PDA

View Full Version : Ba Giai - Tú Xuất: còn gì là văn hóa?


LSB - Nam Bình
07-01-2008, 23:55
Tôi đã đọc một số truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam. Truyện hay cũng có, nhưng một số truyện thật dở hết chỗ nói. Thú thật, tôi cảm thấy xấy hổ khi một số người Việt mình truyền nhau đọc, kể nhau nghe với sự thích thú, không biết có... làm quà cho người nước ngoài không nữa. Truyện gì mà tục tĩu, thiếu văn hóa đến thế. Điển hình là tập truyện Ba Giai - Tú Xuất. XIn dẫn ra đây một vài truyện làm minh chứng:

Trước hết là lời giới thiệu rất kêu trên báo Thanh Niên với tiêu đề "Ba Giai - Tú Xuất: Châu về Hợp Phố":

Ba Giai - Tú Xuất là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị "chiếu tướng" phải dở khóc dở cười

Và đây, cái hiện tượng độc đáo của Văn học Việt Nam ấy, cái "Châu về Hợp Phố" quý giá ấy nó như thế này đây:



Sau Một Ðêm Ngủ Trọ


Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.

Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:

- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:

- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.

Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.

Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.

Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:

- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?

Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:

- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?

Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.

Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.

Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.

--> cái này mà gọi là thông minh được sao? Có thể kể cho nhau nghe với sự thán phục "trí thông minh" ấy được sao? Chỉ có một từ để mô tả: đó là một thằng lưu manh, lừa đảo. :godau:




Còn đây nữa:

Ba Giai đến cô hàng chim ở cửa Bắc. Ba Giai ăn mặc lịch sự lắm, nên nhác thấy, cô hàng đã đon đả chào mời:

- Chim này béo lắm, còn non, mời ông khách mua đi !

Ba Giai thừa dịp tươi cười đáp:

- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?

- Ai mà lại nói dối ông khách.

Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại bảo:

- Cô bắt tôi cặp kia nữa !

Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa, hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống, không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa cho cô hàng:

-Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !

Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi giọng đanh đá:

-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với bóp, hư cả chim người ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...

Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:

- Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua ngoa, mày đã nói thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây cho mày coi.

Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã đưa mạnh hai bàn tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị hay tay mắc giữ mấy cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét, người ta càng đổ đến xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước đám đông trong chợ.

Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:

- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày vỡ sọ ra ...

Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất hút trong đám đông đời nào rồi.

---> Cái này thì hết chỗ nói về sự tục tĩu và vô văn hóa. Bán hàng, người ta phải giữ hàng là đúng rồi. Nói thẳng ra, thích bóp người ta thì bỏ vài chục ra kiếm con ca-ve (ả đào), nghe còn có văn hóa hơn làm cái trò hạ tiện này.


Còn nhiều cái gọi là "truyện" theo kiểu này nữa, nhưng Nam Bình chẳng muốn đưa thêm. Đó là chưa kể đến một số truyện không có tính giáo dục, làm tổn thương đến người mù, người hủi... Người Việt chúng ta - dân tộc văn hóa, văn hiến mà cứ phải truyền nhau mấy cái truyện này từ bao đời nay đến giờ?

Hỡi ơi, tôi chỉ ước gì trong kho tàng văn hóa Việt Nam, không có mấy thứ "truyện cười dân gian" đáng xấu hổ như thế...

TC NGUYỄN
08-01-2008, 09:25
Bạn NB, vui thấy bạn xuất hiện tại LVĐ, rất mong muốn tái ngộ với bạn nhất là khi thấy bài viết của bạn trong kỳ thi vừa rồi, tại hạ kỳ vọng sẽ có những ngày vui qua những lần bàn luận về văn chương thi phú… có tính thoát, kích động những suy nghĩ lắng đọng, đóng một vai trò suy tưởng có tư duy…may ra ta tìm được con đường sáng, tạo cần thiết cho cuộc sống.

Đề bài : Ba Giai - Tú Xuất: còn gì là văn hóa? .

Chỉ vậy thôi cũng đủ cho người ta chú ý đến, nhất là bạn một người có học vị uyên thâm…, đang bàn về Văn Hóa chắc là thú vị lắm, nhưng khi đọc những dòng mở đề thì thấy đưa ra những tiền đề có tính khẳng quyết:

1/- Truyện hay cũng có, nhưng một số truyện thật dở hết chỗ nói
2/- khi một số người Việt mình truyền nhau đọc, kể nhau nghe với sự thích thú, không biết có... làm quà cho người nước ngoài không nữa.
3/- Truyện gì mà tục tĩu, thiếu văn hóa đến thế. Điển hình là tập truyện Ba Giai - Tú Xuất

Như vậy bạn đặt “ cái cày trước con trâu “ bắt mọi người phải chấp nhận cái định đề là “thiếu Văn Hóa “ tồi tệ của truyện “ Ba Giai – Tú xuất “ mà sự sai lầm của tờ Thanh Niên đưa đến một sự dây dưa tệ hại ảnh hưởng đến quần chúng kể cả đến người nước ngoài…đã kêu gọi giới thiệu như một biểu tượng "Ba Giai - Tú Xuất: Châu về Hợp Phố"…

Khi bàn luận một vấn đề gì thì ta thường xem vấn đề đưa ra có tính thuyết phục ở tiền đề hay không?, còn nếu quá chủ quan cứng ngắc…, sẽ tạo ra cảnh “ông nói gà bà nói vịt “ vì sự hiểu biết bị giới hạn bởi hoàn cảnh, môi trường tác động vào…, thì nên ngưng!?...

