PDA

View Full Version : Bạn biết gì về biểu tượng của nước Mỹ?


LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 18:54
Tượng Nữ thần tự do vốn được coi là biểu tượng của tự do và là một chủ đề yêu thích của người Mỹ. Cũng giống như tháp Eiffel của Pháp, bức tượng nổi tiếng này được coi là biểu tượng của nước Mỹ. Không mấy ai biết rằng nó cao tới 93m và đã có tuổi thọ trên 300 năm. Lại một công trình để đời nữa do người Pháp tạo ra.

Tên đầy đủ của bức tượng này là "Liberty Enlightening the World". Nhiều năm trôi qua, người Mỹ đã rút ngắn tên của bức tượng, họ gọi nó là Statue of Liberty hay Miss Liberty. Bức tượng được đặt trên đảo Tự do (Liberty Island) thuộc vịnh NewYork, cách đảo Manhattan khoảng 2,5 km. Mỗi năm, có khoảng 2 triệu người đến thăm quan bức tượng này.

Chất liệu chính để tạo nên bức tượng này chủ yếu là đồng. Đó là lý do vì sao nó đã từng mang màu nâu đỏ. Song thời gian đã khiến bức tượng chuyển sang màu xanh như ngày nay. Trên bàn tay phải của Nữ thần tự do mang một cuốn sách trên đó có ghi ngày quốc khánh của Mỹ (4/7/1776). Bức tượng còn đội một chiếc vương miện, trên đó có 7 điểm sáng tượng trưng cho ánh sáng của tự do, ánh sáng toả khắp 7 đại dương và 7 lục địa.

Việc nước Pháp trao tặng bức tượng này cho Mỹ đã đánh dấu tình hữu nghị khăng khít giữa hai quốc gia. Mối quan hệ tốt đẹp đó được củng cố và phát triển trong cuộc đấu tranh của Mỹ chống lại đế quốc Anh. Nước Pháp đã giúp quân đội Mỹ đánh bại quân lính của Vua George III và kết thúc cuộc chiến vào năm 1783.

Một sử gia đồng thời là một nhà chính trị Pháp có tên Edouard-Rene Lefebvre de Laboulaye chính là người đầu tiên có ý tưởng xây dựng nên tượng Nữ thần tự do. Năm 1865, cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc. Chính vì thế ông đã nảy ra ý tưởng cùng Mỹ xây dựng một tượng đài để ăn mừng tự do. Trong một bữa tiệc tổ chức tại nhà, ông đã mời Frederic Auguste Bartholdi, một vị khách tham dự bữa tiệc, thiết kế một bức tượng biểu trưng cho tự do của nước Mỹ. Trong nhiều năm trời, Frederic Auguste Bartholdi đã ấp ủ ước mơ tạo ra một bức tượng lớn bởi ông chưa bao giờ thiết kế bất cứ một thứ gì cao hơn 4m. Frederic không biết rằng mình đang lên kế hoạch sáng tạo một bức tượng lớn nhất chưa từng có trong lịch sử.

Năm 1875, nước Pháp thành lập một tổ chức để quyên tiền cho việc xây dựng bức tượng. Hai năm sau, người Mỹ cũng thành lập một tổ chức tương tự với mục đích tạo kinh phí để xây dựng bệ đặt Nữ thần tự do. Người Pháp hy vọng sẽ tặng bức tượng đó cho nước Mỹ vào đúng lễ kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ (4/7/1876). Song do trục trặc kỹ thuật và thiếu kinh phí nên phải 8 năm sau bức tượng mới được hoàn thành.

Cuối cùng thì nước Pháp cũng đã thực hiện được lời hứa của mình. Lễ kỷ niệm bức tượng hoàn thành được diễn ra ở Paris vào ngày 4/7/1884. Người ta phải tháo bức tượng ra làm nhiều phần và cần đến 214 chiếc thùng gỗ to để vận chuyển qua đường thuỷ sang Mỹ.

Vào ngày 28/10/1886, tổng thống Grover Cleveland chính thức tiếp nhận Liberty Enlightening the World. Ông Frederic và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp đã tham dự lễ kỷ niệm. Người dân đã đứng chật cứng các đường phố của NewYork để đón chào sự kiện trọng đại này.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 18:57
Những điều luật kỳ quái của nước Mỹ

- Tại một thành phố của bang Tennesee, ếch nhái không được phép kêu sau 11 giờ đêm.

- Ở bang Minnesota có một thành phố không cho phép xe ôtô được sơn màu đỏ

- Ở thành phố Lincoln thuộc bang Nebraska, kẻ trộm không được phép đi ngang qua trước cửa ngôi nhà mà hắn đã từng ăn cắp.

- Ở bang Maine, nếu bạn mắng cảnh sát là đồ con lợn thì ngay lập tức bạn sẽ phải chịu sự trừng phạt của luật pháp - ngồi 3 giờ đồng hồ trong chuồng lợn.

- Tại một thị trấn nhỏ của bang New Hampshire, một người con gái không được ngồi chung xe với một người đàn ông, ít nhất cũng phải có 2 người con gái thì mới được lên xe.

- Ở một thị trấn của bang Colorado, nếu bạn muốn dắt một con bò đi dạo phố thì nhất thiết con bò ấy phải có một cái chuông, một cái tù và cùng một chiếc đèn ở đầu và một chiếc đèn ở đuôi.

- Nếu một người giáo viên muốn được dạy học ở bang Nevada thì nhất thiết anh ta phải tuyên thệ rằng mình chưa hề thách đấu với ai.

- Ở vùng nông thôn của bang Colorado, tốc dộ đi trên đường của bò không được vượt quá 2,5 dặm/giờ.

- Tại bang Wyoming, đuổi chuột là phạm pháp, người vi phạm bị bắt buộc phải uống thuốc tẩy.

- Ở miền quê của bang Alaska, không được phép thè lưỡi, nhăn mặt hay tỏ thái độ châm chọc đối với những người câu được những con cá nhỏ.

- Tại bang Oregon, nếu tắm cho 2 đứa trẻ trong cùng một bồn tắm thì là hành động phạm pháp, nhưng nếu tắm cho từ 2 đứa trở lên thì lại không vi phạm pháp luật.

Đua lợn ở Seattle

Đua lợn - Có thể là cuộc đua nằm ngoài trí tưởng tượng của bạn nhưng đối với người Mỹ, đặc biệt là người dân thành phố Seattle thì loại hình giải trí độc đáo này không hề xa lạ.

Pigs In The City ! đó là tên gọi của cuộc đua lợn sẽ diễn ra tại một thành phố nằm ở phía Tây Bắc nước Mỹ, thành phố Seattle thuộc bang Washington vào ngày 26/5 năm tới. 200 chú lợn trong những trang phục khá cầu kỳ sẽ tham gia đua tài trên đường phố, với sự cổ vũ của dân địa phương và cả những du khách nước ngoài hiếu kỳ.

Trước Seattle, nhiều thành phố lớn của châu Âu đã tổ chức các cuộc đua gia súc. Nổi tiếng nhất là lễ hội bò tót được tổ chức hàng năm ở Tây Ban Nha. Mùa hè năm 1998, tại thành phố Zurich (Thuỵ Sĩ) đã diễn ra một cuộc đua bò. Năm đó, khoảng 812 chú bò sữa đã tham gia vào cuộc đua có một không hai ở Thuỵ Sĩ, thu hút 1,5 triệu du khách quốc tế. Tiếp đó, bang Chicago của nước Mỹ cũng không chịu thua kém gì thành phố Zurich khi đã đứng ra tổ chức cuộc đua bò tương tự. Năm ngoái, New York cũng tổ chức cuộc đua ngựa quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở nước Mỹ. Kansas City, Houston và Luân Đôn là những thành phố nổi tiếng bởi những cuộc đua bò quy mô lớn. Trong khi đó, Toronto của Canađa được mệnh danh là thành phố của những cuộc đua dê. Dù loài vật được chọn đua và cách thức tổ chức khác nhau ở các thành phố, mục đích của các cuộc đua này đều nhằm tăng sức hấp dẫn khách du lịch cho thành phố hoặc quyên góp ủng hộ quỹ từ thiện.

Nhà tài trợ chính thức của cuộc đua lợn tại Seattle năm nay là bà Rachel, người đứng đầu Hiệp hội Pike, một người có đóng góp lớn cho các quỹ từ thiện tại Mỹ. Bà hy vọng cuộc đua năm nay sẽ thu về hàng nghìn đô Mỹ trợ cấp cho những hộ gia đình có thu nhập thấp và các dự án cộng đồng.

Điều đặc biệt trong cuộc đua lần này là bất kỳ bạn là dân địa phương hay khách du lịch đều có thể tham gia cuộc đua này. Lợn lấy từ đâu ư ? Bạn không phải lo lắng vì trước khi cuộc đua diễn ra vài tháng, một chợ lợn phục vụ cho lễ hội sẽ được tổ chức ngay tại thành phố, tại đó bạn tha hồ chọn những chú ỉn ưng ý nhất. Dĩ nhiên, các "vận động viên" được bán tại chợ này đều là những chú ỉn đẹp mã, công việc còn lại của bạn chỉ là giúp chú làm quen với chủ và chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng... vào cuộc !

Dù đã tham gia hay theo dõi nhiều cuộc đua gia súc khác thì người ta vẫn khuyên rằng, bạn không nên bỏ lỡ cuộc đua hiếm hoi này, bởi lợn là loài vật không lấy gì làm thông minh cũng như nhanh nhẹn. Thế nhưng, biết đâu những chú ỉn này sẽ đem đến cho bạn nhiều sự bất ngờ !

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:00
NHỮNG BẢO TÀNG KỲ LẠ Ở NƯỚC MỸ

Bảo tàng những nhân vật nổi tiếng

Nói về những người nổi tiếng, một bảo tàng ở bang California sẽ giới thiệu cho chúng ta về vị vua của những người cao bồi, Roy Rogers và vợ của ông, Dale Evans. Họ là những người rất nổi tiếng trong những bộ phim cao bồi chiếu trên truyền hình trong thập kỷ 40, 50 của thế kỷ 20. Những người này giúp cho linh hồn của những người cao bồi miền Tây nước Mỹ sống mãi. Những kỷ vật về Roy Rogers và Dale Evans được trưng bày rất nhiều tại bảo tàng này: những bộ quần áo, mũ của miền tây, các bức thư, ảnh... thậm chí chú ngựa Trigger của Even Roy cũng được nhồi trấu trưng bày tại đây. Đây là một trong những thứ nổi tiếng nhất tại bảo tàng Roy Rogers-Dale Evans.

Bảo tàng về James Dean

Một bảo tàng có bộ sưu tập lớn nhất thế giới liên quan đến nam diễn viên nổi tiếng James Dean. Bảo tàng James Dean nằm ở Fairmount, Indiana - nơi Dean sinh trưởng. James Dean là một ngôi sao điện ảnh vào những năm 1950. Tuy chỉ tham gia trong 3 bộ phim "East of Eden" (Vườn Địa đàng), "Rebel without a cause" (Nổi loạn không lý do) và phim "Giant" (Người khổng lồ) nhưng anh được rất nhiều khán giả yêu điện ảnh của nước Mỹ biết đến. Bảo tàng James Dean được dựng từ 12 năm trước đây để tưởng nhớ diễn viên tài ba này. James Dean bị chết trong một tai nạn xe ôtô năm 1955 lúc anh mới 24 tuổi.

Bảo tàng đất bụi

Có một bảo tàng rất lạ ở Masachusetts, Mỹ, tập hợp một thứ rất phổ biến nhưng không phải là thứ bạn muốn ǎn, cũng không phải là thứ bạn muốn nó hiện hữu trong nhà bạn. Bảo tàng này mang tên "Bảo tàng Đất bụi". Bảo tàng có trên 300 hộp chứa bụi đất từ khắp nơi trên thế giới. Những bụi đất này được lấy từ quê hương của những nhân vật nổi tiếng hoặc những địa danh nổi tiếng. Ví dụ như bụi đất từ Graceland, quê hương của ông hoàng nhạc Rock'n' Roll Elvis Presley, hay như cát đỏ từ Nome, Alaska có chứa vàng, đất từ đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản, đất từ sân bóng chày Yankee ở thành phố New York.

Bảo tàng về quá trình lịch sử của ma túy

Có một bảo tàng đặc biệt như vậy với tên gọi bảo tàng Drug Enforcement Administration. Bảo tàng này thuộc bang Virginia, chuyên trưng bày về quá trình lịch sử của chất ma tuý. Khách thăm quan bảo tàng gồm đủ các tầng lớp nhưng nhiều nhất vẫn là học sinh các trường phổ thông. Các cuộc trưng bày của bảo tàng khởi đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện vào thế kỷ 19. Cho đến nay, bảo tàng vẫn tiếp tục trưng bày về thuốc phiện tại Nam Mỹ.

Bảo tàng cũng trưng bày một số vật dụng của những kẻ buôn lậu ma tuý. Tại đây khách thăm quan sẽ được tận mắt nhìn thấy một khẩu súng lục có gắn kim cương của một tổ chức tội phạm. Ngoài ra cũng có những bức ảnh của những nhân vật nổi tiếng đã từng sử dụng ma tuý như nhạc sĩ Jimi Hendrix, nhạc sĩ Janis Joplin. Cả hai người này đều bị chết do sử dụng quá liều ma tuý.

Bảo tàng trưng bày những bức hoạ xấu

Một bảo tàng nghe có vẻ rất lạ tai nhưng cũng hết sức thú vị: bảo tàng nghệ thuật các tác phẩm xấu. Bảo tàng thuộc bang Massachusetts gần Boston trưng bày trên 200 bức họa xấu một cách thậm tệ. Scott Wilson là người đầu tiên có ý tưởng mở ra bảo tàng này. Ông tìm thấy bức tranh đầu tiên của bảo tàng trong số những đồ thừa bỏ đi trên phố Boston. Đây có thể là bảo tàng nghệ thuật duy nhất ở Mỹ nơi các nhân viên của bảo tàng sẽ rất hài lòng khi khách đến thǎm phát biểu ý kiến rằng những bức tranh ở đâu quả thật là xấu.

Bảo tàng vật dụng y tế

Có một số bảo tàng khác ở Mỹ trưng bày các vật dụng y tế. Một trong số đó là Bảo tàng Quốc gia Nha khoa của bác sĩ Samuel D. Harris. Bảo tàng này nằm ở trường Đại học Maryland thuộc Baltimore. Đây là trường Đại học đầu tiên trên thế giới đào tạo các nha sĩ. Khách đến thăm bảo tàng sẽ thấy được lịch sử của quá trình chữa trị trong nha khoa. Khách thăm cũng sẽ được chứng kiến những dụng cụ chữa bệnh "ghê người" trước kia người ta đã sử dụng để nhổ răng sâu. Tại đây cũng trưng bày bộ răng làm bằng xương động vật. Bộ răng này được làm cho một người rất nổi tiếng - Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington.

Bảo tàng trợ thính

Một bảo tàng khác có tên "Bảo tàng trợ thính" nằm tại trường Đại học Kent State thuộc bang Ohio lại là nơi tập hợp những thiết bị trợ thính của con người. Bảo tàng lưu giữ trên 3000 dụng cụ trợ thính trên thế giới. Những dụng cụ này rất cổ xưa và cũng rất lạ mắt. Có những dụng cụ được làm giống như những vật dụng thường ngày vì trước kia nhiều người e ngại không muốn cho người khác biết mình dùng vật trợ thính.

Bảo tàng thực phẩm

Ở Mỹ cũng có những bảo tàng dành riêng cho thực phẩm. Bảo tàng Jell-O ở thành phố New York chính là bảo tàng mang tên một thứ bột ǎn rất phổ biến ở Mỹ. Vị của Jell-O giống như vị của hoa quả. Màu của bột cũng thể hiện màu sắc của các loại hoa quả: màu đỏ, da cam, vàng, xanh. Jell-O được làm ra vào năm 1897.

Một bảo tàng khác cũng là nơi giới thiệu về sản phẩm thực phẩm phổ biến - mù tạc. Mù tạc là một gia vị làm từ hạt mù tạc. Người ta dùng gia vị này ăn kèm với đồ ăn từ hàng thế kỷ nay. Bảo tàng Mount Horeb Mustard nằm ở Wisconsin giới thiệu trên 3000 loại mù tạc khác nhau được sản xuất từ các bang của nước Mỹ và một số nước khác. Đến bảo tàng, khách thăm quan sẽ biết mù tạc được làm như thế nào. Tại đây khách cũng sẽ được nếm thử 300 loại mù tạc khác nhau.


Seatle - Cánh cổng dẫn vào nước Mỹ

Những vũng, vịnh phẳng lặng, những dòng sông đang cuộn chảy, rồi những hồ, đầm chen giữa những triền đồi nối tiếp và những đỉnh núi phủ tuyết trắng xóa. Mạn Tây của thành phố là khu vực Puget Sound, khu ngoại ô phía Đông chạy dài về hồ Washington và bên ngoài khu vực hồ nước mát mẻ này mọc lên rặng Cascade. Đỉnh tròn của ngọn núi Baker hiện ra xa xa về hướng Bắc; còn khu nam đỉnh Rainier bao la phủ tuyết kiêu hãnh nhô lên. Đó là Seatle, thành phố duyên hải mạn Tây - Bắc thuộc tiểu bang Washington, cửa ngõ dẫn vào nước Mỹ của các chuyến bay từ châu Á.

Nhưng để hiểu được Seatle cũng nên biết về lịch sử của nó. Ít có thành phố nào có thể biết chính xác ngày thành lập của mình như Seatle. Thành phố này được thành lập vào lúc 2 giờ chiều ngày 13.11.1851. Chúng ta còn có thể chắc chắn hơn rằng ngày hôm ấy trời mưa gió lạnh lẽo. Một chiếc thuyền buồm có tên Exact từ Portland thả neo bên ngoài mũi Akin và 24 người tiên phong chèo vào bờ mang theo những vật dụng thiết yếu nhất cho việc xây dựng một nơi trú ẩn. Trong số những người lớn chỉ có 4 là hơn 30 tuổi và 12 trẻ em.

Vào năm 1889, dân số Seatle lên đến 33.500 người, sống và làm việc trong những ngôi nhà gỗ xiêu vẹo. Một ngày ấm áp tháng 6 nọ khi màn đêm buông xuống, khu vực buôn bán sầm uất đã bốc cháy vì một ngọn đèn dầu của ai đó bất cẩn bị đổ. Seatle bắt đầu được xây dựng trở lại, 8 năm sau sự phát triển mới thực sự bùng nổ khi mà chiếc tàu hơi nước Portland quay về, từ Klondike mang theo hàng tấn vàng bụi. Trong thời gian rất ngắn, nền kinh tế Seatle như thay đổi hẳn, những tay tìm vàng ở Alaska lấy nơi đây làm trạm dừng chân để chuẩn bị thức ăn, quần áo và vật dụng cho chuyến đi về miền lạnh giá. Rồi khi quay trở lại với những túi vàng đầy ắp tìm các trò giải trí, tiền bạc đổ ra như nước nuôi dưỡng Seatle ngày càng thịnh vượng.

Khi bạn đã hiểu một chút về lịch sử, xin mời hãy tiếp tục chuyến tham quan. Đầu tiên hãy đến Quảng trường Người tiên phong, khi thấy dàn khung sắt được xây dựng từ 1910, bạn sẽ có cảm giác quay trở lại thời kỳ mà những tay tìm vàng hai túi quần nặng trĩu vàng bụi đứng dựa vào cửa những Saloon và sẵn sàng rút súng. Ngày nay vẫn còn một số những Saloon như vậy. Thả bộ dọc theo bờ kè dài tới 193 dặm và có thể gặp 90 con tàu một lúc, điểm qua từng chiếc cầu tàu cũng là một chuyến khám phá thú vị.

Bắt đầu ở phía Nam là cầu tàu 70, một kho hàng cũ được cải tạo thành cửa hàng và tiệm ăn. Gần đó số 67 với một khách sạn lý thú, Lữ quán Bờ nước nơi mà khách trọ có thể câu cá thông qua cửa sổ phòng ngủ. Viện hải dương học của Seatle nằm tại số 59, ngay dưới nhà bảo tàng biển và tàu thủy trên một gác lửng. Số 57 là nơi câu cá công cộng, còn tại số 51 có Ye Olde Curiosity Shop nổi tiếng thế giới từ 1899 với những tượng gỗ khắc với kích cỡ bằng người thật, khung xương đầu cá voi trắng, thi thể của một người đàn ông tìm thấy ở Arizona với những vết đạn lỗ chỗ còn nhìn thấy được, số 48 là nơi lên phà đi Alaska, số 36 có bảo tàng Tuần biên Duyện hải...

Tương phản với bờ kè lịch sử là Trung tâm Khoa học với tháp kim loại Space Needle nổi tiếng. Trung tâm Khoa học có diện tích 191 km2 là trung tâm giải trí và là nơi tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật. Tại đây còn có Bảo tàng nghệ thuật Pavlion và Trung tâm Khoa học Thái Bình Dương với những hồ bơi bằng pha lê, những đài phun nước, và năm ngọn tháp kiến trúc theo kiểu Gothic. Trung tâm có 50 cửa hàng và tiệm ăn có phục vụ giải trí miễn phí quanh năm. Người dân Seatle tự hào về ngọn tháp kim loại Space Needle như tháp Effel đối với người Paris. Space Needle cao 172m được xây dựng từ 5.860 tấn bê-tông và sắt thép, trên đỉnh có 2 nhà hàng và một trạm quan sát.

Là thành phố duyên hải nên Seatle cũng rất nổi tiếng với đồ biển như : cua huỳnh đế, tôm Alaska, mực... Muốn có một bữa tối ngon lành, du khách không cần phải vào những quán sang trọng tại khu chợ Pikes. Dành cho những người hay dậy sớm có Maximilien tại ngay lối vào khu chợ với hàng dãy quán cà phê kiểu Pháp và bạn có thể thưởng thức bữa sáng với bánh Croissant, cà phê kiểu Pháp. Nếu đi xuống những con dốc, du khách sẽ bắt gặp hàng dãy cửa hàng bánh kẹo như đã từng thấy trong mơ hồi còn bé dọc theo hai hè phố.

Seatle có một cộng đồng người phương Đông đáng kể và ảnh hưởng đến phong cách và lối sống của thành phố. Những khu phố Tàu, Phi, Triều Tiên, Việt, Thái,... là những khu buôn bán, giải trí, ăn uống đa dạng. Du khách có thể ăn tối tại một tiệm ăn Nhật Bản gần công viên Triều Tiên và đọc tờ báo tiếng Hoa. Mặc dầu nhỏ bé nhưng Seatle lại là một trung tâm văn hóa ở miền Tây Bắc này. Với một danh sách dài những phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng như : Bảo tàng Lịch sử và Công nghiệp, Bảo tàng các chuyến bay, Bảo tàng Biển và tàu thủy, Bảo tàng Văn hóa nghệ thuật châu Á...

