PDA

View Full Version : Ai biết xin giải đáp dùm với


Quận Chúa Quỳnh Anh
02-11-2006, 00:52
Tiểu nữ đọc được một đoạn rất lý thú , nhưng sau đó thắc mắc mãi . Anh hùng , nữ hiệp nào biết xin giải thích cho tiểu nữ , đa tạ lắm lắm .

Có cô gái đố một chàng trai qua dạng hò :

Chữ gì chôn dưới đất
Chữ gì mang không có nổi
Chữ gì gió thổi không có bay

"Trai như anh mà đối đặng thì em ngửa bàn tay cho ngồi ."

Anh con trai chữ nghĩa đầy bụng , trả lời ngon ơ :

Chữ thọ đường chôn dưới đất
Còn chữ hiếu cất trên trang
Chữ tình mang không có nổi
Còn cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi không có bay

"Anh đà đối đặng , vậy em hãy ngửa bàn tay cho anh ... ngồi ."

Xin hỏi sao phần thưởng cho lời đáp trúng lại là " được ngồi trên bàn tay , nghĩa là thế nào ? Ngồi trên đó thì sướng cái gì ?

Ai biết thì xin........ đáp dùm :p

Tây Môn Xuy Tuyết
02-11-2006, 08:33
Quỳnh muội ạ!

Ca dao hay hò vè đất Việt đằm thắm, thâm thúy lắm. Nhưng cũng có nhiều khi câu này chỉ được viết ra để lấy vần cho câu kia chứ ý nghĩa chưa chắc đã có liên quan. Ví dụ :

Tóc mai sợi ngắn sợi dài
Yêu nhau chẳng đặng nhớ hoài ngàn năm.

Rõ ràng hai câu ca dao trên hoàn toàn không có liên hệ về mặt ngữ nghĩa, phải không nào. Nên cũng có thể hành động ....ngửa bàn tay cho ngồi kia cũng chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là sẽ chịu thua, chịu phục, sẽ ....thuyền tùy theo lái.

Cũng có thể, động tác ngửa bàn tay cũng chỉ là động tác chào mời. Cụ thể ở đây, người con gái sẽ xoay ngửa lòng bàn tay, hướng cánh tay vào chiếc ghế hay sập, chõng mà nói :" Mời anh ngồi". Hành động này được coi như người con trai đã giống như người khách tri giao, xin mời ngồi mà cùng tỏ tường tình cảm. Giao duyên là thế đấy.

Cũng có thể ai đó có ý kiến khác, tại hạ ngu muội. Lắng nghe đây.

H&L
02-11-2006, 20:24
QA vào đây mà tham khảo nhé,khéo giả bộ ghê chưa kìa.:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:

http://72.14.235.104/search?q=cache:fFA_67S3ltcJ:www.mevietnam.org/VanHoa/hq-gionghomiennam.html+%22Trai+nh%C6%B0+anh+m%C3%A0+% C4%91%E1%BB%91i+%C4%91%E1%BA%B7ng%22&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=1

Chị mới đọc qua vài điệu hò đc trích dẫn theo tài liệu đó thì có thể hiểu nôm na cô gái đó ra lời có ý ghẹo chàng trai nhỏ bé,có thể tung hứng trong lòng bàn tay của mình.

Trong tài liệu đó có nói Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian của Việt Nam,bởi vì nó k hẳn là tác phẩm thơ nên cũng k cần "vần" như TMXT nói bên trên.

langtulangthang
03-11-2006, 09:20
Hò ơ… Em đừng chê anh nhỏ thó mà anh buồn tình.
Vậy chớ con thằn lằn kia bao lớn mà nó ôm cột đình cũng sát đeo!
Hò ơ… Em chớ thấy anh nhỏ thó mà anh rầu.
Vậy chớ con ong kia bao lớn nó chính trái bầu cũng phải teo.


Đây là vế đối tiếp theo đó ......