Tuy nhiên đây chỉ là sự đối thoại ảo học hỏi, nên tại hạ xin trình bày theo quan điểm riêng mà tại hạ nhận, bằng vào ba vấn đề (1-2-3) theo sự nhận xét của bạn NB:

- Nhận xét 1: Truyện dở nhiều hay ít -> Đứng trên khía cạnh VH tổng thể bất kỳ truyện gì được lưu truyền qua nhiều thời đại thì phải xét kỹ trên hai chiều…
- Nhận xét 2 : Theo như sự hiểu biết, truyện này là truyện cổ trước 75 ở Sàigòn ai cũng biết…và hiện nay người nước ngoài dường như trên giá sách ai ai cũng có, vả lại với sự giao lưu VH, bất cứ thư viện Quốc Gia hay tiệm sách nào ở hải ngoại đều có sách ở VN đem qua…, cho nên việc có người hảo ý quà cáp sách là không có…, còn việc thích thú đọc một cuốn sách nào đó cho là có hại thì nên xét lại…, thí dụ ta đọc thơ Hồ Xuân Hương, truyện Kim Bình Mai… thì sao?, hại hay không là tùy người trong đó có Văn Hóa dẫn đạo tùy theo do nhận thức mà ra…
- Nhận xét 3 : …tục tỉu, thiếu văn hoá…, thì ôi thôi thật chủ quan áp đặt, đó mới là cái hại nội tại của “ con ngựa già Chúa Trịnh…” tội nghiệp cho nền VH bị hiếp đáp mà không hay!...

Tại hạ viết theo sự hiểu biết “ thấy sao nói vậy! “, cho nên có gì sơ sót xin bạn bè và cao nhân bốn phương chỉ điểm, cái học thì bao la mà sự hiểu biết thì có hạn, nên bất cứ một sự quyết đoán nào cũng làm tại hạ run sợ…, xin NB và các bạn hiểu cho tạm dừng bút- xét xem…, đa tạ.


Note.

Tại hạ xin post định nghĩa về văn hóa:

văn hoá 1/- Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hoá dân tộc. Văn hoá phương Đông. Nền văn hoá cổ. 2/- Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hoá. Công tác văn hoá. 3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hoá. Trình độ văn hoá. 4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hoá. Ăn nói thiếu văn hoá. 5 (chm.). Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hoá rìu hai vai. Văn hoá gốm màu. Văn hoá Đông Sơn.3/-Sự giáo dục bằng văn học

LSB - Nam Bình
08-01-2008, 11:40
Gửi huynh TC-Nguyễn.

Quả thật Nam Bình chỉ võ vẽ bên box Tin học, vốn dân khoa học tự nhiên và võ biền, nay lạm bàn sang mục văn chương, so với các bậc văn nhân tiền bối trên LSB như huynh TC-Nguyễn quả thật đáng hổ thẹn.
Nhưng cũng có một số vấn đề xin thỉnh giáo huynh.

Như vậy bạn đặt “ cái cày trước con trâu “ bắt mọi người phải chấp nhận cái định đề là “thiếu Văn Hóa “ tồi tệ của truyện “ Ba Giai – Tú xuất...


Nếu nói về logic trình bày, như huynh TC _nguyễn đã phê phán là "cái cày đi trước con trâu" - thì cũng có phần gượng ép cho Nam Bình này rồi. Lối trình bày một vấn đề có thể dùng phương pháp Diễn dịch (nêu vấn đề sau đó chứng minh) hoặc Quy nạp (đưa dẫn chứng rồi kết luận). Chẳng lẽ huynh TC-Nguyễn cứ ép buộc Nam Bình chỉ được dùng 1 phương pháp QUy nạp hay sao?

