PDA

View Full Version : Vòng vo Tam Quốc


LSB-PhongThienVu
31-03-2007, 17:16
Hồi bé đọc Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, bênh Lưu Bị, ghét Tào Tháo, tại hạ cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ vì cái khúc cuối của trận Xích Bích, tức là vụ Quan công tha Tào Tháo ở hẻm Hoa Dung. Tiếc nhưng mà vẫn phục Khổng Minh, biết số Tào Tháo chưa chết nên cài đặt sẵn 1 tình huống để Quan công có dịp trả món nợ ân tình với họ Tào.

Đến khi ít bé hơn một chút, đọc lại Tam quốc, lại thấy bớt phục Khổng Minh đi một chút. Và nghĩ rằng nếu Khổng Minh xếp đội hình khác đi, cái kết cục Tào Tháo phải bị bắt là không thể khác được.

Một thời gian trước tại hạ đọc được 1 bài (không nhớ đăng ở đâu) của TS Nguyễn Thị Chân Quỳnh từ Paris viết về Khổng Minh. TS Chân Quỳnh cho rằng Khổng Minh cố tình để Tào Tháo thoát. Nhưng lý do thì không phải vì quyền lợi họ Lưu, mà vì những quyền lợi cá nhân Gia cát Lượng.

Bài đọc lâu rồi, giờ đây chỉ còn nhớ độ 80% ý chính. Ý chính là của Nguyễn Thị Chân Quỳnh, mắm muối gia vị, cách diễn đạt là của tại hạ :D . Nếu ai tán thưởng xin tán thưởng đúng đối tượng là TS Chân Quỳnh, còn nếu chê bai thì cứ chê bai tại hạ :p.


Trở lại vụ Hoa Dung. Việc Khổng Minh bố trí Quan công ở Hoa Dung lẽ tất dĩ ngẫu sẽ dẫn tới cái kết cục là Tào Tháo chạy thoát. Điều này đến cả Lưu Bị cũng biết. Khổng Minh đưa ra 2 lý do để giải thích cách bố trí nhân sự kỳ cục này:

- Xem thiên văn biết số họ Tào chưa chết (cho nên Lưu Bị không nên tiếc và không nên trách Khổng Minh)

- Nhân đó, tạo điều kiện để Quan công trả ơn Tào Tháo cho xong (thực ra là đảo nợ ân tình: trả được ơn Tào đồng nghĩa với nhận nợ ơn Gia cát).

2 lý do này không thỏa đáng.

Để Quan công trả ơn Tào Tháo thì không thiếu cách, đâu nhất thiết phải đặt ông ta ở Hoa Dung. Như ta biết, trước khi chạm trán cố nhân ở chỗ đường cùng, tàn quân Tào Tháo đã nhiều lần gặp phục binh của quân Lưu Bị, lần nào Tào Tháo cũng tưởng là phen này chết đến nơi. Vì Khổng Minh dặn rằng chỉ cần tỉa bớt lực lượng Tào chút thôi, đằng nào Tào Tháo về đến Hoa Dung cũng sẽ bótay.com nên những Trương Phi, Triệu Vân ở những đoạn phục trước mới không gắng sức, nếu họ gắng sức hơn thì dẫu không bắt được Tào Tháo ít ra cũng loại bỏ được nhiều chiến tướng bên Tào. Giả dụ đặt Quan công ở 1 đoạn phục phía trước rồi Quan công tha cho Tào Tháo đi, rõ ràng là ơn vẫn được trả mà Trương-Triệu chặn ở Hoa Dung thì việc công vẫn hoàn thành.

Còn lý do số Tào Tháo chưa chết cũng chỉ là cái cớ để lòe Lưu Bị mà thôi, Khổng Minh thật ra ít chịu tin vào số mệnh. Nếu tin vào số mệnh, biết chắc chắn rằng Thục không thể diệt Ngụy, thống nhất Trung Hoa thì ông ta nhọc công gắng sức theo đuổi chiến tranh, 6 lần ra Kỳ Sơn làm gì cho khổ. Có 1 lần trước khi xuất chinh, cũng có người (Tiêu Chu) xem thiên văn, biết vượng khí phương Bắc còn mạnh, khuyên ở nhà cho khỏe thì Khổng Minh gạt đi, đại ý nói đạo trời biến đổi, cứ cố gắng biết đâu sẽ khác. Vậy tại sao trong việc chặn đường rút lui của Tào Tháo sau trận Xích Bích, Khổng Minh không cố gắng bố trí nhân sự thông minh hơn để biến đổi đạo trời? Hay như vụ định đốt cha con Tư Mã Ý ở hang ***** (tự nhiên quên tên hang), sao Khổng Minh giỏi nhìn trước tương lai mà không biết là trời sẽ mưa để rồi lại dậm chân đấm ngực tiếc rẻ khi Ý thoát.

Vậy thực sự ý đồ của Khổng Minh khi đặt Quan công vào chốt chặn cuối cùng là gì?

Khổng Minh mới gia nhập tập đoàn Lưu Bị, tuy đang được chủ tin cậy vì lập được một số công lao song Khổng Minh chưa xây dựng được ê kíp của mình, xung quanh ông ta toàn là những người đã theo họ Lưu từ lâu, vì thế nếu Lưu Bị có ý đồ khác thì Khổng Minh tránh được họa là hơi bị khó. Mà truyền thống chính trị Trung Hoa săn xong cáo thỏ liền làm thịt chim ưng, Khổng Minh thừa hiểu. Nếu giúp chủ giành chiến thắng quá sớm trong khi bản thân chưa gây dựng được một vị thế an toàn rất có nguy cơ rơi vào vết xe đổ của mấy tay công thần giúp Lưu Bang ngày xưa. Chưa thể kết thúc chiến tranh sớm thế, còn phải trổ tài tiếp, còn phải làm cả kẻ thù kinh sợ lẫn lão chủ thấy không thể thiếu mình, còn phải xuất vài chiêu lạ để đám võ biền theo chủ đã lâu nể mình chịu ơn mình. Tào Tháo thoát chết thì hắn ở tận Hứa Đô cũng dek làm gì được mình cả sất, chứ bắt hắn bây giờ, có khi mình lại giống Hứa Du bị chết rất bất ngờ bởi một lưỡi kiếm của Hứa Chử.

Tào Tháo thoát chết, Khổng Minh không mất gì cả, vì cách đổ cho mệnh số từ trước khi vào trận không chỉ làm cho Lưu Bị không trách Khổng Minh mà còn nể phục Khổng Minh hơn.

Được thì nhiều.

Cái được lớn nhất là ra uy và ra ơn đối với đội lão thành cách mạng, đại diện là Quan Vũ. "Trước khi vào trận bác em cứ xoen xoét cái mồm, em tưởng bác thế nào, hóa ra không phân biệt được việc công với việc tư, kế hoạch em sắp đặt hay thế mà bác làm hỏng hết cả. Lẽ ra là bác phải bị xử lý rồi đấy, cam kết bác ký rồi, nhưng nể chỗ thân tình với bác Bị, em tha cho!".

Sau vụ Hoa Dung, mỗi khi đối diện Khổng Minh, 1 người tự trọng như Quan Vũ tất sẽ có mặc cảm phạm lỗi. Ngoài ra, Quan Vũ tất nhiên cũng nghe loáng thoáng được chuyện hình như Khổng Minh cố tình giúp ông ta xử lý việc tư, nên con người kiêu ngạo hạng nhất trong đội hình Lưu Bị này còn thấy mình phải chịu ơn gã mặt trắng Khổng Minh nữa!

Nhân vật công trạng hạng nhất trong đội ngũ lão thành là Quan công còn phải thuần phục thì đám đàn em Trương Phi, Triệu Vân liệu dám ho he gì!
Rồi từ đây Khổng Minh tha hồ phô diễn tài năng, thuyết chân vạc dần dần được khẳng định là đúng, mọi sự cứ thế mà theo lập trình...

LSB-LyQuy
05-06-2007, 21:04
tại hạ cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ vì cái khúc cuối của trận Xích Bích, tức là vụ Quan công tha Tào Tháo ở hẻm Hoa Dung. Tiếc nhưng mà vẫn phục Khổng Minh, biết số Tào Tháo chưa chết nên cài đặt sẵn 1 tình huống để Quan công có dịp trả món nợ ân tình với họ Tào.

Đến khi ít bé hơn một chút, đọc lại Tam quốc, lại thấy bớt phục Khổng Minh đi một chút. Và nghĩ rằng nếu Khổng Minh xếp đội hình khác đi, cái kết cục Tào Tháo phải bị bắt là không thể khác được.
Thế này mà cứ nói là đọc Tam Quốc kỹ lắm rồi, hiểu rõ về Tam Quốc lắm rồi...! Hiểu mà dám nói là "số TT chưa chết" nên Khổng Minh mới để Quan Công ở hẻm Hoa Dung mới sợ chứ! Để Lý gia nói cho mà hiểu đúng về chi tiết Quan Công tha cho Tào Tháo này nhé:

K0 thể nói là "số Tào Tháo chưa chết" được mà phải nói rằng Khổng Minh bố bảo cũng k0 dám giết TT. Lưu Bị lúc đó nhà cửa chưa có, quân lính vài nghìn, chức quyền thì "chân trắng". Thế mà KM sai ai đó thịt TT ở hẻm Hoa Dung thì số phận LB sẽ ra sao đây? Đám tướng của TT khi đó tất yếu sẽ về hàng theo Đông Ngô có tới 99% và mục đích chính của đám ấy sẽ là trả thù cho chủ. Vốn dĩ lúc đó Ngô mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều rồi, TT đã chết, Tôn Quyền ho nhẹ một nhát thì LB và cả KM đi đời nhà ma. Chẳng cần có đám tướng cũ của TT ra sức giết LB và KM trả thù mà chỉ cần tướng tá riêng của Tôn Quyền cũng đủ cho cả họ nhà LB lẫn KM về chầu ông vải.

