PDA

View Full Version : Phản biện.


vuonglaobaba
26-07-2008, 20:04
Có ai giỏi chữ giải thích giúp lão bà hai từ PHẢN BIỆN.
Theo ngu ý của lão thì phản biện tức là dùng biện luận phản bác lại một điều nào đó mà điều đó đang được cho là đúng nhằm mục đích ai đó muốn bảo vệ điều gì đó mà mình đang cho là đúng phải có phương pháp bảo vệ thành công ý kiến của mình .
Như trước đây ở nước Nga có các nhà Bác học phản biện,người này sẽ tìm đủ mọi cách quay như chong chóng các nhà khoa học muốn bảo vệ luận án tiến sỹ phải thắng được các nhà phản biện thì mới coi như bảo vệ thành công luận án của mình.Ví dụ như mình nói màu trắng nó là màu trắng nhưng nhà phản biện lại cứ nói là màu khác.Vậy làm sao mà lý luận cho được chẳng nhẽ tức lên bảo nhà phản biện là thằng ngu sao .

PHIVAN-DAIPHAP
27-07-2008, 17:20
Có ai giỏi chữ giải thích giúp lão bà hai từ PHẢN BIỆN.
Theo ngu ý của lão thì phản biện tức là dùng biện luận phản bác lại một điều nào đó mà điều đó đang được cho là đúng nhằm mục đích ai đó muốn bảo vệ điều gì đó mà mình đang cho là đúng phải có phương pháp bảo vệ thành công ý kiến của mình .
Như trước đây ở nước Nga có các nhà Bác học phản biện,người này sẽ tìm đủ mọi cách quay như chong chóng các nhà khoa học muốn bảo vệ luận án tiến sỹ phải thắng được các nhà phản biện thì mới coi như bảo vệ thành công luận án của mình.Ví dụ như mình nói màu trắng nó là màu trắng nhưng nhà phản biện lại cứ nói là màu khác.Vậy làm sao mà lý luận cho được chẳng nhẽ tức lên bảo nhà phản biện là thằng ngu sao .

Cái mà tại hạ bôi đen là câu trả lời cho từ PHẢN BIỆN (hoàn toàn chính xác;) )
Các nhà phản biện thức chất là những người đưa ra câu hỏi cho các luận án, và các câu hỏi đó không nằm ngoài luận án, nếu anh làm luận án sai tất nhiên phải thua nhà phản biện còn nếu làm đúng sợ **** thằng nào (cứ nói ra chính kiến của mình đó chính là phản biện) khi đó anh sẽ thắng. Ví dụ: nếu nó là màu trắng thì các nhà phản biện sẽ hỏi là: "tại sao lại dùng màu trắng mà không dùng màu khác?" chứ không phải là bảo màu đen đâu (thô bỉ quá)!
Tại hạ đã từng làm đồ án tôt nghiệp ĐH và cũng qua khâu chấm phản biện nên nói cho bà bà hiểu>>>khi nào làm đồ án tốt nghiệp ĐH sẽ hiểu! Thân!

TC NGUYỄN
27-07-2008, 17:45
Có ai...giải thích giúp lão bà hai từ PHẢN BIỆN.
Theo ngu ý của lão thì phản biện tức là dùng biện luận phản bác lại một điều nào đó mà điều đó đang được cho là đúng...

PHẢN BIỆN?

Trong Luận lý học(Triết), có bốn phép lý luận: Diễn dịch, Qui nạp, Loại suy và Phản chứng.

Theo như ý VLBB, thì PHẢN BIỆN(counter-statement) cùng ý với phép lý luận thứ tư PHẢN CHỨNG(counter-evidence), một từ Triết mượn từ từ toán có nghĩa: “Phương pháp chứng minh bằng cách đặt điều ngược với điều phải chứng minh làm giả thiết rồi suy luận từ giả thiết đó để đi đến một kết luận vô lý.”, đây có phải là ý nghĩa từ của VLBB muốn hỏi đến?.

