PDA

View Full Version : Ai đánh giá cái đẹp nào!!!


soulshop
16-09-2006, 08:46
Đây là 10 cách đánh giá về người con gái đẹp của Trung Hoa ngày xưa! Bài này sưu tầm được nên có thể nhiều người đã biết!! :p
10 CÁCH ĐÁNH GIÁ NGƯỜI ĐẸP CỦA TRUNG HOA!!!!

1.Minh Mâu Lưu Phán :

Nghĩa là mắt rồng mắt phượng. Mắt luôn sáng long lanh và hơi ướt. Một cặp mắt sáng long lanh luôn là tiêu chuẩn về cái đẹp của người phụ nữ TQ từ trước đến nay.

2.Châu Thìn Hạc Sỷ :

Nghĩa là môi son, răng trắng như ngà.Môi và răng tuy là hai vẻ đẹp khác nhau nhưng lại gắn liền cạnh nhau và bổ trợ cho nhau.Đây là tiêu chuẩn không thể thiếu trong việc đánh giá vẻ đẹp phụ nữ.

3.Ô Phát Thiền Tân :

Nghĩa là tóc đen và có mai.Tóc con gái phải đen và đồng thời phải có làn tóc mai thưa đen lóng lánh, mảnh mai rũ xuống hai thái dương và thêm một hàng tóc ngắn che thưa trên trán.Tiêu chuẩn này có từ thời Khổng Tử và rất thịnh hành ở nước Ngụy thời Tam Quốc.Theo sử sách kiểu tóc này do một cung nữ tên là Mạc Quỳnh Thu tạo ra, được các vua quan tán thưởng.

4.Vân Kế Vụ Hoàn :

Nghĩa là kiểu tóc làm thành búi nhỏ trên đỉnh đầu rồi trang điểm như mây phủ.Kiểu tóc này tương truyền do một tiên nữ của Nữ Oa tạo ra.

5.Nga Mi Tố Đại :

Nghĩa là lông mày lá liễu, hàng mi cong dài.Lông mày theo tiêu chuẩn này phải cong và mảnh

6.Ngọc Chỉ Tố Tỉ :

Nghĩa là bàn tay trắng muốt, ngón tay búp măng, cánh tay trắng nõn nà.Đây là tiêu chuẩn quan trọng vì Trung QUốc là nước PK nặng nề : phụ nữ không thể trưng diện vẻ đẹp của cơ thể như mặc áo tắm hay váy lửng vì vậy qua cánh tay bàn tay có thể đánh giá được vẻ đẹp thân hình của người phụ nữ.

7.Tê Yếu Tuyết Phu :

Nghĩa là thân hình thon thả, có eo nhỏ. da trắng.Mặc dù Dương Quý Phi là Tứ Đại Giai Nhân của TQ có dáng người đẫy đà nhưng vẫn được coi là người đẹp vì thời đó quan niệm về cái đẹp của nhà Đường khá thoáng.Họ coi trọng sức khoẻ nên dáng người đẫy đà được coi là tiêu chuẩn của cái đẹp.Quan niệm này một thời gian đã lung lay nhưng đén nay lại được chú ý vì vẻ đẹp của cơ thể phải gắn liền với sức sống và mọi người dường như đã chán cái kiểu dáng dây ngực lép cuối thập niên 80 thế kỉ trước rồi

8.Chi Thể Thấu Hương :

Nghĩa là cơ thể toát ra mùi hương tự nhiên chứ không phải do dùng hương liệu hay mĩ phẩm.Có rất ít người đạt được tiêu chuẩn này.Ngay cả trong Tứ Đại Giai Nhân thì chỉ có Tây Thi mới có 'Chi Thể Thấu Hương'

9.Hồng Trang Phấn Thị :

Nghĩa là má hồng tự nhiên và phù hợp với trang phục màu đỏ - màu thịnh hành ở TQ

10.Liên Bộ Tiểu Vát :

'Liên Bộ' nghĩa là bước đi nhẹ nhàng như hoa sen nở, 'Tiểu Vát' nghĩa là bàn chân phải nhỏ, bước đi nhẹ nhàng.Người TQ rất coi trọng dáng đi của phụ nữ vì qua đó ta có thể đánh giá được tính tình từng người

He he he ! Chị em LSB sau khi đọc xong bài này cảm thấy thế nào đây??? ;)

Sử Tiến
03-10-2006, 12:56
Sao tại hạ ác cảm với kiểu sưu tầm mà cũng không nên thân này quá đi!