Đó, chính vì cái lý do đó mà KM có các thêm vàng cũng chẳng dám giết TT nhé. Chứ nếu lúc đó LB đã là chủ Tây Thục rồi mà xem. Có khi KM sai đến cả chục tướng giỏi của mình đợi sẵn hẻm Hoa Dung đấy. KM muốn giết TT lắm chứ nhưng vì LB nên bắt buộc phải đặt ra thế chân vạc. Phải như vậy thì LB mới có thể tồn tại đc, hiểu chưa? Sau này cũng từ chuyện hẻm Hoa Dung mà có nhiều nhà phê bình tác phẩm văn học trách KM đã làm sai lệch lịch sử Trung Hoa vì nếu ngày đó TT bị giết ở Hoa Dung thì chắc chắn 1 điều là lịch sử sẽ đi theo một chiều hướng khác hoàn toàn. Tôn Quyền với thế mạnh của mình sẽ thôn tính nốt Lưu Bị và tất lẽ dĩ ngẫu sẽ làm chủ Trung Quốc và chẳng bao giờ có cái tên Tam Quốc hiện diện trong lịch sử Trung Hoa nữa...! KM bắt buộc phải nhờ cậy Tào Tháo chống Tôn Quyền và ngược lại. Vì cho dù TT có muốn đánh Tôn Quyền cũng khó vì thế nào Lưu Bị cũng phải kéo quân sang giúp. Nếu Tôn Quyền có ý phá TT thì LB cũng phải giúp TT mà thôi. Còn nếu một trong hai người TT hay TQ có ý oánh LB cũng chẳng xong. Vì nếu người này đánh thì người kia lại phải ra sức mà cứu lấy LB vì cho rằng néu hắn mà phá đc LB thì lực của hắn sẽ quá mạnh và hắn thôn tính mình dễ như bỡn. Thế là cuối cùng cứ người này gờm người kia, chẳng dám hành động để rốt cục tạo ra một Tam Quốc là thế đó.

Đấy, lý do KM k0 giết TT ở hẻm Hoa Dung là như thế chứ chẳng phải là do "số TT chưa hết" đâu nhé. Giờ này là giờ gì mà vẫn còn tin vào chuyện số má chứ hả giời!

Còn chuyện KM tha TT vì lợi ích riêng của bản thân thì theo Lý gia càng k0 đúng. Vì sao? Vì TT chết rồi, LB liệu có thoát được số mệnh k0 khi Tôn Quyền kéo quân sang? Lúc đó thì một là KM chết cùng LB, hai là hàng TQ mà thôi. Mà như thế thì sẽ k0 thể chấp nhận đc với bản thân KM, một con người luôn tự kiêu cho rằng mình giỏi. Chính vì thế mà chuyện tha cho TT là vì lợi ích bản thân thì hoàn toàn k0 thể tin đc ở con người KM. Nghĩ riêng cho bản thân quả thật k0 phải là bản chất của con người KM.

Tất nhiên việc KM cho QC chứ k0 phải 1 ai khác đón TT ở Hoa Dung cũng là vì mục đích giúp QC trả cho xong TT món nợ tình nghĩa ngày nào. Đó là 1 công đôi việc đó. Một là giúp QC trả món nợ nghĩa, tạo thêm cho vị tướng này cái tiếng là nhân nghĩa. Hai là để cho TT tiếp tục sống để tạo nên thế chân kiềng cho cuộc nội chiến ở đất nước TQ này. Từ chuyện đó mà Quan Coong hay Trương Phi, Triệu Vân và hầu hết các tướng lĩnh cũng như lâu la của LB phải nể phục KM thì là đúng, điều này Lý gia chấp nhận với nhận định của PTV. Nhưng phải như thế thì KM mới có thể phô diễn hết tài năng của mình với "giặc ngoài" mà k0 phải lo lắng gì về chuyện "thù trong" nữa. Có thế KM mới có thê đem hết tài trí của mình ra giúp LB dành được Tây Thục chứ đúng k0? :)

Duy Nga Doc Ton
29-12-2007, 08:47
Hi all,
Tam Quốc là tác phẩm tại hạ thích nhất trong 7 tuyệt tác của Trung Quốc, nay xin phép mạn bàn về " Ý TRỜI " trong xuyên suốt tác phẩm, mong được các huynh đệ chỉ giáo và đóng góp thêm để bổ túc cho kiến thức nông cạn của tại hạ.
La tiên sinh đã dùng ngòi bút của mình tô vẽ thêm cho tài năng của từng nhân vật trong lịch sử xưa của Trung Quốc, nhưng ông vẫn chú trọng vào cái mà tại hạ tạm gọi là "Ý TRỜI", nay xin phép được trích vài dẫn chứng:
1./ Việc lấy tên của Khổng Minh trước trận Xích Bích.
2./ Cầu gió Đông.
3./ Khổng minh chọn đúng Quan trấn giữ Hoa Dung Đạo ( ông biết trước và cố tình chọn Quan với các lý do sau: Tào chưa tới số chết, Quan sẽ trả được nghĩa với Tào, nhằm răn đe Quan để ông bớt đi tính khí kêu ngạo).
4./ Bàng Thống được miêu tả sánh ngang cùng Khổng Minh - nếu Lưu hoàng thúc được 1 trong 2 người: Ngọa Long hay Phượng Sồ thì sẽ bình được thiên hạ - vậy mà chưa lập được công gì - ngoại trừ giải quyết 1 đống hồ sơ ở huyện nhỏ trong vòng 1 ngày, hiến kế liên hoàn cho Tào kết các thuyền dính lại, góp sức cho chiến thắng Xích Bích, - đã chết do tên lạc tại đồi Lạc Phụng ( được giải thích do kỵ húy :cuoilon: , giống như cảnh Thái Sư Văn Trọng chết tại núi Tuyệt Long, Phong Thần diễn nghĩa) - 1 lý do hết sức vô lý.
5./ Ngụy Diên đá đèn cầy ngay lúc Khổng Minh cầu thọ, ông quang kiếm và than tất cả là do số trời :)
6./ ........ còn nhiều nữa, mong được sự đóng góp chân thành của huynh đệ cho bài viết thêm phong phú :)
Thanks, thân!

Lạc Y Khách
29-12-2007, 12:02
Chiêu đổ cho hai chữ "ý trời" thì hầu như trong tác phẩm cổ nào của Trung Quốc cũng được dùng tới, nếu có nhân vật chính diện nào mà làm sai việc gì tác giả cứ mang hai chữ "ý trời" ra là giải quyết êm thắm được ngay, và vẫn giữ được tiếng tốt cho nhân vật. Ở đây ví dụ là nhân vật Khổng Minh - một nhân vật được xem như thần thánh, thì vì để giữ tiếng tốt cho ông ta trong lòng độc giả, La Hán Trung đã đem cái "ý trời" ra để biện minh cho các sai lầm của Khổng Minh vậy. Không có cách nào khác có thể giải quyết êm đẹp các vụ sai lầm của Khổng Minh hơn cách dùng "ý trời" được. Bởi nên nhớ rằng "Tam Quốc diễn nghĩa 7 thực 3 hư", tác giả không muốn hư cấu quá nhiều.
Xin góp đôi dòng ngu ý vậy.

Lão Tiền Bối
29-12-2007, 14:46
... Ta ==> "ý trời" xưa = nay các "sai lầm" (!!!) 8-)

XanhXanh
29-12-2007, 20:39
Tam quốc chí sở dĩ hay một phần vì tác giả dựng lên những nhân vật, những tình huống đạt đến chữ tuyệt. Khổng Minh tuyệt trí, Lưu Bị tuyệt Nhân, Tào Tháo tuyệt Gian, Quan Vân Trường tuyệt Nghĩa,... những trận đánh lưu danh muôn thủa, điển hình về mưu lược, về nghệ thuật chiến tranh. Cuộc chiến của họ là cuộc chiến của thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tháo nắm "Thiên Thời", Bị nắm "Nhân hòa", Quyền nắm "Địa lợi". Không ai có cả ba thứ ấy trọn vẹn nên thiên hạ đành chia ba. Do có thể chủ ý của tác giả là thế nên đôi khi khiên cưỡng trong việc dựng nên tính cách, phẩm chất của các nhân vật và xử lý các tình huống truyện. Lưu Bị nhân đức đến mức có cảm giác ngu đần, Khổng Minh giỏi giang đến mức không thể thất bại...trận Xích Bích cố gắng hoàn hảo đến mức tiếng cười của Tháo lưu danh bởi sự khát khao một tác phẩm chiến tranh trọn vẹn,..... Và một lý do rất phù hợp với cái văn hóa Tầu Ta để xóa đi những vết đen xấu xí trong một bức tranh hoàn mỹ là hai chữ Thiên mệnh.