Seatle còn nổi tiếng vì là nơi đặt tổng hành dinh của hãng máy bay nổi tiếng Boeing với 7.770 km2 công xưởng. Cách trung tâm thành phố vài dặm đường là một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp, công viên quốc gia Olympic nơi mà du khách có thể đắm mình trong những dòng suối mát, thả lưới bắt cá hoặc leo lên những ngọn núi thám hiểm các hang động kỳ dị...

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:03
Hòa chung với không khí đón chào năm mới tại Trung Quốc, đại thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ tư với diện tích gần 300 ngàn mét vuông đã biến nơi đây thành thiên đường băng tuyết.

Ðại thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân sặc sỡ muôn màu chào đón mọi người, vườn tược được đẽo khắc bằng băng, cảnh sắc được phủ bằng tuyết càng tôn tạo thêm mê lực của thế giới băng tuyết. Các loại đèn hoa giao hòa cùng băng tuyết, tạo cho người ta cảm giác bước vào giấc mộng đẹp diệu kỳ. Ðối với các du khách nước ngoài, được đón năm mới tại thế giới băng tuyết này quả là một điều tuyệt diệu.

Ðại chung tự ở Bắc Kinh cũng đã tổ chức lễ gióng chuông nghênh đón năm mới. Gần 1000 người dân thủ đô Bắc Kinh và du khách nước ngoài đã tụ tập tại đây để nghe tiếng chuông đón năm mới.



Vào lúc 0 giờ ngày 1 tháng giêng năm 2003, tiếng chuộng Vĩnh Lạc đã được gióng lên, 108 hồi chuông đã xé tan khoảng không gian tĩnh mịch thường ngày ở Bắc Kinh, đón chào năm mới. Mọi người chờ đợi tiếng chuông hùng hồn mang đến cho người thân và bạn bè của mình một năm mới đầy may mắn.

PHÁP

Trong bài diễn văn đọc vào đêm giao thừa, tổng thống Pháp Jacques Chirac, khen ngợi chính phủ mới của ông và nói về triển vọng cho nước Pháp trong năm 2003. Tổng thống Pháp tái xác nhận sự gắn bó của nước Pháp với con đường tìm kiếm hòa bình và hợp tác với Liên Hiệp quốc.

Hàng ngàn người đã tụ tập trên đại lộ Champs Éùlysées của thủ đô Paris để chào đón năm 2003.

Hơn 6 ngàn nhân viên an ninh tuần tra các đường phố Paris. Lần đầu tiên, đường xe điện ngầm của thành phố Paris và hệ thống xe lửa ngoại ô hoạt động suốt đêm. Người dân được khuyến khích sử dụng xe công cộng thay vì xe cá nhân trong dịp lễ.

ÐỨC

Hàng ngàn người Ðức đón chào năm mới trước cổng Brandenburg của thành phố Berlin. Một trong những sự kiện mừng năm mới tại đây là một buổi trình diễn nhạc sống. Vào đúng nửa đêm, năm mới được đón chào tại cổng Brandenburg bằng rất nhiều pháo hoa.

TÂY BAN NHA


Ngư dân và cư dân cảng Muxia, thuộc vùng Galaxia của Tây Ban Nha đã đánh dấu kết thúc một năm đã mang đến cho họ một trong những thảm họa môi trường lớn nhất trên các bờ biển Tây Ban Nha: thảm họa tràn dầu từ tàu Prestige.

Vì Muxia là một làng nhỏ, không có tháp đồng hồ, lễ chào đón năm mới diễn ra trong cảng. 12 chiếc tàu được thắp sáng lần luợt và hụ còi để đánh dấu năm mới.

BRAZIL

Hơn 2 triệu người đã dự lễ chào đón năm 2003 bằng pháo hoa trên bờ biển Copacabana nổi tiếng của thành phố Rio de Janeiro.
Cùng với người dân Brazil, du khách từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào các sinh hoạt lễ hội mừng năm mới tại đây.

MỸ

Người dân Mỹ đã đón giao thừa năm mới 2003 trong tinh thần cảnh giác và bảo trọng. Quảng trường Times tại thành phố New York có mưa nhẹ hạt nhưng thời tiết bất thường vẫn không thể ngăn cản quả cầu pha lê lấp lánh ánh sáng laser từ từ hạ xuống vào lúc nửa đêm trong tiếng vỗ tay chúc mừng năm mới của thị trưởng New York Michael Bloomberg và chị Dana vợ của diễn viên Christopher Reeve cùng khoảng 750.000 người. Trong khi đó, hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm nổi cũng đã hòa trong biển người đón mừng năm mới để bảo vệ cho mọi người.

THÁI LAN

Thái Lan đón giao thừa năm mới 2003 trong điều kiện an ninh được thắt chặt. Cảnh sát đã tuần tra lục soát những nhà ga xe lửa, các bến xe khách và những tụ điểm du lịch, tại thủ đô Bangkok, lực lượng cảnh sát đã bố trí khắp các đường phố đặc biệt tại những nơi có nhiều du khách nước ngoài như đường Silom và đại lộ Khao San. Các nhà hàng, quán rượu và hộp đêm tại Bangkok cũng nằm trong diện được bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, họ được phép mở cửa quá 2 giờ sáng vốn là giờ khắc đã được quy định. Cảnh sát chìm, nổi đã hòa vào hàng chục ngàn người tập hợp tại công viên Sanam Luang chờ đón giao thừa. Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã đón giao thừa năm mới 2003 tại sân vận động quốc gia nơi khoảng 75.000 công dân Thái mặc đồng phục đỏ xanh trắng sắp thành hình quốc kỳ của vương quốc Thái Lan.

MALAYSIA

Những sự kiện chào mừng năm mới nổi bật tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia là những màn trình diễn rơi tự do, pháo hoa và âm nhạc.

Vài phút trước nửa đêm, 10 người trình diễn rơi tự do nhảy ra từ tháp đôi Petronas trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn người trong đó có thủ tướng Mohamad Mahathir và phu nhân.

Thủ đô Kuala Lumpur cũng được bảo vệ an ninh chặt chẽ giữa mối lo ngại có thể xảy ra những vụ tấn công khủng bố

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:08
Những phong tục về Lễ Giáng sinh ở các nước

Loại pháo chơi trong dịp Giáng sinh rất được ưa chuộng tại Anh Quốc. Chúng được Tom Smith, thợ sản xuất kẹo tại thủ đô Luân Đôn, sản xuất lần đầu tiên vào năm 1850. Vào một buổi tối nọ, khi đang ngồi trước lò sưởi đốt bằng củi ông bỗng chú ý đến tiếng nổ lách tách và những tia lửa bắn lên từ những ngọn lửa lò sưởi. Đột nhiên, ông nghĩ ra một ý tưởng thú vị là nếu những thanh kẹo và các món đồ chơi khi mở giấy gói ra một nửa thì sẽ nghe một tiếng nổ "tách"

Pháo hoa được sử dụng ngày nay có dạng hình ống, ngắn, làm từ chất liệu giấy bìa cứng sau cùng được quấn bởi giấy màu sắc sặc sở. Thông thường, một viên pháo được để kế bên từng chiếc đĩa trên bàn ăn tối Giáng sinh. Khi kéo hai đầu viên pháo, một tiếng nổ lớn "bang" vang lên và từ trong ống một chiếc nón dạ hội đầy màu sắc, một đồ chơi, tặng phẩm và những mẩu giấy ghi những câu nói ngộ nghĩnh xổ tung ra tung toé. Những chiếc nón dạ tiệc trông giống những chiếc miện vương miện và tục truyền rằng chúng tượng trưng cho những chiếc đã được 3 Nhà Thông thái sử dụng

* Thiệp Giáng sinh

Phong tục tặng thiệp khởi nguồn tại Anh Quốc vào năm 1843 bởi Ngài Henry Cole. Ngài vốn là một công chức và rất quan tâm đến những "Bưu cục công cộng" mới mở và luôn băn khoăn làm cách nào để nhiều người dân bình thường khác cũng có thể sử dụng dịch vụ này.

Cùng với người bạn họa sĩ John Horsley, Ngài Henry đã nảy ra ý tưởng tặng thiệp nhân mùa Giáng sinh, họ đã cùng thiết kế tấm thiệp chúc mừng đầu tiên và bán chúng với giá 1 shilling cho mỗi tấm (ngày nay tấm thiệp Giáng sinh này chỉ được bán với giá 5 xu, tuy nhiên vào thời đó 01 shilling giá trị hơn so với bây giờ rất nhiều lần)



Dịch vụ bưu chính đầu tiên ở Anh mà người dân bình thường có thể sử dụng là vào năm 1840 khi bưu cục công cộng đầu tiên "Penny Post" được đưa vào hoạt động. Trước đó, chỉ có những người rất giàu có mới có thể sử dụng gởi thư từ, hàng hóa qua bưu cục. Những bưu cục mới đã có thể cung cấp những chiếc tem có giá trị 01 xu bởi vì hệ thống đường rầy xe lửa đang được lắp đặt. Xe lửa có thể vận chuyển thư tín hơn so với xe ngựa vốn là phương tiện từng được sử dụng trước đó. Đồng thời, hàng hóa chuyên chở bằng tàu lửa có thể đi nhanh hơn nhiều so với phương tiện vận chuyển thô sơ. Do vậy việc tặng thiệp Giáng sinh càng trở nên phổ biến hơn tại Anh Quốc khi chúng được gởi qua đường bưu điện trong 01 bì thư mở với giá chỉ nửa xu, bằng nửa cước phí của một lá thư thường

Khi kỹ thuật in ấn phát triển hơn, thiệp Giáng sinh trở nên thông dụng hơn nữa và được sản xuất một cách đại trà từ năm 1860 trở đi. Một tấm thiệp được khắc bởi họa sĩ William Egley, người minh họa một số tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Charles Dickens hiện vẫn còn được trưng bày tại Viện bảo tàng Anh Quốc. Vào đầu thế kỷ 20, truyền thống tặng thiệp Giáng sinh đã lan tràn khắp châu Âu và đặc biệt thông dụng tại Ðức

Những tấm thiệp đầu tiên thường mang chủ đề hình ảnh về Chúa ra đời. Vào cuối thời kỳ nữ hòang Victoria, hình ảnh chú chim cổ đỏ và những cảnh tuyết rơi đã trở nên phổ biến bởi vì nhân viên bưu tá thời bấy giờ thường được gán biệt danh" Bưu tá viên chim cổ đỏ" do bộ đồng phục màu đỏ đặc trưng của họ. Hình ảnh tuyết rơi trở nên phổ cập bởi vì chúng gợi nhớ về hình ảnh mùa Đông tồi tệ diễn ra năm 1836.

Trong các thập niên 1910 và 1920, những tấm thiệp Giáng sinh tự chế ở nhà trở nên phổ biến. Chúng thường có những hình dạng không bình thường và luôn được gắn theo những những tấm giấy trang trí sáng lấp lánh ánh kim và những sợi ruy băng. Những tấm thiệp như vậy vì quá mong manh tinh tế nên thường không gởi qua đường bưu điện mà được trao tận tay người nhận

Ngày nay, thiệp Giáng sinh có muôn vàn hình ảnh khác nhau như những mẩu truyện cười, hình ảnh mùa Đông, ông già Noel, hoặc những khung cảnh lãng mạn của cuộc sống trong quá khứ. Các tổ chức từ thiện thường đứng ra bán các tấm thiệp Giáng sinh cũa họ để quyên góp tiền bạc trong dịp này

Các tổ chức từ thiện cũng thường tổ chức quyên góp tiền bạc thông qua các hoạt động như bán các loại băng dán phong bì đựng thiệp. Phong tục này được một bưu tá viên tại Ðan Mạch khởi xướng vào đầu thế kỷ 20 và theo ông ta, đây là cách rất tốt để các tổ chức từ thiện quyên góp tiền bạc vì như vậy có thể làm những tấm thiệp trang hoàng hoa mỹ hơn. Đây quả là một thành công rất lớn: hơn 4 triệu tấm thiệp được bán ra trong năm đầu tiên! Chẳng bao lâu sau đó Thụy Ðiển và Na-Uy cũng chấp nhận tập quán này và được lan truyền khắp cả châu Âu và đến tận châu Mỹ

* Khúc củi Giáng sinh



Tập tục đốt khúc củi lớn (Yule Log) trong đêm Giáng sinh đưa chúng ta trở về những ký ức xa xưa của thời Trung cổ. Ðây chính là một tập tục truyền thống của người Nord. Thoạt tiên người ta dùng cả thân cây lớn được chọn lựa một cách cẩn thận và sau đó đưa vào nhà theo nghi thức của một lễ lớn. Phần gốc lớn nhất của thân cây sẽ đặt vào trong lò sưởi trong khi phần thân cây còn lại lại chỉa vào căn phòng. Người ta thường hay đốt súc gỗ bằng những mẩu thân cây để dành từ năm trước đã được cất kỹ và chúng được từ từ đưa vào đốt trong suốt 12 ngày của mùa Giáng sinh. Truyền thống cất giữ những phần thân cây còn lại suốt trong năm được xem là phong tục giúp bảo vệ chống hỏa hoạn và người ta cho là quan trọng nếu qui trình đốt lại ngọn lửa được một người có bàn tay sạch sẽ tiến hành. Ngày nay dĩ nhiên phần lớn người dân đều có lò sưởi hiện đại do vậy thực hiện cho đúng truyền thống thật là một điều rất khó !

Tập tục đốt cây vào dịp Giáng sinh đã được truyền bá rộng rãi khắp châu Âu và tại mỗi quốc gia lại sử dụng một loại gỗ khác nhau. Tại Anh, gỗ sồi theo truyền thống thường được sử dụng, tại Xcốtlen, đó là gỗ bulô, người Pháp thì có thói quen sử dụng gỗ anh đào. Tuy nhiên tại Pháp gỗ thường được tưới thêm rượu trước khi đem đốt để tỏa mùi thơm khi bốc cháy.

* Tập tục tặng quà Giáng sinh

Một trong những lý do chính yếu khiến chúng ta hình thành tập quán trao tặng và nhận quà trong dịp lễ giáng sinh chính là để nhắc nhở chính chúng ta về ba món quà được các Nhà Thông thái gởi tặng chúa Jêsu: nước thánh có mùi thơm Frankincense, vàng và nhựa trầm hương.

* Nước thánh Frankincense chính là một loại nước hoa được sử dụng trong lễ cầu nguyện của người Do thái giáo, và nếu là một tặng phẩm nó biểu đạt ý tưởng mọi thần dân sẽ tôn thờ chúa Jesu.

* Vàng thường đi liền với các đấng vua chúa và chính vì vậy người theo Cơ đốc giáo tin rằng chúa Jesu chính là Vua của các vị vua.

* Nhựa trầm hương là loại nước hoa được đặt trên thi thể người chết để tạo mùi thơm và món quà này ngụ ý rằng chúa Jesu sẽ phải chịu đựng khổ ải và sẽ chết.



Lễ hội Giáng sinh-chúa Jesus- tự bản thân là một món quà vĩ đại mà Chúa trời gởi tặng thế giới loài người cách đây khoảng 2000 năm. Một trong những đoạn kinh thánh nổi tiếng nhất trích dẫn trong John 3:16 nói: "Ðức Chúa trời đã yêu thương thế giới loài người đến mức Ngài đã ban cho đứa con trai duy nhất (Jesus) của Ngài để cho những ai tin vào chúa Jêsu sẽ có thể chẳng những không bị lầm lạc mà còn có một đời sống bất tử"

Trên toàn thế giới, các người thân trong gia đình và bè bạn tặng quà cho nhau. Phần lớn trẻ em trên toàn thế giới tin tưởng rằng thánh Nicholas, Santa Claus hoặc ông già Noel sẽ mang quà tặng đến cho chúng, tuy nhiên tại Ðức người ta cho rằng đó là Chúa; ở Tây Ban Nha thì mọi người tin rằng họ chính là ba Nhà Thông thái; còn ở Italia, thì người ta tin rằng các vị trên hiển hiện qua một bà già gọi là Befana thực hiện công việc đó

Những món quà tặng được cho vào những nơi rất khác nhau! Ở hầu hết các nước châu Âu, quà tặng thường được nhét trong những đôi giày hoặc đôi ủng để bọn trẻ tự tay lôi ra ngoài. Ở Italia, Anh quốc và Mỹ, quà tặng thường được để trong những chiếc vớ, thường được treo gần lò sưởi. Tại nhiều nước, quà tặng dành cho bạn bè và người thân trong gia đình có thể được đặt dưới gốc cây Giáng sinh. Tại Anh quốc, các món quà được mở ra vào buổi sáng của ngày Giáng sinh cùng với không khí đoàn tụ gia đình

Phong tục treo vớ như trên xuất phát từ câu chuyện về Thánh Nicholas. Quà tặng thường được mở vào những ngày khác nhau trên khắp thế giới. Món quà tặng đầu tiên được mở vào ngày 6 tháng 12 tức ngày của Thánh Nicholas. Trẻ em tại Hà Lan, Bỉ, Ðức và Cộng hòa Séc và một số nước khác tại châu Âu cũng mở một số quà tặng vào ngày đó.

Trẻ em tại Anh, Mỹ, và nhiều nước khác như Nhật Bản, có truyền thống mở quà tặng vào đúng ngày Giáng sinh 25 tháng 12. Những quà tặng mới nhất sẽ được mở vào ngày 06 tháng 01 ( tức một tháng sau lần mở món quà đầu tiên). Điều này thực hiện vào ngày lễ Hiển linh và phần lớn được kỷ niệm tại những nước theo thuần đạo Cơ đốc như Tây Ban Nha và Mêhicô.



Những tập tục đám cưới lạ trên thế giới



Ðối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu và thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó thể hại được cô dâu, chú rể. Cô dâu Ai Cập cổ được đeo nhẫn cưới vào ngón tay thứ ba bàn tay trái và một vòng băng cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt. Bánh cưới mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản; chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc chắn một cuộc sống đầy đủ.

Thổ dân Equateur - Braxin - sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Tập tục cưới hỏi cũng lạ đời, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm : sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng; Và chàng trai được quyền “treo cao giá ngọc” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc ... Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ... ở giá suốt đời.

Vùng Pay Basque ở Tây Ban Nha cũng có tục cưới hỏi thật kỳ quặc, thổ dân ở đây chỉ tổ chức lễ cưới khi một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn. Ðiều lạ là cá voi chết khó mà đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm đến hơn hai mươi đám cưới được tổ chức cùng một lúc. Và họ chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế.

Vào đầu thế kỷ 17, tại đảo Kyushu - Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động dũng cảm, gan dạ; Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được đàng gái gật đầu bằng lòng. Số tôm cá bắt được sẽ dành đãi hai họ. Ðặt biệt, các sinh vật nghêu, sò, tôm, cua ... được dùng làm lễ ra mắt thần biển.

Ở quần đảo Acores thuộc Bồ Ðào Nha, tục lễ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện “thần ngư”. Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng ý của “thần ngư” . Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng (mới) phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển cả, “thần ngư”.

Sống trong rừng già Brazil thuộc trung tâm Matto Grosso là vương quốc của đội nương tử quân Amazone. Nơi đây hàng năm “đêm ái tình” được tổ chức định kỳ trong năm. Trước “đêm ái tình” là cuộc tuyển lựa của các tân nương. Nữ vương sẽ là người chọn sau cùng. Theo lệ những chàng trai đã “trúng tuyển” sẽ được các nàng tặng một “murquita” (bùa hộ mệnh bằng đá xanh). Ðêm đến những cuộc cận kề mây mưa sẽ diễn ra. Sáng ra thì mọi việc đâu vào đấy, các chàng trai trở về bộ tộc của mình và các nàng lại trở về với cuộc sống của “thánh địa” không đàn ông.

Cộng đồng người Swahili ở Lamu (Kenya) là nơi có những nghi thức nhằm tôn sắc đẹp và nâng cao ý nghĩa ngày trọng đại của lễ cưới. Trước lễ cưới nhiều ngày, cô dâu phải qua nhiều công đoạn để tôn tạo thêm sắc đẹp.Từ cổ trở xuống, lông trên cơ thể bị cạo sạch, sau đó người ta dùng dầu dừa massage cơ thể cô rồi ướp thơm bằng tinh chất gỗ đàn hương. Các cành lá nhỏ được dùng thay cọ để những phụ nữ khéo tay vẽ các mẫu hoa lá lên tay chân cô dâu - có cả một phụ nữ lớn tuổi (Soma) dạy cho cô dâu nghệ thuật ái ân - nếu có thể bà này còn chờ phía dưới giường tân hôn để hỗ trợ trong trường hợp cặp uyên ương này chưa đủ kinh nghiệm. Chỉ trong đêm động phòng chú rể mới biết mặt cô dâu của mình.

Có lẽ chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San Salvadore. Tự do lựa chọn ăn ở và chẳng chịu sự ràng buộc nào giữa hai bên. Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai theo tán tỉnh. Ðiểm hẹn, khi đã tìm được người hợp ý là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín. Sau buổi tâm tình cô gái sẽ được mẹ dẫn về “nhà chồng “. Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể. Như một loài hoa các cuộc tình này thường chống tàn. Khi chia tay cô nàng lại trở về nhà mẹ, còn chàng trai sẽ làm lại “lịch sử” mới. Tuy nhiên, khi cô nàng tái giá thì phải để con lại cho bà ngoại nuôi trước khi lên ...”thuyền sang bến mới”.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:14
Món ăn ngày Tết ở các nước





Triều Tiên

Trên mâm cỗ Tết trong đầu năm có các món ăn đặc trưng như món cá bày ở phía bắc mâm, món thịt bày ở phía Tây, các món ăn rau quả cơm, xúp thì bày ở giữa. Còn các món khác thì bày ở khoảng trống trên mâm.

Nhật Bản

Như chúng ta đều biết, người Nhật Bản quan niệm món mỳ ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của các gia đình Nhật Bản không thể thiếu món mỳ ống. Họ ăn mỳ ống với mong ước được sống lâu. Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ tăng thêm sinh lực để làm việc.

Trung Quốc

Món ăn trong bữa tiệc cuối năm của người Trung Quốc rất phong phú, nhưng nhất định không thể thiếu món đậu phụ, khoai sọ và cá. Điều này có nguyên nhân bởi vì trong tiếng Trung Quốc, đậu phụ phát âm gần như âm phúc (hạnh phúc), cá và khoai sọ đều phát âm là "yu" (đồng âm với dư). Mồng hai Tết có tục làm bánh gatô từ bột gạo, mỳ ống và bánh rán nhân thịt.

