PDA

View Full Version : Tết Việt Nam


tienlagi_07
11-02-2008, 15:47
PHÂN LOẠI TẾT:

Tết Khai hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.
Tết Thượng nguyên.

Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
Tết Hàn thực.

Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).
Tết này nhân dân ta thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ. Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.
Tết Thanh Minh.
Thanh Minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
(Truyện Kiều)
"Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Ðoan Ngọ.
Tết Ðoan ngọ (Tết Ðoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).
Ở Việt Nam coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hỗ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm.
Tết Trung Nguyên.

Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:
- Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đảng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó...
- Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Ðại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha, mẹ.
Tết Trung thu.

Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...
Tết Trùng cửu.

Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.
Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.
Tết Trùng thập.
Ðây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc.

Tết Hạ nguyên.
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.

Tết Táo quân.
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp". Từ tích đó mới có tục thờ cúng "Táo quân" và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà"õ. Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông...
Tết nông nghiệp của người Khmer Nam Bộ
Ngoài Tết mừng năm mới "Chôl Chnăm Thmây" tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, người Khmer Nam Bộ còn ăn "Tết nông nghiệp".
Ðể thuận tiện cho việc tương trợ nhau, người Khmer quần cư thành những xóm nhỏ, gọi là phum, đông hơn thì kêu là Sốc (srok), thường xen kẽ với cộng đồng người Việt. Nền văn hóa tuyệt vời của người Khmer đã nảy nở giữa lòng phum sốc, gắn với những ngôi chùa hết sức thiêng liêng - một công trình kiến trúc mỹ thuật chạm trỗ khéo léo, rất đặc trưng, được xem là "trái tim của người Khmer Nam Bộ". Chính chùa chiền, phum sốc là môi trường giúp họ bảo tồn và phát huy tốt vốn văn hóa dân tộc, thông qua các lễ hội truyền thống dân gian.
Một trong những lễ hội chính của người Khmer Nam bộ là lễ hội óc ăm bok, còn gọi "lễ cúng trăng" hay "lễ đút cốm dẹp". Do đặc điểm nhất định của nó, ta có thể xem đây là "Tết nông nghiệp", gắn liền với phương thức sản xuất chính của họ, đó là trồng lúa nước.
Theo cách ghi nhận của Hôna, vào lúc 0 giờ đêm rằm tháng 10, bóng của cây trụ trồng thẳng đứng trước sân không xê dịch một bên. Ðó là thời điểm kết thúc chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất. Một "năm cũ nông nghiệp" đã đi qua, bàn giao cho năm mới. Ðó là dịp để bà con tạ ơn Thần Trăng, vị thần luôn lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.
Trong những ngày lễ hội tưng bừng này, về phần lễ trước hết là những lễ vật truyền thống gồm các đặc sản nông nghiệp như lúa, nếp, khoai, bắp hoặc trái chín đầu mùa mới thu hoạch, được chế biến thành nhiều thức ngon, dâng lên. Trong đó cốm dẹp là thức truyền thống không thể thiếu.
Tất cả được đem trưng bày trên một cái bàn nhỏ ngoài sân, nơi trống trải để Thần Trăng "thấy" mà chứng giám. Mọi người chắp tay thàn

Tết nguyên đán.

· Nguồn gốc.
Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng n­ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư­ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vư­ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vư­ơng. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vư­ơng 6. Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư­ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư­ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con ngư­ời, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ­ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Tr­ước khi ngư­ời Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.
Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như­ng Hùng V­ương thứ 6 của n­ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư­ời kế vị trị vì đất nư­ớc thay mình là ng­ười hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.
Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đư­ơng nhiên phải là ngư­ời đư­ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư­ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư­ời Hoa. Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nư­ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư­ời Hoa th­ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t­ượng, đôi khi như­ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.
Như­ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư­ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư­ớc ta nhiều năm liền những ảnh h­ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư­ng, bánh giày là đặc tr­ưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh ch­ưng xanh để cúng tế tổ tiên.

Nguồn (http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa/0000/0001/phtuc102.Htm)

tienlagi_07
11-02-2008, 15:54
Mâm ngũ quả

Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ . Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
      Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
     Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
     Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng,các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như:chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...

    Mỗi quả mang một ý nghĩa:
            Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
            Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
           Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
     Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
    Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.
    Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
    Vài năm gần đây, mâm ngũ quả cúng Tết đã có nhiều thay đổi nó không còn ngũ quả nữa mà đã trở thành “lục, thất, bát... quả” vì bên cạnh có thêm những đặc sản cao cấp như: nho, lê, táo... tùy theo cách nghĩ và túi tiền của mỗi gia đình.
    Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.