Ngoai ý nghĩa chê anh chàng nhỏ thó ra có lẽ ng` con gái muốn nói rằng:" Anh chạy đâu thì cũng trong lòng bàn tay em thôi" thâm thúy thật ...:cuoilon:

Bạch Tiểu Băng
03-11-2006, 10:32
QA vào đây mà tham khảo nhé,khéo giả bộ ghê chưa kìa.:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:

http://72.14.235.104/search?q=cache:fFA_67S3ltcJ:www.mevietnam.org/VanHoa/hq-gionghomiennam.html+%22Trai+nh%C6%B0+anh+m%C3%A0+% C4%91%E1%BB%91i+%C4%91%E1%BA%B7ng%22&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=1

Chị mới đọc qua vài điệu hò đc trích dẫn theo tài liệu đó thì có thể hiểu nôm na cô gái đó ra lời có ý ghẹo chàng trai nhỏ bé,có thể tung hứng trong lòng bàn tay của mình.

Trong tài liệu đó có nói Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian của Việt Nam,bởi vì nó k hẳn là tác phẩm thơ nên cũng k cần "vần" như TMXT nói bên trên.

Ko cần vần thì phải cần " điệu", "nhạc điệu", nếu ko các bà hàng tôm hàng cá chửi nhau ngoài chợ cũng là đang hò ơ hò với nhau chắc.
Tuấn béo ko nói riêng về hò mà nói chung về ca dao hò vè, ví dụ ổng trích ra cũng ko phải hò, mà là ca dao, mà ca dao là phải có vần. Đúng là chị Linh, đọc 1 hiểu 15. Phục thật.

À, mà em thấy trong cái link chị đưa chả có chỗ nào tác giả giải thích cụ thể cái ý " ngửa bàn tay" mà QA đang quan tâm cả. Hay do em cận ko nhìn rõ chữ nhỉ? Chị suy đoán thế nào mà ra cái ý cô gái chê chàng trai nhỏ bé, thì giải thích giùm em. Em hỏi tử tế đó, mong chị cũng trả lời tử tế, đừng tốc váy lên làm gì. Nhìn mãi phát chán.

H&L
03-11-2006, 19:44
Em k cận thị mà là bị thong manh đó Trang àh.Em k đọc bài của LTLT bên trên bài em àh? Có cả cái đoạn hò đối đáp tiếp theo đó.
Cứ nghĩ mình đọc 1 hiểu 15 là vẫn kém em,hóa ra là...Cảm ơn em đã thể hiện rõ trí tuệ của mình cho chị biết.

Đọc cái link của chị sao k đọc luôn phần hò ngạnh trê đi em.Chửi nhau cũng coi như một nét văn hóa dân gian truyền thống của người Việt ta mà.

Quận Chúa Quỳnh Anh
05-11-2006, 11:10
:D Cảm ơn mọi người đã cho QA nhiều ý hay quá . Khi đối diện với một bài ca dao nào mà ý chính chỉ duy nhất có một thì có thể nắm bắt hiểu nghĩa như nhau . Chứ đụng tới dạng hò , vè mà mang tính ám ý hoặc ngụ ý thì không thể nói ai sai ai đúng một cách chủ quan được . Ý ai đưa ra cũng đều hay cả :) . Phần QA thì hiểu theo khía cạnh này , dĩ nhiên cũng chỉ với tính cách riêng thôi , đừng cười nghen :

Em ...ngửa bàn tay cho ngồi
_ vậy em hãy ngửa bàn tay cho anh ... ngồi ."