ChangBan
31-12-2007, 15:52
"TRỜI" hiện nay còn la nửa thực nử ahư chưa biết đc, trong chuyện chỉ là hư cấu chứ chưa chắc là thực nên khó mà nói đc.
truyện Tam Quốc viết vốn khổng phải là thực 100%, cái "TRỜI" trong đây có một phần làm tăng phần hấp dẫn của truyện chứ không chắc là có thiệt. Có thể điều mà CB nói làm cho bạn mất hứng thì xin lỗi trước nhé...

batluan2007
31-12-2007, 21:52
"trong chuyện chỉ là hư cấu chứ chưa chắc là thực nên khó mà nói đc.
truyện Tam Quốc viết vốn khổng phải là thực 100%, cái "TRỜI" trong đây có một phần làm tăng phần hấp dẫn của truyện chứ không chắc là có thiệt. Có thể điều mà CB nói làm cho bạn mất hứng thì xin lỗi trước nhé...
Mình đồng ý với CB, tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa thuộc dòng các tác phẩm tiểu thuyết phát triển trong thời Minh-Thanh, tác giả chỉ lấy các biến cố trong quá khứ mà tưởng tượng, ráp nối các sự việc theo suy nghĩ của ông đồng thời thêm vào những yêu tố hoang đường nhằm lôi cuốn người đọc chứ chưa hẳn là sự thật 100%. Cũng giống như tác giả Kim Dung dựa vào các chi tiết có thật trong lịch sử TQ mà thêm vào các tác phẩm của mình nhằm làm cho câu chuyện của mình trở nên thật hơn.
Mình đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa thấy hình tượng nhân vật Khổng Minh có vẻ như đc thần thánh hóa nhiều quá (biết trước được cả chuyện tương lai) không bỉết sự thật có đúng vậy không nhưng phải nói TQDN là 1 tác phẩm kinh điển trong nền văn học TQ, rất đáng để mọi người tìm đọc.

ChangBan
02-01-2008, 10:50
1./ Việc lấy tên của Khổng Minh trước trận Xích Bích.
Cái này CB thấy không hề phụ thuộc vào ý trời và cũng chả có gì là hư cấu cả. Chuyện biết đc thời tiết trước cũng là kiến thức thôi, Khổng Minh vốn thông minh, giỏi giang, nhất là giỏi về thiên văn nên biết đc sương mù sẽ có là chuện bình thường. Không nói chi Khổng Minh mà các tướng khác cũng trong thời Tam Quốc hay nói rộng hơn là người đời xưa đã biết xem thiên văn để dự báo thời tiết rồi.

ChangBan
02-01-2008, 16:51
1./ Việc lấy tên của Khổng Minh trước trận Xích Bích.
Cái này CB thấy không hề phụ thuộc vào ý trời và cũng chả có gì là hư cấu cả. Chuyện biết đc thời tiết trước cũng là kiến thức thôi, Khổng Minh vốn thông minh, giỏi giang, nhất là giỏi về thiên văn nên biết đc sương mù sẽ có là chuyện bình thường. Không nói chi Khổng Minh mà các tướng khác cũng trong thời Tam Quốc hay nói rộng hơn là người đời xưa đã biết xem thiên văn để dự báo thời tiết rồi.

Quên nói một chuyện là thời xưa coi thiên văn có lẽ kh6ong chính xác cho lắm bằng thời nay vì lý do kh6ong có máy móc, nhưng những người giỏi như Khổng Minh, Tư Mã Ý,... thì có thể coi chính xác đc

batluan2007
02-01-2008, 18:23
Quên nói một chuyện là thời xưa coi thiên văn có lẽ kh6ong chính xác cho lắm bằng thời nay vì lý do kh6ong có máy móc, nhưng những người giỏi như Khổng Minh, Tư Mã Ý,... thì có thể coi chính xác đc

Cái này cho tui bàn ra 1 tí, dự báo thời tiết kiểu VN bây giờ chưa chắc đã bằng thời xưa đâu.

Sử Tiến
09-01-2008, 23:27
Khổng Minh lập đàn Thất Tinh cầu gió đông chỉ là cái mẹo qua mắt Châu Du để có cơ hội ra bờ sông thoát thân về với Lưu Bị đó thôi. Ông ta trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm sao lại không biết tiết Đông chí có gió đông. Ngay như Trình Dục cũng còn biết nữa là. Lúc Hoàng Cái đưa tin sang hàng, Dục can Tháo phải cẩn thận vì hôm ấy là ngày Đông chí, gió đông nổi lên e địch dùng hỏa công. Tào Tháo cũng cười nói: "Hôm nay ngày Đông chí, dương khí bốc lên tất có gió đông, việc gì phải lo."

Cách đây khá lâu, tại hạ có dịp đọc qua Binh thư yếu lược của đức thánh Trần. Nói đọc thì cũng không hẳn, vì khi ấy chỉ là lướt mắt vội vàng mà thôi. Tình cờ đọc đến đoạn luận về cách làm tướng, thì thấy đức ngài chia tướng cầm quân làm 5 loại (không chắc lắm vì đã bấy nhiêu năm rồi, lại thêm lúc đó tò mò mà đọc, chứ chẳng phải chủ tâm). Ba trong 5 loại đó là nhân tướng, lương tướng, thiên tướng. Một trong những điều kiện của một vị thiên tướng chính là tinh thông thiên văn, biết được khi nào mưa nắng gió bão, tránh để binh lính hành quân trong lúc thời tiết bất lợi mà hao tổn sĩ khí. Cho nên tướng cầm quân biết xem thiên tượng là chuyện muôn vàn có thể. Riêng với Khổng Minh, ông ta khéo vận dụng thiên tượng vào tình thế, linh hoạt biến hóa. Cơ trí quyền biến thật là nhất đại vô song.

Tam Quốc Diễn Nghĩa vốn là một tác phẩm hư cấu, được trước tác rất lâu sau thời kỳ Tam Quốc phân tranh. Những tình tiết không thể xoay ngược bánh xe lịch sử mặc nhiên được tác giả chú định là thiên ý.

batluan2007
10-01-2008, 18:08
Ngay như Trình Dục cũng còn biết nữa là. Lúc Hoàng Cái đưa tin sang hàng, Dục can Tháo phải cẩn thận vì hôm ấy là ngày Đông chí, gió đông nổi lên e địch dùng hỏa công. Tào Tháo cũng cười nói: "Hôm nay ngày Đông chí, dương khí bốc lên tất có gió đông, việc gì phải lo."
Những tình tiết không thể xoay ngược bánh xe lịch sử mặc nhiên được tác giả chú định là thiên ý.
Vậy bạn có thể giải thích tại sao Tào tháo biết trước được việc này mà không có phòng bị gì, phải chăng ông ta cùng những người khác nghĩ gió đông nếu thổi cũng chỉ vài canh giờ Chu Du dù tấn công cũng không đáng ngại nhưng đằng này gió thổi suốt 2, 3 ngày là nghĩa làm sao ?
Thứ hai nữa là Chu Du cũng là tướng tài việc gì thấy gió thổi ngược chiều phải ọc máu bất tỉnh sợ rằng không có thiên thời để dùng hỏa công.
Còn việc "những tình tiết không thể xoay ngược bánh xe lịch sử mặc nhiên được tác giả chú định là thiên ý" thì cái này mình đồng ý với bạn, không ý kiến gì hết.

Đệ còn hơi gà mong mấy huynh lượng thứ.

Quận Chúa Quỳnh Anh
13-01-2008, 09:53
Thoảng khi, nghĩ tới "Ý trời" thấy cũng giống như tìm một sự an ủi vỗ về cho cái "nỗi lòng ta bà" từ bản thân khi ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh trong cái cõi trần đầy mưa bay cát bụi lầm này vậy. Lấy "Ý trời" minh họa cũng hay phết đấy nhé! Như khi mình ngước đầu nhìn lên bầu trời và ai oán gào: Trời hại ta rồi. Đây là ý trời sao? Ối giời ôi, trời rằng trời đổ mưa ngâu.....:p Còn người nào lười đến mức chẳng buồn động tay động chân, thích nằm dài dưới gốc cây chờ sung rụng để đớp, rồi hớp hớp không khí nói với bạn rằng: "Ý trời bắt tôi như thế." Thì liệu bạn có tin nổi hay không?

Người xưa tin vào cái thuyết "Ý trời" vì qua sự lý giải từ những người thông thiên văn. Họ cho rằng những bậc văn thần vũ tướng đều là những vì sao hạ phàm nên mấy ông tướng vào thời đó đều được gọi là người có tướng tinh. Người thông thiên văn nhìn sao trên bầu trời để đoán vận số. Họ đoán vận nước, vận mệnh của chính mình hoặc của một nhân vật nào đó, một sự kiện nào đó. Cứ gặp được thời thịnh thì sao sẽ sáng lạn, khi suy thì mờ, khi sắp chết thì sao tắt rơi. Như hồi khí vận của Gia Cát Lượng đến hồi sắp tận, thì ông tự thấy sao của mình dao dao động gần rơi xuống. Ông biết "Ý trời" muốn gọi mình nên mới tắm rửa sạch sẽ, thiết lễ tế nhượng rồi. Nên mới hiểu vì sao ông cản không cho giết Ngụy Diên, vì ông hiểu cái lý sống chết có số, mệnh ông tới đó là hết.

