PDA

View Full Version : Rừng Nauy- có phải chỉ là sex


Bạch Tiểu Băng
19-10-2006, 10:55
Tôi đọc rừng Nauy cách đây 4 tháng, và vô cùng ngạc nhiên vì là lần đầu tiên tôi đọc một tác phẩm nói quá nhiều đến sex như vậy. Hầu hết các nhân vật trong câu chuyện ( bao gồm cả nhân vật tôi) đều gắn liền với bản năng tính dục, có những đoạn văn miêu tả cuộc làm tình của nhân vật tôi vô cùng chân thực và gợi dục. Tôi nhận ra một sự thác loạn đáng sợ của một vài nhân vật trong truyện, như anh chàng Nagasawa - một sinh viên mới năm thứ hai đại học - nhưng không thể nhớ nổi mình đã ngủ với tám mươi hay một trăm cô gái; hoặc như Kiruki, người đã sờ mó bạn gái và nhờ bạn giúp thủ dâm từ tuổi mười ba... Và còn nữa, những buổi săn gái của hai anh chàng cùng trường, và những cô gái tự nguyện hiến dâng cho một kẻ hoàn toàn ko quen biết chỉ để trả thù người bạn trai bội bạc chứ ko phải vì tiền. Phải, sex là chủ đề xuyên suốt tác phẩm, và thực sự cũng là chủ đề xuyên suốt cuộc đời của bất kì con người nào.
Nhưng nếu chỉ có vậy tại sao Rừng Nauy được xem như một trong những tượng đài của văn hóa đại chúng hiện đại Nhật Bản với 1/7 dân số là độc giả, được dịch ra hơn 10 thứ tiếng, được thảo luận sôi nổi trên báo chí là trên giảng đường các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, được xem là một trong mười cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thế kỷ XX, được phát hành với con số nhiều triệu bản trên khắp hành tinh… Một tác phẩm sex thuần túy liệu có được sự chăm chú đến như vậy ko?

Mong mỏi được bàn luận với ai đã đọc và quan tâm đến tác phẩm này.
Bạch Tiểu Băng

.::Hitman::.
24-10-2006, 21:09
Rừng Na Uy
Dịch giả: Trinh Lữ

Lời người dịch

Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Như một căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng? Rừng Na-uy là tên một bài hát của nhóm nhạc Beatles nổi tiếng. Lời cả có những câu "Tôi từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi… Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được, nhưng tôi thấy chẳng có chiếc ghế nào… Khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi rồi…" Giai điệu và cấu trúc bài hát rất giản dị. Những sự kiện làm biến đổi cả cuộc đời ta thường gắn liền với những cái ngẫu nhiên giản dị. Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉ xúc động vì những điều giản dị. Và Rừng Na-uy là một câu chuyện tình yêu giản dị.
Giản dị như sự thật.
Như bốn mùa.
Như Sống/Chết.
Như đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore đã viết về con tim biết yêu: "Cái giàu cái nghèo của nó là vô biên, niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu." Cái giản dị của Rừng Na-uy là cái giản dị chỉ có được khi người viết đã vượt lên hết những làm dáng có bản chất kĩ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác để chỉ bồi hồi kể lại những gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cõi lòng mình.
Rừng Na-uy không lãng mạn. Nó không lí tưởng hoá và do vậy không bị lừa mị bởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh như mũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từ cõi lòng bộc trực và chân xác của kiếp người. Đọc lời thoại trong Rừng Na-uy, tôi chỉ mong mình cũng nói được như thế với người mình yêu mến. Bị lôi cuốn theo những ý nghĩ và xúc cảm trong Rừng Na-uy, tôi cũng chỉ mong mình dám nghĩ được thành lời những gì vẫn cuộn tròn trong lòng mình như vậy. Đọc Rừng Na-uy, tôi chợt nhớ ra rằng hình như mình đã chỉ quen lừa mị bản thân, lừa mị người khác, để bôi trơn mọi mối quan hệ xã hội vốn chỉ xoay quanh và bị chi phối bởi tiền bạc, quyền lợi, danh vọng… Hình như tôi đã quên mất, hoặc đã luôn có ý thức đè nén tất cả những gì gọi là tự nhiên và cao cả của chính mình, hình như tất cả những "người bạn", "người yêu" kia chẳng phải vậy chút nào, vì đã có bao giờ tôi dám nói thẳng lòng mình với họ và biết chắc rằng họ cũng đã nói thẳng lòng họ với mình. Hình như tôi cũng đã chẳng phải là mình, vì đã khi nào tôi thực sự dám nhìn nhận những khiếm khuyết méo mó của mình, có ý thức công nhận chúng và biết vui với chúng, cũng như công nhận và vui với những khiếm khuyết của mọi người.
Con chim sắp chết, tiếng hót bi thương; con người hấp hối, lời nói chân thành. Tại sao vậy? Chỉ có sự chết mới cứu vãn được loài người khỏi nghiệp chướng dối trá hay chăng? Đọc Rừng Na-uy, tôi thấm thía được một chân lí giản đơn, rằng "sự chết không là đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết. Sự chết không phải là chấm dứt, cũng chẳng phải là bắt đầu. Nó ở ngay đây rồi, được chính sự sống nuôi dưỡng.
Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.
Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thờỉ cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kèm theo.
Tôi đọc Rừng Na-uy và nhớ đến Hemingway, Paul Bowls, Kerouac… đến những thế hệ trí thức trẻ tuổi Âu Mỹ sau hai cuộc thế chiến vẫn được gọi là The lost generations - những thế hệ bị tha hoá với chính sự thắng thế và hưng thịnh vật chất của phương Tây, không tìm thấy chỗ đứng của mình trong chốn phồn thực hãnh tiến ấy. Tôi nhớ đến Kundera và cái nhẹ bỗng không thể chịu đựng nổi của kiếp người trong vòng xoáy của những cuộc đổi thay bạo lực. Và tôi cũng nhớ đến câu nói của Alexei Tolstoi: "Những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em."
Trong Rừng Na-uy, thân xác là nơi trú ngụ và phương tiện biểu cảm tự nhiên nhất của tình yêu. Không những hoàn toàn không phải là một "dâm thư", mà ngược lại, Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết bắt người đọc phải nhận thức được sự ngu xuẩn của mọi thứ dâm tính trong thị trường văn chương, phim ảnh, và trong chính ý nghĩ của con người. Rừng Na-uy chinh phục được độc giả toàn thế giới vì nó đã giúp giới trẻ (và cả những người không còn trẻ nữa) nhận ra cái cao cả theo nghĩa triết học và tự nhiên của tình yêu. Cái cao cả không còn núp bóng lí tưởng và lãng mạn, mà công khai trực tiếp trong tấm lòng trung thực dũng mãnh của tuổi trẻ.
Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình. Về người mình yêu. Về bạn bè. Về bố mẹ anh chị em trong nhà. Bạn sẽ nghĩ, và sẽ nhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.
Nhân vật chính trong Rừng Na-uy tên là Toru Wantanabe.
Tôi đã thấy cái tên Toru và Watanabe này ở vài tác phẩm khác của Murakami. Tự nhiên tôi giật mình: Murakami tuổi Kỷ Sửu, mà trong tử vi Tây Phương thì tuổi Sửu là Taurus - vị thần bò dũng mãnh đầy nhục cảm trong thần thoại Hy Lạp mà tôi vẫn bắt gặp trong tranh vẽ của Picasso. Toru phải chăng là một biến âm dí dỏm của Taurus theo lối Murakami? (Rừng Na-uy dí dỏm lắm, bạn cứ đọc mà xem).
Và Watanabe phải chăng là âm thanh vọng lại từ mấy từ tiếng Anh: "Want to be" - muốn được tồn tại, muốn sống, muốn thành được như thế? Có lẽ sự chân thực và tình yêu dũng mãnh của nhân vật Toru Watanabe đối với cả bản ngã và tha nhân trong Rừng Na-uy cũng chính là mơ ước của tác giả. Thế mới thật là tiểu thuyết! Đọc Rừng Na-uy rồi, tự nhiên ta thấy mình tự nhủ rằng nào, hãy mạnh mẽ lên như thần bò huyền thoại, và hãy biết "want to be". Ấy là một vài xúc cảm riêng tư của tôi khi đọc và dịch Rừng Na-uy.
Còn bạn, cuộc đời của bạn là cả một cõi riêng tư khác biệt, và bạn sẽ còn tìm được nhiều cái hay cái lạ nữa khi đọc Rừng Na-uy. Từng nghĩa trong tiểu thuyết cũng như xiêm y mỹ nhân, lớp lang của nó hấp dẫn đến đâu là tuỳ ở lòng người lần mở, và khi ta tưởng đã đến nơi thì hoá ra mới chỉ là bắt đầu. Cái duyên của Murakami là ông động được đến tơ lòng sâu kín của tất cả mọi người. Mong rằng những ân hưởng văn chương và cuộc đời mà tôi đã nhận được từ ông vẫn nguyên vẹn trong từng con chữ Việt mà tôi đã lựa chọn để kể lại Rừng Na-uy cho bạn nghe với tấm lòng bồi hồi trân trọng của mình.
TRlNH LỮ

