PDA

View Full Version : Điển cố-điển tích


Tiêu dao tú tài
23-03-2007, 17:51
1)Nguyệt lão
(nguyệt: mặt trăng; lão: ông già)
= ông cụ già ngồi dưới bóng trăng, chủ việc hôn nhân.

Tích cũ:

Đời nhà Đường, có ngươi Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương thôi. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già". Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra.


2)Chuyện ba phải
From Quán trọ

Thuở xưa, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có ba đệ tử. Một hôm rảnh rỗi, ba ông ngồi với nhau tranh cãi thế nào là chân lý duy nhất. Ðương nhiên với bản lĩnh uyên thâm của từng ông, họ luôn bảo vệ lý luận của mình là chân lý, chả ông nào chịu ông nào. Cuối cùng, họ thống nhất đem kiến giải của bản thân trình Ðức Phật nhờ Ngài phân xử. Nghe đệ tử đầu trình bày xong, Ðức Phật nói là ông ta đúng. Tiếp đến người thứ hai Ðức Phật cũng nói ông này đúng. Người thứ ba cũng vậy. Cả ba cáu quá mắng sư phụ là đồ ba phải.

Ba người đệ tử không biết rằng ẩn dụ của chân lý duy nhất chính nằm ở chỗ đó. Đức Phật ngụ ý rằng chân lý duy nhất không nằm ở đâu cả. Cái gì cũng có thể là chân lý, mà cũng không có cái gì là chân lý.

Lâu dần nghĩa tích cực của từ ba phải chuyển thành tiêu cực. Những người nhu nhược, ai nói gì cũng thấy đúng, kô có chủ kiến riêng của mình.
(Dựa tích đã đọc trong Cơ hội của Chúa, kô biết có chính xác ko)

3)Châu về Hợp Phố
From Quán trọ

Trong "châu về Hợp Phố", "châu" là từ vốn dùng để chỉ ngọc trai, về sau để chỉ ngọc nói chung, còn "Hợp Phố" vốn là tên của một quận xa xưa của Giao Châu. Đây là một nơi sản xuất châu nổi danh.

Tương truyền, ở thời Hậu Hán có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân lấy ngọc châu rất ngặt. Vì thế mà châu đã bỏ quận nhà để sang quận Giao Chỉ. Cho đến khi Mạnh Thường đến thay chức Thái Thú, ra những đạo luật mới, bỏ những tệ cũ, cho dân chúng tự do kiếm châu, sản xuất châu, thì châu từ quận Giao Chỉ trở về quận Hợp Phố quê nhà. Từ tích này, người ta mới dùng câu "châu về Hợp Phố" để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất.

Tiêu dao tú tài
23-03-2007, 17:56
4)Hành Phương Nam
From Quán trọ
Nguyễn Bính

Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã (1)
Mà áo khinh cừu không ai may
Người giam trí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây
Đã biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ tình chưa trả tròn một món
Sòng đời thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy.
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai sán lạn màu non nước
Cốt nhất làm sao tự buổi nay.
Rãy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt (2)
Giữa chợ ai khóc mà nhận thây
Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén (3)
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì Ấp Tiết thiêu văn tự (4)
Giày cỏ gươm cùn, ta đi đây!
Ta đi, nhưng biết về đâu chứ?
Đã đẩy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
Uống rượu say mà gọi: Thế nhân ơi!
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh,
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi....

Một số điển tích trong bài hành

• Tư Mã: Ở đây là Tư Mã Tương Như đời nhà Hán, một người rất tài hoa nhưng rất nghèo. Chàng đàn hay, hát giỏi, làm ra khúc hát Phượng Cầu Hoàng tặng cho Trác Văn Quân, cô gái con nhà đại phú. Cảm tấm tình, nàng bỏ nhà đi theo chàng lưu lạc giang hồ, làm lụng vất vả để nuôi chồng. Họ sống rất hạnh phúc.

• Nhiếp Chính: Là một người anh hùng ẩn thân đời Chiến Quốc. Có người [...] (forgot, sorry) biết chàng, tìm đến xin chàng trả hộ mối thù với Hiệp Lũy, tướng quốc nước Hàn, phi anh hùng kô ai làm nổi. Người đó cung phụng mẹ già của Nhiếp Chính rất tử tế như con cái trong nhà, đến lúc chết lại lo ma chay phận sự. Cảm cái ơn đó, lại không còn vướng bận, Nhiếp Chính đến nước Hàn, vào phủ tướng quốc giữa thiên binh vạn mã, đâm chết Hiệp Lũy, chống cự với ba quân rồi rạch nát mặt , tự vẫnmà chết. Vua nước Hàn đem thây chàng ra giữa chợ trao giải cho ai tìm đc tung tích. Chị gái Nhiếp Chính đã đi lấy chồng, nghe tin lần đến ôm xác em mình khóc thảm thiết, rồi nói với những người xung quanh đại ý rằng (kô nhớ rõ lắm):

-Em tôi là Nhiếp Chính. Vì sợ liên lụy đến tôi và người ơn của nó nên mới phải rạch mặt mà chết thế này. Nay tôi lại tiếc thân để người đời không ai biết đến nó thì còn mặt mũi nào nữa.

Nói rồi cũng tự vẫn chết bên xác em. Nhờ đó, tên tuổi của Nhiếp Chính mới lưu danh sử sách như một anh hùng. Chị của Nhiếp Chính cũng là một nữ nhân anh liệt, đáng cảm phục.

• Kinh Kha: Anh hùng không ai biết đến thời Chiến Quốc. Thái tử nước Yên muốn giết Tần Thủy Hoàng mới tìm chàng bàn việc. Kinh Kha nhận lời. Nhưng sau vì sự vội vàng hối thúc của Thái tử Yên và sự hèn nhát của kẻ đi cùng là Tần Dương, Kinh Kha đã thất bại. Cảnh tượng tiễn đưa Kinh Kha sang nước Tần ở Dịch Thủy là một điển tích nổi tiếng trong Văn học, hôm nào tớ sẽ nói thêm thành hẳn một truyện.

• Ấp Tiết: là một ấp nhỏ trong đất bổng lộc của Mạnh Thường Quân. MTQ sai Phùng Hoan, khách trong nhà đi đòi nợ ở ấp Tiết. Đến nơi Phùng Hoan gọi mọi người lại rồi đốt cả mớ giấy tờ văn tự nợ nần đi, đại xá cho tất cả. Về Phùng Hoan bảo với MTQ là số tiền đã bỏ ra mua đức rồi. MTQ không bằng lòng nhưng không nói gì. Ít lâu sau MTQ bị vua Tề phế, không sủng ái nữa, phải chạy ngang qua ấp Tiết. Dân chúng nhớ ơn xưa ra đón tiếp linh đình. Vua Tề thấy Mạnh Thường Quân vẫn đc lòng dân nên lại mời lại triều đình.

Tiêu dao tú tài
23-03-2007, 17:58
5)Khánh Ly
From Quán trọ

Trịnh Công Sơn đã nói rằng ông đặt nghệ danh cho ca sĩ Lệ Mai là Khánh Ly bởi vì ông hâm mộ hai nhân vật trong lịch sử là Khánh Kỵ và Yêu Ly.

Như thế này

Yêu Ly là thích khách người nước Ngô đời Xuân Thu . Công tử Quang giết vua Ngô rồi lên ngôi, tức là Hạp Lư . Con vua Ngô là công tử Khánh Kỵ (tên Liêu) trốn sang nước khác, chiêu nạp hào kiệt kết liên lân quốc tìm cơ hội báo thù . Hạp Lư nghe chuyện Khánh Kỵ, ăn không ngon ngủ chẳng yên, bèn lập kế dùng Yêu Ly giết Khánh Kỵ . Hạp Lư khép tội Yêu Ly rồi chặt mất cánh tay phải và giết hết vợ con Yêu Ly để Khánh Kỵ tin . Yêu Ly gặp Khánh Kỵ, được tin dùng . Tới lúc Khánh Kỵ cùng quân sĩ xuôi dòng sông về đánh Ngô, Yêu Ly ngồi chung thuyền đợi lúc gió mạnh cầm giáo đâm suốt bụng Khánh Kỵ . Khánh Kỵ xách ngược đầu Yêu Ly lên dìm xuống nước ba lần rồi lại để lên đầu gối, cúi nhìn, cười mà rằng "thiên hạ còn có dũng sĩ dám cả gan đâm ta !" Quân sĩ lúc đó xúm lại đòi giết Yêu Ly, nhưng Khánh Kỵ gạt đi mà bảo, "người này là một dũng sĩ ! Chớ nên trong một ngày mà để chết hai dũng sĩ của thiên hạ . Đừng giết y, tha cho y về Ngô để cho y được tỏ lòng trung ."

Sau đó, Yêu Ly tự cho mình là kẻ bất nhân bất nghĩa bất trí, thẹn với Khánh Kỵ mà tự sát chết ...


6)Liễu Chương đài
From Quán trọ

Khi về hỏi Liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Trong một truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh có anh chàng tên là Chương khi đi thi vấn đáp môn Việt văn đã bắt thăm phải câu hỏi: Đọc một câu Kiều có tên mình ở trong đó. Anh chàng này khá nhanh trí và thuộc Kiều đã đọc được câu thơ về Liễu Chương đài này. Hình như cũng là một trong số ít câu có từ Chương.
Đọc câu thơ nói trên thì đúng là nếu không biết điển tích chẳng ai hiểu gì. Mới đây có một cậu người nước ngoài học tiếng Việt đến trình độ siêu, viết văn tiếng Việt nhiều học sinh đại học (đã trải qua cái gọi là giáo dục phổ thông) phải gọi bằng cụ. Thế mà cậu ta đã than thở là muốn đọc truyện Kiều, mỗi câu phải mất vài tiếng mới hiểu được hết.