Mông Cổ

Hầu hết các món ăn cho ngày Tết đều chế biến từ sữa. Trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt nướng cặp vằn thắn, sữa và các món ăn chế biến từ sữa. Người Mông Cổ còn có tục uống trà đầu năm rất trang trọng. Giờ giao thừa, người ta pha trà rót ra chén thứ nhất đêm ra trước sân nhà vẩy khắp bốn hướng, đến chén thứ hai dành cho chủ nhà và sau đó đến mọi thành viên trong gia đình.

Indonesia

Ngày Tết thường có món bánh giống như bánh tét ở Việt Nam. Họ dùng gạo tẻ đem gói trong lá dừa rồi hấp chín và tráng miệng bằng nước trái cây như nước dứa, xoài và dưa hấu. Ngoài ra còn có các món sate hay gulai làm bằng ruột dê hay bò với thịt, mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị như chanh, muối ớt, hành khô... Còn món rêđan (thịt kho nước dừa) và món đemđan (thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô) khi ăn đem rán rồi dầm vào dấm.

Ấn Độ

Các món ăn ngày thường của Ấn Độ đã cay, còn ngày Tết thì độ cay còn gấp bội. Bánh kẹo thì thật ngọt, nếu không quen người ta dễ cảm thấy khé cổ. Người Ấn Độ còn có tục uống trà pha sữa trâu Mura có bỏ nhiều đường và gừng tươi vào cho thơm và uống lúc còn nóng.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:17
Các kiểu chào đầu năm mới độc đáo

Sự chào hỏi đầu năm mới là cách thể hiện sự vui mừng, thân thiện với nhau. Tuy nhiên, cách chào hỏi của các dân tộc trên thế giới mỗi nước mỗi khác và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cửa sổ văn hoá xin giới thiệu cùng bạn đọc một số "kiểu" chào độc đáo của các dân tộc trên thế giới.

Cọ mũi, cụng trán

Ở vùng núi phía bắc Ấn Độ, tục gặp nhau vào ngày đầu năm, hay để chúc tụng lẫn nhau người ta thường cọ mũi vào nhau. Cọ mũi càng mạnh thì làm ăn mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ... Còn thổ dân Maori ở New Zealand thì lại cụng trán để tỏ thiện chí. Cụng càng đau càng "hên" trong năm mới.

Cúi gập mình

Người lsrael (Do Thái) lúc gặp nhau vào ngày lễ tết thì họ cúi gập mình xuống, vừa đưa bàn tay lên ngang tai rồi chúc nhau bằng từ "shalom", có nghĩa là "hoà bình". Người Nhật Bản cũng duy trì tục lệ khi chào nhau họ đứng lại rồi cúi gập người xuống vài ba lần, sau đó mới hỏi han về sức khỏe, về công ăn việc làm. Còn người Ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách.

Xối nước

Ở Tiệp Khắc cũ (nay là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia) có tục té nước vào đầu năm. Các chàng trai té nước vào mình cô gái mà anh ta để ý đến. Tất nhiên, các cô không hề phản đối mà còn khoái chí nữa! Ở Myanmar ngày đầu năm, già trẻ, gái trai đều té nước lẫn nhau. Họ cho rằng, quần áo càng ướt bao nhiêu càng may mắn bấy nhiêu. Ở các thành phố lớn như Răngun, Manđalây đều có các thùng đựng nước để dọc các đường phố, trai gái luôn túc trực chờ khách qua đường để té nước mừng tuổi. Tại Thái Lan và Lào cũng có tục té nước vào đầu năm vì họ cho rằng, nước là nguồn hạnh phúc cho nên đầu năm gặp nhau mừng vài xô nước vào mình để tẩy hết mọi điều xúi quẩy trong năm cũ là tốt nhất !

Cởi giày ngồi xuống đất

Ở miền bắc Phi châu, một số bộ tộc sinh sống tại Ma-rốc, An-giê-ri và Tuy-ni-di khi gặp nhau vào dịp đầu năm mới, họ liền ngồi xuống đất, cởi giày ra, rồi mới thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau...

Chạm nhẹ vào lòng bàn tay

Người Malaixia khi chào nhau vào dịp đầu năm mới chỉ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây đồng hồ để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận một cách chân tình. Lúc hai người chào nhau, người nào lớn tuổi hơn thì lãnh phần chào hỏi trước. Nếu gặp phụ nữ nên nhớ ở Malaixia là nước Hồi giáo, việc chạm tay vào phụ nữ hết sức bị cấm kỵ, cho nên người đàn ông phải chờ cho người phụ nữ chìa tay ra trước. Nếu chờ mãi mà không thấy người phụ nữ chìa tay thì đành chịu ! Bạn đừng bao giờ chìa tay ra trước, nếu không muốn bị "hớ" ! Một số dân tộc theo đạo Hồi như người lnđônêxia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng có lời chào đầu năm giống như người Malaixia.

Đưa đấm tay, chìa ngón trỏ

Ở Triều Tiên, khi gặp nhau vào ngày tết người ta thường nắm tay lại thành nắm đấm, giơ nắm đấm ra đồng thời chìa ra một ngón trỏ để chào hỏi nhau.

Thè lưỡi lắc đầu

Các dân tộc sống trên vùng rừng núi có tục, khi gặp nhau vào đầu năm mới, người ta phải thè lưỡi rồi dùng hai hàm răng cắn chặt lưỡi lại rồi lắc đầu mấy cái để chào nhau sau đó mới hàn huyên tâm sự...

Cắn vai nhau

Ở một số đảo thuộc nước Philippines lại có tục khi gặp nhau vào dịp tết thì điều trước tiên là phải cắn vào vai nhau, cắn càng đau càng biểu lộ tình cảm nồng nàn, gắn bó, thiết tha... Thật đúng với câu tục ngữ: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau !".

Ôm hôn ở các nước phương Tây

Khi bạn bè thân thuộc gặp nhau vào dịp đầu năm mới, người ta chúc nhau bằng những nụ hôn nồng nàn. Tuy nhiên, nụ hôn lúc nào cũng phải đặt đúng chỗ, không phải hôn ở đâu cũng được. Cha mẹ hôn con cái trên trán, bạn bè hôn nhau ở hai bên má, trai gái yêu nhau thì hôn môi... Ở Pháp, giới thượng lưu chào nhau, quý ông thường hôn tay quý bà. Tuy là hôn tay nhưng không phải hôn thật sự mà chỉ có tính cách tượng trưng thôi, để mũi quý ông chạm vào da tay quý bà là... bất lịch sự đấy !

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:20
Người Nhật ăn Tết


Từ thời vua Minh Trị (Thế kỷ 19), nước Nhật Bản chủ trương Âu hóa đời sống trong cả nước. Tại các thành phố người dân ăn Tết dương lịch là chủ yếu, trong khi tại các vùng quê, một số nơi vẫn ăn Tết theo âm lịch.

Người Nhật có tập quán lâu đời trong dịp tết dương lịch đó là trao đổi quà tặng. Thời nay tục lễ này được thông dụng hơn trước do không ít người muốn nhân cơ hội này tranh thủ cảm tình của cấp trên hay bè bạn đặc biệt là bạn gái. Dịp cuối năm, vào lễ Nô-en trở đi, các cửa hàng phải lấy thêm người phục vụ bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu các "thượng đế", những khách hàng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Đồng thời người ta còn gửi thư, bưu thiếp chúc mừng năm mới cho người thân ở trong và ngoài nước. Theo phong tục cổ truyền, vẫn còn nhiều người ăn bánh mì làm bằng kiều mạch vào đêm giao thừa. Đúng lúc giao thừa tại các ngôi đền trong cả nước đều nổi 108 tiếng chuông. Rất đông người xuất hành vào giờ này để đến đền, đài..., cầu mong phúc lộc cho năm mới.

Lễ tạ ơn


Ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 năm 1864, lần đầu tiên Lễ tạ ơn chính thức được tổ chức tại nước Mỹ theo sáng kiến của Abraham Lincoln để tạ ơn trời đất và các thổ dân da đỏ bản xứ. Kể từ đó Lễ tạ ơn được tổ chức hàng năm tại nước Mỹ, giao lưu văn hoá và làn sóng di cư của người Mỹ khiến cho lễ này lan sang hầu hết các châu lục trên thế giới. Gà tây và ngô trở thành những món ăn không thể thiếu trong ngày này...

Bất kỳ một quốc gia nào cũng có những ngày lễ để tỏ lòng biết ơn đối với đấng tối cao của dân tộc hay tạ ơn trời đất vì đã đem lại một vụ mùa bội thu. Người Mỹ cũng vậy, họ xem Lễ tạ ơn là ngày để tỏ lòng tôn kính đối với những người đã đem lại cuộc sống cho tổ tiên họ.

Nguồn gốc Lễ tạ ơn

Lễ tạ ơn được dân bản xứ tổ chức từ thời Mỹ còn là một nước thuộc địa của thực dân Anh cách đây khoảng 4 thế kỷ, lúc đó nước Mỹ được gọi là Thế giới Mới (New World).

Năm 1620, một tàu thuỷ chở hơn 100 người hành hương (còn gọi là dân khai hoang) đi từ biển Atlantic đến định cư ở vùng Thế giới Mới vì muốn tách ra khỏi Nhà thờ Thiên chúa giáo Anh. Nơi đầu tiên mà họ cập bến là bang Massachusetts ngày nay. Họ đã trải qua mùa đông đầu tiên đầy khó khăn trên vùng đất mới, đói nghèo và bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của một nửa số họ. Mùa xuân đến, dân khai hoang được các cư dân da đỏ tộc Iroquois sinh sống ở vùng này dạy cách trồng ngô và một số hoa màu khác, những lương thực hoàn toàn mới lạ đối với họ.

Mùa thu năm 1621, một vụ mùa bội thu đầu tiên gồm ngô, đậu, lúa mạch và bí ngô được thu hoạch. Dân khai hoang tổ chức một lễ mừng được mùa và tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp họ có được vụ mùa bội thu này. Lễ tạ ơn đầu tiên được dân khai hoang tổ chức với sự tham gia của các quan chức da đỏ địa phương và 90 nông dân da đỏ khác với tư cách là khách mời. Đến dự lễ, các vị khách mang theo gà quay góp vui cùng với một vài món ăn làm từ ngô và bí đỏ của dân khai hoang. Kể từ đó, gà tây và các chế phẩm ngô trở thành các món ăn truyền thống của Lễ tạ ơn.

Nước Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, Quốc hội đề nghị lấy một ngày trong năm để làm lễ tạ ơn, tuy nhiên lúc đó họ chưa thể quyết định được ngày nào. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington đề nghị lấy ngày 26/11 làm Ngày tạ ơn. Đến năm 1864, sau khi kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu và kéo dài, Abraham Lincoln đã đề nghị dân Mỹ bỏ ra ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 để làm lễ tạ ơn. Vậy là Ngày tạ ơn đã ra đời từ đó. Hàng năm, đây là dịp để các thành viên gia đình tụ họp, các hoạt động từ thiện như phân phát thức ăn cho người nghèo và các trại trẻ mồ côi được tiến hành trên khắp nước Mỹ. Đối với người Mỹ, lễ tạ ơn còn đồng nghĩa với các khái niệm gia đình, thức ăn và cầu nguyện, đồng thời được xem là buổi lễ không chính thức đánh dấu sự bắt đầu của một kỳ nghỉ đông.

Biểu tượng của Lễ tạ ơn

Gà tây, ngô, bánh táo và xúp dâu là những món ǎn không thể thiếu của ngày lễ tạ ơn. Ngô trở thành biểu tượng về sự sống còn của dân khai hoang bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu. Bàn ăn và cánh cửa được trang trí bằng ngô biểu tượng cho một mùa bội thu và sự đón chào một mùa thu mới. Xúp dâu vẫn được xem là món khai vị của một bữa tiệc trong lễ tạ ơn, dâu loại có quả nhỏ được nấu trộn với đường và nước có chế dầu thơm. Ngày nay loại dâu này vẫn được trồng nhiều ở bang Massachusetts và một vài bang khác ở Mỹ chỉ để phục vụ lễ này. Thực tế, thực đơn của bữa tiệc tạ ơn đầu tiên là theo sáng kiến của người da đỏ nhưng đến nay đa số người Mỹ đều tin rằng đó là của dân khai hoang, tức tổ tiên họ, sau đó được truyền lại cho thổ dân da đỏ.

Lễ tạ ơn ở các nước

Ngày nay, mặc dù chỉ có 8 nước xem Lễ tạ ơn là lễ hội chính thức của quốc gia (Mỹ, Ác-hen-ti-na, Brazil, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liberia và Thuỵ Sĩ) nhưng lễ này được tổ chức tại nhiều nước trên thế giới. Không những thế, tất cả các dòng đạo lớn trên thế giới như Hindu, Phật, Thiên chúa và đạo Hồi cũng tổ chức lễ tạ ơn để tỏ lòng tôn kính đối với các đấng tối cao, những người đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hay những nhà sáng lập môn phái. Một số nước châu Á như Thái Lan, Nhật Bản và Srilanca cũng tổ chức lễ này, tuy nhiên dưới tên gọi ngày hội mừng được mùa. Nhiều bộ tộc châu Phi cũng tổ chức lễ tạ ơn để chia tay năm cũ và đón chào một năm mới. ở Nam Mỹ, các nước chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá của thổ dân da đỏ vẫn duy trì lễ tạ ơn với các món ăn truyền thống của lễ này thủa sơ khai. Ở Brazil, từ năm 1949 đến nay, ngày thứ nǎm cuối cùng của tháng 11 được dành để cầu nguyện và tạ ơn.

Tại Anh và một số nước châu Âu, Lễ tạ ơn được tổ chức tại các nhà thờ đạo Thiên chúa và đạo Tin lành. Tại Bắc Ai Len người ta còn dành một khoảng đất rộng để xây dựng quảng trường Tạ ơn.

Như vậy, xuất phát từ nước Mỹ, ngày nay, Lễ tạ ơn đã lan rộng sang hầu hết các châu lục. Nhìn chung, mục đích của lễ này là để dân chúng tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với đấng tối cao đã đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc mình. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm cụ thể, đối tượng để ngày lễ hướng tới có khác nhau ít nhiều giữa các nước. Chẳng hạn, Lễ tạ ơn năm nay, dân Mỹ sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố hôm 11/9, trong khi đối với người dân Thái Lan và Nhật Bản thì đó là sự phục hồi và khởi sắc của nền kinh tế. Người dân Afghanistan cầu nguyện cho nền hoà bình lâu dài sẽ mau chóng đến với quốc gia mình...

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:26
Cưới là hoạt động xã hội phổ biến và vui vẻ nhất. Tại mọi nơi trên thế giới, đám cưới luôn được coi là một sự kiện quan trọng trong đời sống vǎn hoá xã hội. Mỗi một nơi trên thế giới đám cưới mang một sắc thái riêng không thể trộn lẫn và mang đậm bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia. Hơn nữa, hôn nhân không đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai tâm hồn, của hai con người, hai cá nhân riêng biệt mà là sự kết hợp của cả hai gia đình, hai dòng họ và là sự tồn tại của một dân tộc.

Đám cưới tại Hàn Quốc

Đám cưới ở Hàn Quốc diễn ra theo truyền thống được người Hàn Quốc gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong thời gian khá dài với nhiều thủ tục, lễ nghi cầu kỳ. Nhìn chung, phong tục cưới hỏi của Hàn Quốc gần giống phong tục cưới của người Việt Nam.

Hôn lễ truyền thống Hàn Quốc cũng thường có các bước:

+ Nhà trai sửa lễ vật để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái
+ Chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân
+ Nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ
+ Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái
+ Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về

Trong quá khứ, nam nữ kết hôn khi còn rất trẻ và tuổi của cô dâu thường lớn hơn so với chú rể. Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng cũng đều rất lễ nghi. Sau khi chú rể đến, đại lễ chưa tiến hành, chú rể chưa được vào nhà, trước tiên phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm gần nhà cô dâu. Khi giờ tốt đến chú rể đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những thứ đã được bày sẵn trên bàn thờ. Chú rể mang theo một con nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con nhạn vậy. Sau đó cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.

Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.

Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin theo truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới hiện nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây. Các đám cưới đã mất đi nhiều tính lễ nghi và đã cắt bỏ đi những thủ tục bị cho là rườm rà.

Đám cưới Ba Lan

Người chủ trì đám cưới giới thiệu bố mẹ hai bên, họ hàng hai bên và sau đó là cô dâu chú rể. Khi bố mẹ hai bên được giới thiệu họ đi thẳng tới bàn tiệc chính và đợi cặp vợ chồng sắp cưới.

Nhạc nổi lên khi cô dâu và chú rể được giới thiệu. Cô dâu chú rể lần lượt đi chào khách và sau đó tiến tới bàn tiệc chính nơi bố mẹ hai bên đã đợi sẵn để chúc phúc. Họ hàng hai bên có thể ngồi tại bàn tiệc chính hoặc tụ tập hai bên bố mẹ cô dâu chú rể.

Trên bàn nhỏ trước bàn chính có một khay đựng một ít muối, một vài lát nhỏ bánh mỳ và một ly rượu. Khi mọi người sẵn sàng, chủ trì tiệc cưới sẽ đọc diễn văn tuyên bố hôn lễ bắt đầu. Sau đó bố mẹ của cô dâu chú rể chào đón cặp uyên ương bằng cách tung một ít bánh mỳ, muối và rượu lên người họ. Rắc bánh mỳ muối và rượu là một truyền thống cổ trong đám cưới của người Ba Lan và là một hình thức chúc phúc cho cuộc sống sau này của hai vợ chồng tương lai.

Bánh mỳ tượng trưng cho hi vọng rằng cặp uyên ương sẽ không bao giờ bị đói. Muối tượng trưng cho sự nhắc nhở cô dâu chú rể là cuộc sống tương lai của họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và họ phải học cách đối mặt và đấu tranh trong cuộc sống. Rượu tượng trưng cho hi vọng của cha mẹ rằng đôi vợ chồng tương lai sẽ không bao giờ bị khát và sẽ có sức khoẻ tốt và nhiều bạn tốt.

Sau đó, bố mẹ hai bên hôn cô dâu chú rể. Nụ hôn đó được coi như một dấu hiệu của sự đón mừng việc kết hôn, sự đoàn kết và tình yêu.
Vào cuối nghi thức cô dâu và chú rể cùng bố mẹ tiến tới bàn của họ và chờ tới khi bữa ăn bắt đầu

Đám cưới Italia

Đến Italia nếu bạn thấy tại các nhà thờ có treo những dải ruban lớn nhiều màu sắc thì bạn hãy hiểu rằng vào thời điểm đó trong nhà thờ đang có một lễ cưới . Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Italia.

Cũng tại đám cưới Italian truyền thống, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà thờ và đi tới quảng trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo lên người. Hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều điều tốt lành.

Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn mừng đám cưới.

Trong đám cưới Italia bánh cưới thường có nhiều tầng với hai bức tượng nhỏ ở trên tượng trưng cho cô dâu chú rể. Mặt của hai bức tượng nhỏ này phải hướng ra phía quan khách tham dự đám cưới.

Một điều không thể thiếu trong những đám cưới Italia truyền thống là khi một vị khách nam nào đó đứng lên với cốc rượu trong tay hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới". Ngay lập tức mọi người cùng vỗ tay và hàng trǎm lời chúc mừng được tuôn ra. Và khi buổi lễ có vẻ giảm bớt không khí thì một người nào đó lại đứng lên và hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới' và đám đông sẽ đáp lại bằng những tràng pháo tay và những lời chúc tụng. Tiếp đó khi một người bất kỳ nào trong đám cưới (thường là nam) đứng lên nói "hôn nhau đi, chúng tôi muốn được thấy các bạn hôn". Thì sau đó cô dâu chú rể từ từ đứng dậy và hôn nhau. Các đám cưới Italia thường diễn ra rất náo nhiệt, linh đình và các thực khách chỉ ra về khi họ cảm thấy không thể tự đi về nhà được và cần một người nào đó đưa họ về. Cô dâu và chú rể đi tới mỗi bàn của khách chào đón khách và sau đó nhẹ nhàng kín đáo rời bữa tiệc để đi hưởng tuần trăng mật và thậm chí không hề mở một gói quà nào. Họ hàng người thân của cô dâu chú rể vui vẻ chấp nhận điều đó và tiếp tục tiệc cưới.

Đám cưới của người Thạp Luông Nê Pan

Đám cưới của người Thạp Luông Nêpan thường chỉ được tổ chức vào hai tháng: tháng 11 và 12 lịch Nê Pan. Chú rể trước khi ra khỏi cửa đi đón dâu sẽ được 5 cô gái đã có chồng trang điểm hộ. Mẹ của chú rể phải tự tay bón cho con trai một hớp nước để con trai mình mồm miệng lanh lợi. Tiếp đó, bà đứng sau chú rể vỗ tay một cái. Đây là một hình thức chúc phúc truyền thống của người Nêpan.

Những người khách được nhà gái mời đến ai nấy đều đem theo một món quà đặc biệt: mầm cây chuối tiêu và tự tay trồng vào hai bên đường của sân (vườn nhà gái).

Hôn lễ bắt đầu, cô dâu chú rể đặt hũ nước thánh xuống, vòng 3 vòng. Sau đó, thợ cắt tóc sẽ chích ngón tay út lấy một giọt máu cho vào bát. Cô dâu, chú rể sẽ lấy máu trong bát viết tên ba người tiền bối lên lá mãng cầu. Thầy cúng tế sẽ buộc vào vai cô dâu chú rể mỗi người một chiếc. Chú rể sẽ xin bố vợ ban thưởng cho mình đứa con gái của ông. Bố vợ sẽ cầm tay con gái mình đặt vào tay chú rể. Cô dâu chú rể và bạn bè thân hữu của hai bên vòng quanh thân chuối tiêu ba vòng. Thầy cúng đốt huyết thư thành tro rồi rắc lên đầu đôi vợ chồng trẻ biểu thị tổ tiên chúc họ trǎm nǎm hạnh phúc. Cuối cùng chú rể sẽ tận tay bôi chất "chu sa" màu đỏ lên trên đầu cô dâu.

Lễ cưới kết thúc và ngày hôm sau chú rể đưa cô dâu về nhưng không được chung phòng trong vòng một tháng đầu.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:30
Sự khác biệt trong lễ nghi giữa người phương Đông và phương Tây

1. Nghi thức chào hỏi:

Ở Singapore nhìn chung là khi gặp nhau người ta thường bắt tay, điều cần phải hết sức chú ý là, khi bắt tay người khác đừng bao giờ giơ một bàn tay hững hờ mềm nhẽo như một con cá ươn ra cho người ta bắt tay, hãy dùng sức nắm chặt lấy tay đối phương để tỏ rõ sự chân thành, khí phách và sự tin tưởng của mình đối với bè bạn.

Ở phương Tây, người ta thường ôm hôn nhau khi gặp mặt, sau khi dùng hai tay ôm choàng lấy nhau, người ta áp má với nhau biểu hiện tình cảm thân thiết.

Ở Nhật Bản, người ta lại thích biểu hiện sự kính trọng bằng cách cúi gập người xuống khi chào hỏi nhau. Vì vậy, nếu như bạn giơ tay ra bắt tay tỏ sự thân thiện với họ thì ngay lập tức họ cúi gập người xuống để đáp lễ, và như vậy bạn rất dễ rơi vào tư thế khó xử vì tay bạn gần như là ngang tầm với đầu họ. Đây là một trong những rắc rối do không hiểu biết phong tục của nhau gây ra.

2. Màu sắc trang phục:

Ở các nước phương Tây, nếu như bạn đi dự tiệc thì mặc trang phục màu đen là màu an toàn nhất. Còn nếu như bạn gái đi dự lễ cưới thì không nên mặc trang phục màu trắng, bởi vì màu trắng là màu dành riêng cho cô dâu.

3. Những điều cấm kỵ trong tặng quà:

Với bạn bè, người Hoa không tặng nhau đồng hồ. Với người Malaysia thì tốt nhất là không tặng các loại đồ chơi có hình con lợn cho con cái của họ. Tặng quà cho người Ấn Độ, tốt nhất là không liên quan gì đến con trâu.

Với bạn bè phương Tây, khi tặng quà cần tránh những đồ làm từ châu ngọc, bởi vì người phương Tây quan niệm ngọc trai sẽ đem lại nước mắt, còn ngọc Opan thì đem lại vận đen.

4. Tặng tiền của:

Một trong những món quà tặng phổ biến nhất trên thế giới đó là tiền. Nếu như còn chưa biết tặng quà gì cho thích hợp thì tặng tiền là thích hợp nhất. Tặng tiền cho người Ấn Độ thì không để trong phong bì màu trắng, số lượng tốt nhất là không phải số chẵn.

Phong bì đựng tiền tặng phẩm của người Malaysia là một loại phong bì màu xanh, có in hoa. Số lượng tiền trong phong bì có thể tùy ý.

Tặng tiền cho người phương Tây thì lại nên mua một chiếc bưu ảnh thật đẹp, trên bưu thiếp ghi mấy dòng chữ biểu hiện tình cảm, đặt tiền vào trong, số tiền tùy ý.

5. Bí quyết khi ăn cơm Tây:

Đừng bị lúng túng khi thấy trên bàn ăn có rất nhiều loại dao, thìa, dĩa. Thực ra cách dùng chúng rất đơn giản: bất kể là món ăn gì, bạn chỉ cần bắt đầu dùng từ chiếc dĩa bày ở hàng ngoài cùng, mỗi khi thay đổi món ăn thì bạn lại tiến dần vào thứ dụng cụ tiếp theo, làm như vậy bạn sẽ không bao giờ sợ bị mắc cỡ vì dùng nhầm cả.

Rượu là thức gây hưng phấn không thể thiếu được trong bữa ăn của người phương Tây, tuỳ theo món ăn mà dùng các loại rượu khác nhau. "Rượu nho đỏ dùng với thịt màu đỏ, rượu nho trắng dùng với thịt màu trắng" - đó là nguyên tắc chung mà bạn nên biết.

6. Cách thưởng thức rượu:

Khi uống rượu, tư thế và cách cầm ly rất được người phương Tây coi trọng. Khi uống rượu ngọt, bạn chỉ nên dùng ngón tay nâng nhẹ ly rượu lên, đừng bao giờ nắm chặt lấy ly vì làm như vậy bạn sẽ làm cho rượu trong ly nóng lên, ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Sau bữa ăn dùng rượu brandy, bạn lại phải dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nhấc ly rượu lên, áp ly rượu vào lòng bàn tay sau đó xoay nhẹ chiếc ly trong tay cho hơi ấm của bàn tay thấm vào trong rượu. Sau khi rượu ấm lên, nhẹ nhàng nhấp môi từng chút một... thưởng thức vị ngon của rượu xong, bạn hãy nói một vài lời đánh giá tốt đẹp về chất lượng rượu rồi hãy cạn ly. Như vậy, chứng tỏ là bạn rất sành điệu và là người lịch sự.

7. Tặng hoa cho người mình yêu:

Hoa hồng đỏ biểu thị tình yêu. Tặng hoa hồng đỏ là cách tỏ tình tự nhiên nhất. Hoa hồng vàng dành cho người yêu cũ. Tặng hoa, tốt nhất là nên tặng ba bông. Còn nếu như tặng nhiều, thì chú ý đừng là số chẵn, có điều, đừng bao giờ tặng 13 bông.

8. Cách nhận quà:

Nếu bạn nhận quà của người phương Tây, nhất thiết bạn phải mở quà ngay trước mặt người tặng. Khi xem quà tặng xong, bạn lấy ra khỏi gói và hãy nói một câu gì đó hoặc có một cử chỉ biểu hiện sự ngạc nhiên thích thú của mình đối với món quà: Ôi tuyệt quá ! Tôi rất thích ! Đây là cái mà tôi mơ ước từ lâu !... cho dù trong lòng bạn thực sự là không nghĩ như vậy.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:35
Những cái Tết kỳ lạ trên thế giới


Ngoài Tết năm mới, nhiều quốc gia còn có các loại Tết đặc biệt khác, thể hiện quan niệm dân tộc và bản sắc văn hóa riêng.

1. Tết người cao tuổi

Trên khắp thế giới, người cao tuổi luôn là đối tượng của sự tôn trọng và ở một số nước, có những lễ Tết dành riêng cho họ. Tại Nhật Bản, ngày 15-9 hàng năm là Tết kính lão, được pháp luật quy định hẳn hoi. Trong ngày ấy, những người cao tuổi ăn mặc trịnh trọng, nhận lời chúc mừng của con cháu và bạn bè, đồng thời tham gia các hoạt động kính lão được tổ chức ở mọi nơi. Những cụ trên 75 tuổi được đi xe công cộng miễn phí. Vào Tết kính lão, tại Tokyo còn cử hành "Đại hội đi bộ vì sức khỏe, chúc phúc người già toàn quốc" người cao tuổi từ khắp nơi đổ về, chia thành hai đoàn, đi vòng quanh hoàng cung hai lần.

Ở Hàn Quốc, từ năm 1973, Tết bà mẹ vào ngày 8-5 hàng năm được sửa thành Tết kính lão với những ưu tiên đặc biệt dành cho người 70 tuổi trở lên, như : trao giấy chứng nhận, ưu đãi đi xe, tắm gội, cắt tóc đều giảm nửa giá...Còn tại Hồng Kông, cứ tháng 12 hàng năm thì tổ chức Tết Vũ đạo người cao tuổi, mục đích để họ có dịp vui chung, đồng thời nâng cao nghệ thuật vũ đạo. Các cụ lên sân khấu biểu diễn có tuổi trung bình từ 70 trở lên; đa số họ là thành viên của những trung tâm trợ giúp người già, nhà dưỡng lão, hội phúc lợi phụ nữ.

Ở Hy Lạp, vào mùa thu, tại đảo Christ có Tết người già. Nơi đây, ngoài biểu diễn các tiết mục văn nghệ chúc sức khỏe, còn tổ chức "Cuộc thi chạy của người cao tuổi" với những "vận động viên" có độ tuổi 70 - 100. Họ chạy thi trong sự cổ vũ nồng nhiệt của lớp con cháu.ở Mỹ, nhằm khuyến khích phong trào toàn xã hội tôn trọng người cao tuổi, từ năm 1978, ngày chủ nhật đầu tiên sau Tết Lao động của Mỹ (tháng 9 hàng năm) được chính thức lấy làm ngày Tết ông bà theo đúng tinh thần một đề án do Tổng thống Jimmy Carter ký duyệt.

2. Tết động vật

Sự quý mến hoặc sùng bái động vật tiêu biểu ở nhiều quốc gia cũng góp phần hình thành nên những cái tết đặc biệt. Tại tỉnh Fukhamburi (Thái Lan), ngày 10-12 hàng năm là Tết voi. Hôm đó, khắp nơi trong nước người ta tuyển chọn những chú voi kiện tướng, đưa về đây dự đại hội thể thao của voi, thi các môn như kéo co, cử tạ, chạy vượt chướng ngại, bóng đá, nhặt đồ vật...

Ở Ấn Độ, rắn được coi là con vật linh thiêng, có thể ban tuổi thọ cho người già, ban con cái cho các bà mẹ. Dân Ấn Độ sống rất gần gũi rắn và dành riêng cho rắn một ngày Tết vào tháng 8 hàng năm. Còn ở tỉnh Biển Đỏ (Sudan), ngày cuối cùng của tháng 4 lại là ngày Tết của... lừa ! Hôm ấy các địa phương trong tỉnh đều dán la liệt ảnh lừa. Lừa được trang điểm đẹp đẽ, cùng chủ nhân đi dạo chơi hoặc tham gia hoạt động bán đấu giá tại những thành phố và thị trấn lân cận.

Là nước sản xuất nhiều lông cừu nên ở Australia, cuộc sống người dân cũng gắn bó với cừu. Họ tổ chức ngày Tết cừu vào 14-8 hàng năm : từ sáng sớm, nhân dân khắp các bang đốt pháo, nói những lời chúc mừng với đàn cừu, rồi lùa chúng ra đồng cỏ.

Là thị trường lợn lớn nhất châu Âu, một thành phố ở miền Nam nước Pháp lấy ngày 21-7 hàng năm làm ngày Tết lợn. Những người giỏi bắt chước lợn trong toàn quốc đều đổ về đây biểu diễn các động tác, thói quen... của lợn. Ai diễn giỏi nhất sẽ được thưởng một chú lợn quay; đồng thời 5.000 người xem phải ăn hết một dây lạp xưởng dài 2.000m, 3.000 suất thịt lợn thái khá dày và 500 kg jambon !

Còn tại miền Bắc Canada, xe trượt tuyết do chó kéo là phương tiện giao thông chủ yếu nên người dân nơi đây tỏ lòng quý mến chó bằng việc dành riêng cho chúng một ngày Tết vào chủ nhật tuần đầu tháng 2 hàng năm. Hôm ấy chó được nghỉ, tắm rửa sạch sẽ, trang điểm rực rỡ và ăn những món ngon.

Quy mô lớn và sôi động nhất phải kể đến Tết kính bò ở Nepal. Nhân dân nước này rất tôn trọng bò (đặc biệt những con bò vàng - vốn được coi là bò thần). Pháp luật và tập quán dành cho bò nhiều ưu đãi hơn hẳn các vật nuôi khác. Hàng năm, Tết kính bò được tổ chức từ mồng 1 đến mồng 8 tháng 5 (theo lịch Nepal). Ngày vui vẻ nhất của dịp Tết, người ta vẽ hình bò lên mặt, đầu đội sừng bện bằng rơm hay tre để hóa trang thành bò. Họ hợp thành từng đoàn "bò người", vừa đi vừa ca hát, nhảy múa diễu qua khắp đường phố. Ai có nhạc cụ gì cũng phải tấu lên, tạo ra một bản nhạc cực kỳ hỗn loạn nhưng vui vẻ khác thường.

3. Tết hoa quả

Không ít quốc gia tổ chức Tết cho loại hoa quả tiêu biểu của mình. Tại Hungari, Tết nho được cử hành vào mùa thu hoạch. Dịp này, người ta dùng rất nhiều hoa tươi, đèn màu trang trí khắp đường phố. Ở cửa nhà thường có treo tấm biển đề "Thần Rượu", ý chỉ một mùa nho bội thu dâng lên Thần. Thanh niên ăn mặc đẹp, cưỡi trên những con ngựa và những cỗ xe trang hoàng lộng lẫy, đi dạo trên mọi con đường xuyên qua các cánh đồng nho; sau đó họ tụ tập lại những khoảng trống ngoài đồng và cùng nhau múa điệu "Thu hoạch nho" theo đúng truyền thống địa phương.Còn ở Nhật Bản, anh đào được coi là quốc hoa và năm nào nhà nước cũng dành 1 tháng (từ 15-3 đến 15-4) cho Tết Anh đào. Do sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng địa lý Nhật, hoa anh đào nở từ tháng 3 đến tận tháng 7, từ miền Nam dần lên miền Bắc. Cứ đầu tháng 4 tháng năm, Chính phủ Nhật cử hành lễ hội thưởng thức anh đào do đích thân Nhật hoàng hoặc Thủ tướng chủ trì, có mời các quan chức, những nhân vật tên tuổi trong nước và các vị khách quốc tế tham dự. Khắp nơi, người ta tụ tập dưới gốc cây ngắm hoa, uống rượu và hò hát, nhảy múa tưng bừng suốt ngày đêm.

Nước có nhiều tết hoa quả nhất là Columbia. Nơi đây, hầu hết các loại hoa quả đều có một ngày tết riêng, như : Tết gạo thần, Tết phù dung, Tết cà phê chúa... Vào ngày Tết loại hoa quả nào, người ta thường tổ chức vui chơi, ăn uống, ca hát, tán dương loại hoa quả đó rồi đem chúng ra thi với nhau, chọn lấy sản phẩm tốt đẹp, đặc biệt nhất để phong "Vua". Họ còn hóa trang thành hoa quả, củ khoai, bắp ngô... khổng lồ, hợp thành đoàn diễu qua các phố, trông rất ngộ nghĩnh.

4. Tết đèn

Ánh sáng là yếu tố gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, biểu tượng cho những sự tích cực (sức sống, điều tốt lành, tính công minh...) nên một số dân tộc đã tôn vinh nó bằng việc tổ chức tết đèn. Tại Myanmar, Tết đèn được long trọng cử hành trong 3 ngày (từ 14 đến 16 tháng 7, theo lịch nước này). Dịp Tết, buổi tối, trước cửa các nhà đều được trang trí bằng đủ loại đèn với những hình dáng, kích thước và màu sắc phong phú. Nhân dân kéo nhau đi xem đèn, rước đèn, tham gia các tiết mục văn nghệ và thi dệt áo cà sa dưới ánh sáng lung linh. Ở Israel, Tết đèn còn là nghi thức quan trọng không thể thiếu của Tết năm mới (Hanukkan). Đêm giao thừa (đêm ngày 25 tháng Kislev theo lịch Do Thái), cả gia đình thắp chung một ngọn nến trên chiếc đèn menorah. Bảy đêm tiếp theo, mỗi đêm thắp thêm một ngọn. Sau đó, người ta đọc kinh, cầu nguyện, rồi đem đặt cây đèn với 8 ngọn nến này ở cửa sổ mở, ngụ ý chuyển lời chúc mừng năm mới của gia đình mình đến mọi người xung quanh.

5. Tết trồng cây

Trong các loại tết đặc biệt thì tết trồng cây "phổ biến" hơn cả : hầu hết các nước đều có tết này và nó ngày càng phát triển mạnh cùng với phong trào bảo vệ môi trường khắp thế giới. Người Do Thái cổ đại tổ chức Tết trồng cây vào cuối tháng giêng. Họ còn có tục lệ độc đáo là khi một bé trai ra đời, cha mẹ phải trồng một cây linh sơn trong vườn nhà, nếu sinh con gái thì trồng một cây tùng; khi trai gái kết hôn thì gia đình chặt cây dựng thành rạp cưới. Một số vùng ở Nhật Bản quy định vợ chồng mới cưới phải đến địa điểm quy ước để trồng "cây tân hôn" mỗi đôi trồng 5 - 8 cây rồi viết tên mình và ngày cưới lên tấm biển cắm bên cạnh. Tại nhiều khu vực thuộc Nam Tư cũ, mỗi cặp lấy nhau phải trồng 70 cây trám, nếu không sẽ không được cấy giấy đăng ký kết hôn. Còn ở đảo Java (Indonesia) lại quy định vợ chồng mới cưới phải trồng 2 cây; khi ly dị phải trồng 5 cây; cưới lần thứ hai phải trồng 3 cây - nếu không chính quyền sẽ không công nhận cuộc hôn nhân... Tại Ba Lan, gia đình nào có người sinh nở thì phải trồng 5 cây (gọi là "cây gia đình"). Tương tự, nhiều địa phương ở Tanzania duy trì phong tục : khi mỗi đưa trẻ ra đời, lấy rau (nhau) người mẹ chôn xuống đất trước cửa rồi trồng lên đó một cây vạn lý, ngụ ý cầu chúc cháu bé khỏe mạnh, lớn nhanh và sống lâu như cây. Ngược lại, tại quần đảo Salomon, người nhà phải trồng một cây tưởng niệm bên mồ của người thân đã qua đời. Nhiều nhà máy ở Nhật Bản quy định cứ sản xuất thêm 6 cái ô tô thì phải trồng ít nhất 1 cây để góp phần đền bù, bảo vệ môi trường. còn tại thành phố Aldabat (ấn Độ), lúc xây nhà xong, muốn được chính quyền cấp giấy chứng nhận thì phải trồng cây quanh nhà.Do phong tục tập quán và điều kiện khí hậu khác nhau nên ở các nước, thời điểm tổ chức tết trồng cây cũng khác nhau. Tết trồng cây có thể vào tháng 1 hàng năm như ở Jordany; tháng 2 ở Tây Ban Nha, tháng 4 ở Đức hay Mỹ; tháng 5 ở Australia; tháng 6 ở Canada hay Phần Lan; tháng 7 ở Ấn Độ; tháng ở New Zealand và Pakistan; tháng 9 ở Philippines và Thái Lan; tháng 10 ở Cuba; tháng 11 ở Singapore và Anh; và tháng 12 ở Zambia hay Syria...

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:40
Kể từ sau vụ thảm hoạ Trung tâm Thương mại thế giới ở New York,Mỹ, nhiều người dân Mỹ đã đổ xô đi mua những cuốn sách nói về người Hồi giáo, về đạo Hồi. Từ đó người ta đã hiểu thêm nhiều điều về một tôn giáo được coi là huyền bí ở phương Đông.

Được thành lập từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên bởi nhà tiên tri Muhammad, đạo Hồi ra đời sau đạo Thiên chúa và đạo Do Thái. Tính đến năm 1990, đã có khoảng 935 triệu người theo đạo Hồi ở 45 quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng một phần năm là ở Arập.

Tín ngưỡng của đạo Hồi

Tâm điểm của đạo Hồi là kinh Qur'an, theo đức tin của người Hồi giáo, đó là những lời sấm truyền cuối cùng của đức Allah tới nhà tiên tri Muhammad; kể từ khi những lời tiên đoán được chuyển sang tiếng Arập, ngôn ngữ ngày đã được người Hồi giáo sử dụng trên khắp thế giới. Người Hồi giáo tin vào sự ban thưởng và trừng phạt, và sự thống nhất của umma, "vương quốc" của đạo Hồi.

Người Hồi giáo luôn tâm niệm và phục tùng "arkan ad-din"- 5 điều răn của thánh Allah:

Thứ nhất là: shahadah, điều khẳng định "Không có thánh thần, chỉ có Thượng đế, và Muhammad là sứ giả của Người".

Thứ hai là: salah, răn dạy các môn đồ phải tuân thủ 5 nghi lễ cầu nguyện hàng ngày.

Thứ ba: zakat, khuyên con người phải có lòng thương và biết ban của bố thí cho những người khốn khổ. Hơn thế, đạo Hồi còn coi ban của bố thí là một loại thuế tôn giáo.

Thứ tư: Sawm, trong lễ hội Ramadan, tháng ăn chay của người Hồi Giáo, chỉ trừ người già, trẻ em, người ốm và phụ nữ mang thai còn lại tất cả mọi người đều cầu kinh và không được ăn uống từ sáng cho tới tối.

Thứ năm: Hajj, những người theo đạo Hồi phải hành hương tới Mecca. Cuộc hành hương càng khắc nghiệt, người hành hương càng được đánh giá cao. Cuộc hành hương hàng năm này có ý nghĩa góp phần hợp nhất những người theo đạo Hồi và đức tin của họ trên toàn thế giới.

Đặc tính của người theo đạo Hồi được thể hiện trong quan điểm cuả họ đối với thánh Allah: Người Hồi giáo phục tùng tuyệt đối và tôn thờ đức Allah. Ngoài ra, họ còn cầu nguyện sự giúp đỡ của các vị thánh, các nhà tiên tri, các thiên thần. Đạo Hồi coi thông điệp của Muhammad là sự kế tục và hoàn thiện dòng dõi tiên tri, trong đó bao gồm cả những hình vẽ trong Kinh thánh của người Do Thái và Kinh Tân ước, đặc biệt là về Adam, Noah, Abraham, Moses, David, và chúa Jesus.

Các ngày lễ quan trọng của người Hồi giáo

Ngày lễ cơ bản của đạo Hồi là "id al-fitr", tương ứng với lễ mở đầu mùa ăn chay Ramadan, và "id al-Adha", cùng diễn ra với cuộc hành hương đến Mecca. Ngoài ra còn có ngày "id al-ghadir", lễ kỷ niệm việc nhà tiên tri Muhammad tuyên bố Ali là người kế vị mình, lễ kỷ niệm sinh nhật của nhà tiên tri, và lễ "al-isra wa-l-miraj", ngày kỷ niệm chuyến hành hương của Muhammad Jerusalem và lên thiên đàng. Người Afghanistan thường tổ chức ăn mừng và ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc khánh, đặc biệt là lễ cưới với các cuộc nhảy múa tập thể. Những màn biểu diễn ngoài trời từ lâu đã được biết đến như một nét đặc trưng trong đời sống của người Afghanistan.

Bổn phận của người theo đạo Hồi bao gồm sự tôn kính đối với "ca ngợi cái Thiện và lên án cái ác", nghe theo những lời huấn thị chống lại việc cho vay nặng lãi, các trò cờ bạc, ngăn cấm uống rượu và ăn thịt lợn. Họ chỉ được phép ăn thịt con vật bị giết chết để làm lễ cúng tế (halal - giết súc vật theo lễ nghi của đạo Hồi). Theo họ, thánh chiến (Jihad) chính là việc vận dụng ý chí do Thượng đế sai khiến, nhằm thực hiện bổn phận của cộng đồng cũng như mỗi cá nhân đối với Người. ở mức độ riêng lẻ, nó chứng tỏ sự chiến đấu của cá nhân để được công bằng và đi theo con đường được vạch sẵn bởi Thượng đế. Theo tín ngưỡng của đạo Hồi, tôn giáo và tính cộng đồng là hai yếu tố không thể tách rời; người thống trị một cộng đồng (khalip - vua Hồi) đều có tín ngưỡng và thể chế chính trị. Sự thống nhất giữa một cá nhân và Thượng đế, và một con người với xã hội, đã góp phần truyền bá rộng rãi tư tưởng đạo Hồi. Chính vì thế, chỉ trong vòng một thế kỷ kể từ cái chết của nhà tiên tri, đạo Hồi đã lan rộng từ Tây Ban Nha cho tới Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi, cùng với sự phát triển của đạo Hồi đã hình thành một đẳng cấp mới - các Sufi (ông đồng). Những người này đã góp phần mở rộng vương quốc đạo Hồi tới tận sa mạc Sahara của châu Phi, thiết lập các mối liên kết về thương mại và vǎn hoá với khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, và tới tận Đông Nam Á.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:44
Sức sống của nền văn minh Hồi giáo


Kể từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cho đến khoảng năm 1000, nền văn minh Hồi giáo huy hoàng đã phát triển. Tuy lấy tôn giáo làm trung tâm, nền văn minh này chan chứa thơ ca, màu sắc và tính cách trí thức.

Sự ra đời và phát triển

Câu chuyện bắt đầu vào năm 610 sau Công nguyên tại Mecca - một thành phố nhỏ trên bán đảo Ả rập - nơi Muhammad, một thương gia giàu có, một ngày kia bỗng nhận được một thông điệp từ Thượng đế nói rằng ông phải dâng mình cho chúa và sáng lập nên một tín ngưỡng mới gọi là Hồi giáo.

Chỉ trong vòng một trăm năm, những người Hồi giáo đã chinh phục một vùng rộng lớn - từ Tây Ban Nha ở phía Tây cho đến những vùng nay là Uzbekistan và Pakistan ở phía Đông.

Nền văn minh phát nguồn từ Hồi giáo này đã thâm nhập nhiều nền văn minh khác trong vùng. Tuy có ảnh hưởng áp đảo, Hồi giáo cũng bị các nền văn minh đó thay đổi phần nào.

Hồi giáo đưa ra một viễn tưởng rất đơn giản rằng ta phải làm thiện trong cõi đời này, có nghĩa là người giàu phải giúp đỡ người nghèo và ai ai cũng phải tuân thủ một số những giáo điều căn bản của Hồi giáo. Làm như vậy khi sang thế giới bên kia, kẻ thiện sẽ được lên thiên đường và kẻ ác xuống địa ngục.

Những điều làm nên sức sống lâu bền

Thánh kinh Koran

Hồi giáo xem kinh Koran là lời của chính Thượng đế. Điều đó có nghĩa là người Hồi cảm thấy bị xúc phạm nếu có ai phê bình kinh Koran - dù công khai hay ngấm ngầm.

Người Hồi tin là Thượng đế đã truyền lại những lời dạy bằng tiếng Ả rập cho nhà tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel.

Có thể nói kinh Koran đã ấn định tiêu chuẩn cho tiếng Ả rập. Tất cả những ai muốn trở thành tín đồ của đạo Hồi đều cảm thấy họ cần phải học tiếng Ả rập để thấu hiểu kinh Koran.

Ngôn ngữ Ả rập

Trước khi bị người Hồi giáo chinh phục vào khoảng những năm 640, không ai tại Ai Cập, Syrie, Iraq và vùng Bắc Phi nói tiếng Ả rập. Nhưng rồi tiếng Ả rập đã đến với họ như là ngôn ngữ thống trị, ngôn ngữ của tầng lớp lãnh đạo, ngôn ngữ của tôn giáo và nó dần dần đã tiêu diệt các thứ tiếng khác.

Trong văn minh Hồi giáo, hầu hết các tác phẩm văn chương đều là thi ca - giống như là văn học thời tiền Hồi giáo và các nhà thơ là những nhân vật có địa vị trong xã hội. Nhưng sau vài thế kỷ, thi ca cũng như phần lớn văn chương Ả rập đều được sáng tác tại thành thị. Tóm lại, đây là một nền văn hóa đô thị.

Trong giới học giả Trung Đông, văn hóa khẩu truyền chiếm ưu thế so với văn hóa sách vở. Văn chương truyền khẩu đòi hỏi người có học phải ngao du... và người Hồi giáo đi khắp nơi vì lý do tôn giáo và thương mại.

Giới trí thức Hồi giáo đã học hỏi văn minh cổ Hy Lạp cũng như những nền văn minh khác đã bị họ chinh phục để phát huy kiến thức của họ thêm nữa. Và cách truyền dậy những kiến thức này tại các trường học Hồi giáo đã trở thành một trong những yếu tố thống nhất văn minh Hồi giáo.

Luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo là trung tâm của nền văn hóa vì nó là mắt xích nối với tôn giáo. Nhưng luật này cũng rất thực tế - với những quy luật để áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, những học giả trong đạo cũng biết nhiều về thương mại.

Phần lớn những giáo sĩ học giả Hồi giáo đều xuất thân từ thành phần thương gia. Thành ra là một nhà buôn làm ăn khá giả và lương thiện thì cũng có thể là một tín đố Hồi giáo ngoan đạo. Hậu quả của điều này là một luật lệ về buôn bán rất hữu ích cho việc phát triển thương mại trong thế giới Hồi giáo, tức là có thể góp vốn để làm ăn chia lãi nhưng không ra mặt hay trực tiếp quản lý các hoạt động đầu tư.

Y học - Kiến trúc - Mỹ thuật

Y học Hồi giáo cũng đã tiến xa. Điển hình là mãi đến thời hiện đại Âu châu mới có những tiến bộ hơn việc dùng thuốc và điều trị các bệnh về mắt của Hồi giáo. Thế giới Hồi giáo bấy giờ cũng đã phát minh ra các dụng cụ giải phẫu tinh vi đến độ mà châu Âu hoàn toàn chưa biết đến và hệ thống bệnh viện của Hồi giáo thì không nơi nào sánh nổi.

Người Hồi giáo dùng vải vóc như tiền tệ và để trang trí các công trình kiến trúc. Vào lúc này, đền đài dinh thự Hồi giáo là nơi để biểu hiện những kỹ năng siêu việt của các nghệ nhân đến từ các vùng khác nhau trong thế giới Hồi giáo. Một thí dụ huy hoàng là đền Taj Mahal được xây vào thế kỷ thứ 17 đó là một ngôi mộ hùng vĩ tráng lệ mà một vị hoàng đế Ấn Độ đã xây cho một người vợ của ông.

Trong việc trang trí những công trình kiến trúc công phu như vậy, người Hồi giáo thường dùng những màu sắc rực rỡ. Thảm len Hồi giáo cũng nổi tiếng là có mẫu mực phức tạp và màu sắc rực rỡ. Nhiều tấm trông như một cái vườn. Tư duy mỹ thuật đó theo giáo sư Robert Hillenbrand, nghệ nhân dệt thảm thường là những người thuộc thành phần nghèo túng lang bạt kỳ hồ như du mục trong sa mạc.

Trải qua hàng nghìn năm, văn minh Hồi giáo vẫn tồn tại và phát triển với những thành tựu rực rỡ của mình. Có cái còn, có cái mất nhưng chỉ cần nhìn vào những ai còn tồn tại hôm nay, chúng ta có thể hiểu được tại sao văn minh Hồi giáo một thời được coi là biểu hiện được một cực điểm của văn minh nhân loại.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:49
Người Trung Quốc luôn tự hào vì đất nước mình có một lịch sử phát triển lâu đời, với một nền văn hoá độc đáo mà trên thế giới không thể tìm thấy một nền văn hoá thứ hai như thế. Một nền tảng văn hoá được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử trên một mảnh đất rộng lớn nhất thế giới... đó phải chǎng là một trong những yếu tố khiến cho vǎn hóa Trung Quốc có sức ảnh hưởng lan rộng, và được nhiều người trên thế giới biết đến ?

Một trong số những nét văn hoá độc đáo tiêu biểu nhất của ngời Trung Quốc là tục bó chân. Những chiếc giày bé tí bằng lụa, với nhiều màu sắc rực rỡ, làm say lòng người, song đôi khi cũng khiến người ta lo ngại. Bởi vì những hình dáng kỳ thú và kích cỡ của chúng - không tới 8cm - dường như thích hợp cho đôi bàn chân của búp bê hơn là cho phụ nữ Trung Hoa mang vào chân trong thực tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Xuất phát từ tập tục bó chân đã có từ hàng ngàn năm qua, nó là bằng chứng cho cổ tục quái dị của đế chế Trung Hoa cổ xưa.

Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương đã cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian. Nhưng nàng cũng là người gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa. Thân thể nàng chỗ nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo. Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa dài để bó chúng lại.

Họa sĩ Frédéric Pineau giải thích: "Loại truyền thuyết như thế thì nhiều lắm và trong nền văn hóa Trung Hoa người ta thường khó mà phân biệt được đâu là huyền thoại, đâu là thực tế. Nhưng, người ta biết rằng tập tục bó chân ở phụ nữ đã có từ rất sớm, khoảng thiên kỷ đầu tiên. Người ái thiếp của một ông vua chư hầu lúc ấy là một vũ nữ quyến rũ có đôi chân bó trong đôi giày giống như các vũ công múa ba lê của phương Tây. Nhiều quý bà trong triều đình cũng bắt đầu bắt chước bó chân để có được dáng đi lảo đảo và ẻo lả". Cho đến giai đoạn thống trị của người Mãn Châu, vào 1644, tục bó chân chỉ được thực hiện trong tầng lớp quý tộc và vương giả. Sau đó các tầng lớp khác trong xã hội cũng bắt chước theo.

90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi bàn chân bông sen vàng! đôi giày bé tí sẽ được làm tại nhà và hôm trước ngày bó chân lần đầu tiên, người mẹ của bé gái sẽ đặt đôi giày đầu tiên lên bàn thờ tử thần của lòng khoan dung. Các bà mẹ phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. Ở Trung Hoa thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái Trung Hoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.

Hãy nghe lời kể của một nhà truyền giáo phương Tây vào thế kỷ 19: "Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu(!), có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý. Còn hơn cả mọi phần khác của thân thể phụ nữ, cảm hứng tình dục của Trung Hoa cổ dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay đúng hơn là cho bề ngoài của chúng. Thế nhưng yêu bàn chân trần của một phụ nữ bị coi là một sự đồi bại. Cách đây 7 thế kỷ, triết gia Fang Xun đã nhắc nhở những người chồng: "Nếu anh cởi bỏ đôi giày và dải băng bó chân ra, cảm xúc thẩm mỹ sẽ bị phá đổ mãi mãi".

Những đôi giày bông sen vàng vô cùng phong phú. Chúng được làm bằng lụa đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng. Về mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian tang chế kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng vải trắng và các màu sậm.

Sau Cách mạng Trung Quốc, vào 1949, tục bó chân đã giảm bớt do ảnh hưởng của phương Tây và sau đó mất hẳn. Họa sĩ Frédéric Pineau cho biết: "Bây giờ những phụ nữ bó chân của Trung Quốc chỉ còn có những đôi giày bé tí có dây buộc thật nhạt nhẽo buồn tẻ do các cửa hàng nhà nước cung cấp mà thôi". Những đôi giày bông sen vàng ngày nay là những cổ vật bảo tàng mà những bà cụ Trung Quốc nhập cư ở phương Tây không chịu từ bỏ. Beverley Jackson, tác giả của một trong những cuốn sách hiếm hoi về đề tài này, đã nhìn thấy những chiếc giày bé tí này và đã lặng lẽ ngấm nghía những chứng tích của một thời tuổi trẻ và vẻ đẹp của phụ nữ Trung Hoa xưa

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:51
Người Uyghur (Tân Cương - Trung Quốc)


Người Uyguhr sinh sống ở vùng Tân Cương rộng lớn của Trung Quốc, ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Trung Quốc chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Với khoảng 8 triệu người, họ đã tạo nên một vùng dân cư đông đúc, một khu tự trị riêng ở vùng Tân Cương. Họ sinh sống tập trung ở dãy núi phía Nam, nơi có ốc đảo Tarim Basin. Đối với người Uyghur thì đó là thủ phủ của khu tự trị.

Cái tên Uyghur theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là "united' or 'allied". Những người dân Thổ Nhĩ Kỳ du canh du cư, sống nay đây mai đó trong quá trình chuyển dịch của mình đã đặt chân đến nơi đây và nhận ra rằng đó chính là mảnh đất lý tưởng dành cho họ. Nhờ quyết định đó mà đã hình thành nên dân tộc Uyghur.

Đầu tiên người Uyghur là những cư dân sinh sống ở những vùng nông thôn phía Nam hồ Baykal ngày nay. Theo một truyền thuyết có từ bao đời nay, đầu tiên nhóm cư dân đó chỉ có khoảng 10 người, vì không thể sống hòa thuận với bầy sói hoang, họ đã tập trung nhau lại rời bỏ nơi mình đang sống để đi tìm một miền đất hứa. Đó chính là khởi nguồn của một bộ lạc hoang dã người Thổ Nhĩ Kỳ mà sau này trở thành người Uyghur.

Vào thế kỷ thứ 6, bộ lạc người Thổ Nhĩ Kỳ ấy sinh sống ở vùng núi hoang sơ Altai, sang đến thế kỷ thứ 7, bộ lạc đó phát triển hơn nhiều, sau đó thì họ tách ra một bộ phận di cư sang phương Đông và một bộ phận còn lại di chuyển về phía Tây. Bộ phận di cư sang phương Đông sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc. Có thể nói đây là bước ngoặt vĩ đại của tộc người này, bởi sau đó họ đã phát triển đến mức có thể sáng lập cho mình một đế chế riêng vào thế kỷ thứ 8, trên chính mảnh đất của người Trung Quốc bấy giờ. Và cũng từ đó, những người dân di cư này được gọi bằng một cái tên là "Người Uyghur".

Người Uyghur có dân số đông gấp đôi người Tạng của Trung Quốc, vì thế mà họ luôn tìm mọi cách để thống nhất người Tạng sinh sống tại vùng đất này (đó là khoảng thời gian từ năm 755 - 763). Sang đến thế kỷ thứ 9, trong nội bộ người Uyghur có diễn ra một sự phân chia lớn, một vài người sống định cư ở Hexi Corridor đã thành lập một đế chế riêng cho mình tại Dunhuang và Zhangye, một số khác thì rời phía Nam vùng núi Heavenly, ngôn ngữ mà họ sử dụng là của người châu Âu.

Đến thế kỷ 10, người Uyghur đã mang nặng tư tưởng chính trị riêng, điều đó được phản ánh rõ qua sự phát triển về kinh tế, văn hoá của người dân. Họ tự làm ra bảng chữ cái riêng cho mình và đó chính là nền tảng cho ngôn ngữ Mông Cổ sau này. Mong muốn đế chế của mình được công nhận trước kia đã ngay lập tức bị giấc mơ thống nhất Trung Quốc dập tắt.

Mãi cho đến sau này, có thể nói là từ khi bắt đầu bước sang thế kỷ 19, người Uyghur vẫn không ngừng dồn hết tâm trí của mình vào công việc thiết lập một chính quyền tự chủ riêng. Mặt trái của những cuộc xâm lược, áp bức mà triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị lúc đó áp dụng với các dân tộc ngoại lai đã làm nên tư tưởng ấy của họ. Đó chính là động lực thúc đẩy ý chí thống nhất đất nước của người Uyghur, và cuối cùng thì ước mơ đó của họ đã thành hiện thực, ngày 1/10/1955 khu tự trị Tân Cương của người Uyghur đã được thiết lập.

Giờ đây, nhắc tới người Uyghur ở Tân Cương (Trung Quốc) là người ta nhớ ngay tới một dân tộc lạ kỳ, một dân tộc có một sức sống mãnh liệt, và hơn thế nữa đó còn là dân tộc có truyền thống văn hoá hết sức độc đáo và hấp dẫn. Ngay trong cuộc sống hàng ngày, người dân Uyghur cũng vẫn giữ được nét truyền thống của mình. Ngay như việc làm nhà để ở họ vẫn sử dụng kiểu gạch vuông, bởi họ cho rằng nó sẽ tạo cảm giác ấm cúng và rộng rãi, nhất là vào mùa đông. Giường ngủ của người Uyghur thường được trải những lớp vải nhiều màu sắc. Những dụng cụ thiết yếu trong gia đình và đồ làm bếp thường được để nơi góc nhà, hốc tường thuận tiện. Trong vườn nhà của người Uyghur thường trồng dưa tây và thóc lúa, có nhiều gia đình còn trồng nho. Bao giờ người Uyghur cũng dành riêng một khoảng đất nho nhỏ ở sân trong nhà mình để làm nơi nghỉ ngơi, giải trí sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Lễ hội của người Uyghur cũng rất đặc biệt, lễ hội Kashgar là một ví dụ điển hình nhất. Khi mặt trời thức dậy, toả những ánh bình minh trong lành (vào khoảng 6 giờ sáng), đã có hàng nghìn người tập trung chờ đợi lễ hội khai cuộc. Trong lễ hội, hấp dẫn nhất là những điệu nhảy, chúng lôi cuốn tất cả mọi người, bởi vậy các điệu nhảy luôn kéo dài suốt buổi lễ. Người lớn thì đánh trống, thổi tù và (loại nhạc cụ này được làm từ sừng trâu, sừng bò), còn trẻ con thì thường tập trung nhau lại thành một nhóm rồi đi chơi khắp đường phố. Và đây cũng là dịp mọi người đến với lễ hội khoe những bộ trang phục cũng đặc biệt không kém những điệu nhảy truyền thống.

Đặc trưng nhất trong bản sắc vǎn hóa của người Uyghur có lẽ là lễ cưới truyền thống, khách mời dự lễ cưới thường nhảy theo những điệu nhạc trước khi người tộc trưởng đọc kinh Koran. Chỉ mãi những nǎm gần đây phong tục truyền thống của người Uyghur mới có sự thay đổi chút ít theo tập tục của người Trung Quốc. Ngay như chuyện duy trì nòi giống, trước kia người Uygur vẫn giữ thói quen sống theo kiểu quần hôn, nay thì khác, người Uyghur đã tiếp thu phần nào sự tiến bộ của xã hội bên ngoài bằng cách họ cũng đã quy định mỗi gia đình một vợ một chông và chỉ có từ một đến hai con mà thôi.

Trang phục của người Uyghur là một sự tổng hợp vô cùng độc đáo, chọn lọc từ những điểm đặc trưng nhất trong trang phục truyền thống của ba thành phố Turpan, Kucha và Kashgar. Đàn ông thường mặc một thứ quần dài có chiều rộng gấp ba lần kiểu quần thông thường. Phần vải thừa được dắt gọn gàng trên phần eo của người mặc, đi kèm với chiếc quần ấy là đôi giầy được làm từ da thuộc của động vật.

Phụ nữ Uyghur thì mặc áo dài suôn rộng không chiết eo và có nhiều màu sắc chủ yếu làm từ vải thô, sau này thì chúng được làm từ tơ lụa. Bộ trang phục này còn có thêm những dải lụa màu nâu đậm trang trí bên ngoài, những chiếc váy dài kiểu này rất thanh lịch và tao nhã.

Về trang sức và trang điểm, phụ nữ Uyghur hay dùng khǎn trên đó có thêu rất nhiều hoa vǎn với vô số màu sắc để quấn quanh tóc mình. Trang sức của người Uyghur rất độc đáo, mỗi địa phương nơi người Uyghur sinh sống lại có một kiểu trang sức khác nhau. Phụ nữ Uyghur thường ưa thích mặc những trang phục và trang sức có màu đỏ, xanh hoặc trắng ngà. Không giống với người Trung Quốc, phụ nữ Uyghur thường trang điểm sao cho đôi mắt của mình có màu nâu, đôi khi việc trang điểm cho mắt đơn giản đến mức chỉ cần vẽ một đường viền nhỏ xung quanh là được. Phụ nữ để tóc dài và thường tết gọn gàng, trong đám cưới truyền thống người con gái thường tết tóc mình thành 10 bím tóc, hoặc có thể nhiều hơn thế, bởi theo quan niệm của họ trang điểm như vậy sẽ khiến người ta gặp nhiều may mắn hơn.

Trong giao tiếp hàng ngày, người Uyghur vẫn giữ được nhiều phong tục độc đáo. Đáng chú ý nhất là trước khi bắt đầu câu chuyện thì chủ nhà luôn là người rót nước cho khách rửa qua hai bàn tay của mình bằng một chiếc bình nhỏ, việc rót nước cho khách cũng được làm một cách nhẹ nhàng. Trong khi nói chuyện phải luôn giữ theo phép giao tiếp truyền thống là tế nhị, hoà nhã với mọi người trong gia đình, người đàn ông lớn tuổi trong gia đình bao giờ cũng là người quan trọng nhất.

Người Uyghur có một kho tàng những câu chuyện cổ, âm nhạc và rất nhiều điệu nhảy truyền thống, những hiện vật còn giữ được đến bây giờ là những sợi dây đàn ghi ta, đàn mǎngđơluyn và những bộ trống lục lạc (trống nhỏ có gắn những vòng kim loại kêu xủng xoẻng ở vành). Về múa truyền thống, người Uyghur có những điệu nhảy vô cùng uyển chuyển, nhịp nhàng trên nền nhạc dân gian với lời ca diễn tả cảnh tha hương, cảnh đói nghèo, tình yêu con người... Trong nền văn hoá độc đáo của người Uyghur người ta còn tìm thấy những bùa chú có xác định cả niên đại (thế kỷ 8), trong đó có kể tên 400 loài thảo mộc và hơn 200 mẫu pha chế...

Đó chính là những nét độc đáo trong bản sắc vǎn hoá của người Uygur, nó đã chứng minh một quá trình hình thành và phát triển của một tộc người sinh sống trên vùng đất Tân Cương rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng hơn hết, với những nét văn hoá đặc trưng này, người Uygur đã được cả thế giới biết đến như một dân tộc có truyền thống phát triển lâu đời, bỏ qua khoảng thời gian dài chưa được công nhận

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:53
Nghệ thuật cắt giấy Trung Hoa

Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo nhất của người Trung Quốc từ xa xưa, do chính người dân nước này sáng tạo. Họ cắt những con vật, những bông hoa, những con số đều bằng giấy với phương tiện sử dụng chính là dao và kéo để tạo ra những hình ảnh đẹp nhất cho việc trang trí cửa sổ và cửa ra vào.

Nghệ thuật cắt giấy Trung Hoa xuất hiện rất lâu trong lịch sử và nó biểu tượng cho một phong cách nghệ thuật độc đáo của người dân địa phương nói riêng và người dân Trung Quốc nói chung. Loại hình nghệ thuật này phát triển nhất trong triều đại nhà Thanh và cũng trong giai đoạn này nhiều bộ môn nghệ thuật khác cũng phát triển.

Giấy để cắt ở đây có thể là những loại giấy màu và cả những bức tranh bằng giấy với những hình ảnh thiên nhiên sống động. Mặc dầu những loại giấy cắt này có những chi tiết nhỏ nhưng rất tinh tế vì nó phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống về sức khoẻ, về thời tiết, về những mùa màng bội thu và thể hiện cả những mong muốn ước mơ của con người về hạnh phúc.

Khám phá khảo cổ học bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 nhưng môn nghệ thuật cắt giấy lại sớm hơn trước đó vài thế kỷ. Thời gian đó những bức tranh được cắt từ giấy đã được sử dụng cho những mục đích tôn giáo khác nhau, nó vừa để trang trí nhưng đồng thời cũng là biểu tượng cho những nét đặc trưng tín ngưỡng khác nhau. Cho đến tận ngày nay, việc cắt giấy này vẫn được dùng cho việc trang trí nhưng người ta không chỉ trang trí trên tường, trên các cửa sổ, cửa ra vào, cột nhà, gương, đèn ngủ, đèn lồng mà còn được trang trí trên các gói quà và làm cả quà tặng nữa.

Đặc biệt trong những ngày lễ hội cũng như các ngày lễ cổ truyền chúng rất có ý nghĩa. Trong ngày Tết cổ truyền thì việc trang trí bằng những loại giấy cắt này ở cửa ra vào nhằm thể hiện lời chúc phúc may mắn sẽ đến trong năm mới.

Hơn thế, nghệ thuật cắt giấy này cũng ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nghệ thuật khác như là việc sử dụng nó làm hoa văn trang trí nhất là trong ngành thêu dệt và sơn mài.

Ở Trung Quốc, những nghệ sĩ cắt giấy chuyên nghiệp lại là đàn ông, họ có một mức thu nhập cố định và làm việc tại các văn phòng nhưng công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ phải do bàn tay của phụ nữ và các thiếu nữ làm. Đây là một trong những nghề thủ công mà mỗi thiếu nữ đều có thể thành thạo và cũng là tiêu chuẩn để chọn dâu của người Trung Quốc.


Cung điện Polata (Trung Quốc)


Cung điện Polata được xây dựng trên núi Mabuge (núi Đỏ), một ngọn núi có nhiều đá, cao hơn thành phố Lhasa 91m, thuộc thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Theo tiếng Phạn (Sankrit) Polata có nghĩa là ”Thánh địa Phật giáo" - Polata là âm dịch từ chữ Sankrit “Pulada” (Phổ Đà La) có nghĩa là Thế giới Quan âm thánh địa Phật giáo. Cung điện Polata được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ thứ Vll do vua Thổ Phồn Sungsancanbo làm để cưới công chúa Văn Thành, một người con gái của dân tộc Hán. Ở đây ông còn xây dựng một ngôi chùa Đại Chiêu trong thành. Ngôi chùa này giống như một tảng đá nam châm lớn thu hút nhiều Phật tử đến hành hương. Vào năm 1645, người thống trị Tây Tạng thời bấy giờ là Đạt lai đời thứ 5 hạ lệnh dựng cung điện cho mình trên cung điện Sungsancanbo. Năm 1682 ông viên tịch, cung điện vẫn chưa xây xong. Nên tin ông viên tịch vẫn không được công bố. Mãi đến 1694 khi cung điện xây xong mới công khai để mọi người biết.

Lhasa là thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, nơi tập trung nhiều kiến trúc, lâu đài, chùa chiền của Phật giáo. Thủ phủ Lhasa nằm trong rặng núi Himalaya ở độ cao 3684m so với mặt nước biển. Qua các triều đại, cung điện Polata không ngừng được trùng tu mở rộng mới có qui mô to lớn như ngày nay. Toà lâu đài chính của cung điện Polata gồm 13 tầng cao 117m gồm gần 1000 phòng, giống như một vách đá lớn, có tường màu trắng, từng dãy cửa sổ, mái nhà cao thấp khác nhau. Trong đó có các văn phòng của chính quyền, phòng tiếp tân, kho súng đạn, các tư thất; khu của đoàn bảo vệ. Chiều Đông-Tây dài 360m.

Cung điện Polata xây dựng trên diện tích 130.000 m2 – toàn bộ kết cấu cung điện đều bằng gỗ, đá. Bên trong cung điện Polata có điện thờ, Phật đường, phòng đọc kinh, tẩm cung, điện linh đường, đình viện v.v... Toàn bộ cung điện Polata có 8 toà linh đường điện của các Đạt lai Latma của các đời, thân pháp bọc vàng có đính bảo ngọc rất huy hoàng tráng lệ. Trên các bức tường của cung điện đều được trang trí các bức họa với nhiều đề tài khác nhau rất phong phú. Hiện trong cung điện vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư tế rất quí giá.

Cung điện Polata được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hoá thế giới năm 1994

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 19:55
Du lịch ẩm thực và kiến trúc tại Trung Quốc

Những khách du lịch giàu có khoái của lạ còn có thể nếm qua tay gấu, mũi nai, tinh hoàn cọp ở Hạc Bình; nhưng Chính phủ Trung Quốc còn đang xem xét việc cho phép xơi những của quý hiếm này.

Dưới đây có thể là hành trình du lịch sắp tới của bạn tại Trung Quốc: thưởng thức món ăn cung đình ở Bắc Kinh, nhai rau ráu đùi cừu nướng giòn ở Tân Cương, sì sụp húp mì ống ở Vân Nam và uống trà với bơ bò yak ở Tây Tạng.

Các quan chức du lịch Trung Quốc đang tuyên bố "du lịch ẩm thực" sẽ là khẩu hiệu trong năm nay và hy vọng hấp dẫn du khách và những người sành ăn trên khắp thế giới đến Trung Quốc để biết qua lịch sử và kỹ thuật nấu nướng tại đất nước này.

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức quanh năm nhằm tiếp thị những món ăn ngon lành và truyền thống ẩm thực của những vùng khác nhau.
Bếp ăn Trung Quốc, có cách nay đến 3.000 năm, được chia thành 4 trường phái - bắc, tây, nam và đông. Sự khác biệt giữa các trường phái không chỉ ở địa lý thiên nhiên mà còn ở khí hậu cũng như khác biệt sâu xa về văn hóa và lịch sử.

Từ năm 1992, các quan chức du lịch của Nhà nước đã đưa ra nhiều khẩu hiệu để quảng bá cho ngành công nghệ này, bao gồm du lịch sinh thái, nghệ thuật truyền thống, và thậm chí cả khỏe-mạnh-và-sung-sức với những tour du lịch học võ Thiếu lâm.

Ngành du lịch cũng đang tính toán đưa ra chương trình được gọi "du lịch đỏ" nhắm vào các di sản cách mạng của đảng Cộng sản TQ. Những du khách thích mạo hiểm có thể đi theo con đường Vạn Lý trường chinh - cuộc hành trình mà 86.000 quân cách mạng đã trải qua suốt thời gian một năm vào năm 1934 để tránh khỏi bị quân Quốc Dân đảng bao vây. Hoặc họ có thể thăm ngôi làng nhỏ tại tỉnh Hồ Nam, nơi lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông trưởng thành và từng một thời là chốn hành hương thiêng liêng đối với hàng triệu người dân TQ trong Cách mạng Văn hóa.

Lại có một số tour du lịch thuộc một dạng "đỏ" khác hẳn - thăm "khu đèn đỏ", nơi dựng lại các thanh lâu thời nhà Minh và nhà Thanh thuộc khu phố cổ Bắc Kinh.

Bị đóng cửa cách nay hơn 50 năm trước, nhiều nhà chứa thuộc khu vực Tianqiao nằm về phía tây-nam Bắc Kinh đã có từ triều đại Thanh và Minh. Phần lớn đã được chuyển đổi thành khách sạn với giá khoảng 80 tệ một đêm. Hơn chục xe xích lô sẵn sàng đưa khách theo tour này với giá 50 tệ/giờ.

Tour "Chào Bắc Kinh" đã phải hoãn các chuyến thăm "khu đèn đỏ" sau khi gặp nhiều phản đối trong nước hồi tháng 11.2001. Báo chí và cư dân địa phương dường như không thích quảng bá cho kiểu du lịch này. Nhưng ông Bai Duy Dương, người điều hành "Chào Bắc Kinh" cho biết ông không bao giờ có ý định quảng bá "khu đèn đỏ", mà chỉ muốn cho du khách thấy một sự kiện lịch sử không thể phủ nhận.

Rất nhiều du khách Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã chụp hình, quay video và thăm những lầu xanh nay được tái thiết như Nhà khách Shangxi Xiang vốn có từ triều Minh với khoảng 20 phòng. Tuy nhiên trước nay du khách không được phép qua đêm tại các nhà-khách-lầu-xanh.
Nay điều này có thể thay đổi theo một thông báo tuần rồi của Phòng An ninh Nhân dân Bắc Kinh. Thông báo nói khách nước ngoài có thể được phép ở lại nơi họ thích thay vì chỉ được ở tại những khách sạn đã được Chính phủ chuẩn y.

Năm 2002, ngành du lịch Trung Quốc thu được 50 tỷ tệ (6,8 tỷ USD), tăng 16% so với năm 2001. Năm nay, với khẩu hiệu đưa ra và với những thay đổi tích cực, ngành công nghệ này hy vọng sẽ gặt hái thành công nhiều hơn nữa. Hiện ngành du lịch TQ sử dụng 15 triệu người và bình quân hàng năm tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới.

Ở Trung Quốc hiện còn có cuộc đua xây ngôi nhà cao nhất thế giới.
Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải (dự kiến năm 2008) và Quảng trường thống nhất ở Hongkong (năm 2007) sẽ vươn lên mây cao hơn 1.500 feet (460m). Trước Lễ Giáng sinh, các quan chức của CCTV, hệ thống truyền hình lớn nhất nước, khánh thành bản thiết kế cho cơ quan mới do kiến trúc sư người Đức Rem Koolhaas thiết kế có thể sẽ thay đổi cả định nghĩa về nhà chọc trời. Chiều cao 750 feet có vẻ hơi kém, nhưng diện tích sàn sử dụng là 5,5 triệu feet vuông (tương đương một trong hai tòa Tháp đôi) ngoằn ngoèo như con rắn tạo thành một thể liên tục. Và hình ảnh đầy ấn tượng là đoạn ngoặt đáng kinh ngạc khiến nó khác với bất kỳ tòa nhà nào. Như nhiều người, Koolhaas chú ý đến nhà chọc trời từ sau ngày 11.9: "Làm thế nào xây được một tòa nhà cao tầng mà không cần nhiều chiều cao ? Làm sao xây nhà cao tầng bằng cách tạo ra nơi chốn hơn là chiếm dụng nó ?".

Koolhaas từng nổi tiếng trong các trường thiết kế văn hóa và cửa hàng thương mại Manhattan Prada - chưa bao giờ xây thứ gì lớn đến thế. Nhưng ông đã đánh bại hai công ty nổi tiếng về nhà chọc trời của Mỹ và công ty Toyo Ito của Nhật, Dominique Perrault của Pháp và nhiều công ty Trung Quốc khác trong cuộc thi thiết kế dự án trị giá 600 triệu USD.
CCTV điều hành 12 kênh ở Trung Quốc và muốn năm 2008 phát triển thành 200 kênh. Đây cũng là năm để hoàn thành dự án. Hãng truyền hình muốn sản xuất ra nhiều chương trình hơn là mua lại, họ muốn bộ phận thiết kế, sản xuất, tin tức, truyền thông và lãnh đạo cùng hoạt động dưới một mái nhà. Koolhaas, cùng đồng sự Ole Scheeren và kỹ sư Cecil Balmond, tạo nên một kiến trúc mới lạ có những điểm giao nhau được đan chéo dày đặc. Toàn thể dự án còn bao gồm cả một khách sạn và sân khấu lớn.

Koolhaas vẫn còn chưa xong việc. Chuyên gia Ian Buruma của châu Á cho rằng những kiến trúc sư phương Tây có thể thiết kế một bệnh viện cho châu Á nhưng không thể xây trung tâm điều khiển truyền thông. Koolhaas đã tới Trung Quốc để nghiên cứu "Bước nhảy vọt vĩ đại", cuốn sách năm 2001 của ông về đồng bằng châu thổ. Ông cho rằng Trung Quốc đang tiến bước, bằng chứng của việc gia nhập WTO. Ông phát biểu: "Đây là một thế hệ mới. Tôi tập trung vào những gì vĩ đại mà họ tạo nên". Dù tòa nhà của ông có sự thoáng đãng lớn nhưng lại là tín hiệu cho việc mở cửa báo chí bị thu hẹp (lãnh đạo mới của Ban tư tưởng gần đây cho rằng giới truyền thông Trung Quốc đang "nung nấu ý đồ chính trị"). Nhưng với sự đổi mới của thiết kế cơ bản này, rõ ràng đây là một bước nhảy vọt vĩ đại.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 20:00
Bí ẩn của lăng mộ Võ Tắc Thiên


Trong suốt thời kỳ nhà Đường ở Trung Hoa, thịnh hành tư tưởng trọng nam khinh nữ, thì một thời nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã giành giật giang sơn từ tay một ông vua. Từ đó bà đã vung đao múa kiếm, đổi thay triều chính, trọng dụng nhân tài, đề cao nữ quyền, cải cách văn tự, miễn giảm thuế khoá, giữ vững sự ổn định và phát triển của nền thịnh Đường. Song dưới ách thống trị độc tài tàn khốc của bà, mạng người như ngoé, được lòng thì lên tựa sáo diều, không được lòng thì hoàng tuyền gửi phận, khiến cho trắng đen lẫn lộn, phải trái bất minh. Vai trò lịch sử đặc biệt ấy, tính cách đặc biệt ấy, có thể nói là sự tổng hoà của mọi mâu thuẫn vô cùng rối rắm, gây nên sự nghi kỵ và đàm tiếu của người đời. Nhất là lǎng tẩm của bà - Càn Long, đã để lại những bí ẩn muôn đời, khiến cho người đời sau phải suy ngẫm và thêm khó hiểu.

Những cái đầu đã biến đâu mất ?

Theo ghi chép của "Tràng An đồ chí", quy mô lăng viên với đường chu vi dài 40 cây số, trục chính nam - bắc chừng 4.9 cây số, có hai thành trong và ngoài, bên trong là toà nhà 378 gian, nay không còn nữa. Hiện giờ nhìn thấy chỉ là 114 tấm bia đá cỡ lớn ở trước lăng. Ngoài Hoa biểu, Phi Mã, Chu Tước, Ông Trọng... ra, điều khác nữa là, còn có 6l "tù trưởng" bằng đá. Nhóm quần thể khắc đá này, đông 29 pho, tây 32 pho, chắp tay đứng nghiêm trang. Theo sử sách ghi chép, đó là thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở biên cương tham dự tang lễ Lý Trị hồi bấy giờ. Phía sau các pho tượng này đều có khắc chữ, nhưng nay đã mờ nhạt. Điều kỳ lạ là, đầu của 6l pho tượng đá này đều mất cả vẫn còn nguyên cả vết chém. Ai đã làm điều đó và làm vào lúc nào? Đó còn là điều bí ẩn, hiện chưa ai rõ và cũng chẳng có ghi chép gì. Giả sử do sét đánh thì sao cả 6l pho tượng đều chỉ mất đầu, còn thân không hề gì cả. Hoặc giả, trong cách mạng văn hoá bị lấy "thủ cấp" thì cũng phải có rơi đầu ở đó chứ. Cũng có ý kiến cho rằng đó là do bọn trộm cắp mộ làm xằng. Trong số hơn 70 ngôi Đế Lăng (lăng mộ vua chúa) và mộ bồi táng, tuyệt đại đa số đều đã bị trộm cắp, chỉ có Càn Long tới nay vẫn chưa bị trộm cắp mà thôi.

Đá và sắt thép sao có thể dính được với nhau ?

Nǎm l 960, người địa phương phá đá để nung vôi đã phát hiện ra một đường hầm ngôi mộ. Tin đó đã bay tới Bắc Kinh, khiến ông Quách Mạt Nhược vô cùng kinh ngạc. Quách Mạt Nhược đã phải mấy lần lới chỉ đạo tại chỗ, thấy đường hầm ngôi mộ ở độ dốc theo hướng nam - bắc, dài 63.l0 mét, rộng 3 mét, sâu l 9.50 mét. Từ miệng đường hầm đến cửa vào mộ được lát bằng 339 bậc đá, mỗi lớp dày tới nửa mét. Giữa các phiến đá được chít mạch bằng nước thép nóng chảy, kết cấu rất kiên cố, đến nay vẫn chưa hề bị hư hỏng, sức người không thể bẩy lên được. Nếu dùng kỹ thuật phá nổ, lại sợ làm hư hỏng báu vật trong mộ, đành phải bít lại bảo tồn chờ sau này xử lý. Theo đánh giá, khi xây dựng Càn lǎng đúng vào thời triều nhà Đường hưng thịnh, trong mộ lại có hai Hoàng đế, chắc hẳn là vǎn vật tụ hội, phải có châu báu. Rất có thể xuât hiện những kỳ tích thế giới như kiểu "Binh Mã dũng". Còn về kỹ thuật chít mạch bằng "vữa thép" là một phát kiến đầu tiên trong lịch sử. Điều khiển cho các nhà kiến trúc phải suy nghĩ là đá và sắt thép làm sao có thể dính kết được với nhau? Điểm nóng chảy của thép tới gần l000 độ, tiếp xúc với vật liệu đá vừa lạnh vừa cứng, nóng lạnh gặp nhau, chênh nhiệt rất lớn, đá rất dễ bị nứt vỡ. Vậy các tay thợ ngoã đời Đường sẽ phải giải quyết kỹ thuật này như thế nào, cho tới nay còn là một điều bí ẩn.

Bia mộ lại không có chữ

Những người đã tới Càn lǎng không ai là không chiêm ngưỡng tấm bia không hề có chữ của Võ Tắc Thiên. Phía tây bia thuật thánh ký, đó là Vǎn bia do Võ Tắc Thiên viết từ thời an táng Lý Trị, nét chữ vốn là mạ nhũ vàng, nay đã không còn nữa, bức vǎn bia dài tới hơn 8000 chữ. Còn tấm bia không chữ của Võ Tắc Thiên: thì nhẵn thín, vẻ rất ảm đạm, mờ nhạt. Phía tây thì chói vàng óng ánh, sừng sững bia cao, còn phía đông lại là tấm bia trống trơ không nét chữ, quả thật hài hước nực cười. Nǎm ấy Lý Trị ham mê tửu sắc tâm lực suy kiệt, hoàn toàn dựa vào Võ Tắc Thiên phò tá, sau đó thì ông dâng nhượng cả giang san. Tất cả những cái đó còn hơn cả lời lẽ mĩ miều "vǎn trị võ công" trên các bức vǎn bia, càng nổi rõ ý nghĩa sâu xa của tấm bia mộ vô tự, đã trổ hết tài ba, phóng đãng của một bậc Nữ hoàng có cỡ. Chính tấm bia không lời ấy đã hơn hẳn các tấm bia chữ nghĩa vǎn hoa, tụng ca tâng bốc, đã để lại cho người đời sự tượng tưởng suy ngẫm thần bí, vô biên. Người thì nói rằng, Võ Tắc Thiên lúc lâm chung nói rằng cả cuộc đời công-tội-đúng- sai cứ để đời sau đánh giá. Người thì nói Võ Tắc Thiên, tội trạng tày trời, còn mặt mũi nào mà khắc bia. Thậm chí còn có người nói, Lý Hiển không biết xưng hô như thế nào với Võ Tắc Thiên, là Mẫu hậu ư ? là Hoàng đế ? hay là Nữ hoàng ? Vả lại, trong một ngôi mộ lại có những hai Hoàng thượng, thật là rắc rối.

Nhà du hành vũ trụ phát hiện 9 đốm đen

Ngày 26 tháng 7 nǎm l 97l ,trên con tàu Apolo nhìn xuống trái đất, nhà du hành vũ trụ Mỹ - Ednin đã nhìn thấy Kim tự tháp châu Phi , nhìn thấy cả Trường thành của Trung Quốc. Và đột nhiên ông phát hiện tại Trung Quốc, ở 107.38 độ kinh đông và 34 độ vĩ bắc, có 9 đốm đen nhỏ dàn hàng ngang theo hình chữ nhất (-) đốm đen cuối cùng ở phía tây là rõ nhất. Ông ta phán đoán đó là vũ khí bí mật hoặc giàn phóng của Trung Quốc, thế là vội vã báo cáo với lầu nǎm góc và Nicxon. Hồi ấy là thời kỳ chiến tranh lạnh, đông tây đối đầu gay gắt, đều bưng bít thông tin. Nicxon nhìn 9 đốm đen trên tấm ảnh, nhíu mày. l0 nǎm sau đó, khi mà Trung - Mỹ đã xây dựng quan hệ ngoại giao, Ednin muốn làm rõ sự thật, đã theo đoàn du lịch đầu tiên tới Trung Quốc. Ông đề xuất muốn tới thǎm nơi đó, Trung Quốc đã đồng ý đưa ông tới cao nguyên Vị Bắc. ở đây bày la liệt hơn 20 lǎng mộ các đời vua Hán -Đường, chứ lấy đâu ra vũ khí bí mật và giàn phóng ? Còn đốm đen rõ nhất ở phía tây, chính là Càn lǎng. Vì sao những lǎng mộ này lại xuất hiện trước ống kính trên phi thuyền vũ trụ cách xa hàng vạn dặm ? Có người nói, trong mộ chứa đầy thuỷ ngân, nên đã xuất hiện đốm đen, cũng có người nói, trong mộ toàn là vàng bạc châu báu, mới hiện đốm đen. Hư thực thế nào, chỉ khi bật được các ngôi mộ đó lên mới rõ được.

Ở Càn lǎng, một thời nữ hoàng Võ Tắc Thiên, đã để lại biết bao điều bí ẩn khiến người đời phải suy ngẫm, phán đoán, bàn cãi, nếu nuốn tìm cho ra lời giải thích thật rõ ràng, chỉ có cách khai quật lên mà thôi. Để có đánh giá thận lrọng, từ những nǎm 60, đã lần lượt khai quật mấy ngôi mộ bồi táng, trong đó có mộ công chúa Vĩnh Thái, mộ thái tử Chương Hoài, mộ thái tử Nghi Đức. Mò mẫm kinh nghiệm, từng bước đi sâu nghiên cứu, mới thu được nhữllg tài liệu cấu tạo kiến trúc, những bức hoạ tinh vi và một lượng vật quý. Nếu khai quật Càn lǎng liệu có thể đào được "Binh Mã dũng" thứ hai ?

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 20:05
Nhật Bản là một dân tộc rất độc đáo. Trước khi đi Nhật du lịch, công tác hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kỵ để tránh mắc cỡ.

- Thứ nhất , khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.

- Thứ hai là khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.

- Thứ ba là ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

- Thứ tư là người Nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như : xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn .v.v.. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới bị bới lại hay chọt .v.v.. Đây là thói rất xấu khi ăn cơm...

- Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói.

- Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.

- Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 20:08
Bí mật các ngôi chùa cổ ở Nhật

Trong suốt thế kỷ qua, có hơn 500 ngôi chùa đã được xây dựng tại Nhật. Hoả hoạn và chiến tranh đã phá huỷ nhiều ngôi chùa nhưng chỉ có hai chùa bị đổ do động đất. Nhiều ngôi chùa cao hơn 100m, được xây dựng bằng đất và gỗ nhưng vẫn đứng vững hàng nghìn nǎm qua, trong khi các trận động đất lớn đã phá huỷ hầu hết các toà nhà kiên cố vào thế kỷ 15.

Điều gì đã giúp các ngôi chùa cổ có thể đứng vững ?

Nghiên cứu về cấu trúc các ngôi chùa cổ ở Nara (cố đô của Nhật) - nơi được xem có kiến trúc nhiều tầng xưa nhất trên thế giới hiện nay, giáo sư Ishida đã phát hiện các tầng của chùa cổ được gắn với nhau nhờ các khớp nối cho phép chúng có thể dịch chuyển một cách độc lập. Cấu trúc này cho toàn bộ ngôi chùa rất linh động, vững chắc và giúp trung hoà chấn động của các trận động đất. Phần mái hiên nhô ra, tương tự như cây thǎng bằng của diễn viên xiếc đi dây, giúp hạ thấp trọng tâm của một tầng khiến cho chúng cố định hơn. Nhưng khám phá lớn nhất của giáo sư Ishida chính là tìm ra bí mật của "cột trung tâm". Tại trung tâm của các ngôi chùa cổ đều có một cột gỗ rắn gọi là shinbashira. Shinbashira xuyên thẳng từ dưới đất lên nóc mà không gắn với bất kỳ tầng nào và cũng không có tác dụng chống đỡ. Cột trung tâm hấp thu và trung hoà các nǎng lượng sinh ra từ các chấn động dưới lòng đất, giúp các tầng của chùa cổ không bị dịch chuyển.

Để kiểm chứng giả thiết trên, giáo sư Ishida đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trên các mô hình chùa cổ. Kết quả cho thấy các ngôi chùa đều bị sụp đổ dưới tác động của các chấn động khi không có cột trung tâm. Mitsubishi là công ty đầu tiên đã xây toà nhà 37 tầng cao 180m có shinbashira ở giữa tương tự như các ngôi chùa cổ tại trung tâm Tokyo - nơi được dự báo sẽ xẩy ra các trận động đất trong tương lai.



Kimono - niềm tự hào của người Nhật

Để làm một bộ kimono "chuẩn" cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt phải bỏ ra chí ít là 50 ngày miệt mài lao động trên guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp "không lặp lại" được.

Trong tiếng Nhật, "kimono" đơn giản chỉ là "quần áo" với ý nghĩa rộng của từ này, hay đúng hơn là "quốc phục" cổ truyền, khi so với thứ trang phục của người Âu mà người Nhật gọi là "iofuku".

Đó là kiểu áo choàng với ống tay rộng, vắt chéo trước ngực từ phải qua trái (ngược lại từ trái qua phải chỉ dành cho người vừa quá cố) và được thắt buộc lại ngang lưng eo. Kimono của nam giới thường làm bằng chất vải thô, màu tối và ít hoa vǎn, còn kimono phụ nữ thì đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như lối trang trí - tùy theo trạng thái hay công việc tương ứng.

Cội nguồn cǎn bản của thứ trang phục cổ truyền, original và truyền thống Nhật Bản này thực chất là sự pha trộn các kiểu ǎn mặc của người Trung Hoa, người Triều Tiên và người Mông Cổ - được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống trên quần đảo mặt trời mọc. Và đây cũng là một trong những tính chất tiêu biểu của xứ Phù Tang: những ưu điểm vượt trội từ các sáng tạo bên ngoài đều được "tu bổ", thêm vào nhiều "nhân tố mới" và dần trở thành một phần không thể tách rời của truyền thống Nhật. Nhiều di chỉ khảo cổ ở Nhật cho thấy phục sức của họ cũng na ná như người Triều Tiên và người Trung Hoa cổ.

Vào thế kỷ VII trong xã hội Nhật có sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt: sự thâm nhập của đạo Phật từ Hoa lục, song song là hình mẫu thể chế của các "thiên tử" Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Hoa, thái tử Nhật Siotoku (573 - 628) áp dụng nghiêm ngặt quy chế trang phục cho giới quan lại - tiền thân của kimono bây giờ. Sang nửa cuối thế kỷ VII, người Trung Quốc chia phục sức ra làm 3 loại: đại lễ, lễ hội và thường nhật. Người Nhật cũng noi theo. Phụ nữ Nhật thay vì lối áo sơ-mi cổ truyền đã chuyển qua kiểu áo choàng tay rộng. Váy cũng được kéo dài ra ngang với mắt cá chân... Trong suốt 4 thế kỷ kế tiếp (thế kỷ VIII - XII) người Nhật hầu như áp dụng mọi "nguyên mẫu" Trung Hoa, kể cả trong trang phục.

Cùng với sự cầm quyền của giới tướng lĩnh tại Nhật vào đầu thế kỷ XIII, thứ phục sức hợp với binh đạo được thực thi triệt để, mọi thứ vải "thừa" đều bị cắt bỏ. Rồi giao lưu buôn bán với bên ngoài được xúc tiến, hình thành tầng lớp dân cư đô thị mới trong thế kỷ XVII. Chính trang phục của lớp người này đã trở thành kimono "truyền thống" Nhật. Lúc đầu, người ta cấm các thị dân không được mặc kimono bằng thứ vải đắt tiền, màu sắc rực rỡ. Tới thế kỷ XIX, cùng với sự thâm nhập của vǎn hóa Âu châu vào Nhật, người Nhật bắt đầu khoái những kiểu trang phục "từ bên kia đại dương". "Iofuku" là thứ mặc ra đường tiện lợi hàng ngày, còn "kimono" dành cho các dịp trọng đại - biến thành thứ phục sức quý giá.

Một bộ kimono đẹp thường rất đắt, với thứ vải dệt theo lối thủ công và được khâu tay. Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hoặc vàng thật, còn hoa vǎn là bụi vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có những nghệ nhân mới dám nhận làm các bộ kimono đại lé. Cách xếp đặt thớ vải cùng lối bài trí hoa vǎn phải tạo được ấn tượng: đó không chỉ là kiểu quần áo thuần túy mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. Những bộ kimono độc đáo chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, tại các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như "của gia bảo" từ đời này qua đời khác. Chỉ có những người Nhật cực giàu, hay giới nghệ sĩ nổi tiếng của các nhà hát Noo hoặc Kabuki - nơi diễn xuất với kimono là điều bắt buộc - mới thường xuyên khoác những bộ kimono đại lễ trên người.

Giới cô dâu Nhật bây giờ thường thuê những bộ kimono trong các cửa hàng đặc biệt, nơi có các chuyên gia khuyên họ cách "mặc và chuyển động" với kimono sao cho đúng. Dịch vụ này vào cỡ 800USD mỗi lần và thường là khoản chi phí cao nhất của các đám cưới. Với các đám giàu có, cô dâu cũng như chú rể phải thay ít nhất là 2 bộ kimono đại lễ.

Những bộ kimono lễ hội thường được may ráp bằng các khuôn vải "chuẩn" nên có kích cỡ như nhau. Ngay cả với bộ kimono đại lễ may từ hồi nhỏ người phụ nữ Nhật vẫn có thể mặc được suốt đời, thậm chí còn để lại cho con gái hoặc cháu gái nữa - chỉ cần khâu lên hay hạ xuống tùy theo chiều cao tương ứng của người mặc. Với loại kimono mặc ở nhà, người ta may theo kích thước số đo cụ thể. Vải lót của kimono luôn tương phản với vải nền: nếu như kimono màu xanh, vải lót sẽ là màu đỏ, hay kimono màu trắng, vải lót sẽ có màu xanh hoặc đỏ...

Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt: không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn. Nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần một và sấy khô ngay tức thì. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt, chống ẩm và luôn giữ được sắc tươi.

LSB_Lãng Tử
29-10-2006, 20:10
Sumo – "mảnh đất" không còn của riêng người Nhật

Từ xưa tới nay, sumo, môn thể thao truyền thống của Nhật Bản, vẫn được coi là "mảnh đất riêng" của các vận động viên Nhật. Họ luôn nắm tất cả các vị trí cao trong tất cả các hạng cân và các bộ môn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, "gió" đã đổi chiều. Minh chứng là chiến thắng mới đây của một vận động viên Mông Cổ, Asashoryu - người vừa giành chức quán quân tại giải sumo đầu tiên của năm 2003.

Với chiến thắng ở hạng Yokozuna, Asashoryu đã trở thành vận động viên sumo đầu tiên của Mông Cổ và là vận động viên nước ngoài thứ 3 giành được danh hiệu vô địch ở môn thể thao này. Sau khi nhà vô địch gần đây nhất của Nhật Bản, Takanohana, quyết định giải nghệ hồi tháng 1 năm ngoái, hai vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của sumo đã thay quốc tịch. Lần đầu tiên nắm giữ hai vị trí này là hai vận động viên quốc tế, một là Asahoryu của Mông Cổ và một là Musahimaru, người Hawaii. Đây cũng là lần đầu tiên người Nhật không có mặt ở vị trí quán quân.

Sự tụt dốc của các vận động viên Nhật Bản chắc chắn khiến những người hâm mộ không khỏi phiền muộn. Bởi Nhật Bản không chỉ là quê hương của môn thể thao này mà còn có rất nhiều người hâm mộ. Tại giải vô địch sumo truyền thống của Nhật kết thúc hôm 26 tháng Giêng vừa qua, ở 5 trong 6 môn thi đấu, chiến thắng hoàn toàn thuộc về các vận động viên nước ngoài: 3 của Mông Cổ, 1 của Gruzia và 1 của Bulgaria.

Tuy nhiên, việc các vận động viên nước ngoài tham gia tập luyện sumo sẽ giúp thế giới hiểu thêm về môn thể thao truyền thống này của Nhật. Thái độ thiện chí đó đã tạo cơ hội cho những cầu thủ xuất sắc thế giới phát huy tài năng của mình.

Không những thế, nhiều người Nhật còn đang tìm cách "xuất khẩu" môn sumo này ra nước ngoài. Những cố gắng của các vận động viên sumo Nhật Bản như: Nomo, Isiro, Matsui khi chọn nước Mỹ để phát triển môn thể thao này, đã giành được nhiều sự quan tâm cổ vũ không chỉ của người dân Nhật Bản mà cả ở Mỹ. Năm 2001, khi Ichiro để tuột danh hiệu "vận động viên sumo xuất sắc" vào tay một "kẻ mới chậm chững vào nghề" Mariners de Seattle thuộc liên minh các vận động viên Mỹ, một tờ báo Mỹ đã viết: "Ichiro đã giúp chúng tôi sống lại không khí sôi động của trận bóng chày trước đây, trận Babe Ruth. Anh ta đã chứng tỏ rằng một trận đấu ấn tượng và thành công là nhờ dàn cầu thủ tài năng chứ không phải chỉ nhờ vào nguồn gốc của môn bóng chày".

Dường như quốc tế hoá môn sumo là cách để phát triển bộ môn thể thao này. Vì vậy, không cần thiết phải "cấm cửa" đối với những người nước ngoài hâm mộ. Nhờ có sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật sumo, Asashoryu đã làm sống lại sự quyến rũ của môn võ sumo trước đây. Các vận động viên Mông Cổ đã thật sự thổi luồng gió mới vào môn thể thao truyền thống của Nhật Bản.

Sumo cũng cần những anh hùng mới để cuốn hút các fan của mình. Điều quan trọng bây giờ không phải là vận động viên Nhật Bản hay nước ngoài thi đấu mà các vận động viên phải trình diễn những trận đấu hay và đẹp mắt. Điều đó muốn nhắc nhở rằng "Nghệ thuật truyền thống" không đồng nghĩa với việc cạnh tranh hạn chế ở riêng đất nước đã sinh ra nó. Môn võ sumo của người Nhật sẽ thật sự được đánh giá cao hơn khi nó được giao lưu và thi đấu với thế giới bên ngoài.

LSB_Lãng Tử
30-10-2006, 13:56
Oscar hay Academy Awards?
Thật ra, tên chính thức của giải Oscar là Academy Awards (Giải của Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ AMPAS), thế nhưng cái tên Oscar mà người ta quen gọi xuất phát từ đâu? Điều này cho tới nay vẫn chưa được xác định một cách chính thức, dù nhiều người Mỹ vẫn tin rằng tên Oscar xuất phát từ người quản thủ thư viện đầu tiên của AMPAS là bà Margaret Herrick. Bà này đã cho rằng pho tượng trọc đầu cầm kiếm đó trông khá giống với ông cậu tên Oscar của bà. Đó là năm 1931 - khi giải này đã được tổ chức ba lần rồi.

Thế nhưng sau đó công đầu lại bị hai người khác giành giật. Đó là nhà báo Sidney Skosky và nữ diễn viên Bette Davis. Khi đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 1935, Bette Davis đã nhìn phía mặt sau của pho tượng mạ vàng này và nói: "Trông nó giống ông Harmon Oscar Nelson của tôi quá!". Còn nhà báo Skosky thì - theo tài liệu lưu trữ của Viện hàn lâm AMPAS - đã nhắc tới tên Oscar này lần đầu tiên trong một bài báo ông viết ngày 18-3-1934.

Bầu chọn thế nào?

Ngoại trừ số hội viên sáng lập ra AMPAS, số hội viên còn lại tham gia qua lời mời. Do vậy, con số hội viên không ngừng tăng lên. Hiện nay, con số này đã lên đến 6.031 người, trong đó số hội viên đủ tư cách bỏ phiếu là 87%. Tổng số giải gồm có 24, được chia thành 12 tiểu ban. Các tiểu ban sẽ cứu xét bầu chọn sau khi nhóm hội viên sáng lập đưa ra danh sách những ai được đề cử Oscar.

Nhưng không phải ai cũng vui vẻ nhận lời mời trở thành hội viên AMPAS. Woody Allen, đạo diễn kiêm biên kịch nổi tiếng, luôn từ chối lời mời này. Còn Marlon Brando, người đã từ chối nhận tượng Oscar năm 1972 (lần thứ hai đoạt giải nhờ phim Godfather, thì luôn là hội viên AMPAS).

Oscar và sự nghiệp

Có những người mà việc đoạt một giải Oscar nào đó sẽ giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Năm 1953, từ một cô gái vô danh, Audrey Hepburn lần đầu đóng phim với vai nàng công chúa trong Kỳ nghỉ hè La Mã (Roman holiday) đã đoạt giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Từ đó, Audrey không ngừng phát triển tài năng với nhiều bộ phim mà nay đã trở thành kinh điển. Nam diễn viên Anh Daniel Day-Lewis cũng thế. Trước năm 1989, chẳng ai biết anh. Nhưng chỉ cần một vai kẻ tàn phế trong phim Bàn chân trái của tôi (My left foot), Day-Lewis đã đoạt Oscar nam diễn viên xuất sắc nhất năm đó và tiếp tục tỏa sáng đến mãi ngày nay. Julie Andrews năm 1964 cũng lần đầu từ sân khấu (Broadway) bước qua điện ảnh với phim Mary Poppins đã đoạt Oscar, và từ đó tên tuổi của cô luôn sáng chói.

Thế nhưng, cũng không ít người mà tượng vàng Oscar là điểm son cuối đời sự nghiệp. Ben Kingsley đoạt Oscar qua vai Gandhi trong bộ phim cùng tên năm 1982, và từ đó "chìm" luôn. Nữ diễn viên khiếm thị Marlee Matlin năm 1986 đã đoạt Oscar qua vai cô gái mù trong phim Những đứa con của Thượng đế bất toàn, rồi đến Fred Murray Abraham xuất sắc đoạt Oscar trong phim Amadeus (1984) và Art Carney với phim Harry và Tonto - tất cả gần như lui vào bóng tối sau khi đoạt giải. Nữ diễn viên duy nhất trong lịch sử đoạt hai lần Oscar liên tiếp là Luise Reiner, năm 1936 đoạt Oscar với The great Aziegfeld, năm 1937 với phim Đất lành (Good Earth), sau đó gần như chẳng còn ai nghe thấy tên bà nữa.
Oscar đem lại lợi nhuận thế nào cho một bộ phim?

Phim Bệnh nhân người Anh trước giải Oscar chỉ thu được 31 triệu đôla tiền vé, sau khi đoạt Oscar, thu tổng cộng 77 triệu. Phim Danh sách Schindler năm 1994 thu 90 triệu đôla trước khi Oscar khai mạc, sau khi nó đoạt Oscar thu thêm 120 triệu, tức tổng thu 210 triệu đôla. Thêm một trường hợp nữa: phim Dương cầm (Piano) nhờ đoạt ba giải Oscar mà doanh thu từ 10 triệu lên 40 triệu đôla.

Đoạt giải Oscar luôn là yếu tố đem lại doanh thu lớn, tuy nhiên cũng nên chú ý xu hướng xem phim của khán giả. Từ thập niên 1930 - 1960, những bộ phim đoạt giải Oscar (tức giải Phim hay nhất trong năm) luôn là phim ăn khách nhất, khán giả không ngớt đua nhau đi xem. Nhưng từ thập niên 1970 đến nay, xu hướng xem phim của khán giả đã thay đổi, những phim đoạt giải Oscar có khi không phải là những phim ăn khách nhất.

Thí dụ: năm 1997 phim đoạt Oscar là Bệnh nhân người Anh kém xa doanh số của phim Ngày độc lập (thu 302 triệu đôla). Năm 1994, Danh sách Schindler là phim đoạt Oscar nhưng kỷ lục tiền bán vé lại về tay phim Công viên khủng long (thu 338 triệu đôla). Trước đó Không dung thứ là phim đoạt Oscar nhưng doanh thu cao nhất về tay phim Vệ sĩ với 292 triệu đôla.

Tại Việt Nam, tình hình cũng không khác mấy: khán giả video thường cho rằng phim đoạt Oscar khó hiểu, khó xem.

Loại phim nào dễ đoạt Oscar nhất?

Năm 1997, phim Bệnh nhân người Anh lấy bối cảnh ở vùng Trung Đông, sa mạc Bắc Phi và sau cùng là Yý. Oscar kế trước nữa là xứ Scotland của người hùng William Wallace, vai nam chính của phim Trái tim dũng cảm. Nếu không như thế thì ứng viên Oscar phải thực hiện về một nhân vật lịch sử nào đó như vua Phổ Nghi trong Hoàng đế cuối cùng, nhạc sĩ Mozart trong phim Amadeus, thủ tướng Gandhi hay vị tướng Patton... Hoặc nói về cảnh khổ đau của thân phận con người như anh chàng đần độn Forrest Gump... Hoặc là những bộ phim có nhiều cảnh quay "hùng vĩ" - về mặt này, bộ phim Titanic rất hợp "gu" Viện hàn lâm.
Những kỷ lục về Oscar.

Số khán giả truyền hình kỷ lục: thường có hơn 1 tỷ người trên thế giới theo dõi đêm trao giải Oscar.
Tiền bản quyền thu hình kỷ lục: giá năm 1997 do hệ thống truyền hình ABC (trực thuộc tập đoàn Walt Disney) trả để được độc quyền trực tiếp truyền hình đêm Oscar dài bốn giờ đồng hồ là 19 triệu đôla. Nhưng ngay sau đó, ABC đã thu về 36 triệu đôla nhờ phát sóng khắp nơi trên thế giới.
Giá quảng cáo kỷ lục: cứ 30 giây quảng cáo giữa chương trình trao giải Oscar phải trả cho ABC 835.000 đôla.
Giải Oscar đầu tiên: khai mạc ngày 6-5-1929 tại khách sạn Roosevelt với 15 giải thưởng công bố.
Phim câm đầu tiên đoạt giải Oscar: Wings (Những đôi cánh, 1929).
Phim màu đầu tiên đoạt Oscar: Cuốn theo chiều gió (1939).
Phim đoạt nhiều Oscar nhất: Ben Hur (1959) và Titanic (1998), cùng đoạt 11 Oscar.
Phim không-phải-Hollywood đầu tiên đoạt giải: Hamlet (của Anh, 1948).
Phim thuộc loại tập-tiếp-theo (sequel) đoạt Oscar: Bố già, phần II (1974).
Phim nhãn X nhưng đoạt Oscar: Midnight cowboy (Cao bồi nửa đêm, 1969).
Kỷ lục về số lần đoạt giải Oscar: nữ diễn viên lão thành Katharine Hepburn với bốn lần đoạt Oscar.
Diễn viên ba lần đoạt giải Oscar Ingrid Bergman và Walter Brenner, Jack Nicholson.
Diễn viên hai lần đoạt giải trong hai năm liền: nữ diễn viên Luise Reiner (1936, 1937), nam diễn viên Spencer Tracy (1937, 1938) và Tom Hanks (1994, 1995).
Diễn viên da đen đầu tiên đoạt Oscar: bà Hattie McDaniel (Cuốn theo chiều gió).
Diễn viên da đen duy nhất cho tới nay đã đoạt Oscar về vai chính (leading role): Sidney Poitiers, năm 1964, nhờ phim Lilies of the field.
Phim giữ kỷ lục được đề cử Oscar: Titanic, với 14 đề cử.
Phim giữ kỷ lục doanh thu cao và nhanh nhất: Titanic, 1,1 tỷ đôla trong vòng ba tháng.
Người giữ kỷ lục được đề cử Oscar: Woody Allen, được đề cử 15 lần (trong đó có sáu lần với tư cách đạo diễn, tám lần về kịch bản).
Diễn viên cao tuổi nhất đoạt Oscar: bà Jessica Tandy, năm 1992 (80 tuổi), nhờ phim Lái xe cho cô Daisy.
Diễn viên trẻ nhất đoạt Oscar: Tatum O'Neal năm 10 tuổi (1974, với phim Paper Moon). Riêng giải Oscar trao tặng cho thần đồng Shirley Temple lúc cô sáu tuổi không do diễn xuất mà về thành quả sự nghiệp cống hiến.
Ai biết trước tiên kết quả Oscar? Đó là hai người kiểm toán của Công ty kiểm toán Mỹ Price Waterhouse.
Đội ngũ tổ chức giải Oscar: gồm 115 người làm việc quanh năm, toàn bộ thời gian để theo dõi tất cả những cuốn phim được trình chiếu trong năm.