Theo ngu ý của QA, thì những vị tướng tài, hỏi được mấy ai trên thông thiên văn dưới rành địa lý để nhờ đó mà dụng binh chứ. Nên phần nhiều phải dùng đầu óc để nghĩ ra chiến lược mà thôi. Như một người mặc áo giáp ra trận, họ chiến đấu hết sức của mình vì đối phương không chết thì họ chết nên vấn đề thắng hay bại, sống hay chết mà nghĩ có ý trời xen vào thì lại không thuyết phục được tôi. Thà cứ lấy câu "Thắng thì làm vua thua thì làm giặc" ra chơi đi, lấy sức mạnh để lý giải về điều này thì dễ lọt tai hơn.

Tôi thích nhất câu:
"Lấy con người làm chủ điểm để giải quyết những việc liên quan đến cuộc sống con người".

Cho nên nếu như trong cuộc đời khi đối diện với những việc thuận ý đẹp lòng, xung đột đổ vỡ, nghèo khó hay sang giàu, thắng hay bại..... thì có ba phương pháp cho tôi nghĩ đến (xin lỗi, đây là suy nghĩ chủ quan):

1- Dựa vào bản thân là chính.

2- Được lý giải theo tinh thần khoa học.

3- "Ý trời" tùy thuộc vào những "lý giải riêng" như là điều nan giải nào mà không ai có thể giải đáp thỏa mãn được, họ liền xếp vào phạm vi thiêng liêng huyền nhiệm. Mà trong phạm vi này, mỗi người hoàn toàn mặc sức mà tự suy và tự hiểu theo cách riêng của mỗi người. Nên "Ý trời" ở đây tựa như bạn gặp phải câu hỏi "Bạn có tin vào số phận hay không?" Đụng tới điều này rồi thì cứ thoải mái tin hay không tin, tự do của mỗi người đó mà.

lảng nhách yến thanh
18-01-2008, 18:17
Mình cũng có chút ý kiến trong việc này , mình thì rất thích nghiên cứu về vấn đề này vì thật sự mình cũng có biết chút ít về phim cũng như chuyện Tam Quốc Chí . Theo như minh nghĩ, ko phải Tào Tháo ko biết tới gió đông mà vì Tào Tháo quá tự phụ với những gì mình biết được và có được . Nên Khổng Minh đã dùng kế này mà thắng được Tào Tháo, và những cuộc chinh chiến về sau nữa , và mình cũng được nói thêm là vào thời kì đó làm gì có khoa học , chỉ có duy nhứt là ý trời . Cho nên việc này cũng 1 phần do trời quyết định nên bây giờ đây, mình mới có được những tác phẩm để mà đọc .( còn theo mình nghĩ, trong 5 chức tướng thì hổ tướng theo minh nghĩ là mạnh nhất ), đây cũng chỉ là ý nghĩ của mình mà thôi.

Quận Chúa Quỳnh Anh
21-02-2008, 11:34
và mình cũng được nói thêm là vào thời kì đó làm gì có khoa học , chỉ có duy nhứt là ý trời .

Hì, thì vào thời đó chưa có khái niệm thế nào là phán đoán logic và toán học đâu. Dựa vào một việc hoặc một lý nào đó, họ cho rằng: "Làm thiện là hợp với mệnh trời, thuận với lòng người. Làm ác là nghịch với trời. Tới số chết hay thời vận suy tàn thì là do số trời bắt phải thế nên khó cãi...

Gia Cát Lượng khi luận về tướng có nói một câu: "Vi tướng giả, thượng thông thiên văn, hạ thông địa lý, tam giáo cửu lưu..." Nếu cho rằng, cái gì cũng cần phải biết thì chẳng có ngoa. Chưa kể, không phải ai cũng đều có duyên để mà học cả. Nên môn Thiên văn & Địa lý được gọi là Đế Vương Chi Sư. Người nào học được hai môn này có thể làm thầy bậc Đế vương (dễ nể hé! Họ có thể mưu cầu thắng lợi, mưu quyền chấp chánh để an bang tế thế), nên môn học này cần rất nhiều sự tra cứu học thức.

Văn hóa Trung hoa đậm đặc mức độ huyền bí và từ khía cạnh và mức độ thần bí này mà con người say mê lao vào tìm hiểu, nghiên cứu. Chỉ nói tới thiên văn, một người muốn biết về thiên văn, trước hết phải có ý niệm về sự phân chia ở trên trời. Biết nhìn phương vị và phải thuộc tên của những vì sao, biết cả sự phù hợp cả trên trời và dưới đất. Mỗi một nghiên cứu nào được tìm thấy, người ta cho đó là ánh sáng trí tuệ.

Cho nên, điển hình như nhân vật Khổng Minh, đâu có thể được xem như ngang hàng cùng với ma thuật, tà thần của những thuật sĩ giang hồ, những tay phù thủy, những thờ cúng ma quỷ... Một bên mưu cầu lợi dân ích nước, hiệu quả hữu dụng cho loài người... Còn một bên mê tín càn dở, gây loạn, đầu độc thị giác và tâm hồn của quần chúng.

Và qua hai trường hợp khác biệt đã nêu ở trên, cứ có liên quan tới ánh sáng trí tuệ (trình độ học thức cộng thêm những kiến thức từ kinh nghiệm thực tế) thì họ đã xem, nhìn và phán đoán dưới góc độ nào, theo bạn?

Zhou Yu
21-02-2008, 15:07
Thật ra thì con người có rất nhiều khả năng kỳ lạ, chỉ có điều là không biết phát huy và tim tòi. Bằng chứng là Đức Phật Thích Ca ngày xưa đã từng làm đc những chuyện kỳ lạ ấy, và có rất nhiều người khác nữa....
Truyện Tam QUốc thi viết theo nữa hư nữa thực nên những gì trong truyện có thể là thực mà cũng có thể là không...
Vậy về chuyện ý trời đến nay vẫn chưa có kết quả "Trời" có thực hay không.....

Quận Chúa Quỳnh Anh
22-02-2008, 10:22
Ổng là ai vậy kìa? HoHoHo, ta là Trời đây, là Đấng Toàn Năng đây, là Thượng Đế đây (tùy tên gọi đi hé!). Ông trời cười giống ông già Noel quá đi à! Nói tới ông Trời là người ta nghĩ tới một người, người có một quyền lực... rất... rất... rất........ (tùy mỗi người tự do điền vào hàng để trống tùy theo mức độ niềm tin có được bao nhiêu). Người đời cho rằng, bàn tay của ổng đã xếp đặt sẵn hết mọi chuyện cho một đời người của mỗi người rồi, và họ cho đó là số mệnh. Niềm tin tưởng mọi vật trong vũ trụ đều có số và định luật riêng mà ông Trời đã "ưu ái" tặng cho. Phàm đã là con người, là một phần tử trong vũ trụ thì không thể thoát khỏi định luật này.

Đây là một dạng niềm tin thuộc về sự huyền nhiệm, và không thể chứng minh "có thật" hay "không thật" qua thực nghiệm nào được cả. Nếu không vậy thì nền khoa học đâu có buông tha, dám có chiến tranh xảy ra lắm đó. Nếu thua, thì ít ra họ cũng đã có dịp trông thấy dung nhan ông Trời ra sao rồi. Còn nếu "hên" mà thắng, thì nhất định giải ông Trời xuống nhân gian triển lãm cho công chúng coi chơi, nếu có thiệt vậy thì thiệt là đã quá xá quà xa luôn á!

Còn vấn đề tin tưởng vào Dịch học, Tướng pháp, Lịch số, Tử vi, Thiên văn, Địa lý... là nằm trong phạm vi của sự huyền bí. Phạm trù này được số đông nhân gian tin tưởng, thấm sâu vào tâm hồn, nhiều khi trở thành tập quán phong tục dân tộc nữa. Huyền bí luôn được mở rộng, tìm hiểu, phanh phui, khám phá, nghiên cứu... đâu là sai & đúng, ngăn chận và phản bác mê tín dị đoan. Được lý giải từ góc độ khoa học và càng ngày càng tiến bộ, càng thay đổi rất nhiều.

Đức phật Thích Ca không có xuất thân từ sự huyền nhiệm. Cũng không phải xuất thân từ sự huyền bí nào đó. Ngài là một người trần bình thường, vì bản thân đã triệt để giác ngộ, mới vứt bỏ cuộc sống phú quý cao sang, khổ công tu đạo đi tìm chân lý và sau đó đi truyền bá giáo lý về điều Thiện Ác có nhân quả, có luân hồi. Ngài đâu có thể cãi lại số trời về sự sống chết. Ngài cũng không hề làm cái việc đi đoán số xem vận ai xấu vận ai tốt, ai có số giàu hay ai sẽ nghèo, cũng không có dự đoán chừng nào thì có động đất, bão lụt.....Vì vậy, Phật Thích Ca được sinh ra trong thế giới loài người, sau đó trở thành đấng giác ngộ người. Giáo pháp của Ngài là một nền giáo lý, xây dựng trên sự thật về con người và cuộc đời.

Ba phạm trù này khác thấy rõ. Thế cho QA hỏi vui nghen, Đức phật Thích Ca đi tu có liên quan tới ý trời không dzậy?