Chương đài là tên một con đường phố thị ở Trường An đời nhà Ðường. Liễu Chương đài ở đây chữ Liễu viết hoa cũng được mà không viết hoa cũng được. Nó có hai nghĩa, một là ám chỉ Liễu thị, hai là cây liễu ở phố Chương đài. Câu thơ cụ Nguyễn Du viết có ý: về hỏi tới người yêu cũ, thì nàng đã như hoa bị người khác hái mất rồi.

Tích truyện nó như thế này:
Đời nhà Đường, vào những năm xảy ra loạn An Lộc Sơn, ở thành Trường An có chàng thư sinh họ Hàn tên Hoành có người vợ xinh đẹp tài giỏi là Liễu thị. Hàn Hoành thì đúng là học trò áo vải nghèo rớt mồng tơi, còn thị Liễu này vốn xuất thân kỹ nữ. Cuộc sống không lấy gì làm dư dật nhưng hợp ý tâm đầu, chồng xướng vợ tùy rất hạnh phúc.

Sống với nhau ít lâu, Hàn Hoành có việc phải đi xa. Tới đây thì mỗi sách nói một phách, có chỗ bảo Hàn Hoành có tang gia đình phải về quê lo liệu. Có chỗ thì nói Hàn Hoành đi làm việc quan ở xa, không đưa Liễu thị theo được. Hai vợ chồng xa nhau lâu ngày, Hàn Hoành không biết tình cảm của vợ với mình còn mặn nồng như xưa không, mới làm bài thơ nhắn gửi rằng:

Chương đài Liễu, Chương đài Liễu,
Tích nhựt thanh thanh kim tại phủ?
Túng sử trường điều tự cựu thùy,
Dã ưng phan chiết tha nhân thủ.

Tạm dịch:

Liễu ơi, hỡi Liễu Chương đài,
Xưa xanh xanh biếc hỏi nay có còn.
Ví ta buông vẫn xanh rờn,
Hay vào tay khác khó còn nguyên xưa.
(Bản dịch của Vân Hạc - Văn Hoè)

Liễu thị cũng làm bài thơ họa lại rằng:

Dương liễu chi phương phi tiết,
Khả hận niên niên tặng ly biệt.
Nhứt diệp tuỳ phong hốt báo thu,
Túng sử quân lai khởi kham chiết.

Tạm dịch:

Xanh xanh cành liễu đương tươi,
Năm năm luống để tặng người biệt ly.
Thu sang quyến lá vàng đi,
Chàng về biết có còn gì bẻ vin.
(Bản dịch của Trúc Khê)

Loạn An Lộc Sơn xảy ra, Liễu thị sa vào tay một viên tướng giặc. Hàn Hoành trở về mất vợ, hoảng hốt đi tìm. Đến đây lại tam sao thất bản. Có sách nói Hàn Hoành làm bài thơ Liễu Chương đài hay quá, lan truyền tới tai tướng giặc, làm hắn cảm động tha Liễu thị về. Có người lại bảo Hàn Hoành được bạn bè và quan trên giúp đỡ trộm lại được Liễu thị. Hai vợ chồng từ đấy sống với nhau hạnh phúc.

Tuy nhiên chắc sự đời không đơn giản thế. Sau có ông Bão Vũ viết truyện ngắn lấy tích này, đọc còn hay hơn cả sự thật. Cụ Nguyễn Du nhân vì Kim Trọng và Thúy Kiều hoàn cảnh cũng tương tự Hàn sinh Liễu thị nên dùng điển cố này.

Riêng tôi thì thấy rõ chán cái mối tình hai anh chị này. Xa nhau mấy năm mà đã vội băn khoăn còn thương còn nhớ không. Thua các cụ nhà ta hết


7)Tri âm
From Quán trọ

Sở Bá Nha là đại phu đời nhà Tống chơi đàn tuyệt hay, ai nghe cũng ngơ ngẩn, cây cỏ đắm say, song ông vẫn buồn và cảm thấy cô đơn vì không có ai hiểu hết tiếng đàn cao đẹp sâu xa của mình. Một đêm đi thuyền trên sông Hàm Dương qua núi Mã An, Bá Nha ôm đàn, lựa dây dạo một khúc. Khúc nhạc dở chừng thì đàn đứt một dây. Bá Nha biết có người nghe trộm đàn mình bèn cho người lên bờ tìm kiếm, thì chỉ thấy một chàng tiều phu trẻ tuổi tên là Chung Tử Kì. Hai người nói chuyện với nhau về âm luật và Bá Nha đã phải kinh ngạc vì kiến thức cũng như tâm hồn của chàng tiều phu. Hai người kẻ đàn người họa vô cùng tâm đầu ý hợp, bèn kết làm bạn tri âm. Bá Nha muốn đón Tử Kì về nhà mình, nhưng Tử Kì còn cha mẹ già cần phụng dưỡng nên đành từ chối. Bá Nha bèn hẹn đến ngày này sang năm sẽ trở lại, đón cả gia quyến Tử Kỳ về kinh đô. Hai bên từ biệt nhau.

Mùa thu năm sau, đúng ước hẹn, Bá Nha quay lại chốn xưa nhưng không thấy Tử Kì đâu cả, bèn hỏi thăm dân làng rồi tìm đến nhà. Ðến nơi, mới biết trong thời gian ấy Tử Kì đã lâm bệnh nặng mà mất sớm. Bá Nha thương xót vô cùng. Ông ra mộ Tử Kỳ, khóc lóc thảm thiết. Ông lấy đàn dạo lên một bản cuối cùng trước mộ người bạn quá cố rồi đập đàn vào một tảng đá vỡ tan nát. Từ ngày ấy không ai nghe thấy tiếng đàn của Bá Nha nữa.
Chuyện này là điển tích nổi tiếng cho tình bạn tri âm tri kỉ. Ngoài cách gọi Bá Nha-Tử Kì ra còn có thể gọi Sở Bá Nha-Chung Tử Kì hoặc Bá Nha-Chung Kì. Tri là thấu hiểu, kỉ là chính mình, âm là âm nhạc. Tri kỉ là người bạn hiểu mình, tri âm là người bạn có thể đoán ra tiếng lòng mình thông qua tiếng đàn.

Tích có người nghe trộm thì đàn đứt dây này kô hiểu từ đâu phát xuất. Thiết nghĩ điều này có lẽ là thật chứ kô phải chuyện hoang đường. Ngày xưa người chơi đàn giỏi có sức thẩm âm rất lớn, tâm linh họ tương thông đc với tiếng đàn thì chuyện thần giao cách cảm kô phải là chuyện lạ.

Tiêu dao tú tài
23-03-2007, 18:01
8)Tri âm
From Quán trọ

Sở Bá Nha là đại phu đời nhà Tống chơi đàn tuyệt hay, ai nghe cũng ngơ ngẩn, cây cỏ đắm say, song ông vẫn buồn và cảm thấy cô đơn vì không có ai hiểu hết tiếng đàn cao đẹp sâu xa của mình. Một đêm đi thuyền trên sông Hàm Dương qua núi Mã An, Bá Nha ôm đàn, lựa dây dạo một khúc. Khúc nhạc dở chừng thì đàn đứt một dây. Bá Nha biết có người nghe trộm đàn mình bèn cho người lên bờ tìm kiếm, thì chỉ thấy một chàng tiều phu trẻ tuổi tên là Chung Tử Kì. Hai người nói chuyện với nhau về âm luật và Bá Nha đã phải kinh ngạc vì kiến thức cũng như tâm hồn của chàng tiều phu. Hai người kẻ đàn người họa vô cùng tâm đầu ý hợp, bèn kết làm bạn tri âm. Bá Nha muốn đón Tử Kì về nhà mình, nhưng Tử Kì còn cha mẹ già cần phụng dưỡng nên đành từ chối. Bá Nha bèn hẹn đến ngày này sang năm sẽ trở lại, đón cả gia quyến Tử Kỳ về kinh đô. Hai bên từ biệt nhau.

Mùa thu năm sau, đúng ước hẹn, Bá Nha quay lại chốn xưa nhưng không thấy Tử Kì đâu cả, bèn hỏi thăm dân làng rồi tìm đến nhà. Ðến nơi, mới biết trong thời gian ấy Tử Kì đã lâm bệnh nặng mà mất sớm. Bá Nha thương xót vô cùng. Ông ra mộ Tử Kỳ, khóc lóc thảm thiết. Ông lấy đàn dạo lên một bản cuối cùng trước mộ người bạn quá cố rồi đập đàn vào một tảng đá vỡ tan nát. Từ ngày ấy không ai nghe thấy tiếng đàn của Bá Nha nữa.
Chuyện này là điển tích nổi tiếng cho tình bạn tri âm tri kỉ. Ngoài cách gọi Bá Nha-Tử Kì ra còn có thể gọi Sở Bá Nha-Chung Tử Kì hoặc Bá Nha-Chung Kì. Tri là thấu hiểu, kỉ là chính mình, âm là âm nhạc. Tri kỉ là người bạn hiểu mình, tri âm là người bạn có thể đoán ra tiếng lòng mình thông qua tiếng đàn.