QA chú ý tới từ " ngửa " và " ngồi " . Tại sao không phải là bàn tay úp mà lại ngửa ? Ngửa cho sự liên tưởng tới " mở " còn úp cho người ta hình dung che chụp lại . Ngửa bàn tay là tư thế bàn tay đang xòe rộng ra , ngụ ý là " mở cánh cửa lòng " . Còn tại sao không phải là đứng mà lại là ngồi ? Thế đứng cho người ta liên tưởng tới hành động sẽ bỏ đi . Còn ngồi cho ta nghĩ tới sự ngồi chờ , ngồi lại . Khi cô gái nói : Nếu anh đoán trúng , em sẽ ngửa bàn tay cho ngồi . Ý cô muốn ám chỉ cho một lời hứa hẹn mai sau : Em sẽ một lòng một dạ chờ anh . Chàng trai khi đáp trúng nhắc lại lời hứa hẹn của cô gái hãy một lòng một dạ chờ mình . Nghĩa chờ liên quan tới thời gian và trong việc theo đuổi ,đó là những ý tứ sâu sắc ý nhị của những đôi thanh niên nam nữ vào thời đó . Nỗi lo sợ lớn nhất của họ là yêu nhau mà không lấy được người mình thương nên bao giờ cũng đặt lên trên hết ý nghĩa đợi chờ . Còn chờ được hay không thì chưa chắc . Có nhiều chàng trai cứ " lửng lơ con cá vàng " mãi , nàng đành phải vâng lời cha mẹ mà đi lấy chồng .

Một lần nữa thật sự rất cám ơn mọi người đã vào đây , giúp tiếp nữa nghen :;)

Bài thơ " Vũng Lội Làng Ngang " của Nguyễn Khuyến . Bài thơ đó như vầy :

Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên ,
Chỗ thì đến háng , chỗ đến gối ,
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười ,
Cái gì trăng trắng như con cúi

Đừng ai tự tưởng tượng rồi cười nhá :p . Cho QA hỏi con cúi là gì thế ? Giải thích rõ ràng cho biết với , đa tạ các anh hùng nữ hiệp trước .:)

Đậu Xanh Tiên Sinh
05-11-2006, 11:38
Ngửa bàn tay dễ bề hành sự
Úp bàn tay cự nự không yên
Ngồi đâu ngồi ngả ngồi nghiêng
Ngồi bàn tay vững như ... kiềng ba chân

Kiêng ba chân lâu dần cũng ... rỉ ( rỉ sét , gỉ sét đó mà )
Phải năng lau của quý mới bền ( của quý ý là cái kiềng ấy )
Như tay thỉnh thoảng ngồi lên
Duyên chàng - thiếp sẽ vững bền dài lâu

Câu ca ấy phải đâu nhặng xị
Chịu khó nghiền ngẫm kĩ sẽ ra ...

Quận Chúa Quỳnh Anh
06-11-2006, 00:38
wow ý thơ của Đậu Xanh huynh hay tuyệt cú mèo . Muội thật là có dịp sáng mắt , đa tạ huynh nhiều lắm .

" Ngồi bàn tay vững như ... kiềng ba chân " . Huynh ví ngồi bàn tay như kiềng ba chân thiệt là hết ý . Mà phải là bàn tay ngửa nữa mới ác . Tưởng tượng ra đúng là có ba thế . Trong đầu muội nói về huynh : Anh này nghĩ ra giỏi thiệt .Năng chùi của quý đúng quá xá muội đồng ý hai bàn tay ngửa luôn . Mà huynh ơi ! Cho muội hỏi sao sợ nó rỉ sét mà không sợ nó lỏng lẻo , mất một chân sẽ thành xi cà que đó ? Kiềng ba chân có phải vững thiệt không ? Có phải dùng hình ảnh đó để ví với tấm lòng trước sau như một , dù ai có nói ngả nói nghiêng cũng không thay đổi . Muội thích câu đầu tiên :

" Ngửa bàn tay dễ bề hành sự" : Bàn tay cũng lém lỉnh quá huynh nhỉ ? Làm muội cứ nhớ tới bài thơ của Mai Thảo trong tập " Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền " là cứ cười mím chi :

Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Vậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Cười tủm : " Còn thương đặt chỗ nào ?"

Bàn tay mà cũng có khối điều hay quá huynh ơi ! Bàn tay của ông Mai Thảo không ngửa cho ai ngồi hết , mà cứ khoe là từng đặt rồi và vẫn còn đòi đặt tiếp . Chữ đặt làm cho muội nghĩ tới ... bàn tay úp lại chứ không thể ngửa . Lại khớp với câu thơ của huynh :

"Úp bàn tay cự nự không yên ."

Người ta không cho úp lên cũng ráng chịu . Úp bậy là biết tay . Cho muội tình tang tính tính một chút với ý vui thôi . Mong huynh không phiền lòng .

* Câu hỏi thứ hai của QA nhờ giải đáp , sao không thấy ai trả lời hết vậy ? hic

Đậu Xanh Tiên Sinh
06-11-2006, 09:48
* Câu hỏi thứ hai của QA nhờ giải đáp , sao không thấy ai trả lời hết vậy ? hic.

Phải câu này không , hay là câu trên ?

Đừng ai tự tưởng tượng rồi cười nhá :p . Cho QA hỏi con cúi là gì thế ? Giải thích rõ ràng cho biết với , đa tạ các anh hùng nữ hiệp trước .:)


Cúi này chẳng phải là heo cúi
Chẳng phải rơm hí húi lửa hun
Cúi này xe chỉ ,dệt khung
Dòm giông giống cái "vun vun" ( của )...đàn bà :D

Quận Chúa Quỳnh Anh
09-11-2006, 10:24
Đa tạ huynh nhiều ạ ! Thế thì theo như huynh nói " con cúi " chỉ là một ẩn dụ để ví với hình ảnh khác . Oh ! Giống cái vun vun của đàn bà ư ? Thế ai cũng vun vun giống nhau hết hả huynh ? Mà có phải vun vun giống cái mu rùa không huynh ơi ! Heo cũng có từ cúi kìa. Nghe từ heo biết ngay người trong Nam gọi rồi . Mà huynh ơi , ngoài Bắc gọi heo là lợn thế sao không gọi là lợn cúi mà gọi con cúi để chỉ ra con heo ?

Chẳng phải rơm hí húi lửa hun
Cúi này xe chỉ ,dệt khung

Muội cũng hiểu vì sao mà cái rơm vấn làm mồi lửa lại có cùng tên " con cúi " và luôn cả bông vải vấn tròn xe chỉ , thì ra tại vì hình dạng của hai vật đó giống con heo . Còn như cái câu : " Cái gì trăng trắng như con cúi " chắc muốn ám chỉ tới người có nước da trắng thôi hả huynh . Còn những người có nước da đen thui như người Campuchia thì phải nói sao , không lẽ :

Cái gì đen nhẻm như heo mọi ( muội thấy qua con heo mọi đen thui à ! ) . Mà đọc đi đọc lại thấy cái gì như không ổn .Cụ Nguyễn Khuyến nói ông Cuội nhìn thấy . Muội không tin ông Cuội hay cho dù ai ngồi trên cái đền cao kia mà có thể nhìn thấy rõ được " con cúi " . Vào thời cụ Nguyễn Khuyến đàn bà mặc váy ( trong thơ lại nói mặc quần , chắc cho êm vần ) . Khi vén váy , thấp nhất là tới đầu gối , cao nhất tới háng . Khi có hành động vén váy lên thì phần vải nó đùn lại về phía trước ,càng che chắn hơn .Lộ liễu thì chỉ có nước người đàn bà kéo váy qua khỏi hẳn bụng , ngồi banh rộng háng thì họa may mới thấy thôi. Chắc cụ Khuyến tưởng tượng cười , xong rồi gán qua cho ông Cuội .

Nhắc tới cái váy lại thắc mắc nữa rồi . Muội nghe người ta thường ví cái váy giống như cái chuồng chim . Xin hỏi : Có thiệt giống nhau và có gì khác nhau với cái váy cùng chuồng chim ? Ai có lòng giải đáp hộ , đa tạ nhiều .

Lạc Long
09-11-2006, 11:03
"Anh đà đối đặng , vậy em hãy ngửa bàn tay cho anh ... ngồi ."

QA vào đây mà tham khảo nhé,khéo giả bộ ghê chưa kìa.
Chị mới đọc qua vài điệu hò đc trích dẫn theo tài liệu đó thì có thể hiểu nôm na cô gái đó ra lời có ý ghẹo chàng trai nhỏ bé,có thể tung hứng trong lòng bàn tay của mình.

Xin hỏi : Có thiệt giống nhau và có gì khác nhau với cái váy cùng chuồng chim ?

Thấy từ đầu đến giờ có anh chàng Tuần Béo với chàng Đậu Xanh Sài Gòn cứ loay hoay trèo lên bàn tay của QA....mà chưa được:p
Nay đi ngang qua thấy...cũng thích...nhưng không dám trèo :cuoi1:

Váy và Chuồng chim khác nhau ở chỗ:
Váy: chất liệu vải...(tổng hợp các loại vải) được thiết kế không có đáy...
chuồng chim: có đáy...chất liệu tre, gỗ...sắt....vv

Giống nhau....:( chịu

Anh Mãi Yêu Em
09-11-2006, 11:48
Mới nghe thấy thế này này :
Cái váy và chuồng chim khác nhau ở chỗ :Cái váy mà mở ra thì chim bay vào ;chuồng chim mà mở ra thì chim bay đi .
Giống nhau ở chỗ có chim .
Đó là câu chuyện cười dân gian thôi .^_^.

Quận Chúa Quỳnh Anh
12-11-2006, 02:04
he he he....sờ que mắc bẫy QA rồi....khà khà khà

Lại suy diễn nói linh tinh gì đó Long ? Cảm ơn câu đáp của Long , nhưng không phải ý của QA muốn hỏi về điều đó mà , hic .

Cái váy và chuồng chim khác nhau ở chỗ :Cái váy mà mở ra thì chim bay vào ;chuồng chim mà mở ra thì chim bay đi .
Giống nhau ở chỗ có chim .
Đó là câu chuyện cười dân gian thôi .^_^.

Đa tạ bạn Tổng Thống về lời đáp này , thì ra nó liên quan tới một câu chuyện cười dân gian ư ? Thế thì thật sự QA không biết đó , cứ nghĩ ra hướng khác không à ! Cái váy và chuồng chim giống nhau về hình dáng thì khỏi bàn , mà nó giống vì đều có chim hả Que ? Một cái mở ra thì có chim bay vào , một cái mở ra thì chim bay đi mất . Ngẫm ra cũng ý nhị quá nhỉ ? Một đằng là tự nguyện chung thân , một đằng là muốn đi tìm sự tự do .

Mới đầu QA nghĩ qua khía cạnh này nè . Cứ nhớ tới câu ca dao ngạo những cô gái và những chàng trai có tánh kênh kiệu ra vẻ bất cần . Cô gái nói :

Ba đồng một chục đàn ông,
Chị bỏ vào lồng chị xách chị chơi .

Chị này quả không vừa , đòi bỏ chim vào lồng , ý quên nói lại , đòi bỏ đàn ông vào lồng , vừa xách , vừa chơi mới ghê chứ . Còn chàng trai cũng không kém , phản pháo lại :

Ba xu một mụ đàn bà ,
Anh đem về nhà anh nhốt anh chơi .

Anh này hăm he vừa nhốt vừa chơi cho biết tay của ông ( hỏi có tàn đời gái chưa ) . Thế thì với câu : " Chim vào lồng biết thuở nào ra ! " không phải nói ngoa vào thời đó nhỉ ? Rồi đem đi so với hai cái lồng trên , lồng nào lợi hại ?

Đa tạ bạn Que lần nữa , câu đáp thú vị lắm .

20-04-2008, 15:18
Ngữa Bàn Tay Cho Anh ngồi mà quận chúa Quỳnh Anh nói hàm nghĩa là : Thiếp sẽ nâng khăn sữa túi cho chàng hihi...