+ Châu Thìn Hạc Sỷ --> đúng ra phải là chu (châu) thần hạo xỉ.
+ Ô Phát Thiền Tân --> ô phát thiền mấn (mấn là tóc mai ở hai bên tai, như trong Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải của Lý Thương Ẩn)
+ Nga Mi Tố Đại --> nga mi thanh đại
+ Ngọc Chỉ Tố Tỉ --> ngọc chỉ tố tý (tý là cánh tay trên, a.k.a upper arm)
+ Tê Yếu Tuyết Phu --> tế yêu tuyết phu
+ Hồng Trang Phấn Thị --> hồng trang phấn sức
+ Liên Bộ Tiểu Vát --> liên bộ tiểu miệt (tiểu miệt là vớ chân (bít tất) của phụ nữ)

Xin hỏi nguyên bản sưu tầm là như thế (tức là dịch giả tắc trách), hay trong lúc tháu bàn phím gởi lên thì bạn gái tới rủ đi chơi nên kết quả ok được 3/10?

soulshop
21-10-2006, 23:40
Thế pác có biết TQ có bao nhiêu vùng và nói bao nhiêu thứ tiếng Trung không!
Ngay cả các dịch giả hàng đầu của VN cũng chỉ có thể lấy 1 nguồn ngôn ngữ nào đó của TQ. Pác có biết Thủy Hử có bao nhiêu dịch giả dịch sang TV và cũng gần như chừng ấy kiểu viết về hiệu của các nhân vật không!

Cái mà pác nói thì pác khoe mình biết tiếng T hay pác định thế nào cho em biết với!

Sử Tiến
22-10-2006, 20:02
Tại hạ không định làm chi hết, cũng chẳng khoe khoang chi cả, chỉ nói những điều mình biết mà thôi. Tại hạ cũng mặc kệ Trung Quốc có bao nhiêu vùng, bao nhiêu dialects, chỉ biết người dân Trung Quốc thống nhất dùng Mandarin (tiếng Bắc Kinh) làm ngôn ngữ nói chính.

Ngôn ngữ nói thì cần sự thống nhất, ngôn ngữ viết của tiếng Trung lại chỉ có một. Nếu các bản dịch có sự khác biệt, thì cũng chỉ là khác biệt nho nhỏ mà thôi, kiểu như "chu" và "châu", "trường" và "tràng"... chứ không đến nỗi "thần" biến vèo ra "thìn", "hạo" mà chua thành "hạc"... ngon ơ như kẹo mạch nha.

Cho rằng bản thảo có sai sót, nhưng những người làm ở khâu hiệu đính trước khi đưa vào in ấn hình như chẳng buồn liếc mắc ngó qua. Nhìn vào chỉ thấy giấy đẹp, bìa hay, đến khi lật ra thì hỡi ơi một đoạn mươi dòng vậy mà có đến hơn chục lỗi. 36 kiểu cười chẳng biết nên cười kiểu nào!

H&L
23-10-2006, 12:15
Hiền tế,cái này hình như trc đã có 1 tồ bích rồi.Sao k khóa lại cho đỡ tốn đất?
Bây giờ là thời đại nào rồi mà còn lôi cái công thức cũ rích ra mà đánh giá gái như thế chứ?

Về cái 1,2,3,4,5 bây giờ toàn tóc là thẳng hoặc xoăn lò xo.Mắt thì xăm màu,răng thì trám thẩm mỹ.Lông mày thì kẻ kiểu châu Âu hết rồi,lấy đâu ra cong lá liễu.

Về những cái còn lại.Tay búp măng thì họa huần lắm mới kiếm đc.Hương thơm cơ thể,k bao giờ có,thay vào đó là mùi nc hoa đắt tiền hoặc rẻ tiền...mùi phấn son,mùi hôi nách...
Thân hình thắt đáy lưng ong cũng chả còn nữa mà kiếm.Còn dáng đi,với cái thời buổi bây giờ mà đi chậm thì làm sao theo đuổi kịp thời thế.Đơn giản như làm y tá ở bệnh viện,có bệnh nhân cấp cứu gần chết mà vẫn lo đi những bước chậm chãi,khoan thai thì thôi đẩy cáng vào nhà xác cho rồi.:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:

Sử Tiến
03-01-2007, 12:28
Bồ quân (flacourtia jangomas), không phải bồn quân. Người ta hay nói "má đỏ bồ quân" hay "môi mọng như quả bồ quân" để chỉ sức sống của thiếu nữ. Trái bồ quân khi chín căng mọng, no tròn, da bồ quân mượt mà trơn mát. Những tính từ đó khi dùng để miêu tả một thiếu nữ, thì hay dẫn dắt người ta hình dung đến một cô gái tràn đầy nhựa sống, nẩy nở yêu kiều rất ưa nhìn. Sở dĩ nói như thế bởi vì làn da nước tóc ở phái nữ chính là nơi cái đẹp chân chính, cái đẹp của sức khỏe dồi dào hiển hiện ra bên ngoài.