Tích có người nghe trộm thì đàn đứt dây này kô hiểu từ đâu phát xuất. Thiết nghĩ điều này có lẽ là thật chứ kô phải chuyện hoang đường. Ngày xưa người chơi đàn giỏi có sức thẩm âm rất lớn, tâm linh họ tương thông đc với tiếng đàn thì chuyện thần giao cách cảm kô phải là chuyện lạ.


9) Vạn Lý Tìm Chồng

Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.

Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đạị Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.

Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tộ Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.

Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.

Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vua. Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thợ Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.

Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.

Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.

Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trờị Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.

Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, rỏ máu vào những đống xương.

Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng rỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.

Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:

- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!

Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!

Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.

Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).

Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.

Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang
9)

Tiêu dao tú tài
23-03-2007, 18:10
10)Có Phúc Có Phận

Thạch Phủ người nước Tề, thời Xuân thu. Có tiếng là tài giỏi, nên được lắm kẻ thương yêu và... ghen ghét. Vợ của Thạch Phủ là Lã thị, thấy vậy, mới than thở với chồng rằng:

- Khôn chốn bạo tàn, khôn ấy dại. Dại chốn bạo tàn, dại ấy khôn. Nay vận nước đang hồi loạn lạc. Lòng dân ly tán - mà chàng cứ nổi bật kiểu ni - ắt sẽ có ngày chàng hối hận, rồi lúc ấy thiếp làm sao sinh sống? Giữa chốn bụi đời lắm sự truân chuyên? Lắm cái u mê của oai quyền danh vọng?

Thạch Phủ liền nắm lấy tay vợ, mà khẳng khái đáp rằng:

- Ở đời có ba cái nhiều mà không tốt. Đó là đường, muối và lòng do dự. Nay ta một lòng lo xây đắp. Cuộc sống an lành cho thế hệ mai sau, thì chẳng thể sợ... tiểu nhân mà đắp mền mãi được. Chớ cái giỏi ni mà không dùng chi hết ráo - thì đứng nhìn Trời - Chẳng hổ thẹn hay sao?

Lã thị nghe chồng nói vậy. Lòng bỗng dâng lên một niềm hãi sợ, rồi rầu rầu suy nghĩ một mình:

- Nóng giận khác nào như cơn gió, sẽ thổi cái ào tắt ngọn lửa thông minh, thì ta không thể thiếu nghĩ suy mà làm liều mãi được. Chi bằng ta cứ cầu xin tới tới. Mong Cậu dắt dìu đến được bến bình yên, thì nải chuối tiêu ta sẽ tâm thành dâng Cậu. Chớ đến nước ni mà không mần không tính - thì nghĩa vợ chồng - Biết có còn kéo nữa đặng hay chăng?

Đoạn, thở hắt ra một tiếng, rồi tha thiết mà nói với Thạch Phủ rằng:

- Danh là một loại y phục không hình, không màu sắc song vô cùng rực rỡ. Danh càng rực rỡ thì lại càng đáng sợ, bởi nó là mầm ganh tị. Nó sẽ đem tai họa đến cho người mang nó. Phần chàng. Dẫu trải tấm lòng ra, nhưng tha nhân mấy ai hiểu được điều trân quý đó? Hay lại đâm bị thóc thọc bị gạo, để ngày qua ngày chàng phải... héo úa đi, thì chữ phu thê làm sao mà ấm mặn? Đó là chưa nói càng nổi rền tăm tiếng, hẳn thiên hạ tìm về mỗi ngày một dày hơn, thì sung sướng chi mà chàng muốn này muốn nọ? Bởi chúng đến đông thì chàng mau chết gấp. Mau chóng giã từ vợ mọn quá ngây thơ. Mau chóng ra đi khi tóc còn chưa bạc. Chớ Danh cho lắm mà tan tành xí quách, thì mê đắm làm gì cho nhọc hở chàng ơi!

Thạch Phủ nghe vậy, liền hất tay vợ ra, mà bực bội gắt tràn:
- Tuyết trước cửa nhà ai nấy quét. Việc của ai người nấy lo. Còn bà. Thêu thùa may vá lại chẳng lo, mà cứ thích xen vô... bình thiên hạ, thì có còn hiền phụ được hay chăng?

Một hôm, Thạch Phủ bị người vu tiếng xấu, nên bị bắt giam. Bọn nha lại đòi ba mươi lạng bạc mới được thả về. Bằng không sẽ giải về kinh xử xét. Lã thị không biết mần răng, bởi của cải trong tay chỉ chưa đầy hai mươi lạng, nên trong lòng bừng lên như lửa đốt. Tựa như kiến cả đàn dẫm nát ruột gan tim, thành thử nước mắt tuôn không sao cầm thắng được, khiến sự sáng suốt bỗng ào nhiên tan biến, mới chạy vào nhà thắp vội nén nhang thơm, mà vái lịa vái lia rồi khấn này khấn nọ:

- Chồng con chẳng may vướng vào kiếp nạn. Thọ lãnh tai ương. Lành ít dữ nhiều. Nay kính xin Cậu Bà từ cao soi xét. Viện dẫn điều ngay, để đấng phu quân sớm ra vòng lao lý - thì ân đức này - con nguyện sẽ hết đời báo đáp. Không thể nào quên...

Ngày nọ. Thạch Phủ bị dẫn độ tới kinh đô. Thời may có Án Tử từ xa bang tới, liền dừng cương lại hỏi thăm điều cớ sự. Khi hiểu rõ ngọn nguồn, Án Tử liền sai gia nhân đem tiền đến chuộc, rồi đưa về nhà. Thạch Phủ bỗng nghe lòng hưng phấn, như thể ngày nào khăn đóng bưng trầu rượu chạy qua, mà mát tận tim gan rồi nghĩ này nghĩ nọ:

- Có phần không cần gì lo. Thiệt là người xưa nói chơi chơi mà lúc nào cũng đúng.

Về đến nhà. Án Tử sai gia nhân dọn phòng cho Thạch Phủ nghỉ tạm, rồi vào nhà trong, mà chẳng nói thêm gì nữa cả. Mấy hôm sau, Án Tử cũng mần y như rứa. Vợ của Án Tử là Hàn thị, thấy vậy, mới ngạc nhiên mà hỏi rằng:

- Người ta bị hàm oan. Chàng ra tay cứu giúp, rồi đưa người ta về ở tạm, mà chẳng nói gì. Là cớ làm sao? Hay lại thích... bỏ dùi quên trống?

Án Tử đáp:

- Nước có thể làm chở thuyền, mà cũng có thể làm đắm thuyền. Vật tự bản chất nó. Không hẳn là thiện. Không hẳn là ác. Vậy thiện hay ác, là do cái Tâm của người mà ra. Việc của Thạch Phủ cũng tuồng y như rứa. Chớ có gì đâu mà nàng phải làm lớn chuyện - khiến đụng chữ phu thê - thì cái sai đó nàng mau mà dừng lại...

Hàn thị bỗng cười nhạt một tiếng, rồi mạnh dạn nói rằng:

- Người giàu có khi nào xem trọng kẻ nghèo? Nay chàng đang làm quan Tướng Quốc, thì xá gì bọn khổ cực dân đen, mà vướng víu chi cho bận lòng quân tử?

Nói rồi, nhìn thẳng vào mắt của Án Tử, mà quyết liệt những lời xuất phát tận tâm can:

- Chàng cứu người. Chỉ vì muốn nổi danh. Chứ thực ra chẳng có thương yêu gì hết cả. Có phải vậy chăng?

Án Tử mặt mày tái mét. Mắt trợn ngược lên. Mãi một lúc sau mới lớn tiếng mà nói rằng:

- Bất cứ làm việc gì, ta cũng tự vấn Lương Tâm, để xem việc đó có làm cho ta hổ thẹn. Còn dư luận của người đời ra sao, ta chẳng cần biết đến. Bởi ta luôn nhủ thầm: Phàm làm việc gì, là làm cho mình. Chớ nào phải làm cho người ta, mà sợ dư luận hợp hay là không hợp? Phần nàng không khen chồng thì chớ - lại buông lời nói ngược nói xuôi - Há chẳng khiến cho thiên hạ cười chê trách móc?

Hôm sau, Án Tử đang ngồi uống trà với vợ. Chợt Thạch Phủ bước vô, rồi ấp úng nói rằng:

- Tôi được ông ra tay cứu giúp, rồi cho về đây ở tạm. Lo đủ miếng ăn. Áo quần tươm tất. Nay tôi xin lạy ông một lạy. Trước là cám ơn tấm thịnh tình ông đã dành cho tôi. Sau thay lời từ biệt. Chớ cứ nơi đây ngày đêm nương náu - mà thui thủi một mình - thì còn luyến tiếc đất ni làm chi nữa?

Nói rồi. Quỳ xuống mà lạy. Án Tử vội đỡ lên, rồi tha thiết nói rằng:

- Tôi dù chẳng ra gì, song cũng vừa gỡ được tội cho ông. Sao lại nỡ nào đối xử với tôi... cạn tàu như thế?

Thạch Phủ ngậm ngùi, đáp:

- Tôi nào dám đối xử với ông như thế. Chẳng qua tôi nghe người quân tử gặp phải kẻ bất tri kỷ thì cực thân. Gặp người tri kỷ thì hả dạ. Nay tôi đã gặp người vu hại giá oan, rồi được ông đây cứu ra vòng lao lý - thì với tôi - Ông là người tri kỷ. Mà giả như ông không nhận tôi là người tri kỷ, rồi bỏ mặc không một lời đoái đến, thì chẳng thà tôi mắc nạn còn hơn. Chớ không thể sống dây dưa thế này mãi được!