Theo như sự hiểu biết, truyện này là truyện cổ trước 75 ở Sàigòn ai cũng biết…và hiện nay người nước ngoài dường như trên giá sách ai ai cũng có, vả lại với sự giao lưu VH, bất cứ thư viện Quốc Gia hay tiệm sách nào ở hải ngoại đều có sách ở VN đem qua…, cho nên việc có người hảo ý quà cáp sách là không có…,

Đây mới chính là cái khiên cưỡng của huynh đấy TC-Nguyễn.
- Một là truyện trước năm 75 kiểu như "Ba Giai - Tú Xuất" thì chưa thể gọi là "truyện cổ" được.
- Hai là: huynh nói: "ai cũng biết", "trên giá sách người nước ngoài ai cũng có"... Hỡi ơi, cái này Nam Bình xin không bình luận, vì đọc đã thấy huynh nhận xét chủ quan rồi. Đệ chỉ xin nói rằng: người nước ngoài không phải ai cũng có giá sách, chứ chưa nói đến một cuốn sách cụ thể nào đó trên giá, càng chưa nói đến một cuốn sách ít tiếng tăm của nước khác... Như vậy là chính xác chứ, hiền huynh?
- Ba là: "trong thư viện quốc gia nước người ta cũng đã có, hay tiệm sách nào ở hải ngoại đều có sách ở VN đem qua…, cho nên việc có người hảo ý quà cáp sách là không có" : Sai rồi huynh RC-Nguyễn ơi, chuyện ở tiệm sách có bán và ta tặng cuốn sách vẫn bán đầy ngoài tiệm cho 1 người bạn là chuyện xảy ra hàng ngày, sao huynh lại nói là Không có?

Trở lại với bài của đệ, đệ vốn nói năng thô lỗ, chỉ cảm tính nhân thấy rằng: một số truyện Ba Giai - Tú Xuất không có tính giáo dục, nội dung mô tả và ca ngợi một nhân vật chính có tính cách gian manh, dâm đãng (không gian sao lừa người lấy tiền bằng cách ấy, không dâm sao... bóp ngực đàn bà ngay giữa chợ?)

Còn việc huynh dẫn thơ Hồ XUân Hương, hay tác phẩm Kim Bình Mai ra để so sánh lợi hại, đệ cũng không phục, vì xét một truyện tục hay không tục còn ở ý đồ của tác giả. Dân Việt ta chẳng có một văn hóa - tín ngưỡng phồn thực đó sao? mô tả cảnh ái ân nam nữ để mơ một cuộc sống đầy đủ, sinh sôi nảy nở... đó là văn hóa chứ. Nhưng mô tả theo kiểu Ba Giai - Tú Xuất, thì Nam Bình chẳng nhận ra chút gì văn hóa - giáo dục trong đó. Dâm dục thì có. Vậy thì hại hay không hại, nếu trẻ em ta cứ học và làm theo Ba Giai - Tú Xuất?

Mấy lời xin lạm bàn cùng huynh. Đệ rửa tai nghe ý kiến tiếp theo của huynh và các huynh đài trên LSB.

Have Fun.

caibang90
18-01-2008, 18:38
Bạn hiểu nhần rùi Ba Giai + Tú Xuất là không có thật, họ chỉ là nhân vật tưởng tượng do nông dân ta tạo ra để gây cười thui.

Đã gây cười thì sao cần đúng sự thật chứ!

LSB - Nam Bình
18-01-2008, 19:49
bạn hiểu nhần rùi Ba gia + tu xuất là không có thật họ chỉ là nhân vật tưởng tượng do Nông dân ta tạo ra để gây cười thui
đã gây cười thì sao cần đúng sự thật chứ

Tất nhiên là nhân vật không có thật rồi.
Ở đây Nam Bình không bàn về việc nhân vật trong truyện có thật hay không, mà đang bàn về góc độ văn hóa, tính giáo dục của bộ truyện cười này.

HànTuyếtBăng
21-01-2008, 13:14
Cũng không hẳn vì đã là Dân Gian hư cấu rồi! Một tác phẩm truyền miệng, truyền tay qua biết bao thế hệ, qua biết bao con người với những cách diễn đạt khác nhau kèm theo mục đích của họ.

Chúng ta chắt lọc lại tinh hoa Văn Hóa chứ không phải là đi theo mà chê bai, bới móc. Nên nhớ dân ta vẫn đâu đó rất thiếu thốn con chữ, cái ăn, thứ mặc.

Kẻ lưu manh, hay tên bịp bộm xấu xa bỉ ổi kia nhìn về góc độ của những người cùng cảnh ngộ sẽ thấy: "kẻ thừa tiền, người đói khát, chia sẻ nhau có gì sai". Sai ở đây là ý nghĩa vốn trong sáng kia bị bóp méo bởi ngôn từ vốn phong phú của tiếng Việt mà ra, của những con người học thức lõm bõm(muội là một ví dụ đấy cứ là hay nói tục, nói lái, nói sai chính tả tùm lum).

Một câu chuyện dân gian giàu xúc cảm, tình người vào tay các Huynh sẽ đầy đủ ý tứ nhân văn, nhưng nếu vào tay muội và những người thất học thì cũng chẳng biết rồi sẽ đi về đâu?

Một câu rất cay của một vị sư già vô danh nào đó nói rằng: "Mọt sách cũng chọn lựa câu từ thơm tho mà gặm nhắm"

LSB - Nam Bình
21-01-2008, 21:58
Tuyết Băng muội nói có tình có lý. Nam Bình huynh cũng cảm thấy phục.