vuonglaobaba
28-07-2008, 00:00
Có ai giỏi chữ giải thích giúp lão bà hai từ PHẢN BIỆN.
Theo ngu ý của lão thì phản biện tức là dùng biện luận phản bác lại một điều nào đó mà điều đó đang được cho là đúng nhằm mục đích ai đó muốn bảo vệ điều gì đó mà mình đang cho là đúng phải có phương pháp bảo vệ thành công ý kiến của mình .
Như trước đây ở nước Nga có các nhà Bác học phản biện,người này sẽ tìm đủ mọi cách quay như chong chóng các nhà khoa học muốn bảo vệ luận án tiến sỹ phải thắng được các nhà phản biện thì mới coi như bảo vệ thành công luận án của mình.Ví dụ như mình nói màu trắng nó là màu trắng nhưng nhà phản biện lại cứ nói là màu khác.Vậy làm sao mà lý luận cho được chẳng nhẽ tức lên bảo nhà phản biện là thằng ngu sao .

Cái mà tại hạ bôi đen là câu trả lời cho từ PHẢN BIỆN (hoàn toàn chính xác;) )
Các nhà phản biện thức chất là những người đưa ra câu hỏi cho các luận án, và các câu hỏi đó không nằm ngoài luận án, nếu anh làm luận án sai tất nhiên phải thua nhà phản biện còn nếu làm đúng sợ **** thằng nào (cứ nói ra chính kiến của mình đó chính là phản biện) khi đó anh sẽ thắng. Ví dụ: nếu nó là màu trắng thì các nhà phản biện sẽ hỏi là: "tại sao lại dùng màu trắng mà không dùng màu khác?" chứ không phải là bảo màu đen đâu (thô bỉ quá)!
Tại hạ đã từng làm đồ án tôt nghiệp ĐH và cũng qua khâu chấm phản biện nên nói cho bà bà hiểu>>>khi nào làm đồ án tốt nghiệp ĐH sẽ hiểu! Thân!

Cám ơn sự trả lời của PHIVAN-DAIPHAP tuy nhiên nếu nói như PVDP thì chưa hẳn đúng vì nhà phản biện có thể nói màu trắng không phải là màu trắng,họ sẽ dùng thí nghiệm của Newton để chứng minh rằng bản chất của màu trắng là tổng hợp của bảy màu cơ bản,bởi mỗi màu từ tím đến đỏ nó có những bước sóng khác nhau khi chiếu vào một vật nào đó tùy theo cấu trúc của vật đó và mức độ phản xạ mà nó cho ra các màu khác nhau.Tại sao trong bóng tối ta không phân biệt được màu sắc ? và khi đó màu trắng cũng sẽ thành màu đen ( không thô bỉ chút nào đâu ).
Ps TC NGUYEN : ngu ý của bàbà là muốn nói tới ý nghĩa của sự phản biện,bởi bản chất của Phản biện không phải là đối lập để đưa tới một kết luận vô lý khác với nội dung của người muốn bảo vệ chính kiến của mình mà chỉ tăng thêm sự chuẩn bị kỹ càng trên mọi góc độ,sử lý mọi tình huống có khả năng xảy ra để người muốn bảo vệ chính kiến của mình phải chuẩn bị kỹ mọi vấn đề phát sinh trước khi đưa ra một chính kiến hoặc một quyết định nào đó mà thôi.
Trong cuộc sống hiện tại chúng ta đã chứng kiến quá nhiều những nghịch lý và bất cập chỉ vì thiếu đi sự Phản biện.Tất cả đều chỉ muốn xuôi chiều,nhưng khi xảy sự cố thì lật đật sửa sai cũng chỉ vì thiếu đi sự Phản biện cần thiết và đúng lúc đúng chỗ.
Phản biện tất nhiên là nó khác hẳn với ngụy biện.Ở đây bàbà chỉ muốn nói đến từ Phản biện này theo góc độ ngôn ngữ học thôi.Liệu có còn cách giải nghĩa nào khác không nhỉ ?Bởi gần đây trên báo chí hay nhắc tới cụm từ này nên bàbà mới hỏi để hiểu cho kỹ về cụm từ này .Thank's TC NGUYEN.