Nguồn (http://www.simplevietnam.com/article/view/id/331)

tienlagi_07
11-02-2008, 15:56
Tín Ngưỡng Trong Ngày Tết.
Điềm lành.
Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang".
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.
Kiêng kị.
Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
· Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
· Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v.
· Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
· Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
· Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy
· Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
· Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
· Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: "Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.") .
Cũng vậy, đàn bà có thai thường "kiêng" không đi đâu cả trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu: "sinh dữ, tử lành!"
· Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng" để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng có lúa gạo sung túc.

Tiêu Dao
11-02-2008, 19:12
PHÂN LOẠI TẾT:

Tết Khai hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới. ..... (còn nữa)



Ơ. Bài này là bài sưu tầm, bài này đã có trên chuyên mục này. Sưu tầm thì phải ghi lại là sưu tầm chứ.

link của bài viết đó ở đây:
http://luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134258322

tienlagi_07
12-02-2008, 16:49
Ẩm Thực Ngày Tết.
Thành ngữ Việt Nam có câu "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết". Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay giật, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em, được ăn uống no nê, không những thức ăn ngon mà lại rất nhiều. Vì vậy mà người ta đã gọi là "ăn Tết".
Ngoài cơm, ngày Tết còn có:
· Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.
· Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối...
· Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác: để thờ cúng và để dọn đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là...Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ)...Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang...
BÁNH TRUYỀN THỐNG:
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Câu Đối Tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét; đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam . Bánh tét, dùng thay cho bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
CỖ TẾT:
Theo phong tục thì ba ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng. Đó là gặp gỡ các thần linh, thần linh này là những vị Tiên sư hay Nghệ sư, tức vị tổ đầu tiên dạy nghề cho gia đình, là Thổ công, vị thần giữ gìn đất đai nơi mình an cư và Táo quân, người trông coi bếp núc, sự no ấm trong gia đình.
Thứ hai là gặp gỡ tổ tiên, ông bà đã khuất, những người đã có công đức của dòng họ sẽ về sum họp cùng con cháu. Do đó chiều ba mươi Tết có tục lệ mọi nhà đều lo cúng kiếng để rước ông bà. Sau cùng là những người trong gia đình dù có làm ăn, bươn chải phương nào cũng phải về nhà để sum họp gia đình ba ngày Tết.
Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng, miền trên đất nước ta có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau. Về căn bản mỗi miền có những thức ăn thường được dọn trên mâm cỗ mang tính truyền thống.
Cỗ Bắc
Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường theo đúng bài bản. Có lẽ do ở sát cạnh một nền văn hoá ẩm thực lớn của người Trung Hoa, nên sự khắt khe để giữ truyền thống của mâm cỗ miền Bắc là có lý do. Mâm cỗ thường gồm 4 đĩa và 4 bát không kể đĩa xôi và bát nước mắm.
Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Khi ăn chia làm hai giai đoạn, phần đầu ăn các món ở đĩa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ, tuỳ gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào, ngày Tết còn có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho.
Cỗ Trung
Những món ăn mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Gồm những món ăn nguội như nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Thịt ngâm nước mắm, thịt phay, những món ăn thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.
Món chính để ăn với cơm có món quay, rán là sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,…Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, mứt màu hoa,... Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, cốm,… những thứ bánh này đa số bảo quản được dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra giêng.
Cỗ Nam
Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tuỳ nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà còn sinh tiền thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình.
Sau những món khai vị là các món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày ba mươi Tết; theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ dầu, lưu trữ lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm.
Tráng miệng của miền Nam thường có những loại mứt trái cây như mứt dừa, me, mãng cầu, gừng dẻo, củ năn, thèo lèo, kẹo chuối, xôi vị, bánh bò, bánh ít, bánh tét ngọt. Một số vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có cơm rượu như một món tráng miệng tiêu thực tốt.
Nhìn chung mâm cỗ ngày Tết ba miền có những nét riêng thay đổi theo thổ nhưỡng, tập quán từng miền. Nhưng đặc biệt bánh chưng, bánh tét là gần như không có sự khác biệt về nguyên liệu. Đó chính là đặc điểm chung nhất thể hiện sự hướng về nguồn cội và bản sắc văn hoá ẩm thực của một quốc gia nông nghiệp như đất nước chúng ta.

