PDA

View Full Version : Chuyện cưới xin và ý nghĩa các phong tục


Tiêu Dao
11-02-2008, 20:04
Trước và sau Tết là mùa cưới nên tớ mở chủ đề này.

Lập gia đình thì chắc 70% sẽ phải trải qua không sớm thì muộn (số 30% còn lại không biết vì sao). Và mỗi vùng miền, mỗi nước có phong tục khác nhau. Giới hạn chủ đề thảo luận này chỉ đề cập tới chuyện cưới gả của người Việt.

Về một số phong tục thì ở bài viết này đã có trình bày sơ lược:
http://luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134259879

Ở đây xin bàn về một số phong tục trong lễ cưới hỏi mà hiện nay ta còn giữ và nguồn gốc của nó. Quan trọng là nguồn gốc và ý nghĩa của các phong tục này.

Theo sách Thọ Mai gia lễ thì ngày xưa phải có đủ 6 lễ từ lúc "muốn" kết hôn đến lúc rước dâu. Vì ngày xưa việc kết hôn do mai mối còn bây giờ thì đã "tình" lắm nên một số lễ ngày xưa ta không còn như:
Lễ Vấn danh: hỏi về tên họ, tuổi tác, làm quen với nhà gái.
Lễ Nạp Cát: hỏi thăm về việc nạp sính vật ...

Ngày nay thì việc cưới hỏi đã giảm bớt, chỉ còn 4 lễ chính

1. Lễ dạm hỏi (giáp lời): nhà trai sắm một ít lễ vật rượu trà mang sang nhà gái, thường thì chỉ có một người lớn trong họ , ba mẹ và người con trai đi hỏi vợ. Chủ yếu là "xác nhận" việc cưới gả giữa hai bên cũng như ngày làm lễ hỏi, rước dâu...

2. Lễ đại đăng khoa (lễ hỏi): đối với con trai thì đăng khoa là đỗ đạt công danh, đối với người con gái thời xưa thì không có việc đỗ đạt nên có một tấm chồng tốt là đại đăng khoa rồi. Tên đại đăng khoa còn giữ với ý nghĩa đó. Đối với một số vùng miền thì lễ hỏi ở nhà gái lớn hơn lễ cưới. Nó chính thức xác nhận cô gái đã có chồng mặc dầu chưa về nhà chồng. Nhà trai đưa sang nhà gái lễ vật: trà rượu, lụa là, vàng bạc.... Sau lễ này thì người con trai và con gái được gọi 2 bên là ba mẹ... cô gaí đã đượccoi là dâu và chàng trai đã được coi là rể.

3. Lễ tiểu đăng khoa (lễ cưới): cái này thì chắc ta thấy quen thuộc lắm vì có thể đã đi dự lễ cưới của một ai đó. Ở đây chỉ nói về một số phong tục:
- Áo dài cưới: theo phong tục thì áo dài mặc khi làm lễ cưới của cô dâu phải là màu đỏ, là màu may mắn, hạnh phúc... sau này thì có biến thể mặc màu hồng, xanh, hoặc đầm.
- Rước dâu:
+ Số người rước và đưa dâu luôn là số chẵn ý nói luôn luôn có đôi, không bao giờ lẻ bạn.
+ Không để người có thai tham gia đưa rước dâu: người xưa cho đây là điềm xui xẻo.
+ Không quay trở lại: khi rước đưa dâu ai ra khỏi cổng thì không được phép quay lại. Nếu có lỡ quên mang gì đó (dù, ví tiền, giỏ tay...) thì nhờ người đi sau đem ra giùm.
+ Phòng tân hôn: phòng tân hôn không ai được vào ngoại trừ mẹ chồng vào trước khi đi rước dâu. Cũng không rõ tục lệ này có ý nghĩa gì.

4. Lễ lại mặt ( phản bái): sau khi rước dâu về nhà chồng, 3 hôm sau thì vợ chồng phải về trở lại nhà gái mang theo một cặp vịt làm lễ vật.
Ý nghĩa như sau: Ngày xưa do mai mối nên sợ 2 vợ chồng không "hạp" trong chuyện chăn gối. Người ta mới thả 2 con ngỗng (ngan, vịt...) trong phòng tân hôn. Nếu nghe ngỗng la càng nhiều thì tức là tụi ngỗng không ngủ được do 2 người ...... Sau 3 ngày người ta đem cặp ngỗng này báo cho nhà cô dâu biết là chúng có la lối hay không chứng tỏ hai vợ chồng có gì.... hay không.
Do sau này phần lớn đã quen biết nhau (hổng chừng đã...) nên việc báo tin bằng ngỗng không còn cần thiết nữa. Tục này đã bỏ bớt nhiều, thậm chí có nơi bỏ hẳn, nếu còn thì người ta chỉ mang biếu cặp vịt chứ không thả ngỗng vào phòng tân hôn nữa.