Duy Nga Doc Ton
22-02-2008, 12:37
Ổng là ai vậy kìa? HoHoHo, ta là Trời đây, là Đấng Toàn Năng đây, là Thượng Đế đây (tùy tên gọi đi hé!). Ông trời cười giống ông già Noel quá đi à! Nói tới ông Trời là người ta nghĩ tới một người, người có một quyền lực... rất... rất... rất........ (tùy mỗi người tự do điền vào hàng để trống tùy theo mức độ niềm tin có được bao nhiêu). Người đời cho rằng, bàn tay của ổng đã xếp đặt sẵn hết mọi chuyện cho một đời người của mỗi người rồi, và họ cho đó là số mệnh. Niềm tin tưởng mọi vật trong vũ trụ đều có số và định luật riêng mà ông Trời đã "ưu ái" tặng cho. Phàm đã là con người, là một phần tử trong vũ trụ thì không thể thoát khỏi định luật này.

Đây là một dạng niềm tin thuộc về sự huyền nhiệm, và không thể chứng minh "có thật" hay "không thật" qua thực nghiệm nào được cả. Nếu không vậy thì nền khoa học đâu có buông tha, dám có chiến tranh xảy ra lắm đó. Nếu thua, thì ít ra họ cũng đã có dịp trông thấy dung nhan ông Trời ra sao rồi. Còn nếu "hên" mà thắng, thì nhất định giải ông Trời xuống nhân gian triển lãm cho công chúng coi chơi, nếu có thiệt vậy thì thiệt là đã quá xá quà xa luôn á!

Còn vấn đề tin tưởng vào Dịch học, Tướng pháp, Lịch số, Tử vi, Thiên văn, Địa lý... là nằm trong phạm vi của sự huyền bí. Phạm trù này được số đông nhân gian tin tưởng, thấm sâu vào tâm hồn, nhiều khi trở thành tập quán phong tục dân tộc nữa. Huyền bí luôn được mở rộng, tìm hiểu, phanh phui, khám phá, nghiên cứu... đâu là sai & đúng, ngăn chận và phản bác mê tín dị đoan. Được lý giải từ góc độ khoa học và càng ngày càng tiến bộ, càng thay đổi rất nhiều.

Đức phật Thích Ca không có xuất thân từ sự huyền nhiệm. Cũng không phải xuất thân từ sự huyền bí nào đó. Ngài là một người trần bình thường, vì bản thân đã triệt để giác ngộ, mới vứt bỏ cuộc sống phú quý cao sang, khổ công tu đạo đi tìm chân lý và sau đó đi truyền bá giáo lý về điều Thiện Ác có nhân quả, có luân hồi. Ngài đâu có thể cãi lại số trời về sự sống chết. Ngài cũng không hề làm cái việc đi đoán số xem vận ai xấu vận ai tốt, ai có số giàu hay ai sẽ nghèo, cũng không có dự đoán chừng nào thì có động đất, bão lụt.....Vì vậy, Phật Thích Ca được sinh ra trong thế giới loài người, sau đó trở thành đấng giác ngộ người. Giáo pháp của Ngài là một nền giáo lý, xây dựng trên sự thật về con người và cuộc đời.

Ba phạm trù này khác thấy rõ. Thế cho QA hỏi vui nghen, Đức phật Thích Ca đi tu có liên quan tới ý trời không dzậy?

Hi, rất cám ơn bạn đã đóng góp cho bài viết rất sâu sắc và thấu đáo :)
Rất mong được làm quen và cùng bạn bàn luận thêm nhé :D
Thân!

Dần Béo
23-02-2008, 20:31
Ba phạm trù này khác thấy rõ. Thế cho QA hỏi vui nghen, Đức phật Thích Ca đi tu có liên quan tới ý trời không dzậy?

Cái này thì ko thể nói là là do ý trời hay ko ý trời được . Dù sao thì những tín đồ của ngài cũng tin rằng ngài sinh ra là do ý trời :cuoilon:

He he he ! .... Còn nếu tớ cứ nói Phật thích ca sinh ra là do ý trời thì sao ? Mỗi con người sinh ra đều có 1 số mệnh, vậy thì tại sao sứ mệnh của Phật Thích Ca ko phải là do trời sắp đặt thành đấng giác ngộ loài người chứ :P

datanhan_07
23-02-2008, 21:03
.... Thế cho QA hỏi vui nghen, Đức phật Thích Ca đi tu có liên quan tới ý trời không dzậy?

Theo như sách về đạo phật có nói thì đạo phật và kinh phật đã có từ trước khi Thích ca mâu ni đi tu.Ý muốn của một đấng thiêng liêng tối cao hoặc là của Trời là phải có người truyền bá được cái đạo và những lời kinh nguyện của đạo Phật và tự nhiên như trời mách bảo, Thích ca mâu ni đi tu.Rồi cũng trong sự sắp đặt đó,mai này sẽ có Đức phật Di lặc giáng thế thay đổi một giai đoạn phát triển của đạo phật.
Thời Tam quốc diễn nghĩa chưa có đạo phật,mới chỉ có đạo Lão nặng về thần bí hoang tưởng bởi các phép thuật.Ấy thế mà cũng đã có trời rồi.Nhớ câu than ai oán của Chu du:Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?
Ngoài ra,datanhan mạn phép đưa ra cái ý này không ám chỉ gì trời cả chỉ tự hỏi nếu như mọi việc đã được trời an bài rồi thì ba nhà họ Tào họ Lưu họ Tôn kia cũng cầm chắc là chẳng nhà nào yên bình được thiên hạ,vậy tại sai trời không ban tặng luôn cho nhà họ Tư mã lập ngay nên nhà Tấn mà lại để cho ba nước cứ giao tranh hàng chục năm sinh linh chết triệu triệu người như vậy?Phải chăng ngoài Trời ra còn có một đấng nào nữa định ra mọi việc mà Trời cũng phải theo cái luật đó mà thực thi???

Quận Chúa Quỳnh Anh
25-02-2008, 11:05
Duy Nga Doc Ton:Cám ơn bạn nhiều nhé! :)


Dần Béo:Cái này thì ko thể nói là là do ý trời hay ko ý trời được . Dù sao thì những tín đồ của ngài cũng tin rằng ngài sinh ra là do ý trời :cuoilon:

Câu hỏi "Đức Phật đi tu có liên quan tới ý trời không dzậy?" thì rõ ràng không hề có tính cách so sánh (đúng & sai), cũng không phải đối chiếu (hay & dở). Dần Béo đọc dối nhé, tại sao QA không hỏi: "Phật Thích Ca đi tu có phải do ý trời không?" Nhìn hai chữ liên quan kìa. Điều mà QA muốn nhắm tới cho cái sự gọi là ánh nhìn bề ngoài và sự thấy bên trong như thế nào đó mà.

He he he ! .... Còn nếu tớ cứ nói Phật thích ca sinh ra là do ý trời thì sao ? Mỗi con người sinh ra đều có 1 số mệnh, vậy thì tại sao sứ mệnh của Phật Thích Ca ko phải là do trời sắp đặt thành đấng giác ngộ loài người chứ :P

He he! Nếu có niềm tin Phật Thích Ca sinh ra là do ý trời thì... niềm tin này thuộc về sự huyền nhiệm rồi, khi Béo đem số mệnh ra nói nữa đó. Mà QA có nói ở trên, huyền nhiệm thì không thể chứng minh, nhưng ai cũng có quyền tin hoặc không tin trong phạm trù này. QA nghĩ đơn giản thôi, dĩ nhiên nặng về chủ quan, có sai sót mong các bạn bỏ qua dùm cho nhé, xin cám ơn!

Đức Phật gần gũi trong tâm tưởng chúng sinh chính về xuất thân của Ngài. Ngài đến từ thế giới loài người, không phải là một hình ảnh từ trên trời bay xuống, giở phép tiên ra chơi bằng chéo bằng chéo ì xèo như trong phim bộ. Nếu cho rằng ông Trời tạo ra loài người thì cũng chỉ tạo ra được hình tướng và cũng y như vậy. Nếu có niềm tin rằng Phật do Trời sinh ra và được phái xuống trần trong xác thân phàm, thì Trời cũng chỉ có thể sắp đặt cho một thân xác khi đi vào chốn sinh tử của loài người, nhưng Trời không thể định đoạt được thế giới nội tâm của con người.

Phật Thích Ca trên con đường khổ công tu đạo đi tìm chân lý, đã đi bằng chính đôi chân của mình (không có cưỡi mây trời đâu). Giáo lý của Ngài luôn lấy con người làm chủ điểm. Nguyên lý căn bản nhằm giáo dục con người cách tu dưỡng thân tâm, không gây phiền não cho chính mình và tránh gây phiền não cho nhau. Con người làm chủ điểm nên con người Tự Tu. Ngài chỉ là người dẫn đường, dắt loài người về nẻo chính. Ai đi theo Ngài thì đi ,không có chuyện ép buộc ai bao giờ, tu được hay không cũng tùy duyên không phải lỗi của người dẫn đường. Nếu tu được thì:

Nam Mô A Di Đà Phật
chánh quả rước ta
cưỡi chổi quét nhà
bay lên trời chơi

Ấy, đừng nghĩ QA nói bậy nghen, chỉ là ẩn dụ thôi. Nói tới cây chổi quét nhà, ý nói khi nào thân tâm đã giũ sạch được bụi trần phiền não, thì nương cây chổi bay đi trình diện cùng với ông Trời được rồi (ẩn dụ vui :) , mà có ai đi tu chỉ vì mong muốn cầm được trên tay cái vé đi vào cửa Thiên Đàng hông dzậy ta ?)