Huynh chỉ đặt ở vị thế chủ quan mà nhận xét. Quả thật huynh chưa đặt mình ở những vị trí khác nhau để phân tích vấn đề. Đấy là cái nhược của huynh vậy.

Nhưng dù sao, như muội đã nói:

Chúng ta chắt lọc lại tinh hoa Văn Hóa chứ không phải là đi theo mà chê bai, bới móc.

Việc chắt lọc cũng cần có sự phê phán đấy Băng muội. Phê phán khác với chê bai, bới móc. Và sự phê phán thẳng thừng chẳng mấy khi ngọt ngào...

Thêm điều nữa muốn nói: Băng muội đã quá nhún mình rồi. Huynh đã đọc nhiều bài của muội, nghe được văn phong của muội, nghe văn phong đoán phần nào tính cách con người được mà...

Chúc Băng muội và toàn thể anh em LSB chuẩn bị bước vào năm mới gặp nhiều điều tốt đẹp.

TangKiem1412
25-01-2008, 23:31
Xã hội vốn dĩ đã hỗn tạp, cái văn hóa thì nó sinh ra từ đời sống xã hội nên hỗn tạp cũng không có gì là lạ. Cái mà những tác giã và cũng như người đọc luôn hướng tới là cái thực của văn học. Huốn hồ Ba Giai - Tú Xuất là một chuyện sinh ra từ trong cái xã hội hỗn tạm là vậy.
to LSB - Nam Bình: 1 tác phẫm dù hay đến mấy cũng cần có sự đầu tư cãm nhận thì nó mới có giá trị, cũng không có 1 tác phẫm nào không chứa dựng những điều mà bạn gọi là "sự tục tĩu và vô văn hóa" vấn đề là sự tiếp nhận nó ở mỗi con người. Người đời có câu "ma - phật chỉ là một" mong bạn có 1 tinh thần lạc quan để cãm nhận được 7 phần chìm của tảng băng trôi...

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-01-2008, 01:26
Những câu chuyện chung quanh hai anh chàng Ba Giai và Tú Xuất là những giai thoại được truyền tụng trong dân gian. Sau đó, có người mới làm ra cái việc là gom góp lại những giai thoại đó thành bộ truyện vui cười.

Hai nhân vật này rõ ràng rất thông minh, khôn ngoan. Vậy tại sao lại không đem tài năng đó ra giúp ích cho xã hội mà chỉ chuyên làm chuyện càn quấy để người đời gán cho cái tên gọi là hai thằng ba que xỏ lá, bịp bợm? Theo như lời truyền tụng, thì Ba Giai và Tú Xuất sống trong thời loạn lạc. Quyền hành nằm trong tay Pháp, triều đình nhu nhược, trên thì quan tham, dưới thì bị nạn mất mùa nên đời sống dân tình rất đói kém, cực khổ. Nên trong thời kỳ này đã bị phân chia, lòng người tan tác:

- Một số thì đứng lên chiêu mộ binh mã đánh đuổi xâm lăng.

- Một số câm lặng sống trong đợi chờ... đó là những văn nhân trí thức lấy ngòi bút làm lẽ sống.

- Một số tuy có tài nhưng mất phương hướng, không biết làm như thế nào sinh ra thất chí đi đến hủy hoại tinh thần. Lấy rượu giải khuây, phóng lãng, phá phách làm nguồn vui lãng quên... tượng trưng cho hạng người này chính là hai nhân vật Ba Giai và Tú Xuất.

Nội dung của những câu chuyện cười qua hai nhân vật này, không hề đại diện cho một "chuẩn mực văn hóa" cần nhấn mạnh đến điểm đạo đức phải có. Trái lại, lấy điểm xấu để nói tới một thời kỳ mà xã hội trong đó có "văn hóa bị gặm nhắm".Mục đích ngẫm về cái sự gọi là, "Bản chất con người một khi bị ảnh hưởng qua hoàn cảnh xã hội dễ trở thành tốt & xấu có một tầm mức quan trọng như thế nào."

Chuyện cười về Ba Giai & Tú Xuất thời đó nói riêng và trên thực tế bây giờ nói chung thì trong cuộc sống đâu có thiếu những nhân vật như hai anh chàng quỷ sứ này, như cô hàng bán chim, như bà chủ quán.... Bởi vì nếu cuộc đời toàn những điều tốt đẹp thì hóa ra người đời có chung một ánh nhìn à? Đâu có thể nào, các bạn đồng ý không? Cho nên vẫn phải chấp nhận sự "phân ly văn hóa" và sự "phân ly nhân cách" đã sản sinh ra hai điểm tốt & xấu cùng tồn tại. Nếu một tổ chức xã hội lành mạnh, có thật nhiều những người như Ba Giai và Tú Xuất, biết đem sự thông minh, khôn ngoan đó phục vụ cho quốc gia thì xã hội sẽ phát triển theo một chiều hướng rất tốt. Còn ngược lại, sẽ dần đi đến tự hủy diệt. Thông điệp muốn nói là vậy. Không ai cấm chúng ta không được nhận định hay đánh giá. Vì đằng sau nụ cười đều có những mục đích muốn nhắm tới, đả kích châm biếm thói hư tật xấu, bác bỏ một quan niệm lỗi thời... hay đơn giản chỉ là cười suông chơi thôi. Thì những giai thoại truyền khẩu dân gian này, có được bao nhiêu phần trăm sự thật hay chỉ là từ tưởng tượng hay được hư cấu thêm... thì cũng phải khâm phục sự sáng tạo đã có từ người xưa.

