm thịt. Ánh mắt ai oán làm Đan sợ chết khiếp

Lễ hội chọi trâu ở xã phù Ninh là một lễ hội cổ xưa nhất mang đậm nét văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với tín ngưỡng gắn biểu tượng con trâu và tục sát sinh vật thiêng để hiến tế thần linh cầu cho “mưa thuận, gió hòa”, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Hiện Phòng VHTT-TT huyện Phù Ninh đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra, nghiên cứu xác định cơ sở khôi phục lễ hội chọi trâu ở xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”.

( http://www.baophutho.org.vn)
mục đích thì cũng hay, bởi nó thuộc về văn hóa tâm linh, cả nhà nhể? (vỗ tay tán thưởng ông cha cái)





Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn:
"Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu"
Không biết từ bao giờ, câu ca mộc mạc trên đã trở thành tiếng gọi của quê hương, nhắc nhở người Đồ Sơn nhớ về nơi "chôn rau cắt rốn". Nơi có lễ hội truyền thống "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam. Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết, nhưng những truyền thuyết về lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn.

Khi huấn luyện, người ta còn phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí của ngày hội. Người huấn luyện còn dạy cho trâu có những miếng đánh hay, đòn hiểm và độc đáo. Sau khi huấn luyện, trâu nào được chọn làm trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là "ông trâu". Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thành "cụ trâu".
Mở đầu hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tước (vị thuỷ thần, và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn). Lễ tế thần ngày hội chọi trâu là lễ lớn nhất trong năm của người Đồ Sơn. Thời gian gần đây, những thủ tục của phần lễ ngày càng bị xem nhẹ, đơn giản hóa. Tuy nhiên, phần hội chọi trâu luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ thu hút đông đảo du khách bốn phương đến cổ vũ.

Vào hội, ai cũng náo nức, hồi hộp, chờ đợi… Từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.

Kết thúc hội chọi trâu là một cuộc rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần. Cuộc rước này phải có tất cả mọi người dân Đồ Sơn (cả chủ trâu thua cuộc) biểu thị sự đoàn kết, vô tư, cùng đồng lòng mừng ngày vui chung. Trâu nhất hàng tổng được phần thưởng là một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ "Thượng Đẳng" bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về.

Theo tập tục của địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt, dân Đồ Sơn lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần... Du khách đến dự lễ hội có thể mua thịt trâu về ăn để cầu may và chúc phúc…

Với những nét văn hóa truyền thống độc đáo vốn có, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng. Năm 2000, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước

( http://www.cand.com.vn)
Thích nhất là cách gọi tôn kính "ông trâu", "cụ trâu"



Lễ hội Chọi trâu ở Vĩnh Phúc

Sáng ngày, 23/02, tức ngày 17 tháng giêng âm lịch, tại xã Hải Lựu huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra lễ hội chọi trâu truyền thống. Theo truyền thuyết dân gian và ghi chép trong thư tịch cổ thì hội Chọi trâu Hải Lựu có từ hơn 2000 năm trước. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, từ năm 2002 lễ hội này mới được khôi phục lại và đã thu hút hàng vạn khách thập phương về dự.
(Nguồn Báo Nhân Dân
Ngày 25/2/2008, 08:38)

Đông nhẩy? Chứng tỏ lễ hội này vẫn có sức thu hút đó chớ?



+ Theo như Đan biết thì các lễ hội đều gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Đan Đan chưa thấy nhắc tới, và chưa được xem hết, chỉ nhìn thấy đoạn cuối, nên không biết,
Nhưng cũng tự hào thật đó chớ, mỗi miền quê Việt chúng ta có những đặc sắc riêng, và cái nào cũng rất là độc đáo
Chúc cả nhà vui cái


Đan Đan

waibaba
24-10-2008, 09:45
mình cũng đã có xem về lễ hội này, nhưng thật ra ko rõ cho lém

Trúc Cơ
25-10-2008, 13:12
Mình xem một số phim về hội chọi trâu, thì thấy là người nuôi trâu tối kị việc con gái bước qua dây buộc trâu. Theo suy đoán của mình thì đó là một điều rất tồi tệ, một điềm xấu.
Ai hiểu rõ về điều này xin chỉ giáo :)

W0nDerI30y
18-11-2008, 17:26
Mình dân đồ sơn đây , bạn nào muốn tìm hiểu add nick Y!H style_boyvip_qk_micky , ai rảnh qua HP mình dẩn đy xem , ra mùa thu nhé mùa đông trâu bị bán hết rồi :D 30/4 cũng tổ chức chọi trâu ở đồ sơn , gọi là giao hữu ý mà , rùi tháng bảy chọi vòng loại vào tháng 9 trung kết

thai_tu_dan
18-11-2008, 22:55
" Lễ trọi châu"
Muốn tìm hiểu ít nhất cũng viết đúng chính tả dùm cái.
Người Việt Nam mà không biết bảo tồn văn hóa Việt Nam