Đây là một số phong tục cơ bản mà tớ hiểu biết được.

.

Tiêu Dao
11-02-2008, 20:16
Tớ có post một bài về các phong tục trong cưới gả của người Việt.

http://luongsonbac.com/forum/showthread.php?p=858990#post858990

Trong đó có nêu 4 lễ chính còn đến ngày nay:
Dạm hỏi (giáp lời)
Đại đăng khoa (lễ hỏi)
Tiểu đăng khoa (lễ cưới - rước dâu)
Báo hỷ (phản bái)

Theo như chư huynh đệ thì bây giờ có còn cần thiết giữ lại các lễ đó hay không? Vì sao? và có lập bảng bình chọn, huynh đệ nhín chút thì giờ nêu ý kiến.

anhdep_traivuive
11-02-2008, 21:05
Ừhm, tại hạ nghĩ cho dù là phong tục thì vẫn phải chịu sự đào thải của thời gian. Những cái gì không phù hợp với xã hội thì dần dần sẽ mai một. Cưới hỏi cũng vậy thội. Thời gian sẽ là câu trả lời.
Theo tại hạ, giữ lại 3 cái đầu tiên là tốt rồi. Thậm chí có khi người ta gộp lễ dạm và lể hỏi làm một, vậy chỉ còn 2 lễ.

Ngày_nắng_đẹp
12-02-2008, 13:10
Ba lễ đầu tiên thì tôi được nghe nhiều rồi, nhưng lễ cuối thì đây là lần đầu tiên tôi được nghe nói đến.Lễ Dạm hỏi là để cho cha mẹ hai bên có dịp gặp gỡ, tìm hiểu và bàn chuyện cưới xin cho đôi trẻ(nhất là chuẩn bị cho lễ ăn hỏi thật chu đáo).Cái này không thể thiếu. Lễ ăn hỏi là nhà trai mang sính lễ đến nhà gái để cầu hôn, và cũng là để bàn tiếp những việc cần làm vào ngày cưới. Còn lễ rước dâu thì lại càng không thể thiếu. Chỉ một số ít gia đình cho con ở rể thì mới không cần rước dâu, còn ngoài ra thì đám cưới nào mà chẳng cần cái lễ này. Mà đám cưới thì cũng chỉ vui nhất là lúc đưa dâu thôi.Lễ lạt tùy từng hoàn cảnh có thể bỏ bớt, nhưng cũng không vì thế mà làm tắt quá được. Bởi đời người cũng chỉ có một lần lên xe hoa, làm sao đừng xa hoa quá, nhưng cũng đừng vì tiết kiệm quá mà làm lúi xùi, về sau khi nghĩ lại rồi lại thấy tiếc.

Tiêu Dao
12-02-2008, 21:06
Việc rước dâu không biết ngày nay còn tục lệ này không:

- Ở ngoài Bắc: chỉ có bố chú rể đi rước dâu. Đưa dâu thì mẹ cô dâu (có khi cả bố cô dâu) đều không đưa con gaí về nhà chồng.

- Ở trong Nam: thì cả bố mẹ đều tham gia đưa rước dâu.

Nguyên nhân thế này:

Thời xưa, hôn nhân thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Trong đa số các gia đình xưa, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. Người cha định gả chỗ đó, con gái và người mẹ phải tuân theo.
Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người con thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người mẹ thì do thươgn con lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau. Thế là, trong khi bên ngoài vui cười ăn uống, bên trong thì hai mẹ con khóc lóc cuối cùng dẫn nhau trở về. vì vậy người ta rút kinh nghiệm không nên để mẹ cô dâu đi đưa dâu để tránh sự việc như thế , dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài địa phương, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn, do đó cả hai tham gia vào ngaỳ vui của con mình. Hầu như nhiều đám cưới ngày nay bỏ tục kiêng này, nhất là ở miền Nam.