Trải qua bao thời đại nào cũng vậy, xuất phát từ bản thân con người thì NGƯỜI TIN ĐẠO hay KHÔNG TIN ĐẠO thì cũng tự tu thân. Đây lại là giáo lý của Đạo Phật, luôn lấy con người làm chủ điểm để giải quyết những việc liên quan tới con người (QA thích câu này lắm). Nói sơ về điều này tí trước khi đi đến câu kết: Diệt độ là gì? Diệt là trút bỏ được cái xác thân đắm chìm trong cái bể Sinh, Lão, Bịnh, Tử, đã diệt trừ hẳn "mọi nỗi nguy khốn" trong cuộc đời vô thường và khi một lòng siêng năng tu tâm dưỡng tánh, sớm cầu ra những nỗi nguy khốn đó thì coi như đã được cứu độ."

Đức Phật trước khi viên tịch đã nói với các đệ tử của mình rằng: "Ta sắp diệt độ đây." Chứ Ngài không có nói: "Ta sắp chầu trời đây." hehe. Cho nên câu nói cuối cùng của Đức Phật trước khi từ giã cõi trần đã nói lên đầy đủ rồi. QA không cần biết tiền kiếp của Ngài là ai, chỉ biết Ngài đến từ thế giới loài người, Ngài cũng tự tu chứ không có ai tu dùm Ngài và tu là tu cho cái thân tâm khi còn sống. Còn cái chuyện được hưởng phước ở kiếp sau (qua việc người đời tin là hễ sống thiện thì được lên thiên đàng đó). Cái này không có ý kiến. Vì đụng tới huyền nhiệm nữa rồi.

Còn về phần QA, nếu đang đi trên con đường tu tâm dưỡng tánh mà có đụng mặt ông Trời thì cũng đành phải thất lễ thôi à: "Xin lỗi nghe ông Trời, làm ơn tránh đường dùm."

Quận Chúa Quỳnh Anh
25-02-2008, 11:22
Theo như sách về đạo phật có nói thì đạo phật và kinh phật đã có từ trước khi Thích ca mâu ni đi tu.

Tôi nghĩ bạn nhầm cái gì rồi chăng? Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Đạo Phật mà, sau đó có người ghi chép lại những lời Ngài dạy mới có kinh sách chứ. Bạn đọc sách về đạo Phật nhưng hiểu sai hay sao á! Bởi vì người đời có quan niệm rằng, từ khi có chúng sinh là đã có đạo Phật rồi vì ý nghĩa từ hai chữ Đạo Phật đấy. Đạo Phật mang ý nghĩa là Đạo của Ánh sáng và Tình thương nên vì sao mới có câu nói: "Mọi người sinh ra đời đều có Phật tánh là vậy."

datanhan_07Thời Tam quốc diễn nghĩa chưa có đạo phật,mới chỉ có đạo Lão nặng về thần bí hoang tưởng bởi các phép thuật.Ấy thế mà cũng đã có trời rồi.Nhớ câu than ai oán của Chu du:Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?



Trời lúc nào cũng đứng trên đầu thiên hạ, thì đạo nào ra trước ra sau cũng vậy thôi, đã có mặt ông Trời rồi. Ông Trời có nhiều người ái mộ lắm, chuyện réo tên ổng tối ngày đâu có gì lạ, huống chi Du kia. Mà câu của Du nghe cứ như em bé lên ba đang làm dỗi vậy. Cái gì mà Trời sinh ra Du còn "đẻ" ra Lượng. Thua thì thua, trách ông Trời nghe lãng xẹt.

nếu như mọi việc đã được trời an bài rồi thì ba nhà họ Tào họ Lưu họ Tôn kia cũng cầm chắc là chẳng nhà nào yên bình được thiên hạ,vậy tại sai trời không ban tặng luôn cho nhà họ Tư mã lập ngay nên nhà Tấn mà lại để cho ba nước cứ giao tranh hàng chục năm sinh linh chết triệu triệu người như vậy?

Sao QA không tin vào ý trời qua mấy cái vụ này đâu nghen, dù họ nói rằng:

Tào= Thiên thời
Tôn= Địa lợi
Lưu= Nhân hòa

Thiên thời và Địa lợi (là thứ có sẵn) thì còn đổ tại do Trời Đất ban cho. Ủa, thế còn Lưu Bị? Nhân hòa thì tự bản thân phấn đấu mới có. Hóa ra ông Trời không có ưu ái Lưu rồi? Không sao, có câu của ông Mạnh tử lấy ra an ủi Lưu đi: "Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng lòng người."
Rồi xong, tha hồ chơi. Ngạc nhiên chi chuyện thiên hạ chia ba và chiến tranh liên miên, vì con người thích gây ra chiến tranh khi tranh giành quyền lực với nhau thôi mà. Đi sâu vào ba ông này nói tới sáng chưa xong. Chỉ biết ba cõi không an thì bốc cháy chứ sao. Lửa của họ biến thành ra mục đích rồi ra thành phương tiện. Rõ ràng họ đã tận dụng tối đa lực lượng đã có để chơi với nhau đó chứ. Chơi với lửa thì phải chấp nhận thôi. Không bị lửa thiêu đốt dễ dàng thì tồn tại, ngược lại thì tiêu. Cứ Trời ơi Trời hỡi, đổ tại Trời thì có khác gì lấy ông Trời ra để biện minh cho phương tiện (ngụy biện thôi).

Phải chăng ngoài Trời ra còn có một đấng nào nữa định ra mọi việc mà Trời cũng phải theo cái luật đó mà thực thi???

Choáng, có mỗi một ông Trời mà còn huyền nhiệm đến như vậy? Giờ còn muốn thêm một ông "Sư phụ Trời" nào nữa thì thử hỏi sống sao cho nổi đây hở "giời".

datanhan_07
25-02-2008, 15:00
Choáng, có mỗi một ông Trời mà còn huyền nhiệm đến như vậy? Giờ còn muốn thêm một ông "Sư phụ Trời" nào nữa thì thử hỏi sống sao cho nổi đây hở "giời".

Nghị sự với quận chúa thấy khoái mà không khéo bị choáng thiệt.Phật thì do con người tu mà thành,nhưng tu thì trước đó Thích ca đã phải đọc bao nhiêu sách về đạo phật,những cuốn sách này có từ khoảng gần 3000 năm trước công nguyên.Sau đó Thích ca mâu ni mới thiền định bên cây bồ đề 49 ngày để giác ngộ và bắt đầu cuộc đời truyền bá đạo và kinh phật.Từ đó Phật giáo được hình thành.

Trên cao có Trời,có Phật.Phật chính là người tu mà thành.Còn Trời ở đâu ra?Chúa Jesus cũng có cha mẹ,trên chúa Jesus là chúa trời,vậy ai sinh ra chúa trời?Đó chính là cái mà con người ngày nay đành chấp nhận coi như Trời và Chúa trời là tự nhiên mà có. Chính vì vậy khoa học đôi lúc đã phải nhường bước cho tôn giáo.Chứ về mặt nguyên lý căn bản thì chẳng có vật chất vật thể nào tự nhiên sinh ra và tự nhiên biến mất cả ( định luật bảo toàn vật chất và chuyển động của Lomonoxop ).

Trời là Ngọc hoàng thượng đế,mà Ngọc hoàng thượng đế là biểu tượng cho một đấng siêu hình.Ngọc hoàng thì có Vương mẫu tức trời thì có vợ.Phật là biểu tượng cho chính con người đã hội đủ những đạo lý từ bi hỷ xả không còn tham sân si.....Phật thì không có vợ,nhưng không vì thế mà những người có vợ có chồng rồi không thể đi tu để thành phật,trước khi trở thành Phật,Thích ca mâu ni cũng đã có vợ và con mà.

Trong tâm linh con người hiện tại,Trời và Phật cùng song hành tồn tại ở hai cõi riêng là cõi trời và cõi Phật.Cõi trời thì ở trên mây,cõi Phật thì ở ngay trên mặt đất liền kề với chúng sinh.Do vậy nhiều khi lý luận cho ra nhẽ thì Trời là không có thật,mà Phật thì đích xác là có thật.Vì vậy trong thời Tam quốc diễn nghĩa,bao nhiêu sự việc xảy ra một cách tự nhiên khi không giải thích được thì cứ gọi trời ra mà kêu thôi.Cái từ Trời thì ai cũng trân trọng nhưng ai cũng phát thanh lên một cách đôi khi là vô thức,đau quá cũng trời ơi,khổ quá cũng trời ,sướng quá cũng trời ơi, giống như gọi trời để cùng chia sẽ vậy.
Do vậy thì cũng xin đồng ý với quận chúa là thôi khỏi nói đến sư phụ Trời nữa ,dễ choáng.:D Một vài thiển ý phụ họa với Quận chúa cho hợp ý giời.

Quận Chúa Quỳnh Anh
26-02-2008, 10:29
Đạo Phật có sẵn, vậy thì Phật Thích Ca còn sáng lập ra Đạo Phật để làm chi thế?

