PDA

View Full Version : Đặc Sản Của Quê Hương Bạn Là Gì ?


Trang : [1] 2

tuanthiem_vn2812
10-06-2008, 19:32
** ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG BẠN LÀ GÌ ? **
Chắc hẳn quê hương của ai cũng đều có một đặc sản riêng vì thế tuấn thiêm có ý tưởng lập topic này để gom những đặc sản của từng miền quê hương vào đây
Nếu các huynh đệ nào đã từng ăn món gì , ở đâu ? thấy nhớ mãi không quên xin kể ra đây [ ghi rõ tên cửa hàng . địa chỉ . càng tốt ]


BÁNH ĐẬU XANH [ HẢI DƯƠNG ]
Hải dương không chỉ nổi tiếng với gốm sứ mà bánh đậu xanh còn là một đặc sản không quên
Trong những ngày lễ tết , và là thứ quà đi biếu sén cũng rất có ý nghĩa
được chế biến từ đậu xanh với những hương vị đặc trưng riêng [ tuanthiem không rõ lắm ]
ăn có mùi thơm mát ,khó có thể quên .Xin nhớ là HẢI DƯƠNG nhé



BÁNH DẦY QUÁN GÁNH [ HÀ TÂY ]
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu , những cũng không thể quên được bánh dầy quán gánh HÀ TÂY
nếu ai đã từng đi qua địa phận THƯỜNG TÍN , HÀ TÂY chắc không thể quên được những cửa hàng san sát nằm gần nhau
Đó là những cửa hàng bán bánh . Bánh dầy quán gánh được xay giã nhuyễn mịn màu trắng đặc trưng có mùi vali thơm tinh khiết ăn một lần có thể nhớ mãi
Ngày nay trong các dịp lế hội , cưới xin bánh dầy được sử dụng nhiều bởi tính thuận tiện cũng như sự sang trọng
bạn đừng quên nhé bánh dầy quán gánh HÀ TÂY

NamVuongThanhChu
10-06-2008, 20:57
Bánh Cáy Thái Bình
Được làm từ nguyên liệu chính là gạo, gừng và nhiều nguyên liệu khác. Nhắc đến Thái Bình chắc ai cũng biết đặc sản của Thái Bình là bánh cáy Làng Nguyễn.
Hiện nay có rất nhiều nơi làm giả bánh cáy Làng Nguyễn, dùng những nguyên liệu không ngon, phương pháp làm không giống với phương pháp cổ truyền nên ăn rất chán, nếu thật sự mua được đúng bánh cáy chính gốc thì mới biết được hương vị tuyệt vời của nó

LSB-manuvotinh
11-06-2008, 22:07
Nghe đến bánh cáy tự nhiên nhớ Bóng xịt của mình thế cơ chứ...K biết jờ này TY của mình ra sao nhỉ? Sống có tốt k...? Bóng xịt ơi...vợ nhớ chồng quá,nhớ cả món bánh cáy mà chồng hứa mua cho vợ ăn nữa.....:(

TuanThiem viết bài này,sao k mở hàng bằng dưa lê làng Đăm nhỉ? Bây jờ cả làng trồng hoa rồi,tuyệt chủng cái jống dưa nổi tiếng 1 thời đó rồi.Buồn ghê...:(

Quà quê...hai tiếng nghe bình dị,nghèo nàn...nhưng chứa đựng những kết tinh từ đất,từ lúa gạo...từ những yêu thương.

Thời kinh tế mở cửa,ra nhập quốc tế...dường như cũng là thời của mấy thứ quà quê dần đi vào kỷ niệm.Kỷ niệm của những ng xa quê luôn hướng về đất mẹ.
Thiên hạ sính ngoại,nhà nhà khoe nhau bánh,kẹo xịn...Chả biết có fải thế mà những món quà quê đã dần xuống cấp? Bánh cốm được coi là đặc sản HN cũng k còn ngon như xưa.Bánh đậu xanh Hải Dương mặc dù đã đc công nghiệp hóa 1 số khâu sản xuất cũng chung số fận.

LSB - Nam Bình
12-06-2008, 02:37
Nam ĐỊnh nhà tớ thì có bánh gai Bà Thi.

Bánh gai bà Thi thì chỉ mới xuất hiện từ năm 1978. Đầu đông năm ấy, cạnh cột đèn trên đường Trần Hưng Đạo (Nam ĐỊnh) về phía nhà kho bạc xuất hiện một hàng bánh gai. Người bán là một phụ nữ cũng phải gần năm chục tuổi, dáng cao to, nét mặt phúc hậu, có tên là bà Thi. Bà người Nam Định nhưng mới ở trong Nam ra. Bán bánh ở ngoài đường, nhưng người ăn được bà tiếp rất niềm nở. Bà hướng dẫn cách bóc bánh sao cho khỏi dính lá. Cách ăn bánh sao cho khỏi rơi nhân. Có người nghiện bánh của bà đến nỗi ngày nào cũng ra ăn một, hai chiếc, không có thì nhớ không chịu nổi (hơ, chắc không đến nỗi cho thuốc phiện vào bánh chứ nhỉ...).

Bà Thi không làm bánh mà mua tại cơ sở sản xuất của anh Bình “xoăn” ở phố chợ Hoàng Ngân. Bây giờ người con của bà ở 112 Trần Hưng Đạo – sau khi bà mất vẫn tiếp tục lấy bánh để bán chứ không sản xuất.

Lá gai của bánh này là loại ít chát, có độ ngậy và thơm, thu hoạch vào tháng ba, tháng tư trong năm. Phải chọn lá gai không sâu, ngắt cuống đem phơi rồi nghiền thành bột, sấy khô, đóng bao cất nơi cao ráo. Nhân bánh gai phải dùng loại đỗ xanh vỏ mốc, đỗ này nở và thơm hơn đỗ thường. Bánh gai làm bằng loại lá gai đúng tiêu chuẩn thường không đen kịt mà có màu xanh đen, ăn có vị thơm dẻo của gạo nếp, bùi bùi của đỗ xanh giã nhuyễn, dừa nạo và béo ngậy của thịt mỡ thái hạt lựu…

Giá rất rẻ, chỉ 3000đ/cái, mua 10 cái tặng thêm 1 cái khuyến mại.

Về Nam Định, mua bánh gai Bà Thi đừng mua ở bến xe, chịu khó đi 10.000 đ xe ôm ra đường Trần Hưng Đạo, gần chân cầu ĐÒ QUAN, ở đó bánh ngon, lúc bán vẫn còn nóng hổi. Thỉnh thoảng tớ hay mua lên HN làm quà, mọi người tỏ ra thích, không biết thích thật hay là vì nể mình cất công mang đi...

Các bạn có ai về NĐ thì nhờ mua hộ, không thì ra bến Giáp Bát gửi lơ xe mua hộ cho, ngon tuyệt đấy (lơ xe thì chỉ mua được bánh ở bến xe thôi).

NamVuongThanhChu
12-06-2008, 23:26
Còn cách chế biến món canh cá à. Đơn giản thôi nhưng mà yêu cấu tỉ mỉ và có nguyên liệu ngon.
Trước kia người ta làm canh cá kỹ tính lắm. Cá nấu canh phải là cá quả đen bóng, lằn từng thớ thịt. Cá được làm sạch vẩy, chặt đầu, bỏ ruột rồi luộc chín vừa. Vớt ra, lóc thịt, xương thì giã nát, hầm kỹ với nước dùng. Thịt cá được xắt nhỏ, rán giòn, vàng và hơi xém một chút mới ngon. Thoạt nhìn đã tứa nước miếng. Nay cá quả vừa ít, vừa đắt, nên phần lớn các quán đều chuyển sang dùng cá trắm cỏ. Trắm cỏ dù béo, nhưng chất thịt vẫn không đậm, không ngon bằng cá quả. Nhiều nhà còn cho thêm mấy miếng chả cá vuông, tròn, mỏng mảnh vàng ươm cho bát canh đượm màu thành thị. Người bán hàng thoăn thoắt chần bánh đa sợi mỏng qua nước nóng rồi chiên với nước dùng vào bát tô, trên rắc lấm tấm hành hoa, rau húng, mùi tàu... đặc biệt không được quên thìa là. Còn gì hấp dẫn bằng buổi sáng mùa đông lành lạnh, gió bấc se se mà được thưởng thức bát canh cá nóng, nhấm nháp sợi bánh đa giòn giòn, miếng cá rán vàng ươm, thơm lựng, húp hớp nước dùng ninh xương cá ngọt lịm.
:nhau2: :tanphet:
Trước đây thị trấn Quỳnh Côi có nhiều quán canh cá, nhưng nay thưa hơn vì người ta chuyển sang làm phở, bún, miến cho đỡ lịch kịch và lãi cũng cao hơn. Nhưng nếu về thị trấn Quỳnh Côi, cứ ghé những quán như Hải Béo, Viên... Nhắc tới Quỳnh Côi là nhắc tới canh cá.[/COLOR][/B][/I]

LSB - Nam Bình
13-06-2008, 16:33
Manudatinh muốn nghe phở Nam Định à?

Đúng là người ở các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội, thì hay nhắc đến phở Nam Định.

Nhưng đó là phở Nam Định ngày xưa cơ. Cái thời công nhân nhà máy Dệt tan tầm, có mấy bà, mấy mẹ gánh từng gánh phở đi len lỏi vào các xóm ngõ. Bánh phở xuất xứ từ làng Giao Cù ở tận dưới huyện Nam Trực, bánh mềm, mỏng mà dai, thơm trong miệng, nước dùng trong vắt, ngọt mãi nơi đầu lưỡi với vị cay của ớt, mùi thơm của chanh và vô số gia vị... Phân biệt phở Nam định với phở nới khác chỉ nhìn vào món phở tái là biết. Phở Nam định bao giờ cũng dùng sống dao trần mềm miếng thịt ra thành miếng mỏng, to rồi mới cho vào bát phở tái. Phở nới khác thái thịt thành miếng mỏng rồi nhúng vào. Nước phở NĐ trong vắt, ngọt đậm... Mà đó là bát phở nghèo của người công nhân đi làm tan ca, của những gánh hàng đêm nhọc nhằn, nó vừa là món ăn, vừa là món quà của bố mẹ thưởng cho những đứa trẻ nghèo như tớ ngày ấy, đầu trần chân đất, mặt mũi lấm lem xà bên gánh hàng phở với một lòng háo hức... cho nên nó ấn tượng, day dứt mãi...