Tiêu Dao
13-02-2008, 20:48
Ta thường nghe câu ông tơ bà nguyệt, tơ hồng nên duyên. Trai gái trong ngày cưới thường buộc vào ngón tay một sợ chỉ đỏ. Tục này ngày nay hiếm người thực hiện lắm. Sự tích của tục này như sau:

Vi Cố là một thư sinh con nhà quyền quý trong một đêm trăng đi dạo gặp một ông lão râu tóc trắng tinh ngồi xem sách dưới trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ.
Ông cho biết: sách này ghi sự kết hôn của thiên hạ, những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng.
Vi cố hỏi vợ mình sẽ là người nào?
Ông chỉ một bà già chột mắt ẵm đứa bé và nói đứa bé kia sẽ là vợ anh.
Vi Cố giận lắm, sai đày tớ tìm cách giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ đâm trúng mặt đứa bé máu ra đỏ tươi thì sợ quá bỏ trốn. Mười bốn năm sau, viên quan Thứ Sử là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Đó là một người dung nhan xinh đẹp hoa nhường nguyệt thẹn nhưng giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi lắm, vợ mới kể rằng:
Thuở còn bé, bà vú họ Trần bế vào chợ bị một người mưu sát.
Vi Cố hỏi: Bà vú đó chột mắt phải không?
Người vợ bảo: Đúng thế!
Vi Cố bèn kể lại chuyện trước, từ đó hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn và sống hòa thuận êm đềm tới đầu bạc răng long.

Tiêu Dao
15-02-2008, 19:42
Phù dâu và phù rể ( dâu phụ và rể phụ)

Ngày xưa theo tục lệ đón dâu phải có phù dâu (cô dâu phụ) nhưng không có phù rể (rể phụ). Phù rể là do sau này đặt ra.
Nguyên do: ngày xưa hôn nhân cưỡng ép, cha mẹ định đoạt, nhiều khi cô dâu về nhà chồng tuổi còn rất nhỏ do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người đẫn dắt cô dâu gọi là phù dâu.

Ngày xưa phù dâu là người cô, dì hay chị em của cô dâu, phải là người may mắn, tốt phúc, duyên phận đẹp đôi, con cái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm để truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Do đó xem như phù dâu là người hướng dẫn cho cô dâu trong và có thể là sau lễ cưới.
Do đó người chọn phù dâu rất kén như trên, đặc biệt là không chọn những người duyên phận dang dở. Còn bây giờ thì nhiều khi chọn phù dâu một cách sơ sài với mục đích trợ giúp cô dâu là chính như: cầm hoa, xách valy... hay chỉ làm bạn với cô dâu nên làm giảm vai trò của phù dâu.
Do chỉ còn vai trò giúp đỡ mà bỏ qua vai trò hướng dẫn nên ngày nay có phù rể có vai trò tương tự phù dâu.
Hay phải chăng ngày nay chàng rể e thẹn rụt rè hơn xưa, nên phải có người phù rể làm bạn. Hay người ta muốn đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.nên chọn phù rể phù dâu là những người trẻ sắp lâp gia đình?

.

Tiêu Dao
04-03-2008, 19:13
Vì sao có rước dâu và không có rước dâu?

* Rước dâu hay đón dâu là việc rất hệ trọng. Ta thấy ở đây là đón hoặc rước nêu lên cái vai trò quan trọng đề cao người con gái khi về nhà chồng. Nó khác với Trung quốc chỉ là đưa dâu chứ không rước.
do tính chất quan trọng nên người xưa rất kỹ trong việc coi ngày đón dâu. thậm chí có trường hợp không được đón dâu.

* Đón họ: nếu vì ngày tháng năm làm lễ cưới không tốt hoặc người con dâu xung kỵ tuổi với bố mẹ chồng thì người ta chỉ rước họ. Nhà trai sang nhà gái khi ra về thì chỉ có họ hàng nhà gaí đi theo chứ không có cô dâu. Sau đó mươi phút thì chú rể mới chở cô dâu về một mình. Cho nên lễ cước vẫn có chú rể cô dâu nhưng ý nghĩa là cô dâu không chính thức được đón về nhà chồng.

* Đưa rể (nhập phòng): nếu tuổi vợ chồng xung khắc nhau rất xấu nhưng lỡ thương hay là người con gái đã lỡ có thai khi làm đám cưới thì người ta tổ chức đưa chú rể sang nhà gái mà không có người nhà gái sang nhà trai. Chú rể sẽ được đưa sang nhà cô dâu rồi ở đó. Sau một vài ngày thì hai vợ chồng về lại nhà trai bằng cửa sau.

Đây là các phong tục xưa nhưng ngày nay ở quê cũng còn nhiều. Còn ở thành thị thì đi nhà hàng làm lễ cưới nên việc đón dâu hay không thì cũng không còn quan trọng nữa.

codonlukhach
08-03-2008, 20:31
Thế huynh post thêm các hình thức, công việc trong đám cưới đi, đệ cũng học hỏi chuẩn bị khoảng 5-7 năm nữa thì tập sự.

