PDA

View Full Version : Văn Hóa Chửi


HànTuyếtBăng
15-12-2007, 09:01
Bàn về "Chửi" là một đề tài luôn thú vị và gây không ít nhiều tranh cãi. Không phải ngẫu nhiên mà "Chửi" luôn là cái người ta dễ tiếp xúc và học nhanh nhất khi mới tiếp cận với một nền văn hoá. Ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, phim ảnh...có phần lạm dụng hay tự nhiên hoá những từ ngữ tục tằn, dùng chúng như một tác nhân gây cười. Việc làm này là con dao hai lưỡi. Nó vô hại với những ai có đủ hiểu biết và bản lĩnh nhưng lại rất nguy hiểm cho giới trẻ mới tập tễnh vào đời, không được kèm cặp chặt chẽ. Hiện tượng là như vậy nhưng "Chửi" cũng là một nhu cầu tự nhiên để giải toả tâm lý, giải toả ức chế một cách nhất thời. Liệu pháp "Chửi" như thế được xếp vào loại...tâm lý học Laughing

Tôi tin rằng chửi luôn gắn liền với sự tồn tại của XH loài người. Bản thân Chửi không hẳn là chỉ có mặt xấu mà cách người ta dùng nó mới thật sự xấu xa. Không có ý định phân loại chính xác các loại chửi, vì vậy tạm xếp Chửi theo 2 "đẳng cấp":
- Chửi trực tiếp (thô)
- Chửi gián tiếp (tinh)

Nếu các bạn nào đã có dịp tiếp xúc với văn hoá nước ngoài nhiều sẽ nhận thấy cách "Chửi" thay đổi rất nhiều tuỳ theo vùng văn hoá. Ví dụ như dân châu Âu Chửi không "khéo" bằng dân châu Á. Dân châu Phi chửi không "đau" bằng dân Nam Mỹ...Đại loại là như thế.

Nhưng đã gọi là Chửi thì nhất định không thể xếp vào cách ứng xử "lịch sự" hay tinh tế. Khi người ta đã phải dùng đến chửi có nghĩa là thật sự hết cách. Đôi khi chửi cũng bật ra từ miệng những danh nhân theo cách sơ đẳng nhất, tự nhiên nhất của con người nhưng ta không thể lấy nó làm ví dụ tiêu biểu.
Quay về với cái gọi là "văn hoá chửi" của người Việt nam. Có lẽ không còn từ nào chính xác hơn "cay nghiệt" để diễn tả nỗi đau về tinh thần mà người bị chửi phải chịu đựng. Hình thức chửi "thô" là khá phổ biến khi người ta bất ngờ gặp phải một chuyện bực mình, nó là đại diện cho một tầng lớp xã hội nhất định. Chửi "tinh" (nên nhớ vẫn luôn là Chửi) thật ra là chửi thô được nguỵ trang dưới những hình thức giả mạo của ngôn từ. Nó hay được thấy trong tầng lớp cao hơn của XH nhưng điều này không có nghĩa là có "cao quý" hơn. Trong các cuộc giao tranh thì đấu tranh không vũ khí là thâm độc nhất, nguy hiểm nhất. Chửi là vũ khí của hình thức đối đầu này. ta thử xét về mục đích của Chửi:
- Dùng để giải toả tâm lý (stress, gây cười...)
- Dùng để "tấn công" một người (hay một tập thể) gây tâm lý nghiêm trọng
- Dùng để bầy tỏ tình cảm "quá mức" với một ai đó
- ...

Vậy thì có ai "thắng" trong một cuộc chửi nhau tay đôi không? Có & không. Có trong trường hợp "vốn chửi" của hai bên không cân bằng hay tính cách cá nhân không tương đương (ví dụ: nhát >< gấu). Không trong trường hợp hai bên cùng "thạo" chửi, giỏi về tâm lý hay đơn giản hơn là "lỳ". Không cũng còn nằm trong trường hợp gặp kẻ cao tay hơn không thèm chửi lại! Laughing Dĩ nhiên khái niệm "thắng/thua" luôn là tương đối.