Niềm tin tâm linh thuộc về tôn giáo, theo Đạo nào thì hiểu giáo lý đó. Nói tới Đạo Phật, có người hiểu ít hiểu nhiều, có người hiểu theo cách lý giải riêng. Hiểu sao cũng không quan trọng miễn đừng có lạc đề. Vì lạc đề dễ sẩy tay lắm, chẳng hạn như Đạo Phật lỡ nhớ nhầm qua Đạo Bà La Môn thì hổng có được hay. Đạo này sùng bái Bà La Ha Ma lắm đó nghen, ý, nghe a a ở phía sau nhớ cũng đừng có ai nhầm Bà La Ha Ma thành ra Ai Li Ba Ba, cái quần sida rách ra làm ba...hé, thì kỳ nữa đó. Sao tôi nghi bạn cũng vậy quá, hihi. Tánh QA hay đùa đừng để bụng.

Bạn nói Đạo Phật đã có sẵn, trước khi Phật Thích Ca đi tu thì có khác gì đem chân lý của Ngài đổ sông đổ biển hết rồi. Trước khi Phật Thích Ca bỏ cuộc sống đời thường, muốn đi tu. Ngài có đi tìm học đạo từ hai vị Đạo sĩ danh tiếng vào thời bấy giờ. Bạn có thấy sách vở nào ghi lại là Phật Thích Ca đi tìm học Đạo Phật hay không? Trước Phật Thích Ca đã có Phật không?

Đạo: là con đường tu hành và trên con đường Đạo này có các giáo pháp khác nhau.

Phật: hàm ý Phật tính (có tính Phật) và còn hàm ý đó là những người đã đắc đạo.

Cho nên trước Ngài, vị chân tu nào khi đã tu hành đắc đạo đều thành Phật cả (nếu bạn tu đến đắc đạo bạn cũng thành Phật đấy!). Cho nên cái danh vị Phật thì Phật Thích Ca không phải là vị Phật đầu tiên, nhưng Ngài là người đầu tiên sáng lập ra Đạo Phật.

Khi Ngài đi tìm học đạo thì Ngài thấy giáo pháp đó đã khổ tu theo một phương pháp hành hạ thân xác nhưng lại không hề giải thoát được đau khổ cho con người nên Ngài mới từ bỏ Tự đi tìm chân lý. Tự tu, tự giác ngộ cho đến khi đắc đạo (biết mình đã là Phật). Rồi Ngài mới đem giáo lý của Ngài rao giảng và truyền bá, từ đó Đạo Phật ra đời. Bản quyền riêng của Ngài đó, giáo lý không có đụng hàng đâu.

À, Đạo Phật đâu có kén giai gái còn trinh hay phải độc thân mới được tu đâu, nên chuyện có gia đình hay không thì không phải là vấn đề cần nói, muốn tu là tu không có ai ép, cũng không ai kén hình chọn tướng hay phải chọn lọc gia cảnh đâu.

Chúa Jesus cũng có cha mẹ,trên chúa Jesus là chúa trời,vậy ai sinh ra chúa trời?

Bạn nào vào trả lời dùm QA cái, hihi.

* Đế rồi QA sẽ tách bài riêng ra, chúng ta đã làm loãng chủ đề của bạn Duy Nga Doc Ton rồi. Xin lỗi bạn nhé!

langtu_codoc
26-02-2008, 22:23
Hay quá mình cũng muốn nói qua về Gia Cát Lượng thế này.
Thứ nhất Gia Cát Lượng là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý cái này có thể xác nhận được .và những mưu mẹo của GCL có nhiều thứ cũng dựa theo thiên văn ,địa lý mà nghĩ ra mẹo hay mưu kế có lợi cho mình.
Thứ nhì : Tại sao Gia Cát Lượng nhìn trời biết mình sắp chết? Xin trả lời ,hiện nay trên TG có rất nhiều điều huyền bí mà chính các nhà khoa học cũng chưa giải thích được .Ở Việt Nam tôi cũng đã nghe rất nhiều chuyện về ông nọ bà kia biết mình sắp chết có nói cho ng` thân và cũng tắm rửa sạch sẽ rôi lên giường nằm ngủ vĩnh viễn. Nên tôi nghĩ chẳng có gì đến lạ về chuyện này cả. Ví như cái chuyện Trận Đồ Bát Quái ở sông Tô Lịch kìa, đừng nói như mấy ông GS hay TS gì gì là do trung hợp nhé.
=> La Tiên Sinh có thể hư cấu ,nhưng các tình tiết có thể chấp nhận được ko quá đang quá nhiều

datanhan_07
27-02-2008, 08:58
datanhan cũng xin lỗi duyngodocton,vì mải đua đòi theo quận chúa nên lạc đề.
Về ý trời trong tam quốc,mình đọc bộ truyện này nhiều lần đúng là chỉ thấy nói đến ý trời chứ chưa một lần thấy đoạn nào nói cụ thể về Trời cả.Vì sao,theo thiển ý,thời đó tôn giáo của đạo lão còn đang thịnh hành,đạo phật chưa mạnh hoặc chưa phát triển nên trời trong tam quốc diễn nghĩa là trời của đạo lão,nặng về huyền bí ma thuật.Những cảnh lập đàn tế lễ của Khổng minh Gia cát cũng âm u huyền bí .Mặc dù đó chỉ là những quy luật tự nhiên của thiên nhiên mà thôi.Gia cát là người am tường khoa học nên phù phép qua mặt những người không hiểu biết khiến mọi người nghĩ đó là do trời dàn xếp.
Ps:Quận chúa:Còn về trời trong đạo phật,nếu có dịp xin đối đáp cùng quận chúa đễ mở mang thêm (tại hạ đang nghĩ chắc mình có sự nhầm lẫn về Thích ca mâu ni,nên đang coi lại sách về đạo phật).

Quận Chúa Quỳnh Anh
28-02-2008, 00:45
Ps:Quận chúa:Còn về trời trong đạo phật,nếu có dịp xin đối đáp cùng quận chúa đễ mở mang thêm (tại hạ đang nghĩ chắc mình có sự nhầm lẫn về Thích ca mâu ni,nên đang coi lại sách về đạo phật).


Bạn datanhan mến, tôi cũng rất cám ơn bạn đã chia sẻ cùng với QA, cho tôi một cơ hội tìm hiểu thêm khi được tiếp nhận những kiến thức từ người khác. Đọc được câu này của bạn cũng thấy vui vui:

coi lại sách về đạo phật).

Ừ, hay lắm đó. Cuộc sống đời thường thì vốn trần trụi khắc nghiệt, nói thẳng thừng nữa là có muôn vàn điều "khốn nạn" lắm. Nếu tìm đến tôn giáo để ánh nhìn bề ngoài và sự thấy bên trong tâm thân, có bớt đi được chút phiền não nào chăng, thì có lợi chứ không có vô ích bao giờ.

Ý nghĩa của chữ Đạo và chữ Phật thì QA có nói qua ở trên rồi, nên QA khẳng định với bạn một lần nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni chính là người đầu tiên sáng lập ra Đạo Phật. Nên nói tới Phật Thích Ca là nói tới cái Đạo hiện tại và một giáo lý hiện tại, một tôn giáo Đạo Phật hiện tại. Vốn con đường Đạo có rất nhiều giáo pháp để tu thành Phật đấy! Nên đừng chấp nhặt vào cái tên gọi "Đạo Phật" mà tính chung vào với nhau làm gì.

* QA sẽ tách bài ra, kẻo bạn DNDT phát rầu.

Duy Nga Doc Ton
01-03-2008, 15:37
Hi, không có gì cả, tại hạ đang được học hỏi từ các hạ rất nhiều :D
Tại hạ rất thích truyện Tam Quốc nên mong nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các hạ về đề tài mà tại hạ đã đưa ra, cũng rất mong được cùng Quận chúa và datanhan mạn bàn về Phật giáo.
Thân!

ChangBan
06-03-2008, 16:19
Hãy đọc lại từ đầu truyện cho đến hồi kết.....
-Cái trận Tào Tháo đem quân đánh Lư Bị ở Từ Châu, Lưu Bị nghe lời Trương Phi đi cướp trại Tào Tháo, Tháo thấy cờ súy gãy thì nhờ bọn Tuân Úc, Mao Giởi bói xem thì họ nói là đây là điềm báo Lưu Bị đến cướp trại...Đ1o chả phải là trời báo cho đấy ư....?
-Trận Xích Bích Gia Cát Lượng cầu thành công gió Đông thì chả phải là ý trời đó sao?
-Gia Cát Lượng suýt thiêu sống Tư Mã ý nhưng chả may trời dổ mưa nên Ý thoát, cũng chả phải là ý trời sao?
-......
Nói tóm lại, từ đầu đến cuối truyện, lúc nào cũng thấy có ý trời, mà trời lại không đứng về 1 phe nào, lúc giúp Tào Tháo, lúc giúp Lưu Bị, lúc giúp Đông Ngô. Phải chăng Trời đã định ra một câu chuyện từ đầu đến cuối, như một tác giả viết truyện vậy?! Vậy mới nói rằng: "Dẫu có cao siêu đến đâu cũng không trái đc mệnh trời", trời đã s8áp đặt sẵn cốt truyện tam Quốc rằng: Ngô, Thục, Ngụy chia ba thiên hạ roài hợp nhất về tay nhà Tấn....Dẫu có dùng cách nào cũng không sao sửa được cốt truyện

Phá Hoàng
07-03-2008, 16:15
ChangBan hình như nhầm rồi . Tại hạ có xem phim nên cũng nhớ man mác rằng kế chia ba ấy là do khổng minh thấy cơ trời mà sắp đặt !