Án Tử nghe ra bỗng sinh lòng kính trọng, rồi trong bụng nghĩ thầm:

- Thằng này thấu hiểu tình đời, mà lại có tài có trí. Ngang nhiên nói rõ lòng mình mà không sợ mất lòng ân nhân, thì rõ ra là người có gan nhiều lắm vậy. Người này mà dùng đúng nơi đúng chỗ, thì trên có thể trị quốc an dân, dưới đem lại yên bình cho bá tánh...

Đoạn, tôn Thạch Phủ lên hàng thượng khách. Nhất mực ân cần. Tiếp đãi nồng hậu, khiến Phủ cảm phục trong dạ mà âm thầm nghĩ tựa như ri:

- Ta nặng lời oán trách, mà Án Tử lại vui lòng đón nhận. Chẳng những không mang niềm buồn phiền trong tâm tưởng, mà còn mở lượng hải hà dung thứ đỡ nâng, thì đúng là kẻ yêu quý người hiền như chính thân mình vậy. Những tưởng, ở cõi hồng trần lắm đục ít trong - thì khó mà có được một tấm lòng như Án Tử - Nào dè xa đâu hổng thấy lại chình ình ngay trước mặt, thì thiệt là... quá đã!

Phần Hàn thị thấy chồng mình biết nghe lời phải trái. Rộng lượng bao dung, mới bừng bừng bảo dạ:

- Đàn ông. Dáng thì to. Tiếng thì hùng, nhưng thật ra chỉ là đồ... giả để chưng. Chớ chẳng được chút ngô khoai gì hết cả!

Nghĩ vậy, mặt mày bỗng hớn hở, khiến mắt sáng long lanh. Miệng cười chúm chím. Như thể tuổi thanh xuân đang ào ào dấy động, nên chốn tâm can bỗng rần lên lửa cháy, mới đã cả lòng mà nghĩ thật mông lung:

- Đàn ông mà không vợ, thì như thuyền không lái. Như phản gỗ long đong. Như bánh bông lan thiếu men không thèm... dậy. Cho nên cõi dương gian nói cũng chẳng có gì là quá, khi cho rằng: Vợ là... mẹ của người ta. Như bá mẫu chăm con như gà dang cánh rộng...

Ngày nọ, Án Tử đang ở thư phòng làm việc. Chợt Thạch Phủ bước vào. Xá cho một phát, rồi thẳng thắn nói rằng:

- Chim có tổ. Cây có cội. Nước có nguồn. Người có... thê. Nay tôi đã cách chia với hiền nội qua ba mùa lá rụng, nên trong lòng chẳng đặng phút nào yên, khiến khi ngủ khi ăn cứ mong ngày hội ngộ. Vậy nếu ông không thấy gì cấn cái. Có thể nào, bắc nhịp cầu cho đôi lứa đặng gặp nhau?

Án Tử cười cười, đáp:

- Vợ chồng là duyên trăm năm. Không phải duyên sớm tối, thì lỡ có cách xa thêm vài năm nữa - cũng chẳng hề chi - nếu so với cả trăm năm tâm đầu ý hợp...

Thạch Phủ bỗng mặt mày tái mét. Lạnh toát cả người, khiến miệng cứ ấp a không sao mà nói được. Mãi một lúc sau, mới thu hết can đảm đặng tỏ bày khúc mắc tận trong tim:

- Người ta lấy lửa thử vàng. Lấy vàng thử đàn bà. Lấy đàn bà thử đàn ông. Lấy đàn ông thử... rượu. Nay tôi ở chốn này được ăn trắng mặc trơn. Kẻ hầu người hạ, trong khi hiền nội ở quê nhà thì phòng không chiếc bóng, khổ nhọc tìm... đô. Tôi chỉ sợ rằng: Cái nghèo đang vây bủa. Tin chồng lại biệt tăm, thì khó giữ cho chữ phu thê sống hùng sống mạnh. Rồi lỡ một mai liều thân vui duyên mới - thì phận trai này - Biết có còn vui sướng được không đây?

Án Tử bỗng dõi mắt nhìn vào cõi hư vô, rồi đứng lên đến gần bên Thạch Phủ, mà mạnh dạn nói rằng:

- Giàu đổi bạn. Sang đổi vợ. Tôi thấy ông là người có thực tài. Lòng mong tiến dẫn với ngôi cao, để cùng nắm tay mà lo cho đất nước, nên tôi muốn ông ở đây để dễ dàng vui duyên mới, đắp dựng tương lai. Chớ có dè đâu ông vẫn vướng mắc với ngày xưa tháng cũ. Vướng hình hài phai nhạt với thời gian, thì tôi hỏi ông: Có còn là... quân tử?

Thạch Phủ nghe thế mới tá hỏa tam tinh, rồi hớt hãi đáp rằng:

- Nội tử tôi tuy già và xấu, nhưng cùng tôi ăn ở đã lâu. Kể từ lúc còn trẻ và quá chừng là đẹp. Xưa nay. Đàn bà lấy chồng lúc trẻ cốt để nhờ cậy lúc già. Lúc đẹp để nhờ cậy lúc xấu, và tôi với nàng đã nhờ cậy lẫn nhau. Ngay trong lúc sáng trưng cũng như thời hoạn nạn. Nay ân nhân lại muốn tôi bỏ đi điều ân nghĩa đó - để bội bạc với nàng - thì tôi chẳng thà chết rục ở nhà giam. Chớ không thể bỏ bờ qua bến khác!

Đoạn, chắp tay lạy Án Tử hai lạy. Quyết lòng không nhận. Lúc ấy, Hàn thị ở phòng trong. Nghe hết đầu đuôi câu chuyện, mới bụng bảo dạ rằng:

- Chồng ta đem danh lợi và nữ sắc ra mà nhử. Nào dè Thạnh Phủ vẫn một dạ trung... trinh, thì rõ ra là người có thể cùng chồng ta giữ gìn an vui cho bá tánh. Lo việc nước non. Chớ không phải hạng mới có chút tiền của chức tước - đã vội bỏ vợ nhà - để sống đời phụ bạc, mà chẳng để ý gì đến hậu vận mai sau, thì thiệt là... hết biết.



11)Gương Vỡ Lại Lành

"Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
Còn duyên may lại còn người
Còn lời trăng bạc, còn lời nguyền xưa
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm lựa xe tơ kịp thì"

Thời Nam Bắc triều, Trần Hậu Chủ là một hôn quân, ham mê tửu sắc, không màng chi việc triều chính. Trong lúc đó, nước Tùy ở phương Bắc đang trổi dậy, thanh thế lớn nhanh; Từ Văn Đế Dương Kiên ngấp nghé mưu toan diệt Trần.

Em gái Trần Hậu Chủ là quận chúa Lạc Xương, một giai nhân tuyệt sắc, có chồng là nho sĩ Từ Đức Ngôn. Tuy sống trong phú quí hoàng cung, nhưng vợ chồng Từ Đức Ngôn cứ phập phồng lo sợ, một ngày nào đó ngoại xâm sẽ giày xéo giang sơn nhà Trần.

Ngày đó không xa, quân Tùy đã tràn vào như thác lũ. Đức Ngôn vội vàng thu vén ít tiền bạc, định đưa cả gia đình bỏ trốn khỏi kinh thành. Nhưng Lạc Xương đã ngăn lại:

- Chàng là bậc nam nhi, gặp lúc loạn ly, phải xả thân cứu quốc. Thiếp sẽ luôn ở bên chàng, thà chết vinh hơn là sống nhục.

- Đúng, ta phải ở lại góp sức diệt giặc. Nhưng nàng, một nhan sắc không khỏi bị nhục khi giặc tràn vào. Vậy nàng hãy vâng lời ta, một mình trốn đi.

Lạc Xương thuận theo lời chồng, rồi cầm lấy chiếc gương hàng ngày mình vẫn soi bóng, đập vỡ làm đôi:

- Chàng hãy cầm lấy nửa mảnh gương này, thiếp giữ một nửa. Nước sẽ mất, nhà sẽ tan, nhưng tình đôi ta không có gì có thể chia cắt được. Chúng mình phải sống cho nhau; hẹn chàng, đến ngày thượng nguyên, không được năm nay, thì qua năm khác, qua năm nữa..., vợ chồng mình đem mảnh gương này ra chợ Tràng An bán. Nếu trời thương cho vợ chồng mình còn gặp nhau, thì hai mảnh gương sẽ được ghép khít vào , gương vỡ lại lành, đôi ta đoàn tụ.

Nói rồi, vợ chồng bùi ngùi chia tay.

Chưa đầy một tháng, kinh thành nước Trần thất thủ, vua tôi lưu lạc tán loạn. Tướng Tùy là Việt Công xua quân, tha hồ càn quét. Lạc Xương, từ ngày chia tay chồng đã chạy thoát gần đến biên giới an toàn, nhưng vì lo âu cho chồng, nên lại quay trở về kinh thành dò la tin tức, không may lọt vào vòng vây của giặc. Một nhan sắc giữa rừng gươm, hỏi ra lại là dòng dõi trâm anh thế phiệt, thì làm sao Việt Công lại không rúng động. Tên tướng Tùy liền giành lấy cánh hoa này, đem về ép làm hầu thiếp. Lạc Xương kháng cự mãnh liệt, hoặc là giữ được tiết hạnh hoặc chọn lấy cái chết. Cũng may, Việt Công không phải là tên võ biền háo sắc, hạ tiện nên đã không cố ép liễu nài hoa. Nghĩ rằng rồi thời gian, giai nhân sẽ xiêu lòng nên cho nàng cấm cung, có đàn cung nữ hầu hạ, canh giữ ngày đêm.