QA nhớ một câu nói của Francois Rabelais, một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Pháp: "Cười là một đặc tính của con người". Chời ơi, cái này cha ông ta biết từ khuya rồi, có thể tìm thấy rất nhiều qua văn chương truyền khẩu, người xưa luôn lấy nụ cười đi bên cạnh đời sống. Tha hồ cười nhé, cười châm biếm, cười diễu cợt, cười mỉa mai.... cũng là một bản sắc rất riêng của người Việt qua tính cách thích khôi hài trong những câu chuyện trào phúng.

Bản thân QA khi đọc chuyện Ba Giai & Tú Xuất thì cười xòa, ừ, cười xòa thôi!

-=Whisky=-
30-01-2008, 01:52
Một số tuy có tài nhưng mất phương hướng, không biết làm như thế nào sinh ra thất chí đi đến hủy hoại tinh thần. Lấy rượu giải khuây, phóng lãng, phá phách làm nguồn vui lãng quên... tượng trưng cho hạng người này chính là hai nhân vật Ba Giai và Tú Xuất
Hé hé ,cái j cũng đúng trừ cái câu trên a'.QA thấy 2 cha đóa có tài j vậy ?
1- Một số thì đứng lên chiêu mộ binh mã đánh đuổi xâm lăng.

2- Một số câm lặng sống trong đợi chờ... đó là những văn nhân trí thức lấy ngòi bút làm lẽ sống.

Với cái tài đó thì QA nghĩ họ nên làm việc nào trong 2 việc trên <Đây là giả sử như 2 người này có thật nhá :D,chắc anh em với Bác Ba Phi :D>
Cái TÀI nó cũng có nhiều thứ lắm,đâu phải có tài là làm dc tất cả đâu.Như Ngô Dụng có tài cũng chỉ làm quân sư,Tống Giang mới dc làm Trại chủ .Đúng hông á.Nên bắt BG TX đi đánh nhau chắc thua to a'. 2 người này chỉ có tài khôn lỏi thôi,cũng giống như mấy Trạng của VN,như Trạng Quỳnh ... cũng có dc công danh j đâu..
Vậy nên cứ để khôn lỏi,tinh ranh mãi là khôn lỏi,tinh ranh.BG TX mãi là tiếng cười của dân gian.Chỉ thế thôi.
À,tớ đọc truyện ni tớ cười bò hè hè hè:D

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-01-2008, 02:10
Hì, theo truyền truyền tụng tụng từ người đời ghi chép lại nữa nhé! Nói tới nhân vật Ba Giai, nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học đâu biết đấy, rất giỏi về lối thơ trào phúng, diễu cợt. Còn nhân vật Tú Xuất cũng học hành chăm chỉ siêng năng khôn ngoan chẳng kém, đậu Tú Tài khoa Tân Mùi, nên mới gọi là Tú Xuất.

Bây giờ không đặt nặng là nhân vật có thật hay chỉ là hư cấu nha, thì dù thật hay hư cấu thì hai nhân vật qua truyền tụng này, xin hỏi có tài không vậy? Thông minh, khôn ngoan, có học thì thay vì đi phá làng phá xóm, ra giúp cho xã hội không tốt sao, chỉ cần một phần nào thôi còn hơn không có, cũng có thể thay đổi được cuộc diện rồi, từ chính bản thân nói riêng và cho xã hội nói chung.

-=Whisky=-
30-01-2008, 02:37
Hè hè,hi we'
Mấy cái ghi chép đó thì có j khó,người mẹ nào chả muốn con khôn.Đứa con của dân gian,đem dc tiếng cười cho XH thì tất nhiên phải thông minh rồi,thêm vài dòng về khoa cử cũng là dễ hiểu.Hấy.
.Bố Già Don có nói "Mỗi người sinh ra đều có một số phận".Không cưỡng lại được đâu.Và họ có lẽ cũng đã theo tiếng gọi của số phận sống cuộc sống tự do tự tại.Tìm vui cho mình và tiếng cười cho xã hội.Không tốt hay sao,sống trước tiên cũng là cho mình thôi và XH cũng đâu thể thiếu --> :D.Cuộc đời đâu quá dài.
Còn QA ,U chờ đợi j ở cuộc đời này ? :D

LSB-Đa Tình Tiên Nữ
30-01-2008, 03:16
"Anh hùng làm nên lịch sử , Lịch sử tạo anh hùng "

2 nhân vật Ba Giai - Tú Xuất là những nhân vật được đưa vào huyền thoại . Bởi trí thông minh xuất chúng - mà gọi là khôn lỏi cũng không sai - niềm tự hào dân tộc mà ^^! Vì vậy sẽ tạo nhiều khía cạnh trong giới phê bình văn học.