Còn phở bây giờ, nói thì bảo không quảng bá cho quê hương, nhưng mà cũng phải nói thật là không xứng đáng gọi là bát phở Nam ĐỊnh truyền thống. Được 2 quán: 1 là quán phở SInh trên Nguyễn Du, 2 quán quán Phở Đán ở phố Bắc Ninh - Hàng Đồng. Nhưng mà cái cách phục vụ thì chuối cả nải. Nhất là quán phở SInh, hình như thích thể hiện hay sao mà cứ đúng 9 giờ kiên quyết đóng cửa. Ông cụ ngồi trên phản rung đùi thu tiền..., bà con dâu mặt mũi lạnh như kức ngâm, bê bát phở cho khách mà cứ như bố thí cho người ta vậy.

Còn ở Hà Nội bây giờ nhan nhản Phở Nam Định Gia truyền đời thứ nhất, toàn các chú mặt mũi non choẹt, tứ xứ ở đâu đổ về bán phở. Mang tiếng. Hôm tớ váo hỏi thế cháu quê ở đâu, cháu nói quê Nam Định, hởi tiếp vài câu nữa về NĐ thì ú a ú ớ, hỏi ra mới chịu nói "cháu người Thái Nguyên". Bố khỉ.

Chả dám khoe phở NĐ nữa.

tuanthiem_vn2812
13-06-2008, 21:07
THỊT CHÓ NHẬT TÂN [ HÀ NỘI ]


Thưa các ae huynh đệ thịt chó ở đâu ngon tuanthiem không biết nhưng cứ đến đất hà thành [ hà nội ] thì thịt chó NHẬT TÂN là tuyệt vời
chỉ cần dạo qua quận hồ tây các huynh đệ sẽ thấy một vài quán nằm ở ngoài nhưng càng vào trong thì số lượng quán càng đông đần
thịt chó ở đây ngon không phải là do chó ngon mà là do cách chế biến của những người đâu bếp ở đây
- thịt chó được ướp tẩm rất công phu với những gia vị không thể thiếu như : mắm tôm , giềng xả , tương , mẻ ....
thị chó được chế biến thành nhiều món như : chả chó , rựa mận , xáo chó ,sào lăn ,hấp ngày nay còn thêm cả lẩu chó nữa nghe mà thấy hay hay

thịt chó được ăn kèm với lá mơ , rau ngổ , lá đinh năng ,cọng xả sống
và nhiều loại khác
xáo chó được nấu với măng , hoặc với đu đủ ..
ăn với bún
các huynh đệ là nữ giới không phải sợ nóng đâu vì đến đây bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể ăn được hết .ngồi quán có máy lạnh như ta đang ngồi giữa mùa thu thì còn gì bằng

thịt chó cũng không đắt lắm nếu 2 người thì khoảng 50 đên 60.000 là ăn được
nếu mua chó sống về tự gia công cũng vấn được bây giờ giá bao nhiêu tuanthiem cũng không biết lắm nhưng cách đây 2 năm giá chó sống khoảng 42.000/1kg
chó chín :48.000/1kg

Sống trên đời không được ăn miếng thịt chó
Chết xuống âm phủ rồi biết có hay không ..?


http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/IMG_3527.jpg http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/IMG_0447.jpg http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/Photo.jpg

tuanthiem_vn2812
13-06-2008, 21:14
KEM TRÀNG TIỀN [ HÀ NỘI ]

Thịt chó ăn xong rồi chúng ta kéo nhau xuống TRÀNG TIỀN ăn kem cũng không cách nhau xa lắm khoảng độ 30 phút đi xe máy
+ các huynh đệ hay nge nói kem HỒ TÂY nhưng kem TRÀNG TIỀN thì ngon không kém đâu
đến đây các huynh đệ tha hồ mà chọn kem đủ các loại hương vị như :
chuối ,cam ,mít , khoai lang .... đủ loại
đủ kiểu dáng : que . đĩa . ống .bánh kem.cốc
và nhiều loại mức giá từ : 2.000 đồng đến 30.000 đồng để các huynh đệ lựa chọn

hãy đến với kem TRÀNG TIỀN để thưởng thức hương vị của cuộc sống
các bạn nào ở xa nếu có dịp ghé qua HN xin hãy nếm thử món kem TRÀNG TIỀN

NamVuongThanhChu
13-06-2008, 21:21
Đặc sản Tiểu Hổ
Tiểu Hổ là 1 món nhậu rất tuyệt, bây giờ càng ngày càng hiếm.
Tiểu Hổ thì ở đâu cũng có nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất thì chắc vẫn lại là đất Thái Bình _ Thành Phố thịt Mèo.
Các bước chế biến thì khá phức tạp, từ làm lông đến nội tạng đều yêu cầu khéo tay.
http://loinhangian.vnweblogs.com/gallery/3586/lam%20thit%20meo.jpg
Nguyên liệu thì không những cần Mèo ngon mà các nguyên liệu khác cũng phải được lựa chọn cẩn thận để làm tăng hương vị cho món nhậu này.
Và cuối cùng thì sẽ có món Tiểu Hổ mê ly luôn
http://i22.tinypic.com/28kt5jq.jpg
ÔI thèm quá ta.
@manuvotinh: Trai Thái Bình vừa hiền lành, chịu khó lại sống chân thật, vui vẻ, hòa nhập chứ không kiêu đâu nhé

LSB-manuvotinh
13-06-2008, 22:49
Ối dời ơi,NVTC bỏ ngay cái ảnh minh họa đi.Kinh tởm quá,mà các TY ở đây đang dần đi lạc đề rồi đó nhé.Quà quê là đặc trưng món ăn của quê hương chứ k fải đồ nhậu thông dụng nhé.Thịt chó k fải quà quê của HN,món ăn này k xuất fát từ HN.Món tiểu hổ thì mới xuất hiện trên bàn nhậu độ vài năm trc,nó k mang hồn quê trong đó.

Nói đến kem Tràng Tiền,đây là 1 món quà dân dã đối với ng lớn và trẻ con.Tuy k mang hương vị quê hương vì kem đc xuất phát từ nc ngoài,nhưng nó cũng đc coi đặc sản HN.So với những ly kem Mỹ,kem Úc...thì đến jờ vẫn mang hương vị nguyên chất từ cái thời bao cấp.Kem tràng tiền mang ba hương vị chính gồm đậu xanh,cốm và socola chứ k nhiều hương vị như tuanthiem nói đâu nhé.

NamBình,nhớ k nhầm thì Phở Nam Định nc béo và dậy mùi hơn phở HN chứ nhỉ? Về cái cách fục vụ như Nam Bình nói thì HN cũng có 1 quán,khách ăn tự fục vụ thế mà vẫn xếp hàng như thời bao cấp.Mình ghét cái kiểu đó.

LSB-manuvotinh
18-06-2008, 21:32
Xôi chè nhé.

Cũng chả biết xuất xứ từ đâu,thuộc vùng...miền nào trên dải đất hình chữ S.Nhưng khi chúng kết duyên lại với nhau đã trở thành 1 món ăn lạ và ngọt ngào hương vị quê hương.Xôi,chè cũng có những nét riêng biệt của từng vùng,miền.
Cũng vẫn là xôi đậu xanh,nhưng có nơi là xôi vò...có nơi xôi thường và có cầu kỳ nhất là xôi vò hạt sen.Là chè nhưng có thể là chè cốm,chè hoa cau nhưng sang nhất vẫn là chè đậu đãi.

...Ngày trc để có những bát xôi,chè đem cúng.Các bà các mẹ fải cầu kỳ trọn gạo,đỗ.Sau khi đồ đỗ xanh lên thì lại fải jã nhuyễn,trộn với gạo nếp rồi mới đồ thành xôi.Xôi đc đồ chín lần thứ nhất đem tãi ra mẹt quạt nguội sau đó rưới mỡ gà đồ lại lần 2...Cứ như vậy sau khi những hạt xôi căng mọng như con ong là đc.
Chè đậu đãi cũng fải nấu bằng thứ đậu jã nhuyễn đó.Phải liên tục đánh bằng đũa để nồi chè có độ đặc quánh chứ k fải dùng bột đao,sắn như bây jờ.

Thần Chết
19-06-2008, 18:47
Bò Củ Chi
http://www.ngoisao.net/News/An-dau/2007/04/3B9BD9BD/1.jpgBò thì nhiều nơi có nhưng giới sành ăn ở Sài Gòn kháo nhau: bò tơ Củ Chi ngon số một. Để thưởng thức món bò nổi tiếng này, mời bạn đến thị trấn Củ Chi, vào quán Mái Lá "chuyên trị" thịt bò lúc nào cũng đông nghịt khách.

Còn muốn tự chế biến, bạn hãy ra chợ Sáng và chợ Chiều (bán vào các buổi theo tên gọi, tại xã Tân Phú Trung - Củ Chi) để mua vài lạng thịt bò tơ, lúc nào cũng hâm hấp nóng.

Thịt bò thái mỏng, sau đó nhúng với giấm pha tỏi ớt, tiêu, đường, bột ngọt… rồi cuốn bánh tráng Phú Hòa Đông (Củ Chi) thì không thể chê vào đâu được. Tinh tế hơn, hãy chọn một ít cần nước non, ngắt thành đoạn vừa phải rồi xào sơ với thịt bò, mỡ tỏi. Món này ăn cặp các loại lá sung, đọt bình linh, lá quế vị, xoài non… thì rất "hao mồi". Nước chấm ăn với bò tơ Củ Chi là nước mắm pha chua ngọt.

tuanthiem_vn2812
20-06-2008, 06:21
BÁNH CHƯNG [ viêt nam ]

http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/BanhChung.jpg

Vật liệu:

Phần vỏ:- 2 ký nếp ngon
- Muối vừa đủ ( khoảng 2 muổng cà phê )
- Lá dong,( hay lá chuối ) dây cột
- Khuôn bánh ( 20cm x20cm)

Nhân bánh:
- 700g đậu xanh cà
- 1 ký thịt đùi hay ba rọi
- Hành tím, tiêu, muối ( bột ngọt)

Cách làm:
Phần vỏ:
- Lá dong rửa sạnh để ráo, gọt bớt sóng lá cho mỏng, lau sạch để sẳn hoậc có thể đo lá cho vừa khuôn bánh, cắt lá và xếp.
- Mua dây lạt bán sẳn, Dây lạt trước khi gói, phải được ngâm nước cho mềm. ( Hoặc lấy dây nhợ cột thịt rôti cũng được)
- Nếp lượm những hạt thóc ra ( nếu có) , đem vo thật sạch, xong trộn muối vào nếp, xóc cho đều.