Độc Cô Y Nhân
08-03-2008, 22:33
4. Lễ lại mặt ( phản bái): sau khi rước dâu về nhà chồng, 3 hôm sau thì vợ chồng phải về trở lại nhà gái mang theo một cặp vịt làm lễ vật.
Ý nghĩa như sau: Ngày xưa do mai mối nên sợ 2 vợ chồng không "hạp" trong chuyện chăn gối. Người ta mới thả 2 con ngỗng (ngan, vịt...) trong phòng tân hôn. Nếu nghe ngỗng la càng nhiều thì tức là tụi ngỗng không ngủ được do 2 người ...... Sau 3 ngày người ta đem cặp ngỗng này báo cho nhà cô dâu biết là chúng có la lối hay không chứng tỏ hai vợ chồng có gì.... hay không.
Do sau này phần lớn đã quen biết nhau (hổng chừng đã...) nên việc báo tin bằng ngỗng không còn cần thiết nữa. Tục này đã bỏ bớt nhiều, thậm chí có nơi bỏ hẳn, nếu còn thì người ta chỉ mang biếu cặp vịt chứ không thả ngỗng vào phòng tân hôn nữa.

Đây là một số phong tục cơ bản mà tớ hiểu biết được.

.

Lễ lại mặt thường thì là thủ lợn chứ nhỉ? Giờ mới nghe đến vụ ngỗng,ngan...Lạ nhờ? Mình nhầm chăng?

Dương Nghiệp
23-08-2008, 22:20
Lục Lễ


Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ:

1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý rằng muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâụ

2/ Vấn Danh: Nhà trai nhờ mối lái đến hỏi tên họ và ngày sanh của cô gái (để xem xung hay hạp)

3/ Nạp Cát: Nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi, xem quẻ, mọi chuyện tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ.

4/ Nạp Tệ (Nạp Trưng): Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ từ đường và ra mắt. Lễ này thông thường gọi là lễ Hỏị

5/ Thỉnh Kỳ: Nhà trai xin nhà gái định ngày rước dâụ

6/ Thân Nghinh: Lễ rước dâu về nhà trai, tức là lễ Cưới.

hiep_khach_lyhuong
25-08-2008, 19:20
huynh rành nhỉ, chắc đang có ý định cưới vợ hả, nhưng mà muội thấy nghi lễ đó rườm rà quá, ngoài muội trai gái hợp nhau về bảo cha mẹ qua bên nhà gái hỏi cưới, nếu đồng ý thì định ngày ăn hỏi, vài ngày sau ăn cưới luôn, khi lễ cưới được hoàn tất thì cô dâu trở về nhà chồng ở 3 ngày gọi là " ăn mì xưa" sau đó có muốn về nhà mẹ thì xin phép cha mẹ chồng thế thôi........

H&L
25-08-2008, 21:40
Lục Lễ


Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ:

1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý rằng muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâụ

2/ Vấn Danh: Nhà trai nhờ mối lái đến hỏi tên họ và ngày sanh của cô gái (để xem xung hay hạp)

3/ Nạp Cát: Nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi, xem quẻ, mọi chuyện tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ.

4/ Nạp Tệ (Nạp Trưng): Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ từ đường và ra mắt. Lễ này thông thường gọi là lễ Hỏị

5/ Thỉnh Kỳ: Nhà trai xin nhà gái định ngày rước dâụ

6/ Thân Nghinh: Lễ rước dâu về nhà trai, tức là lễ Cưới.


Thiếu 1 cái lễ lại mặt sau tân hôn rồi em àh.Tìm lại tài liệu cũ của LSB mà đọc đi.

Đám cưới của em hiep_khach như kiểu chửa fưỡn ra rồi nên cưới chạy bụng ý nhờ?

hiep_khach_lyhuong
26-08-2008, 20:35
ai biết, ngoài muội là như thế nên muội nói thế thôi, chứ ai biết chi mô, mà chuyện chữa trước khi cưới là chuyện bình thường của dân thành phố, phải ko huynh

bao3695
11-10-2008, 23:00
Ừhm, tại hạ nghĩ cho dù là phong tục thì vẫn phải chịu sự đào thải của thời gian. Những cái gì không phù hợp với xã hội thì dần dần sẽ mai một. Cưới hỏi cũng vậy thội. Thời gian sẽ là câu trả lời.
Theo tại hạ, giữ lại 3 cái đầu tiên là tốt rồi. Thậm chí có khi người ta gộp lễ dạm và lể hỏi làm một, vậy chỉ còn 2 lễ.