Quận Chúa Quỳnh Anh
05-08-2008, 10:31
Phản biện là một trong nhiều hình thức luận pháp, là sự đối nghịch (khi mỗi cá nhân bảo vệ quan điểm chính kiến của riêng mình trước quan điểm chính kiến của người khác). Bước đầu, chỉ có giá trị cá thể đơn lẻ, nói lên điều người ta muốn nói. Hoàn toàn không phải là điều cưỡng bách, không nhất thiết phải phủ nhận. Qua sự phân tích bằng lý lẽ để lái vấn đề theo nhiều hướng khác. Khi tiếp cận sự đối nghịch, mỗi người tự phán đoán, tìm hiểu là đã bước vào phạm trù khai phá tư tưởng. Nó khác với ngụy biện một trời một vực, vì ngụy biện là lý tắc. Phản biện là hình thức luận tự nhiên, không hề đi đến bế tắc. Phản biện luôn nhân rộng vấn đề trên con đường suy luận, còn được coi là sự phòng thủ chống lại những sự tấn công. Con đường này không phải để truyền đạt thông tin hay đóng vai trò thay thế. Chỉ là sự ứng dụng nguyên lý của chỉ đạo có logic, phát triển lý thuyết tới bất kỳ vấn đề nào sẽ được khơi dậy và từng cái định giờ hoàn thành. Qua sự đối nghịch cũng tùy vào hệ tư tưởng sẽ thay đổi với cá nhân và thời kỳ. Nhưng, sẽ có ổn định, dù ít hay nhiều có bị ảnh hưởng bởi những sự biến đổi. Để sau đó, tìm kiếm quan điểm tốt nhất, và những giá trị thực sự thường phải đi qua những nguyên lý cho những mục đích trên con đường phản biện và những sự phê bình.

Ví dụ như mình nói màu trắng nó là màu trắng nhưng nhà phản biện lại cứ nói là màu khác.Vậy làm sao mà lý luận cho được chẳng nhẽ tức lên bảo nhà phản biện là thằng ngu sao

Ví dụ: nếu nó là màu trắng thì các nhà phản biện sẽ hỏi là: "tại sao lại dùng màu trắng mà không dùng màu khác?" chứ không phải là bảo màu đen đâu (thô bỉ quá)!

Câu trên là nói về màu trắng, có người phản biện đó là màu đen, bạn VLBB nói tới sự "phủ nhận" về màu sắc.

Câu sau, "vặn" câu trên hoàn toàn đi theo hướng khác, khi nói về sự "lựa chọn".

Ở trên, QA có nhắc sơ qua về phản biện cũng được coi là sự phòng thủ. Mà phòng thủ thì phép "ẩn dụ" thường được đem ra dùng nhất. Ẩn dụ hợp lệ như sự thật khoa học. Dùng ẩn dụ khi nói về màu trắng, có thể ví với hình ảnh một cô gái trinh nguyên, tâm hồn trong trắng tinh khôi chẳng hạn. Nói đến màu trắng Không còn bị bó buộc trong mỗi cái khuôn sắc màu luôn cần rõ ràng, mà vẫn có thể mang ý nghĩa sâu sắc đằm thắm hơn, tự vấn đề đã được lái qua hướng khác.

Rõ ràng, đây là những sự đối nghịch thấy rõ. Theo ngu ý của mình, phản biện không có tính cách phủ nhận, và khi nói về màu trắng đâu nhất thiết phải gói gọn trong mỗi màu sắc, mà mỗi người có thể tận dụng màu trắng để lái ra nhiều hướng luận khác nhau. Khi phủ nhận là ép chết quan điểm chính kiến của người khác, mà điều này rất dễ đi đến tranh cãi kịch liệt. Dù trên mặt lý luận, người ta cho rằng tranh cãi có tính gây hấn, sẽ sinh động hơn, sinh ra nhiều chuyển biến hơn. Nhưng, phủ nhận còn là một đòn "ác" vì muốn dồn đối thủ vào chỗ đường cùng, dễ đi đến bế tắc. Mà bế tắc thì là bắt tay chơi với anh ngụy biện rồi. Không nói tới điều này há, sẽ lạc đề mất. Còn câu này:

Tại sao trong bóng tối ta không phân biệt được màu sắc ? và khi đó màu trắng cũng sẽ thành màu đen

Nhưng "dưới ánh sáng" thì nó sẽ trở về nguyên vẹn, không bao giờ là màu đen cho dù màu thực nào đó "đã từng" nằm trong bóng tối. Sự không phân biệt được thì cái tối đó chỉ có tính cách bất biến tạm thời, nên nó chỉ hiện diện trong tinh thần ta vào cái tối lúc đó. Sự ảnh hưởng giữa cái thực và cái tối bất biến tạm thời chập lên nhau đã che đi màu sắc thực là sự "hoán đổi" về nhận thức trước ngữ cảnh, từ quan niệm về một vũ trụ biểu hiện khi dựa vào sự liên quan với thời gian đã tác động đến, làm biến đổi danh tính (tên màu) và hình thể (hoán đổi màu sắc). Vậy có thể xếp nó vào phản biện được không? Nó có phải là một con đường trong nhiều con đường tư tưởng khác biệt?

Vài lời góp vui, có sơ sót mong bỏ qua cho. Cám ơn các bạn.

TC NGUYỄN
05-08-2008, 11:47
Đứng trên khía cạnh ngôn ngữ khi đề cập đến phản biện thì kéo theo một cụm từ tư duy phản biện là một diễn trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá qua những thông tin có sẵn rồi đưa ra nhằm làm sáng tỏ để khẳng định lại sự chính xác của vấn đề.

Muốn phản biện có tính thuyết phục quần chúng thì phải:

-lập luận phải rõ ràng, khúc triết, tỉ mỉ, đầy đủ vô tư…
-Ý kiến đưa ra phải có luận cứ hỗ trợ khi cho rằng có những quan điểm không hợp lý
-Khảo sát kỹ những mâu thuẫn để tìm ra lý lẽ cho vấn đề...

Cái giá của phản biện thuyết phục là:

TỰ DO NGÔN LUẬN

Khi nào không có Tự do ngôn luận thì tính phản biện trở thành chống đối…

Quận Chúa Quỳnh Anh
05-08-2008, 13:04
Khi nào không có Tự do ngôn luận thì tính phản biện trở thành chống đối…

Biết chống đối cũng là hình thức phản biện vì phản biện còn được coi là sự phòng thủ để chống lại những sự tấn công.

Muội thử nói sơ nhe, khi đòi hỏi muốn có Tự do ngôn luận là anh phải dùng lý lẽ để "đánh", à nhầm, để "vạch" cho ra cái sai từ sự cấm đoán đó. Cứ nghịch nhau là phản rồi. Trêu huynh tí bằng cách:


Xin hỏi: "Sự phản biện và chống đối có khác biệt ra sao liên quan tới vấn đề Tự do Ngôn luận?"

"Trong sự đối lập, giữa "có" hoặc "không có" Tự do Ngôn luận. Nếu như chỉ có con đường chống đối, vì không thể phản biện, thì sự thực và giá trị "hiện diện" trong chân lý là bộ mặt của anh phản biện hay chống đối vậy ạ?

TC NGUYỄN
05-08-2008, 16:39
Khi nói đến phản biện thì ta có thể hình dung nhiều nhóm tham gia, những nhóm này thảo luận với nhau về những sự xung đột qua những ý kiến khác biệt với quan điểm có tính chủ quan biến nó trở thành tính khách quan hơn…tạo ra một sự dung hòa thỏa thuận, khi đã được điều chỉnh hợp lý ...