Phần nhân:
- Đậu xanh ngâm nước cho tróc vỏ, đãi sạch, chà đậu trong rổ cho rụng mầm đậu. ( Nếu có đậu xanh cà sẩn, thì cũng phải ngâm, và đãi đậu lại cho kỹ.
Bánh chưng lâu hư , nhờ vo nếp thật sạch, và đãi đậu
Đậu đãi sạch để ráo, cho đậu vào nồi hầm mềm như cách làm nhân bánh phu thê; quai vạc.
- Xào hành tím cho thơm, đổ hành, mỡ và muối vào trộn đều, vắt thành từng nắm, để sẵn.
- Bánh chưng có thể làm với thịt đùi hay thịt ba rọi.
- Thịt rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng có bản rộng và dày từ 2,5 cm đến 3 cm.
Ướp thịt với hành tím xắt mỏng+ muối tiêu+ ( bột ngọt ) để độ 2 giờ cho thịt thắm .

Cách gói:
- Mỗi bánh chưng cần ít nhất 4 lá dong. Lá được xếp đôi theo chiều dài sống lá, cạnh xếp đôi được đo bằng cạnh khuôn bánh, ta có thể xén lá nhỏ hơn 1 hay 2 ly cho lá dễ lọt vào khung. - Trước khi gói bánh, đặt 2 sợi dây lạt theo hình chữ thập dưới khuôn bánh.
- Lớp là thứ nhất được xếp vào một góc khuôn. Thay vì để lá tràn đầy khuôn. Nhưng vì mặt lá này là bề mặt của bánh nên ta phải xếp lá cho gọn lại theo đường chéo như lá thứ nhất mà để nguyên cho đầy mặt khuôn.
- Lớp lá thứ hai được xếp vào góc đối diện với lớp lá thứ nhất. Lớp lá này ta không phải xếp chéo như lá thứ nhất mà để nguyên cho đầy mặt khuôn.
- Lớp thứ ba và thứ tư xếp vào 2 góc còn lại và được xếp như lớp là thứ hai.
Lưu ý tất cả mặt láng xanh của lá dong ( hay lá chuối ) được xếp vào trong, mặt mờ ra ngoài.
Sau khi đã xếp 4 lớp lá dong vào khuôn, ta xếp chèn thêm lá chuối ở 4 góc, lá chuối cũng được xếp hình góc như lá dong, chèn thêm lá để bánh không bị bể góc.
Sau cùng cắt một miếng lá chuối hình vuông bằng với diện tích của khuôn bánh lót trên lớp lá dong.
- Đong một chén nếp đổ vào, để cho nếp nằm đều vào các góc, bóp dẹp nắm đậu xanh để trên nếp, kế đến miếng thịt để nằm gọn vào giữa, sau đó đến một lớp đậu xanh , lấy tay đè cho thịt và đậu chặt xuống. Sau cùng, múc một chén nếp đổ lên trên, lùa nếp vào 4 góc cho thật chặt, xếp một lớp lá chuối trên mặt nếp, rồi xếp từ từ các lớp lá dong xuống .
- Rút khuôn bánh ra khỏi tay bên trái, cột sơ hai dây lạt, sau đó lấy khuôn bánh ra khỏi tay, sẽ cột thêm dây và xiết chặt bánh, thường bánh được xiết 3 dây dọc, 3 dây ngang.
- Sau khi gói bánh xong, xếp những cọng lá dong vào dưới đáy thùng để nấu bánh , xếp bánh vào thùng đổ ngập nước .
- Bắc thùng lên bếp đun củi liên tục, tùy theo bánh lớn hay nhỏ, số lượng bánh nhiều hay ít . Nếu làm bánh cở 20cm x 20cm nấu khoảng 5 cái bánh, thì nấu khoảng 4 tiếng .
- Khi thấy nước trong thùng vơi đi, ta phải để nước sôi vào cho ngập bánh, nếu không bánh sẽ bị sượng.
- Bánh chín vớt ra , để cho ngay, sau đó để lên một miếng ván, để vật nặng lên trên miếng ván, cho bánh được ráo nước.
- Ba giờ sau, treo bánh nơi thoáng cho bánh có thể để lâu được.
- Bánh làm khéo hay không là cần nhìn, những góc bánh phải vuông, lá xanh mướt, nhân bánh bùi béo, bánh có hương vị đặc biệt của lá dong và thịt mỡ.
Nói chung , dù làm cách nào cũng được, Bánh chưng vẫn là món bánh đặc biệt của ba ngày Tết dân tộc

tuanthiem_vn2812
20-06-2008, 06:25
CHẢ CÁ LÃ VỌNG [ THĂNG LONG ]

http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/chacaLaVong.jpg

1/. Nguyên liệu :
_ Cá lăng : 2kg
_ Hành khô : 0,1kg
_ Riềng : 0,2kg
_ Nghệ : 0,05kg
_ Mắm tôm : 0,1kg
_ Mẻ : 0,3kg
_ Đường : 0,05kg
_ Mạch nha : 0,05kg
_ Đậu phộng rang : 0,1kg
_ Thì là : 0,3kg
_ Khế xanh : 0,2 kg
_ Chuối xanh : 0,3kg
_ Dứa xanh : 2 quả
_ Bánh đa nướng : 4 cái
_ Bún : 1 kg
_ Chanh : 5 quả
_ Than : 1 kg
_ Rau mùi : 0,2kg
_ Ớt tươi : 5 quả
Gia vị : Tiêu , muối , bột ngọt , dầu ăn , nước mắm .

2/. Cách làm :
_ Giai đoạn 1 :
+ Cá lọc bỏ xương , bỏ da , cắt miếng vừa ăn , dày khoảng 1cm
+ Nghệ , riềng giã nhỏ , vắy lấy nước
+ Mẻ dùng rây để rây , thêm chút đường
+ Hành khô giã lấy nước
+ Chuối chát gọt vỏ ngâm muối + dấm
+ Khế cắt mỏng
+ Dứa bỏ mắt dọc , cắt miếng mỏng
+ Ớt tỉa hoa , thái chỉ
+ Các loạn rau thơm nhặt , rửa sạch , để ráo
_ Giai đoạn 2 :
+ Ướp cá : nước nghệ + nước hành + nước riềng + mẻ + mắm tôm + ít bột canh + mạch nha . Khi nướng thêm chút dầu . Quạt than nóng đỏ để cá lên vỉ nướng .
+ Pha mắm tôm : 30gr mắm tôm + 20ml rượu + chanh + muối + ớt + tỏi + nước mắm
_ Giai đoạn 3 : trang trí :
+ Xếp cá ra dĩa ( 1 bên ) , bên còn lại xếp các loại rau thơm + khế + chuối chát + dứa …
+ Ăn chả cá Lã Vọng với mắm tôm + bún .
3/. Yêu cầu thành phẩm :
+ Cá có màu vàng đẹp , rất thơm
+ Vị : nước chấm ngon , cá ngọt chủ yếu
+ Trạng thái : miếng cá không vỡ nát



Tuanthiem chưa được ăn món này bao giờ

tuanthiem_vn2812
20-06-2008, 06:31
MỘT SỐ MÓN ĂN Ở CHÙA HÀ TÂY

http://i237.photobucket.com/albums/ff106/tuanthiem_vn2812/76E2D2C99E3A4EFEB0D322C06EF3B4C6.jpg

[ Đây là cảnh chùa thầy HÀ TÂY ]

Du khách đến thăm các danh lam nhiều khi được thưởng thức các món ăn chay nhưng chưa thấy ai biết tường tận về cách chế biến chúng. Chùa nào cũng có món độc đáo riêng, không chỉ giới thiệu sản vật địa phương mà còn chứng tỏ tay nghề nấu ăn của nhà chùa cũng thuộc bậc "siêu phàm".


Tại các chùa thuộc khu vực thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Tây), khách có thể được thưởng thức những bữa cơm chay đạm bạc mà thường nhật nhà chùa vẫn dùng, hoặc những bữa ''cơm khách'' khá hơn một chút với đậu phụ rán, luộc, lạc rang giã làm muối vừng, rau dưa làm từ lá sắn, món canh đậu xanh, canh lá rau ngót...

Đến thăm chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai), khách có thể được nhà chùa mời dùng một bữa ''tiệc'' thực sự với cơm tám, xôi nếp, rượu nếp, ''giò'', ''chả'', ''nem''. Tẩt nhiên các món ăn đó đều không làm từ nguyên liệu thịt động vật mà chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thảo mộc như đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc, cùi dừa, bánh đa nem tráng từ bột dong, nấm hương, mộc nhĩ... Qua cách chế biến khéo léo, các món ăn trông giống như được làm từ thịt. Rất nhiều khách trong và ngoài nước đã trầm trồ thán phục tay nghề của các sư trụ trì, tăng ni, phật tử.


Có một món ăn rất độc đáo và thú vị là món ''cá kho khô tẩm lá gừng...'' được các sư trụ trì chùa Tây Phương giới thiệu với thực khách. Đây không phải là món hoàn toàn riêng của chùa này, nhưng có lẽ trình độ tay nghề của các đầu bếp nhà chùa đã thuyết phục được mọi người, khiến ai đã thưởng thức là nhớ mãi. Không ít người khi mới quan sát mâm cơm đã đặt câu hỏi: Tại sao nhà chùa có thể làm món ăn như thế này trong khi điều kiêng kỵ của nhà chùa là không được sát sinh (cũng nghĩa là không được ăn thịt cá)? Nhà chùa mời khách cứ thưởng thức món ngon, món lạ, còn bí quyết chế biến thì... hạ hồi phân giải. Một số ít du khách không giấu được sự tò mò, đã hỏi các sư trụ trì rằng: đích thị món ''cá kho khô tẩm lá gừng'' được chế biến từ cá quả hay cá sộp. Sư cụ Thích Đàm Thanh, trụ trì chùa Tây Phương từ 1971 và sư thầy Thích Đàm Thuỷ, về tu hành tại chùa từ 1980, đã giải thích:


- Các món ăn này nhìn qua tưởng là món cá đồng nhưng kỳ thực chỉ là các loại quả qua chế biến tạo hình. Sở dĩ như vậy vì các bữa cơm không phải chỉ có riêng những người trong nhà chùa ăn mà hàng ngày còn có nhiều khách thăm chùa, khi ngồi ăn cơm cùng nhau nếu chỉ độc món nhà chùa thì sẽ đơn điệu!

- Vậy thì bí quyết là...?

- Cách chế biến không khó nhưng đòi hỏi phải kiên trì thực hành đúng cách. Chẳng hạn, món ''cá kho khô tẩm lá gừng'' là từ quả khổ qua (mướp đắng). Bình thường, mướp đắng khó ăn với số đông người, nhưng nếu biết chế biến thì rất dễ ăn, lại lạ miệng và ngon. Trước hết, phải chọn nguyên liệu là những quả bánh tẻ, không già quá hoặc non quá; đem luộc lên vừa chín, vớt ra ép kỹ cho ra hết nước, cũng là lọc bỏ vị đắng. Sau đó, xắt khoanh dài như khoanh cá quả, cho vào nồi kho với xì dầu, chêm thêm ít lá gừng tươi, đun thật kỹ. Khi đã gần cạn hết nước trong nồi thì bắc xuống, vùi vào tro nóng cho nục. Khi ăn, vị quả khổ qua đã kho có vị béo, bùi, thơm rất giống với vị cá quả hay cá sộp kho tương. Nếu không được giới thiệu thì nhiều người không phân biệt nổi.

