PDA

View Full Version : Nam Quốc Sơn Hà _ Lý Thường Kiệt


NamVuongThanhChu
21-09-2008, 21:24
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Dịch nghĩa!

Sông núi nước nam vua nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Mình nhớ cái này học từ hồi câp 2 nhưng không nhớ lớp mấy, hôm nay vô tình nhìn thấy cái đầu đề nên nhớ lại.
Mình nhớ trong sách giáo khoa văn có đoạn viết: Khi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ thần này lên thì quân địch ở bên kia sông Như Nguyệt phải hoảng sợ . . .
Mình không hiểu sao quân địch lại hoảng sợ? lý do ở đây là gì?
Ai biết giải thích dùm nhé

_Tiểu Muội_
22-09-2008, 02:18
Vào năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (Việt Nam). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt.

Thiên thư mà bài thơ này nhắc đến chính là sách "Thượng thư" hay "Kinh thư" (là bản "Thượng thư" mà Khổng Tử đã san định). Trong "Thượng thư đại truyện" có kể về Việt Thường Thị giao hảo với nhà Chu, cống chim Trĩ.

Tiền nhân Việt Nam từ đó khẳng định Việt và Hoa là hai xứ khác nhau, hai đất nước khác nhau. Tuy nhiên bài thơ này chưa nêu bật được tinh thần quốc gia, mà chỉ mới xem Nam quốc sơn hà là của Nam đế. Nhưng bất luận thế nào thì bài thơ cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.

Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan".8-)8-)8-)

NamVuongThanhChu
22-09-2008, 11:41
Vậy nghĩa là bài thơ có tác động lớn đến tinh thần binh sĩ quân ta làm họ quyết tâm, dâng trào khí thế vượt sông và cái mà địch sợ là khí thế đó cộng với sự bất ngờ?
Chứ mình nghĩ làm sao mà đi xâm chiếm nước khác lại chỉ nghe 1 bài thơ đã hoảng sợ rồi thì vô lý quá. Vả lại quân địch bên kia sông, chắc gì đã nghe thấy chứ.
Nhưng dù sao mình cũng đã lĩnh ngọ thêm được tầm ảnh hưởng của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên này.
Huynh nào có cách lý giải khác thì chỉ giáo đệ nhé

Tiêu dao tú tài
23-09-2008, 18:53
Lúc đó quân ta nghe bài thơ này thì đánh hăng hơn chứ quân Tống chẳng có hoảng sợ gì cả chứ nói chi đến việc không đánh mà tan.
Nói chung 2 bên giao chiến kịch liệt,quân Tống tuy đông nhưng quân ta có lợi thế sân nhà + hăng hái nên thắng

datanhan_07
24-09-2008, 11:13
Nguồn gốc của bài thơ không đề mà người đời vẫn gọi là NAM QUỐC SƠN HÀ đến nay vẫn còn có nhiều lý giải khác nhau.
Tuy nhiên vào thời điểm Lý thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống phương Bắc bài thơ đã được vận dụng một cách thần diệu.Vì sao Lý Thường Kiệt lại sai người bí mật đang đêm vào đền thờ anh em Trương Hống-Trương Hát ( là bộ tướng của Việt vương Triệu Quang Phục thời chống giặc nhà Lương phương bắc ) bên bờ sông Cầu để đọc bài thơ này .Vào thời đó,quan niệm về Thần thánh Trời đất còn ảnh hưởng sâu nặng trong xã hội trong nhân dân.Lời bài thơ được cất vang lên trong đêm từ ngôi đền thờ khiến mọi người liên tưởng đến lời truyền của trời đất cộng với ý thơ đầy cảm xúc kích thích lòng tự tôn dân tộc và ý chí chiến đấu.Tinh thần binh sỹ hăng hái quyết chiến đấu bảo vệ giang sơn.Cũng trong đêm bên bờ sông vọng tiếng từ ngôi đền cộng với tiếng hò reo bừng bừng khí thế,quân địch đóng bên kia sông nghe mà táng đởm kinh hồn rồi tiếp đến là những trận đánh vây hãm khiến quân địch tiến thoái lưỡng nam và sau đó với trận quyết định trên sông Như Nguyệt năm Đinh Tị 1077 quân nhà Tống đã bị đánh tan tành .

Như vậy bản chất của một bài thơ hay đoạn văn nó không thể là một năng lượng để tạo ra một sức mạnh đánh lại quân nhà Tống mà nó chuyển hóa nội dung thành một ý chí chiến đấu và tạo ra một sức mạnh.

Việt nam ta cũng có những chuyện như Thạch sanh với tiếng đàn Tích Tịch Tình Tang mà đẩy lui quân của các nước,bản thân chỉ tiếng đàn không thôi đâu có đẩy lui được quân địch mà qua đó thể hiện sự bình tĩnh cộng với sức mạnh tiềm ẩn khiến địch quân hoang mang mà rút lui.Hoặc như hai tiếng Sát Thát trong cuộc chiến chống quân Nguyên của Trần Hưng Đạo cũng vậy,nó tập hợp lòng người cùng hô lên một tiếng quyết diệt giặc Mông.Trong Tam quốc chí diễn nghĩa bên Tàu cũng có chuyện Khổng Minh dùng mưu Không thành kế ngồi gảy đàn đẩy lùi Tư Mã Ý .

Để kết luận xin lược trích trên tạp chí Quê hương online :

Lời bàn: Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Thơ đã tuyệt mà cách phổ biến thơ lại còn tuyệt hơn. Binh sĩ một lòng tin chắc rằng thần linh sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích làm sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy… tất cả đều hợp lẽ vô cùng. Hậu thế coi đó là bài thơ có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà, kể cũng phải lắm thay.

(Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục )

NamVuongThanhChu
24-09-2008, 11:50
Đệ cũng xin thắc mắc thêm: Lúc này nước ta vẫn đang bị xâm lược, với lại bài thơ này có mục đích là cổ vũ lòng quân. Vậy tại sao nó lại được coi là 1 bản tuyên ngôn độc lập nhỉ?

datanhan_07
24-09-2008, 13:19
Đệ cũng xin thắc mắc thêm: Lúc này nước ta vẫn đang bị xâm lược, với lại bài thơ này có mục đích là cổ vũ lòng quân. Vậy tại sao nó lại được coi là 1 bản tuyên ngôn độc lập nhỉ?


Data mạo muội giải thích như sau: Kể từ khi nguồn gốc nước Việt từ thời Vua Hùng cho đến đời nhà Lý chưa có một thời đại nào hoặc một tuyên bố nào là nước Nam là của Vua Nam.Ai lên làm vua thì cứ lên, rồi xuống. Triều nhà Lý là một triều đại huy hoàng vẻ vang của dân tộc ta,có đủ mọi thiên chuyện từ chống giặc ngoại xâm đến quy hoạch đất đai phát triển nghề nông,về văn hóa thì du nhập đạo Phật để giáo dục nhân dân hướng thiện.

Do đó bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư , nước Nam là của Vua Nam ,Vua đại diện cho dân tộc thì tức là nước Việt là của người Việt.Không phụ thuộc vào Thiên triều phương Bắc. Câu tuyên bố trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống nhà Tống đang diễn ra thì chẳng khác một lời đanh thép tuyên bố chủ quyền độc lập dân tộc,giặc bắc phương mau mau mà lui binh và từ bỏ giã tâm xâm lược .Nói Tuyên ngôn độc lập ý so sánh như vậy ,chứ thực ra đã gọi là Bản tuyên ngôn chính thống thì nó phải khác về văn phong nội dung ý nghĩa.