Lạc Long
28-10-2006, 07:42
Và còn nữa, những buổi săn gái của hai anh chàng cùng trường, và những cô gái tự nguyện hiến dâng cho một kẻ hoàn toàn ko quen biết chỉ để trả thù người bạn trai bội bạc chứ ko phải vì tiền.
Cũng định bàn luận cho nghiêm chỉnh...nhưng tình hình này cũng nên lock lại...chẳng còn ai có hứng mà bình nữa...chủ nhà nóng quá...hai chữ Mong mỏi...............:caunguyen

Về đoạn này thì chả cần phải tác phẩm văn học chi cho nó màu mè...đích thân Bản công tử hồi học cấp 3 đã chứng kiến hai thằng bạn đi săn gái theo đúng phương thức này.
Bởi nắm được thóp đàn bà hay trả thù vặt...lúc tức giận lên thì mọi thứ đều vô nghĩa...nên hai thằng đó giở ra cái chiêu sau. Kể ra cho mọi người tham khảo trình độ thực tế ở Việt Nam cách đây 10 năm cũng không đến nỗi nào.

Có một cô em ngọt nước, sạch nước cản...và có cái tật Yết Kiêu.
Hai chàng thì nhà đều thuộc "phường" Đội Cấn cả...chúng nó lập mưu như sau...hai thằng cùng đến kưa...và tất nhiên sẽ nảy sinh bên nặng bên nhẹ...khi đó thằng nào nhẹ hơn thì rút lui....thằng nặng tiếp tục chiến đấu...
Đang trên đường đến hạnh phúc...bất chợt thằng nặng chia tay mà không có lý do gì giải thích chính đáng cả....không động chạm gì đến ẻm chân dài đó cả.

Ẻm này bị bỏ rơi mà không biết tại sao...mặc dù vẫn chưa có gì sâu nặng cả...nhưng đối với một người phụ nữ bị bỏ rơi...là cả một thảm kịch. Sau đó thằng nhẹ bắt đầu đến kưa....vì tức tối trả thù...ẻm này trao hết tất cả cho thằng nhẹ....rồi nó cũng cắp đít mà đi.
Xuống thêm một bậc nữa trong hoang mang....thằng nặng lúc đó lại quay lại xin lỗi và an ủi....và rồi lại sex.....

Chiêu Mèo vờn Chuột này qua sự thực mà Bản Công Tử kể chắc chắn chẳng thua kém gì về tư duy, về độ công phu và sự nhuần nhuyễn trong chiến thuật đối với rừng Na Uy cả.

Chẳng qua không thích viết thôi, chứ cái viết ra chắc cũng phải ngang ngửa với cái Rừng Na Uy này ;)....có thể nặng nhẹ về bút pháp...nhưng các cái khác thì cũng bình thường mà thôi...ca ngợi chi mà nổ quá trời vậy.

Bạch Tiểu Băng
28-10-2006, 16:19
Đã lập ra topic lại ko có được một bài bày tỏ rõ quan điểm của mình về truyện thì cũng ko phải phép. Thôi thì đành lạm bàn một chút về những nhân vật trong truyện:

Rừng NaUy làm người đọc choáng váng bởi sự bộc lộ một cách rất thẳng thắn về sex- vốn là vấn đề tế nhị. Tất cả nhân vật trong truyện đều thể hiện bản năng con người của mình, như một lẽ thường tình, thiếu sex thì khó sống. Mỗi nhân vật đều gắn với bản năng sinh lý của mình một tâm hồn khác nhau, một cách sống khác nhau, và một bi kịch khác nhau.
Nagasawa
Trong nhân cách của Nasagawa có những cái cực kì mâu thuẫn với nhau. Có nhiều lần chính tôi cũng phải cảm động vì lòng tốt của hắn, nhưng hắn cũng có thể nhẫn tâm và đểu cáng không kém. Hắn vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rãnh vô phương cứu chuộc. Hắn có thể vẫn xốc tới như một vị lãnh tụ lạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa một đầm lầy cô độc. Ngay từ đầu tôi đã thấy những phẩm chất đầy nghịch lý này của hắn, và tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao chúng lại không hiển hiện rõ ràng trong mắt mọi người khác. Hắn sống trong cõi địa ngục đặc biệt của riêng mình.

Theo tôi nghĩ ,hắn đáng lên án thực sự, một kẻ có dục vọng bất tận, hắn ngủ với hàng trăm phụ nữ, trong khi vẫn yêu, đang yêu một cô gái cùng trường và cô gái ấy vẫn mòn mỏi giúp hắn giải quyết nhu cầu với hi vọng giữ chân được kẻ trăng hoa đó. Đối với Nagasawa thì tình yêu ko đồng nghĩa với tình dục và tình dục đối với hắn quan trọng hơn tình yêu. Nhưng hắn đáng thương hơn đáng trách, bởi hắn ko thể điều khiển được cơ thể mình, ko thể nhấn chìm phần "con" trong cơ thể mình trong khi nó vẫn ngày đêm trỗi dậy lấn át phần " người" của hắn. Đó chính là bi kịch của hắn, hắn cũng từng dằn vặt, từng ghê tởm bản thân mình, nhưng dần dần tâm hồn hắn trở nên chai cứng, hắn bất cần và lạnh lùng làm tất cả những việc đó theo bản năng mách bảo. Có điều, hắn yêu Hatsumi và cần cô. Đây chính là điểm khó hiểu trong con người Nagsawa.
Tôi đã từng đọc một lời tâm sự của một người vợ có chồng trăng hoa ngoại tình rất nhiều lần. Giờ cô vợ ko chịu nổi, muốn li dị, ông chồng viết cho vợ một lá thư, người vợ đem lá thư đó đến gặp nhân viên tư vấn. Lá thư đó có một đoạn thế này ( tôi ko nhớ chính xác):
" Có thể cô ko hiểu nổi tại sao một kẻ như tôi lại cần cô đến vậy, ko phải chỉ là vì tình yêu. Cuộc đời của tôi ngụp lặn trong dục vọng, trong bóng tối, mà cô là thứ ánh sáng duy nhất soi đường cho tôi. Tôi như một kẻ đang trượt nhanh xuống vực nếu ko có cô nắm tay giữ tôi lại, tôi luôn cảm thấy mình đang sống giữa ranh giới của ánh sáng và bóng đêm, của sự sống và cái chết, phía bóng tối kia hàng trăm ngàn những bàn tay đang lôi tôi về phía đó, còn phía ánh sáng thì chỉ có bàn tay cô kéo tôi trở lại. Tôi đang cố gắng để giũ bỏ tất cả những bàn tay đen tối kia xung quanh mình, vì thế đừng buôn tay cô ra............."
Và tư vấn viên đã khuyên cô vợ này nên cho chồng cơ hội.