Trung Quốc xưa đánh giá cái đẹp của nữ nhân phần lớn căn cứ vào khí huyết, tinh thần và tướng mạo. Tinh thần đầy đủ, sung túc thì làn da tự nhiên đẹp, tự nhiên sáng. Đôi mắt cũng theo đó long lanh, trong trẻo. Minh mâu lưu phán và ô phát thiền mấn được đánh giá hoàn toàn căn cứ trên tiêu chuẩn về khí huyết, tinh thần. Trong Tây Thi - Nữ hoàng Ngô quốc có một đoạn tả đôi mắt của mỹ nhân danh lừng thiên hạ như thế này:

Câu Tiễn vẫn xoa xoa tay, nhớ ra. Khoảng đâu tám chín tháng trước, Văn Chủng đã phát động việc tuyển chọn giai nhân trên toàn quốc. Người muốn được tham gia và công cử phải đóng hai thăng thóc. Bấy giờ, hình như thâu được một vạn mấy ngàn thăng và đó là số lương thực rất cần thiết đối với ngân khố quốc gia nên việc tuyển chọn mỹ nhân như thế nào, Câu Tiễn không quan tâm tới. Giờ nghe Trịnh Đán nhắc lại, nhà vua mới nhớ, mỉm cười, gật đầu xoay qua cô thứ nhì.
Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn nhà vua.
May mà bấy giờ bỗng có tiếng nội thị từ ngoài cửa bẩm vọng vào:
- Đại phu Phạm Lãi đến!
Câu Tiễn hít một hơi dài:
- Thiếu Bá, vào đây!
Phạm Lãi trẻ trung, ngang nhiên khoa chân bước vào, chí thành cúi mình thi lễ.
- Thiếu Bá cực khổ lắm rồi...
Câu Tiễn nói đến đây liền đưa mặt lên có ý muốn cho lui bốn giai nhân. Nhưng rồi, nhà vua có phần nuối tiếc muốn được nhìn thêm. Nhất là nhìn thêm đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh.

Dù chỉ xuất hiện trong tưởng tượng của tác giả, song qua đó vẫn thấy được mị lực của một đôi mắt đẹp là quyến rũ, là lôi cuốn đến nhường nào!

yeu em nhieu
13-01-2007, 22:04
Vạn bối mới gia nhập lương sơn bạc chưa hiểu biết nhiều về nội dung bàn luộn của huynh đệ hội nhưng cũng mạ muội có một đôi nét bình về cái mà mọi người nói là cái đẹp:
Chủ đề trước mọi người đưa ra là ha hinh thức bề ngoài. Bao gồm tất cả những gi mà các giác quan của con người bình thường cảm nhận được. Theo ngụ ý của tại hạ thì đấy là cái xinh của con người thôi chứ bàn đến cái đẹp thi vô cùng lắm. Cái đẹp thì cả về hình thức và tính tình của con người điều này từ cổ chí kim ai cũng biết. Nhưng theo vãn bối thì trong cuộc sống không đánh giá một cách chính xác về cái đẹp được bởi vì nó luôn luôn song hành với thời gian và hoàn cảnh cụ thể. Phù hợp với hoàn cảnh nào thì nếu nó có ích thì cái thể hiện đó là cái đẹp và không phù hợp nữa thì nó trở thành lạc hậu và đương nhiên thì trở thành cái không đẹp nữa. Ví dụ đơn cử xã hội thời xưa người con gái tóc vàng, hơi xoăn một chút thì ai cũng bảo là dở người, còn bây giờ xu thế hội nhập thì đó lại là mốt cũng có thể tiếp theo nó lại trở thành dở hơi. Bởi vậy theo ý vạn bối không nên tùy tiện đánh giá cái đẹp được mà phải có thời gian mà thời gian thì luôn luôn thay đổi. Xin thứ lỗi cho vãn bối.

yeu em nhieu
13-01-2007, 22:13
Đại tỉ có bài thơ hay đấy nhưng tiểu đệ nghe qua cũng phải giật mình đáo để thật. Mỗi người có một tính tình cho nên cái đẹp cũng thật là muôn hình muôn vẻ. Theo tiểu đệ thì bài thơ đó là không phù hợp "không đẹp". Trong bất cứ xã hội nào thì công dung ngôn hạnh của người phụ nữ là bất biển nó chỉ thể hiện khác thôi. Còn theo bài thơ đại tỉ việt thì đó là người con gái bước vào con đường không có lối thoát. Hay một suy nghĩ không chín chắn mà tức thời học đòi thôi. Khiếp quá khiếp quá