Rồi xuân đến, lời hẹn hò Tết nguyên tiêu hãy tìm đến nhau, nhưng giờ này đôi uyên ương lưu lạc nơi nào. Phần nàng, bị vây trùng trong cung cấm, làm sao đem mảnh gương tìm ra chợ đây?.

Phần Từ Đức Ngôn, từ khi kinh thành thất thủ, bôn ba chạy đi khắp nơi; kịp lúc xuân về, chàng hồi hộp đem mảnh gương vỡ ra chợ, giả vờ bán.

Trong cung cấm. Lạc Xương may mắn đã thuyết phục được một nàng hầu, nên đúng ngày rằm tháng giêng nàng đã nhờ hầu nữ này cầm mảnh gương ra chợ Tràng An tìm Đức Ngôn. Đến chợ, hầu nữ thấy đám đông đang đứng vây quanh một anh chàng, trêu chọc thằng điên đang đòi bán một tấm gương vỡ với giá ngàn vàng.

Biết là gặp được người đang tìm, cô hầu đưa ngay nửa mảnh gương cho thằng điên. Hai mảnh gương ghép khít vào nhau, Từ Đức Ngôn bật khóc như đứa trẻ. Chàng hôn hít tấm gương rồi viết vào mặt sau, bài thơ gởi người tình:

"Ảnh dữ nhân câu khứ
Ảnh qui nhân vị qui
Vô phục hằng nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huỵ"

Tạm dịch:
Theo người gương vỡ mắt sâu
Gương đà về đó, nàng đâu hỡi nàng
Chị Hằng cũng quạnh tâm can
Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.

Nàng hầu lật đật đem gương về. Lạc Xương đọc được thơ, ôm lấy hai mảnh gương vào lòng mà khóc nức nở.Việt Công tình cờ đi vào, trông thấy, gạn hỏi sự tình. Lạc Xương phải tình thật, kể lại hết chuyện tình của mình. Nghe xong chuyện, Việt Công giả vờ nghiêm giọng thét to:

- Gương đã vỡ..

Lạc Xương hoảng hốt:

- Nhưng...

Sắc diện của Việt Công bỗng hiền hòa, đôn hậu:

- Nhưng... giờ này lại lành. Ta cảm phục mối tình của hai người. Dù lòng dạ lang sói cũng phải động lòng...

Rồi Việt Công sai quân hầu lập tức chạy ra chợ rước Từ Đức Ngôn vào thành, đãi đằng trọng thể, trao trả hạnh phúc cho tình yêu.

Tiêu dao tú tài
25-03-2007, 17:14
11)Gương Vỡ Lại Lành

"Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
Còn duyên may lại còn người
Còn lời trăng bạc, còn lời nguyền xưa
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm lựa xe tơ kịp thì"

Thời Nam Bắc triều, Trần Hậu Chủ là một hôn quân, ham mê tửu sắc, không màng chi việc triều chính. Trong lúc đó, nước Tùy ở phương Bắc đang trổi dậy, thanh thế lớn nhanh; Từ Văn Đế Dương Kiên ngấp nghé mưu toan diệt Trần.

Em gái Trần Hậu Chủ là quận chúa Lạc Xương, một giai nhân tuyệt sắc, có chồng là nho sĩ Từ Đức Ngôn. Tuy sống trong phú quí hoàng cung, nhưng vợ chồng Từ Đức Ngôn cứ phập phồng lo sợ, một ngày nào đó ngoại xâm sẽ giày xéo giang sơn nhà Trần.

Ngày đó không xa, quân Tùy đã tràn vào như thác lũ. Đức Ngôn vội vàng thu vén ít tiền bạc, định đưa cả gia đình bỏ trốn khỏi kinh thành. Nhưng Lạc Xương đã ngăn lại:

- Chàng là bậc nam nhi, gặp lúc loạn ly, phải xả thân cứu quốc. Thiếp sẽ luôn ở bên chàng, thà chết vinh hơn là sống nhục.

- Đúng, ta phải ở lại góp sức diệt giặc. Nhưng nàng, một nhan sắc không khỏi bị nhục khi giặc tràn vào. Vậy nàng hãy vâng lời ta, một mình trốn đi.

Lạc Xương thuận theo lời chồng, rồi cầm lấy chiếc gương hàng ngày mình vẫn soi bóng, đập vỡ làm đôi:

- Chàng hãy cầm lấy nửa mảnh gương này, thiếp giữ một nửa. Nước sẽ mất, nhà sẽ tan, nhưng tình đôi ta không có gì có thể chia cắt được. Chúng mình phải sống cho nhau; hẹn chàng, đến ngày thượng nguyên, không được năm nay, thì qua năm khác, qua năm nữa..., vợ chồng mình đem mảnh gương này ra chợ Tràng An bán. Nếu trời thương cho vợ chồng mình còn gặp nhau, thì hai mảnh gương sẽ được ghép khít vào , gương vỡ lại lành, đôi ta đoàn tụ.

Nói rồi, vợ chồng bùi ngùi chia tay.

Chưa đầy một tháng, kinh thành nước Trần thất thủ, vua tôi lưu lạc tán loạn. Tướng Tùy là Việt Công xua quân, tha hồ càn quét. Lạc Xương, từ ngày chia tay chồng đã chạy thoát gần đến biên giới an toàn, nhưng vì lo âu cho chồng, nên lại quay trở về kinh thành dò la tin tức, không may lọt vào vòng vây của giặc. Một nhan sắc giữa rừng gươm, hỏi ra lại là dòng dõi trâm anh thế phiệt, thì làm sao Việt Công lại không rúng động. Tên tướng Tùy liền giành lấy cánh hoa này, đem về ép làm hầu thiếp. Lạc Xương kháng cự mãnh liệt, hoặc là giữ được tiết hạnh hoặc chọn lấy cái chết. Cũng may, Việt Công không phải là tên võ biền háo sắc, hạ tiện nên đã không cố ép liễu nài hoa. Nghĩ rằng rồi thời gian, giai nhân sẽ xiêu lòng nên cho nàng cấm cung, có đàn cung nữ hầu hạ, canh giữ ngày đêm.

Rồi xuân đến, lời hẹn hò Tết nguyên tiêu hãy tìm đến nhau, nhưng giờ này đôi uyên ương lưu lạc nơi nào. Phần nàng, bị vây trùng trong cung cấm, làm sao đem mảnh gương tìm ra chợ đây?.

Phần Từ Đức Ngôn, từ khi kinh thành thất thủ, bôn ba chạy đi khắp nơi; kịp lúc xuân về, chàng hồi hộp đem mảnh gương vỡ ra chợ, giả vờ bán.

Trong cung cấm. Lạc Xương may mắn đã thuyết phục được một nàng hầu, nên đúng ngày rằm tháng giêng nàng đã nhờ hầu nữ này cầm mảnh gương ra chợ Tràng An tìm Đức Ngôn. Đến chợ, hầu nữ thấy đám đông đang đứng vây quanh một anh chàng, trêu chọc thằng điên đang đòi bán một tấm gương vỡ với giá ngàn vàng.

Biết là gặp được người đang tìm, cô hầu đưa ngay nửa mảnh gương cho thằng điên. Hai mảnh gương ghép khít vào nhau, Từ Đức Ngôn bật khóc như đứa trẻ. Chàng hôn hít tấm gương rồi viết vào mặt sau, bài thơ gởi người tình:

"Ảnh dữ nhân câu khứ
Ảnh qui nhân vị qui
Vô phục hằng nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huỵ"

Tạm dịch:
Theo người gương vỡ mắt sâu
Gương đà về đó, nàng đâu hỡi nàng
Chị Hằng cũng quạnh tâm can
Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.

Nàng hầu lật đật đem gương về. Lạc Xương đọc được thơ, ôm lấy hai mảnh gương vào lòng mà khóc nức nở.Việt Công tình cờ đi vào, trông thấy, gạn hỏi sự tình. Lạc Xương phải tình thật, kể lại hết chuyện tình của mình. Nghe xong chuyện, Việt Công giả vờ nghiêm giọng thét to:

- Gương đã vỡ..

Lạc Xương hoảng hốt:

- Nhưng...

Sắc diện của Việt Công bỗng hiền hòa, đôn hậu:

- Nhưng... giờ này lại lành. Ta cảm phục mối tình của hai người. Dù lòng dạ lang sói cũng phải động lòng...

Rồi Việt Công sai quân hầu lập tức chạy ra chợ rước Từ Đức Ngôn vào thành, đãi đằng trọng thể, trao trả hạnh phúc cho tình yêu.



12)Hằng Nga và Hậu Nghệ

Trong "Bích Câu kỳ ngộ" của Vô Danh có câu:

Hay là lỗi sổ Hằng Nga,
Đêm đông vò võ, bóng tà sao thưa.
Nghĩ tình nên những ngẩn ngơ...

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn ca tụng sắc đẹp của nàng cung nữ, có câu:

Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đời nhà Trần (1225-1400) kêu gọi tướng sĩ, trong một bài hịch có đoạn "Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công danh."

Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai nhân vật thần thoại được dùng trong Cổ văn Trung Hoa và Việt Nam.

Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm, chạy lên cung trăng.

Người chặt cây quế trong cung trăng: Theo sách "Dậu dương tạp trở", trong mặt trăng có cây quế cao 500 trượng (1), dưới gốc cây có một người ngồi chặt mãi, nhưng chặt xong, dấu chặt lại liền như cũ. Người ấy tên Ngô Cương, quê ở Tây Hà, tu tiên có lỗi bị phạt chặt cây.

Con thỏ trong mặt trăng: Theo sách "Ngũ thông kinh nghĩa", trong mặt trăng có con thỏ hay con cóc.

Ông già dưới trăng: Sách "Tục U quái lục" có chép: đời nhà Đường, Vi Cố đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé ba tuổi; đứa bé ấy sau là vợ. Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát. Đứa bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên ba tuổi, người vú họ Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.

Tích Hậu Nghệ: Theo "Sơn hải kinh", trên hang Dương phía bắc nước Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, chín mặt trời ở cành dưới; một mặt trời ở cành trên. Theo sách của Hoài Nam Tử, đời vua Nghiêu, mười mặt trời cùng mọc một lần làm cây cỏ khô héo, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn mười mặt trời, có chín con quạ rớt lông cánh xuống.

Theo kinh Thư, vua nước Hữu Cùng (2) là Hậu Nghệ vì dân không phục, nổi lên kháng cự tại sông Hà. Sách "Tả Truyện" có chép: khi nhà Hạ suy, Hậu Nghệ nhờ sức ủng hộ của dân chúng được lên làm vua thay thế nhà Hạ. Về sau, Nghệ ỷ mình bắn giỏi, không lo chính sự, dâm bạo hơn thú dữ, dân oán ghét nổi lên giết chết, lại lóc thịt bắt con của Nghệ ăn. Không nỡ ăn thịt cha, con của Nghệ cũng bị giết luôn.

Trong bản dịch thần thoại "Lên cung trăng" của nhà văn hào Trung Hoa là Ngô Tổ Quang có chép:

Một thời đại rất xa xưa...

Lúc bấy giờ con người được tự do, không bị áp bức chiến tranh, người hiếp bức người. Ai làm nấy ăn. Mặt trời mọc, đi làm; mặt trời lặn, về nghỉ. Đói có hoa quả; khát có nước suối.

Con người bấy giờ không có họa người, chỉ có họa trời. Để tránh gió mưa, rét mướt, loài người đốn cây làm nhà, dệt vải may áo... Ngày tháng trôi qua, con người dùng kinh nghiệm và lao lực để cải thiện đời sống, mưu lấy sự hạnh phúc thanh bình.

Nhưng, một hôm thình lình xảy ra một thiên tai dữ dội. Khắp dưới gầm trời đâu đâu cũng bị đại hạn. Nắng như lửa thiêu, đốt cháy tất cả làm cho sinh linh dậm đất kêu trời. Trên đường, thây người, thây thú chồng chất dẫy đầy.

Nguyên ở gò Đất cuối biển Đông có hang Dương. Nơi đây mười con quạ vàng vâng lệnh Thượng Đế thay nhau ban ánh sáng cho vạn vật. Trên hang có cây Phù tang cao vút tận trời. Chín con quạ ở cành dưới, một con quạ ở cành trên. Từ ngàn xưa chỉ có một con ra khỏi biển hóa thành mặt trời, ngày ngày tháng tháng chiếu ánh sáng xuống mặt đất làm cho mưa hòa, gió thuận, vạn vật sinh hóa. Nhưng bất ngờ, một hôm bốn biển chuyển động, đất lở núi rung, cây Phù tang quay cuồng, vì mười con quạ vàng tranh nhau xuất hiện một lượt.

Thế là nắng như lửa thiêu, đốt cháy cả vạn vật. Ban đầu, người ta còn ngâm mình dưới nước, núp trong hang núi... nhưng rồi, đầm nước, dòng suối đều hóa thành những vạc nước sôi. Đất bằng bỗng chốc lửa dậy làm cho nhân dân điêu đứng, đời người biến thành địa ngục.

Đương lúc tiếng khóc, tiếng kêu gào kinh khủng của nhân dân, bỗng có một vị anh hùng xuất hiện.

Vị anh hùng đó có tên Hậu Nghệ, sinh ở biển Đông, nước Hữu Cùng. Người võ nghệ phi thường, sức người có thể bạt núi lấp sông, giỏi nghề kỵ xạ. Hậu Nghệ có lại hai người học trò tên Phùng Mông và Ngô Cương đều có tài xuất chúng.

Trông thấy mười con quạ vàng hoành hành dữ tợn làm cho nhà cửa tiêu tan, đồng ruộng khô cháy, Nghệ vừa hoảng kinh vừa tức giận, đem lòng thương xót sinh linh, và nghĩ đến mối liên hệ với thân mạng mình nên mang mười mũi tên thần, giương cung mười tạ lên quyết bắn mười con quạ vàng cho tiêu ra tro bụi.

Nhưng ánh sáng rạng chói làm cho mắt đổ hào quang, không thể nhìn lên được. Nghệ bực tức, đứng tựa góc biển chân trời không do dự bắn luôn mấy phát. Những nơi có tên của Nghệ bắn tới thì nóng cháy nguội dần, ánh sáng êm dịu. Những lông cánh sắc màu của lũ quạ đua nhau rớt xuống. Một làn không khí mát mẻ bắt đầu.

Trông thấy chín con quạ chết, Nghệ lại muốn giương cung bắn nữa, nhưng Phùng Mông ngăn lại:

- Thưa thầy! Nếu thầy bắn chết cả thì vũ trụ sẽ trở nên đen tối mất.

Nghệ "à" một tiếng, hạ cung xuống.

Bấy giờ núi sông trở lại như xưa, cây cỏ tươi tốt. Đâu đâu cũng vang dậy tiếng hò reo hoan lạc. Nhân dân ca tụng công ơn vĩ đại của Hậu Nghệ, tôn thờ Nghệ là một vị cứu tinh, trọng quý Nghệ hơn mẹ cha. Sơn hào hải vị, họ đem dâng cho Nghệ dùng.

Hậu Nghệ lên làm Hoàng đế.

Mười năm sau.

Nhân dân trước kia bị tai ách của mười con quạ vàng thì nay lại mang phải tai ách do Hậu Nghệ gieo rắc.

Nghệ ỷ mình có tài, tự kiêu là cứu dân, vậy dân phải làm tôi mọi mới xứng đáng đền đáp công ơn ấy. Nghệ chiếm hết thịt rừng, tài sản của nhân dân. Cả đến một con gà, một miếng bánh... cũng không thoát qua tay cướp đoạt của Nghệ.

Nghệ lại tự hào là mình sẽ sống mãi vì có Linh chi dược thảo do ông tiên ban cho.

Nhân dân bấy giờ sống trong tình trạng cực kỳ thảm khốc. Từng đám dân nghèo đói, quần áo rách nát, thân trụi mình trần, mặt mũi hốc hác vàng hoe, gục đầu vào đất kiếm rễ cây ăn. Vài xác người thắt cổ lơ lửng trên cành cây làm mồi cho đàn quạ đương đảo qua lượn lại.

Bấy giờ núi rừng hoang vu xơ xác, cành khô lá úa, năm ba gốc cây còn lại nhưng trơ trọi, cằn cỗi.

Ngày trước, Nghệ được bá tánh hoan hô vang dậy. Ai ai cũng trìu mến vâng theọ Nghệ đi ra, cả ngàn người chạy theo quỳ lạy chúc tụng. Ngày nay, nhân dân oán ghét căm thù. Nghệ đi đến đâu, bá tánh bỏ chạy đến đó. Nghệ nhục nhã, tức giận ra lịnh cho học trò là Ngô Cương tàn sát hàng triệu sinh linh. Bị đói rách, bị giết chóc, nhân dân đau khổ, nỗi uất hận căm hờn ngùn ngụt cao mấy từng mây.

Phùng Mông can gián không được, bỏ Nghệ theo đám dân nghèo võ trang đánh lại thầy.

Vợ của Hậu Nghệ là Hằng Nga.

Nàng là con nhà nghèo ở một cánh đồng hoang phương Bắc. Nhưng nàng là con chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi sắc đẹp tuyệt vời.

Ngô Cương vâng lịnh thầy đi tìm người làm hoàng hậu. Đến phương Bắc, Ngô Cương bắt Hằng Nga về dâng cho Nghệ Hằng Nga được Nghệ sủng ái, giao giữ cỏ Linh chi.

Hằng Nga vì bị bắt, bỏ cha xa mẹ, quyết liệt đòi về. Nghệ sợ Hằng Nga trốn trong khi Nghệ đi săn tìm thịt nên truyền cho Ngô Cương canh gác, không cho Hằng Nga rời khỏi cung. Hằng Nga buồn tủi, ngày ngày chỉ làm bạn cùng con Ngọc thỏ trong cung lạnh.

Trước sự tàn bạo của chồng, Hằng Nga không khuyên ngăn được; và biết rằng nếu chồng sống mãi thì càng làm nhiều tội ác, nhân dân đau khổ càng nhiều nên nàng nuốt cỏ Linh chi, để Nghệ không còn dùng cỏ tiên mà trường sinh nữa.