Còn đây là đoạn đối thoại của Nagasawa và Hatsumi:
"Cô không thể gọi việc tôi làm là ngủ lang được. Đó chỉ là một trò chơi. Chẳng ai bị tổn thương cả?" Nagasawa nói.
"Tôi bị tổn thương chứ," Hatsumi nói. "Tôi không đủ với anh sao?"
Nagasawa giữ im lặng một lúc và lắc tròn cốc whisky trong tay.
"Không phải chuyện cô không đủ với tôi. Đó là một giai đoạn khác, một vấn dề khác. Mà là cái thèm khát trong con người của tôi kia. Nếu tôi đã làm cô tổn thương thì tôi xin lỗi. Nhưng nó không phải chuyện cô có đủ cho tôi hay không. Tôi không thể sống với nỗi thèm khát ấy. Con người tôi nó vậy. Đó là cái làm cho tôi chính là tôi. Tôi không thể làm gì được, cô có thấy không?"

Nagasawa liệu có giống người chồng này không? Theo tôi cảm nhận thì thế, tất nhiên chưa chắc tôi đã đúng.

Còn Hatsumi - người mà hắn yêu, bản thân cuộc đời của cô cũng là một bi kịch. Bi kịch xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm , từ một trái tim luôn muốn yêu hết mình và được yêu hết mình. Cô tự tử sau khi lấy chồng được 2 năm, chết trong sự thất vọng vì ko tìm được thứ tình yêu màu nhiệm như cô mong muốn. Giá như cô cũng sống như những cô gái lang thang mà Nagasawa và Wanatabe chèo kéo ở những quán bar, hay như cô gái nọ bị người tình phụ bạc đã giải quyết nỗi buồn giận bằng cách lên giường với người đàn ông khác, thì cô ko có cái kết cục bi thảm đó.
Trước đó tôi quên mất sự tồn tại của nỗi khát khao ngây thơ và gần như ghi xương khắc cốt ấy, đã quên mất trong bao nhiêu năm rằng mình đã từng có những tình cảm như thế. Cái mà Hatsumi đã khuấy động lên trong tôi là một phần của chính bản ngã tôi đã thiếp ngủ bấy lâu. Và khi niềm phát ngộ ấy ập đến, nó đánh thức một nỗi buồn đau đớn đến mức tôi suýt khóc oà lên ngay lúc ấy. Cô đã là một người đàn bà đặc biệt như vậy đấy. Nhẽ ra đã phải có ai làm cái gì đó - bất kì cái gì - để cứu cô ấy.
Nhưng cả Nagasawa lẫn tôi đều không thể làm được điều đó. Giống như bao nhiêu người khác mà tôi đã biết, Hatsumi đã đạt đến một giai đoạn nào đó của cuộc sống và đã quyết định - hầu như hoàn toàn bất ngờ kết thúc nó. Hai năm sau khi Nagasawa đi sang Đức, cô lấy chồng, và hai năm sau đó cô đã dùng dao cạo cứa đứt cổ tay mình.
Chính Nagasawa, tất nhiên rồi, là người báo tin cho tôi biết. Bức thư của hắn gửi từ Bonn viết như sau: "Cái chết của Hatsumi đã làm tiêu tan một cái gì đó. Chuyện này thật đau buồn không thể chịu nổi, ngay cả đối với tớ".

Những nhân vật khác đành để lần sau viết tiếp vậy.

Tong Giang Nong Fu
28-10-2006, 17:36
Hay quá.
Tại hạ cũng fải tìm mua cuốn sách này về coi cho kỹ càng mới được.
Vị nữ anh hùng họ Bạch khiến ta kính trọng Hải Phòng thêm một bậc nữa.
Lư huynh đệ thật là may mắn đó.

Những nhân vật khác đành để lần sau viết tiếp vậy.

Tại hạ chân thành mong BTB sớm gác qua vài chuyện nhỏ nhặt để tiếp tục bày tỏ những cảm nhận còn đang zang zở của mình về quyển sách này.

Quận Chúa Quỳnh Anh
29-10-2006, 10:36
TGNFTại hạ cũng fải tìm mua cuốn sách này về coi cho kỹ càng mới được.

Tìm đọc mau mau , nghiền mau mau , rồi vào bàn mau mau ... hè hè .

Lúc Băng muội vừa post topic này lên , tôi còn nhớ lúc đó cùng với LacLong cứ đùn nhau vào , nhưng hỏi ra chả có đứa nào đọc qua cả , haha . Còn nói đùa là vào nói về sex thôi .Sau đó , tôi đã tìm đọc rất nhiều ở những diễn đàn bạn về truyện này, phải công nhận có những bài bình luận rất hay , đọc đã lắm .

Còn nếu hỏi suy tưởng của tôi thì thật ra mà nói tôi không dám đi sâu vào nội tâm của nhân vật , tôi chỉ xin nêu một ít điểm chung chung vậy thôi . Còn như phân tích từng tính cách nhân vật tôi lại càng không dám chơi , có Băng muội luận hay quá rồi , bái phục .

Chỉ nói ngoài lề tí về vấn đề gây ngạc nhiên cho Băng muội là tại sao trong một tác phẩm được cho là hay mà lại chuyên chở quá nhiều sex . Không riêng gì trong sách truyện mà ngay cả phim ảnh cũng thế , " nhục dục " được xem là bình thường như quân bình âm dương , tình yêu và cuộc sống .Ngay cả ngành kỹ nghệ còn nhảy vào mà , qua hàng loạt những vật trợ dục ( sex toy ) và bên cạnh những loại thuốc cường dương được sản xuất . Để làm gì ? Toàn là đáp ứng phục vụ cho vấn đề sex . Nó bình thường đến độ không phải là điều cần dấu dấu diếm diếm gì , trái lại còn được bày bán công khai .

Còn tại sao tác phẩm quá nhiều sex này lại được đánh giá là một tác phẩm hay , theo tôi nghĩ bởi vì sex không phải là mục đích chính , không phải là cốt lõi của nội dung câu chuyện , nó chỉ là phương tiện nói lên cái hệ lụy của đời sống , tạo ra những bi kịch sau đó . Nó khiến cho người đọc phải đối diện với hai mặt : đam mê và bi đát , tràn đầy và khiếm khuyết .... và không một ai có cam đảm lột bỏ nó . Cả một quá trình phơi trần lộ liễu không có cái chết nào vì sex cả nhưng nó lại là nguyên nhân gây ra những thương tổn về mặt tinh thần .Cho nên nếu đánh giá về mặt sex không thôi thì có khác gì chỉ mới lột đi cái lớp ngoài , còn bảo đi sâu vô trong thì ... tùy mỗi độc giả nhận định .

Theo tôi nghĩ ,hắn đáng lên án thực sự, một kẻ có dục vọng bất tận, hắn ngủ với hàng trăm phụ nữ, trong khi vẫn yêu, đang yêu một cô gái cùng trường và cô gái ấy vẫn mòn mỏi giúp hắn giải quyết nhu cầu với hi vọng giữ chân được kẻ trăng hoa đó.

Nhu cầu ở đây theo tỷ nghĩ không đơn thuần là sex thôi , bởi vì có những loại đàn ông có quan niệm không thể đem trái tim và cuộc đời của mình vào cho duy nhất một người phụ nữ qua sex nhưng với tình yêu thì có thể . Nếu một ai đọc được thế giới nội tâm của nhân vật thì hóa ra tác phẩm đã có sẳn ... humm chả biết dùng từ gì nhỉ ? Thôi dùng tạm gọi đó là " flextime romance " thì ... vốn không thể nào . Chỉ có thế giới nội tâm của chính mỗi người mới biết rõ cái mình muốn mà thôi và sẳn sàng đi tìm , có người thì không .