Trong hai hình thức chửi đã nói ở trên thì việc chửi "té tát"không để lại hậu quả nghiêm trọng bằng cách chửi "thâm nho". Bạn nào đọc Tam quốc Diễn nghĩa hẳn nhớ đoạn Khổng Minh mắng chết Mạnh Hoạch (ko nhớ tên chính xác nhân vật này). Ta không nên chỉ nhìn nhận Chửi như một cái gì đó "xấu xa", chối bỏ và không muốn hiểu nó. Trái lại, việc hiểu biết về chửi rất cần thiết trong cuộc sống vì nhiều lý do:
- Ta cần biết cái lợi/hại của chửi để hạn chế nó
- Ta cần biết chửi để không sợ bị...chửi
- Chửi cũng là một phần của cuộc sống

Trích: đâu đó không rõ nguồn gốc.

Tò mò dòm ngó thử không ngờ quá nhiều điều chưa hiểu biết về "Chửi", và càng hong tin nổi nó lại là Văn Hóa nữa. Hic điều đó đúng có hong?

Mong các bậc Trưởng Giả giúp muội tý.

Vui vẻ, HTB

nguyentuthang
22-12-2007, 21:37
Chửi là gì ấy à... hiiiiiiiii......hay đấy. Nguyễn Thị Tam Hùng ta tham gia chút ít. vì cũng có đôi lần chửi nhau với người khác rồi....hiiiiii.........

1/ chửi là một hình thái văn hoá biểu lộ trạng thái, thể chất và tình cảm diễn giả một cách đa dạng và ấn tượng nhất (tóm tắt từ cuốn: xuân thu - chiến quốc. lời của lã bất vi)
nên đã chửi là phải chửi đểu, chửi là phải gán ghép, chửi là phải chụp mũ mà chửi.Phong Thần có nhắc nhiều đến Khương Tử Nha, ông là một chuyên gia đã dành nhiều thời gian và tâm huyết trong khía cạnh văn hoá và tiến bộ của chửi bậy. ông chính là người đã truyền dạy Dương Tiễn 5 chữ vàng - sau này, được Dương Tiễn săm lên má ( hiiiii....).
2/ Chửi là một hiện tượng sinh lí. ( hiiii...)
Muốn đánh nhau hở, lúc bị nó đánh thì phải hăng lên mới đỡ đau, lúc nào đánh nó thì bình tĩnh lại đánh mới chính xác nhớ, Khổng Tử bảo thế. lúc chưa đánh thì chửi to lên cho nó sợ, văng nước bọt nó mới giật lùi, Trang Tử gọi là chửi đòn phủ đầu mà. Hoa Đà đậi sư dạy chửi bậy uy hiếp tinh thần địch và tiếp sức tinh thần ta, riêng về việc này, Darwin the bố có giải thích trong cuốn The Ape and the Human ( 1890 ) sau này, đại ý ông có nói, khi ta chửi với một cảm xúc mãnh liệt, một lượng hormone hưng phấn nhất định sẽ tiết từ tuyến yên nằm trên tuyến cương dẫn đến tuyến ngựa sản sinh một lượng lớn protein MAAUS thuộc cung Càn, mạng dương hoả, có tính nóng, màu đỏ bầm mùi ngai ngái gây cương cứng trên toàn các cơ, nước bọt tiết nhiều, lông dựng đứng, máu hướng lên não. toàn thân sẽ đột ngột tăng nhiệt độ và đo đó máu tự bỏ bớt nhiềt lượng để điều tiết cân bằng ( Jacky Chan, 1999, Sát thủ máu lạnh, pg 666 ). Do tuyến ngựa này nằm ngay trên tâm thất trái nên MAAUS dễ dàng theo động mạch chủ đến mao mach thấm vào từng ngõ ngách cơ quan đoàn thể động vật chủ, gây hiếu chiến, khát máu.( hiiiii)
3/ Chửi là một nghệ thuật. thực vậy. xin được minh chứng bằng một số " Bài chửi" nổi tiếng sau đây. hiiiii......
a/ Trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan, có bài chửi gà kinh điển như sau:

"...Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bặt mất của tôi, thì buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới!

Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.

Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra. Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia...."
b/ Dân gian thì cũng không kém phần chua ngoa khi... mất gà:

"...Cha Cao Tằng Tổ Khảo, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì Tỉ Muội thằng nào đã bắt con gà nhà tao!

Con gà ở nhà tao là con gà, con qué. Nó về nhà mày là con Cú, con Cáo. Nó mổ gan, lòi ruột những đứa ăn miếng thịt gà nhà tao.. Nó là thần Nanh, đỏ Mỏ rút gan, rút ruột nhà mày ra. Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế 3 tháng 10 ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho Thần Trùng đến rút từng khúc ruột của Cha Ông, vợ con nhà mày ra!

Tao hú 3 hồn, 7 vía thằng đàn ông, 3 hồn 9 vía con đàn bà đã bắt con gà nhà tao. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà tao!...”
c/ Còn ở mỗi vùng Miền thì lại biến hóa theo kiểu khác một chút:

+ Miền Bắc nơi có Núi Nùng Sông Nhị thì có phần văn vẻ, vòng vèo:

"Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà tao nó là con gà, nó về nhà mày nó là con thần đanh đỏ mỏ..." ;-)

+Miền Trung quê hương của Núi Ngự sông Hương thì ngân nga, ngọt nhưng lại... lọt tới xương:

"Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là ba đời đi ở đợ...Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi...
Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh. Bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ăn"

Tiếc cái là chưa từng nghe dân miền Nam chửi khi mất gà lần nào. Bác nào sưu tầm được câu chửi này xin đưa lên cho mọi người cùng đọc.
4/ Chửi là một hành động xử dụng ngôn ngữ mà ít người thích hưởng nhưng rất nhiều người thích tặng cho. điều này thì khỏi cần phải bàn đến.
5/ Chửi là một cách xả tress. không tin à. nghe bài tham khảo nhé...( cấm ử dụng trong mọi trường hợp)
* Nói cho qua nghe về mi đi, qua khoái chuyện kinh tởm
* Mi mang cái của nợ gì phía trên vai mi vậy? Cái đầu của mi đó à?
* Đừng bảo ta rằng mi dốt nát. Ta thừa biết chuyện đó rồi
* Ở cổ nó mọc lên một cái bướu lạ lùng - cái đầu của nó
* Ta chưa từng gặp một người mà ta không ưa cho đến khi...ta gặp mi
* Ta dường như không thể nhớ tên mi, và làm ơn đừng giúp ta nhớ nhé
* Đừng có để ý đến nó, nó có một trái tim ngờ nghệch và một cái đầu tương xứng
* Mi đến, hay quá. Thế khi nào thì mi xéo đi?
* Tôi cho hắn là một thằng ngu nhưng có thể tôi đã đề cao hắn đấy
* Ta muốn nói rằng ta thích mi, nhưng hà cớ gì ta phải nói dối?
* Nhiều người biết mỗi thứ một ít, còn mi thì không biết một chút nào ở mỗi thứ
* Nếu như mi tự kết liễu đời mình thì mi đã giết đúng người đấy
hiiiiii........ khi huynh đệ dùng những câu này để chửi. chửi xong thấy người thư thái vô cùng hiiiiiiii...... chắc ăn đòn quá.... hiiiiiii
Tóm lại. chửi là một nghệ thuật, à tình cảm, là xả stress, giải tỏa bức giúp sống lâu sống khỏe và người chửi là một nghệ sĩ, một triết gia, một tài năng trong việc nhục mạ người khác hiiiiiiii.............
Này. đừng thấy Tam Hùng ta nói thế, máu muốn làm nghệ sĩ nổi lên mà đi chửi nhau đấy nhé. coi chừng vào nhà thương....hiiiiiii....... hoặc trại phục hồi nhan phẩm ta không chịu trách nhiệm đâu hiiiiii.......

anhvanbietdh
28-03-2008, 20:01
văn hóa chửi đặc trưng cho tính vùng miền.mỗi nơi có 1 cách chửi khác nhau.Ví dụ :miền trung thì chửi;mồ tổ cha mi.....
miền bắc chửi thì : xắn váy lên,đưa miệng hứơng sang bên nhà người ta...nói chung là có bài bản lắm...