Đến nay, nhiều món ăn chay độc đáo ở các nhà chùa đã được giới thiệu rộng rãi. Qua đây, có thể thấy được sự tương đồng trong khía cạnh nhập thế tích cực của các nhà chùa nhìn từ góc độ văn hoá ẩm thực.

Thần Chết
20-06-2008, 08:19
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/images/traisaurieng.jpg

Ghe anh nhỏ mũi tráng lườn
Ở trên Gia định xuống vườn thăm em.
Cùng em ăn trái sầu riêng
Ăn rồi cảm thấy một niềm vui chung.

Con ở miền nam khoái nhất là Sầu riêng hok bít các má và cô ăn chưa,con mang ra làm quà nà.^^!

Hư_Trúc
20-06-2008, 12:17
Dươi đây là các đặc sản của quê hương tại hạ đã đi vào lời thơ tiếng ca thành ngữ tục ngữ dân gian , đố mọi người biết quê tại hạ ở đâu đấy :


Gỏi chình Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua Chợ Huyện


Ai về qua cửa Đề Gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành


Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan


Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá cơm Gò Bồi


Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gửi lên


Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm


Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong
Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao


Bàu Đá mà nhấm mực khô
Có về âm phủ, đội mồ mà lên ...


Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng "đáp án" cho dài đường đi


Ai về "đáp án" cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Cam xã Đoài , xoài "đáp án"

...

( địa danh trong các câu nói toạc ra quê tại hạ đã được thay bằng từ "đáp án" :D )


Ngoài ra còn bánh hỏi , gỏi bưởi Bồng Sơn , bún chả cá QN , bún song thằng An Thái , bánh ướt Bà Lệ , bánh xèo Mỹ Cang , bún tôm Trà Ổ , dé bò Tây Sơn ... vv


Đoán thử xem nào ...


À , tại hạ chỉ giới thiệu đặc sản quê hương chứ không hề khuyến cáo thiên hạ nhào vô cùng măm các món đặc sản mặn à nhe , he he , nếu thử các món đặc sản ... chay thì xin được hoan nghênh nhiệt liệt ;)

vuphuc
21-06-2008, 00:13
Thật ra tại hạ không còn lời nào để nói về đặc sản quê mình nữa. Đại huynh kể hết rồi còn gì! Vậy đại huynh là người BÌNH ĐỊNH rồi còn gì! Hân hạnh ! Ủa, mà sao Hư Trúc huynh đài lại chay tịnh nhỉ? Biết rồi biết rồi, ha ha, nể phục nể phục. Tại hạ cũng là người cùng quê với huynh đài. Mong được chỉ giáo nhiều nha!!

Ha ha! phải nói rằng các bác chưa am hiểu gì lắm lắm về quê hương mình rồi!nhưng có thể biết nhà Thanh lập quốc và tồn tại bao nhiêu năm kia! thật buồn thật buồn! để cho tiểu đệ này giải thích mấy câu trên cho các bác khỏi mắc công nói này nói nọ.

1. Gỏi chình Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua Chợ Huyện

Gồm các món (gỏi Chình còn các món ngon về Chình thì có đây, (http://anan-vietnam.com/vn/hcmc/lasted_news/detail.php?) bánh Tráng còn gọi là bánh Đa, nem chua, còn các từ phía sau là địa danh rõ ràng rồi còn gì! điều thuộc Bình Định cả đó. Ai mà không biết thì... )

2. Ai về qua cửa Đề Gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành

Hồi nào ăn chả cá ở Đề Gi chưa? chưa thì mau chân tới mau kẻo hết!
còn cửa Đề Gi là cửa biển đó chứ không phải là cái window.

3.Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan

Câu này mà không biết thì học lại sách giáo khoa lớp 8 hay 9 gì đó đó,

Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá cơm Gò Bồi

Gò Bồi chắc không ai lạ gì với những bài thơ tình lãng mạng của nhà thơ Xuân Diệu đâu nhỉ ?

4. Còn mấy câu này là quynh Hư Trúc hơi chơi chữ một chút làm làm khó khăn cho các quynh này!

Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng "đáp án" cho dài đường đi


Ai về "đáp án" cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Cam xã Đoài , xoài "đáp án"
Thêm chữ Bình Định vào có đúng âm luật, âm vận câu ca dao?

5. Ai về "đáp án" mà xem
Con gái "đáp án" vừa xinh vừa hiền!

Quynh này càng làm người ta khó hỉu hơn nữa. Phải nói như vầy:

Ai về Bình Định mà xem
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền.

Tại hạ mạo muội thêm mấy câu giải thích thêm phần rõ hơn để cho các quynh khỏi lo toan nghi ngờ và còn.......

LSB-manuvotinh
22-06-2008, 23:11
Sau bài này đề nghị ai post quà quê thì cũng nên đọc rồi tự viết chứ đừng coppy nguyên bản.Mỗi 1 món ăn đều có những cảm nhận khác nhau từ ng ăn,viết đc cái cảm nhận của mình mới đáng quý.

Cốm làng Vòng.

Từ lâu cái thứ quà dân dã này đc gắn với HN,nó hòa quyện với sắc thu để trở thành 1 nỗi nhớ của ng HN những lúc ở xa.
được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. Vì đây là trái vụ nên cốm của vụ chiêm không mấy hấp dẫn. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội.

Đc sinh ra từ cây lúa,nhưng hầu hết các vùng quê khác đều k có cốm...hoặc k làm đc cốm...Thế nên Cốm nghiễm nhiên trở thành đặc sản của HN.

...Với đôi quang gánh,Cốm len lỏi vào các ngóc ngách của HN xưa.Hương cốm thơm quyện với mùi lá sen thoang thoảng...tạo nên 1 bức tranh HN nhẹ nhàng mà quyến rũ.

Sau khi chế biến thì cốm cũng đc chia làm 2 loại.Cốm đầu nia là loại non dành khi thưởng thức dùng kèm với chuối tiêu.Cốm jà thường để xào,cốm xào cũng khá công fu chứ k đơn jản chỉ bỏ đường và cho lên chảo là có đc.Bây jờ để mùa nào cũng đc thưởng thức cốm,ng ta đã chế biến cốm khô,cốm xấy.Nhưng vẫn k thể mang đậm chất quê hương VN như món cốm tươi mùa mới.

vuphuc
23-06-2008, 00:05
Ha ha! phải nói rằng các bác chưa am hiểu gì lắm lắm về quê hương mình rồi!nhưng có thể biết nhà Thanh lập quốc và tồn tại bao nhiêu năm kia! thật buồn thật buồn! để cho tiểu đệ này giải thích mấy câu trên cho các bác khỏi mắc công nói này nói nọ.

1. Gỏi chình Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua Chợ Huyện
Gồm các món (gỏi Chình còn các món ngon về Chình thì có đây (http://anan-vietnam.com/vn/hcmc/lasted_news/detail.php?id=20080611132203), bánh Tráng còn gọi là bánh Đa, nem chua, còn các từ phía sau là địa danh rõ ràng rồi còn gì! điều thuộc Bình Định cả đó. Ai mà không biết thì... ):vio19:
2. Ai về qua cửa Đề Gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành
Hồi nào ăn chả cá ở Đề Gi chưa? chưa thì mau chân tới mau kẻo hết!:blob:
còn cửa Đề Gi là cửa biển đó chứ không phải là cái window.

3.Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan
Câu này mà không biết thì học lại sách giáo khoa lớp 8 hay 9 gì đó đó,:cuoilon: :ping:

Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá cơm Gò Bồi
Gò Bồi chắc không ai lạ gì với những bài thơ tình lãng mạng của nhà thơ Xuân Diệu đâu nhỉ ? :thutinh:

4. Còn mấy câu này là quynh Hư Trúc hơi chơi chữ một chút làm làm khó khăn cho các quynh này!
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng "đáp án" cho dài đường đi


Ai về "đáp án" cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Cam xã Đoài , xoài "đáp án"
Thêm chữ Bình Định vào có đúng âm luật, âm vận câu ca dao?:nhau2:

5. Ai về "đáp án" mà xem
Con gái "đáp án" vừa xinh vừa hiền! :que:

Quynh này càng làm người ta khó hỉu hơn nữa. Phải nói như vầy
Ai về Bình Định mà xem
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền.

Tại hạ mạo muội thêm mấy câu giải thích thêm phần rõ hơn để cho các quynh khỏi lo toan nghi ngờ và còn.......:tanphet:

SatKhi
24-06-2008, 15:39
http://img291.imageshack.us/img291/3808/changayp6.jpg



Chân Gà Nướng Ngũ Vị

Nguyên Liệu :
khoảng 10 chân ga` ta rửa sạnh với rượu trắng và nước cốt gừng cho thơm để ráo
1 gói ngũ vị hương
hành tỏi giã nhuyễn lấy nước cốt
mật ong dầu ăn
muối đường chanh
Cách Chế Biến :

Cho chân gà vào nồi, hấp khoảng 10 phút, lấy ra [ hấp xong lấy ra sẽ ko bị khộ ]
Ướp chân gà với gia vị gồm: ngũ vị hương, muối, đường, nước mắm, dầu ăn, mật ong, nước cốt hành, tỏi, để khoảng 5 giờ, trở đều chân gà cho ngấm gia vị

Cho vào vỉ nướng, thỉnh thoảng, dùng cọ phết gia vị lên chân gà. Nướng cho đến khi chân gà chín vàng, có mùi thơm.

Thưởng Thức

Dùng kèm với muối tiêu chanh

LSB-manuvotinh
26-06-2008, 17:03
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bảy nổi,ba chìm với nước non...

Nghe mấy câu thơ này,đã là ng VN hẳn ai cũng biết.Cứ vào mỗi tiết Hàn Thực 3-3 hương xuân fơi fới...Các bà,các mẹ lại nhộn nhịp chuẩn bị nào gạo nếp,đỗ xanh,cân đường kính,trăm đường phên,đôi lạng vừng hạt,bột sắn và không quên một lọ nước hoa bưởi.Cho món quà quê dân dã đã đi vào thơ ca này.
Những thứ bánh này đã trở thành một trong những thức quà rất lành, ăn lúc nào cũng được. Người ta bán chúng khắp nơi. Đầu một ngõ phố, trước cổng một khu tập thể nhà cửa đã xuống cấp... Có khi mấy đứa con gái lớn chưa kiếm được việc làm bên nhà hàng xóm một hôm bê cái bàn uống nước bằng gỗ tạp của bố ra đặt bên tường, rồi cái bếp dầu, rồi chiếc tủ kính con trong bày đều đặn những đĩa bánh trắng trắng, xinh xinh, đon đả mời chào láng giềng. Thế cũng đủ để có thể thành một chốn ăn 'chơi' cho bọn trẻ, hoặc giả thành nơi tụ bạ của mấy bà về mất sức trông trẻ kiếm thêm dăm ba ngàn rau cỏ cho mấy miệng ăn trong nhà.