ZhaoZhun
21-04-2008, 11:11
bàn tay nho nhỏ xin xin
em gái tôi đưa trọn chữ tình
ấy mà ai nỡ ngồi lên được
ngồi lên là bẹp hết chữ tình

ZhaoZhun
21-04-2008, 11:14
công chúa QA ơi. người ta ngồi lên ghế chứ ngồi lên bàn tay làm gì. nếu mà ngồi lên bàn tay thì có cuối đầu xuống cũng hông hôn được nần đâu

Lão Tiền Bối
11-07-2008, 06:14
"Ngửa" nôm ra là "Ngưỡng + Ngữ",
"Ngồi" nôm ra là "Ngôi + Toạ",
Phiên-thiết (lái) ra thì thành "Ngưỡng + Toạ".
;)
;)
;)
:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:

Quận Chúa Quỳnh Anh
05-08-2008, 10:54
Các bạn thiệt là... là thiệt là à! Ai phân biệt ghế với bàn tay thì đi hỏi tác giả chứ mắc mớ chi tới QA vậy cà? Còn nữa, bạn zhun thử cách này coi sao. Xòe bàn tay ra, gọi cô bạn gái ngồi lên đó (nhớ ngồi kiểu quay về phía mặt bạn), và tha thiết nói cô ấy hãy hun bạn đi. Nếu cô ấy hun trên đầu bạn thì chứng tỏ cô yêu bạn như mẹ yêu con. Nếu cô ấy hun vào ngực bạn thì chứng tỏ cô ấy chỉ thích nghe tiếng con tim bạn nói thôi. Nếu bạn giục: "Kìa cưng, hun môi anh đó." Và nếu nàng trả lời :"Anh cúi xuống hay em ngước lên?" hoặc "Em cúi xuống hay anh ngước lên?" thì theo bạn, bất tiện từ vấn đề bàn tay để "nàng ngồi" hay từ thể tạng cao thấp khác nhau? Không hun được vì sự "đòi hỏi" hay từ ý thích muốn hun chỗ nào thì hun? Thấy chưa, cũng sinh khối chiện á! Còn mặt đối mặt thì quá "tiệt dời" rồi.

Còn bạn sim gì đó (mới đầu mình nhìn ba chớp ba nhoáng tưởng chim chứ, khổ!) Bài viết trên của QA chỉ là một chặng đường hò hẹn, có thành hay không thì chửa chắc. Lời hò đối đáp đi đến thách đố nhau như một nhịp cầu tìm đến cái duyên, muốn se cái duyên lại cho tròn vo như bánh trôi nước, và khi nhai chậm rãi hay nuốt trọng cho nhanh, miễn đừng bị mắc nghẹn thì mừng. Kẻo một ngày nàng đi chống lầy, đừng có chổng mông mà gào. Chặng đối đáp qua lại này chỉ là chặng hò hẹn, lời tình đẩy đưa của trai gái vào thời đó. Còn chuyện có cơ hội về nhà chàng để làm cái chiện "sửa khăn móc túi" cho chàng hay không, thì là chặng khác nữa, chuyện còn trong tương lai, cái duyên cái nợ ai mà tỏ tường trước cho đặng. Đi từ từ thôi, đi nhanh quá kẻo "hàng ngồi" bị hố.

Lão tiền bối này thiệt là, già rồi cứ ha hả thế kia, có ngày gặp gió độc tót vào miệng làm khổ thân lão cho mà coi. Thỉnh tọa rồi, có tài thì ngồi lên. Ngồi là phải ngồi cho vững, đừng có ngồi không yên hay giả vờ thôi chẳng tiện. Ngửa bàn tay nè bà con ơi, không phải "con tí ngẫng" ngưỡng đâu.

Nói gì thì nói, trong câu ""Trai như anh mà đối đặng thì em ngửa bàn tay cho ngồi." Cái chữ "cho" coi vậy chứ quan trọng lắm đó nghen! Chừng nào "cho" thì coi như mát trời ông địa, đâu còn chuyện gì mà cần phải lăn tăn cho thêm rối cái sự tình. Chứ có đâu lạ đời, chưa ngồi đã ngứa, chưa nóng đã đỏ gọng.

Nễ mông ngã ! Nễ mông ngã ! Nễ mông ngã !

Lập lại câu trên đúng ba lần, thiệt là.