MỨT:

Đón xuân sang, người dân các tỉnh phía bắc thường chưng hoa đào, xơi bánh chưng, nhá hạt bí... Trong khi đó, dân chúng phía nam quen cắm hoa mai, ăn bánh tét, cắn hạt dưa... Nhưng khắp hai miền, từ Lũng Cú tới Đất Mũi, đâu đâu cũng dùng mứt. Việt kiều họp mặt mừng Tết dân tộc nơi xứ người vẫn không quên mứt. Mứt là "đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết".
Ắt hẳn các "chuyên gia ẩm thực học" đành chịu lúng túng trước câu hỏi "Mứt Việt gồm bao nhiêu món cả thảy?" . Nếu bỏ công điều tra, thống kê đầy đủ trên địa bàn toàn quốc, chắc chắn sẽ thu được con số không nhỏ. Tiếc thay, đến nay vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nào xúc tiến việc định lượng cụ thể kia. Từ điển 1001 món ăn Việt Nam của Trần Kim Mai (NXB Trẻ 2000) mới nêu 24 món mứt. Tác phẩm được giải thưởng Hội Văn nghê dân gian Việt Nam năm 2000 là Từ điển văn hóa ẩm thực Việt Nam của Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thị Hà và Huỳnh Thị Huế (NXB Văn hóa - Thông tin 2001) cũng chỉ "điểm danh" 40 món mứt mà thôi.
Mỗi năm, các món mứt Tết càng "liên tục phát triển". Tuy nhiên, cũng có không ít món mứt độc đáo dần mai một vì vô số lý do.
Từ thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1792) soạn sách Nữ công thắng lãm, trước tiên lưu ý ngay tới mứt. Sách đã ghi nhận 44 kiểu làm mứt với 28 loại nguyên liệu khác nhau. Có lắm món mứt mà ngày nay đã trở thành "quý hiếm" dù nguyên liệu vẫn phổ biến và rất rẻ. Thí dụ: mứt củ cải, mứt cà pháo, mứt mướp hương, mứt mướp đắng, mứt thanh yên, mứt lê, mứt trám, mứt nhãn... Đặc biệt, có đôi món mứt thoạt nghe tên đã thấy "độc chiêu": mứt nụ hoa bưởi và mứt rễ hoa lan. Mứt rễ hoa lan khiến chúng ta liên tưởng không khí "vang bóng một thời" mà ngòi bút Nguyễn Tuân từng tái hiện: qua truyện ngắn Hương cuội, tiệc rượu "Thạch lan hương" của cụ Kép làng Mọc là lối thưởng xuân tao nhã, vừa thanh đạm, vừa cầu kỳ.
Thật ra, trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam cổ truyền có những món mứt thuộc diện "cầu kỳ đại quý phái". Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc sử quán triều Nguyễn từng phản ánh sự kiện diễn ra vào nửa đầu thế kỷ 19 tại kinh thành Huế: bữa yến chiêu đãi sứ Thanh vô cùng thịnh soạn, thực đơn lên tới... 72 món, trong đó có 7 món mứt là mứt bát bảo, mứt tứ linh, mứt màu hoa, mứt màu quả, mứt bí, mứt táo và mứt gừng.
Ba món mứt sau khá thông dụng trong dân chúng với nhiều biến thể thú vị. Mứt gừng chẳng hạn. Quen thuộc nhất là mứt gừng khô, tức gừng non bào hoặc thái mỏng, đem luộc, xong rim đường cho đến khi lát mứt khô ráo, vàng ươm, lấm tấm hạt đường nổi trắng mịn bên ngoài. Cạnh đó có mứt gừng dẻo, lát gừng không khô mà luôn ươn ướt, thường dính bết vào nhau. Lại thêm mứt gừng đặc là gừng được xử lý thành dung dịch sền sệt hơn xi rô. Ngoài ra, còn có mứt gừng nguyên củ. Ngày xuân se lạnh, xơi mứt gừng cay nồng, thơm đượm, rồi nhấp chung rượu hoặc tách trà nóng, rất thích.
Ở cố đô Huế trước kia có món mứt thập cẩm, còn được gọi "bánh bó mứt", trông khá đẹp mắt mà ăn thì lạ miệng. Tất cả các loại mứt dẻo đều có thể tổng hợp thành món mứt được xem là "đặc sản miền Hương Ngự" này.
Mứt, thực chất là thức ngọt dùng để ăn chơi, ăn "lấy hương lấy hoa". Chẳng ai nhai mứt no bụng bao giờ - trừ trường hợp quá ư... bất khả kháng . Đầu năm thăm chúc nhau, mời nhau miếng mứt để túc tắc chuyện trò.
Dường như bất kỳ loại trái cây gì, phụ nữ Việt Nam đều đem làm thành mứt được: mứt dừa, mứt dứa , mứt dâu, mứt mơ, mứt nho, mứt chuối, mứt khế, mứt nhót, mứt cóc, mứt ổi, mứt me, mứt sấu, mứt xoài, mứt bí đao, mứt bí ngô, mứt chùm ruột, mứt đu đủ, mứt chôm chôm... Các loại củ cũng cho ra bao món mứt: mứt khoai lang, mứt khoai từ, mứt khoai tía, mứt khoai môn, mứt khoai tây, mứt khoai mì , mứt cà rốt, mứt bình tinh (huỳnh tinh), mứt củ năng, mứt dong riềng... Các loại hạt, tiêu biểu là đậu , tạo nên: mứt lạc, mứt đậu nành , mứt đậu xanh, mứt đậu trắng, mứt đậu đỏ, mứt đậu quyên, mứt đậu ngự... Rau cũng có thể làm được mứt, như mứt rau câu (rong biển). Tùy tính chất từng loại nguyên liệu, quy cách chế biến mứt rất khác biệt, do đó thành phẩm đạt hình thức và chất lượng muôn màu muôn vẻ. Điểm qua chừng ấy đủ thấy riêng mứt Việt đã thừa sức mở cả cuộc "triển lãm chuyên đề" khi cần giới thiệu bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực Việt Nam với cộng đồng thế giới.