Hai món bánh này đc bày trân trọng trên bàn thờ vào mỗi dịp tết mùng 3 tháng 3 của mỗi ja đình ng Việt.Và dường như cũng vào tết Hàn Thực này mà 2 món bánh,ngày thường có khi chả ai muốn ăn lại có dịp "lên mặt" làm kiêu với các món quà,bánh khác.

...Công đoạn thực hiện bây jờ cũng đã đc đơn jản hóa rất nhiều.Vào mỗi dịp 3-3 thì các chợ đều có bán bột xay sẵn,nhân bánh xào sẵn...Chứ k cần ngâm gạo,đậu như các bà các mẹ vẫn làm từ xưa.

Bánh trôi đc chế biến trc bởi nó dùng fần bột khô hơn so với bánh chay.Mỗi viên bánh đc nặn bằng quả nhãn và lồng bên trong là viên đường fên nho nhỏ.Một đĩa bánh đc trưng 7 viên hợp với "bảy nổi".Sau khi đã làm xong bánh trôi,số bột còn lại đc nhào thêm nc để làm bánh chay.Bánh chay viên to hơn và nhân đc làm bằng đậu xanh dã nhuyễn với đường cát,có ng cầu kỳ còn trộn thêm ít mứt bí vào nhân bánh cho lạ miệng.Ba viên bánh đc trưng trong 1 bát hợp với "Ba chìm".

...Với 1 chút dừa nạo,vừng rang rắc lên trên thành fẩm.Một chút nc hoa bưởi sẽ khiến ng ta có cảm nhận như đang ăn cả mùa xuân của đất trời.Cái mùi hoa thoang thoảng,lan nhẹ...quyện với khói hương làm cho k jan trở nên huyền diệu làm sao.

Lên đời cho thứ quà quê này là fải cố jữ đc cái hồn,cái tinh tuý...của nó.Ng ta k thể cho vani hay dầu chuối vào hai món này đc.Mà bắt buộc fải là cái hương mùa xuân thoang thoảng của hoa bưởi.Cũng như bún thang sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu thiếu mắm tôm và bánh cuốn sẽ k có hồn nếu thiếu cà cuống.

Con Hủi
26-06-2008, 17:43
Nói về Phờ bò người ta nghĩ ngay tới Nam Định, nhưng nhắc về Hải Phòng người ta ko thể ko nói tới Bánh Đa Cua.

Thành phần : Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh đa cua bao gồm các nhóm:
Cua đồng: chọn cua béo, phần yếm cua đầy đặn. Cua cái cho lượng thịt và gạch nhiều hơn cua đực.
Bánh đa đỏ. Tạo nên sự khác biệt cho món canh bánh đa cua chính là bánh đa đỏ. Cách chế biến bánh đa đỏ mỗi nơi có một bí quyết riêng. Dư Hàng Kênh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C6%B0_H%C3%A0ng_K%C3%AAnh&action=edit&redlink=1) được cho là vùng làm bánh đa đỏ chính của Hải Phòng.
Nguyên liệu, gia vị nấu nước riêu cua: xương ống lợn (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3n), tôm nõn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%B4m_n%C3%B5n&action=edit&redlink=1), me (http://vi.wikipedia.org/wiki/Me), bột nêm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BB%99t_n%C3%AAm&action=edit&redlink=1), muối (http://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%91i), dầu ăn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%E1%BA%A7u_%C4%83n&action=edit&redlink=1), mắm tôm (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFm_t%C3%B4m), tỏi (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Fi) khô, hành khô (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%C3%A0nh_kh%C3%B4&action=edit&redlink=1), cà chua (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_chua), hành phi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%C3%A0nh_phi&action=edit&redlink=1). Một số nơi còn gia thêm vài tai nấm hương.
Một số loại rau nhúng, chần tái cho vào bát (rau rút (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rau_r%C3%BAt&action=edit&redlink=1), rau cần (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rau_c%E1%BA%A7n&action=edit&redlink=1), rau muống (http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_mu%E1%BB%91ng))
Rau, gia vị ăn kèm: mắm tôm (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFm_t%C3%B4m), ớt chưng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%9At_ch%C6%B0ng&action=edit&redlink=1), ớt ngâm dấm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%9At_ng%C3%A2m_d%E1%BA%A5m&action=edit&redlink=1), rau sống (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rau_s%E1%BB%91ng&action=edit&redlink=1) các loại (rau xà lách, rau ghém làm từ thân cây chuối xắt mỏng, rau kinh giới, giá đỗ v.v.), chanh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chanh&action=edit&redlink=1), quất (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Qu%E1%BA%A5t&action=edit&redlink=1).
Một số đồ ăn kèm khác tùy theo nhu cầu của thực khách: chả lá lốt (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BA%A3_l%C3%A1_l%E1%BB%91t&action=edit&redlink=1), trứng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%A9ng&action=edit&redlink=1), thịt chân giò (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%8Bt_ch%C3%A2n_gi%C3%B2&action=edit&redlink=1), giò tai (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%B2_tai&action=edit&redlink=1) v.v.

Quy trình thực hiện: Làm riêu cua và nước dùng
Cua đồng khuấy trong nước cho sạch hết chất bẩn. Bóc bỏ mai và yếm, cho phần thân cua vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Cho một chút muối vào thịt cua đã nhuyễn và đổ nước vào bóp đều, gạn lấy nước thịt cua. Khi gạn nước đã cạn, phần xác cua còn lại đem lọc qua rây, vải mịn lấy nước. Tiếp tục lặp lại quy trình gạn, lọc một hai lần cho hết thịt và bỏ xác cua.
Nước có thịt cua được đặt lên bếp đun nhỏ lửa, mở vung và khuấy nhẹ tay cho thịt cua không bị bám dưới đáy nồi. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước dùng gần sôi thì ngừng khuấy, để thịt cua nổi lên và đông kết thành tảng. Dùng vá, muôi hớt thịt cua trong nồi cho ra bát to. Cho me quả vào nồi nước cua và tiếp tục đun sôi lăn tăn. Khi me chín nổi lên trong nồi nước, vớt ra khỏi nồi và dầm trong bát với một chút nước để gạn lấy nước chua và trút nước me vào nồi. Cho thêm bột nêm, mì chính, muối, một chút mắm tôm, nêm nếm nước cho vừa ăn.
Lấy một que nhỏ hoặc đũa nhỏ và gẩy lấy gạch cua trong mai cua. Cho dầu ăn hoặc mỡ nước (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%E1%BB%A1_n%C6%B0%E1%BB%9Bc&action=edit&redlink=1) vào chảo, phi thơm hành khô, tỏi khô băm nhuyễn và cho gạch cua vào xào nhanh, trút lên bề mặt của thịt cua đã vớt ra khỏi nồi. Cho tiếp cà chua xắt miếng vào chảo mỡ vừa xào gạch và đảo cho chín sau đó trút cà chua vào nồi nước dùng.
Một số người nội trợ không vớt thịt cua ra khỏi nồi nước dùng mà để nguyên trong nồi, khi đó gạch cua phi thơm sẽ được trút lên trên phần thịt cua. Một số người nội trợ khác, để tăng số lượng thịt cua, hoặc để cho thịt cua đông chắc hơn, thường khuấy trộn nước thịt cua với chút lòng trắng trứng hoặc đậu phụ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%ADu_ph%E1%BB%A5&action=edit&redlink=1) tán nhuyễn trước khi đun. Nồi nước dùng cũng có thể được ninh từ xương ống lợn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=X%C6%B0%C6%A1ng_%E1%BB%91ng_l%E1%B B%A3n&action=edit&redlink=1), chút tôm nõn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%B4m_n%C3%B5n&action=edit&redlink=1) hay sá sùng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%C3%A1_s%C3%B9ng&action=edit&redlink=1) sau đó lọc sạch lấy nước dùng trong, thậm chí có nơi còn gia thêm vài tai nấm hương cho dậy mùi thơm.

Chuẩn bị các loại rau:

Rau muống, rau cần nhặt rửa sạch, cắt khúc. Rau rút bỏ bấc và tước vỏ, chẻ nhỏ hoặc ngắt đoạn vừa ăn, rửa sạch. Đun sôi một nồi nước khác và luộc, chần rau, chú ý rau rút chỉ nhúng sơ mới giòn, ngọt và không bị dai. Bày các loại rau ra đĩa hoặc rổ riêng từng góc.Rau ghém, rau sống các loại rửa sạch bày ra đĩa.


Chuẩn bị bánh đa:

Bánh đa ngâm nước lạnh, rửa sơ. Đun sôi nồi nước và chần bánh đa đỏ nhanh trong nồi trước khi cho vào bát trình bày.

Trình bày và thưởng thức: Sắp bánh đa đã chần vào tô, bát to. Bày mỗi loại rau (rau rút, rau cải, rau muống) một góc của bát, múc thịt cua cho vào bát và bày thêm vài ba miếng cà chua cho đẹp. Bày thêm chả lá lốt, giò tai v.v. nếu thực khách yêu cầu. Chan nước dùng thật nóng lên bát và rắc hành khô phi thơm. Ăn kèm với rau ghém các loại, ớt chưng, chút mắm tôm, chanh (quất), ớt ngâm dấm.

http://www.vnn.vn/dataimages/original/images145251_banh-da-cua.jpg http://monngon.sky.vn/files/2008/06/f685279cf0f53d398a74433d379bb304-banh-da-cua.jpg (http://monngon.sky.vn/files/2008/06/f685279cf0f53d398a74433d379bb304-banh-da-cua.jpg)http://static.timnhanh.com/sanhdieu/images/graphics/blank.gif http://static.timnhanh.com/sanhdieu/images/graphics/blank.gif
http://farm2.static.flickr.com/1217/1210201279_c9651c78a1.jpg

LSB-manuvotinh
26-06-2008, 22:54
http://i217.photobucket.com/albums/cc160/ngoc_lieu/linhtinh/BanhBo.jpg


Cũng như món chín tầng mây hay kẹo kéo,nó là món ăn vặt của trẻ nhỏ được bán rong trên đường fố HN.Cũng đc chủ nhân đeo rong ruổi trên đường như những món kia,chỉ khác là k quay số như kẹo kéo hay chín tầng mây.