Sưu tầm (http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/nghethuat/9999/9999/D-anh107.htm)

LSB_Lãng Tử
30-10-2006, 14:02
Đặc trưng và truyền thống trong lễ và lễ hội dân gian Nga





Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Thiên chúa, đạo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Thiên chúa.

Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống

Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.

Lễ Kolyadki

Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rǎng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.

Lễ Maslyanitsa

Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này.

Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ ăn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). Điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật.

Lễ Phục Sinh

Cũng như các nước theo Đạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đỏ được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thǎm hỏi bà con, họ hàng.

Lễ hội Red Hill

Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.

Lễ Ivan Kupalo

Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.

Lễ hội Troitsa

Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.

Lễ hội Spas

Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".

Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8)

Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8)

Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/8)

Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.

Sưu tầm (http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=172&a=80)

Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga


Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. ýỏ nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy.

Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.

Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...

Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chínhỏ là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vǎn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lạiỏ trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.

Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.


Sưu tầm (http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=156&a=80)

LSB_Lãng Tử
30-10-2006, 14:05
Samovar - biểu tượng độc đáo của nền văn hoá Nga

Đi vào cuộc sống, vào phong tục và cả trong thơ ca, ấm Samovar thực sự không còn là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Nga mà đó còn là một thành quả nghệ thuật của cả dân tộc Nga.

Khó có thể nói chính xác chiếc ấm Samovar đầu tiên ra đời khi nào, nhưng có lẽ là vào khoảng cuối thế kỷ 13. Rất nhiều thành phố của Nga sản xuất loại ấm Samovar này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thành phố Tula - một trung tâm bề dầy truyền thống về chế tác đồ kim khí.

Đây là loại ấm bằng kim loại có thể giữ nhiệt cho nước để pha trà. Người ta có thể đốt than hoặc củi theo một đường ống thẳng đứng giữa ấm Samovar và nhiệt độ của nó sẽ làm sôi nước dùng pha trà. Trên đỉnh ấm là một bình nhỏ để trà. Trong bình này, người ta sẽ pha trà đặc, sau đó, những tinh chất trà này sẽ được hòa tan vào nước nóng bốc lên từ ấm Samovar.

Những chiếc ấm Samovar có sớm nhất giống như những ấm trà của Anh. Những chiếc Samovar này có một đặc trưng rất nổi bật: chúng bao gồm một ống ở bên trong và một hộp gió, nhưng lại có vòi và có tay cầm thay cho quai ấm. Mãi đến thế kỷ 18, ấm Samovar mới trông giống như bình trà và ấm trà cổ.

Chiếc ấm Samovar của Nga rất khác nhau từ cấu trúc bên trong, cách trang trí bên ngoài cho đến mục đích sử dụng. Loại ấm này cũng được làm từ những chất liệu khác nhau: đồng, sắt, bạc và được đặt trên đế cũng bằng đồng hoặc sắt. Hoa văn trang trí bên ngoài thể hiện những trào lưu phong cách nghệ thuật khác nhau đồng thời thể hiện những xu hướng chung trong thị hiếu nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau.

ấm Samovar thực sự là biểu tượng cho sự nồng ấm trong gia đình và lòng hiếu khách của người Nga đồng thời cũng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Dần dần, Samovar trở thành chiếc ấm trà được sử dụng phổ biến ở mỗi gia đình Nga và người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Nhiều gia đình có 2 loại ấm Samovar, một loại trơn không trang trí cầu kỳ được dùng hàng ngày; loại kia thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc.

Những chiếc ấm Samovar đầu tiên được du nhập vào Nga và đã trở nên rất hữu dụng đối với người dân nước này. Với tính cách điển hình của mình, người dân Nga bắt đầu trang trí và phát triển thành một tác tác phẩm nghệ thuật. Chiếc ấm Samovar đầu tiên được làm ở Tula. Sau đó, Tula trở nên nổi tiếng với tư cách là trung tâm sản xuất ấm Samovar (cùng các đồ sản xuất về đạn dược cũng như đồ kim loại khác). Đến năm 1900, có khoảng 40 nhà máy sản xuất ấm Samovar ở Tula với sức sản xuất hàng nǎm lên tới 630.000 chiếc. Chỉ riêng nhà máy Batashev, một trong những nhà máy nổi tiếng nhất, đã sản xuất 110.000 ấm Samovar mỗi năm.

Ấm Samovar có những hình dáng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Hầu hết là những loại ấm nhỏ cao khoảng 45 cm, thường được sử dụng ở trong gia đình hoặc các công ty.

Những loại ấm lớn hơn có thể có độ cao và đường kính từ 60 cm tới 1m. Nhiều ấm Samovar thường có những quai cầm và chân có thể tháo lắp được để có thể dễ dàng di chuyển. Những loại khác có thể có những cấu tạo riêng dùng để nấu nướng được. Các công nhân của các nhà máy sản xuất ấm Samovar của Nga đã cho ra những sản phẩm đẹp với những chi tiết, đường nét trên ấm rất sắc sảo bằng bạc, đồng và sắt.

Giờ đây, uống chè với ấm Samovar đã trở nên "công nghiệp hóa". Samovar không còn được đun bằng than nữa mà được đun bằng điện. Chiếc ấm Samovar được sản xuất hàng loạt bằng máy móc và kiểu dáng cũng không còn mang dáng vẻ độc đáo. Ngày nay, những chiếc ấm Samovar chính là đồ lưu niệm, quà tặng mà mỗi du khách đến nước Nga đều tìm mua.

Sưu tầm (http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=90&a=80)

Những điều ít biết về lá cờ Tổng thống Nga





Trên nóc phủ Tổng thống Nga trong điện Kremli có hai lá cờ: Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga. Hai lá cờ này bất chấp mưa, nắng, gió, tuyết... ngày đêm phấp phới tung bay trên nền trời Maxcova tượng trưng cho sự tôn nghiêm nước Nga cũng như uy lực đứng đầu Nhà nước Nga. Quốc kỳ Nga có 3 màu trắng, xanh, đỏ mà mọi người đều quen thuộc. Tuy nhiên xung quanh lá cờ Tổng thống Nga còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị mà nhiều người chưa biết đến.

Việc đặt ra cờ Tổng thống Nga xuất phát từ sắc lệnh số 319 ngày 15/2/1994 của Tổng thống Eltsin. Theo đó lá cờ Tổng thống có hình vuông, 3 màu trắng, xanh, đỏ. Ở giữa lá cờ là Quốc huy Nga, cờ Tổng thống được làm bằng những tua nhung vàng, phần cán cờ được trang trí những vòng bạc chạm và có khắc ngày tháng nhậm chức của Tổng thống.

Lá cờ Tổng thống đầu tiên ở Nga được một công ty dệt tư nhân thực hiện bằng những đôi tay khéo léo của những người thợ thủ công. Sở dĩ sản xuất cờ Nga chủ yếu dựa vào thủ công là vì vào thời điểm năm 1994, nước Nga không có máy móc chuyên dụng dành cho việc sản xuất cờ. Hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí sử dụng trong công việc này từ các nước phương Tây lại rất tốn kém.

Khâu khó khăn nhất trong việc thêu may cờ là đảm bảo về độ bền. Do lá cờ của tổng thống có kích cỡ khổng lồ 25x25=625m2 lại may bằng vải thông thường nên nhanh chóng bị rách bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Năm 1996, trước khi Tổng thống Eltsin nhậm chức đã xảy ra một vài trục trặc xung quanh lá cờ này. Mặc dù thời gian tiến hành buổi lễ quan trọng đã cận kề nhưng Công ty dệt may Slovod - Công ty được giao cho nhiệm vụ may cờ đã không thể làm xong nhiệm vụ, bởi chất lượng làm cờ của Công ty đã không đạt tiêu chuẩn. Tổng thống đã yêu cầu làm lại hoàn toàn số cờ 12.000 lá lớn nhỏ...

Sau này Công ty Slovod đã phải mất hơn 3 nǎm mới hoàn thành việc sản xuất toàn bộ những lá cờ này để treo chúng trong các vǎn phòng Chính phủ và Nhà nước theo đúng chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cờ quốc gia. Theo tiết lộ của một số quan chức Nga thì cờ Tổng thống và Quốc kỳ Nga cắm trong phòng làm việc của Tổng thống tại điện Kremli được đặt sản xuất cùng lúc 2 bộ. Một bộ được sử dụng cố định, còn bộ kia được sử dụng trong những nghi thức trọng đại của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều phiên bản khác của những lá cờ này dùng để treo ở nhiều nơI khác nhau, như ở sông Krarolin hay tạI khu nghỉ mát Xochi.

Lá cờ Tổng thống có kích thước lớn nhất đương nhiên được treo tại đIện Kremli, có diện tích 625m2 còn lá cờ nhỏ nhất được cắm trên đầu xe Tổng thống thì kích thước chỉ có 20x20cm. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì việc sản xuất cờ Tổng thống năm xưa được tổ chức đấu thầu giữa 12 hãng dệt may hàng đầu của Nga. Việc chọn lựa hãng sản xuât cũng hết sức kỹ càng và nghiêm khắc. Một hội đồng nghiệm thu cờ do Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập và chỉ đạo, trước thời điểm công bố danh sách được lựa chọn, hãng may tham gia tuyển chọn phải cung ứng cờ trong 3 tháng. Mỗi hãng đấu thầu phải hoàn thành một lá cờ theo mẫu giao lại cho Hội đồng nghiệm thu xem xét và kiểm nghiệm. Địa điểm kiểm nghiệm cờ được tiến hành tại một bãi thử tên lửa của Bộ Quốc phòng. Tại đây mặc dù các tên lửa không còn nhưng các tháp thông tin vẫn còn để lại. Lá cờ Tổng thống sẽ được treo trên đỉnh của những ngọn tháp này, chúng có độ cao vào khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau đồng nghiệm thu lại hạ cờ xuống một lần để kiểm tra độ bền, độ phai màu sắc... Như vậy cờ của hãng nào sau ba lần kiểm tra liên tiếp mà đạt chất lượng sẽ được chọn làm cờ cho điện Kremli. Tuy nhiên, các hãng phải giữ kín hợp đồng, công nghệ sản xuất, không được chia sẻ hợp đồng với bất kỳ cơ sở nào khác. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn thậm chí sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu có tình trạng xuất hiện một lá cờ Tổng thống giả nào đó cùng chủng loại của một trong những nhà cung cấp.

Việc sử dụng cờ trong điện Kremli khá tốn kém. Thông thường mỗi lá cờ treo ở đây chỉ dùng trong 3 tuần là phải thay một lần. Việc làm ''vệ sinh'', ''bảo dưỡng'' cờ cũng do một hãng sản xuất chịu trách nhiệm. Cuối cùng một vấn đề rất được nhiều người quan tâm là giá thành của mỗi lá cờ đặc biệt này là bao nhiêu ? Chơ tới nay, vẫn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin được biết, giá của mỗi lá cờ Tổng thống Nga vào khoảng từ 2000 đến 10.000 USD. Sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất riêng của từng hãng.


Sưu tầm (http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=99&a=80)

LSB_Lãng Tử
30-10-2006, 14:07
Điện Kremli - Trái tim của nước Nga




LIÊN BANG NGA

Điện Kremli là trái tim của nước Nga, biểu tượng của nước Nga. Điện Kremli có hình tam giác phía Nam có dòng sông Matxcơva, phía Đông là Hồng trường hùng vĩ, phía Tây Bắc là công viên Aleksan bao la vây bọc. Tường thành Kremli dài 2.235 mét, là một trong những thành quách lớn nhất thế giới. Điện Kremli còn là người chứng kiến lịch sử nước Nga. Kể từ ngày xây dựng năm 1156, suốt mấy trăm năm vật đổi sao rời, can qua gươm giáo, nhất nhất đều nằm trong tầm nhìn của nó

Công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu

Trong điện Kremli, công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu luôn được coi trọng. Trước đây, việc bảo vệ Sa Hoàng do các ngự tiền thị vệ đảm đương. Theo cách gọi ngày nay đó là những "vệ sĩ", sau đó thành lập lực lượng cận vệ để bảo vệ nhà vua. Sau ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công. Lênin vào ở trong điện Kremli, cung cách bảo vệ trước đây đã được bãi bỏ. Khi đó người ta đã chọn một số chiến sĩ Hồng quân được coi là đáng tin cậy về mặt chính trị vào làm công tác cảnh vệ. Lực lượng này sau đó phát triển thành Tổng cục cảnh vệ dưới thời Staline. Sang thời Brêzơnép,Tổng cục cảnh vệ đổi thành Sư đoàn độc lập trực thuộc ủy ban an ninh quốc gia. Số lượng nhân viên an ninh gia tăng không ngừng, đến năm 1991 đã lên tới hơn mười ngàn người.



Việc tuyển chọn các nhân viên của sư đoàn độc lập được tiến hành vô cùng chặt chẽ. Cứ cách nửa năm người ta lại đi tuyển chọn một lần. Trọng tâm của cuộc tuyển chọn là kiểm tra đạo đức và sức khỏe. Người trúng tuyển nhất định phải là người phẩm hạnh, có thân hình cường tráng và không được thấp hơn 1,8m. Được phục vụ tại sư đoàn độc lập là một điều mơ ước của tuyệt đại số thanh niên đến tuổi quân dịch. Song sau nửa năm chỉ còn lại 36 người được biên chế chính thức vào sư đoàn này.

Trước đây không lâu sự đoàn tổng thống mới tuyển thêm những tân binh không bình thường, đó là những con chim ưng đực, nhiệm vụ của chúng là xua đuổi những con quạ thường tới quấy rối. Quạ ở Kremli từ lâu đã rất đông đặc, có khi che khuất cả bầu trời làm dơ bẩn khu di tích lịch sử này, móng của chúng bóc trầy lớp mạ vàng trên các chỏm tròn của đại giáo đường, đặc biệt khó chịu là tiếng kêu của chúng khiến bao người sống trong điện này đều cảm thấy "bất ổn". Trước đây người ta đã quen và cứ mặc kệ chúng. Nhưng có một hôm trong điện tổ chức ăn tiệc, có một vị khách vừa ra khỏi ô tô thì bị một bãi phân quạ từ trên trời rơi xuống trúng vào quí khách. Chủ nhân vô cùng khó xử, sau đó họ quyết định tìm cách đuổi đàn quạ này đi. Hiện nay trên đỉnh điện Kremli người ta không còn thấy bóng dáng con quạ nào.

Đội xe độc lập

Trong điện Kremli có một cái sân rộng, trước đó là chuồng ngựa của Sa Hoàng, sau này nó biến thành nơi để xe của đội xe độc lập. Năm 1935, đội xe này thuộc quyền quản lý của "Tổng cục cảnh vệ", Đội xe trong điện Kremli được đổi mới không ngừng, trước đây họ chỉ được cấp mỗi năm có 25 xe zip do nhà máy ôtô Matxcơva sản xuất. Sau này họ mới nhập thêm xe của Đức, bao gồm 5 xe chống đạn và sắp tới họ sẽ nhập thêm xe chống đạn của Mỹ.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo quốc gia, tổng cục cảnh vệ có những yêu cầu kiểm tra và tuyển chọn rất khe khắt đối với lái xe và thợ rửa xe. Mỗi người lái xe trước khi được nhận chính thức vào biên chế của đội xe độc lập, họ phải trải qua các lớp nghiệp vụ từ 2-3 năm. Sau đó, học còn phải thử thách một thời gian rồi mới được nhận công tác.

Các lái xe của đội xe độc lập không những phải lái xe thành thạo, mà còn phải nắm vững kỹ năng cơ bản "thứ hai", tức kỹ năng bảo vệ, phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí, luôn sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc xảy ra. Kể từ ngày đội xe độc lập ra đời chỉ duy nhất xảy ra sự kiện nghiêm trọng. Đó là vào năm 1969 có người định mưu sát Brêzenev trước cửa lớn của điện Kremli. Lái xe bị thương nặng song vẫn gắng sức lái xe thoát khỏi nơi nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho Brêzenev, song ngay sau đó lái xe đã chết. Bảo tàng điện Kremli hiện vẫn còn lưu giữ tấm ảnh chiếc ôtô có nhiều vết đạn này.

Một người ra vào tự do

Có một bà già khỏe mạnh, sáng suốt, ngày ngày rảo bước đi vào điện Kremli, khi nhìn thấy bà lính gác liền đứng nghiêm chào. Bà tên là Bôlia, người quét dọn vệ sinh. Ngoài tổng thống ra bà là người duy nhất ra vào cung điện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân. Khuôn mặt của bà là giấy chứng nhận đầy đủ nhất, bà đã phục vụ ở đây trên 60 năm.

Bà quen hầu hết các lãnh tục đã từng sống ở điện Kremli. Bà nói : "Tôi không sợ Stalin như người ta vẫn tưởng. Ông ấy người tầm thước, hiền lành tử tế. Có một lần tôi đang xén cỏ, tỉa cây thì ông ấy đến ngồi ở bậc lên xuống hút thuốc. Vệ sĩ đến đuổi tôi đi, nhưng đã bị ông ngăn lại và nói, đừng bắt chị ấy phải ngừng công việc, cứ để chị ấy làm tiếp, cỏ dại là kẻ thù của cỏ trồng".

Bà đã từng quét dọn phòng làm việc của Môlôtốp, Bêria, Vôrôsilốp và Micôlăng. Bà nói : "Họ đều làm việc thâu đêm suốt sáng tôi cứ phải chờ đến khi họ đi nghỉ mới làm vệ sinh, có khi tôi phải làm đến sớm hôm sau mới hết việc. Phòng làm việc của Môlôtốp sạch sẽ nhất, trên mặt bàn không có một hạt bụi, chắc là ông ấy tự lau, đúng là một người trí thức. Ngược lại, phòng làm việc của Vôrôsilốp và Micôlăng thì lộn xộn, sọt rác luôn đầy ắp giấy vo tròn, có những tờ giấy mới viết có một hai chữ đã bỏ, thật lãng phí. Còn Bêria rất quái quỉ, tất cả những trang giấy đã viết đều bị xé vụn hoặc dùng kéo cắt nhỏ rồi mới được ném vào sọt rác, vì vậy sọt rác luôn đầy ắp giấy bị cắn vụn. Khi đó ở đây vẫn chưa có máy hút bụi nên việc quét dọn khá vất vả".

Chuyện những ai thích uống rượu, tửu lượng ra sao bà biết rõ hơn bất kỳ ai vì ngày nào bà cũng phải thu dọn vỏ chai. Bà nói "Có những người quá thích rượu, uống rồi lại uống, uống cả khi làm việc. Trong phòng làm việc của Môlôtốp có rất nhiều vỏ chai rượu sâm banh và rượu Tây. Còn ở chỗ Micôlăng thì chủ yếu là vỏ chai rượu Brandy, ông uống ít, ba bốn ngày mới uống hết một chai. Riêng Vôrôsilốp đựng rượu trong bình toong, trong đó đựng rượu vốt ca. Tửu lượng của ông là lớn nhất trong số những người sống tại điện Kremli thời kỳ đó, ông ta uống rượu như uống nước.

Khi Yeltsin bị ốm, Bôlia đã đứng ngồi không yên bởi ông ấy tốt bụng. Mỗi lần thấy tôi ông ấy đều cười hà hà và chào tôi. Vào ngày bầu cử tổng thống, ông ấy đã hỏi tôi khi tôi đang lau nhà: "Chị Bôlia này! Chị định bỏ phiếu cho ai đấy?"... Và ông ấy đã thắng cử, song thường xuyên bị ốm nặng. Tôi rất buồn. Tôi muốn đem cho ông ấy một đôi bít tất để đi cho đỡ bị lạnh chân"

Lễ vật cao như núi

Kho lễ vật trong điện Kremli đã chất cao như núi. Những thứ này đến từ các nơi trên thế giới. Năm 1949 nhân ngày sinh lần thứ 70 của Staline, Liên Xô và thế giới nổi lên cao trào "hiến dâng lễ vật". Có một số nguyên thủ quốc gia và các bạn quốc tế đã dùng máy bay, tàu thủy và tàu hỏa để chở tặng phẩm tới. Có nhiều tặng phẩm đã được chuyển vào bảo tàng cách mạng như ngà voi của Đảng cộng sản Trung Quốc, bộ đèn nhấp nháy của Braxin ... được biết Khơrutsốp và Brêzơnev nhận rất nhiều tặng phẩm của khách cả trong và ngoài nước, nhưng hai người này đã giữ lại không giao cho Viện bảo tàng quốc gia.

Vào thời Gorbachov, số tặng phẩm được đưa vào bảo tàng tăng vọt. Bản thân ông đã giám sát việc này hết sức khắt khe. Trong số đó phải kể tới hộp quà của vua Thái Lan, bức chân dung Gorbachov và bà vợ Laisa được khắc trên chiếc thìa gỗ của ông Araphat, bộ cờ quốc tế làm bằng sứ của tổng thống Mittơrăng ... đặc biệt Phó chủ tịch Trung Quốc Tống Khánh Linh đã tặng nhân dân Liên Xô một tấm bình phong nạm 25 viên ngọc quí. Tặng phẩm này là một trong những vật phẩm quí giá nhất trong bảo tàng cách mạng Liên Xô.

Sưu tầm (http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=61&a=80)

Sử Tiến
01-11-2006, 10:39
Đa tạ Lãng Tử đã mỏi tay copy&paste. Tuy nhiên, khối lượng sưu tầm thì nhiều, mà điều quan trọng nhất là ghi rõ địa chỉ nguồn thì các hạ lại "quên".

Lẽ ra tại hạ lập tức cho tất cả các bài viết trong topic này làm một cuộc du hành vòng quanh Hậu Sơn không trở lại, đồng thời cho chủ nhân của nó một huy chương đỏ lấp la lấp lánh để kỷ niệm. Nhưng vị tình các hạ vừa mới đăng sơn, lại thêm có nhiệt tâm đóng góp cho sơn trại, tại hạ sẽ hợp nhất các chủ đề và giữ lại ở đây 3 ngày. Sau đó sẽ bắt chước Lý Thanh Liên, vung... bàn phím gõ bài Quảng Kiến đài tống giá chủ đề chi Hậu Sơn.

Chúc Lãng Tử ngao du sơn trại vui vẻ.