Mục từ "mứt" trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, bản in năm 1992, tr. 649) ghi: "Món ăn bằng hoa quả rim đường". Rõ ràng định nghĩa đó chưa hoàn chỉnh. Về phương thức chế biến, mứt không chỉ rim đường mà có món ngâm nước đường. Về nguyên liệu làm mứt, như đã trình bày, đâu chỉ hoa và quả, mà còn dùng rau, củ, hạt và cả... rễ cây. So với confiture của phương Tây (ta vẫn dịch là mứt), thì mứt Việt thực sự phong phú đến bất ngờ. Lại nữa, người Âu, Mỹ sử dụng confiture cho bữa điểm tâm hoặc tráng miệng thường nhật còn dân Việt quen làm mứt, mua mứt, biếu mứt, mời mứt, ăn mứt dịp Tết Nguyên đán - chứ hằng ngày chẳng mấy khi đụng tới mứt.
Hễ thấy mứt bắt đầu được bày bán ngoài phố chợ, hay thấy nhà nọ nhà kia lăng xăng làm mứt, ai cũng biết năm mới sắp sang, một mùa xuân mới lại về cùng với dân tộc.
Đối với người phụ nữ Huế, tết đến với họ trước cả tháng trời. Đó là tháng mà họ bận bịu chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến những món ăn cho ba ngày Tết. Tuần giáp Tết, hương vị Tết Huế đã thức dậy thơm tỏa các nhà vườn Kim Long,
Món ăn ngọt trong ngày Tết ở Huế chủ yếu là các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt bí xanh, mứt củ cải, mứt cam, chanh, quất, mứt hột sen, mứt sắn, mứt khoai… Hình như tất cả các loại củ quả ăn được đều được người phụ nữ Huế làm thành mứt Tết.
Nhắc đến mứt Huế nhất thiết phải nhắc tới mứt gừng. Mứt gừng là món ăn của mọi nhà. Mứt gừng Huế vàng mà cay thơm hơn mứt gừng trong Nam ngoài Bắc. Hiện nay ở Kim Long, Tết đến, cả làng làm mứt gừng để bán. Gừng Huế trồng ở đất đồi nên củ nhỏ, màu vàng, không trắng như gừng nơi khác. Củ gừng non cạo sạch vỏ, ngâm nước phèn chua, rửa sạch, sau đó thái thành lát, luộc hai ba lần cho giảm độ cay sau đó rim đường. Những gia đình giàu có ở Huế xưa chế biến mứt gừng rất công phu. Họ làm mứt gừng nguyên củ gừng non, gọt vỏ sạch, ngâm vào nước lạnh, lấy que nhọn xăm thật mềm, sau đó xả nước lạnh, vắt chanh vào gừng, phơi nắng khoảng hai tiếng đồng hồ, sau rửa cho hết vị chua của chanh, ép khô, luộc lần nữa, lại ép khô rồi mới rim đường.
Còn để làm món mứt bí, người Huế phải chuẩn bị suốt một, hai tháng trước Tết, từ việc đi mua loại bí đao già có phấn trắng trên vỏ, không sâu, rồi bảo quản cho đến gần Tết mới chế biến. Lát bí phải phơi nắng ba ngày, vừa dội nước vừa phơi… Chính sự công phu, tỉ mẩn như vậy người Huế mới tạo ra được miếng mứt ngon, đâïm đà hương vị Tết, khiến bất cứ người con xa quê nào cũng phải hoài nhớ mỗi khi gió xuân về…