Phản biện là hành động tự nhiên của con người trong xã hội phải được tự do để phản ảnh những ý nghĩ vướng mắc, tồn đọng, bức xúc của mình, đó là nguyện vọng bày tỏ…

Trên phương diện văn hóa, kinh tế, chính trị…việc phản biện rất cần thiết vì nó làm cho các khuynh hướng trở nên đúng đắn, có thứ lớp trong quản trị, có khoa học hơn và tiếp cận với đời sống bình nhật của quần chúng…

Trong các nước tự do dân chủ, lãnh vực chính trị được quan niệm không phải là đối kháng hay đấu tranh mà là quá trình trong xã hội thuyết phục qua lại tìm ra sự hợp lý cho sự phát triển chung, cho nên khi có sự phản biện của quần chúng thì chính trị gia lắng tai nghe để sửa sai những gì không hợp với ý dân vì họ biết rõ:

Tránh né phản biện là khuyến khích chống đối ....và sự nghiệp chính trị của họ sẽ “đi đon!”.…

Vì vậy cho nên sự phản biện chỉ có ý nghĩa khi “tự do ngôn luận” được tôn trọng…là vậy?.

PHIVAN-DAIPHAP
10-08-2008, 01:20
Tránh né phản biện là khuyến khích chống đối ....và sự nghiệp chính trị của họ sẽ “đi đon!”.…
Vì vậy cho nên sự phản biện chỉ có ý nghĩa khi “tự do ngôn luận” được tôn trọng…là vậy?.

Tránh né phản biện chưa chắc đã là khuyến khích chống đối! Có thể là đồng tình thì sao?
Chưa chắc có "Tự do ngôn luận" thì phản biện có ý nghĩa! Có những lúc có "Tự do ngôn luận" nhưng phản biện vẫn chả có ý nghĩa gì!

vuonglaobaba
03-09-2008, 23:37
Về khái niệm của hai từ Phản biện,TC NGUYEN nói thấy có lý.Tự do ngôn luận và Phản biện là hai câu từ khác nhau nên ý nghĩa cũng rất khác nhau.Tuy nhiên xét về mặt lý luận thì không có Tự do ngôn luận thì chẳng ai có quyền Phản biện công khai và trung thực cả.Còn nếu như cứ Phản biện theo cách ăn theo hoặc nói dân gian một chút là theo đóm ăn tàn thì Phản biện chẳng còn ý nghĩa gì nữa.Cứ giơ tay OK thế là khỏi phải phản biện phản biếc gì không khéo lại thành phản bác phản động.

datanhan_07
07-09-2008, 01:11
Phản biện là một trong nhiều hình thức luận pháp, là sự đối nghịch (khi mỗi cá nhân bảo vệ quan điểm chính kiến của riêng mình trước quan điểm chính kiến của người khác). Bước đầu, chỉ có giá trị cá thể đơn lẻ, nói lên điều người ta muốn nói. Hoàn toàn không phải là điều cưỡng bách, không nhất thiết phải phủ nhận. Qua sự phân tích bằng lý lẽ để lái vấn đề theo nhiều hướng khác. Khi tiếp cận sự đối nghịch, mỗi người tự phán đoán, tìm hiểu là đã bước vào phạm trù khai phá tư tưởng. Nó khác với ngụy biện một trời một vực, vì ngụy biện là lý tắc. Phản biện là hình thức luận tự nhiên, không hề đi đến bế tắc. Phản biện luôn nhân rộng vấn đề trên con đường suy luận, còn được coi là sự phòng thủ chống lại những sự tấn công. Con đường này không phải để truyền đạt thông tin hay đóng vai trò thay thế. Chỉ là sự ứng dụng nguyên lý của chỉ đạo có logic, phát triển lý thuyết tới bất kỳ vấn đề nào sẽ được khơi dậy và từng cái định giờ hoàn thành. Qua sự đối nghịch cũng tùy vào hệ tư tưởng sẽ thay đổi với cá nhân và thời kỳ. Nhưng, sẽ có ổn định, dù ít hay nhiều có bị ảnh hưởng bởi những sự biến đổi. Để sau đó, tìm kiếm quan điểm tốt nhất, và những giá trị thực sự thường phải đi qua những nguyên lý cho những mục đích trên con đường phản biện và những sự phê bình

Ví dụ: nếu nó là màu trắng thì các nhà phản biện sẽ hỏi là: "tại sao lại dùng màu trắng mà không dùng màu khác?" chứ không phải là bảo màu đen đâu (thô bỉ quá)!

Câu trên là nói về màu trắng, có người phản biện đó là màu đen, bạn VLBB nói tới sự "phủ nhận" về màu sắc.

Câu sau, "vặn" câu trên hoàn toàn đi theo hướng khác, khi nói về sự "lựa chọn".

Ở trên, QA có nhắc sơ qua về phản biện cũng được coi là sự phòng thủ. Mà phòng thủ thì phép "ẩn dụ" thường được đem ra dùng nhất. Ẩn dụ hợp lệ như sự thật khoa học. Dùng ẩn dụ khi nói về màu trắng, có thể ví với hình ảnh một cô gái trinh nguyên, tâm hồn trong trắng tinh khôi chẳng hạn. Nói đến màu trắng Không còn bị bó buộc trong mỗi cái khuôn sắc màu luôn cần rõ ràng, mà vẫn có thể mang ý nghĩa sâu sắc đằm thắm hơn, tự vấn đề đã được lái qua hướng khác.

Rõ ràng, đây là những sự đối nghịch thấy rõ. Theo ngu ý của mình, phản biện không có tính cách phủ nhận, và khi nói về màu trắng đâu nhất thiết phải gói gọn trong mỗi màu sắc, mà mỗi người có thể tận dụng màu trắng để lái ra nhiều hướng luận khác nhau. Khi phủ nhận là ép chết quan điểm chính kiến của người khác, mà điều này rất dễ đi đến tranh cãi kịch liệt. Dù trên mặt lý luận, người ta cho rằng tranh cãi có tính gây hấn, sẽ sinh động hơn, sinh ra nhiều chuyển biến hơn. Nhưng, phủ nhận còn là một đòn "ác" vì muốn dồn đối thủ vào chỗ đường cùng, dễ đi đến bế tắc. Mà bế tắc thì là bắt tay chơi với anh ngụy biện rồi. Không nói tới điều này há, sẽ lạc đề mất. Còn câu này:

Tại sao trong bóng tối ta không phân biệt được màu sắc ? và khi đó màu trắng cũng sẽ thành màu đen

Nhưng "dưới ánh sáng" thì nó sẽ trở về nguyên vẹn, không bao giờ là màu đen cho dù màu thực nào đó "đã từng" nằm trong bóng tối. Sự không phân biệt được thì cái tối đó chỉ có tính cách bất biến tạm thời, nên nó chỉ hiện diện trong tinh thần ta vào cái tối lúc đó. Sự ảnh hưởng giữa cái thực và cái tối bất biến tạm thời chập lên nhau đã che đi màu sắc thực là sự "hoán đổi" về nhận thức trước ngữ cảnh, từ quan niệm về một vũ trụ biểu hiện khi dựa vào sự liên quan với thời gian đã tác động đến, làm biến đổi danh tính (tên màu) và hình thể (hoán đổi màu sắc). Vậy có thể xếp nó vào phản biện được không? Nó có phải là một con đường trong nhiều con đường tư tưởng khác biệt?

Vài lời góp vui, có sơ sót mong bỏ qua cho. Cám ơn các bạn.

Datanhan đã có dịp gặp gỡ Quận chúa quỳnh anh trong vấn đề bàn về Phật pháp.Nay thấy QCQA lý luận về hai từ phản biện mà thấy khâm phục.
Đúng là phản biện không nên đứng trên góc độ phủ nhận để dùng những lý lẽ theo kiệu ngụy biện mà ép người ta vào chỗ tắc ý.Bởi phủ nhận chính là sự bác bỏ mang tính chống đối lại ý kiến của người khác đã nêu.Phủ nhận mà lại dùng lý lẽ và dựa vào cơ sở lý luận khoa học những vấn đề chưa được minh chứng mà bác bỏ ý kiến của người khác là một động thái nguy hiểm dễ dẫn đến xung đột tư tưởng .
Do vậy khi phản biện thì người phản biện cũng phải đứng trên cùng một quan điểm và lợi ích của người đưa ra nội dung Phản biện mà tranh luận nhằm mục đích tích cực là khiến cho nội dung nào đó cần được thông qua sẽ được suy tính và chiêm nghiệm kỹ càng trước khi biến nó thành một hiện thực .
Do phạm vi hẹp của mục bàn về ngôn ngữ nên có những lập luận mang tính nghị sự không thể nêu lên tại đây.Phải chi tác giả của hai từ Phản biện là Vuong lao ba ba đặt nó ở mục nghị sự sảnh thì chúng ta có quyền ăn quyền nói nhiều hơn.
Cám ơn QCQA đã có những khai phá cho tại hạ.