Có trường phái cho rằng đó là những nhân vật chuyên làm những chuyện đi trái thuần phong mỹ tục .
Có trường phái lại cho rằng đó là những người vô dụng - vô dụng ở chỗ là sao không đem trí thông minh của mình để phục vụ đất nước.
Nhưng cũng có trường phái lại cảm thông với họ . Bởi vì vận mệnh đất nước lâm nguy , minh chủ chưa có ...Không biết gửi gắm tài năng , trí tuệ của mình ở đâu ?

Vì vậy tiểu đệ nghĩ rằng mỗi con người có 1 lối suy nghĩ khác nhau , cũng như một vị trí khác nhau , một tầm quan trọng khác nhau trong xã hội...Có thể anh sẽ làm nên lịch sử , lịch sử sẽ ghi nhận công trạng của anh...Nhưng cũng có thể anh sẽ bị lịch sử lên án ...Hay như tôi chẳng hạn , không có đủ khả năng cũng như trí tuệ để được đi vào lịch sử.

Dân gian ta có câu nói rất hay :

" Bia để miệng , tiếng để đời "

LSB - Nam Bình
30-01-2008, 07:24
Hì, theo truyền truyền tụng tụng từ người đời ghi chép lại nữa nhé! Nói tới nhân vật Ba Giai, nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học đâu biết đấy, rất giỏi về lối thơ trào phúng, diễu cợt. Còn nhân vật Tú Xuất cũng học hành chăm chỉ siêng năng khôn ngoan chẳng kém, đậu Tú Tài khoa Tân Mùi, nên mới gọi là Tú Xuất.

... xin hỏi có tài không vậy? ...

QCQA có bài thơ trào phúng nào của Ba Giai không vậy, để NB đọc thử xem ông này ra sao. Người ta nói "văn thế nào người thế ấy", chắc... thơ cũng vậy. Hoặc là một giai thoại nào về sự "thông minh từ nhỏ" của ông ta cũng được. Hay tôi chưa hiểu gì về lịch sử tài năng của ông Ba Giai này nên mang định kiến?

Còn Tú Xuất "đậu Tú Tài khoa Tân Mùi", thiết nghĩ cũng chẳng thể lấy làm tiêu chí đo cái tài. Cùng học vị ấy, nhưng Tú Xương người Nam Định nhà tôi như thế nào, chắc một trời một vực. CỤ Tú XƯơng nhà tôi đậu Tú Tài, thi mãi lên không được mới buông một câu "Tế đổi thành Cao, sao chó thế?' (có thời cụ đổi tên là Trần CAO Xương mà). Học vị Tú Tài, xét cho cùng cũng chỉ là các cô cậu tốt nghiệp Phổ thông trung học bây giờ thôi. Tất nhiên mỗi thời một khác, nhưng cũng ko phải là cái gì hiển hách lắm, sao đáng gọi là "đi vào huyền thoại", "thông minh xuất chúng" được?.

Tôi đã đọc mãi, đọc mãi những câu chuyện về hai ông này. Đọc cả những chuyện các ông lấy những người câm, mù, điếc, tật nguyền... làm trò tiêu khiển (đến nỗi một số nhà xuất bản phải cắt bỏ ở những lần tái bản). Hơĩ ơi, tìm mãi không thấy cái Tài, mà cái Bất lương đã hiển hiện ra trước mắt.

Ai giúp tôi tìm chỗ nào nói họ có Tài một chút, để ít ra tôi khỏi tiếc công người thời trước mất công truyền lại cả một bộ truyện này.

Mà giả hoặc họ có Tài thật đi chăng nữa, như câu nói nổi tiếng "Có Tài mà không có Đức thì là người vô dụng". Cái vô dụng ấy đáng để trân trọng lắm sao?

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-01-2008, 11:04
Mà giả hoặc họ có Tài thật đi chăng nữa, như câu nói nổi tiếng "Có Tài mà không có Đức thì là người vô dụng". Cái vô dụng ấy đáng để trân trọng lắm sao?


Ủa, có nói qua bài trước rồi mà. Thôi trích lại vậy:

Có thật nhiều những người như Ba Giai và Tú Xuất, nếu biết đem sự thông minh, khôn ngoan đó phục vụ cho quốc gia thì xã hội sẽ phát triển theo một chiều hướng rất tốt. Còn ngược lại, sẽ dần đi đến tự hủy diệt. Thông điệp muốn nói là vậy. Không ai cấm chúng ta không được nhận định hay đánh giá. Vì đằng sau nụ cười đều có những mục đích muốn nhắm tới, đả kích châm biếm thói hư tật xấu, bác bỏ một quan niệm lỗi thời... hay đơn giản chỉ là cười suông chơi thôi.