Bánh có mầu trắng ngà,ruột xốp mềm,thơm mùi rượu lên men và dai dai chứ k như bánh sừng bò là loại bánh mỳ ngọt như bây jờ...Bánh đc hấp chứ k nướng như bánh sừng bò nên mặt bánh bóng láng,trắng trơn còn ruột thì xốp mềm hấp dẫn.Cũng chỉ với độ 2-500đ là có đc 1 miếng bánh bò hình tam jác cỡ bàn tay.

...Nguyên liệu để làm nên thứ bánh dân dã này cũng lại là bột gạo và để có mùi đặc trưng thì k thể thiếu nc cơm rượu.Sau này ng ta còn cho thêm nc lá dừa để át vị chua và thay vào đó là vị ngọt sữa dừa.Nhưng ngon nhất,nguyên bản nhất vẫn là cách làm cũ,nó dậy lên cái hương vị tuổi thơ của cái thời bao cấp.

Độc Cô Y Nhân
26-06-2008, 23:53
http://saga.vn/Upload/TranTriDung/bunthang.gif

Bún Thang đc coi là nữ hoàng của các món bún vì nó đc chế biến cầu kỳ và số lượng các nguyên,vật liệu để chế biến đc nó.

...Bát bún thang là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc.Trên nền trắng tinh của bún sợ nhỏ là cái vàng rộm của trứng...điểm xuyến bên cạnh những lát thịt gà và những sợi jò lụa trắng hồng là màu xanh ngắt của rau...màu nâu nhạt của củ cải muối.Thêm một chút mắm tôm tím sẫm bát bún bốc khói như ân cần,mời mọc ng ta.

Người HN ăn bún thang còn tinh tế cho thêm chút tinh dầu cà cuống.Món ăn này đc coi là cao cấp,lịch sự...chứ k như những món quà quê bình dân khác.

Tình thánh Hạo Nam
30-07-2008, 22:46
Một lần đi chơi Bến Tre ngủ đêm tại đó , nhưng không ngủ mà bày tiệc ngoài trời mình được ăn món thịt nướng ngon quá trời : "sườn heo và gà nướng nước dừa " .
Hương vị thật đậm đà , thật lòng khó quên được ( mình vốn tham ăn )
Gà thì nhà có sẳn còn sườn heo thì đi chợ mua lúc chiều
Đem ra chặt miếng vừa ăn ướp nước dừa ( loại dừa xiêm lửa có trồng vài cây trước nhà ) , nước mắm , bột nêm , gia vị hành tiêu tỏi ớt ...
Đến đêm thịt thấm bày ra giữa trời dùng cây xiên qua thịt nướng trên bếp than hồng , thỉnh thoảng dùng cọ quét nước ướp lên cho thịt vàng và mềm , óng ả và mình cũng học được một điều trong lúc nướng thịt : không nên trở liên tục , thịt sẽ khô .
Thịt vừa chín ăn nóng với rau sống thêm một vài cọng thì là , thật là tuyệt vời , vừa hít hà với cái nóng vừa tận hưởng chất thịt chảy ra do nướng thịt vừa tới không bị mất nước .
Sau lần đó mình không được thưởng thức thêm lần nữa . Mình cũng định nhờ mẹ làm cho mình ăn nhưng mình sợ sẽ làm mất hương vị buổi ban đầu . Thế là không ăn mà nhớ mãi đến giờ .

HànTuyếtBăng
08-09-2008, 16:39
Mùa này là bọn tớ lại mon men xuống các tỉnh miền Tây để thưởng thức hương vị đặc sản đặc quánh quê mùa, hương đồng lúa rạ.
Tiện thấy các bạn kể nghe mà thèm quá, mạo muội tán về món dân quê: "chuột đồng nướng"

- Giữa cánh đồng mênh mông vừa gặt xong lởm bởm những ụ rơm chất đống, chuột đầy trong đó. Chỉ một que diêm đốt xung quanh thế là 5 phút sau có món chuột thui mập mềm.
- Việc còn lại là chỉ việc lấy ra, cắt đầu, mổ bụng sạch sẽ xong xui ướp ngũ vị hương và một chút nước mắm hay tương cũng được, để khoảng nửa tiếng cho hương gia vị ngấm vào thịt chuột. Tiếp chuốt mớ que tre, xỏ chuột lên và nướng lửa rơm thế là xong mùi thơm bay nức cả đồng ấy nhở. Ngửi là thèm rồi! Nhưng để thêm phần hấp dẫn thì cần có món chấm nữa.
- Nước chấm thì lấy xài non trộn nước mắn hay là muối tiêu chay cũng được.
- Việc còn lại là kẹp thịt chuột nướng với rau sống tập tàn, chấm và bỏ vào miệng nhai từ từ và thưởng thức vị ngọt, mùi thơm từ thịt chuột vốn là lúa, là gạo ra (vì chuột ăn mà).
- Một tí rượu nhâm nhi nữa là quên cả lối về.
- Tuần sau đi Cà Mau là tớ được thưởng thức món ghiền khoái khẩu nữa rồi, tự dưng nhắc chi cho thèm quá!

http://farm1.static.flickr.com/161/338590614_939f643fa9.jpg

NamVuongThanhChu
08-09-2008, 17:13
Nói là thịt chuột nhưng lại post ảnh Tôm thì phải :D
Thịt chuột mình ăn rồi nhưng chế biến theo cách HTB nói thì mình chưa được thưởng thức, Đặc sản thịt chuột đồng quê mình:
Vì làng mình gần con sông Luộc nên phù sa bồi đắp rất nhiều, bãi quê mình chuyên trồng Ngô, Ngô tốt nên chuột cứ gọi là béo mập. Thỉnh thoảng về quê lại mấy thằng rủ nhau đi bắt chuột.
Về đập chết rồi vặt sạch lông, thui cho hơi vàng lên.
Sau đó cắt bỏ đầu, đuôi, bàn chân, lòng.
Tiếp theo chế biến như làm giả cầy :D
Tối đến tập trung uống rượu phê tít :D

hiep_khach_lyhuong
08-09-2008, 20:28
quê tớ ở Huế nên có rất nhiều đặc sản, ko cần nhiều tiền bạn đã có thể chọn cho mình 1 vài món ăn thật tuyệt như: cơm Âm Phủ, cơm hến,mẽ xững, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc,bún bò, tôm chua,....và vô vàng những món chè đặc biệt....mình khoái nhất là món tôm chua.....nghĩ đêé là thèm roài nè....đi ăn cái đã...măm măm....ngon tuyệt

thienthubinh
22-09-2008, 00:26
Đặc sản quê Bình là nhút, tương. Đến nỗi người ta lưu truyền câu nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn

Nhút Thanh Chương

Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương.

Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Hàng ngày trong bữa cơm, nhút có thể được dùng ăn với cơm. Chỉ cần tý nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào.

Tương Nam Đàn

Cũng như nhút Thanh chương, tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn, được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô do người nông dân làm ra.

Khác với tương Bần ở ngoài Bắc, tương Nam Đàn có màu vàng nâu. Mùi tương có vị thơm của đậu tương rang quyện với mùi mốc nếp, mốc ngô.

Làm tương không những đòi hỏi kỹ thuật mà còn phải có sự kiên trì. Ngay từ tháng Năm âm lịch, người ta đã bắt đầu chuẩn bị cho công việc làm tương. Muốn tương thơm ngon, trước tiên phải phơi mốc được nắng. Mốc tương được làm bằng nếp hay ngô. Nếu làm mốc bằng gạo nếp thì phải hong chín, rải ra nong, lấy lá nhãn đắp ủ cho đến khi lên mốc mới đưa ra phơi nắng. Còn ngô nếp thì phải ủ cho ngô nứt mầm, lúc đó bột chuyển hoá thành đường sẽ ngọt. Đem ngô giã nhỏ, hong lên rồi ủ với lá nhãn, đến khi lên mốc đem ra phơi nắng. Đậu tương đem rang, để nguội và đem xay cho vỡ đôi, vỡ ba, sau đó cho vào nồi nấu chín rồi đổ vào chum hoặc ché và đem phơi nắng.

Nước làm tương cũng được chọn lọc rất cầu kỳ. Nước mưa là được nhiều người ưa dùng nhất. Nếu không có nước mưa thì người ta lấy nước từ sông Lam vào lúc đêm thanh vắng, để ít ngày cho lắng cặn, sau đó gạn lọc kỹ càng.

Tiếp theo là đem trộn mốc tương vào tương và bỏ muối theo một công thức nhất định. Nếu bỏ nhiều muối thì tương mặn mất ngọt, mất vị ngon. Nhưng nếu bỏ ít muối thì tương sẽ bị nhạt và hỏng.

Sinh thời, Bác Hồ cũng rất thích ăn tương. Mỗi lần ra thăm Bác, đoàn đại biểu Nghệ An không quên biếu Bác chai tương quê nhà.

bao3695
11-10-2008, 22:59
Bánh Cáy Thái Bình

Được làm từ nguyên liệu chính là gạo, gừng và nhiều nguyên liệu khác. Nhắc đến Thái Bình chắc ai cũng biết đặc sản của Thái Bình là bánh cáy Làng Nguyễn.
Hiện nay có rất nhiều nơi làm giả bánh cáy Làng Nguyễn, dùng những nguyên liệu không ngon, phương pháp làm không giống với phương pháp cổ truyền nên ăn rất chán, nếu thật sự mua được đúng bánh cáy chính gốc thì mới biết được hương vị tuyệt vời của nó

VŨ NGỌC CHI MAI
09-04-2009, 14:35
Những món các bạn nói làm mình thèm quá! Nhưng vì mình nghèo, nên... hix hix... hổng có tiền tàu xe để đi thưởng thức. Thôi thì mình giới thiệu một món rẻ thiệt là rẻ...rẻ hơn các món của các bạn nói rẻ ở trên nhé!