ChangBan
09-03-2008, 12:03
Thì vốn là vậy mà, Changban đã nói là trời đã như 1 tác giả viết thành một câu truyện roài ư?

Duy Nga Doc Ton
18-03-2008, 09:15
Thanks tất cả các hảo hữu đã cùng tại hạ mạn bàn về Ý Trời trong topic này, sẵn đây có thể chúng ta cùng dẫn chứng trong thất đại kỳ thư của Trung Quốc còn tác phẩm nào nói về Ý TRời nữa chăng?
Mạo muội, tại hạ đưa ra 01 tác phẩm trước: đó là Phong Thần diễn nghĩa , sặc mùi " Ý Trời "
Thân!
P/S: chúng ta cùng bàn luận và cho ý kiến nhé :)

Quận Chúa Quỳnh Anh
23-03-2008, 09:56
Ban, trường hợp nào được nêu ra chỉ là phương tiện như một tấm bảng báo đi đường, đều nằm trong mục đích cả, có thể giúp đỡ được phần nào khi mong muốn đạt yêu cầu cao. Đem bói toán ra mà cứ khăng khăng như đinh đóng cột thế kia, nào là Trời báo Trời bảo... là võ đoán rồi.

Thứ nhất, trong đời mỗi người đối diện với biết bao nhiêu là sự việc. Có việc đã được lý giải xong. Có việc còn đang đi tìm. Có việc bỏ lơ buông xuôi vì chịu thua, tạm gọi là "những dấu hỏi kiếp người không có lời giải đáp" thì cho đó là thiên ý, và được xếp vào phạm trù huyền nhiệm, sự thật, không thể nào chứng minh lại khó giải thích.

Đêm đêm thử hỏi trời già
Thân này ô trọc hay là thanh cao?
(CBN)

Một khi con người không hiểu thỏa mãn được, bao giờ "ý trời" cũng là lời giải đáp duy nhất mà đa số phải chấp nhận.

Thứ hai, Ban đừng quên bói toán là điều lý giải được. Nói tới được một phần nhỏ thôi, cho người ta biết những việc đã đến chứ không thể nào biết rõ được những việc xảy ra. Không thể cải đổi số mạng, không thể biến thất bại ra thành công, xấu thành tốt...

Thứ ba, khi thực hiện phương pháp dự tri: chiêm (quan sát), bốc (gieo quẻ) và toán (tính toán) thường đưa ra các dự báo quá chung chung lại được nhiều người cho là chính xác vì hiệu ứng nhờ đã "thọt" đúng huyệt tới người cầu. Đây là một môn huyền bí học và không thể thiếu bí quyết chủ yếu nhất chính là cái tài nắm bắt được tâm lý. Sự "tương quan ảo hay tin tưởng là sẽ thấy" chính là một quy luật vàng của tâm lý. Nếu sai trật thì thiếu gì lý do để biện minh và lý do dễ nghe nhất: làm sao hiểu hết thiên cơ được hoặc thiên cơ bất khả lậu, nói ra "ổng" đánh chết tui sao....

Tác giả cho mấy nhân vật dựa vào hay lạm dụng vào "ý trời" để từ đó tha hồ mà suy diễn đã có Trời xếp đặt. Cũng là một đòn tâm lý, hầu làm giảm sút hoạt động và làm nhụt đi chí tiến của đối phương (vào mục đích riêng). Còn lý giải, thì khéo léo đưa dịch lý vào qua khái niệm cho rằng, đạo trời và đạo người đều nằm trong những quy luật nhất định và con người nắm bắt được quy luật này có thể dự đoán cát hung...

Ban, dự đoán là bói toán cho chuyện chưa xảy ra và ý trời là cứu cánh dùng để biện minh cho phương tiện nằm trong mục đích đi sau kết quả. Vậy đoán trật hay đoán trúng cũng là trời báo trước hay trời bảo hả Ban? Phương tiện mạnh hay yếu cũng tại trời biểu trời bắt hả Ban?

Tâm lý chung là dựa vào hiệu ứng, hiệu ứng càng tốt càng dễ được chấp nhận, rồi ta tức khắc xem đó là một người tiên tri giỏi đã thấu hiểu huyền cơ. Thực tế phũ phàng lắm, khoa học đã chứng minh bằng con số. Đoán mò cũng đạt được độ chính xác tới 50% (thắng hay thua; trai hay gái...), thậm chí tới 70% (thời tiết ngày mai giống hôm nay), cộng thêm đánh đòn tâm lý, còn phần huyền cơ (dành cho sự kỳ diệu không lý giải được) thường hiếm lém, or không hề có luôn, :p Đã nói sự thật thường phũ phàng, thôi thà cứ vô tư ngước lên trời rồi thì muốn than thân trách phận hay tạ ơn thắm thiết hoặc dậm chân đánh đất muốn trách móc giận hờn hay nhảy tưng tưng vui mừng qua sự thành công hay thất bại, thì cũng chả có trời đất nào ra mặt bắt lỗi bắt phải hay biểu lộ sự đồng tình đồng ý. Nên cứ vô tư đi, tác giả không ngoại lệ đâu Ban.

HànTuyếtBăng
05-09-2008, 15:28
Nếu xét theo Phật học thì "Trời" không dùng để chỉ Ngọc Hoàng đâu à nha. Ngọc Hoàng chỉ là vua cai quản Tam giới thôi mừ. Còn "Trời" ngôn từ chỉ đấng thiêng liêng khai sinh ra trời đất, giống như "Thiên chúa" vậy.

"Trời" chỉ một. Vì ngoài Tam giới còn có những thế lực, thế giới khác nữa. Mà "Trời" là linh lực tuyệt đối ảnh hưởng lớn nhất.

Nói theo khoa học ngày nay "vũ trụ" rất bao la, bí ẩn còn rất nhiều điều mà nhân loại chưa khám phá được. "Trời" cũng giống như vậy.

Phật học lấy khái niệm "trời" để ngầm chỉ ra cái tôi bé nhỏ của con người, của nhân loại. Có phải chăng như câu: "Quả quýt dày có móng tay nhọn" chăng?

Mạo muội.

Tự Cổ Đa Sầu
28-09-2008, 08:44
chư vị huynh đệ tỷ muội bàn luận sôi nổ wá nên tui cũng xin góp 1 chút ít hĩu bít bản thân:
ngoài tam giới (thiên địa nhân) còn có những cõi giới nằm ngoài quy luật của 3 giới mà cõi Phật là 1 ví dụ diển hình

Tự Cổ Đa Sầu
29-09-2008, 08:12
Ý Chời nói cho dễ hĩu là jày dép còn có số í mừ
heheheheheheheheheehehehehehehhehehehehehe

ll3lack0takl_lte
16-10-2008, 01:28
Em đang xem lại (không biết là lần thứ bao nhiêu rồi ) cuốn Tam Quốc vì thấy các pác bàn luận sôi nổi quá nên góp tí thiển ý.

Luận về Trung Hoa học thuật có Kinh Dịch là huyền bí hơn cả. Trong Kinh Dịch (nguyên bản) có phần y bốc và tinh tướng, y bốc là dạy cách bói quẻ còn tinh tướng là dạy cách thiên văn. Tự cổ xưa con người đã biết xem thiên văn, địa lí để mà đoán hiện tượng thiên nhiên nên chuyện gió đông không có gì là lạ cả. Tuy nhiên cũng có người đoán được người không tỉ như các cụ nhà ta đi biển xưa không cần ra đa nhắm mắt mà biết luồn cá chạy ngước nhìn là biết khoảng cách, ngửi gió là biết bão hay không, biết hướng gió ... tuy nhiên cũng co khi không chính xác lắm.
Vậy thì "thiên ý " ở đây chẳng qua chỉ là đòn tâm lí mà thôi!

Tu thân đạo nhân
29-10-2008, 16:33
Thế tại sao có câu nhân định thắng thiên.
Tu thân mỗ theo chủ nghĩa Vô Thần nên không mấy tin vào ý giời (thỉnh thoảng thì vẫn có tin)
Còn như luận bàn ý trời trong tam quốc chí của ông La thì còn rất chi là nhìu điều nghi ngại
Tại sao KM bít trời xanh của Hán thất đã tàn tạ mà vẫn theo?
Tại sao ông ta không đoán được cái tướng phá gia chi tử của A Đẩu?
Ông ta nói Ngụy Diên có cốt phản chủ mà ND có thực sự phản không?
Tào Tháo bít có gió Đông nhưng không nối thuyền thì binh sĩ Tào chết bệnh hết mất.
Phụng Sồ ngang tài với Ngọa Long thế mà không đoán được số kiếp của mình để ở nhà cho khỏe. Mà tại sao ông không theo Tào nhể? Rõ ràng là TT trọng dụng ông ta hơn là LB hay TQ mừa?
Nhìu nhìu chi tiết hơi phi lí lắm
Theo tại hạ thì yếu tố thời tiết làm thay vần thế cuộc chỉ vì người cầm quân chưa tính đủ mà thôi.
Còn nhà Hán tàn vì do đám con cháu bất tài chẳng thể trách ai. LBị chỉ là một đốm lửa nhỏ bé không thể xoay vần thế cục.