PDA

View Full Version : Mạo muội bàn về "ghen" trong văn thơ.


HànTuyếtBăng
24-01-2008, 17:27
Mạo muội bàn về Ghen nhé!

Trong đời ai có tình ắc hẳn sẽ phải một lần ghen dẫu với hình thức nào đi nữa, vì không ai là thánh nhân và cũng chẳng ai tự nhận rằng mình không tình cảm.

Ghen có rất nhiều cách & nhiều dạng: ghen cuồng, ghen tỉnh, ghen là không ghen. Hí, cũng không biết rõ ghen bắt nguồn từ khi nào và kết thúc ra sao nữa và càng không biết khi nào con người bắt đầu ghen và khi nào cần kết thúc, khi nào cần phải ghen và phải ghen như thế nào. Ôi! Có phải ghen là một phần vị của tình cảm.

Ghen một từ mà sao đa đoan & lắm nỗi nhiêu khê quá!

Để chắt lọc bớt mạn phép chỉ bàn về “ghen” được các bậc tiền nhân đưa vào thi thơ, văn học. Tiêu biểu mà muội biết là cách ghen đầy thú vị của Hoạn Thư trong Truyện Kiều, mà Nguyễn Du đã vẽ lên một cách ghen để đời.


Máu ghen của Hoạn Thư

Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.

Khi biết tin chồng đi lấy vợ lẽ, Hoạn Thư giận lắm nhưng không hề để lộ cho ai biết, thậm chí còn trị tội bọn gia nhân khi chúng định mách bảo để tâng công. Khi Thúc Sinh về đến nhà, Hoạn Thư sai bày rượu tiếp đón vui vẻ như không có gì xảy ra. Thấy thế Thúc mừng lắm, yên trí là vợ chưa biết, cho nên cũng “ngậm tăm" luôn cái chuyện vợ lẽ kia. Hoạn Thư như “đi guốc trong bụng” chồng, đúng lúc Thúc Sinh đang nôn nao nhớ Kiều thì Hoạn Thư gợi ý là Thúc nên quay lại Lâm Truy. Được lời như cởi tấm lòng, Thúc vội vàng lên ngựa ra đi. Chỉ chờ có vậy Hoạn Thư cũng vội lên xe về Tích Giang thăm cha mẹ đẻ và một cuộc đánh ghen bắt đầu.

Hoạn Thư thuê bọn côn đồ Ưng Khuyển đi đường tắt sang Lâm Truy bắt cóc Kiều. Đầu tiên họ Hoạn cho Kiều một trận đòn phủ đầu, sau đó cho về làm con hầu nhà Hoạn Thư với tên mới là Hoa Nô. Nói về chàng Thúc, sau khi tưởng Kiều đã chết, tỏ ra đau đớn lắm nhưng rồi nỗi đau cũng nguôi dần. Rồi một hôm chàng lại đánh đường về thăm vợ cũ quê xưa. Thật trớ trêu là cái bẫy của Hoạn Thư đã giăng sẵn chờ chàng. Khi Thúc vừa về đến nhà lập tức Hoạn Thư cho gọi Kiều ra hầu hạ. Thúc Sinh và Kiều gặp nhau mà như trong cơn ác mộng, lòng dạ cứ rối bời, không hiểu là thật hay là do ma quỷ! Thật là một cách đánh ghen kỳ lạ, “giết người không dao” vậy. Chưa hết Hoạn Thư còn bắt Kiều phục dịch hầu hạ hai vợ chồng mình nữa. “Bắt khoan bắt nhặt đến lời. Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”. Còn nữa, Hoạn Thư còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu. Tiếng đàn “như khóc như than” của Kiều làm cho Thúc Sinh tan nát lòng bao nhiêu thì Hoạn Thư càng hởi lòng hởi dạ bấy nhiêu. Sau đó, nể lời đề nghị của chồng, Hoạn Thư cho Kiều ra Quan âm các để tụng kinh niệm phật với cái tên mới Trạc Tuyền. Đã là tình cầm sắt mà phải giả bộ làm ngơ, dù gần nhau gang tấc, chàng Thúc đau khổ lắm. Một hôm nhân khi Hoạn Thư về thăm mẹ đẻ Thúc lẻn ra tình tự với Kiều. Hai bên đang kể lể nỗi lòng, thở than sùi sụt thì Hoạn Thư đã trở về và nghe hết mọi chuyện. Sau đó Hoạn Thư vào Quan âm các đàng hoàng vui vẻ chào hỏi hai người, khen tài hoa Thúy Kiều rồi khoác tay chồng cùng về nhà như không hề biết chuyện gì. Cách xử sự của Hoạn Thư làm Kiều kinh ngạc đến run sợ, và ngay đêm đó Kiều đã quyết định trốn khỏi nhà Hoạn Thư để bắt đầu một chặng đời lưu lạc mới của mình. Điều đặc biệt là trong suốt quá trình đánh ghen Hoạn Thư không hề hỏi đến và làm như tuyệt nhiên không biết gì về quan hệ giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, cứ coi như hai người không quen biết nhau vậy! “Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen” đến nỗi Thúc Sinh lấy Kiều rồi mà phải bó tay còn Kiều thì kinh sợ mà chạy trốn!

Cho đến nay “Máu ghen Hoạn Thư” chắc vẫn còn nhiều người ngán ngẩm và kiêng nể! Đã đành là, “ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Nhưng để biến một kiểu ghen thành di sản văn hoá, - tâm lý điển hình cho một lớp người và được xã hội hoá, dân gian hoá, như lối ghen của Hoạn Thư thì không có nhiều trong văn hoá thế giới. Nguyễn Du ơi! Không phải sau ba trăm năm, mà rồi sẽ mãi mãi, người đời vẫn còn khóc vì tài và mệnh của một con người.

(Trích Quê Hương)

HànTuyếtBăng
25-01-2008, 07:15
Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn


Vung tay bỏng lửa ghen hờn
Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đun sôi cái “ghen” lên sùng sục của sự đỗ vỡ ngang tàn lắm xót thương. Rồi thì cũng không tài nào lý giải nỗi cái ghen kia có còn chính đáng hơn cái nỗi buồn xót xa đang cào xé con tim người trong cuộc.

Giận em đập nát câu thề
Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
Bão dông giăng kín mây nguồn
Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau…

Cái ngỗ ngáo trong cách dùng từ của nhà thơ : “đập nát” nghe mà ớn lạnh. Nhưng không nó vỗ về cho cái nguồn cơn ghen tuông của chàng trai kia với cô gái mình yêu. Rồi nạt mỡ giữa tức tửi ghen tuông & nỗi uất ức, tủi buồn sâu lắng, lúc trào sôi, lúc tĩnh lặng lạnh lùng. Một cái ghen của một người bị phụ bạc rất ngu ngơ.

Bây giờ người ấy trầu cau
Dửng dưng qua bến sông sâu, xuống đò

Rồi thì cái nhìn bất lực, cam chịu phủ trùm lên cuộc tình vỡ tan kia một gam màu chia ly tàn úa, đơn sơ đến dửng dưng. Cái ghen đã chết đi không bằng, không cớ, không một lời thố lộ.

Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hoá đá…Hết chờ, hết mong!

Và rồi! sự phũ phàng của tình cảm, hay sự vùi chôn sâu thẳm đã kéo bức màng sân khấu trò tình nông nỗi bằng ánh mắt ngu ngơ chưa hiểu nỗi gì của người trong cuộc. Ghen đã hình thành từ cái đập nát tàn nhẫn, vô tình kia giờ tắt lịm lạnh tanh trong nỗi chơ vơ vô tội vạ.

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vẽ lên một cái “ghen” rất đẹp, rất thực của một mối tình đầu dở dang. Một người đi, một kẻ ở lại, một cuộc tình kết trong chơ vơ sỏi đá, không thương, không nhớ, không ghen tuông hờn dỗi.

Ôi! Sao mà tha thiết cái triết lý bao dung trong tình yêu. Đến độ chín nào đó “ghen” chỉ là một thứ gì rất ngốc.

Một cách ghen đáng để học, đáng để trải nghiệm, vì ai dám nói rằng mình không có nỗi một lần "ghen".

HànTuyếtBăng
31-01-2008, 01:04
Đôi điều về "ghen" của thơ Xuân Diệu


Nói đến Xuân Diệu là nói đến cây bút tài hoa của dòng thơ mới đầy phá cách yêu đương.

Nói đến Xuân Diệu điều đầu tiên đọc giả nghĩ đến là thứ tình yêu mật ngọt được nung trên lò than trái tim cháy bổng yêu đương.

Và tình yêu cháy bổng trong chất liệu thơ Xuân Diệu: bóng bẩy và tinh khiết đến mức nhiều đọc giả khó tánh trong chuyện thầm tình cảm phải bật trào nguồn xúc cảm miên man.

Nhưng đâu đó, vô tình hay là ngụ ý; mà Xuân Diệu đã làm rơi vãi một ít sự khiết tinh, bóng bẩy của viên pha lê hình trái tim màu đỏ chói ấy một thứ cảm giác xin được gọi bằng “ghen”.

Lạ lẳm và kiêu căng, ghen của Xuân Diệu bồng bột, tự cao:

Đã biết là em ghen
Sao anh đa tình thế
Nụ cười anh quyến rũ
Đâu dành riêng cho em

Đã biết là em ghen
Sao anh tài hoa thế
Si mê bao nhiêu kẻ
Đâu mình em ngẩn ngơ

Người đàn bà làm thơ
Giữa yêu ghen giằng xé
Gối bao đêm đẫm lệ
Ghen cả trong giấc mơ

Người đàn bà làm thơ
Ghen như con hổ cái
Gầm gừ như man dại
Canh ánh mắt nụ cười

Chỉ vì yêu anh thôi…

Rồi bỗng chừng tư lự rơi vèo xuống hố sâu mê mụi, cái ghen kia ngớ ngẩn và đơn lẻ tột cùng:

Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài.

Rồi thì đơn phương, trách móc đã xúi Xuân Diệu phụ bạc tất cả, tất cả… và đẩy ổng chạy theo trò đời ngớ ngẩn, lắm sân si. Ông đã bán thơ vô tội vạ cho cái tình yêu đầy cám dỗ giữa người với người đáng lẽ phải gọi nhau bằng Huynh Đệ. Chỉ vì lòng ghen đặt không đúng chổ, hay vì không còn nơi chứa đựng mà thơ ông đầy rẫy men nồng ” gay ái ”

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.
...
Kể chi chuyện trước với ngày sau
Quên ngó môi son với áo màu
Thây kệ thiên đường và địa ngục
Không hề mặc cả, họ yêu nhau.

Tột đỉnh cuồng si bão vũ, thơ ông tột rửa bằng thứ ghen tuôn tủi hổ chay lì:

Ta biết ngày mai em có vợ
Đi làm hai bữa, tối về thăm
Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh;
Em bế thằng con được mấy năm.

Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng
Chàng trai tơ mởn đã thành ông
Không còn mộng dễ ngày tươi trẻ
Mắt sáng phai rồi, má hóp không.

Em ngồi trông vợ thấy nàng tiên
Là một người thôi, mộng hão huyền
Ta bước bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.

Em nghe tê tái dưới hàng mi
Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si
Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:
- Có chàng Xuân Diệu thuở xưa kia...

Ôi ! cái tật nguyền trong sự “ghen” của thơ Xuân Diệu làm lòng người tê dại, hãi hồn. Có lẽ ông đã lún quá sâu vào cái hố mà ông đã cố tình đào để bẫy con mồi tình yêu thật lớn.

Ôi ! một thứ ghen không đáng để học; nhưng đáng, rất đáng để không phải trải đời giống như một thời nhà thơ từng trải. Xin cám ơn ông, một tấm lòng son tha thiết để đời. Vì mấy ai dám nghĩ, dám làm, dám yêu, dám hận, dám viết lên những vần ghen tuôn đầy thác loạn.


HànTuyếtBăng
31-01-2008, 14:41
...

Nguyễn Bính cảm vào "ghen"

Và để rồi! với mớ ngôn từ vốn liến kia, tâm tư tình cảm được gởi gắm vào thơ khi thì trau chuốt bóng bẩy, khi thì mộc mạc, thâm tình.

Ôi! thơ là hồn của người viết, là tâm của người đọc. Vậy “Ghen” là gì? Ghen là một thứ gia vị không màu, lắm mùi, nặng vị không thể nào thiếu trong tình cảm.

Xin được đặt 2 câu thơ rất thật, rất tinh này của Xuân Diệu để làm điểm nhấn về cái ghen man mác, sầu bi của một Nguyễn Bính thi hào.

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ...

Để rồi tình yêu cứ rối cuốn một Nguyễn Bính tài hoa vào cơn mộng thèm khát tình yêu. Một thứ nhắm không thể nào lãng quên trong trái tim đang yêu thầm lặng lẽ, đơn phương.

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này

Để rồi …….!

Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ...

Không có hơi hướng nào của sự ghen tuông, đọc và cảm cứ thấm sâu vào lòng một tình yêu tinh khiết, thăng hoa. Nhưng có ai ngờ đó lại là tột cùng sự tuyệt vọng của đỉnh ghen già cõi, căm lời.

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mồng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng ...

Và cuối cùng cũng chỉ thể đỗ thừa, trút hết trái ngang kia cho thời vận. Một mối tình ngăn cách gì đây nhỉ? Có phải sự lơ đãng, nhút nhát xen lẫn lòng ghen tuông cắc cớ cuộc đời.

Thôn Đoài ngôì nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Đoạn trường chia li là đây trong giọt thở dài ra hơi lạnh, người ở kẻ đi; tình yêu, thù hận, ghen tuông chỉ là gió thổi bụi bay.

Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc ... Quả tôi yêu nàng.

Ghen – tương tư đan xé vào nhau, trộn lẫn làm thành món canh ngọt, mặn lắm mùi nhiều vị. Để rồi ngỗ ngược cách ghen chơ vơ, chay lì, khô sạm.

Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
nhìn tôi những lúc tôi xa xôi

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn, dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay, bể lắm người

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
dẫu chỉ qua đường khách lại qua

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên

Thương – cảm vỗ về ghen ức, Nguyễn Bính lột trần trụi cái ghen kia đi & hằng tô chạm lên nỗi tủi buồn da diết, thương tâm.

Mắt quầng tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì
Một lần sẩy bước ra đi
Là không hẹn lại ngày về nữa đâu
...
Em về thương lấy mẹ già
Đừng trông ngóng chị nữa mà uổng công
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã sang sông đắm đò

Một cái ghen rất ư quê mùa, chất phác. Một cách ghen sâu lắng, trầm tư; rồi thì đôi lúc tức tửi, so đo.

Một cách ghen làm lòng người hụt hẫng; đọc mà cảm, mà thương, mà nghe như ai cào, ai xé, rồi thì ai cũng nắn nót, vá khâu từng câu, từng chữ, từng mảnh tình vụn về hai lúa.

Nguyễn Bính thật khéo tay quá đi? Khi sỏ dây thắt và dẫn “ghen” vào lòng người từng chút, từng chút một tựa như hơi sương lành lạnh thấm ướt cả dất trời.

Xin được kết một đoạn tư tình “ghen” yêu bằng đôi mắt nhìn công cóc hư vô.

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời, đôi mắt trong ...

HànTuyếtBăng
03-02-2008, 14:36
Hàn Mạc Tử tình trăng với ghen

Sương gió có mòn theo năm tháng, thơ người ở lại với thời gian. Mòn mỏi và trầm tư trước ánh nguyệt lung huyền, Hàn Mạc Tử cũng từng ghen: ghen đổ tháo, ghen nhẹ nhàng, êm ái, bao la, lai láng.

Ta ném mình đi theo gió trăng
Lòng ta tản khắp bốn phương trời
Cửu trùng là chốn xa xôi lạ
Chim én làm sao bay đến nơi ?

Lai láng hơn tất cả có lẽ là những chuyện tình đầy trắc ẩn giữa thi nhân và nhi nữ hữu tình với trăng với thơ với thi nhân có lẽ: ghen chỉ là ghen

Giây phút ôi chao! nguồn cực lạc
Tình tôi ghen hết thú vô biên
Ai cho châu báu cho thinh sắc
Miệng lưỡi khô khan, hết cả thèm.

Mộng Cầm từng ghen: một giọng điệu ghen đầy nhi nữ yếu mềm, ghen chỉ là yêu, ghen trách móc nhắc nhở tình nhân.

Rồi có khi nào trong phút giây
Trăng lên khỏi núi, gió đùa mây
Thì anh nên nhớ người năm nọ
Đã được cùng anh sống những ngày…

Và rồi một Mai Đình với cái ghen của một mảnh tình đến sau đầy bão tố & cũng đầy tha thiết yêu đương.

Mộng Cầm hỡi! nàng là tiên rớt xuống
Hay là vì tinh tú giáng trần gian?
Diễm phúc thay sung sướng biết bao vàng
Đầy đủ quá nàng thương chăng kẻ thiếu?

Đầy đủ quá !! Nhưng sao Thi nhân lại buồn và trống rỗng trầm tư. Mang cả ghen vào tình nhân thực ảo. Ôi ! thương và tội nghiệp quá Mạc Tử ơi!

Lại một người yêu đi lấy chồng
Hồn ta bay bổng tận từng không
Máu tim rỉ giọt hoen lồng ngực
Nhìn xuống xe hoa rực nắng hồng.

…… và rồi …….!.......

Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm.

Để phút nhận ra đau thì mọi thứ đã như vầng trăng kia mờ ảo vậy? Thi nhân còn đâu……?................

Hôm nay bỗng được tin anh mất
Khắp cả thân em đã lạnh rồi
Anh chết là hồn em đã chết
Não nùng chi lắm hỡi anh ơi!

Giờ thì còn ghen với ai nữa đây Mai Đình nàng hỡi? Mạc Tử còn đâu….. tình - trăng - thơ còn đâu nữa ngoài dòng lệ ứa rớt ướt trang thơ đầy.

Những cái tầm thường mực thước của ghen tuông dường như vùi lấp đi trước tình yêu lai láng như vầng trăng huyền dịu mà Hàn Mặc Tử từng đem bán. Ôi! Hậu nhân xin một lần nghiêng bút tạ ơn người Thi Nhân của trăng.