PDA

View Full Version : Điều Tình-ái Của Nàng Thúy Kiều


Lão Tiền Bối
24-04-2007, 06:59
Hôm nọ lão t. ta tình-cờ tạt ngang một luận-văn-phòng khá cũ-xưa (*) thấy nơi ấy họ bàn-tán mông-mênh về CÁC sự “tình-yêu” của nàng Thúy Kiều.

Lão xem xong mà chỉn lạ: Trong truyện “Đoạn Trường” cái điều tình-ái, (người ngày nay gọi là “tình-yêu”), của nàng Thúy Kiều ngoại-trừ là có với chàng Kim Trọng thì đâu thấy nơi đâu khác chép-ghi là có (tình-ái) với ai khác nữa đâu!

Mặt khác, nếu theo lời bà đạo-cô Tam-hợp, Thúy Kiều “... mang lấy một chữ tình khư-khư mình buộc lấy mình...”, thì dẫu đây có là lời của một chánh-quả tiên-tri song âu lại cũng là lời của một người khác mà thôi!

Vị nào tìm ra câu nào trong truyện “Đoạn Trường” nói đến cái “tình-yêu” của nàng Kiều với ai nào khác với kẻ họ Kim nọ, cho lão t. ta hay, vậy.


––––––
(*) Bởi sợ bọn trong luận-văn-phòng nọ tìm đến quấy-nhiễu, (Cũng trong Lương-sơn đây thôi!), lão t. ta không trỏ cái nơi-chốn ấy ra đây. Ai thật muốn biết thì cứ hỏi, song ta sẽ lại khuyên đừng đến đấy, “bác-nháo” lắm!
––––––


©LTB2007

Quận Chúa Quỳnh Anh
26-04-2007, 01:12
Bạch cụ, nỗi lo sợ của cụ đã thành sự thật rồi ạ! Tiểu nữ rất lấy làm tiếc vào đây quấy - nhiễu cụ rồi. Mà cụ ơi, khi cụ đem vấn đề này ra nói, là cụ phải lường trước được chuyện này rồi chứ cụ, phỏng?. Mà cụ yên tâm đi, tuy chốn này toàn là bọn luận văn phòng có xuất thân trộm cướp, nhưng biết kính lão lắm. Tiểu nữ hứa với cụ, ai mà ăn - hiếp cụ, tiểu nữ xung phong chửi chết bà người đó ra, cụ ợ? Câu của cụ đưa ra cũng thú vị lắm, tiểu nữ thấy có hứng, nên xin góp phần nêu lên chút thiển ý của mình làm trò cho cụ cười đây.

Đọc Kiều, ai cũng hiểu đời Kiều khổ lụy đúng với câu hồng nhan bạc phận. Nói vui theo tử vi, thì chỉ vì nàng trót bị hai sao Đào hoa và Hồng loan chiếu mệnh, phải đi qua những chốn đoạn trường tình ơi tình ơi và buồn ơi xin chào mi (đùa tí ạ!), nên Kiều bị vướng mắc vào một mạng lưới có tên TÌNH và TIỀN. Ngoài Kim Trọng là người tình đầu tiên thuở còn ngây thơ, không lẽ chẳng còn đàn ông nào liên quan tới đời Kiều sao? Với hai nhân vật Từ Hải và Thúc Sinh đối với Kiều ra sao? Còn nàng Kiều đối với họ như thế nào? Nếu đơn thuần chỉ là một Từ Hải nổi loạn, một Thúc Sinh tay chơi sành điệu. Tìm đến chốn thanh lâu, quan hệ với Kiều chỉ là một nhu cầu chốc lát, ăn bánh xong trả tiền, chuyện ai người đó lo, nhà ai người đó về, thì trộm nghĩ hai nhân vật này không đáng được người ta bàn tới và tán đến bác -nháo lên thế. Cụ dùng từ ác thiệt.

Với bản chất vốn đa sầu đa cảm, lại không phải là người ham tiền. Thì "mắc lưới tình" trói buộc đời Kiều kia, không có lẽ nào chỉ chuyên chở duy nhất một hình bóng xưa đã lỡ làng duyên kiếp từ lâu (là Kim Trọng đó ạ!). Thì đoạn trường của Kiều sẽ thiếu đi nhiều tình tiết thương cảm. Nên những người đàn ông khác đến với Kiều, ngoài làm nổi bật lên sự thối nát, rối loạn của xã hội thời bấy giờ từ sức mạnh của đồng TIỀN, quan tham ô lại, chính là khởi điểm sinh ra nhiều khúc nôi, khốc hại. Bên cạnh chữ TÌNH còn đóng một vai trò quan trọng không kém, khiến cho đời Kiều luân lạc sau đó. Đã tô đậm thêm về cái nghiệp duyên trong đời Kiều đầy oan trái, chứ không đơn giản nói về những cuộc vui thâu đêm suốt sáng của cuộc đời một người kỹ nữ với đàn ông tới mua vui nơi xóm Bình Khang.

Bạch cụ, một chút ngu ý của tiểu nữ. Nếu có sai sót mong cụ bỏ qua, có lời hay nào xin cụ chỉ giáo, tiểu nữ xin đa tạ cụ.

Sao Anh
26-04-2007, 01:48
Chị nhìn thấy thằng ku này từ hôm qua. Lập cà lập cập như mèo mắc mưa, ngọng nga ngọng nghịu bi bô như con nít 3 tuổi tập đánh vần, ngay khi ấy chị đã muốn túm tóc bợp tai đá đít nó rồi. Dưng mà lại nhớ chỗ này bác Diệp nhà chị vưỡn hay đảo qua nên cứ để đấy xem chú chã bị nhúng nước sôi ra nàm sao. Rồi lại nhận ra cả năm nay bác í mất tăm con mẹ hàng lươn, đang định bụng để hết hôm nay mà không có ai vặt lông nó thì chị đành tiễn nó 1 đoạn về lại trường mầm non.

Mới nghĩ thế đã thấy có em Quỳnh Thỉ Thốc khép nép vào trình bày bức xúc. Dưng mà theo kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của chị thì em ạ, con nít và chã là 2 loại mà không phải lúc nào bánh kẹo cũng có thể dỗ được, cứ cây gậy và củ cà zốt nà tốt nhất, không thì nó nhờn mặt ra. Thế, em nhé!

Điền Bá Quang
26-04-2007, 10:41
"đêm năm canh thiếp nằm nhớ chàng
hò hét cả làng,cả họ cùng nghe"
ực ực...Điền mỗ say qua' hức..không biết nhớ có nhầm không?
mà Thúy Kiều có phải là cô gái lầu xanh của Lý ma ma không kà...chặc...
(Bước liêu xiêu...)

Lão Tiền Bối
26-04-2007, 13:21
Xem ra thì có mấy câu này có vẻ miêu-tả một tâm-trạng của Thúy Kiều đối với chàng họ Thúc,
“tóc thề đã chấm ngang vai ––– nào lời non-nước nào lời sắt-son
sắn-bìm chút phận con-con ––– khuôn duyên biết có vuông-tròn cho chăng”,

còn câu này có vẻ miêu-tả một tâm-trạng của Thúy Kiều đối với họ Từ,
“cánh-Hồng bay bổng tuyệt vời ––– đã mòn con mắt phương trời đăm-đăm”;

lấy mà so-sánh với một nửa-tám này thôi, (miêu-tả một TRONG NHỮNG tâm-trạng của Thúy Kiều đối với họ Kim),
“... thấy trăng mà thẹn những lời non-sông”,

thì khó thấy ra bằng-chứng (miêu-tả) tình-yêu của nàng Thúy Kiều cho hai nhân-vật trước.

*

Thiên-hạ vẫn hay nói rằng “phiến đá cũng có tâm-hồn”, vậy nàng Thúy Kiều ắt không thể không nảy sinh chút tâm-ý chi-chi với các nhân-vật kia, chỉ là không thấy có miêu-tả (các tình-yêu ấy) trong truyện.

*

Vị nào tìm ra câu nào khác trong truyện nói đến tình-yêu của nàng Kiều với ai khác với kẻ họ Kim, cho lão t. ta hay, vậy.


©LTB2007

Quận Chúa Quỳnh Anh
28-04-2007, 01:13
Không nói tới anh chàng họ Kim nữa. Vì cuộc tình này đã được cụ công nhận danh chính ngôn thuận rồi. Giờ tiểu nữ chỉ nói về hai nhân vật đã bị cụ đá giò lái cho một cái quá mạng, văng ra khỏi đời tình của Kiều một cái rẹt, cu há!
Câu thơ cụ chọn làm trích dẫn ở trên là sau khi Kiều và Từ đã thành đôi thành cặp rồi:

"Trai anh hùng, gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng." . Ngủ ở nhà hoài thì cũng chán cho nên mới:" Nửa năm hương lửa đương nồng " Từ đã nổi chứng lên : "Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương . Trông vời trời bể mênh mang. Thanh gươm, yên ngựa lên đàng thẳng rong.".Thế là có cảnh biệt ly cho nhau, để một người ở lại dõi mắt trông ngống một người ra đi như câu của cụ đã trích dẫn đó. Vốn đã có tình thêm nghĩa với nhau mới ngày đêm mong chờ đến thân liễu gầy sầu héo hon, chứ không nặng tình thì cần chi vướng tơ lòng cho nặng bụng. Không yêu sao ngày đêm thương nhớ đến tâm dạ rối bời bời. Rồi khi Từ trở về, đó mới thật là: "Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày." Cụ cứ nàm sao phải phủ nhận mãi?

“tóc thề đã chấm ngang vai ––– nào lời non-nước nào lời sắt-son
sắn-bìm chút phận con-con ––– khuôn duyên biết có vuông-tròn cho chăng”,
Lời non nước, khúc lòng đầy lưu luyến của những người yêu nhau, được ẩn dụ qua hình ảnh non nước. Mượn cảnh sinh tình sinh ý, lời non nước là một sự hứa hẹn thề nguyền mang tính cách trữ tình. Non nước tượng trưng cho lòng chung thủy, một mặt là chứng nhân của sự đồng tâm đồng kết, vĩnh viễn không bội thề. Không yêu nhau thì sao có sự tương quan sâu đậm để thốt lời thề non hẹn biển mà chi. Không yêu nhau mà sao Kiều đã lo sợ hợp để mà tan. Vuông tròn (ở đây) hiểu theo nghĩa ăn ở có trước có sau, nên Kiều mới thốt lời buồn sầu về mối duyên này, tình nghĩa có được vẹn toàn hay không? Lời tâm sự đoạn trường não lòng đến thế mà cụ cứ nghi ngờ mãi là nàm sao?
Hai đoạn tình duyên này còn ác liệt hơn cuộc tình của anh chàng Kim nhiều. Dù Kiều đối với Kim Trọng vì là mối tình đầu nên khó quên, nhất là Kiều lại luôn mang bên mình nỗi nuối tiếc về cuộc tình đã mất đó, nhưng chưa chắc đã có dấu ấn đậm sâu như hai mối tình của Thúc Sinh và Từ Hải đã đi qua đời Kiều. Vì họ đến với nhau trong hoàn cảnh sóng gió, chìm nổi nên gắn bó hơn. Còn chàng Kim nói vui chỉ là mối tình ngây thơ trong sáng, đã nằm chơi xơi nước, nghỉ hưu non trong ký ức rồi, thế thôi.

Cụ ơi, đọc Kiều mà cứ phải cần một câu trả lời như sự giải thích để hiểu thì thật lòng mà nói tiểu nữ lấy làm ngại lắm. Đọc truyện Kiều tự suy gẫm mới thú cụ ạ! Cụ chiêu cảm ra sao tùy cụ, nhưng không vì thế mà phê bình sự hiểu của người khác là "bác nháo" cụ nhé! Cụ đừng mong có sự rạch ròi để mà không thắc mắc nữa, nếu cụ muốn hiểu theo kiểu:"Hải ơi, Kiều yêu anh lắm ." hay "Sinh ơi, Kiều yêu anh nhiều lắm." Có bóp họng đến lè lưỡi cũng không bói ra được câu nào đại loại như thế đâu cu ạ!

Lão Tiền Bối
30-04-2007, 05:32
Câu,

“trai anh-hùng gái thuyền-nguyên ––– phỉ nguyền sánh-phượng đẹp duyên cưỡi-rồng”,

miêu-tả cái duyên cá–nước sánh~phượng~cưỡi~rồng, (Chưa kể cũng là lời người khác (lời tác-giả) mà thôi!). Lấy duyên rồng–phụng mà so-sánh với cái sự tình-ái thường-tình thì xem có quá nhẫn-tâm chăng?

Các câu,

“tóc thề đã chấm ngang vai ––– nào lời non-nước nào lời sắt-son
sắn-bìm chút phận con-con ––– khuôn duyên biết có vuông-tròn cho chăng”,

là lời một kẻ đang cầu-mong cho cái nghĩa sắn-bìm giữ được cho tròn, (nàng mang “... nén hương đến trước thiên-đài” sau đó). Dẫu biết tình và nghĩa có sự tương-liên song đây vẫn là nhừng lời miêu-tả cái nghĩa, hơn nữa nếu đem cái tình sắn-bìm mà đi so-sánh với cái sự tình-ái thường-tình thì xem có quá nhẫn-tâm chăng? (Tiểu-thư họ Hoạn ắt đắc-ý với lão t. ta trong lời này đây!)

*

Lão t. ta cũng mong thấy đâu đấy trong truyện có các câu, “Hải ơi, Kiều yêu anh lắm”, “(Thúc-) sinh ơi, Kiều yêu anh nhiều lắm”, như lời các-hạ để so-sánh được với câu,

“người đâu gặp-gỡ mà chi ––– trăm-năm biết có duyên gì hay không”,

bởi nghĩ nếu không có những bằng-chứng miêu-tả các tình-yêu ấy mà lại đi so-sánh chúng (những cái vốn không có) với nhau, dùng ý mình đoán chí người mà không thấy văn thấy từ, sớm-muộn e lại thành “suy bụng ta ra bụng... mình” mà không hiểu đặng, hay hiểu lệch-lạc, cái ý của người (tác-giả) mất.

*

Vị nào tìm ra câu nào khác trong truyện nói đến tình-yêu của nàng Kiều với ai khác với kẻ họ Kim, cho lão t. ta hay, vậy.


©LTB2007

Tái: Tiếng “bác-nháo” ta phát-minh ra, quả hay, quả thật hay!;)

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-04-2007, 11:35
Tới cụ

Cụ hai lần hai lượt lập lại cái cụm từ "bác - nháo" về tất cả những luận điểm của những người khi nói về tình yêu TK, thì cụ cũng tự hỏi bản thân cụ có "hồ đồ" quá không? Hãy tự hỏi có phải cụ cũng vì cứ khư khư " lấy ý mình đoán chí người" thành sự áp đặt lên ý nghĩ nên cứ muốn đè chết luận điểm của người khác hay không?

- Chỉ cần hỏi cụ một điểm duy nhất thôi. Nếu cụ giải thích cho tiểu nữ thật rõ ràng về tình yêu từ Kim Trọng qua câu của cụ đưa ra " “... thấy trăng mà thẹn những lời non-sông”, và với câu của chàng họ Thúc " nào lời non-nước nào lời sắt-son" khác nhau từ hoàn cảnh và khác cả người. Cụ có thể cho biết tình yêu qua lời non sông và qua lời non nước vì sao bị phân biệt thế nhé! Còn nữa, nếu cụ đem nghĩa của lời non sông cũng là lời non nước để mà làm thước đo cho một tình yêu thực thụ và một tình yêu mà cụ đánh giá là tầm thường là sự khác nhau hoàn toàn, thì bây giờ tiểu nữ đành phải dành cho cụ một chữ thôi, "ngẫn", cụ nhé!

Thúc Sinh với tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thực của mình mới biết chiêm ngưỡng Kiều đến thế, đã "nâng thân xác của Kiều lên tầm cái đẹp, cái Tài, cái trong trắng, cái lộng lẫy của Kiều ra khỏi tấm thân của một cô gái điếm " Cụ đừng có đem Hoạn Thư chen vào, hóa ra lại xem thường tác giả lắm ru.

(Tiểu-thư họ Hoạn ắt đắc-ý với lão t. ta trong lời này đây!)


Hoạn Thư là hình ảnh trái ngược, "kéo cái Tài hoa của Kiều cho xuống tầm cái thân phận con hầu thấp kém, kéo cái Đẹp tách khỏi cái thân xác cho thành tôi đòi để cái thân xác ấy không thể thăng hoa, bay bổng trong tình yêu của Thúc, sẽ trở nên hèn hạ tầm thường." Tiểu nữ không lấy làm lạ nếu Cụ đắc ý với sự này và Hoạn Thư trong truyện cũng đắc ý cùng với cụ. Bởi vì tâm linh rất tương thông.

miêu-tả cái duyên cá–nước sánh~phượng~cưỡi~rồng, (Chưa kể cũng là lời người khác (lời tác-giả) mà thôi!). Lấy duyên rồng–phụng mà so-sánh với cái sự tình-ái thường-tình thì xem có quá nhẫn-tâm chăng?

Ối dào, cụ muốn nói tác giả nhẫn tâm hay tiểu nữ nhẫn tâm thế ạ? Chứ tiểu nữ thấy cụ cứ phủ nhận tình yêu của họ mới thấy cụ ác ác nàm sao ló. Không có tình ái nào là thường hết, cụ già đầu rồi cái lý lẽ này sao cụ còn chưa thấu đặng?. Mà thôi, cũng là lời cụ chứ không phải là lời của tác giả. Hình ảnh phượng với rồng tượng trưng cho điều lành, tốt đẹp, bày tỏ duyên tơ thắm thiết, bền vững bên nhau. Tiểu nữ thật không hiểu, nó kỳ thị với giai cấp tình yêu đến thế sao, cụ hỡi cái mà hỡi cụ? Nói như cụ, thế đời người kỹ nữ có yêu ai hoặc ai đó đem lòng yêu người kỹ nữ, thì cái tình yêu của họ bị xem là thường tình, là bác nháo hơn tình yêu của một cô tiểu thư yêu chàng công tử hả cụ? Thế cụ nói thẳng ra là tình yêu theo quan niệm của cụ là phải môn đăng hộ đối, gia thế trong sạch với nhau thì mới chân quý. Còn một cô điếm hay một tay ăn chơi yêu nhau thì là thường tình, nói tới là bác nháo. Nói vậy cho nó gọn, cụ nhỉ. Thêm một chữ "ngẫn" nữa dành cho cụ. Phải nên hiểu cái lý, yêu nhau là lẽ thường tình trong đời, cụ nhé! Thường tình dùng vậy mới chính xác đó cụ ơi!

dùng ý mình đoán chí người mà không thấy văn thấy từ, sớm-muộn e lại thành “suy bụng ta ra bụng... mình” mà không hiểu đặng, hay hiểu lệch-lạc, cái ý của người (tác-giả) mất.

Đọc Kiều, nhiều khi chúng ta phải hiểu theo lối ẩn dụ lắm đó cụ ạ! Chỉ mong là đừng hiểu sai thì mới thật là có lỗi cùng với tác giả lắm lắm. Tiểu nữ thí dụ sơ: Như khi chúng ta đọc tới câu, Môi cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa", mà cứ hiểu nghìn vàng là muốn nói 1000 cân vàng là không được rồi. Lại khác với câu "Nghìn vàng đổ một trận cười như không."tới đây thì hiểu tách bạch như toán học mới được. Lại có câu "Tính bài lót đó luồn đây". Chà, nghe tới lót đó, luồn đây là muốn nói gì? Chỉ là muốn nói tới lo lót cho quan tham (một nhân vật không có mặt) mà chỉ cần đọc lên lót đó là hiểu. Cũng như luồn đây, ám chỉ còn phải chuồn qua tay những người trung gian là bọn sai nha nữa. Kín đáo đến thế, phần cụ hiểu ra sao? Còn cụ thì cứ muốn lấy bụng mình suy ra bụng của tác giả và cả của người khác thì sao nhỉ? Tiểu nữ đồng ý là nếu cụ không chấp nhận luận điểm của tiểu nữ khi đưa ra thì cũng bình thường thôi, cũng như tiểu nữ cũng làm thế đối với cụ, nhưng phê bình tất cả những người chơi ở topic "Luận về tình yêu của TK" là bác nháo thì cụ thật không đúng đâu. Giờ thấy cụ còn tự hào về điều này, thì thiệt là bó tay. Cụ bảo trọng, nhé!

Tái:Tiếng "ngẫn" ta mới phát minh ra, quả hay, quả thật hay.

Lão Tiền Bối
01-05-2007, 06:39
Cụm (phủ-định),

“... dùng ý mình đoán chí người mà không thấy văn thấy từ”,

được tạo ra dựa theo ý của câu,

“bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại ý, dĩ ý nghịnh chí”,

của người xưa nói về cách đọc sách. Lão t. ta xưa-nay chỉ sử-dụng duy có cách này để đọc sách, cho rằng đây là tuyệt-đỉnh độc-thư-pháp bởi thấy không (thể) có cách khác hay hơn.

*

Vị nào tìm ra câu nào trong truyện “Đoạn Trường” nói đến cái tình-yêu của nàng Kiều với ai nào khác với kẻ họ Kim nọ, cho lão t. ta hay, vậy.


©LTB2007

Nhất Điểm Hồng
01-05-2007, 09:41
Quỳnh ngoan, đi ra chỗ khác chơi cho anh, nhá!

Vị nào tìm ra câu nào trong truyện “Đoạn Trường” nói đến cái tình-yêu của nàng Kiều với ai nào khác với kẻ họ Kim nọ, cho lão t. ta hay, vậy.

Anh thấy chú lèm bèm, mà x hiểu sao anh lại thấy thương. Anh hiểu ý của chú. Mấy cái tình - yêu mà chú đòi hỏi để biết, thì cụ N. Du không dám nói tới đâu. Mà thơ cụ có bấy nhiêu câu đó thôi, thì anh, chú và mọi người đều đã đọc qua, chỉ có chú không hiểu suốt thì anh giúp chú. Dù anh chú đã đi qua không biết bao nhiêu là diễn đàn, chưa thấy thằng nào giống như chú cả, anh thật. Giờ anh không nói tới thơ của cụ Du, vì có nói chú cũng không thông. Anh giải đáp thắc mắc cho chú theo logic hiện đại, nhá! Tuy hơi tục chút, nhưng rất thực tế. Ý của chú, anh tóm gọn:

- Kim Trọng - Thúy Kiều: đích thực là tình yêu, vì suốt cả cuộc đời của Kim, chưa bao giờ Kim sờ được tới cái nhồn của em Kiều. Đối với Kiều là mối tình chân thật tinh khiết, trong sáng.

- Thúc Sinh - Thúy Kiều:không phải vì tình yêu, vì anh chàng Thúc Sinh chỉ mê có mỗi cái nhồn của em Kiều. Còn em Kiều chỉ mê hắn vì tiền.

- Từ Hải - Thúy Kiều: cũng không phải là tình yêu, vì Từ cũng chỉ mê có mỗi cái nhồn của em Kiều. Còn phần em Kiều vì trả ơn (nghĩa).

Xem, anh tóm tắt thắc mắc của chú rồi đấy. Giờ anh hỏi ngược lại chú: "Nếu thằng Kim nhà anh, cũng đã từng đi qua cái nhồn của em Kiều và em Kiều cũng ăn dằm nằm dề cùng với gã trên bước đường xuôi ngược giang hồ. Thì chú có còn cho đó là một tình yêu đích thực theo quan niệm của chú nữa không? Tình yêu có hay không có giữa ba nhân vật đàn ông đã đi qua đời Kiều, nếu chú muốn tìm câu trả lời chính xác nhất, chú hãy tự mình đi tìm. Anh nói rất nghiêm túc, chú có vợ chưa? Nếu có, về nhà hỏi thẳng vào mặt vợ chú:" Nếu anh không có con ku, em có còn yêu anh nữa không? " Không ai cho chú câu trả lời về tình yêu có hay không có, chính xác và tuyệt vời ngoài câu trả lời từ vợ chú nữa đâu, tin lời anh đi.

Anh hy vọng sau bài viết này của anh, chú sẽ không còn vật vã, bức bối, trăn trở, bị ám ảnh mãi vì cái nhồn của em Kiều đã yêu ai, thế nhá!

Tiêu dao tú tài
01-05-2007, 10:51
Mặt khác, nếu theo lời bà đạo-cô Tam-hợp, Thúy Kiều “... mang lấy một chữ tình khư-khư mình buộc lấy mình...”, thì dẫu đây có là lời của một chánh-quả tiên-tri song âu lại cũng là lời của một người khác mà thôi!

Cái kẻ đa tình như Kiều mà được tặng câu trên thì tu ba đời cũng ko uổng.

Kim Trọng - Thúy Kiều: đích thực là tình yêu, vì suốt cả cuộc đời của Kim, chưa bao giờ Kim sờ được tới cái nhồn của em Kiều. Đối với Kiều là mối tình chân thật tinh khiết, trong sáng.

Gã chưa nhưng đã có ý định rồi còn đâu.Chưa là vì bị cự tuyệt chứ nào vì gã ko muốn.
Nếu có cơ hội thì chắc gã cũng ko khác 2 người kia.
- Thúc Sinh - Thúy Kiều:không phải vì tình yêu, vì anh chàng Thúc Sinh chỉ mê có mỗi cái nhồn của em Kiều. Còn em Kiều chỉ mê hắn vì tiền.

Kiều chỉ mê anh ta vì tiền thì cũng tội lắm thay.
Nếu thế thì cô ta cưới quách tên thổ quan chứ tự tử chi .
- Từ Hải - Thúy Kiều: cũng không phải là tình yêu, vì Từ cũng chỉ mê có mỗi cái nhồn của em Kiều. Còn phần em Kiều vì trả ơn (nghĩa).
Trong lầu xanh thiếu gì gái đẹp,cớ gì lại chuộc Kiều nhỉ?
Đưa thiếp danh tới lầu xanh thì hiếm thấy quá.
<Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng>Cụ ND có ý gì nhỉ?

Ta thấy điểm khác nhau giữa 3 người trên với tên thổ quan là họ đều trẻ,đẹp,đang thời sung mãn.Phải chăng đó là lí do Kiều theo họ.
Giá HTH mà ko gã Kiều cho tên thổ quan thì Kiều đã có thêm mối tình thứ 4(HTH cũng còn phong độ lắm)

TC NGUYỄN
01-05-2007, 12:36
...
- Kim Trọng - Thúy Kiều: đích thực là tình yêu, vì suốt cả cuộc đời của Kim, chưa bao giờ Kim sờ được tới cái nhồn của em Kiều. Đối với Kiều là mối tình chân thật tinh khiết, trong sáng.
....



Thấy huynh đài luận kiều với lão t. cười bể bụng thành rán thêm ý với các hạ cho vui, có thể không đúng như ý cụ Nguyễn Du muốn chuyển đạt cho con cháu về sau, nhưng mà thơ, thì đạt ý hay không là tùy sự cảm nhận của hậu nhân có trời mà biết, vì cái thời của cụ hay úp úp mở mở khi nói về sex, nên ta phải đưa xa ý tưởng- tượng- suy… may ra giảm bớt được phần nào lời than vãn của cụ: “300 năm sau có ai nhỏ nước mắt cho mình không?”.

Trước khi đi vào phần luận suy cùng huynh đài, tại hạ xin phép dùng chữ huê có lẽ ấn tượng hơn chữ nhồn , vì chữ huê có khi trồi khi sụt, khi nở khi xìu, theo nhịp điệu hò khoan… và cái huê của kiều thì đúng như vậy, chẳng thế mà khi lẻn qua nhà gặp Kim Trọng lần đầu, Kiều đã thủ thỉ với chàng muốn mấn mó đâu cũng được, và đến khi “nhựa ra tay” thì xin đừng lén “nhận cái thằng cha nó vào” là hỏng chuyện…

Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi,
Để cho thưa hết một lời đã nao!
Vẻ chi một đóa yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc bố kinh…
Chỉ đọc đoạn khúc trên, ta có thể hình dung khi ấy Kiều dẫy nẫy, ráng kéo tay KT ra vì một ý sợ sệt ruổi có mang thì chết !..., thời ấy khó lắm, nhưng câu cuối thì lửng lơ, có lẽ Kiều cho hết rồi… dẫu là có biện hộ bằng những câu sau thì hành động Kiều bán mình chuộc cha cũng là cái cớ lưỡng tiện, chữ hiếu chữ tình lửng lơ con cá vàng khi khám phá ra Kiều đã “tắt kinh nàng chửa biết là về đâu ?” phải chăng đó là biện pháp ổn thỏa có suy tính ?!...

Lão Tiền Bối
02-05-2007, 08:11
:cuoilon:! :cuoilon:! :cuoilon:!...

Ta đang :cuoilon: thì chợt ngó thấy TC NGUYỄN kia cũng lại "...cười bể bụng" mà bỗng nhận ra, Nhất Điểm Hồng quả có cái giọng-điệu của một sĩ-quân-tử, vậy.

:cuoilon:! :cuoilon:! :cuoilon:!...

giang hồ vô tình
30-05-2007, 00:10
Nói đến Kiều, có lẽ trong chúng ta ai ai mà chẳng biết! Hôm nay bỗng ghé qua Luận Văn Đàn chợt thấy mình có "vài nghìn viên thuốc bổ". Tại hạ mụ muội cũng xin được góp ý vài câu.
Theo tại hạ được biết thì Truyện Kiều là một "độc nhất vô nhị" bởi vì..... trên cả thế giới này... chưa ai được biết đến..... với một tác phẩm Kiều thứ hai. hê...hê...
Đùa chút cho vui. Nhưng phải nói rằng Đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng lên một hình ảnh nàng Kiều như một bộ phim "rùng rợn". Nàng Kiều, một cô gái "nghiêng nước nghiêng thành" lại có một cuộc đời đen tối đến "khốn nạn", một cô gái có bản chất lương thiện, có tính nết dịu dàng, vậy mà ngờ đâu chỉ vì một chút xô đẩy của cuộc đời, nàng đã trở thành một người con gái mà dân gian người ta thường gọi là "**". Có lẽ Các hạ cũng biết được rằng xã hội thời bấy giờ rất khắt khe về những vấn đề sexy, mà đặc biệt là đối với phụ nữ. Vậy Các hạ cũng thừa hiểu được rằng một người phụ nữ chính chuyên phải như thế nào? một người con gái giữ trọn đạo phải ra sao? ... Các hạ hãy bỏ quá cho, nếu ngồi đây để chỉ dẫn ra mặt trái của Kiều so với mọi người thường đánh giá thì có lẽ không có thời gian. Mà Tại hạ muốn các Vị hãy chú ý đến Đại thi hào của chúng ta một chút, vẻ đẹp của Kiều không sao tả nổi và cuối cùng sau một hồi bế tắc thì ông đã khẳng định rằng "nghiêng nước nghiêng thành" không phải ngẫu nhiên mà có được, đó là một sự logic tuyệt vời của ND, và nó nói lên rằng ông là một người rất sâu sa. Không hề nói rằng sự tồn tại của Kiều là một tai ương, một hạt huyền phù làm thêm đen dòng nước đục, nhưng ngay từ đầu ông đã cho chúng ta biết được điều đó, mà bằng chứng sống của chúng ta chính là Từ Hải.

TC NGUYỄN
24-11-2007, 08:08
Cụm (phủ-định),
...
“bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại ý, dĩ ý nghịnh chí”,
...
của người xưa nói về cách đọc sách. Lão t. ta xưa-nay chỉ sử-dụng duy có cách này để đọc sách, cho rằng đây là tuyệt-đỉnh độc-thư-pháp bởi thấy không (thể) có cách khác hay hơn.
*
Vị nào tìm ra câu nào trong truyện “Đoạn Trường” nói đến cái tình-yêu của nàng Kiều với ai nào khác với kẻ họ Kim nọ, cho lão t. ta hay, vậy.
©LTB2007
Này lão t.

Bàn gì thì bàn nhưng theo ta thì Kiều cũng như bao người con gái khác “yêu” chỉ cho mình vì mình mà thôi, rồi không được thì tung đủ thứ chưởng nào: khóc nào cười rồi tửu điếm thanh lâu…, đá cá lăn dưa mần ăn đủ thứ…

“Nói có sách mách có chữ” giờ ta chứng dẫn đây:

Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời
Phong tư tài mạo tuyệt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa
Chung quanh vẫn đất nước nhà,
Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.


chỉ tám câu thơ thôi đã gom được tâm lý Kiều nhi ta, khi gặp chàng Kim lần đầu đã đớ đẫn mê tít thò lò rồi, vì cái tuyệt vời: Phong + Tư + Tài + Mạo, lại thêm nền phú hậu do Vương Quan giới thiệu biết được Kim Trọng vì là đồng thân (vừa là bạn ăn chơi bàn sau…) nên rõ nòm nọp, thì ôi là chắc như trái bắp, Kiều nắm ngay và chài cho được Kim Trọng thì thôi, phải không lão t. , còn cái chuyện vướng vấy về sau thì cũng là duyên nghiệp đâu có ra khỏi “Ngũ Hành Sơn” tạo từ năm ngón tay Phật?!

HànTuyếtBăng
23-01-2008, 07:58
Ngượng cho câu chữ đầy tình, vấy tay vun cả đất trời đảo điên, mà lại đem tình ái vốn buồn pha thành nước lã sọc sành thế nhân.

Nguyễn Du ơi! Nếu còn cụ sẽ khóc hay cười. À thì cụ cười vậy? Cười ra nước mắt cho câu chữ méo mó bởi trò đời.

Các vị sao nỡ đem thời đại tình ái nhiễu nhương này, mà nhẫn tâm gán ép vào thân phận một Thúy Kiều vốn bình sinh sắc nước hương trời. Rồi có lẽ các vị sẽ trút cái nhìn nguýt hái kia vào những thân phận "hồng hoa" của cái Xã Hội đương thời. Ôi! Nhân văn tác phẩm, linh hồn tác giả cũng có là gì trước cái nhìn, cách nghĩ của các vị đây chứ !

Tình - Ái ư? Mạo muội nó là gì vậy nhỉ?

Tình của Nàng Kiều là nỗi buồn ai oán cái chế độ mà thân phận con người (phụ nữ) được thẳng chân chà đạp xuống 18 tầng hố sâu nhem nhuốt.

Ái của Nàng Kiều là mến, là thương, là đắm say, là những giọt lệ thầm nhỏ cho những trang hào kiệt vượt qua cái rào cản Xã Hội.

Các vị đừng lấy cái hứng thú xác xịt trần ai mà đem vào tầm mắt mình một sự mỉa mai không chỉ cho Kiều mà còn cho biết bao thân phận bèo dạt mây trôi.

Mạo muội đôi lời, đừng chấp nhé!