PDA

View Full Version : chữ "nghĩa" trong giây phút tâm hồn treo ngược cành cây ...


LSB-MucHoang
22-07-2007, 19:47
tình cờ hôm nay đọc trong 1 diễn đàn có người hỏi dịch câu "trọng nghĩa kinh tài" sang tiếng đức thì như nào .
có người dịch là
"trọng nghĩa" =
1. Schätzen von Ehre und Freundschaft
2. Achtung vor Ehre und Freundschaft

cả 2 cách nói đều có nghĩa là biết tôn trọng danh dự và tình bạn. Nhưng thiết nghĩ, liệu nói như vậy có quá bó hẹp từ "nghĩa" chăng ? Chữ nghĩa có thể ghép cũng nhiều từ như trong : nghĩa vụ , tình nghĩa , ý nghĩa , hay như trong 1 số từ không được phổ biến lắm chẳng hạn như nghĩa huynh, nghĩa phụ . theo tôi, chữ nghĩa nên dịch là sinnlich ( tính từ ) hoặc là Sinnlichkeit ( danh từ ). trong tiếng đức chữ Sinn dịch ra tiếng Việt là "ý nghĩa " . Tuy vậy sinnlich hay sinnlichkeit lại ko phải chỉ đơn thuần là "có nghĩa" mà nó có một chút gì đó thiêng liêng . Vì vậy người ta cũng thường chúc nhau "sinnliches fest" mỗi khi có lễ giáng sinh ( dịch nôm na là chúc một dịp lễ đầy ý nghĩa ) . Như đã nói sinnlich có thể hiểu là 1 điều có ý nghĩa thiêng liêng. Tôi nghĩ chắc ngoài từ này ra, ko còn từ nào thích hợp hơn để miêu tả chữ "nghĩa" cả .
Với suy nghĩ này, giờ ta quay lại những từ ví dụ phía trên. Ta sẽ thấy những từ có chữ nghĩa đi cùng chẳng phải là có gì đó thiêng liêng chăng ? Tình Nghĩa , hai chữ đi với nhau quả thật là hợp .
Chữ tình đã là 1 từ đẹp rồi, vì nó đại diện cho 1 thứ cảm xúc sâu đậm , thuần chất của con người. Nhưng khi đi với chữ nghĩa, nó còn được nhấn mạnh và tôn thờ hơn nữa. vậy nó chẳng đẹp lắm sao ? Chả trách tại sao , người ta lại đề cao chữ "nghĩa" như vậy . Cho nên 2 chữ "nhân" "nghĩa" lại được đề cạnh bên nhau.
Khổng Tử từng nói : vi nhân nan . Làm người thật khó .
Điều này đúng. Đời người như biển cả mêng mông, chữ "nhân" như là bờ bến, nhưng lúc xa , lúc gần. Mà liệu có ai có thể vươn tới được nó ? Nhân bất thập toàn, con người đã không hoàn hảo, vậy liệu ai có thể đạt được một chữ thật là hoàn hảo như chữ "nhân" hay ko ? Có lẽ là không, cho nên người ta mới nói "đức lớn không vượt khuôn" là vậy. Điều này ko có nghĩa là người ta ko vươn tới nó. Và những ai muốn vươn tới chữ nhân thì sẽ ko thể bỏ qua chữ "nghĩa" được.
Luận ngữ có câu : người có óc hướng thượng thì có chí tiến thủ trên trường đạo lý. người giữ bền chí khí thì việc không phải là nghĩa thì ko làm.
Điều này chẳng phải đã nói lên tầm quan trọng của "nghĩa" trên con đương vươn tới sự tự hoàn hảo hay sao ?
Nhưng việc ko phải là nghĩa thì ko làm. Nói thì dễ, nhưng "nghĩa" là gì ? Ở trên ta mới có suy nghĩ, nghĩa là 1 điều thiêng liêng, có ý nghĩa, đấy là bản chất của nó vậy. Nhưng "hình thù" nó ra sao ? Điều này thực ra thật khó nói. Chính vì vậy Mạnh Tử ngày xưa cũng từng nêu ví dụ, 1 người đàn ông thấy chị dấu chết đuối, liệu có nên dùng tay để cứu hay ko ? Nếu như lễ nghĩa ngày xưa thì đang nhẽ phải là : nam nữ thụ thụ bất thân. Nhưng nếu cứ kỵ điều này, kỵ điều kia, thì người chị dâu kia chắng quá là ô hô ai tai rồi sao ?
Điều này chứng tỏ "hình thù" của chữ "nghĩa" tức là các quan điểm về chữ "nghĩa" ko nên cứng nhắc quá, mà phải "tùy cơ ứng biến" . Chị dâu sắp chết mà chỉ vì hiềm kỵ lễ nghĩa mà ko ra tay giúp đỡ thì còn gì là tình nghĩa ? Cùng có chữ nghĩa, nhưng xem ra "tình nghìa lại chẳng nặng hơn "lễ nghĩa" hay sao ?
Cũng thế nên Thoáng thượng truyện tùy mới có câu : Tùy thời chi nghĩa đại hy ta .
Biết nghĩa tuỳ thời là một ý nghĩa to lớn vô cùng.
Chả trách tại sao Khổng Tử lại mắng những người không biết tùy thời là : Những người ngoan cố thật đáng ghét, vì kể ấy làm hủy Đạo đức. lấy một chuyện mà bỏ bê trăm chuyện khác......

LSB-TongGiang
23-07-2007, 06:47
Theo TG biết thì hình như câu Mục Hoằng hiền đệ muốn nói là "Trọng Nghĩa Khinh Tài", nghĩa là xem trọng tình nghĩa và khinh thường tài vật (tiền tài).
Vì vậy 2 câu dịch "1. Schätzen von Ehre und Freundschaft" và "2. Achtung vor Ehre und Freundschaft " theo cc đều không đúng hoặc chí ít thì dịch như vậy cũng chưa đưa lại được ý của câu "Trọng nghĩa khinh tài".

Quận Chúa Quỳnh Anh
23-07-2007, 10:47
Nhưng việc ko phải là nghĩa thì ko làm. Nói thì dễ, nhưng "nghĩa" là gì ? Ở trên ta mới có suy nghĩ, nghĩa là 1 điều thiêng liêng, có ý nghĩa, đấy là bản chất của nó vậy. Nhưng "hình thù" nó ra sao ? Điều này thực ra thật khó nói. Chính vì vậy Mạnh Tử ngày xưa cũng từng nêu ví dụ, 1 người đàn ông thấy chị dấu chết đuối, liệu có nên dùng tay để cứu hay ko ? Nếu như lễ nghĩa ngày xưa thì đang nhẽ phải là : nam nữ thụ thụ bất thân. Nhưng nếu cứ kỵ điều này, kỵ điều kia, thì người chị dâu kia chắng quá là ô hô ai tai rồi sao ?
Điều này chứng tỏ "hình thù" của chữ "nghĩa" tức là các quan điểm về chữ "nghĩa" ko nên cứng nhắc quá, mà phải "tùy cơ ứng biến" . Chị dâu sắp chết mà chỉ vì hiềm kỵ lễ nghĩa mà ko ra tay giúp đỡ thì còn gì là tình nghĩa ? Cùng có chữ nghĩa, nhưng xem ra "tình nghìa lại chẳng nặng hơn "lễ nghĩa" hay sao ?


Câu chuyện người chị dâu bị chết đuối liệu người đàn ông có đưa tay ra cứu mà không phải phạm vào điều cấm kỵ theo như quan niệm thời bấy giờ "Nam nữ thụ thụ bất thân" ?

Ý nghĩa quan trọng ở câu chuyện đó chính là đạo đức và lương tâm có cho phép mình quay lưng trước một người sắp chết hay không? Khi người đàn ông có ý nghĩ cứu người là trên hết, nói theo bản chất thuộc về người duy tín, lấy tình cảm và niềm tin làm chuẩn luôn đặt cảm tính trước vấn đề. Còn nếu như người đàn ông quyết định không cứu vì sợ mang tiếng là người không có đạo đức, nói theo nhận thức thuộc về người duy lý luôn lấy lý trí làm chuẩn trước vấn đề.

Khái niệm về đạo đức ý nghĩa cốt yếu mà người ta cho rằng để bảo vệ tối thiểu cái điều "để làm người tốt" trong xã hội. Vậy, nếu như người đàn ông có ý nghĩ cứu người là quan trọng trên hết, ngay cả không cần đặt câu hỏi ta có cứu được không hay sẽ chết chìm theo. Về mặt ý hướng hoàn toàn không có tội cho dù người đàn ông đó nhất định bước qua câu "Nam nữ thụ thụ bất thân". Vì sao? Vì ý nghĩa đạo đức được xây dựng trên ý hướng tính. Chỉ có ý hướng tính con người xác định hành vi con người có giá trị đạo đức. QA xin đưa một ví dụ khác để dễ hiểu điều này hơn:

Tống Giang Nông Fu và Nap Lan Dung Nhược đều có cùng chung một ý nghĩ, chung một mục đích là đem tiền đi giúp người nghèo. Chẳng may trên đường đi, TGNF bị cướp sạch tiền trước khi thực hiện được ý định. Trong khi NLDN lại thực hiện được ý định của mình, lòng thấy vui vẻ vì vừa làm việc thiện. Qua hai hoàn cảnh trên, không thể cho là có sự khác biệt đạo đức, ai có nghĩa hơn ai giữa hai người được. Vì nếu quan niệm như vậy thì chẳng khác gì cho rằng NLDN có đạo đức hơn, vì đã cho tiền được tận tay người nghèo. Rồi thản nhiên phủ nhận sạch tấm lòng làm việc thiện của TGNF nhưng thiếu may mắn kia.

Cho nên QA nghĩ, nếu người đàn ông có đưa tay cứu người chị dâu thì về mặt đạo đức không những không có tội mà còn tỏ ra một con người tiết nghĩa, biết xả thân quên mình. Nên tình nghĩa nặng hơn lễ nghĩa là cái chắc (tôi quan niệm thế). Nói qua điều này, liên quan tới câu của MH huynh:

Cũng thế nên Thoáng thượng truyện tùy mới có câu : Tùy thời chi nghĩa đại hy ta .
Biết nghĩa tuỳ thời là một ý nghĩa to lớn vô cùng.
Chả trách tại sao Khổng Tử lại mắng những người không biết tùy thời là : Những người ngoan cố thật đáng ghét, vì kể ấy làm hủy Đạo đức. lấy một chuyện mà bỏ bê trăm chuyện khác......

Trở lại câu chuyện trên, rõ ràng khi nhất quyết cứu chị dâu thuộc về bản chất, đặc tánh (cá thể) của người đàn ông, tư duy hành xử theo lương tâm nhân ái . Còn tấm bảng giáo huấn "Nam nữ thụ thụ bất thân" chỉ là một quan niệm vào thời bấy giờ (phức thể) có thể phán đoán, xem, tham khảo... Phương hướng về mọi phương diện, bất luận trường hợp nào (phong tục, tập quán, thói quen....) và quan niệm thì có thể thay đổi theo mỗi thời đại đi qua. Nó không là điều bất di bất dịch, cho nên đạo đức dùng để phục vụ cho con người và cho nước nhà nói chung. Chứ không phải dùng đạo đức đi thay thế bằng một thứ đạo đức phục vụ cho một quan niệm nhất thời. Nên nếu có người hiểu sai lầm về ý hướng với hành động khi tiếp cận qua ý nghĩa đạo đức từ câu chuyện ở trên rồi bỏ mặc người ta chết thì há không phải là một điều đáng tiếc ru?

Cũng như bây giờ, QA đưa ra câu chuyện động trời hơn: Một nhà sư bước lên thuyền, chỗ ngồi lọt thỏm vào giữa hai người đàn bà, và sự va chạm ngẫu nhiên này đã khiến cho nhà sư có cảm giác khoái lạc. Vậy thì cảm giác khoái lạc đó có tội không, có đánh giá nhà sư kia không nên nết hay không? Xin người nào có lòng vào giải đáp câu hỏi của QA đi, cám ơn trước nhe !

LSB-MucHoang
23-07-2007, 14:24
to huynh TG : câu đó chỉ là dịch chữ "trọng nghĩa" thôi mà huynh, chứ có dịch nguyên câu trọng nghĩa khinh tài đâu :P
(ps. lâu rồi ko gặp, huynh vẫn khỏe chứ ? )
to QCQA: chuyện va chạm ngẫu nhiên ko thể tránh khỏi, nhưng nếu nhà sư có cảm giác khoái lạc vậy thì người này tu luyện chưa tới nơi tới chốn rồi :)

Ngốc
23-07-2007, 16:09
Con người thì phải cố gắng sao cho trọn vẹn cái mà nho học xưa nay dạy bảo:
"Trung - Tín - Hiếu - Nghĩa"
Là phái yếu hay bậc mài râu cũng vậy thôi!
Bình đẳng mà
Còn theo Ngốc thì làm sao cho trọn vẹn cái gọi là "TÂM" lúc sinh thời cha mẹ trao cho thui hà. Nhưng bể dâu hư ảo quá. Trớ trêu thật
Cái xấu xa nhất của cuộc đời là có tâm cũng như hong????

Quận Chúa Quỳnh Anh
28-07-2007, 11:00
to QCQA: chuyện va chạm ngẫu nhiên ko thể tránh khỏi, nhưng nếu nhà sư có cảm giác khoái lạc vậy thì người này tu luyện chưa tới nơi tới chốn rồi :)

:p Sao biết hay vậy? Ý QA muốn đề cập ở đây là vấn đề đó đấy. Lấy gì để nhận định rồi phán đoán là nhà sư này không có đạo đức vì đã sinh ra cảm giác khoái lạc? Cảm giác khoái lạc trong lòng tự nói ra ư, nhất là cảm giác của một nhà sư nữa? Nghĩ đi nghĩ lại cũng không hiểu vin vào đâu để nói :" "A, ta biết tỏng bụng sư rồi. Sư đã nổi lòng dâm tà". Rồi đi hỏi : "Kết tội sư không, kết tội sư không?"

Ngay cả trường hợp nhà sư không có hành động gì (chỉ ngồi im re giữa hai người đàn bà trên một chiếc thuyền con). Mà sự " định ý" thì không thể nào kiểm tra. Nên ngay cả khi đặt câu hỏi có tánh cách phán đoán ý người và gán sẵn cái gông có hàng chữ "không có đạo đức" vào cổ sư là đủ thấy hệ lụy miệng đời đầy nhiêu khê rồi:" Nhà sư sinh ra cảm giác khoái lạc và cảm giác khoái lạc đó có tội không?" Y như là, nhận được câu trả lời điển hình như của huynh MucHoang ngay:

chuyện va chạm ngẫu nhiên ko thể tránh khỏi, nhưng nếu nhà sư có cảm giác khoái lạc vậy thì người này tu luyện chưa tới nơi tới chốn rồi :)

Cảm ơn huynh nhé :) QA thắc mắc khi đi hỏi về cái sự không biết đó và không biết thì không có tội, há ! :p

LSB-MucHoang
05-08-2007, 16:45
Lấy gì để nhận định rồi phán đoán là nhà sư này không có đạo đức vì đã sinh ra cảm giác khoái lạc? Cảm giác khoái lạc trong lòng tự nói ra ư, nhất là cảm giác của một nhà sư nữa?

chào bạn,

mình chỉ nói là người đó chưa tu luyện đạt mức, chứ ko có nhận xét là việc đó có hay là thiếu đạo đức. Cảm giác đó là phản ứng tự nhiên, nhưng mục đích của việc tu luyện là có thể dứt bỏ được những điều đó. Nếu người đó chưa dứt bỏ được, vậy là người đó còn phải luyện thêm. :)

Quận Chúa Quỳnh Anh
06-08-2007, 00:59
Huynh đài muchoang ới ời ! Khi ta muốn truyền đạt cảm giác chính mình qua chữ viết cho dù nhân danh đây là sự độc thoại của tôi, thì cũng là một lối tự xưng rồi, cốt để nói lên cái chuyển thông, nhưng là cảm giác của chính mình, đúng hông? Còn khi QA đưa ra câu chuyện truyền đạt bằng "cảm giác nội tại" của chính nhà sư ngồi giữa hai người đàn bà. Huynh đài nói:

chuyện va chạm ngẫu nhiên ko thể tránh khỏi, nhưng nếu nhà sư có cảm giác khoái lạc vậy thì người này tu luyện chưa tới nơi tới chốn rồi

Ý của QA muốn nhấn mạnh tới điểm cảm giác, huynh chuyển tải qua lời viết thành :

người đó chưa tu luyện đạt mức, chứ ko có nhận xét là việc đó có hay là thiếu đạo đức. Cảm giác đó là phản ứng tự nhiên, nhưng mục đích của việc tu luyện là có thể dứt bỏ được những điều đó. Nếu người đó chưa dứt bỏ được, vậy là người đó còn phải luyện thêm.

Khi chúng ta phê bình nhà sư tu luyện chưa tới mức đã là một nhận xét phê phán rồi, một nhận xét dựa vào "cảm giác". Cảm giác chủ quan của chính chúng ta đi nhận ra một cảm giác nội tại của người khác, không thấy vấn đề nằm ở đâu sao? Chữ "nghĩa" trong phạm trù giữa một vị tu hành và thiện nam tín nữ, một sự phê bình nào cũng đủ sức làm lầm lẫn phạm trù đi rồi. Lối cư xử với nhau có vì thế mà ảnh hưởng? Cái đạo đức đi chung với cái đạo đời có vì thế mà mắc lỗi cùng nhau? Huynh đài đã hiểu vì sao QA khi nói rằng, "Vì ý nghĩa đạo đức được xây dựng trên ý hướng tính. Chỉ có ý hướng tính con người xác định hành vi con người có giá trị đạo đức". Nên nếu có người hiểu sai lầm về ý hướng với hành động khi tiếp cận thì tai hại khôn lường.

Nhân nghĩa đích thực của mỗi người khó mà hiểu hết được. Khi va chạm với những vấn đề từ cuộc sống, những câu chuyện nào mà nghe được, tâm lý thông thường sẽ là :" Những chuyện anh nói có phải thật không?" Và trước khi đợi chứng minh được (Đúng & Sai), người ta thường tự bằng lòng với những gì người khác vừa cho mình biết. Không ai trách ai (nếu có cũng thường tình) về sự sai lạc, xuyên tạc, bôi nhọ, vân vân. Thói đời vốn là vậy, nhưng trước nhất, vô tình có thể đã xúc phạm tới phạm trù đạo đức của người khác và tự hạ đạo đức của chính mình luôn. Cho nên, QA mới dùng câu chuyện đó như một sự việc "không thể biết được" để nói lên hai phạm trù hành xử có thể cho ra hai kết quả khác nhau. Suy ngẫm chơi thôi mà, có làm huynh đài không vui thì cho QA xin lỗi nghen ! Có thể do QA kém diễn đạt nên huynh đài không hiểu ý của QA muốn nói gì, lỗi này của QA thôi.

Chúc vui.

LSB-MucHoang
06-08-2007, 03:09
chào bạn QCQA,
bạn hay gom việc đó vào khuôn khổ đ5o đức. nhưng trên thực tế, nhận xét của tôi ko phải là trên khía cạnh đạo đức mà là khía cạnh tu hành. giống như khi ta đi bơi vậy. nếu ta chưa bơi tới bờ thì ta sẽ phải bơi tiếp đúng ko nào ?
nhà sư còn cảm giác trần tục vậy là chưa tu luyện được đến chính quả . thế nên mới nói người đó phải luyện thêm, chứ ko hề nhận xét là người đó tốt hay xấu .

chúc vui :)

TC NGUYỄN
21-08-2007, 13:01
...
Chả trách tại sao Khổng Tử lại mắng những người không biết tùy thời là : Những người ngoan cố thật đáng ghét, vì kể ấy làm hủy Đạo đức. lấy một chuyện mà bỏ bê trăm chuyện khác......


Nghĩa và tài là hai khái niệm hầu như tương phản, nên ông bà ngày xưa thưởng hay khuyên dạy con cháu qua những câu tục ngữ như: tiền tài phá nhân nghĩa hay tiền hết nghĩa tận…, với nhận thức theo chiều như vậy, ông bà đem kinh điển của Tàu ra răng he con cháu cách thức làm người quân tử, nào : Khinh tài hiếu nghĩa hay trọng nghĩa khinh tài ( having little consideration for material posessions and seeking only righteouness, ie. a chivalrous man )

Câu Hán-Việt nầy phổ đạt ý niệm tài-nghĩa và nghĩa-tài là hai thái cực âm-dương qua lại nếu không được dung hòa bởi chủ đạo đó là Đạo-Nghĩa thì thế cuộc sống không an bình nội lẫn ngoại…

Chữ nghĩa rất khó hiểu vì quá trừu tượng, tùy theo câu mà hiểu và còn cần hiểu nguyên gốc chữ Hán qua các kinh thư và thực tiễn, ngày nay chữ nghĩa nó đã đưa xa ra khỏi ngũ thường cỗ đại :nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và đạo thường Á Đông: nghĩa bầu bạn, nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa vua tôi nghĩa vợ chồng. Lẽ dĩ nhiên ai cũng thấy chữ tài (tiền) nó lấn áp chữ nghĩa vì tiền bạc đi trước, mực thước đi sau hay vàng đỏ nhọ lòng son…, còn châm ngôn tục ngữ hay ho thì để xem chơi!

Vậy là bạn muốn hiểu sao tùy bạn- Chữ nghĩa là con dao hai lưỡi !...

TC NGUYỄN
21-08-2007, 18:37
...
Cũng như bây giờ, QA đưa ra câu chuyện động trời hơn: Một nhà sư bước lên thuyền, chỗ ngồi lọt thỏm vào giữa hai người đàn bà, và sự va chạm ngẫu nhiên này đã khiến cho nhà sư có cảm giác khoái lạc. Vậy thì cảm giác khoái lạc đó có tội không, có đánh giá nhà sư kia không nên nết hay không? Xin người nào có lòng vào giải đáp câu hỏi của QA đi, cám ơn trước nhe !

Khi QC đưa ra tiền đề của một nhà tu về cảm giác khoái lạc do sự va chạm ngẫu nhiên giới tính…, để đặt câu hỏi trật trờ giăng bẫy khi trả lời cộng hay trừ thì cũng chết thằng trụi bà lang trọc mà thôi…

Này này nghe QC, cái cảm giác nó có tính nội tại, không thể nguyên vị khi chuyển đạt qua tha nhân, ta chỉ có thể dùng phép suy tưởng sinh lý đồng loại-loài người, vì sự cấu tạo sinh lý có tính nhất thể, nhưng mà suy tưởng xuất vấy từ những ấn tượng lập thành có tính cách chủ quan, nên sự việc cho ra cảm giác khởi đầu nó bị đưa xa, và ối trời một sức mà “ông nói gà bà nói vịt “ cứ thế mà quanh quẩn bỏ mặc con đường về La Mã không bao giờ tới.

Cho nên dầu có biện giải theo khía cạnh đạo đức hay chân tu chỉ là chất dẫn để phô bày sự suy đoán trực giác nó có tính cách phù phiếm nếu không có chứng nghiệm hiện thực bằng trực diện nội tại của chính mình..., vậy hãy quên đi “ tiếng chì tiếng bấc “ vô căn trong một thái độ bàng quang có lẽ vui hơn !...