Nuốt xong, Hằng Nga mặt mày xây xẩm một lúc, rồi thấy mình nhẹ bổng như không. Một đám mây ngũ sắc dưới chân Hằng Nga từ từ đưa Hằng Nga bay lên, Ngọc thỏ chồm nhảy theo. Hằng Nga đưa tay dắt rồi từ từ bay qua cửa sổ thẳng lên cung trăng.

Hậu Nghệ đi săn thịt trở về, thấy mất Hằng Nga, tức giận Ngô Cương vì để Hằng Nga trốn thoát, nên bóp cổ Ngô Cương cho đến chết.

Nghệ chạy lại cửa sổ trông lên mặt trăng.

Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu vào mặt. Hình bóng của vợ thấy thấp thoáng trong trăng. Nghệ giương đôi mắt tròn xoe nhìn. Thốt nhiên, Nghệ thét bọn vệ sĩ mang cung tên lại. Chúng khệ nệ khiêng chiếc cung và ba mũi tên lớn trên tường xuống. Nghệ đứng thẳng người như một trụ đá to, râu tóc dựng ngược, đôi mắt sáng quắc, không khác cảnh ngày xưa Nghệ bắn mặt trời. Nghệ lắp tên căng thẳng dây cung bắn lên.

Hai phát tên bay ra, mặt trăng lung lay.

Nhưng mũi tên thứ ba bật khỏi dây cung, mặt trăng vẫn sáng chói như trước, không hề hấn gì. Nghệ hạ cung xuống, mặt mày buồn nghiến, im lặng, đau khổ.

Bỗng một cụ già hiện xuống.

Hậu Nghệ giựt mình, nhìn ra là ông lão đã cho mình Linh chi thảo cách mười năm về trước.

Cụ già liệng ba mũi tên xuống đất, điềm đạm nói:

- Già xin hỏi cố nhân. Ngày trước hạnh ngộ, già có nhắn nhủ cố nhân việc trị đời không khó. Phải thực hành nhân chính, quên mình để lo cho người. Mình phải lo trước người lo và chỉ vui sau khi người vui. Dân quý nhứt, nước thứ nhì, vua sau hết. Cố nhân sẵn sàng vâng nghe, nên già thể theo lời yêu cầu tha thiết của cố nhân là muốn sống mãi để hoàn thành sự nghiệp, vì đời sống con người thì hữu hạn mà sự nghiệp thì vô cùng, mới cho Linh chi thảo. Vậy mà khi cầm lấy quyền, cố nhân lại quên mất lời. Dân không sợ chết, sao lấy sự chết chóc trị thiên hạ. Bao nhiêu năm trời loạn lạc đau thương, giờ đây lòng người ly tán, sự nghiệp tan hoang, cố nhân còn chưa tỉnh hay sao? Kìa, nghĩa quân đã hò reo tứ phía, cố nhân đã nghe chưa?

Hậu Nghệ hai tay ôm đầu, giọng nói thiểu não:

- Nghệ ăn năn, xin cụ chỉ giáo.

- Việc đã qua rồi, ăn năn không kịp. Chỉ có cách cố nhân bỏ sắc phục hoàng đế, ăn năn hối lỗi thì mới có cơ cứu vãn.

Hậu Nghệ cả giận, quắc mắt, quát:

- Lão già khốn! Thừa lúc hiểm nguy của ta mà sỉ nhục ta sao?

Vừa nói vừa rút gươm chém ông lão.

Cụ già bình thản đưa tay hất gươm ra. Hậu Nghệ rùng mình lui lại ngồi xuống. Cụ già mỉm cười:

- Cố nhân đến nước cùng mà còn hiếu sát. Kìa, cố nhân hãy nhìn xem.

Giữa lúc ấy...

Bên ngoài có tiếng chém giết lẫn tiếng hò reo vang dậy. Nghĩa quân bao vây tứ phía dưới sự chỉ huy của Phùng Mông.

Bóng trăng khuất dần. Cụ già biến mất.

Lửa cháy khắp nơi.

Tiếng la vang:

- Tiến! Tiến!

Nghệ rút gươm xông tới, Phùng Mông đưa gươm ngăn. Cả hai đánh nhau. Nghĩa quân ào đến. Hậu Nghệ kiệt sức bỏ chạy. Đám dân đói rách cầm hèo gậy chận lại. Nhìn qua tứ phía, nơi nào cũng có nghĩa quân. Phùng Mông kêu lên:

- Hậu Nghệ! Hậu Nghệ! Thầy làm việc bất nghĩa, ngày nay tự xử lấy, đừng để bọn ta ra tay.

Hậu Nghệ đứng dậy, dậm chân, cất tiếng cười đau đớn rồi đưa gươm đâm mạnh vào cổ. Xác Nghệ ngã xuống giữa tiếng reo hò của nghĩa quân.

Trong cung trăng, bên cây quế cao trăm trượng, sắc vàng, mùi thơm bát ngát, Ngô Cương cầm búa chặt mãi cây quế nhưng cây quế không sứt mẻ mà vẫn càng cao càng lớn, càng tươi. Hắn bị đọa vì tính hiếu sát theo thầy. Cây quế bị chặt nhưng không hề hấn, nhân dân bị tàn sát nhưng nhân dân làm sao hết được.

Bên cạnh, Hằng Nga ngồi xem Ngọc thỏ tán thuốc. Thỉnh thoảng, nàng lại thở dài, sa nước mắt. Nàng còn luyến tiếc cảnh trần gian. Vì trần gian đã chịu bao tai nạn: lụt lội, hạn hán, nắng lửa mưa dầu, binh đao chém giết, máu chảy thành sông, xương người thành núi; ngày nay nhân dân đã khắc phục được mọi tai ách rồi. Kìa từng đám người nô nức đương cày cấy, ca hát vui mừng; và xa xa làn khói lam chiều vẩn vơ quyện trên những mái nhà nhỏ ấm cúng, Hằng Nga tưởng nơi đây có lẽ là phương Bắc, quê hương yêu dấu của nàng.

Ở đây, quanh năm vắng lạnh, chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Muôn vật không sinh, không hóa. Trăm hoa không nở không tàn. Chán chường cảnh lẻ loi, hiu quạnh quá, Hằng Nga muốn trở về trần thế. Nhưng vì đã ăn cỏ Linh chi, nàng không bao giờ chết, lại trẻ đẹp mãi và muôn năm vẫn sống hoang liêu trong cung Quảng Hàn này.

Nhìn ra ngoài không thấy thế gian đâu nữa, tư bề lạnh lẽo âm u, Hằng Nga bất giác xót xa đau đớn, nước mắt chảy ròng.

Sau tấm bình phong bóng đuốc xa,
Sao mai lặn hết, vắng Ngân Hà.
Hằng Nga hối cắp Linh chi thảo,
Sống mãi nhìn trời dạ xót xa.

(1) Một trượng bằng 0,32m.

(2) Nước Hữu Cùng: Một nước nhỏ đời nhà Hạ (2205-1766 trước D.L.) ở phía bắc huyện Đức, tỉnh Sơn Đông ngày nay

Tiêu dao tú tài
28-03-2007, 18:37
12)Bách bộ xuyên dương

"Bách bộ xuyên dương" là đứng xa trăm bước bắn trúng lá dương.

Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở, có tài thiện xạ. Một hôm, cả hai thử tài nhau chơi.

Phan Đảng bắn luôn ba phát đều trúng đích bia.

Dưỡng Do Cơ nói:

- Nhà người bắn trúng đích bia, chưa lấy gì làm lạ. Ta trăm bước bắn trúng lá dương.

Mọi người đứng quanh lấy làm lạ, hỏi. Dưỡng nói:

- Đánh dấu vào một lá dương, ta đứng xa trăm bước, bắn một phát trúng giữa lá ấy nên mới gọi là "bách bộ xuyên dương".

Để thưởng thức tài họ Dưỡng, mọi người kéo nhau đến cây dương. Một người lấy mực đánh dấu vào một chiếc lá. Dưỡng Do Cơ đứng xa trăm bước, giương cung lắp tên, bắn ra một phát. Không thấy trên rơi xuống đất, mọi người đổ đến cây xem. Thì ra cây tên ấy vướng trên cành cây dương, còn cái mũi xuyên qua chiếc lá đã bôi mực.

Phan Đảng nói:

- May được trúng đấy thôi. Bây giờ, ta theo thứ tự mà đánh dấu vào ba chiếc lá, nhà ngươi lại theo thứ tự mà bắn trúng được cả ba thì mới là tay kiệt hiệt.

Phan Đảng liền đánh dấu ba chiếc lá. Mỗi chiếc mỗi chỗ: chiếc đề chữ "nhứt", chiếc đề chữ "nhị", chiếc đề chữ "tam". Dưỡng Do Cơ nhìn qua một lượt, đoạn lui ra ngoài trăm bước, lại theo thứ tự của mỗi chiếc lá: một, hai, ba mà bắn luôn ba phát, đều trúng cả.

Mọi người chấp tay xá, nói:

- Quả thật là thần nhân.

Phan Đảng lòng khen thầm, nhưng cũng muốn khoe tài mình, bảo:

- Bắn như thế cũng là giỏi, nhưng nghề bắn cần có sức khỏe mới được. Ta có thể bắn suốt qua được mấy lần áo giáp.