Đối diện với mỗi thế giới nội tâm đầy bất ổn của từng nhân vật , ai cũng cưu mang một nỗi đau của riêng mình . Hành trình nội tâm trên con đường họ đi và tìm kiếm mới cơ cực , lạc lõng , sa lầy làm sao . Trong tình yêu không thể thiếu sex nhưng nó không thể nhân danh cho tình yêu . Chỉ có tình yêu mới có thể làm cho người ta sống hoặc chết vì nó , chứ không là sex , muôn đời không phải . Những bi kịch đã có chính là từ sự lãng quên của người sống mới đủ sức giết chết người . Trong những trò chơi của những bóng hình điểm gặp gỡ là những đam mê khích động nhưng bên cạnh luôn là nỗi bất an kề bên .Cuộc tìm kiếm bản ngã thông qua nội dung câu chuyện , những nhân vật tự tranh đấu giữa sự tỉnh thức và không tỉnh thức , hy vọng rồi thất vọng , say mê và tan nát .....nếu còn hiện hữu thì liệu rằng cái điểm cuối cùng mới có thể nhìn vào tấm gương của người khác chăng ?????

LSB-Tế Công
30-10-2006, 09:34
Nói đến Sexy trong 1 tác phẩm văn học thật không dễ dàng !
Vì nếu muốn post 1 tác phẩm mà những câu văn từ ngữ có thể diễn tả được sống động thì ngòi bút đó quả nhiên là tài !
Còn đối với người đọc thì có 2 cách nghĩ :
1.Đọc theo kiểu văn học thì sẽ không nghĩ đó là 1 tác phẩm sexy => mà sẽ hiểu theo trường phái nghệ thuật hơn
2.Đọc theo kiểu đọc đâu hiểu đó thì đầu óc người đọc quả nhiên cũng là 1 kiệt tác ==> khi hiểu được nhiều khía cạnh trong tác phẩm :D

Vì vậy qua đó cho thấy Bạch Tiểu Băng thuộc loại 2 :D

Bạch Tiểu Băng
30-10-2006, 15:11
Truyện này thuộc thể loại rất khó bình, vì rất dễ sai trong nhận thức về truyện. Nó rất mơ hồ và khó hiểu, cảm giác như một làn sương mờ luôn luôn bao phủ, dù đọc 1 hay 2 hay nhiều hơn cũng ko khám phá được hết những gì tác giả muốn truyền tải. Bản thân tôi khi đọc truyện này cũng vậy, đọc xong rồi nhưng những ý nghĩ lan man, những câu hỏi lan man vẫn luẩn quẩn mãi trong đầu .Liệu những gì mình nghĩ về nhân vật có đúng như suy nghĩ của tác giả khi xây dựng nhân vật đó? Tất cả đều chỉ là phỏng đoán dựa vào trực quan cảm nhận văn học và cuộc sống của từng người.Đúng, sai chỉ tác giả mới biết. Còn nếu hỏi" Có phải chỉ toàn sex ko" thì 100% ai đọc qua cũng sẽ "phải" trả lời rằng : "ko, ngoài sex ra còn có nghệ thuật", dù có chưa hiểu nổi giá trị thực của truyện, chưa hiểu cái nghệ thuật của nó ở đâu và là cái gì. Tất nhiên thôi, chả ai dại gì nhận là mình dốt.
Ai muốn đọc truyện này trên net thì có thể vào đây đọc:
http://www5.ttvnol.com/forum/tacphamvanhoc/817391/trang-2.ttvn
Nó hơi dài một chút.

Bản thân tôi có một sở thích, đó là xét đoán tính cách và suy nghĩ của người đối diện, bởi ai cũng thế ko thể như một cái máy ko cảm xúc, giọng nói, điệu bộ, hành động, sắc thái cảm xúc, ánh mắt khi nói chuyện tất cả đều làm nên tính cách, phong cách của người đó, và thậm chí là cả nhân cách.
Khi đọc truyện cũng vậy, cái đầu tiên tôi làm là phân tích tâm lí nhân vật. Ở Rừng Nauy này, có một nhân vật làm tôi vô cùng khó chịu vì sự mơ hồ trong cảm nhận. Tôi rất khó cảm nhận được con người đó, khó lí giải được những hành động của người đó. Bởi ở người đó có cả một đống hỗn độn và rối rắm những tâm tư bất thường, nội tâm quá phức tạp, càng cố muốn hiểu lại càng ko hiểu nổi. Đó là Naoko. Nhân vật này xin bàn sau cùng.

Bạch Tiểu Băng
30-10-2006, 15:43
Xuyên suốt tác phẩm là một loạt những " bi kịch trong tư tưởng", hay như tác giả gọi, đó là sự " méo mó" trong tâm hồn. Và những kẻ ko thích nghi được với sự " méo mó" do họ tự tạo nên trong đầu thì họ gần như bị loại khỏi cuộc sống. Ko như Nagasawa, hắn cũng có sự" méo mó " đó nhưng hắn biết cách dìm nó xuống, và ngoi lên trên nó để thích nghi với cuộc sống, nên hắn cứ tiếp tục tồn tại nhởn nhơ, đó là sự lí giải cho tính cách lạnh lùng, vô cảm, và coi thường tất thảy của hắn.
Hãy đọc đoạn thư này của Naoko:
Một hôm mình nói với ông bác sĩ phụ trách ca của mình điều đó và ông ta bảo rằng theo một nghĩa nào đó thì cảm giác ấy của mình là đúng, rằng bọn mình đến ở đây không phải để sửa chữa sự méo mó của mình mà là để làm quen với nó, rằng một trong nhưng vấn đề của bọn mình là khả năng biết được và chấp nhận những méo mó của chính mình.

Và những người mang trong mình nỗi đau về tư tưởng nhưng ko tự thoát ra khỏi những ám ảnh đó thì họ tự đào thải mình ra khỏi cuộc sống bằng cách tự tử, hoặc sống một cách leo lét cách biệt với bên ngoài.

Một nhân vật trong số đó làm tôi khá ấn tượng đó là Reiko. Chị ko chọn cái chết có lẽ vì duyên nợ với trần gian này của chị còn rất nhiều, chị còn sống vì những người đang sống, ít nhất là vì đứa con của mình. Nhưng trái tim và tâm hồn chị thì chắc chắn đã chết rồi, chết từ khi chị mất tất cả và tự biết rằng mình khó lòng có cơ hội làm lại từ đầu. Hình ảnh Reiko gẩy liên tiếp hàng chục bản nhạc, chìm đắm trong âm nhạc và bóng dáng chị sau khi chia tay Watanabe, mờ ảo mất hút giữa dòng người, tôi cảm thấy dường như chị ko thuộc thế giới này nữa, chị có một thế giới khác và bằng lòng với nó. Đó là một cách chạy trốn và chị đã chọn lựa.
Cuộc đời của Reiko thực sự là một bi kịch đúng nghĩa. Bi kịch của sự hi vọng trở thành thất vọng. Khi hi vọng trở thành một đống lửa đốt cháy mòn mỏi sức lực, và tâm trí, nó làm con người ta luôn căng lên như dây cung trong nhiệt thành cố gắng, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là mũi tên sẽ được bắn đi nhanh vun vút và trúng hoặc trật đích. ( Nếu trật đích thì lại là một bi kịch khác). Còn hai là dây cung ko chịu đựng nổi sức căng, đứt phựt một phát, mũi tên rơi xuống, và kẻ cầm cung ko còn đủ sức giương cung một lần nữa. Reiko trong trường hợp này, đứt phựt một phát, và tiêu tan hết tất cả, ko thể gượng dậy được. Nhân vật này thực sự làm tôi muốn khóc, khóc vì sự khô cạn niềm tin trong tâm hồn của chị, khóc vì sự lạnh lùng của chị khi nói về những nỗi đau đã qua mà ko rơi một giọt nước mắt. Nỗi đau đã vắt khô kiệt nước mắt của chị, chẳng biết làm gì ngoài cười một cách mỉa mai với nó. Chắc chắn khó có ai hình dùng được nỗi đau của chị. Theo tôi chị là người đau khổ nhất trong cả truyện, đau khổ vì còn phải sống.
Mọi người thử đọc và suy ngẫm xem nhé.

Quận Chúa Quỳnh Anh
31-10-2006, 01:44
Bởi ở người đó có cả một đống hỗn độn và rối rắm những tâm tư bất thường, nội tâm quá phức tạp, càng cố muốn hiểu lại càng ko hiểu nổi.

Tôi cũng xen vào tí về điểm này , tôi không nói riêng nhân vật nào( ngay từ đầu nên miễn chấp cho , vì tôi rất ngại sẽ không đúng với tính cách thực sự của nhân vật đó ) , một điểm chung :

Có những người trong bản ngã có đến hai thế giới , một cái tôi sẽ bắt gặp bản thân nhị trùng của mình . Họ tự tranh đấu với một bản ngã khác của chính mình và sự kỳ lạ này tựa như một cuộc phân tranh giữa thiên thần và ác quỷ . Ai mang " bản thân nhị trùng " này là một sự bất hạnh , đi đến chinh phục nó hoàn toàn phải diệt được sự hiện hữu khác lạ trong một cái tôi của chính mình đó.

Nagasawa, hắn cũng có sự" méo mó " đó nhưng hắn biết cách dìm nó xuống, và ngoi lên trên nó để thích nghi với cuộc sống, nên hắn cứ tiếp tục tồn tại nhởn nhơ, đó là sự lí giải cho tính cách lạnh lùng, vô cảm, và coi thường tất thảy của hắn.

Tác giả tạo ra mỗi nhân vật với những chiếc mặt nạ của riêng người đó , người đọc từ từ sẽ lột bỏ từng mặt nạ của nhân vật đó đi . Rồi sẽ thấy được những mặt tối tăm nhất của chính bản ngã người đó . Tác giả cứ nhởn nhơ cho nhân vật nào cứ tàn nhẫn từ từ , lạnh lùng từ từ , vô cảm từ từ , đau khổ từ từ , tuyệt vọng từ từ.....vì thế mới khó hiểu về cái nội tâm bí hiểm đó . Chúng ta có thể đọc thấy bi kịch của nhân vật nhưng không lý giải được sự diễn biến đó , thế là không phải tự mỗi người đọc tự biện minh lấy ?Chính cái chiều sâu của những thế giới nội tâm mới là cốt lõi của điểm muốn nói đến . Tâm trạng thế nhân có những đột biến mà con người không thể kiểm soát được nó .


Và những người mang trong mình nỗi đau về tư tưởng nhưng ko tự thoát ra khỏi những ám ảnh đó thì họ tự đào thải mình ra khỏi cuộc sống bằng cách tự tử, hoặc sống một cách leo lét cách biệt với bên ngoài.

Nếu đã gọi đó là những bi kịch của thế giới nội tại thì cũng không có gì ngạc nhiên với thế giới đó cả. Nó vốn rất phức tạp và đầy mâu thuẫn ,những nỗi oan nghiệt nào cũng có thể vẽ ra đầy những bể khổ trầm luân , chỉ có tự nhân vật tự vạch lấy con đường cho chính mình dù đó là con đường đi tới địa ngục . Bởi đôi khi nó từ hoàn cảnh sống sinh ra thế , cũng có đôi khi tự nhân vật bị cuốn vào những nhân sinh bi đát và tiêu cực vốn không thể thoát ra , cũng chỉ là muôn vàn hệ lụy của đời sống mà thôi .

Nội dung của câu chuyện xét đến điểm cuối cùng là sự " nghiền ngẫm " , của cảm giác về cuộc đời luôn chứa cả nỗi đau . Mỗi số phận như đều là định mệnh .

** Băng muội ơi ! Siêng viết nữa đi , tỷ chờ đọc .

Tong Giang Nong Fu
31-10-2006, 17:08
Mỗi số phận như đều là định mệnh .
Câu trên này hay quá.

Cái từ mà QCQA zùng "bản thân nhị trùng" tại hạ mạo muội cho là chưa sát lắm. Một người mà có hai cái TÔI có lẽ nên zùng từ "tâm thần fân lập" thì sẽ đúng hơn chăng?
Nhưng một người có cái TÔI mâu thuẫn, đan xen, và đôi khi chia rõ ràng làm 2 mặt Tốt - Xấu. Thiện - Ác... Thì lại không fải là tâm thần, hoang tưởng hay đại loại như vậy mà một zạng khác của tâm lý con người. Mà là zạng nào thì tại hạ k biết :p Chỉ biết zạng tâm lý này thường có ở nhưng người bất thường về jới tính. Còn zạng trên ( fân lập ) thì thường gặp ở những người bị sốc mạnh về tâm lý, nhất là tâm lý jai đoạn vị thành niên.
Cho nên cái anh Nagasawa này theo tại hạ không thuộc hai loại tâm lý trên mà là một zạng của bệnh "Yêu nhiều", bệnh này có thuốc trị và bên y học gọi bệnh jì thì tại hạ quên béng rồi :p

Keke, tại hạ bán cả bao lúa mới mua được quyển truyện " Rừng Nauy" này.
Chi mà mắc zữ thần vậy trời, thế mới biết là nông zân vất vả thật.
Quyển "Mẫu Thượng Ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh hay vậy mà không thấy ai bình cho mở mang nông trí nhỉ.......

Bạch Tiểu Băng
01-11-2006, 06:18
Tớ cũng đồng ý, theo tớ nhận định thì trong truyện này chẳng có một ai có 2 nhân cách cả. Cũng chả có ai " tâm thần phân liệt cả", nếu hai người đọc kĩ truyện sẽ thấy. Nagasawa có một cái bản ngã như thế và duy nhất chỉ có cái bản ngã ấy thôi, lúc đầu hắn cũng tự khinh bỉ mình, tự thấy mình kinh tởm, nhưng để tiết tục hòa nhập với cuộc sống hắn đã làm quen với cái tôi vốn có dù đáng kinh bỉ ấy. Còn Naoko và Reiko......ko làm quen được với cái tôi " méo mó" của mình nên ko thể tồn tại như những người bình thường trong xã hội này được.
Tớ xin lỗi, phải gác lại những nhân vật khác thôi, tớ đang ko có tâm trí để nghĩ đến văn chương nữa.

Quận Chúa Quỳnh Anh
01-11-2006, 09:46
TGNF bản thân nhị trùng" tại hạ mạo muội cho là chưa sát lắm. Một người mà có hai cái TÔI có lẽ nên zùng từ "tâm thần fân lập" thì sẽ đúng hơn chăng?
Nhưng một người có cái TÔI mâu thuẫn, đan xen, và đôi khi chia rõ ràng làm 2 mặt Tốt - Xấu. Thiện - Ác...

BTB Nagasawa có một cái bản ngã như thế và duy nhất chỉ có cái bản ngã ấy thôi, lúc đầu hắn cũng tự khinh bỉ mình, tự thấy mình kinh tởm, nhưng để tiết tục hòa nhập với cuộc sống hắn đã làm quen với cái tôi vốn có dù đáng kinh bỉ ấy

Nông Fu huynh , đụng tới tâm thần là dạng bịnh rồi , là trạng thái bị suy nhược từ nhẹ cho tới nặng về mặt tinh thần . Nó như một sự rối loạn về tâm sinh lý , do bịnh , do hiểu sai lệch dẫn đến ảnh hưởng , rơi vào tình huống sụp đổ nặng nề ..... trị được hay không thì tùy bịnh tới mức độ nào . Thế theo huynh nhân vật nào bị thế ? Mà nói rõ về nó tí cho muội biết với .

Băng muội , tỷ không nói tới nhân vật nào , tỷ nói tới một cái điểm mà người khác vướng phải mà tự chính người đó cũng không biết , còn nếu như muội có ý nghĩ như thế về nhân vật Nagasawa thì " gần như " đã đi tới một bản ngã nhị trùng rồi , vì cái tôi đó biết rất rõ tên nhị trùng song sinh với mình . Bản thân nhị trùng cứ luôn quẩn quanh trong cảm giác có một người khác hiện hữu và điều khiển , xúi giục , là một dạng suy nghĩ ngược chiều chạm nhau . Nếu muốn vượt qua khỏi cái bản ngã thứ hai đó cần một sự đạo đức mới có thể tránh xa cái bản thân nhị phân kia . Giống như một nhân vật nào đó , luôn biết khi mình làm điều đó là sai là quấy khi gây thương tổn cho người khác , tự khinh khi chính mình nhưng luôn có một tiếng nói khác ở bên trong cái tôi luôn cãi trắng án cho những hành động đó và dễ hiểu vì sao thấy họ cứ nhởn nhơ như thế mãi , cứ làm sai mãi mà không bao giờ biết hối hận là gì , thậm chí đã làm quen rồi ( lời BTB ) . Nếu có dằn co giữa hai thế giới đó thì chỉ có một trong cái tôi kia phải tiêu diệt cho được cái đứa song sinh nọ mới thoát ra được , mới lấy lại được quân bình cái tôi độc nhất . Dạng này có phải là bịnh không thì tôi không biết , nhưng tôi lại nghĩ không phải . Đó chỉ là cá tính của một cái tôi đấu tranh với cái tôi của chính mình , cái tôi đã được kẻ nhị trùng kia mời gọi . Nửa kia khám phá ra sự bất ổn , nửa kia lại đi gây ra sự bất ổn ...đại loại thế .

LSB-Kiếm
13-11-2006, 16:52
Tại hạ cũng nghe ngóng một hồi rồi thấy rằng chúng ta đang dần đi lạc khỏi vấn đề mà ban đầu người lập ra topic khơi dẫn.
Về "rừng Na-uy" tại hạ cũng có may mắn được đọc qua,vì chỉ là đọc qua(chưa có đủ thời gian đọc lại lần thứ 2)nên lời bàn ở đây cũng chỉ là mạnh miệng lạm bàn.Có gì sai sót xin các vị bỏ quá cho.
1.Tại hạ thực không đồng tình với ý kiến cho rằng "Rừng Na-uy" là một "dâm thư".
Ở tác phẩm này,sự sa đà vào những chi tiết về tình dục không phải mang ý nghĩa "sex" thuần túy.Sự sa đà đó là cần thiết để bộc lộ rõ hơn ý đồ của tác giả khi viết truyện,và truyện hấp dẫn vì có nó không phải ở khía cạnh "gợi dục".Trước hết chúng ta cần phải nhắc lại với nhau rằng :"tình dục là một khía cạnh hết sức nhân văn và bình thường nhất của loài người".Ngoài ý nghĩa về duy trì nòi giống thì đó là trạng thái hòa hợp toàn diện giữa những người yêu nhau.Chúng ta không thể giống các cụ nhà mình mà cho rằng ,cái điều ấy là ghê gớm ,là con quỉ xấu xa.Những điều ấy hẳn nhiều bạn đồng tình với tôi.
2.Thời điểm xảy ra câu chuyện là những năm cuối 60 đầu 70 của thế kỉ 20.Xin nhắc lại một chút về lịch sử văn hóa của Nhật Bản.Trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp thần kì,chính xác hơn là trước khi NB thất trận trong Thế chiến thứ 2,vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong tình dục chỉ mang ý nghĩa phục tùng và nghĩa vụ.Sự hà khắc trong kỉ luật dưới thời Thiên Hoàng bó buộc phụ nữ trong khuôn khổ của thứ đồ chơi đơn thuần mà người đàn ông có uy quyền tối thượng.Mặt khác Geisha là một nghề được tôn trọng như một nghề bình thường, nhằm mục đích giải trí cho những chiến binh thề tận tụy với lí tưởng của Thiên Hoàng.Xuất phát từ những tư tưởng truyền thống ấy,xã hội NB đã bình thường hóa văn hóa tình dục.Coi nó như một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật.
Sau Thế chiến 2 tinh thần Samurai NB chết trong sự tàn lụi của một đế quốc chiến bại.Tử vì đạo là cách những võ sĩ Samurai lựa chọn để khỏi phải sống "nhục nhã" vì mất lí tưởng phục vụ.Đại đa số những người còn lại hoặc là được giải phóng khỏi ách tư tưởng cổ hủ truyền thống hoặc là mặc kệ thời cuộc nổi trôi.
Thế hệ thanh niên những năm 60-70 (lứa tuổi của những nhân vật trong truyện)sinh ra sau chiến tranh và hưởng cuộc sống đầy đủ của một người dân của đất nước có nền công nghiệp phát triển.Tư tưởng được giải phóng và cuộc sống quá đầy đủ là nguyên nhân chủ yếu để đại bộ phận thanh niên NB rơi vào trạng thái mất cân bằng giữa những giá trị xã hội mà cha anh họ từng mang.Trạng thái hoang mang là sản phẩm chung của xã hội giao thời đó.
Thứ nữa,khi đó các nước phương Tây vừa xảy ra cuộc cách mạng giải phóng tình dục.làn sóng mạnh mẽ ấy tràn qua và để lại một thế hệ thanh niên NB cuồng loạn trong những ý thức xã hội chồng chéo.Điều đó lí giải tại sao trong truyện những cuộc mây mưa diễn ra dễ dàng, chớp nhoáng và cường độ liên tục như vậy.Tác giả đã chỉ là người mô tả chân thực xã hội chứ không hề cường điệu cuộc sống hầu đạt được mục đích của mình.
Những nhân vật như Kagasawa không phải chỉ có một nv này chỉ mang tính điển hình.
Một điểm nữa trong quan niệm tình dục của tác giả (theo thiển nghĩ của người viết)là rất mới so với thời đại.Đó là khía cạnh nhân văn của tình dục.Ở những cuộc tình tác giả miêu tả đã luôn có sự cố gắng để đạt tới sự hòa hợp tình dục giữa phụ nữ và nam giới(xưa nay nam giới luôn được coi như trung tâm của hoạt động này còn cảm xúc của phụ nữ thì chưa bao giờ được chú ý đầy đủ).Chi tiết cuối truyện khi Toru cùng Reiko,tôi nghĩ nếu không có tấm lòng tha thiết yêu con người thì người ta không thể nghĩ ra được.Ở đây tình dục không đơn giản chỉ là tình dục nó còn mang ý nghĩa mở đường để một người "méo mó" như Reiko tìm về cuộc sống bình thường.Sự khai tử của một trang cuộc sống cũ được bắt đầu như thế thiết nghĩ là cần thiết.
Về những chi tiết đôi khi hơi chi li của tác giả khi miêu tả những ân ái,không hề dâm loạn.Đó là những xúc cảm cần thiết để tạo nên mật ngọt.
Xin "ngoài luồng" bàn về những người "méo mó" trong truyện.Đó không phải là trạng thái thần kinh phân liệt hay tâm thần.Một nền văn hóa đưa được tất cả những sự hưởng thụ bình thường lên tầm nghệ thuật thì sự nhạy cảm dường như là một "tính cách" của từng người dân.Sự thừa thãi về vật chất cùng hàng loạt những ảnh hưởng của văn hóa Âu-Mĩ là một cú sốc quá mạnh về tinh thần cho những tính cách NB thuần tuý.Và những trạm "trung chuyển"mà Naoko và Reiko từng lưu trú là cần thiết để họ hoặc là làm quen với xh mới hoặc tránh xa nó mà không vấp phải những vướng mắc đáng tiếc.

Quận Chúa Quỳnh Anh
14-11-2006, 01:37
:) Lâu quá mới thấy LTQ post bài .

1.Tại hạ thực không đồng tình với ý kiến cho rằng "Rừng Na-uy" là một "dâm thư".

Chưa một ai . Đúng vậy chưa có một ai vào đây nêu lên ý kiến khẳng định rằng " Rừng Nauy " là một dâm thư , ngay cả chủ nhân của topic . Bởi vì khi cô ấy đặt tiêu đề " Rừng Nauy _ có phải chỉ là sex " , đọc lên cũng hiểu cô ta đang muốn đi tìm những ý kiến về vấn đề này . Rừng Nauy nổi tiếng thì dĩ nhiên bất cứ ai cũng dễ dàng hiểu , nó hay không phải từ tính chất dâm thư rồi. Loại dâm thư có hai trường phái , một loại " hết nói nổi " chỉ đáng giá ba xu và được bày bán ở lề đường . Còn một loại giống như sách gối đầu giường ( chỉ dẫn chuyện phòng the ) được nằm trong tiệm sách ( với lượng độc giả riêng , bởi vì không phải ai cũng thích đọc .) Nó vẫn khác rất xa với những truyện được đánh giá hay và được dịch thành nhiều thứ tiếng thì so sánh sao đặng .

:"tình dục là một khía cạnh hết sức nhân văn và bình thường nhất của loài người".Ngoài ý nghĩa về duy trì nòi giống thì đó là trạng thái hòa hợp toàn diện giữa những người yêu nhau.Chúng ta không thể giống các cụ nhà mình mà cho rằng ,cái điều ấy là ghê gớm ,là con quỉ xấu xa.Những điều ấy hẳn nhiều bạn đồng tình với tôi.


Vâng , vâng . Chỉ có loại bế tắc tình dục mới lên án mà thôi . Chúng ta khác với các cụ ngày xưa vì chúng ta nhìn và đánh giá theo nhãn quan và quan điểm của người sống trong thời đại mới . Ngay cả các cụ cũng không bao giờ cho đó là điều xấu xa chỉ là những vấn đề riêng tư tế nhị đó, không được lộ liễu phát biểu tự do và công khai nêu quan điểm một cách không e dè . Chỉ là khác nhau quan điểm xưa và nay thôi , chứ đừng có bảo rằng các cụ đánh giá nó là con quỷ ghê gớm ? . Các cụ yêu bạo hơn giới trẻ bây giờ nhiều , thử hỏi người thời đại này có ai năm thê bảy thiếp , con đàn cháu đống như các cụ ngày xưa đâu :p

Xin "ngoài luồng" bàn về những người "méo mó" trong truyện.Đó không phải là trạng thái thần kinh phân liệt hay tâm thần.

Phân liệt hay tâm thần hoàn toàn sai rồi ( đồng ý với Q.). Những nhân vật này không phải mắc bịnh . Tôi cũng có nói tới một điểm về dạng " cái TÔI " cũng với tính cách " chung chung " ngay cả nhân vật Kagasawa có dính tới chút nào không cũng chỉ là suy đoán riêng , không khẳng định tuyệt đối bao giờ . Cái TÔI nhị trùng nó có những điểm như sau , tôi mượn tạm một câu trong bài dịch của Đ.T.Đ :

Con người ở bên trong không phải chỉ có một mình . Cái Tôi- đã- là nói với cái Tôi - đang- là . Cái Tôi-có -thể- là nói với cái Tôi-sẽ - muốn- là . Là một nhân vị , một người nào đó tự ban cho mình cái khả tính hiện hữu như những cái bóng thân thiết chồng chất lên nhau . Có nghĩa là tự lôi mình ra khỏi bản ngã để vượt qua bản ngã

Dạng này không hề là bịnh lý . Chúng ta có thể gặp được những nhân vật dạng này trong nhiều sách truyện mà chúng ta có dịp đọc qua , không có gì lạ cả .Có khi tác giả dùng như là một sản phẩm với dạng hư cấu cho nhân vật nào và qua hình ảnh đó để nói lên một niềm ham muốn được tái sinh .

Những nhân vật như Kagasawa không phải chỉ có một nv này chỉ mang tính điển hình.
Một điểm nữa trong quan niệm tình dục của tác giả (theo thiển nghĩ của người viết)là rất mới so với thời đại.Đó là khía cạnh nhân văn của tình dục.Ở những cuộc tình tác giả miêu tả đã luôn có sự cố gắng để đạt tới sự hòa hợp tình dục giữa phụ nữ và nam giới(xưa nay nam giới luôn được coi như trung tâm của hoạt động này còn cảm xúc của phụ nữ thì chưa bao giờ được chú ý đầy đủ).


Tính chất " gợi dục " trong tác phẩm không phải là điểm cốt lõi để tác giả gởi gấm nội dung , thông điệp muốn truyền đạt . Tham , ái , dục ....luôn xoay quanh và đi bên cạnh mỗi người trong kiếp sống , biểu đạt nó cũng với nhiều khía cạnh khác nhau . Khi tính dục đã có những bước đột phá trên nhiều lãnh vực và làm thay đổi một số quan điểm cổ hủ ,vì những đánh giá lỗi thời sẽ bỏ quên đi tính cách nghệ thuật của riêng nó. Có những nhân vật trong tác phẩm trong vai trò sex , có nhiều tình huống khác nhau ra sao ? Cũng tùy theo sự chiêu cảm , óc tưởng tượng và nhận định của từng độc giả . Sex ở đây chỉ là đi bên cạnh những con người trong một hoàn cảnh , một sự việc nào đó ... có liên quan tới mà thôi . Họ sẽ đối diện , trốn tránh hay khắc phục với nghịch cảnh của họ ra sao chứ không phải là sex .Từ những biến chuyển tư tưởng đối nghịch không ngừng ,bi kịch nội giới của quá khứ và cả hiện tại để dám nhìn thẳng vào mọi ánh sáng cũng như bóng tối hay là không . Cuộc sống là một sự cảm nghiệm không ngừng , tôi xin trích dẫn một diễn ngôn bất hủ " Người là thước đo mọi sự " .

Đồng ý với LTQ , ai mà đánh giá " Rừng Nauy " là loại dâm thư thì quả thật người đó có ý tưởng " méo méo " mất rồi .

dunggttn
24-10-2008, 13:16
Tôi đọc rừng Nauy cách đây 4 tháng, và vô cùng ngạc nhiên vì là lần đầu tiên tôi đọc một tác phẩm nói quá nhiều đến sex như vậy

Đọc truyện mà không thực thì có gì hay.Nhục dục là một nghệ thuật mà rất nhiều nhà văn đã khai thác thành công.Thử hỏi cuộc đời không có dục vọng thì còn gì là đời........Tôi nghĩ sex chỉ là một công cụ để t/g đi sâu vào tâm lí nhân vật thôi.Tất nhiên bạn cảm thấy như vậy vì ta là người Việt Nam ,ta bị che lấp dưới những quan niệm của ông cha.
Sex không xấu,chỉ là ta nghĩ nó theo chiều hướng nào thôi.;)

phenmientay
26-10-2008, 12:55
Truyện này mình cũng đọc rồi. Đúng là nhiều sex thật. Và tâm lý các nhân vật cũng rất phức tạp. Khó hiểu....

Bệnh Quan Sách
05-12-2008, 13:14
Đọc truyện mà không thực thì có gì hay.Nhục dục là một nghệ thuật mà rất nhiều nhà văn đã khai thác thành công.Thử hỏi cuộc đời không có dục vọng thì còn gì là đời........Tôi nghĩ sex chỉ là một công cụ để t/g đi sâu vào tâm lí nhân vật thôi.Tất nhiên bạn cảm thấy như vậy vì ta là người Việt Nam ,ta bị che lấp dưới những quan niệm của ông cha.
Sex không xấu,chỉ là ta nghĩ nó theo chiều hướng nào thôi.;)


Hồi sáng, khi mới tỉnh sau một giấc ngủ mệt nhọc, chả thấy cái chết mẹ gì ngoài "thằng em " tệ thật ! hắn ta dường như ko biết mệt, mắt nhắm mắt mở. kính ko mang nhìn cái gì cũng mờ mờ... ấy thế mà! cứ nhỏng lên làm cái gì ko biết. Hờ hờ, rất đời thường mà.
Chả nhớ ai nói câu này" Cuộc sống bắt đầu từ cái ấy " chắc chắn là có 1 người nào đó nổi tiếng nói mà... chắc chắn đấy.
Rừng Nauy em đọc rùi, cũng khá hay, tất nhiên đọc mấy đoạn có chút dính dáng đến sex thì ai mà ko cảm nhận đc chứ, nhưng để xem nào, đọc lướt qua thì chỉ thấy fang và fang rồi ve vuốt nhau, ấy thế mà đọc lại lần nữa đi, cũng như là một đoạn phim hay được xem lại, nhưng ở ngôi thứ nhất, thay vì là ngôi thứ 3 như ta đang đọc tác phẩm, hãy nói là bạn cảm nhận gì. Khó à nha! Văn Học mà hư cấu có sao, viết sexy đã khó, mà nâng tầm nó lên nghệ thuật càng khó. Cá nhân tớ chả thấy gì là quá đáng cả, tớ chỉ thấy ấn tượng về mấy cái chết mơ hồ thôi. Những diễn biến tâm lý của các nhân vật phản ảnh cả một thế hệ trẻ đã trôi qua của tác giả, hay chỉ là theo quan điểm của tác giả nhìn nhận. Tất nhiên tranh cãi thì cứ tranh cãi thôi, vì ai chẳng có quan điểm riêng.
Tóm lại: Với tớ, Sex trong "Rừng" rất hay... có cái gì đó hoang dại theo bản năng, sống, chiến đấu chỉ để sinh tồn, sinh tồn sao được nếu thiếu Sex, tác phẩm sẽ chẳng còn gì hay ho nếu thiếu Sex.

ll3lack0takl_lte
06-12-2008, 00:41
Thật sự Rừng Nauy khó hiểu thật mình không bao giờ hiểu đựoc ý của tác giả có những chi tiết miêu tả rất khó hiểu và tầm thường hoặc có lẽ mình không đủ trình độ hiểu. Dnag đọc lại ^^

linhhoncia
31-05-2009, 20:25
Hay quá.
Tại hạ cũng fải tìm mua cuốn sách này về coi cho kỹ càng mới được.
Vị nữ anh hùng họ Bạch khiến ta kính trọng Hải Phòng thêm một bậc nữa.
Lư huynh đệ thật là may mắn đó.



Tại hạ chân thành mong BTB sớm gác qua vài chuyện nhỏ nhặt để tiếp tục bày tỏ những cảm nhận còn đang zang zở của mình về quyển sách này.

Rừng Nauy là truyện sext đầu tiên đệ đọc đấy :))1111111111111

hoa cô tử
31-05-2009, 21:16
Việt Nam chúng ta đóng cửa suốt mấy chục năm. Nên sự va chạm với những nền văn hóa khác nhau là điều đương nhiên. Murakami Haruki( tác giả cuốn sách này) hẳn có những quan điểm mới và khác so với thuần phong mĩ tục của Việt Nam ta. Khi đánh giá một cuốn sách bạn không nên chỉ nhìn vào bề nổi mà không quan tâm đến tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Cứ 10 người Nhật thì có 7 người đọc " Rừng Nauy". Tôi nghĩ đây nếu đây là một cuốn sách tầm thường thì nó sẽ không hấp dẫn đến vậy. Khi nhìn một vấn đề, hãy nhìn nhận bằng cả 2 mặt của nó.

Tí Táu
01-06-2009, 11:47
Việt Nam chúng ta đóng cửa suốt mấy chục năm. Nên sự va chạm với những nền văn hóa khác nhau là điều đương nhiên. Murakami Haruki( tác giả cuốn sách này) hẳn có những quan điểm mới và khác so với thuần phong mĩ tục của Việt Nam ta. Khi đánh giá một cuốn sách bạn không nên chỉ nhìn vào bề nổi mà không quan tâm đến tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Cứ 10 người Nhật thì có 7 người đọc " Rừng Nauy". Tôi nghĩ đây nếu đây là một cuốn sách tầm thường thì nó sẽ không hấp dẫn đến vậy. Khi nhìn một vấn đề, hãy nhìn nhận bằng cả 2 mặt của nó.

Đóng cửa mấy chục năm mà còn có Đỗ Hoàng Diệu, Vy Thùy Linh, Trang Hạ ... viết cứ gọi là sex quằn sex quại. Mở cửa toang hoang như Tây chắc giờ nước mình kinh lắm bạn nhỉ.

Mình thì mình cho là văn hóa phương Đông đề cao sự kín đáo ý nhị trong mọi mặt, mà càng kín đáo ý nhị lại càng khiến người ta háo hức tìm tòi. Thế mới đểu chứ. Họ tìm tòi được rồi thì họ muốn công bố cái phát kiến ấy cho mọi người cùng biết, cùng chiêm ngưỡng, cùng đồng cảm và cùng tôn thờ. Thế nên mới nhiều người háo hức tìm hiểu sex thế chứ. Rồi sau đó, tác giả mới khéo léo lồng ghép các ngôn ngữ tình cảm khác vào trong sex; lồng ghép tư tưởng mình vào sex. Tóm lại là thông qua sex để truyền đạt, ví dụ như Vệ Tuệ nhé: trong sex có cả chất thiền, có cả sự điên cuồng hoài bão của tuổi trẻ - thế mới lạ chứ.

Mình không dám bàn về Rừng NaUy mà chỉ dám bàn về ý kiến của bạn hoa cô tử thôi. Vi chính ra, mình chưa đọc truyện này; mà hơn nữa phương Đông cũng như Việt Nam kín đáo lắm, mình có đọc rồi cũng không dám phô trương ra đâu :p

hoa cô tử
03-06-2009, 09:38
Đóng cửa mấy chục năm mà còn có Đỗ Hoàng Diệu, Vy Thùy Linh, Trang Hạ ... viết cứ gọi là sex quằn sex quại. Mở cửa toang hoang như Tây chắc giờ nước mình kinh lắm bạn nhỉ.

Mình thì mình cho là văn hóa phương Đông đề cao sự kín đáo ý nhị trong mọi mặt, mà càng kín đáo ý nhị lại càng khiến người ta háo hức tìm tòi. Thế mới đểu chứ. Họ tìm tòi được rồi thì họ muốn công bố cái phát kiến ấy cho mọi người cùng biết, cùng chiêm ngưỡng, cùng đồng cảm và cùng tôn thờ. Thế nên mới nhiều người háo hức tìm hiểu sex thế chứ. Rồi sau đó, tác giả mới khéo léo lồng ghép các ngôn ngữ tình cảm khác vào trong sex; lồng ghép tư tưởng mình vào sex. Tóm lại là thông qua sex để truyền đạt, ví dụ như Vệ Tuệ nhé: trong sex có cả chất thiền, có cả sự điên cuồng hoài bão của tuổi trẻ - thế mới lạ chứ.

Mình không dám bàn về Rừng NaUy mà chỉ dám bàn về ý kiến của bạn hoa cô tử thôi. Vi chính ra, mình chưa đọc truyện này; mà hơn nữa phương Đông cũng như Việt Nam kín đáo lắm, mình có đọc rồi cũng không dám phô trương ra đâu :p
Việt Nam ta đóng cửa khá lâu với bên ngoài nên mới có những người "kín đáo, ý nhị" như bạn và một bộ phận đông đảo người Việt khác, mới có những người " không kín đáo, ý nhị" như Đỗ Hoàng Diệu, Trang Hạ..Tôi xin nói lại với bạn rằng chúng ta đều đánh giá tác phẩm của họ qua cái nhìn chủ quan của chúng ta. Phần lớn người Việt Nam đều rất ngại đề cập đến vấn đề tình dục và đặc biệt là không cho phép vấn đề ấy tồn tại trong một nền văn học tôn thờ những cái thanh cao..Nhưng chúng ta không thể không công nhận rằng phần lớn trong phần lớn những người Việt Nam tôi vừa nói đến đều rất tò mò với vấn đề tế nhị này. Chúng ta cần tôn trọng những cái thuộc về bản năng giống như những cái thuộc về lí trí. Tình dục là một lĩnh vực mà hầu như ai cũng quan tâm nhưng không phải ai cũng dám nhắc tới đâu bạn ạ. Và tôi tin chắc bạn nằm trong số dông người Việt mà tôi nói tới.
Vì vậy bạn đừng nên coi việc nói về vấn đề nhạy cảm này là " phô trương" bạn nhé, hãy coi đó là việc dũng cảm nói về vấn đề mà nhiều người không dám nói!!!