Chú Thoòng
28-03-2008, 23:54
Trong hai hình thức chửi đã nói ở trên thì việc chửi "té tát"không để lại hậu quả nghiêm trọng bằng cách chửi "thâm nho". Bạn nào đọc Tam quốc Diễn nghĩa hẳn nhớ đoạn Khổng Minh mắng chết Mạnh Hoạch (ko nhớ tên chính xác nhân vật này). Đính chính cho ! Cả bài hay mà trích dẫn sai thì cũng ko tốt !
Kẻ bị Khổng Minh mắng chết là Vương Lãng ! Ông ta cũng là 1 danh sĩ !Chính vì vậy mới hiểu lời Khổng Minh thâm nho thế nào mà tức giận quá hóa die

eminem1
29-03-2008, 01:14
Có cả dạng chửi yêu nữa, kiểu như bà chửi cháu :mẹ bố thằng chó con..Trong tình yêu cuãng có chưi rủa nhau để bày tỏ tình yêu : kiểu như mẹ con diên này nữa, ăn dek j mà xinh thế..hehe

Tiêu Dao
29-03-2008, 22:09
Chửi chỉ là một cách biểu hiện tình cảm, thái độ, bức xúc. Tuy nhiên, tùy vùng miền mà cách chửi cũng khác nhau. Có thể xem đó một nét văn hóa đặc trưng bản địa.

Ở miền Bắc: mang sắc thái văn hoá bản địa sâu sắc, đặc thù. Phải nói rằng người miền Bắc "giỏi" chửi: hay, có bài bản, có vần điệu trầm bổng, có nghệ thuật, ví von, thậm chí chửi có vần như đang đọc thơ. Bởi vậy, nếu để ý thì ta thấy một người chửi, cả thôn xóm ngồi nghe. Mà ở miền Bắc thì chửi thường kèm theo hành động: đứng dạng háng, tốc váy, vổ đồm độp ....

Ở miền Nam thì chửi có vẻ cục mịch, dân dã hơn. Thường thì không có vần điệu, ví von như miền Bắc. Ngay cả tiếng chủi tục của miền Nam cũng không có lời đáp trả mà thường nói trống không, có lẽ gọi cho chính xác thì không phải là chửi mà là la lối. Nhiều khi nghe mà chẳng biết chửi ai, vì việc gì.

datanhan_07
30-03-2008, 16:45
Chửi theo kiểu toán học :
"Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà, bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.

Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đô’i hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… ờ nhỉ, thôi, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.

À, mày chơi toán học với bà à.Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó bà sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho mà nghe

Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ....thôi con ạ ….....ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à .

LSB-manuvotinh
31-03-2008, 00:44
[quote] Đính chính cho ! Cả bài hay mà trích dẫn sai thì cũng ko tốt !
Kẻ bị Khổng Minh mắng chết là Vương Lãng ! Ông ta cũng là 1 danh sĩ !Chính vì vậy mới hiểu lời Khổng Minh thâm nho thế nào mà tức giận quá hóa die

Bà thấy cháu nên làm 1 quả như Khổng Minh dành cho Vương Lãng mà cướp ngôi Tống Thị Giang hoặc chí ít cũng thể hiện đc cái oai fong nơi chữ ký của cháu nhé Thoòng.Chứ bà chả hiểu cháu định "lợi hại gấp 2" là lợi ra làm sao và lợi ntn.

Cái bài chửi con gà này hình như coppy ý nhờ? Văn học với chả Toán học,coppy thì cũng chả hay hớm gì.