Vì vậy, nội dung từ những câu chuyện chung quanh hai anh chàng "quỷ sứ" này, người xưa truyền tụng không phải khoe cái tài đã có từ họ mà người xưa lấy làm tiếc sao cái tài đó lại không sử dụng vào mục đích tốt đẹp hơn. Nếu ai bác bỏ không gọi đó là tài thì cũng tùy mỗi người đánh giá mà. Bài viết của ĐTTN hợp ý của QA ghê, cám ơn bạn nghe!

Những người gom góp thành bộ truyện này chỉ để đánh dấu một thời kỳ đã qua, với những nhân vật vào thời điểm được nhắc tới. Các cụ thời xưa coi vậy rất thực tế, ngoài mục đích đem đến cho đời những niềm vui vừa nhắm tới mục đích cải tạo con người, xã hội qua nội dung đa dạng, nhân vật đa dạng, nụ cười đa dạng đi vào từng ngõ ngách cuộc sống. Ở đây, đã gọi là những giai thoại được truyền tụng trong dân gian thì cứ thoải mái mà nhận định và đánh giá theo nhân sinh quan của mỗi người đi.

QCQA có bài thơ trào phúng nào của Ba Giai không vậy, để NB đọc thử xem ông này ra sao.

QA có đọc qua hai giai thoại này:

Hồi còn để chỏm, Ba Giai đã nổi tiếng thông minh, mới mười tuổi đã biết làm thơ trào phúng. Một hôm Ba Giai lên chùa, thấy xôi thịt, oản chuối bày la liệt, xin sư mãi mà sư không cho. Ba Giai đi ra ngoài lấy than viết ngay một bài thơ vào cửa chùa:

Qua chốn thiền môn biết một thầy
Trốn sưu trốn thuế đến tu đây
Bao nhiêu oản chuối thầy xơi sạch
Thật chó Già Lam mới thế này

Khách thập phương đến lễ, trông thấy bài thơ cứ ôm bụng cười. Rồi bài thơ tinh quái ấy cũng tới tai sư cụ, biết Ba Giai chơi lỡm mình nên năn nỉ Ba Giai sửa lại bài thơ để công chúng khỏi đàm tiếu. Ba Giai bằng lòng, lấy than sửa lại vài chữ thế là bài thơ khác hẳn và thành một bài ca tụng sư cụ như sau:

Qua chốn thiền môn biết một thầy
Tránh niềm trần tục đến tu đây
Hương hoa oản chuối riêng thầy hưởng
Thật chúa Già Lam mới thế này.

Sư cụ khoái chí quên cả giận, thưởng ngay xôi oản cho Ba Giai.

Năm mười hai tuổi, đi xem khánh thành một ngôi chùa của cụ Thượng Giai, vốn sẵn ghét tính háo danh của cụ Thượng thích dựng bia kể lể công đức nên Ba Giai lấy ngay cục gạch vạch lên tường chùa:

Phúc đức gì mày? Bố Đ~i Giai,
Làm cho tốn Bắc lại hao Đoài.

Cụ Thượng thấy đứa bé còn để chỏm không nở đánh, nhưng bắt Ba Giai phải sửa lại hai câu thơ và hứa thưởng mười quan tiền. Ba Giai sửa lại rằng:

Phúc đức ai bằng cụ Thượng Giai,
Xây chùa phương Bắc lại phương Đoài.

Hậu sinh tụi mình biết được bao nhiêu thì biết, dù sao cũng chỉ là những giai thoại được truyền tụng trong dân gian, đọc để tự ngẫm chơi đó mà. Có người cười suông miễn vui không nghĩ ngợi chi, có người không cười vì cho là nhạt, có người bức xúc phản đối như nambinh, có người ... (thôi tùy nghe). Mỗi người có quyền tự do "giải" hai anh chàng này như "chiên gia" thứ thiệt vậy, mổ xẻ thoải mái đi. Đó chỉ là những nhân vật "điển hình" mà biết đâu bản thân mình cũng đã từng gặp, nghe, biết... qua nhan nhãn ngoài xã hội rồi. Phần QA nói theo suy nghĩ của mình qua những câu chuyện cười đó thôi và cười xòa. Cười xòa vì QA chấp nhận được cái sự đó và không có gì để ngạc nhiên cả, hạng người nào cũng có mặt trong đời sống hết. Còn ý của người xưa muốn gửi gấm vào điều gì qua hai nhân vật này thì QA có trình bày ở bài trước rồi, mỗi người một quan điểm cũng thú vị lắm.

Nghe nói những giai thoại về hai anh chàng Ba Giai và Tú Xuất này được truyền tụng rộng rãi ở Bắc Việt nhiều nhất, nên các bạn nào ở ngoài Bắc chắc rành và biết nhiều hơn người miền Nam. Bạn nào có thêm điều gì mới lạ thì nhớ chia sẻ với, đa tạ trước.

ll3lack0takl_lte
16-12-2008, 00:26
Tại hạ hiểu biết nông cạn dám hỏi NAMBINH huynh đài là người Bắc hay Nam?