tienlagi_07
12-02-2008, 17:14
CHƠI TẾT.

Ông cha ta có câu:
“Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đỗ, tháng ba trồng cà”
Đặc biệt là trong ngày Tết thì ngoài việc thăm viếng, chúc mừng năm mới bà con, bạn bè gần xa; ăn uống… ra thì hoạt động vui chơi giải trí đóng một vai trò không kém phần quan trọng. cho dù trong năm có làm gì thì làm, bận mấy thì bận nhưng trong những ngày xuân là thời gian để nghỉ ngơi, tạm gác mọi công việc để hội hè, ăn chơi. Trong lễ hội không thể thiếu phần quan trọng, hấp dẫn, đó là các trò chơi. Đối với người Việt, trò chơi trong lễ hội không đơn thuần chỉ là trò chơi, chỉ mang tính giải trí mà quan trọng hơn là để bày tỏ một mong ước, mong ước đó tác động đến các lực lượng siêu nhiên, vì thế mà nó trở thành thiêng, hay mang "tính thiêng". Cái ý nghĩa đó chính là phần hồn, tạo nên vẻ đẹp cho mỗi trò chơi.
Trong lễ hội không thể thiếu phần quan trọng, hấp dẫn, đó là các trò chơi. Đối với người Việt, trò chơi trong lễ hội không đơn thuần chỉ là trò chơi, chỉ mang tính giải trí mà quan trọng hơn là để bày tỏ một mong ước, mong ước đó tác động đến các lực lượng siêu nhiên, vì thế mà nó trở thành thiêng, hay mang "tính thiêng". Cái ý nghĩa đó chính là phần hồn, tạo nên vẻ đẹp cho mỗi trò chơi.
Trong lễ hội không thể thiếu phần quan trọng, hấp dẫn, đó là các trò chơi. Đối với người Việt, trò chơi trong lễ hội không đơn thuần chỉ là trò chơi, chỉ mang tính giải trí mà quan trọng hơn là để bày tỏ một mong ước, mong ước đó tác động đến các lực lượng siêu nhiên, vì thế mà nó trở thành thiêng, hay mang "tính thiêng". Cái ý nghĩa đó chính là phần hồn, tạo nên vẻ đẹp cho mỗi trò chơi

Sau đây là một số trò chơi dân gian phổ biến trong ngày Tết:
1. Đấu Vật:
Trong hầu hết các hội làng xưa và nay đều không thể thiếu được một trò chơi là môn vật. Thế nhưng, ông cha ta ngày xưa không coi vật là một trò chơi đơn thuần. Thắng thua không quan trọng, bởi vì người xưa coi vật là một hình thức để tôn vinh sức mạnh dương tính. Xới vật hình tròn lại được đặt trước một sân đình hình vuông, Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn, nên mới có câu "mẹ tròn con vuông". Hơn nữa, tròn là mặt trời, tính dương, các đô vật là nam cũng biểu tượng cho tính dương, không bao giờ có đô vật nữ. Lý do là vì, thông qua trò chơi này, người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió hoà, cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi.
2. Đánh Đu:
Trò chơi này đòi hỏi phải có một nam, một nữ chứ không thể chỉ là hai nam hay hai nữ được vì như thế mới có sự kết hợp giữa đực và cái, giữa âm và dương.
Rồi động tác đu: Từ đất bước lên cây đu rồi đu lên trời. Mà đất là âm và trời là dương. Một sự giao hoà giữa trời và đất, giữa âm và dương.


3. Múa Lân-Sư-Rồng:Là một môn nghệ thuật múa dân gian Á Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hạnh thông... Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian khác như: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi


Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tuỳ theo mỗi địa phương các lễ hội này có thể được tổ chức hay không.
4. Cờ bạc:
Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt luôn hoá vàng.

anhkiettk19911
08-10-2008, 00:23
nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay