PDA

View Full Version : Ngôn Ngữ Việt


TC NGUYỄN
11-01-2008, 11:47
Ngôn ngữ là phương tiện để con người xuyên qua đó giao tiếp, bằng cách kết hợp các từ ngữ theo các quy tắc rồi nhờ hệ âm thanh phát ra hay dùng ký hiệu diễn đạt thông báo theo thời thường hay sử dụng có tính bác học như thi ca...truyện Kiều...

PHÂN LOẠI

Trong tiếng Việt ta có thể phân làm hai loại là từ cụ thể và từ trừu tượng.

1/-Từ cụ thể gọi tên vật, vật đây là đối tượng của ngũ quan, nên âm thanh cũng xem như là vật. Giác quan khi tập trung vào đâu thì vật rõ ra có thể là con trâu hay cái sừng lúc lắc, cái đuôi đong đưa…; loại từ này lại chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ cụ thể vô cảm, chỉ để gọi tên vật và không mang một ý nghĩa nào khác, ví dụ như: chó,mèo,nhà, cửa, vàng, xanh…
-Nhóm thứ hai là từ cụ thể hữu cảm khi gọi lên cho ta một cảm giác hay cảm xúc ngay, ví dụ như “ giọt mưa tí tách “ , tạo sự hữu cảm về âm thanh khi gợi lên từ tí tách do ghi nhận của lỗ tai và khi “ rầu rầu ngọn cỏ…” cũng là từ hữu cảm khi gợi lên “ rầu rầu” cho ta thấy trạng thái của ngọn cỏ có chất chứa cảm xúc của người nhìn cỏ.

2/-Từ trừu tượng cũng chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ trừu tượng khái niệm, để nói lên một khái niệm như: đất nước, quê hương, dân tộc, văn hóa, khoa học, tôn giáo…
-Nhóm thứ hai là từ trừu tượng tâm trạng không tả cảnh vật mà chú ý vào diễn tả tâm trạng của con người, như: băn khoăn, bứt rứt, bịn rịn, ngẩn ngơ, bẽ bàng…

Nhìn vào cách phân loại, ta có thể thấy được tiếng Việt ta rất phong phú về từ cụ thể hữu cảm và từ trừu tượng tâm trạng và chỉ nghèo về từ trừu tượng khái niệm mà thôi… Thừ đọc bốn câu Kiều:

Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Những ( trạng) từ đôi gạch dưới cuả bốn cãu thơ Kiều, không chỉ tả trạng thái của dòng nước, nhịp cầu, nấm đất hay ngọn cỏ, mà còn chất chứa tâm trạng, cảm xúc về kiếp phù sinh của một kiếp người trong cuộc- kiều nhi- cũng ngao ngán lòng!..., và rồi ta thử dịch ra tiếng nước ngoài sẽ thấy khó như thế nào?!...

TC NGUYỄN
12-01-2008, 16:24
VĂN HÓA & LƯỢNG TỪ

Từ thay đổi, ít hay nhiều của một ngôn ngữ là lệ thuộc vào nhiều yếu tố…, thử nêu ra một vài ý nghĩ:

1/- Có óc phiêu lưu mạo hiểm, đi đó đi đây hay có nhiều sáng kiến phát minh thì tự nhiên ngôn ngữ có nhiều từ cụ thể vô cảm, riêng tiếng Việt ta thì từ cụ thể hữu cảm tạo ra cảm giác (giọt mưa tí tách) thì có rất nhiều.
2/-Càng suy tư nghĩ ngợi, khám phá nhiều điều hay lẽ phải…thì tự nhiên nẩy sinh nhiều từ trừu tượng khái niệm
3/-Loại từ cụ thể hữu cảm hàm chứa cảm xúc (Rầu rầu ngọn cỏ…) và loại từ trừu tượng diễn tả tâm trạng dường như không có sự gia tăng đáng kể.

Từ những nhận xét trên, phải chăng khi con người cổ xưa sống ít vật chất, dễ hòa nhập với thiên nhiên, cho nên không để ý đến khái niệm này nọ cho nhiêu khê và vì vậy mà Lão Tử lấy cái “Ngu” làm giềng mối Đạo không cần học hành và nhờ vậy mà con người có nhiều cảm xúc dồi dào với tâm trạng phản phục về nguồn đầy phức tạp?... Ngày nay con người lệ thuộc vào vật chất càng ngày càng tồi tệ…mặc dầu sống với thời đại vật chất, mắt thấy liên tục những cái lạ, óc dung nạp nhiều khái niệm mới, mà tâm hồn thì quá trơ vơ, do vậy không ngạc nhiên gì hầu hết những từ chứa cảm xúc và diễn tả tâm trạng có từ ngàn xưa vẫn còn cô đọng quẩn quanh không thay đổi hay thêm bớt gì đáng kể…có lẽ môi trường sống càng thay đổi nhanh, tâm hồn con người càng chai lì đáng sợ!...

cụ non
26-01-2008, 15:28
không ngạc nhiên gì hầu hết những từ chứa cảm xúc và diễn tả tâm trạng có từ ngàn xưa vẫn còn cô đọng quẩn quanh không thay đổi hay thêm bớt gì đáng kể…có lẽ môi trường sống càng thay đổi nhanh, tâm hồn con người càng chai lì đáng sợ!...

-Tại hạ mới gia nhập đúng một ngày,có nhiều điều thấy hứng thú nơi đây nên cùng bàn luận chút nha.
-Các nước nói thứ ngôn ngữ với người đối diện chỉ với :nị với ngộ , I với you ,toa<->moa theo tôi chắc là "thèm " lối diễn đạt phong phú của tiếng Việt nước ta(như phần dẫn chứng trên của bạn) nhưng theo tôi thì cũng không kém phần rắc rối , phức tạp.Tôi đoán chắc trong mỗi người chúng ta ai cũng một lần lúng túng với cách xưng hô của mình.Bản thân tôi vào diễn đàn này chưa biết lúc nào nên dùng "tại hạ " khi nào thì dùng Tôi , Mình<=> Bạn ,
-Ngày còn đi học thì chúng ta thường gọi bạn bè với nhau bằng : ông <-> tôi , cậu<-> mình ,mày<->tao .Nhưng có một người nào sau này có chút quyền lực thì sẽ thay đỗi thành anh(chị)<->tôi.Có thằng bạn chỉ là bác sĩ thôi (chứ chẳng quyền lực gì)gặp nó tôi kêu mày, tao như hồi đi học thì nhận ánh mắt của các con bệnh cứ như rằng tôi là một "thằng thiếu văn hóa"
-Còn trong tôn giáo gặp một đức cha nhà thờ muốn nói chuyện mà tôi lại không theo đạo công giáo nếu gọi là chú , bác thì các "con chiên" khác sẽ nhìn tôi không thân thiện lắm mà gọi là "cha " thì thiệt thòi cho tôi quá .
-Trong chốn giang hồ hay bang phái thì bắc buộc phải kêu "cấp trên" là đại ca<->tiểu đệ.
-Vợ là dùng cho người bình thường, đến khi ông chồng nổi tiếng sẽ được "nâng cấp" thành phu nhân.Nhưng cái ranh giới nào để được gọi là phu nhân thì cũng chẳng ai khẳng định được.
-Trong phát thanh và truyền hình ta thường nghe :" Thưa quí vị và các bạn " như vậy thì lọt lưới rất nhiều người nói chung là không công bằng.Các cháu nhỏ hay các phạm nhân trong tù(không có quyền công dân , nên không là bạn )chẳng được quyền xem sao?.
-Trong quan hệ thầy trò cũng vậy .Một sinh viên ưu tú được giữ lại trường để giảng dạy đại học hay một giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm ra dạy cấp 3.Sẽ có những trò bằng hoặc lớn tuổi hơn cả thầy rất khó ứng xử cho các giáo viên này.
-Còn rất nhiều tình huống trong cách xưng hô sao cho "phải đạo" các bạn có thể vào đây trao đổi cùng nhau .Nếu thấy hứng thú chúng ta sẽ cùng nói tiếp một mớ bồng bông về quan hệ trong gia đình:Cậu ,mợ ,cô , dì, chú ,bác, thím.dượng

TC NGUYỄN
27-01-2008, 12:24
Ngôn ngữ Việt (tiếp)

Giao lưu- Từ:

Như phân tích trên, ta thấy chữ Việt ta thật phong phú về từ cụ thể hữu cảm và từ trừu tuợng tâm trạng, chỉ nghèo về từ cụ thể vô cảm cũng như từ trừu tượng khái niệm mà thôi. Nhưng từ khi có sự giao lưu với văn hóa Tây Phương, ta có thể đưa ra nhận xét:

-Từ cụ thể vô cảm ta có thể nhại ra mà dùng--> bằng cách phiên âm hay đặc ra chữ mới.
-Từ trừu tương khái niệm là loại từ có thể giải thích--> cho nên việc dịch lại các lọai từ này từ các ngôn ngữ khác qua Việt không mấy khó khăn.

Vậy khi tiếp xúc với Tây Phương chỉ làm cho từ khiếm khuyết của ta càng ngày càng giàu thêm ra vì ta dung nạp từ cuả họ dễ dàng, trong khi họ khó có thể dịch lại những từ cảm tính của ta.

Tư tưởng và chữ viết

Từ khi phát minh ra chữ viết, tư tưởng của các học phái triết phương Tây sinh động nở rộ và diễn tiến thay đổi phù hợp với không gian, thời gian trong khi tư tưởng triết Đông lải nhải trùng lặp không gì thay đổi, lý do có lẽ nắm trong các yếu tố sau đây:

-Triết Tây phát triển từ gốc lên ngọn có chiều tỏa và chiều cao không giới hạn, dùng suy luận cho nên chữ viết là đòn bẩy đưa xa…
-Triết Đông trái lại, phát triển từ ngọn xuống gốc, nó mang tính tối hậu, không lối thoát, chứng cớ là nhân tố của tư tưởng Ắn giáo, Phật giáo…không cần chữ viết mà chỉ bằng vô ngôn truyền là chính và lấy chữ Ngộ vô chung vô thủy làm bằng!...Ngay cả Đạo đức kinh (Tàu) cũng chỉ có vậy thôi…không có gì mới lạ.

Tóm lại:

-Triết Tây nhờ suy luận và chữ viết là phương tiện chuyển tải tư tưởng có tính thực dụng nên tiến xa...
-Triết Đông mơ hồ ảo động…vì chỉ để nghiền ngẫm..., nên từ ngày có chữ viết chỉ dùng để lưu truyền tư tưởng mơ hồ có tính bít bùng không thoát…và kết quả chữ viết không tạo nên minh triết…, ứ đọng.

Những suy nghĩ trên không mang tính khẳng định...

cụ non
27-01-2008, 18:22
Tiếng "cha" ở đây đc hiểu là tên riêng bởi thế k có gì mà thiệt thòi hết.Nếu chú qua nc ngoài thì cũng k thể "mày,tao" hay "ai,iu" với đức cha đc đâu..
Hình như bạn không hiểu lầm ý tôi rồi :D.Ở đâu cũng có "tôn ty trật tự" rõ ràng hết nhưng tôi nói ở đây là cách dùng từ với người đối diện .Vậy theo bạn nếu tôi muốn hỏi đức cha là "Cha có khỏe không? " thì có gì khác gọi là "kính cẩn" hơn so với hỏi một người bình thường bằng tiếng Anh không?..

Tại sao lại k có ranh jới? Trong thời fong kiến thì tước fẩm Phu Nhân đc triều đình fong cho.Chứ đâu fải cứ có ông chồng nổi tiếng thì đc gọi là fu nhân hết đâu.

Tôi chỉ thấy đọc trong các bài báo thì vợ những siêu sao bóng đá hay siêu sao điện ảnh đều được gọi là "phu nhân" cả bất kể tuổi tác và lúc trước họ làm gì :D
Nếu ctrình dành cho thiếu nhi,chắc chú có nghe cụm từ "Các cháu,các em...thiếu niên,nhi đồng..." đấy chứ? Còn những kẻ đã k có quyền công dân thì tư cách gì fải quan tâm đến việc chúng có đc xem hay k.Chính vì có công bằng nên chúng mới fải chịu chế tài của luật fáp,bị mất quyền công dân..
Vậy nói ngược lại thì những người lớn thích xem phim hoạt hình không được mời xem hay sao :D.Những người trong tù không được xem truyền hình(theo bạn trong tù có tivi không ?) hay là chỉ "xem ké" thôi ..
Bạn là một người Việt yêu nước đấy, nhưng đừng phủ nhận với tôi điều này bạn à.Bạn gọi tôi bằng "chú" vậy chú của bạn hay là chú của con bạn vậy ?:cuoilon:

Tiêu Dao
27-01-2008, 21:51
Không biết post ở đâu thích hợp nên post ở đây, có gì thì các vị quản lý chuyển đến đúng nơi giúp.
-----
Có mấy đứa nhỏ hỏi về cách xưng hô của người Việt Nam ta. Quả thật cách xưng hô quá ư là rắc rối. Chỉ tính nội, ngoại, cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, thiếm... thì cũng đủ để người nước ngoài lạc vào mê cung.
Xét về ngữ nghĩa thì thứ bậc của ta có phần giống với của Trung quốc nhưng cách gọi thì có hơi khác, có vẻ còn phức tạp hơn.
Ngay cả người miền nam và miền bắc cũng có khác trong việc phân thứ bậc xưng hô.
Con trai lớn miền bắc gọi là con cả (anh cả), miền nam gọi thứ hai (anh hai)
Chị gái của cha: miền bắc vẫn gọi bác giống như anh trai của cha , miền nam vẫn gọi cô giống như em gaí của cha.
Các danh xưng này được ghi nhận cổ nhất là từ lúc nào và có rắc rối như bây giờ không? Cũng như sự khác nhau về sự phân thứ bậc danh xưng ( không phải là sự khác nhau của tên gọi như ba, bố, cha, tía...)

Rất mong các vị minh giải.


Người quản lý: chủ đề này thuộc về mục Ngôn Ngữ Học.

TangKiem1412
27-01-2008, 22:58
tôi thấy nó khá hay đó chứ! Vì sao hả? Vì khi nói ra ta cũng có thể hiểu ngay thứ bật quan hệ của người đó với mình là như thế nào.
Như tiếng anh chẳng hạn, người ta nói "uncle" biết là cậu hay là chú? Biết người đó có quan hệ với mình ra sao?

TC NGUYỄN
29-01-2008, 19:11
Qui luật và cấu tạo:

I.- Ngữ Việt

Ngôn ngữ Việt khi nói ra hay viết xuống có có tính tổng thể và "tôi" là đại diện cho tổng thể đó, hay nói khác hơn "tôi" có liên hệ chung với mọi người mà tùy theo đó khi nói hay viết phải nhìn quanh chọn từ cho thích hợp, đưa đến việc từ "tôi" phải thay đổi cho phù hợp với mệnh đề muốn nói tới, đó là ai..., thí dụ:

1.1/- Không cần chia thì, ta vẫn có thể hiểu chính xác nghĩa động từ trong câu: “anh đi rồi…” là đủ, chỉ trừ phi ta muốn nhấn mạnh “anh đã đi rồi…”, hay ta nói “chừng này sang năm tôi đã ở Mỹ”,mà không cần phải nói “chừng này sang năm tôi sẽ đã ở Mỹ” nghe rườm rà làm sao ấy và hai cách nói cũng không thay đổi nghĩa câu để hiểu lầm!

1.2/-Không cần dùng từ của, hay, và vẫn tròn ý không thể hiểu lầm như trong các câu nói :
- Em tôi tên là tuyết --> thay vì Em của tôi…
- Anh em đứa nào rảnh qua nhà tao-->thay vì Anh hay em…
- Tôi nó đi chơi đây-->thay vì Tôi và nó…

1.3/-Chữ dẫu là thành phần nhỏ nhất cũng là thành phần chung toàn thể không tách rời, cho nên không biến dạng nhiều hay ít, ta nói:
- Hai con chim--.> không ai nói Hai con chims

1.4/- Mỗi chữ trong tiếng Việt có tính liên kết nhau, tự nó nói lên ý nghĩa như đối đáp nhau khi có người hỏi:
- Anh tên gì?
- Tôi tên Hoàng
Không cần từ "là" vào cho dài dòng văn tự…

II.- Ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh có tính biệt lập, “Tôi” là “I” tự nó có nghĩa không thay đổi, lời "tôi" nói ra là nó bao gồm toàn bộ phận “ngữ nghĩa” trong đó:

2.1/- Động từ phải chia (to be-- > is/are…)

2.2/- Bạn tôi thì -- > my friend hay frienh of mine không thể nói friend I hoặc cup of tea không thể nói cup tea vì bản chất liên hệ phải nêu rõ giữa friend với I, cup với tea , chúng tự có nghĩa trong cùng cụm từ…

2.3/- Từng chữ theo nhau như two oranges, liên hệ rồi tự tách ra riêng rẽ khi là one orange vậy là orange là thành phần không chỉ lệ thuộc vào two!

2.4/- Sự cấu tạo chữ Anh như bộ phận của máy móc phải đâu ra đó mới có nghĩa, thí dụ ta phải nói my name is Smith…

Từ những trình bày trên ta thấy tính tổng thể của tiếng Việt tạo ra những biến dạng thành những danh xưng tùy trực hệ tôn tộc hay hoàn cảnh môi trường…đã đưa đến những hệ lụy tốt hay xấu khó luận, trải qua nhiều thời kỳ không chung kết…

TC NGUYỄN
18-02-2008, 12:24
Biến âm

Vào khoảng trăm năm trước đây, Quốc ngữ được “La Tinh hóa”, âm tr viết và đọc như sau:

1/- tr trở thành bl -- > Blời -- > Trời; Blu -- > Trâu, sự thay đổi này không nằm dừng ở đó, nó còn tạo ra những chữ song hành âm chữ r chuyển qua chữ l như: rung rinh -- > lung linh.
2/- Sự biến đổi này nếu không biết rõ sẻ gây ngộ nhận hiểu sai và có thể đưa đến nhiều vấn đề không hiểu nỗi…, thí dụ như âm vần l miền Bắc phát âm thành vần n: phương Nam -- > phương Lam; làng nước -- > nàng lướt; lái lợn -- > nái nợn…
3/- Sự thay đổi này là sự chập chồng lên do sự đổi âm của hai chữ l & n qua âm r & l sẽ đưa đi quá xa tạo ra những ngữ nghĩa không có liên quan gì…, nhưng nếu xét qua từng bậc trung gian, thí dụ chữ rừng rú liên quan đến chữ núi < = > rừng rú do âm đưa ra như sau:

rú -- > lú -- > lúi -- > núi
r -- > l l -- > n
rừng -- > lừng -- > lườm -- > lùm /-- > lâm (từ Việt hán=nho ?)

4/- Âm r chuyển qua âm d như bóng râm -- > bóng dâm; âm l chuyển qua âm nh như ló lên -- > nhú lên, nhô lên; lớn lao -- > nhớn nhao; âm s chuyển qua âm th như các từ kép: siu siu= siêu siêu -- > thiu thiu (ngủ)…

Nhận xét:

1/-Nếu lần theo dấu vết âm-ngữ-nghĩa có lẽ có nhiều chữ chưa hẳn xuất phát từ chữ nho(lâm?)…, như cả hàng ngàn năm nay ta vẫn đinh ninh... cũng có thể người Hoa Hạ khi tiếp với giống dân Việt ( Bách Việt ) phương Nam đã bắt chước chữ Việt mà vì ta bị ngàn năm nô lệ ảnh hưởng về văn hóa không phân biệt được.
2/- Ta không thể khẳng định đúng hay sai trong ngữ nghĩa mà chỉ có thể nói khác nhau nếu không có một qui ước thống nhất trên bình diện quốc gia qui định…
3/- Sự qui định cũng chỉ có tính tương đối, vì ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, không gian lệ thuộc vào môi trường sống…
4/- Chỉ có đi nhiều tiếp xúc nhiều nhưng với truyền thông thời hiện đại, con người khó bắt nắm được hết ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ huống chi là bên ngoài…

TC NGUYỄN
03-03-2008, 17:46
Tình – Tính – Tang

Khi để diễn tả một tâm trạng hay mơ ước một điều gì, người Việt hay dùng cụm từ “ tình-tính-tang” thể hiện trong ca dao, tục ngữ và dân ca…, nhiều khi ta đứng riêng rẽ như tính, tình hay cặp đôi tang tình, tình tang, tính tình, tình tính cuối rồi dùng cặp ba tang tính tình, tình tính tang …, khi nghe gảy khúc hay hát lên theo điệu nhạc và cách nhìn nam nữ cặp đôi nhảy theo điệu “ tứng từng tưng “ là đưa hồn ta ta về một nơi xa vắng của một thời xa xưa của thuở thanh bình “ba trăm năm cũ “ khi mà lòng người có thể chưa vẩn lấm bụi trần ô nhiễm như ngày nay…, hãy nghe:

Tinh tính tang- tang tính tình,
Cô mình rằng- cô mình ơi !,
rằng có nhớ - nhớ hay không…

Nhớ gì thì không biết, nhưng khi hát lên cũng làm lòng ta rộn lên rồi, âm-ngữ-nghĩa đã quấy động hồn người tạo ra cảm giác mơ hồ có ta đi về trong đó, nó nhập thể một cách lạ lùng, giờ thì thử xét xem ý nghĩa sâu sắc nào của cụm từ này đã tạo nên mà trong tiềm thức mỗi khi nghe đến đẩy ta về với nền văn hóa cổ truyền đầy sinh động của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ở đó con người quây quần đầm ấm bên nhau chứa đầy tính triết-lý-nhân-sinh, liên hệ chung mà mỗi cá nhân là một chủ thể có tính “ toàn cầu hóa “ qua cái nhìn có khác biệt giữa Đông và Tây về tri thức học (epistemology)…

Để có cái nhìn có tính luận lý làm căn bản cho sự bàn thấu đáo của toàn bộ bối cảnh sinh động , ta tạm thời dùng triết Tây để chiêm nghiệm cho sự đồng hành tư duy của con người có tính nhất thể…, dựa vào môn Tâm Lý Học (Psychology) nền tảng triết học của Plato mà Abraham Maslow(1943) và tiếp theo là Guold và kolb (1964), Gregory (1987) căn cứ vào thực nghiệm phân loại tâm lý con người qua ba phạm trù khác nhau:

- Cognitive = suy tư -- > tính -- > lý trí chủ động
- Affective = cảm xúc -- > tình -- > tình cảm chủ động
- Conactive = nổ lực -- > tang -- > ý chí chủ động

Theo Maslow thì cogniction(tính), conaction(tang) và affect(tình) phối hợp hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo cho con người một tâm lý quân bình và con người sẽ có một thể xác lành mạnh và một tâm hồn (hạnh kiểm) tốt.

Hướng về triết Đông, theo sách Trung Dung của Khổng Học liên hệ đến Tính-Tình-Tang như sau:

Thiên Mệnh chi vị Tính -- > ( Tính)
Suất tính chi vị Đạo -- > ( Tình)
Tu đạo chi vị Giáo -- > (Tang)


1. Tính --.> tính ?
Bản tính của con người là sự tác động qua lại giữa tâm ( thiên, trời -- >dương) và vật (mệnh, mạng, đất -- >âm), cho nên có thành ngữ “ cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nói lên được cái gốc của con người, có thể tóm tắt : tính = thiên + mệnh

2. Đạo - - > tình ?
Đạo với nghĩa hẹp là con đường mưu tìm sự sinh tồn và tiến hóa; sinh tồn trong ý nghĩa tự nhiên trong thời thường thông qua sự tiến hóa hài hòa giao tình của xã hội qua những hành xử, đó là đạo-lý-tình trong nghĩa rộng của đạo, nó không phải đạo của tôn giáo mà gọn lại đạo là suất tính -- > tình.

3. Giáo --.> tang ?
Giáo là giáo dục theo đạo lý vừa trụ vừa di thay đổi thế vị không ngừng, ngắn theo đường thẳng, dài theo đường tròn (đường thẳng là đường tròn hai đầu gặp nhau ở vô cực); như vậy giáo dục đặt trên nền tảng kiến thức(knowledge), còn tôn giáo căn cứ vào niềm tin (faith), nhưng xét cho cùng giáo dục và tôn giáo có sự ảnh hưởng qua lại vì kiến thức cũng là sự tin tưởng (belief) vào những vấn đề đã minh chứng (justified true belief). Theo nhà hiền triết Plato thì niềm tin cũng là sự tin tưởng không nhất thiết là phải có bằng chứng (evidence) .

Từ những suy diễn trên, cụm từ tính-tình-tang không được đứng riêng rẽ, chúng đi liền với nhau như bóng với hình mà người xưa đã dùng đặt để trong câu hát lời ca bao hàm một triết lý nhân sinh để dạy cho con cháu hình ảnh một người phải quân bình thể chất với tinh thần tạo cho mình vui khoẻ trong sự hòa hợp tình cảm, lý trí, và ý chí như kiềng ba chân vững chãi trong mọi sinh hoạt hợp quần…

vuonglaobaba
04-03-2008, 07:29
Vương lão bà bà mới lên núi lang thang kiếm chỗ giải sầu.Thấy TC Nguyen nói về ngôn ngữ.Ngay đầu TC Nguyen dùng câu:Ngôn ngữ là phương tiện,chúng ta xuyên qua nó để giao tiếp....nghe thấy có gì đó chưa chuẩn.Làm sao mà xuyên qua phương tiện được,phải nói là sử dụng nó hoặc thông qua nó.Vài ý đóng góp TC Nguyen bỏ quá cho.
Cụm từ tính tình tang đã được nêu,lão bà bà thấy ngôn ngữ Việt nam thật là thâm thúy.Có câu chuyện anh Tình mò vào nhà chị kia đang thọ tang chồng,hai người làm gì rồi có tiếng cất lên
Tình ơi ta hãy còn tang
Tình ...ta hãy còn tang
...ơi ta hãy còn....
Tình ơi.....tang
Tình tang ...tình tang....tình tang tình tang.
Chỉ có hai từ thôi mà thể hiện từ sự van xin đến sự hòa đồng.
Cảm phục sự sưu tầm biên soạn những bài về ngôn ngữ của TC Nguyen cho mọi người cùng xem và hiểu biết thêm về ngôn ngữ Việt nam.

Tiêu Dao
04-03-2008, 17:44
Ngôn ngữ Việt giàu cảm xúc khó mà có ngôn ngữ nào diễn tả được. Khi một từ được luyến láy các thanh âm thì bỗng dưng nó lại gia tăng tính biểu cảm, tính hình tượng. Xin lấy một bài thơ về vĩ tam thanh khuyết danh.
(Vĩ tam thanh là 3 tiếng cuối của câu giống nhau)

Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Nắng sớm vừa lên hé hẻ hè
Non một chồng cao von vót vót
Hoa năm sắc nở lỏe loè loe
....
Cái âm thanh tẻ tè te vang lên sao mà nó mộc mạc, dân dã và biểu cảm biết bao. Cái âm thanh nghe như xa xa vọng lại hay là của một con gà trống vừa mới lớn.
Nắng sớm cũng chỉ vừa hé hẻ hè, tia nắng như còn ngái ngủ, ngại ngùng chưa muốn xuyên qua màn sương buổi sáng.
Núi cao von vót vót: Ai đọc cũng có thể cảm nhận cái cao vút, cái cheo leo nhưng lại rất gần gũi, nên thơ. Nếu dùng từ cao vút thì không còn giá trị biểu cảm nữa.
Hoa nở loẻ loè loe: thật khó có từ nào để biểu thị sự nở một tài tình. Nó vừa biểu thị quá trình bông hoa nở, vừa biểu thị sự tột cùng dâng cho đời của những sắc hoa. Nở loẻ loè loe thì không còn gì để nở nữa, bung ra tất cả, phơi bày tất cả.
Nếu các từ này mà đứng riêng rẽ: tẻ, te, hè, von, vót, loe.... thì không mang tính biểu cảm cao, thậm chí không có ý nghĩa cụ thể. Nhưng khi nó đi chung với nhau thì có cả âm thanh, hình ảnh sống động vô cùng.

Tiếng Việt sao mà đẹp đến thế !

codonlukhach
05-03-2008, 19:34
Nếu tại hạ nhớ không lầm thì đây là bài thất ngôn bát cú như sau- khuyết danh nên có nhiều dị bản.

Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
Non một chồng cao von vót vót
Hoa năm sắc nở loẻ loè loe
Chim, tình bầu bạn kia kìa kỉa
Ong, nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
Danh lợi mặc người ti tí tỉ
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khoè khoe.

HDtournesol
06-03-2008, 16:13
Thanks các huynh tham khão vui vui hay hay .

"Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì ?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti. "

TC NGUYỄN
15-04-2008, 12:22
Ngôn ngữ và nhà thơ

A.-Ngôn ngữ & Ngôn từ :

I.- Nhận diện:
1.1- Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ(language) theo đinh nghĩa thống nhất của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới : “ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, khẩu ngữ , võ đoán dùng trong các hoạt động giao tiếp của con người “, theo định nghĩa này thì ngôn ngữ là lời nói, và cũng vì tính bắt buộc chấp nhận tạo thành thói quen cho nên mỗi dân tộc đều cho tiếng nước mình là hay nhất thế giới…
2.2- Ngôn từ:
Lời nói đi trước chữ viết đi sau, cứ nhìn ở trẻ con bao giờ học nói rồi mới học đọc, học viết, chính là ngôn từ = chữ viết (language verbal).

Trong những bài viết sau đây, xin được phân rõ ngôn ngữ = lời nói và ngôn từ = chữ viết để khỏi ngộ nhận qua lại…

B.-Thi sĩ/ Ngôn-ngữ-từ:

...Khi là thơ thì khốn nỗi nó không đơn thuần thốt ra như tiếng nói là hiểu được, mà là bằng vào sự cảm nhận của cõi
lòng(hồn )… vì vậy nhiều bài thơ có chữ mà không có thơ hay ngược lại, chữ đó thơ đó và nhiều khi không cần chữ nghĩa gì vẫn có thơ, cho nên thơ phải là sự sáng tạo cộng hưởng vượt trên ngôn-ngữ-từ…

Với tiếng lòng thổn thức, Lưu Trọng Lư viết:
Tiếng Thu

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?

Thì sự cảm nhận của người thưởng ngoạn bị chi ra nhiều hướng… chắc chắn là khác với cảm nhận nguyên ủy của nhà thơ, mỗi người đọc qua đều vẽ cho mình một tâm cảnh khác nhau về sự thổn thức, rạo rực, xào xạc. ngơ ngác… mà đối cảnh là người chinh phu, cô phụ, con nai vàng…, hầu như len lỏi vào hồn người một cách tự nguyện bỏ qua tính võ đoán thời thường của ngôn-ngữ-từ…

Việc vật chấc hoá tiếng lòng phô bày ra trang giấy là một việc làm có sắp xếp được dấu kín trong tiềm thức, nó bật ra trong ngẫu nhiên tạo ra cái thú du dương, vần điệu để được nghe cái thú mình nói cho mình nghe, rồi rung đùi nghêu ngao nốc chén quỳnh say !…

...Đã làm thơ, ai mà chẳng có lúc chập chờn, mộng mị…giữa cái không và có đi về giữa những con chữ nhảy múa với gió trăng một thời đã làm cho Giả Đảo, Lý Bạch…, trong thơ tạo đầy mới lạ cho những ngôn-ngữ-từ không bao giờ sáo rỗng mòn xoi…, mà con người khi đọc đến đều có cảm xúc, bâng khuâng tự nguyện…

Từ những suy nghiệm, ta thấy được tính tự do phóng khoáng của thơ, và tính tự nguyện đầy sáng tạo mà người thơ khi bị bắt buộc thì tự nó hết thơ, mà vũ trụ thì mênh mông mà thơ là Thượng Đế trong cái khôn cùng ấy làm sao ai chắn được nẻo thu sang!…

nhock bom
15-04-2008, 14:22
híc sao các hunh đệ am hiểu nhìu điều thế đệ học văn khá mà chẳng biết j

TC NGUYỄN
16-04-2008, 19:03
.
Ngôn ngữ và nhà thơ
...
C.- Thi sĩ/ Tu từ

Vì thơ là sự mường tượng giống như đứa bé vòi vĩnh đòi mẹ thiên nhiên(Nature Mother) khi lớn lên bị thả lơi trong cuộc đời quá ngỡ ngàng hụt hẫng những gì mình bị mất mà tuổi thơ không đợi chờ thả lỏng vòng tay phụ mẫu, cố đòi lại thì bị đẩy xa hơn…, để bù đắp khoảng trống chơ vơ ấy thi nhân vay mượn cái ngây ngô của trẻ thơ dẫn tìm một sự nhận diện cái tôi thừa mứa hiện hữu bằng vào một thứ ngôn-ngữ-từ lạ lùng vượt lên “ ý tại ngôn ngoại”…

Không dễ dàng gì vì ngôn ngữ thì giới hạn, mà hồn thơ thì lai láng, muốn giữ được một chút hương thừa cũng phải cật lực lắm, nhà thơ phải vận dụng trong cái ngây ngô nhất của chữ nghĩa bấu víu vào đấy để trang trải bằng cách gợi lên những âm thanh tiết điệu mà phần vật chất của ngôn-ngữ-từ chỉ có thể hiện qua sự khéo biện giải bằng cách tu từ làm bộc lộ sự đa dạng của thơ…, tạo riêng một thứ ngôn ngữ bí hiểm nội tại đưa đẩy tha hóa quay về nguồn cội, vô thủy vô chung…

Mây hờ không phủ đồi cao nữa
Vì cả trời xuân tắm nắng tươi...
Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu
Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi...

Môi tươi thiếu nữ vừa trang điểm
Nắng mới âm thầm ước kết hôn
Đưa má hồng đào cho nắng nhuộm
Tình thay! Một vẻ ngọt và ngon...

(Nắng tươi- HMT)


Ta thấy trong tám câu thơ, Hàn Mạc Tử “ đã vẽ ra từ tâm ảnh một " nắng tươi" thật lạ lùng:

Nắng tươi...
---.> tắm trời xuân
---.> nũng nịu
---.> khẽ liếm môi
---.> ước kết hôn
---> nhuộm má/ngọt/ngon…

Tội nghiệp cho nắng- nắng si dại, nắng ngây ngô, nắng con nít…-, rõ bí mật… nếu ta cố tìm cách giải mã thì nó trở thành vô nghĩa, thơ nâng cấp bằng tu từ, nhà thơ không thể chịu im lì mà phải cố bới tìm những ngữ nghĩa áp đặt của người xưa để lại, vốn liếng giới hạn ấy làm nhà thơ lúng túng vây đặc phải bung ra bằng võ đoán của mình tạo một thứ phương ngữ mang dấu ấn di dịch để biểu đạt một vấn đề thuộc thể hồn mà ngôn ngữ thời thường không phơi bày được.

Như vậy khi nhà thơ nhặt tiếng nói thói tục đặt cạnh nhau tạo thành cái nhìn lạ lẫm- như cách nhìn nắng của HMT-, thì đó là ngôn từ thơ hiện ra khi anh ta viết bằng một thứ ngôn ngữ khác đè lên tiếng nói cộng đồng có sẵn, làm cho bản ngữ trở thành cái bóng mờ ở hậu cảnh và chẳng khác nào chính nhà thơ đã phá vỡ tính võ đoán của thứ ngôn ngữ thời thường, trở nên tùy tiện để có được một thứ ngôn từ mới cho thơ trong cách kết hợp đầy siêu hình qua lại giữa các từ với nhau tạo thành tiết điệu, âm hưởng…đó là tiếng thơ- làm cho hạnh phúc, giàu có, phong phù vô giá cho thành tựu của kẻ tu từ(thi sĩ) là đây!

TC NGUYỄN
22-04-2008, 11:01
.
Ngôn ngữ và nhà thơ
...
D-. Thi sĩ/ vàThơ

Như ta đã thấy, thơ là sự cưỡng chế ngôn-ngữ-từ một cách tùy tiện của người tạo thơ- thi sĩ - cho nên không có một định nghĩa chung cho thơ, vì một định nghĩa thuyết phục không thể mang tính áp đặt, nên mỗi bài thơ chính là một định nghĩa cho thơ, cho ta một cái nhìn soi rọi xuyên thấu Thượng-đế khi làm thơ, mà khi viết văn xuôi ta không bắt gặp “Văn xuôi thuộc phía Con người, Thơ ca thuộc phe Thượng đế”(J-P.Sartre)…nói lên việc sáng tạo ngôn-ngữ-từ của nhà thơ được tôn vinh ngang hàng với sự sáng tạo của chúa…

Như vậy ngữ pháp của thơ có một kiểu cách(stype) riêng kinh qua sự trải nghiệm về khía cạnh nhìn phân vân, âm và nghĩa trở nên hỗn mị tạo nên một chức năng thẩm mỹ càng nhìn…càng chiêm nghiệm… càng đẩy xa, “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jacobson).

Thi pháp và thẩm mỹ thơ thay đổi theo từng thời đại, nhưng thơ bao giờ cũng là tiếng lòng trân trọng của con người vì khi tạo thơ mục đích chính là tiếng lòng thủ thỉ ve vuốt cho chính “mình nói mình nghe” và khi được dẫn truyền ra bên ngoài người thưởng ngoạn- cũng nòi đồng điệu- thì cái thẩm mỹ đã vuột khỏi tầm tay người tạo thơ…và cứ thế loan truyền tạo nên ngôn-từ thơ…

Đúng như J-P. Sartre nói: “…Thơ ca thuộc phe Thượng đế”, vì trong thơ mang hồn dân tộc bằng vào ngôn từ thơ làm hiện ra trong sự đa diện toàn thể của nhân loại trong cái đại đồng chung cho dù có nhiều ngôn ngữ cách chia( miễn là thông hiểu) khi đọc đến ta đều cảm nhận được “ tiếng lòng” qua cấu trúc ngôn từ đều để lại một ấn dấu triết lý nhân sinh sâu xa đẹp đầy dẫy tu từ ảo diệu mới lạ chảy vào mỗi một dòng thơ đi vào ký ức âm vang trong lòng người ...

Dương Nghiệp
02-09-2008, 08:41
Xin góp một bài nào :)

Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ

Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3 phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.

- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.

1.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị.

- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr. Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.

1.3. Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.

- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:

+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;

+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.

+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/.

Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi).

1.4. Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.

Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ.

- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)

Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh).

Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.

2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1. Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc.

2.3. Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp]

2.4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực.

- Phương ngữ Thanh Hoá

+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn.

- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã.

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh.

- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một.

- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc.

3.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].

3.3. Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4. Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/. Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm, kp] lại trở thành những âm vị độc lập.

3.5. Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:

Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau.

- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của phương ngữ Nam.

- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:

-in, -it với -inh, -ich

-un, -ut với -ung, -uc

Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.

TC NGUYỄN
28-12-2008, 12:28
Thanh bằng/trắc trong ca dao & câu đối hai vế.

Khảo sát về thanh trắc, thanh bằng trong số lượng từ của những câu ca dao và các câu đối có hai vế có thể nêu trọn được vấn đề theo thế âm/dương(-/+) kết hợp.

Trên bình diện ngôn ngữ văn học, với dạng những câu hai vế, vế trước xem là vế dương, dùng để nêu vấn đề; và vế sau là vế âm bổ túc hay thu nạp vấn đề.

Để có một cái nhìn chung, ta sẽ đánh giá câu hai vế theo lối qui nạp như sau:
-Dương--.> nêu vấn đề, số lượng từ trong câu có nhiều thanh trắc(hay thanh dương+) hơn thanh bằng(hay thanh âm-) --.> biểu hiện tình cảm có nhiều biến động sôi nổi hay chán chường…
-Âm--.> thu nạp hay bổ túc vấn đề, có nhiều thanh bằng hơn thanh trắc --.> tình cảm êm ái dịu dàng
-Thanh âm và thanh dương bằng nhau hay không chênh lệch nhiều --.> thiên về đấu tranh chống đối, phê phán, trách móc hay khuyên răn mạnh mẽ…
Xin nêu mấy ví dụ để minh hoạ cho quy luật tình cảm tự nhiên của số lượng thanh âm, dương như sau:

1/- Ca dao

1.1/- Thí dụ 1-Câu có nhiều thanh âm hơn thanh dương(11-/3+)

Bông chi thơm lạ thơm lùng(5-/1+)
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm(6-/2+)

Vế trên đưa vấn đề “mùi hoa”; vế dưới thu nạp những liên quan của “mùi”...: vế trước mở rộng có sáu thanh chỉ có một thanh dương ở từ “lạ”, còn vế sau thu nạp, bổ túc có tám thanh có hai thanh dương nằm ở hai từ “rễ, cũng”, cho thấy tới 11 thanh âm, 3 thanh dương trong 14 từ của câu ca dao hai vế trên, thanh âm chiếm gấp bội thanh dương, bao trùm lên một thứ tình ngỏ ý qua “ Bông chi thơm lạ thơm lùng …”, để chuyển dụ “…người trồng cũng thơm”; thật bóng bẩy nhẹ nhàng tỏ tình như thế nghe ra cũng phải xiêu lòng!

1,2/- Thí dụ 2-Câu có thanh âm và thanh dương tương đương(7-/7+)

…Nhớ ai bổi-hổi bồi-hồi(3-/3+)
Như nhớ đống lửa như ngồi đống than…(4-/4+)

Trong câu ca dao này, câu mở dầu nêu vấn đề có nội dung tình cảm nôn nóng, bứt rứt …, nên trong 6 từ chia bằng nhau: 3 thanh âm, 3 thanh dương; ở câu thứ 2-thu nạp- vẫn là khát vọng, ray rứt tình cảm đã chuyển sang độ không chịu nổi …, một hình ảnh lụy tình khơi nguồn chiếm ngự không vơi…, trong 8 từ có 4 thanh dương, 4 thanh âm; cộng lại câu ca dao hai vế trên ta thấy thanh dương có 7 từ, thanh âm có 7 từ, như vậy thanh âm/dương bằng nhau, chứng tỏ là sự gay cấn vướng mắc tình cảm bồn chồn tha thiết không nguôi!…

2/- Câu đối

2.1/- Thí dụ 1:-Câu dương/âm chênh lệch từng vế

Truyền rằng vua Lê Thánh Tông, khi còn là hoàng tử, một lần men theo bờ sông đào, vùng Tống Sơn, Thanh hóa dạo chơi, tình cờ thấy một thiếu nữ quê đẹp đang ngồi vo gạo trắng ngần lẫn lộn…, làm tâm hồn hoàng tử lâng lâng trong phút giây, bằng đọc bỡn một câu:

Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả… (8+/3-)

Cô gái giả như không biết, vẫn tiếp tục vo gạo không ngửng lên, vừa xong, cắp rá ra về, khi ngang qua xa xa chỗ hoàng tử đứng…cô gái mỉm cười trên đôi môi chúm chím thốt lời:

Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho... (4+/7-)

Qui luật khi đối ý, đối nghĩa của từ(nghĩa đen nghĩa bóng…), còn phải chú ý đến từng từ đối theo thứ tự âm dương của từng câu đối, và từ đó đưa ta đến việc suy ra một qui luật tình cảm hé lộ trong ý nghĩa âm/dương này.

Hoàng tử(vua Lê Thánh Tôn sau này) khi ra vế đối, có 11 từ cả thảy, 8 thanh dương, 3 thanh âm, tính dương lấn âm rõ rệt, đúng với khẩu khí của một vị vua tương lai, lãng mạn đầy chiếm ngự “Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả…”, với hàm ý “ta muốn đấy, muốn tất cả và bỏ lửng câu… để nàng điền vào?”

Người con gái không biết người ra vế đối đó là ai, nhưng đã thấy lòng quan hoài vì cảm nhận được người ấy khác thường, cho nên lời đối lại dùng thanh âm(7-) nhiều hơn thanh dương(4+) --.> dịu dàng đối lại, chẳng những đối rất chỉnh về từ, nghĩa, ý tứ mà còn có ý khuyên chàng trai(hoàng tử) trong thời loạn nên lo cho thân, cho sự nghiệp là quan trọng…còn tình yêu thì “ … đâu đấy hãy lo cho”…

2.2/-Thí dụ 2:Câu dương âm bằng nhau(6-/6+)

Vua Duy Tân ra câu đối:

Đi chi đường đạo sợ cụ(3-/3+)
(chi là đi, đạo là đường, cụ là sợ)

Nguyễn Hữu Bài tài tình đối lại:

Không vô trong nội nhớ hoài(3-/3+)
(vô là không, nội là trong, hoài là nhớ)

Hai câu đối đáp nói lên buồn lo oán hận trong lòng vua tôi trong thời buổi nhiễu nhương lơ láo phận mình…/ chỉ xét trên cách phối trí từ và các thanh bằng trắc(-/+) sắp đặt đối chọi song nhau, làm nổi lên cái buồn xốn xang diễn tiến ngày tàn phai một triều đại!…

Từ phân tích đơn giản các câu hai vế-ca dao và đối- trên, ta có thể cảm nhận được nội dung từng phần hay toàn bài, dẫu ở thề văn chương nào(văn xuôi chẳng hạn)…, cái tình cảm con người tự nhiên nó không thoát ra qui luật của các thanh từ(-/+) mà tác giả đã đặt để vào trong ấy.


Note:
Từ dùng trong bài viết:
Thanh bằng = thanh âm(-)
Thanh trắc = thanh dương (+)
5- = 5 thanh âm
5+ = 5 thanh dương
-/+ = âm/dương

TC NGUYỄN
13-04-2009, 19:44
Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương

Tiếng việt thuộc loại đơn âm, các dấu chỉ độ cao thấp( ` / . ? ~ ) nằm trên dưới nguyên âm- thuộc hệ Môn-Kmer - tạo thanh từ, làm cho thơ có nhạc điệu để ám chỉ sự việc rất phức tạp thành ý nghĩa đơn giản đời thường mà nó vẫn giữ được tính thanh cao làm cho ngôn ngữ bình dân có thể quyện song song vào văn chương bác học mà khi xét đến ý nghĩa dẫu có dung tục cũng khó bắt bẻ…

Với sáu thanh cao thấp như âm nhạc, mọi tiết điệu trong ngôn ngữ thơ việt không thoát ra ngoài ý nghĩa của âm tiết đó. Thử xem hình thái từ “ma” sẽ mang ý nghĩa khác nhau theo thanh được gán vào:

-ma: (hồn, con…) ma…--.> thanh bình cao
-mà: dùng làm đại từ, Liên từ, Trợ từ…--.> thanh bình thấp
-má: Mẹ…--.> thanh thượng- cao/lên
-mạ: cây lúa non…--.> thanh hạ- thấp/nghẹt
-mả: mồ…--.> thanh hồi- lên/xuống.
-mã: bề ngoài…--.> thanh khứ- cao/nghẹt/tắc

Trong văn xuôi hay khi nói, thanh từ rơi một cách tự nhiên, nhưng trong thi ca thì khác, thanh được rơi vào chỗ nào đó ở cuối dòng hay ngắt dòng, như ta thấy trong thơ ca, bao giờ cũng rơi vào thanh bằng(ma hay mà nêu trên) và các thanh trắc cũng có những qui định sẵn…

Toàn bộ trong một bài thơ- lấy thơ Đường làm chuẩn- âm tiết trong thơ cao thấp là một sự kế thừa linh động âm thanh vận hành, mang đến nhiều ý nghĩa đa dạng khác nhau, tùy theo mà ta cảm nhận được, điều này có thể thấy rất rõ trong thơ Hồ Xuân Hương, ta có thể khám phá ra một thứ ngôn ngữ khác thường đầy ẩn ý chỉ có trong tiếng Việt, nếu ta cố dịch ra tiếng ngoại quốc thì âm vần bị rơi và ý bài thơ còn là nghĩa đen, và nghĩa bóng bị đẩy ra khỏi bài thơ không còn ẩn dụ nguyên ủy nữa…

Thử xem bài “Chơi Đài Khán Xuân” của Hồ Xuân Hương :


Chơi Đài Khán Xuân

Êm ái chiều xuân tới khán đài,
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng,
Một vũng tang thương nước lộn trời.
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào Cực lạc là đâu tá,
Cực lạc là đây chín rõ mười.


Và bài dịch thoát của John Balaban:

Spring-Watching Pavilion

A gentle spring evening arrives
airily, unclouded by worldly dust.

Three times the bell tolls echoes like a wave.
We see heaven upside-down in sad puddles.

Love's vast sea cannot be emptied.
And springs of grace flow easily everywhere.

Where is nirvana ?
Nirvana is here, nine times out of ten.


dịch sát theo từng câu của bài thơ:

peaceful evening spring go pavilion
light light not dirty litle world dust
three times watch bell tolls waves
one puddle mourning water turned over heaven
sea love 1,000 immense cannot splash out challow
source love 10,000 spans easy all over
Where is nirvana ?
Nirvana is here, nine times out of ten.

Từ bài thơ Hồ Xuân Hương và bài dịch rất hay của John Balaban hay dịch sát nghĩa vẫn thấy không có một chút linh động âm thanh nào trong đó để gợi lên những ý sâu thẳm trong bài thơ chữ Việt, vì chỉ trong tiếng Việt mới có những từ tựa âm thanh, vận vào để mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và do đó ta thường thấy một nhóm từ tiếng Việt thường mang một ẩn ý thứ hai bằng cách đảo ngược hay nói lái khi chú ý đến…

Như trong bài “Chùa Quán Sứ” có nhóm từ“đếm lại đeo”và bài “Sư hoang dâm” thì lại “phải lộn lèo.”, Hồ Xuân Hương dụng âm thanh nên toàn bộ thơ mang nghĩa đôi, vì từ “đeo”(CQS) có nghĩa là “mang”, nhưng từ “đếm” đi trước gây âm vang cho từ “đeo” và nó biến thành nghĩa “giao hợp”. Tương tự “lộn lèo”(Shd) có nghĩa là “lộn vòng, lẫn lộn…” nhưng đọc toàn bài và kết nguyên câu”Trái gió cho nên phải lộn lèo” âm điệu câu thơ vọng lại thì nó lại mang ý như từ “đeo”, nhưng thanh khác đi tạo thành một thực tế đầy hình ảnh…

Ngôn ngữ được sử dụng trong thơ Hồ Xuân Hương rất thản nhiên hay tự nhiên che đậy lẩn tránh nằm trong khuôn phép của loại thơ Đường vay muợn từ Trung Quốc, chỉ tám câu bảy chữ(Thất ngôn bát cú), mỗi câu có bẩy âm tiết, vần điệu, niêm luật…sít sao, nhưng với Hồ Xuân Hương đã vượt qua những rào cản này xuất chúng, bằng cách đảo ngữ tài tình, khi đọc bài “Chơi Đài Khán Xuân” trên, ta cảm nhận được lòng thanh thản không vướng bụi trần nhưng sao tình yêu “bể ái, nguồn ân…” lẫn lộn dễ “khơi vơi”, ngẫm ra “cực lạc” sao gần mà tay người với xa muôn trượng và chỉ có chính thơ, cái thanh âm cảm nhận nguyên ủy ấy mới có và không có thứ ngôn ngữ nào khác có thể chuyển được tính “phản diện” của thứ ngôn ngữ ấy!

TC NGUYỄN
27-04-2010, 19:51
Từ láy trong tiếng Việt

Sự kết hợp các từ láy trên cơ sở hòa phối ngữ âm, có tính song song hiện diện qua ngôn ngữ trong một khái niệm có tính phổ quát mà tiếng Việt thường gọi là từ lắp láy hay láy âm của một nhóm từ kết hợp có độ dài từ hai chữ trở lên đến bốn chữ là tối đa.

Từ những hình vị -đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ , có ý nghĩa- đơn âm tiết ghép với nhau thành đa âm tiết(từ láy) được cấu thành để để đáp ứng nhu cầu diễn đạt đa dạng khi sử dụng ngôn ngữ càng ngày càng phức tạp. Ta thấy các cách láy hợp thành như sau:

Láy đôi: tung --.> tung tăng
Láy ba : mờ --.> Lờ mờ --.> tờ lờ mờ
Láy tư : hớt --.> hớt hơ --.> hớt hơ hớt hãi

Như ta thấy láy là lặp lại đồng nhất về âm về nghĩa, những từ lắp đôi theo chữ thứ nhất là âm "L" chúng chứa ít nhất là một tiếng rõ nghĩa như: lảng vảng, lừng chừng, lã chã…, tuy nhiên đôi khi trái lại, cả hai tiếng đều lờ mờ trong nghĩa ngữ như: liểng xiểng, lấc cấc, lớ xớ….

Lại có những điệp ngữ xét về mặt lịch sử nó không phải là từ láy, sự quan hệ các yếu tố ngữ nghĩa bị mờ nhạt, nhưng nhờ vào âm ngữ làm nổi bật lên thành từ láy tròn nghĩa của nó như: chùa chiền, đường sá, giữ gìn…

Từ láy ba hay láy bốn lấy từ láy đôi làm chính tạo ra. Láy ba là láy toàn phần- như: hõm hòm hom, tẻ tè te…; láy bốn là láy từng phần-như: đủng đà đủng đỉnh, Khít khịt khìn khin

Cách thức cấu tạo từ láy là sự hòa phối ngữ âm làm thế nào chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại nhưng biến đổi như ngùn ngụt, láy ở âm đầu và đổi ở phần vần. Trong trường hợp nếu chỉ có láy mà không đổi như hây hây thì đó là dạng láy của từ
…(ct)

Bách Việt 18
29-04-2010, 16:38
Suy nghĩ đôi chút về từ láy trong tiếng Việt.
Khác với tiếng Hán các âm láy trong tiếng Việt khá tự do. Tiếng Hán có từ láy nhưng thông thường là lặp lại nguyên cả âm và bắt buộc từng âm riêng rẽ phải có nghĩa. Còn tiếng Việt có thể từ láy hai âm mà chỉ một âm có nghĩa, âm kia không, thậm chí có trường hợp cả hai âm không có nghĩa mà khi ghép lại thành từ láy có nghĩa.
Cũng có thể nghĩa của âm này sẽ chuyển nghĩa cho âm kia. Kết quả ban đầu 1 âm có nghĩa chính, láy nhiều làm cho âm láy thứ hai trở thành có nghĩa tương tự và nhiều khi có thể dùng thay cho âm chính trước đó.
Nhiều khi trong lịch sử từng âm có một nghĩa, nhưng tới nay từ láy lại có nghĩa khác hoàn toàn.
Ví dụ:
- Núi non với nghĩa là núi. Nhiều khi âm Non được dùng riêng để chỉ núi, như trong bài Thề non nước của Tản Đà: "Nước đi đi mãi không về cùng Non".
- Ngây ngô vốn là từ ngay ngô. Ngay là thẳng, ngay ngô là người thường hành động thẳng (thật thà), thẳng quá nên thành ngây ngô. Âm ngô không rõ là được chuyển nghĩa từ ngay sang hay bản thân đã có nghĩa, nhưng trong quá khứ đã dùng với nghĩa là thẳng, tuy là nghĩa tương trưng cho phương lạnh: trong tên các nước Ngô, Ngu.
- Lê la nếu hiểu theo hiện nay thì lấy nghĩa của âm lê (bò lê bò la). La cũng có thể có nghĩa tương tự như trong la cà. Trong quá khứ lê và la là biến âm của lửa, phương nóng. La Thành thực chất nghĩa là đô thành phía Nam (phương ngày nay). Người La là tộc người lửa hay là người Chăm. Lê Lợi có họ Lê nhưng cũng có gia phả Chăm cổ ghi mình có họ với vua Lê, gốc Thanh Hóa. Tức là Lê - La là một.

Tiếng Việt vốn ban đầu là song âm tiết nên hiện tượng từ láy (từ 2 âm tiết cùng nghĩa) chuyển thành 2 từ đơn âm đều có nghĩa rất thường gặp.

Cũng có lúc từ láy nhưng hai âm láy lại có nghĩa ngược nhau. Ví dụ khấp khởi hay khép khởi (khép rồi mở). Tương tự tu tỉnh (tu thì mới tỉnh), chứa chan (chứa thì tràn, hay phải san ra, tản ra). Đây là những "cặp bài trùng" trong quan hệ lưỡng lập của Dịch lý xưa.

Tiếng Việt có lịch sử rất lâu đời, ngữ nghĩa âm tiết biến đổi vô cùng, càng ngẫm càng thấy hay.

LSB-manuvotinh
30-04-2010, 10:21
- Ngây ngô vốn là từ ngay ngô. Ngay là thẳng, ngay ngô là người thường hành động thẳng (thật thà), thẳng quá nên thành ngây ngô. Âm ngô không rõ là được chuyển nghĩa từ ngay sang hay bản thân đã có nghĩa, nhưng trong quá khứ đã dùng với nghĩa là thẳng, tuy là nghĩa tương trưng cho phương lạnh: trong tên các nước Ngô, Ngu.

Ngây ngô là ngây thơ,ngô nghê...chứ ngay ngô là cái gì? Toàn đồ nhảm nhí.

Bách Việt 18
30-04-2010, 12:13
Ngây ngô là ngây thơ,ngô nghê...chứ ngay ngô là cái gì? Toàn đồ nhảm nhí.

Có thành ngữ "Ngây như (tượng) gỗ", có thể thấy "ngây" chẳng qua là nghĩa bóng của "ngay" mà thôi. Tương tự từ "ngang" nghĩa đen là đường ngang (ngang dọc), nhưng cũng có nghĩa bóng "ngang như cua".
Còn có "ngây ngất", nếu mà "ngất" (bất tỉnh nhân sự) thì chắc là ngay tay thẳng chân...
Từ láy "nhảm nhỉ" có thể suy diễn:
- "nhảm" là từ chữ "nhàm", "nhàm" là từ chữ "nhiều". Nhiều chuyện thì sinh nhàm chán, nhàm chán thành ra chuyện nhảm.
- "nhí" là "nhỏ", như "bồ nhí" là ... "vợ bé", "lí nhí" là nói nhỏ.
Như thế "nhảm nhí" có gốc là "nhiều nhỏ".
Tiếng Việt vốn rất "nôm na", nếu cái gì cũng "chính luận" thì không thể hiểu nổi tiếng Việt. Chữ Nho tuy là chữ "nho nhỏ" nhưng đạo Nho không hề nhỏ. Những thứ nhỏ cũng có thể làm người ta phải ... "ngây như tượng gỗ", nếu như không "ngất".

Bách Việt 18
05-05-2010, 11:51
Tiếng Việt và Ngũ hành

Đặt một câu hỏi: cờ Việt trước khi có cờ đỏ sao vàng là cờ gì? Tôi chỉ thấy có mỗi một cờ là cờ ngũ sắc dùng trong các lễ hội, đình chùa, ...
Ngũ sắc bắt nguồn từ thuyết Ngũ hành. Người Việt dùng cờ ngũ sắc gần như quốc kỳ cho thấy thuyết Ngũ hành đã có từ rất lâu và có vai trò quan trọng ở Việt Nam. Và như vậy ảnh hưởng của Ngũ hành lên ngôn ngữ Việt là chắc chắn.
Ngũ hành là quan niệm của người cổ về không gian, thời gian khi ngôn ngữ mới bắt đầu hình thành. Để chỉ không gian, thời gian người xưa dùng các con số và màu sắc để suy nghĩ, tư duy. Ngũ hành theo tiếng Việt là 5 hình. Trong Ngũ hành ta có:
1. Hành Cam: màu vàng chiếm vị trí trung tâm. Tượng trưng bởi số 5. Trong ngũ vị ta có vị cam (vị ngọt) là vị chính. Cam chứ không phải Kim vì thời cổ đại đâu đã có kim khí mà tư duy bằng "Kim". Số 5 là gốc nên các hành khác đều tượng trưng bởi 2 số do số 5 cộng thêm vào. Có các từ Hoàng (màu vàng và hoàng đế) - Ngũ (số 5, Ngũ Lĩnh) - Vũ (vua). Vua là trung tâm trong quan niệm xưa.
2. Hành Mộc: màu xanh, tượng là cây cối, chỉ phương đông và mùa xuân, số 3 và 8. Tính chất của phương Đông là động và tượng trưng cho tình thương. Do đó trong ngôn ngữ có các từ Đông - Động (hồ Động Đình) - Rung (Rồng), Thanh - Thương, Yêu - Ái - East (tiếng Anh), Từ (từ ái) - Tề (nước Tề).
3. Hành Thủy: màu đen, tượng là nước, chỉ phương lạnh và mùa đông, ứng với số 1 và 6.
Có một loạt từ Đen - Đơn (chỉ số 1) - Tiên (bà Vũ Tiên), Mun - Mông - Mãn - Miêu, Cóng - Kinh (người Kinh) - Canh (trong thập can), Thủy - Sủy (phát âm Hán) - Sấu (cá sấu) - Sáu (số 6) - Sở (nước Sở),...
4. Hành Hỏa: màu đỏ, tượng là Lửa, chỉ phương nóng, mùa hè, số 2 và 7. Có các từ: Hạ - Hỏa - Hoa - Hổ, Đào - Thao (sông Hồng) - Thiêu (thiêu đốt), Ơn (số 2 trong tiếng Hoa) - Ân (nhà Ân Thương) - An - Yên (nước Yên), Lửa - Ly (quẻ Ly hay con Ly - kỳ lân) - La (người La, la bàn) - Lê - Lão - Lý (những họ tên trong cổ sử),...
5. Hành Thổ: màu trắng, tượng là đá, tính chất là tĩnh lặng, chỉ phương Tây, số 4 và 9. Có các từ: Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) - Ninh (Ninh Vương) - Định (Chân Định) - Khăng - Khương (tộc Khương) - Quyết (quyết định) - West (phương Tây trong tiếng Anh), Tây - Tư (vừa là 4, vừa là riêng tư - riêng tây) - Tề (nước Tề). Hướng Tây là nơi mặt trời lặn nên có khái niệm "chín (9) suối", "tử (4)" (chết). Màu tang tóc là màu trắng.
Từ những khái niệm ban đầu, có tính ngoại trương lớn, dần dần ngôn ngữ phát triển, các từ nhiều lên. Các nhà ngôn ngữ ngày nay nhiều khi chỉ chú ý đến ngữ âm mà quên đi nghĩa của các từ nên không thể thấy sự liên hệ giữa những từ này. Dịch lý tức là lý lẽ hay là nghĩa, chính là chìa khóa để nhìn lại quan hệ ngữ nghĩa trong tiếng Việt.

HànTuyếtBăng
05-05-2010, 16:30
"ngây như tượng gỗ"
Giống hay khác như thế nào với "ngay như tượng gỗ" vậy Huynh đài Bách Việt 18 ?

TC NGUYỄN
09-05-2010, 14:15
Từ láy trong tiếng Việt(tt)
...
Trong Từ điển từ láy tiếng Việt định nghĩa: “ Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự kiện rất tinh tế và sinh động về cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội”.Như vậy từ láy mang tính đặc trưng loại hình đơn lập tiếng Việt (và các ngôn ngữ Đông phương cùng loại.)

Trong tiếng Việt láy là một hình thức tạo từ rất sinh động tùy theo âm tiết phối trí của mỗi từ có một biểu tượng hóa có tính chủ quan, dùng như một phương tiện hữu hiệu tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật. Cho đến nay từ láy vẫn còn nhiều vấn đề còn nghiên cứu về hình thức cấu tạo của nó. Tuy nhiên đến nay có hai ý kiến khác nhau coi như được chấp nhận như sau:

1/-Từ láy do sự lặp lại của từ gốc có nghĩa-
Nếu chấp nhận ý kiến này thì ta có thể giải thích được các tư láy biết được tử gốc như từ bươm bướm, bướm là từ gốc định danh cho con bươm bướm, và cũng vậy những từ như muộn màng, xinh xắn…, thì cũng nhận ra từ gốc là muộn và xinh ngay, nhưng bên cạnh đó thì những từ như bâng khuâng, lẩm cẩm… thì không xác định đâu là từ gốc. Ngoài ra còn những từ dạng láy nhưng thực sự là từ ghép như chùa chiền, dông dài…thì khó lí giải!

2/- Từ láy ghép các thành tố của từ dựa trên quan hệ ngữ âm-
Nếu chấp nhận sẽ bị thu hẹp, không giúp hết được sự biểu hiện ngữ nghĩa của cấu tạo từ, mà từ Việt đầy sáng tạo của dân tộc ta nhằm định danh sự vật theo một phong cách riêng, thấy nhiều trong tu từ của thi ca…, sự định danh như tạo ngắn gọn ngữ nghĩa từ, mà không cần phải lí giải dài dòng- phải hiểu rằng từ láy tự nó có giá trị về phong cách biểu hiện qua sự gợi tả đầy biểu cảm của nó.

Dầu ở phương diện nào ngôn ngữ luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, trong bối cảnh đó những từ ghép có dạng láy và những từ láy đúng nghĩa- giữa dạng từ láy chết không tạo thêm được &và từ láy sống đầy sinh động biến đổi- tự nó hoà lẫn vào nhau mà dẫu là ai cũng khó phân biệt và phát hiện ra được, ngay cả những từ láy trước đây bị quên lãng giờ mới khôi phục lại nhờ những công trình khảo cứu về ngôn ngữ. Nói chung trong khi chờ đợi có những đồng thuận quan điểm thế nào là từ láy đúng nghĩa, hãy chấp nhận như là những cụm từ do nhiều từ hợp lại có liên hệ ngữ âm tác dụng qua lại tạo nên nghĩa là được... (ct)

Bách Việt 18
12-05-2010, 14:02
Nói về ngôn ngữ phải chú ý đến lịch sử phát triển của ngôn ngữ, nhất là với những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời như ngôn ngữ Hán, Việt. Ngôn ngữ trước hết là những khái niệm mang tính tượng trưng cho sự vật hiện tượng. Bản thân từ "chữ" hay "trữ" trong tiếng Việt đã có nghĩa là chứa đựng, tượng trưng. Chú ý là trong tiếng Hán Nôm "chữ" là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, chứ không phải đơn vị ghi âm a, b, c trong tiếng la tinh. Khi chuyển sang tiếng Hán "chữ" thành "tự", được phần âm mà mất phần nghĩa.
Trong lịch sử có những câu chuyện liên quan đến chữ nghĩa như nước Việt Thường cống chim trĩ. Trĩ tức là trữ hay chữ, ý nói tới nền văn minh.
Khi ngôn ngữ mới hình thành số lượng từ (chữ) có rất ít. Một từ có nghĩa ngoại trương rất lớn, dùng hàm ý (tượng trưng) cho nhiều sự vật hiện tượng. Ví dụ như từ Tượng, vừa là Tượng trưng, Tưởng tượng, vừa là Voi, Tịnh, chỉ phương tĩnh (Tây) trong Ngũ hành. Về sau người Tàu thay Voi bằng Ngựa, biến Tượng thành Mã, kết quả ta có "Mã số", "Mã tin" thay cho "Tượng số", "Tượng tin". Ta thấy Tượng số, Tượng tin có ý nghĩa rõ ràng (trừu tượng, biểu tượng) hơn so với Mã số, Mã tin. Ngựa là con vật đặc trưng của Hán tộc ở phương Bắc, còn Voi chỉ có ở Đông Nam Á.
Các nhà ngôn ngữ học thường theo dõi sự biến âm của từ ngữ theo thời gian. Nhưng họ lại thường quên vấn đề ngữ nghĩa. Ví dụ từ "nhiều" theo qui luật ngôn ngữ thông thường thì không thể nào biến thành "nhàm" hay "nhảm' được. Nhưng nếu xem từ láy "nhiều nhặn" thì nghĩa của nhiều được chuyển cho nhặn và nhặn hoàn toàn có thể biến âm thành nhàm, hay nhảm. Ta còn có từ "nhan nhản", với ý là nhiều.
Vài dòng suy nghĩ về ngôn ngữ Việt.

TC NGUYỄN
18-05-2010, 13:06
Từ láy trong tiếng Việt(tt)
...
Khi viết về từ láy nhiều người cho rằng nhờ vào ngữ âm phối thành có nhiều từ láy lắp từ hai thành tố chỉ có thành tố gốc mang tính ngữ nghĩa còn thành tố láy còn lại vô nghĩa, mà chỉ nhờ âm tiết ta có thể cảm nhận được mà thôi. Thực ra vì một lý do nào đó làm mờ đi thành tố từ láy tách khỏi ngữ nghĩa, nhưng chính nó vẫn mang ý nghĩa của từ gốc, có thể coi là dị bản(của từ gốc) mà ta khó nhận ra. Có lẽ những thành tố láy như vậy nó đã bị biến thể và mai một đi do những lý do sau:
- Từ Việt bị láy biến thể khó nhận
- Từ các từ đơn lập ở các ngôn ngữ khác cùng loạiTa có thể lấy thí dụ như kiêng khem thành tố láy khem coi như vô nghĩa, nhưng thực ra khem là biến âm cùa hèm từ cổ Việt có nghĩa là kiêng(khem< -->hèm=khiêng). Cũng vậy biến âm từ các ngôn ngữ khác trong từ láy thật thà thì thành tố láy thà lấy ra từ chữ phạn shâ có nghĩa là đứng vững(stand). Ta cũng thấy sự trùng hợp thích thú khi Việt phát âm ơ--.> Pháp ngữ bleu=xanh da trời,- ời --.> cổ Việt blời=trời; ở âm Việt ư--.> Anh ngữ blue= xanh da trời. ta cũng biết là u, ơ, ơi, ới là biến âm qua lại của ư, ờ, ù, ơi,--.> blời--.> bleu, blue có cùng gốc là trời.. Vậy từ láy blue-bleu ta có thề hiểu như từ láy xanh xanh hay mù mờ của của ta vậy…(ct)

Bách Việt 18
24-05-2010, 15:14
Nói lái

Người Việt ai mà chẳng biết chuyện Trạng ghi hai chữ "Đại phong" để đề "lọ tương" với diễn giải: Đại phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương. Trong chuyện này có chỗ nói lái ("tượng lo" thành "lọ tương") là cách chuyển vị trí hai từ và chuyển dấu.
Tiếng Việt còn có cách nói lái khác là chỉ chuyển âm mà không chuyển vị và dấu. Như "tượng lo" còn có thể nói lái là "tọ lương". Cách nói lái này chính là cách "phản", được dùng trong Hán văn để ký âm những từ khó đọc. Ví dụ để ký âm chữ Hạ sách xưa dùng ghi là "Hồ nhã", Hồ nhã nói lái chuyển âm là Hà nhỗ và chữ đầu Hà là phát âm của từ Hạ.
Cùng với "phản" để ký âm Hán văn còn dùng cách "thiết", lấy phụ âm của từ đầu ghép với âm của từ sau để phát âm từ mới. Như trên, "Hồ nhã thiết" sẽ "đánh vần" là Hồ, ã, Hã (Hạ). Phản thiết hay phiên thiết là cách ký âm và cũng là cách tạo từ trong Hán văn, đặc biệt đối với các từ có nguồn gốc nước ngoài. Sách phiên thiết có từ đời Đông Hán, được biên tập, bổ sung nhiều lần qua các triều đại sau này và còn lưu truyền tới nay.
Quay lại câu chuyện lọ tương, suy nghĩ một chút có thể thấy giữa các khái niệm ở đây có sự tương thông ý nghĩa:
- Đại Phong: Phong trong Dịch lý là tượng chỉ hướng Tây. Phong Châu là đất Tây thổ.
- Chùa: liên quan đến đạo Phật và nước Ấn Độ. Nước Ấn Độ xưa trong tiếng Hán có nhiều tên như Đại Thực, Thiên Trúc và Thận Độc. Ta thấy Đại Thực là Đại Thục, Thục hay Thụt là phương mặt trời lặn, phương Tây. Thiên Trúc đọc theo phiên thiết Th, úc, Thúc, cũng là Thục. Thận Độc phiên thiết cũng cho Thộc hay Thục. Cả Thiên Trúc và Thận Độc chỉ là cách ký âm phiên thiết của từ Thục, chỉ nước ở phía Tây.
- Tượng lo: Tượng hay Tịnh, Tĩnh cũng là mã tin của phương Tây (phương tĩnh).
Như thế những từ Đại Phong - Chùa - Tượng có sự tương thông ý nghĩa chứ không chỉ là giải nghĩa theo nhân quả.

cụ non
08-06-2010, 19:05
Thật bái phục cách lý giải này, thật sự trước giờ mới biết hết ý nghĩa của câu nói láy này của trạng Quỳnh .Nếu thật sự Bách Việt 18 phân tích ra được như vậy quả thật là một "cao nhân".

qttvpvtd
10-06-2010, 15:51
Phân tích như vậy thiệt là quá hay.
Chắc BV18 phải nắm rõ cả 2 ngôn ngữ Việt - Hán lắm

Bách Việt 18
15-06-2010, 16:49
Tôi chẳng biết gì về Hán văn cả, mà suy nghĩ theo cảm nhận của mình. Ở đây muốn nói tới phép phiên thiết, là một trong những cách tạo từ của ngôn ngữ Hán và Việt ít được biết. Nếu dùng phép phiên thiết này thì có thể thấy thêm một số vấn đề văn hóa lịch sử:
- Phù Đổng phiên thiết thành Phổng, có lẽ chỉ việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi?
- Chăm pa (Chiêm bà) phiên thiết thành Chà. Liệu có phải là Chà trong Trà Kiệu (thủ đô của Chiêm), Trà Bồng, Trà My? Và có phải là Sa trong Sa Huỳnh, Hoàng Sa, Trường Sa không (Chiêm còn phát âm là Xiêm, nên Xiêm bà phiên thiết thành Xa hay Sa)? Cũng có thể đây cũng là biến âm của Đà trong Đà Nẵng, Đà Bàn.
- Phù Nam phiên thiết thành Pham. Phạm hay Phan là họ của các vua Chiêm và Phù Nam. Còn có Phan Rang, Phan Thiết có liên quan gì tới Phù Nam không?

Vấn đề trúc trắc là tại sao cần có phiên thiết trong tiếng Hán Việt? Lý do là dân ta đã có thời dùng song ngữ (Hán Việt và tiếng Nôm). Để ký âm Nôm (tên địa phương) sang tiếng Hán Việt (tiếng "quốc ngữ" thời phong kiến) một số từ phải đọc bằng phiên thiết chứ không đọc nguyên âm hay phiên dịch.