Quận Chúa Quỳnh Anh
14-10-2008, 06:28
Cám ơn các bạn nghen!

TC NGUYỄN Vì vậy cho nên sự phản biện chỉ có ý nghĩa khi “tự do ngôn luận” được tôn trọng…là vậy?.

vuonglaobaba Tuy nhiên xét về mặt lý luận thì không có Tự do ngôn luận thì chẳng ai có quyền Phản biện công khai và trung thực cả.



Tự do ngôn luận là một quyền lợi trong nhiều quyền lợi mà con người cần có trong xã hội. Phản biện chỉ là một hình thức luận trong nhiều hình thức luận khác. Thuật ngữ Tự do ngôn luận được hiểu để bảo vệ bất kỳ hành động nào trong việc tìm kiếm, nhận được và truyền đạt thông tin hay những ý tưởng, bất chấp trong một môi trường nào. Nhưng trong thực tế, dù bất kỳ một nước tự do nào thì tự do ngôn luận cũng không thể là một điều tuyệt đối. Những sự hạn chế duy nhất trên tự do ngôn luận cũng là nhằm ngăn chặn những người (việc) nào mà ở đó là những ý tưởng của sự đe dọa hay gây hại tới người khác và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong thứ tự do này. Nước tự do là vậy, còn chế độ độc tài? Bây giờ nhắm vào sự "không có tự do ngôn luận" do TC huynh đưa ra. Không có thì có nghĩa là "hoàn toàn không được nói ra" hay " nói nhưng không được phản biện"?

Xin lỗi mọi người, cho QA nói đụng chạm tới chính trị tí. Như các nhà tranh đấu nhân bản, sống dưới chế độ độc tài "thiếu" tự do ngôn luận và khi họ cất tiếng nói đòi hỏi có quyền này thì rõ ràng họ đang chống đối lại sự bất công thấy rõ. Vậy ai dám cho rằng sự chống đối này (phản biện kia) vốn không phải là một sự công khai, không có ý nghĩa và không có trung thực vì quyền tự do ngôn luận đang bị cấm đoán? Phía độc tài có phản biện lại không? Dĩ nhiên, và đâu phải phản biện nào từ họ đưa ra được dựa trên lý lẽ đúng, đôi khi sự phản biện chỉ là những quan điểm vu cáo và lấy quan điểm cá nhân hoặc một nhóm để chối bỏ sự sai lầm đã có và khi đi tới mức độ phủ nhận sạch trơn thì những quan điểm đó trở thành ngụy biến ráo.

Theo QA, xuyên qua sự cấm đoán để nói ra điều gì khi đòi hỏi quyền lợi con người (trong đó có quyền tự do ngôn luận) và khi nói thì có thể dùng bất cứ hình thức luận nào miễn có lợi ví như phương tiện (trổ tài hùng biện, phản biện mạnh mẽ, tranh luận không mệt mỏi...) dĩ nhiên dựa vào lẽ phải, công lý, sự thật. Để có được quyền lợi thì phải tranh đấu, chứ không phải đổ tại không có tự do ngôn luận thì không thể phản biện. Những lý lẽ bao bọc xung quanh trong sự giới hạn (kiểm duyệt và chính sách chuyên quyền), vượt ra được hay không thì dựa vào sự tranh đấu mà thôi . Cho nên bất kỳ tự do nào (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội hợp...) cũng đều đi liền với tự do hoạt động nữa. Một chính phủ không thể làm được gì, không thể sở hữu được với thứ "nhất định" là suy nghĩ của con người. Thứ duy nhất đó tạo nên tiếng nói, sẽ viết ra dù chính phủ đó ngăn cấm cỡ nào. Còn hoạt động? Thì rõ ràng việc làm của các nhà dân chủ là tỏ thái độ rồi đó.