Đoạn bảo quân sĩ xếp áo giáp bảy lần liền nhau, dày gần một thước. Mọi người cho là khó bắn qua được. Phan Đảng lại sai đem bảy lần áo giáp ấy treo lên đích bia, đoạn đứng xa trăm bước, cố sức thẳng cánh giương cung bắn một phát. Chỉ nghe tiếng tên bay vút đi mà không thấy tên rơi xuống đất, mọi người đổ lại xem, reo ầm lên:

- Thật tài! Thật tài!

Nguyên Phan Đảng bắn mạnh quá, tên ấy xuyên thấu bảy lần áo giáp như đinh đóng cột. Phan có vẻ tự đắc, truyền cho quân sĩ đem mấy lần áo giáp ấy xuống, và vẫn để mũi tên găm như vậy, định đưa cho tất cả trại lính cùng xem. Nhưng Dưỡng Do Cơ bảo:

- Khoan đã, đừng hạ xuống vội. Để ta thử bắn một phát nữa xem sao.

Mọi người vui vẻ đồng ý.

Nhưng Dưỡng Do Cơ giương cung toan bắn lại thôi. Chúng nhân lấy làm lạ hỏi, Dưỡng nói:

- Nếu cứ theo lối cũ mà bắn như vậy thì không lấy gì hay lạ. Ta sẽ có một cách bắn khác hơn.

Nói xong liền bắn ngay một phát.

Mũi tên đi không cao, không thấp, không lệch về tả hữu mà lại cắm thẳng ngay cái đốc tên của Phan Đảng và đẩy mũi tên này sang qua bên kia. Còn mũi tên của Dưỡng Do Cơ thì thay vào cắm chỗ thủng ấy.

Mọi người xem thấy đều lắc đầu le lưỡi và hoan hô nhiệt liệt.

Bấy giờ Phan Đảng mới chịu phục.

Trong sử lại có chép: Vua Sở đi săn ở Kinh Sơn, gặp một con vượn có tài bắt tên giỏi lắm. Vua Sơ truyền quân vây mấy vòng rồi giương cung bắn. Nhưng phát nào, vượn cũng bắt được cả. Vua Sở truyền gọi Dưỡng Do Cơ đến. Con vượn nghe tiếng "Dưỡng Do Cơ" liền kêu gào ầm lên, ra vẻ sợ hãi.

Dưỡng Do Cơ đến, bắn trúng ngay giữa bụng con vượn. Xem thế, Dưỡng là người bắn giỏi nhất đời Xuân Thu.

Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu, đoạn Võ Thể Loan tiễn Lục Vân Tiên đi thi, có lời khuyên:

Chàng dầu cung Quế, xuyên dương,

Thiếp xin vẹn chữ tao khương đạo hằng.

"Xuyên dương" do điển tích trên và có ý nghĩa mưu việc đều thành tựu.



13)Bình Nguyên Quân

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du, đoạn thuật lại lúc Từ Hải gặp gỡ Thúy Kiều, cả hai nói chuyện nhau, có những câu:

. . .

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?

Từ rằng: "Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Kiều tha thiết nói:

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

và lời đáp của Từ Hải:

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường:

Vị tri can đảm hướng thùy thị,

Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.

Nghĩa là:

Biết ai gan ruột như mình,

Khiến người lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.



Nguyên đời Chiến Quốc (479-221 trước D.L.), con của Vũ Linh Vương nước Triệu tên Thắng, làm Tướng quốc và được phong đất Bình Nguyên nên thường gọi là Bình Nguyên Quân.

Cũng như Mạnh Thường Quân (người nước Tề), Tín Lăng Quân (người làm tướng nước Ngụy), Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.

Khi quân nước Tần vây kinh đô nước Triệu là Hàm Đan, vua nước Triệu phải sai Bình Nguyên Quân đến nước Sở cầu cứu bằng cách liên minh. Bình Nguyên Quân định chọn lấy 20 người đủ sức khỏe, mưu mẹo trong số thực khách cùng đi. Nhưng chỉ chọn được 19 người.

Một thực khách trên Mao Toại bước ra, tình nguyện đi cho đủ số. Bình Nguyên Quân hỏi:

- Tiên sinh ở nhà này được bao lâu?

Mao Toại đáp:

- Đã được 3 năm.

Bình Nguyên Quân nói:

- Phàm bực hiền sĩ ở đời chẳng khác gì cái dùi ở trong cái túi, bao giờ mũi nhọn cũng thò ra ngoài. Tiên sinh ở đây đã đến 3 năm mà tôi chưa từng thấy người chung quanh tôi khen ngợi điều gì, thế là tiên sinh không có đặc tài thì xin mời tiên sinh ở lại nhà.

Mao Toại nói:

- Chính ngày nay tôi mới xin làm cái dùi trong cái túi đó. Nếu tôi sớm được như cái dùi trong túi thì chẳng những chỉ thò mũi nhọn ra, mà lại còn nhảy tuột cả ra ngoài nữa.

Nghe lời đáp lạ lùng, Bình Nguyên Quân bằng lòng cho đi. Mười chín thực khách kia nhìn nhau có vẻ xem thường, cười thầm.

Đến nước Sở, Bình Nguyên Quân cùng vua Sở bàn việc liên minh, giải bày lợi hại, từ sáng sớm mãi đến trưa mà vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Mười chín thực khách kia bèn bảo Mao Toại rằng:

- Xin mời tiên sinh lên đi.

Mao Toại cầm kiếm, bước lên thềm, nói với Bình Nguyên Quân rằng:

- Việc liên minh lợi hại thế nào, chỉ nói vài lời cũng quyết định được, thế mà bàn bạc từ sáng đến trưa vẫn chưa ra bề nào là cớ làm sao?

Vua nước Sở hỏi ai, thì Bình Nguyên Quân cho biết đó là người nhà. Vua Sở quát:

- Sao không lùi xuống? Ta đương nói chuyện với chủ ngươi, lên đây làm gì?

Mao Toại vẫn cầm kiếm, tiến lên, đĩnh đạc nói:

- Nhà vua sở dĩ quát tháo mắng tôi là vì cậy nước Sở có đất rộng người nhiều. Nhưng từ chỗ nhà vua đến chỗ tôi đứng chỉ trong 10 bước, thì tính mạng của nhà vua là ở trong tay tôi. Cậy thế nào được đất rộng người nhiều kia? Hiện có chủ tôi ngồi đó mà nhà vua quát tháo tôi thì còn lễ độ gì? Vả tôi có nghe rằng: vua Thang chỉ nhờ khoảng đất 70 dặm mà làm vua thiên hạ; vua Văn chỉ nhờ một vùng 100 dặm mà khuất phục được chư hầu, có phải đâu là vì nhiều sĩ tốt? Nay nước Sở nếu biết giữ được thế, trấn được huy thì sẵn đất vuong 5 ngàn dặm, dưới cờ kể có 100 vạn quân, đủ sức để làm bá vương đó. Sức mạnh như thế, đáng lẽ thiên hạ không sao địch nổi, thế mà thằng nhãi Bạch Khởi, tướng của nước Tần, chỉ đem có vài vạn quân đánh nhau với nước Sở, trận đầu đã chiếm được đất Yên Sinh, trận thứ hai lại đốt mất Di Lăng, trận thứ ba phạm đến cả lăng tẩm của tiên vương nước Sở. Đó là mối thù muôn đời, ngay nước Triệu chúng tôi còn hổ thẹn thay, thế mà nhà vua không biết căm giận. Vậy ngày nay, liên minh chính là vì nước Sở chứ không phải vì nước Triệu. Chủ tôi ngồi đó, nhà vua quát tháo tôi là nghĩa làm sao?

Vua Sở gật gù bảo:

- Phải, phải! Công việc nước tôi, đúng như lời tiên sinh nói. Vậy tôi xin đem cả nước để liên minh.

Đoạn tất cả tôi chúa đều uống máu ăn thề.

Mao Toại cười nói với bọn 19 người:

- Đối với sự thành công này, các ông chỉ là theo đuôi, vấy máu ăn phần đó thôi.

Thược hiện được cuộc liên minh, Bình Nguyên Quân trở về nước Triệu, nói:

- Thôi, ta không còn dám xét đoán người nữa. Xưa nay ta đã từng xét thiên hạ, kể số nhiều thì đến hàng ngàn người, mà ít thì cũng hàng trăm, vẫn tự hào rằng chưa hề bỏ sót ai cả. Thế mà đến nay tự biết mình trước kia đã không nhận rõ đặc tài của Mao tiên sinh. Khi sang nước Sở, Mao tiên sinh đã làm cho nước Triệu được vô cùng tôn kính. Mới biết tiên sinh đã khéo dùng ba tấc lưỡi mạnh hơn trăm vạn quân. Thôi, từ đây ta không dám xét người nữa.

Ông liền cất Mao Toại lên hàng Thượng khách.

Tuy dùng người mà Bình Nguyên Quân vẫn tự nhận đã thiếu sót trong việc xét người. Lời nói đó thật tri bỉ tri kỷ vậy.

khoviyeuem
30-06-2007, 07:58
• Tư Mã: Ở đây là Tư Mã Tương Như đời nhà Hán, một người rất tài hoa nhưng rất nghèo. Chàng đàn hay, hát giỏi, làm ra khúc hát Phượng Cầu Hoàng tặng cho Trác Văn Quân, cô gái con nhà đại phú. Cảm tấm tình, nàng bỏ nhà đi theo chàng lưu lạc giang hồ, làm lụng vất vả để nuôi chồng. Họ sống rất hạnh phúc.