Theo tại hạ đoán các hạ là người Nam(chỉ phân Bắc Nam ko tồn tại Miền Trung nha)..
Tại hạ đã đọc một số chuyện tiếu lâm đất Bắc, nhiều khi thấy chả có gì đáng cười cả. Tuy vậy, tại hạ cũng có một số ngu kiến về vấn đề mà các hạ vừa nêu ở trên

Thứ nhất : BaGiai- Tú Xuất chỉ lừa đảo những người làm ăn gian dối, trừng trị đàn bà chanh chua đanh đá mà thôi (các hạ có thể đọc phần lời dấn trong truyện BG-TX )
Thứ nhì : BG- TX là một hình thức hư cấu quá lên của sự thật về hai nhân vật có thực (cũng giống như Trạng Quỳnh vậy thôi)
Thứ 3 : Truyện Dân gian ngôn từ hàm súc. ý nghĩa sâu xa, được nguỵ tao dưới lớp vỏ giản đơn nhằm mua vui cho kẻ có trí lẫn người vô năng. Kẻ có trí thì thấy hay nên theo thấy dở mà răn mình, còn người vô năng mua tiếng cười sảng khoái sau hàng giờ lao động mệt nhọc.
Vậy hà cớ gì các hạ lại tức giận như vậy. Ở trên đời này có rất nhiều điều mà các hạ không hiểu nếu các hạ chỉ đứng trên lập trương của bản thân!!!! ĐA TẠ ĐÃ QUAN HOÀI

lời quê chắp nhặt dông dài
mua vui cũng được một vài phút giây

ll3lack0takl_lte
16-12-2008, 00:47
Mà giả hoặc họ có Tài thật đi chăng nữa, như câu nói nổi tiếng "Có Tài mà không có Đức thì là người vô dụng". Cái vô dụng ấy đáng để trân trọng lắm sao?




Tài là cái thực dụng còn Đức là cái tấm lòng. Thế nào là người có đức ? Câu hỏi này mấy ai vỗ ngực trả lời được. Minh chứng rằng :" Lưu Bị là người nhân đức nhưng lại lạc tỉnh hạ thạch với Lữ Bố là kẻ sa cơ, Lại dùng kế để chôn chân Gia Cát tại đất Thục (lúc Lưu Bị sắp chết nắm tay Gia Cát dặn dò, lại còn bảo nếu a đẩu không có tài thì Gia CÁt lên làm vua cũng đc => nếu là Gia cát bạn có chịu không?) thế cho nên nói ở đời đánh giá một con người có đức hay không khó lắm.....khó lắm

Ví dụ : Đặng Tiểu Bình là bí thư kiệt xuất của DCS Trung Quốc truớc đây ông yêu nước thương dân mới có thể vạch ra sách lược kinh tế cho Trung Quốc 100 năm sau chứ. Nhưng sự kiện "Thiên An môn" thì sao? máu hàng nghìn sinh viên thấm đẫm cả quảng trường Thiên An Môn, tàn ác đến thế là cùng nhưng thế thì sao ai bảo ông có tài mà không có đức nào? Ai bảo ông vô dụng nào?

Bạn hãy thử suy nghĩ xem bạn nghèo, không thể giúp được một người hàng xóm về vật chất bạn có thể sẻ chia về tinh thần nhưng ngừơi giàu họ có thể giúp ngay về vật chất, cái mà người hàng xóm của bạn cần ngay lúc đó, vấn đề còn lại chỉ là thái độ vừa phải của người đó mà thôi. Vậy cái nào hơn??

Ý tại hạ không nói là câu nói của Bác Hồ sai nhưng chúng ta hãy suy nghĩ thực tế hơn một chút

VŨ NGỌC CHI MAI
10-04-2009, 10:53
"Vậy thì hại hay không hại, nếu trẻ em ta cứ học và làm theo Ba Giai - Tú Xuất?"
Sư huynh Nam Bình thân mến! Người ta nói "văn học là nhân học", "văn là người", chính vì thế ta phải tiếp thu có chọn lọc, và hãy nhớ rằng không phải cái xấu nào cũng làm cho người ta xấu. Gần mực chưa hẳn đã đen, vả lại, khi đọc những giai thoại về Ba Giai - Tú Xuất, ai cũng cười, cũng thấy được quy luật "cao nhân tắc hữu cao nhân trị", để rút ra cho mình bài học để mà đừng chanh chua, keo kiệt, tham lam, mê gái...
Cái cười của Ba Giai - Tú Xuất đúng là cái cười xòa, ít làm người ta suy nghĩ mệt óc, nhưng rồi sẽ có một lúc nào đó người ta chợt nhớ, để rồi thấy rằng mình đừng sống giả trá, lưu manh... Một kết quả như Ba Giai - Tú xuất chẳng tốt đẹp gì...
Tác giả dân gian cũng rất công bằng và thâm thúy đúng không sư huynh?