MÓN BÁNH BÈO RẠCH GIÁ, có ai từng thưởng thức chưa???
Cầm trên tay cái chén nóng hôi hổi, cái muỗng bé xíu múc lấy một miếng bánh vừa trắng, vừa dẻo, vừa mềm, vị ngòn ngọt lại béo gậy mùi nước cốt. Bạn sẽ không bao giờ quên được nó khi miếng bánh bắt đầu tan trên lưỡi bạn. Giá mỗi chén như thế chỉ 600đ, mà mình hứa chắc với các bạn là khi đã ghé vào đó thì bạn phải ăn từ một chục cái trở lên!!!
Đường đi thì dễ lắm. Đến thành phố Rạch Giá, rẽ xuống Xóm Lò Heo là bạn sẽ gặp ngay!!! Bánh gia truyền đó nha, không tìm được ở nơi khác đâu!!!

blackdeathyu
03-06-2009, 08:28
Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, từ thời khai hoang lập ấp những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết gói bánh tét bằng gạo lúa nổi để cúng tạ ơn trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên. Ngày nay, mặc dù thị trường bánh mứt Tết phong phú nhưng đối với người dân vùng đất phương Nam đòn bánh tét là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền.
http://img188.imageshack.us/img188/6151/banh1.jpg
Bánh tét vốn khá quen thuộc với người dân miền Nam, thế nhưng cách làm bánh tét thì không phải nơi nào cũng giống nhau. Nếu ở Sài Gòn bánh tét chỉ thuần túy dùng gạo nếp và đậu xanh thì xuống đến miền Tây bánh tét trở nên “đa sắc” hơn với bánh tét ngũ sắc, bánh tét lá dứa, bánh tét gấc, ra đảo Phú Quốc thì có bánh tét mật cật... Và góp phần vào sự phong phú đa dạng của bánh tét miền Nam, người Cần Thơ có một loại bánh tét rất nổi tiếng là bánh tét lá cẩm.

Tại Cần Thơ, có rất nhiều lò và cơ sở làm bánh tét khá nổi tiếng như lò bánh tét của chị Tư Ðẹp, chị Tư Cẩm, Minh Tân... nhưng nhắc đến bánh tét lá cẩm thì mọi người thường nhắc đến bà Sáu Trọng hay hàng xóm quen gọi bà là “Bà Sáu bánh tét bánh ít.” Tuy không có lò hay cơ sở sản xuất lớn như các chủ khác ở trung tâm thành phố Cần Thơ, nhưng cái tên bà Sáu Trọng đã gắn liền với loại bánh tét lá cẩm ở đất Bình Thủy này.

Tôi tìm đến nhà của bà Sáu vào những ngày cuối Tết, căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm 127 đường Trần Quang Diệu (quận Bình Thủy) khá yên tĩnh nhưng luôn chộn rộn với nồi bánh tét to luôn đỏ lửa nghi ngút khói. Các thành viên trong gia đình bà Sáu đang ngồi quây quần trước hiên nhà, mỗi người một việc, người gói bánh, người xào đậu làm “nhưn,” người xé lá cắt dây... Gói bánh đi bán từ thời con gái 15-16 tuổi đến nay đã 77 tuổi bà Sáu vẫn gắn bó với nghề gói bánh. Dù bà Sáu đã chính thức “bàn giao” xề bánh tét bánh ít ở chợ cho người con gái út của bà là chị Út, vậy mà: “Con Út đi bán, bà già rồi tụi nhỏ không cho bà đi bán nữa! Tuy đã “truyền” nghề lại cho nó nhưng cũng phải tiếp nó một tay, còn sức thì còn làm, giúp đỡ con cháu được gì thì cứ giúp, đôi khi cũng phải chỉ dạy nó nhiều thứ! Bà đã gắn bó với cái nghề gói bánh tét bánh ít này từ cái thời mười lăm mười sáu, đến nay đã bảy bảy rồi! Bưng xề bánh đi bán nuôi cả đàn con, bây giờ tụi nó lớn hết trơn! Bà có cháu nội cháu ngoại hết rồi!” Bà Sáu vừa kể vừa mời tôi “Ăn một khoanh đi cháu!”

Bánh tét lá cẩm là một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng, bà Sáu cho biết khách hàng quen của bà Sáu ở khắp nơi, không chỉ ở địa phương mà tận các vùng Kiên Giang, Long Xuyên, Hậu Giang... mọi người vẫn thường xuyên gọi điện thoại đặt bánh vào các dịp giỗ chạp, lễ lạc từ mấy chục năm nay. Và đặc biệt là những khách hàng Việt kiều, họ thích ăn bánh tét của bà Sáu vì nó “tự nhiên, vừa ăn”. Tôi đã nghe một vài nhận xét rất chân tình của một vài người quen thích ăn bánh tét của bà Sáu rằng: “Ở Cần Thơ vẫn có nhiều lò gói bánh tét lá cẩm, bánh tét ba màu có nhưn thập cẩm được một số người đánh giá là “ngon hơn” bánh tét của bà Sáu nhưng theo tôi ăn kỹ và ăn lâu thì mới thấy bánh tét của bà Sáu “ngon dai” hơn bánh tét ở những lò khác. Bánh tét của họ ngon ở miếng đầu thôi còn bánh tét của bà sáu “vừa ăn” từ da bánh đến nhưn bánh nên có thể ăn lai rai “từ hăm đến ra mùng” hết rồi vẫn thấy thèm hoài!”


Theo chị Út - con gái của bà Sáu, muốn có một đòn bánh tét lá cẩm ngon, người gói bánh phải mất nhiều công phu: “Trước hết, phải chọn được loại nếp mù u dẻo tròn, lá cẩm hái về rửa sạch rồi nấu lấy nước. Trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, dằn thêm tí muối, sau đó tiếp tục xào nếp với nước lá cẩm. Nhưn dành cho loại bánh tét lá cẩm này cũng hết sức phong phú, có thể là nhưn chuối, nhưn đậu ngọt, nhưn thịt, nhưn mỡ, nhưn tôm khô, lạp xưởng, giò heo bắc thảo, trứng, đậu phộng, nắm đông cô... Phần nhưn luôn tùy theo yêu cầu của khách mà mình làm. Cũng có cả bánh tét nhưn chay!”

Mất từ 4-5 tiếng để nấu một nồi bánh tét, bà Sáu còn cho biết thêm muốn bánh tét “ăn lâu” khi gói phải buộc thật chặt. Khi bánh chín, cắt ra một khoanh sẽ thấy sự phối màu thật đẹp mắt: bên trong khoanh bánh màu tím thẫm là một chút màu vàng của đậu, màu trắng của mỡ, màu hồng của thịt nạc, màu đỏ cam của tròng đỏ trứng vịt muối. Cũng theo lời chị Út căn dặn, trung bình một đòn bánh tét lá cẩm có thể để trong năm ngày đến một tuần, nếu muốn để lâu hơn thì phải cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn đem ra “hấp lại” bánh tét vẫn ngon như mới nấu.

Bánh tét lá cẩm không chỉ dùng để đãi khác những ngày đầu năm đậm đà hương vị quê hương mà có thể mang tặng những người thân quen một cặp bánh tét lá cẩm có màu tím thủy chung với ý chúc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thịnh vượng.

Cách làm bánh tét lá cẩm:
Nấu trong 5 giờ gồm 30 bánh
Nguyên liệu:
* Phần vỏ bánh:
· 2 kg nếp (không lộn gạo
· 800 gr dừa khô
· 2 muỗng cafê muối
· 3 xấp lá chuối hột
· 1 bó dây lạt
· 1bó lá cẩm
*Phần nhân bánh:
· 600gr đậu xanh cà
· 200gr mở thịt
· 5 tép hành lá
· 5 muỗng café mỡ nước
· ½ muỗng café muối

Cánh làm:
1/ Nhân bánh:


Dừa khô vắt lấy 2 chén nướccots và 4 chén nước giảo.
Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ,nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn.
Hành lá xắt nhuyễn.
Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm
Bắc chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vảooi đến đậu xanh, muối, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần


http://img192.imageshack.us/img192/1985/banh2.jpg


Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ
http://img192.imageshack.us/img192/8872/banh3.jpg


2/ Xào nếp:
· Lá cẩm nhặt lấy lá,, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá.
· Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp, 1 muỗng rưỡi muối vào xào đến khi nếp ráo hơi
có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân

http://img230.imageshack.us/img230/8493/banh4.jpg


3/ Gói bánh:
· Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài.
· Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong.
· Lá bịt đầu căt ngang 5cm, chiều dài 15cm.
· Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá.
· Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài.
· Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa

http://img230.imageshack.us/img230/1690/banh5.jpg


Gấp 2 mí lá ngoài lại vứi nhau, cuốn tròn , dùng dây lạt cột ở giữa

http://img44.imageshack.us/img44/9994/banh6.jpg


Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư.Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau

http://img199.imageshack.us/img199/2899/banh7.jpg


Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự


http://img199.imageshack.us/img199/3659/banh8.jpg


Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh - tức buộc 2 đầu chéo nhautheo chiều dọc đòn bánh đẻ giữ cho lá 2 đầu không bung ra


http://img199.imageshack.us/img199/7060/banh9.jpg


Dùng dây lạt buộc từ 6à 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh



http://img199.imageshack.us/img199/4259/banh10.jpg


Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại,cuốn thành bím



http://img199.imageshack.us/img199/2316/banh11.jpg


4/ Nấu bánh:
· Bắc nước thật sôi, xếp bánhvào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 2 giờ cho bánh chín.
5/ Yêu cầu thành phẩm:
· Bánh gói đều tay, nếp dẽ chặt, nhân phải ngay giữa,
· Bánh có vị béo, mặn, ngọt vừa ăn .


ST: muivi.com

anhson9
22-06-2009, 16:55
Đặc sản chổ tớ đang ở là 5 nước,4 đá,một nước cốt chè.trà đá là đặc sản mà tớ thấy bày bán nhiều nhất ở nơi tớ đang sống

Dương Nghiệp
24-06-2009, 20:16
Bánh bèo

Giới thiệu

Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng có nhiều ở miền Nam Việt Nam.

Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quởng Nôm thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.

Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.

Cách làm

Nguyên liệu:
- 150g bột gạo - 100g bột năng - 200g tôm đất sống - 100g nạc dăm - nước mắm ngon và ớt xanh - 1 muỗng cà phê đầu hành băm nhỏ - muối, tiêu, dầu - 2 muỗng canh hành lá cắt nhỏ


Cách làm:
- Cho bột gạo và bột năng vào tô lớn. Pha 3 chén nước lạnh, nêm chút muối và một muỗng canh dầu ăn, khuấy bột tan trong nước. - Cho nước lạnh và xếp chén vào xửng nấu sôi nước trong xửng 10 phút, chén nóng múc bột vào 1/2 chén, hấp 15 phút bánh bèo chín, lấy ra để nguộị - Tôm lột vỏ lấy chỉ đen trên lưng, thịt băm nhỏ cùng tôm, ướp muối tiêu và đầu hành - Nấu dầu sôi cho hành lá vào trộn đều 5 phút, múc ra chén, cho tôm thịt vào xào chín, nhấc xuống - Bày bánh bèo ra đĩa, múc tôm thịt cho lên bánh bèo, và rưới mỡ hành, dọn ăn cùng nước mắm và ớt xanh.

(Sưu tầm từ nhiều nguồn, Wikipedia, phithuongbatphu,...)

phieu_dieu_khach
03-07-2009, 10:48
Ở Quảng Trị của tại hạ thì có ít thôi, chỉ có mỗi Rượu XiKA,nói là rượu nên mọi người cho là tầm thường và ở đâu cũng có, nhưng rượu ở đây vô cùng đặc biệt, nó mang tính đặc thù do nguồn nước thiên nhiên ban tặng tạo nên hương vị : Đậm đà -dịu ngọt, mà chỉ duy nhất có làng Kim Long sản xuất được.
- Các Sản phẩm chủ yếu của làng nghề gồm có:

I “Rượu trắng nguyên chất (từ 450 - 290) Gồm:

1. 470 - Đóng chai 750 ml

2. 450 - Đóng chai 150ml, 500ml, 650ml, 750ml, 1lít, 4lít.

3. 390 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

4. 290 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

II-Rượu bổ chức năng qua chế biến:

1. Sâm 450 - 290 gồm:

Sâm 450 Đóng chai 800ml.

Sâm 390 Đóng chai 750ml.

Sâm 290 Đóng chai 750ml.

2. Rượu rắn“ Cá Ngựa- Bò cạp “Bữa củi cỏ cú. Đóng chai từ 500ml “50 lít
Ai có nhu cầu thì liên lạc hen ;)

thủy tâm
03-07-2009, 12:01
Quê tôi tên gọi Long An
Đầu nguồn dòng chảy đồng bằng cửu long
Mây trời sông nước mênh mông
Nhấp vài xị đế cho lòng thảnh thơi :D

Hihi, thấy quê ai cũng có đặc sản quá trời, quê mình có gì nhỉ. Thui kể ra vài thứ bình dị cho nghe chơi, không phải là đặc sản gì, nhưng chỉ ở quê mình mới thấy là nó ngon nhất:
Một là rượu đế gò đen
Hai là lúa nếp nàng thơm chợ đào
Còn ba với bốn là chi
Dưa hấu ruột đỏ, thanh long đuôi dài :D
Đơn sơ vài thứ thui, chứ kể nữa hok bit sao cho hết àh nha :cuoilon:

muaban1001
03-07-2009, 14:39
Phở cuốn Hà Nội cũng tuyệt vời lắm ta.

Cũng với những nguyên liệu như thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng bánh phở không phải chan với nước dùng mà được cắt thành từng miếng vuông và cuốn lại như nem.
Tui đinh cho Image vào, nhưng không được.. Mọi người thông cảm nhé! :D

Hoài cổ
03-07-2009, 20:02
Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua.

Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt... Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn”... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.

Nằm trên tuyến đường hướng ra biển Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.

Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu (chế độ cũ) và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy!
(ST)

Dương Nghiệp
08-07-2009, 17:27
Phở chua Cao Bằng

http://www.hopham.vn/AmThuc/Nam2008/ToPhoDacBiet4.jpg

Phở chua Cao Bằng ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay. Món phở ăn kèm rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn.


Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.

Bánh phở thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm bằng gạo Cao Bằng ngọt dẻo. Bánh phở được, dàn đều trong bát, phủ lên những lát gan, lạp xườn rán cháy cạnh, vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những thịt vịt quay vàng rộm, điểm vài ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, miến và khoai cũng được thái chỉ chao giòn. Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng.

Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt quay Thất Khê, Cao Bằng cũng đã là một đặc sản hấp dẫn rồi.

Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Một số thực khách khi dùng món phở chua thường nhấm nháp cùng chén rượu Tắp Ná huyện Thông Nông hoặc rượu Lẩu Pảng huyện Hà Quảng. Rượu Lẩu Pảng được trưng cất từ bột cây báng lâu năm trên núi đá, men làm từ quả trầm hương, ủ bột xuống đất gần một tháng, đợi tiết trời vào thu có nhiều sương thì đem phơi rồi mới đem chưng cất. Ðây là thứ rượu thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe và phòng chữa được nhiều bệnh.

(Theo Nhân Dân)

maudonvuong_ph
08-07-2009, 17:47
Nhìn mãi mà không thấy ai cùng quê với mình. Buồn!

Quê mình cũng không cód đặc sản gì cả nhưng người ta thường nói "dân thanh hóa ăn rau má, phá đường tàu" vậy chắc đặc sản quê mình là rau má rùi. hì.
Rau má có thể ăn sống. Xay lấy nước để uống. giải nhiệt
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh033.htm
hihi. Nhắc đến xứ Thanh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh gai tứ trụ và nem chua Thanh Hóa
Về nem chua Thanh Hóa
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Nem-chua-xu-Thanh/10723273/239/
Còn bánh gai tứ trụ
http://www.samson.vn/modules.php?file=article&name=News&sid=161

LSB_Tuyết Phong
08-07-2009, 18:50
Rượu bầu đá! Đặc sản không nhỉ?

Hic...ực ực...ót.... :D

P/S.

Rượu bầu đá hay còn gọi là rượu "bàu đá", có nồng độ rượu khá cao, là một trong những đặc sản rượu đế của tỉnh Bình Định. Do được chế biến từ một làng nhỏ mang tên Bàu Đá ở tỉnh Bình Định, mà có tên ấy. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, mọi người cứ gọi nhầm thành ra về sau, chúng ta biết đến loại rượu này như "Bầu Đá".

+ Quy trình trưng cất:

Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu. cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.

(wikipedia)

Lưu ý thêm, rượu bầu đá là chân phẩm nhất nhì trong tỉnh Bình Định đối với những tửu nhân như ttk. :p

Rượu uống vào không gây khó chịu, chóng mặt + nhức đầu. Hoàn toàn được nấu bằng gạo lứt thơm ngon với phương pháp nấu rượu gia truyền. Rượu có màu trắng trong, hương thơm thoang thoảng. Uống vào có vị thơm nồng nhưng không gay gắt.

Dạo sau này, có rất nhiều loại Bầu Đá bị giả mạo (hoặc nói cho đúng là sản phẩm ăn theo). Những loại này gần như là đủ mùi đủ vị, như nếp hương, nhân sâm, nhung, tắc kề, .. với nhiều loại kiểu dáng + màu sắc khác nhau.

Vì vậy, đối với những anh hào hiệp nữ muốn uống rượu bầu đó, nên cẩn thận xem rõ hàng thực hư. Đệ nhị danh tửu do nhà thơ Tản Đà phong không phải chỉ là hư danh, vì vậy đừng mua lầm hàng ngoại lai mà cứ tưởng là hàng thật mà cất lời chê khen hàng nguyên thủy nhé! ;)

Chúc vui. Thân!

Dương Nghiệp
11-08-2009, 21:05
Phở khô Gia Lai - Phở Hai Tô

Phở khô Gia Lai dùng thịt bò trần và nạc heo băm nhỏ. Phở ăn kèm tương và sa tế rất hợp vị. Người Gia Lai xem món phở khô như một phần không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của nơi này.

http://www.amthuc365.vn/forums/imagehosting/1048fef45425883.jpg

Phở khô là sự kết hợp của hai nguyên liệu: thịt heo và bò trong cùng một món ăn. Để có nước lèo trong, ngọt, người ta nấu xương heo và bò trong nồi nước lèo và phải giữ lửa liu riu khoảng 5-7 giờ để ninh xương thì nước lèo mới ngọt đậm, và phải canh hớt bọt liên tục.

Thịt của phở khô là thịt bò non hoặc thịt bê. Thịt được thái mỏng, trụng thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào chén nước, đây là phần nước dùng của phở. Còn thịt nạc heo băm nhuyễn được cho vào tô trên mặt của bánh phở đã trụng cùng với hành phi. Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế.

Tô phở khô được dọn lên, ngoài chén nước dùng, các loại rau, còn một gia vị không thể thiếu là tương xay và sa tế. Tương có vị vừa mặn nhưng vẫn có chút ngòn ngọt của đậu được lên men. Cho tương vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm tí sa tế để thêm vị thơm, cay. Vị ngọt của miếng thịt bò non mềm cùng vị ngọt của nước dùng cứ hòa lẫn, càng làm cho món ăn trở nên hoàn thiện. Hương vị của phở khô khác hẳn với phở xào, áp chảo, còn nước dùng của nó khác với món phở Bắc truyền thống. Ở thành phố, được thưởng thức một món đặc sản của vùng Tây Nguyên cũng thú vị.

pt1506
23-12-2009, 12:18
Bánh đậu xanh là một loại đồ ngọt làm từ bột đậu xanh quyết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Bánh thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Địa phương làm bánh đậu xanh nổi tiếng là Hải Dương.

Nguyên liệu để chế biến bánh gồm: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Tất cả đều phải được chọn lọc và được chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn, phải được xem xét cẩn thận để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh. Bánh từ lâu đã được đóng theo một cách ổn định riêng: 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi.

Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay, thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhãn hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương, rồng vàng... Dọc các phố lớn trong thành phố và nhất là dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Thành phần của bánh đến nay chưa có gì thay đổi, nhưng công cụ sản xuất, vệ sinh công nghiệp, bao nhãn và phương pháp quảng cáo đã đạt trình độ cao. Nếu bánh làm tốt, có thể sử dụng được trên 100 ngày.

Ngày xuân ngồi bên tách trà nóng , thưởng thức một khẩu bánh đậu xanh. Hương vị ngọt ngào của bánh kết hợp cùng vị chát của trà mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao. Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.

sutivnn
18-02-2011, 21:03
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn thế, nó đã trở thành một "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào của đất và người nơi đây.

Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong danh sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.



Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ, những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du khách thưởng thức.

Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất này.



Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát.

Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa người Hưng Yên. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thiên tai, hương vị của nhãn lồng Hưng Yên vẫn không bị mất đi mà mặc nhiên trở thành "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng của vùng quê ấy.

BaZai
03-06-2011, 16:40
Từ thời Pháp thuộc chỉ có 2 loại rượu nổi tiếng nhất Đồng Bằng Bắc Bộ là rượu Vân và rượu Mai :D " Tự xướn tý " . Thì quê mình sở hữu rượu Mai .

Huyết Lệ (Huyết công tử)
04-12-2011, 11:19
Tại Sài Gòn quê mình thì đặc sản chính là Tất cả đặc sản cả nước
nghe có vẻ lạ, nhưng là sự thật vì SG là vùng đất hội tụ của món ăn khắp mọi vùng miền cả nc..........

yurius3
21-05-2012, 20:56
ở quy nhơn các bạn ăn bánh ít lá gai , vừa thơm vừa ngon :))

minhsuhotboy
01-08-2012, 20:21
dat san mien tay TRÀ VINH banh canh BẾN CÓ moi quy khach du ung ho dum nhe !

minhsuhotboy
01-08-2012, 20:22
co rat nhieu diem hoi tu nhung khu du lich khi ban da tung den we huong TRA VINH we huong giau dep tinh dat tinh nguoi...........