PDA

View Full Version : Cuộc đời và sự nghiệp các bậc anh tài đất Việt


Lạc Long
04-07-2006, 17:48
Lời Mở Đầu
Đất Việt là nơi linh khí ngưng tụ, rất nhiều con người ưu tú đã được sinh ra và lao động cống hiến hết mình trong các lĩnh vực Nghệ thuật, Chính trị, Quân sự, Khoa học...vv...Do đây không phải là bài sưu tầm, vì vậy các nhân vật được giới thiệu với bạn đọc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Có thể có những nhân vật tài danh được tôi viết dài, cụ thể, chi tiết...và cũng có thể những bậc tài danh tôi viết ngắn là do lượng kiến thức có hạn chứ không phải trọng người này không trọng người kia. Vì mong muốn giới thiệu nhằm mục đích tôn vinh những người con ưu tú của Đất Việt, giúp chúng ta hiểu rõ được cuộc đời và sự nghiệp những bậc tiền nhân đáng để chúng ta học hỏi, nghiên cứu thảo luận. Rất mong những bạn có cùng sở nguyện giống tôi cùng tham gia viết bài, đóng góp quan điểm nhằm khai thác tỉ mỉ mọi góc độ trong cuộc sống của Danh nhân được thảo luận. Từ đó sẽ phác họa nên con người đích thực của nhân vật cần phải tôn vinh. Ngoài ra sự sắp xếp thứ bậc để so sánh giữa người này với người kia hoàn toàn không có, những bậc tiền bối được đề cập trước và sau là hoàn toàn do ngẫu hứng, vô tư, vì vậy việc xếp hạng 123 là hoàn toàn không có trong chủ đề này. Rất mong những bài đóng góp của các bạn.

Đầu tiên xin giới thiệu Nhạc sỹ - Họa sỹ - Nhà Thơ Văn Cao


Văn Cao Một Nhân Cách Lớn

Văn Cao sinh ra và lớn lên Tại Hải Phòng, vì vậy người ta nói ông có hai quê hương. Nguyên quán của ông tại Liên Minh - Vụ Bản - Nam Định. Ông là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam không chỉ bởi Ông là tác giả Quốc Ca Việt Nam, Điều mà Nam Định và Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung tự hào, yêu mến, ngưỡng mộ Ông bởi Ông là một nhân cách lớn, một người tài hoa xuất chúng. Có thể có người không tin về những gì người đời ngưỡng mộ Ông, nhưng nếu nhìn vào cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nghệ thuật và sự cống hiến hết mình cho cách mạng cho nhân dân Việt Nam vì tự do, hạnh phúc...mọi người sẽ thấy Ông gửi trọn niềm tin vào Đảng, vững vàng đi trên con đường của Bác, tin vào lý tưởng của Bác noi gương một con người vĩ đại đã đưa dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, sống, làm việc cống hiến hết mình vì sự ấm no của người dân Việt nam...sẽ thấy được sự phấn đấu không ngừng nghỉ, vượt qua mọi gian truân thử thách trên đời...và chúng ta phải ngưỡng mộ trước Ông là một điều tất yếu, chúng ta vinh dự vì được tự hào về Ông, Việt nam tự hào đã có Ông, bạn bè Quốc tế rất ngưỡng mộ một Nhạc sỹ tài danh. Điều này xin được trình bày ở phần sau của bài viết.
Trước tiên xin được tóm tắt qua một số nét chính, nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nhạc sỹ Văn Cao.
Xuất thân trong một gia đình khá giả, đông anh em. Nghe nói thân phụ của Nhạc sỹ Văn Cao cũng là bậc chức sắc trong thời phong kiến. Thủa nhỏ, Ông là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn...được mọi người hết lòng quan tâm yêu mến. Ông được học tại một trường dòng danh giá, Ông tâm sự "Hồi đó, mỗi lần đi học, tôi được phát một hộp sữa đặc vừa đi vừa hút (chắc giống sữa đặc Vinamilk ngày nay) và một đồng bạc để tiêu vặt, ăn quà..." Đến đây hẳn các vị và bản thân tôi cũng hình dung được Nhạc sỹ được yêu chiều đến mức nào. Và trong thời gian ngắn ngủi học tại trường dòng, những bài thánh ca, những điều cơ bản nhất của nhạc lý đã sản sinh ra một Văn Cao thiên tài. Những ca khúc của Ông đã và sẽ trường tồn với thời gian, Mười sáu tuổi sáng tác ca khúc đầu tiên...Ca khúc trữ tình Suối Mơ. Quả thật, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người khác đã thực sự đau đầu không hiểu bằng cách nào mà với kiến thức Nhạc lý sơ cấp được học ở một trường dòng lại có thể giúp Văn Cao trở thành một nhạc sỹ tài hoa đến vậy. Cũng không thể tưởng tượng nổi ở tuổi mười sáu, cái tuổi mà chúng ta vẫn còn đang mải chơi bắn bi, đánh đáo nhạc sỹ Văn Cao lại có thể viết được một ca khúc bất hủ như Suối mơ. Được biết Ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm, nghe đâu ở độ tuổi 19 - 20 mà thôi, vậy mà trong suốt thời gian tham gia hoạt động cách mạng, mọi kiến thức của Ông đều là tự học, hoàn toàn không thầy không thợ, điều này thể hiện ở giai đoạn Ông học dự thính 3 tháng ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (ngày nay là Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội), sau đó vì nhiệm vụ hoạt động cách mạng Ông đã không có điều kiện học tiếp. Vậy mà những tác phẩm hội họa của ông được sánh ngang với các bậc đàn anh như Phạm Viết Song, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân...và là một trong những cây đa cây đề trong giới mỹ thuật ngày nay. Ông vẽ tranh theo trường phái Lập thể, một trường phái mà đến ngày nay vẫn rất thịnh hành...quả thật tôi không thể tưởng tượng nổi với điều kiện vật chất thiếu thốn, sự tham khảo các trường phái trên thế giới qua những sách báo, tài liệu gần như là bằng không thời bấy giờ, cộng với không có thầy hướng dẫn vậy mà Văn Cao lại có thể khẳng định mình trong làng Mỹ thuật Việt Nam với phong cách lẫn trường phái phải nói là rất hiện đại...hiện đại cho đến tận ngày nay sau gần một trăm năm tính từ ngày ông nhập thế. Các tác phẩm Hội họa của ông không nhiều, khoảng vài chục tác phẩm sơn dầu và đa số là các tác phẩm trang trí bìa sách, họa báo. Tuy ít nhưng lại nói lên giữa chất và lượng trong mỗi tác phẩm hội họa của Văn Cao cực kỳ đắt giá. Đa số tác phẩm của ông bây giờ đều nằm tại các bộ sưu tập cá nhân bên ngoài nước Việt Nam. Hiện nay, ở trong nước còn lại khoảng hai đến ba tác phẩm mà thôi. Theo tôi được biết, bức tranh sơn dầu vẽ phu nhân của Ông đang được treo tại nhà riêng (Bức này đã bắt đầu bị hỏng do không được bảo quản cẩn thận) ngoài ra còn một tác phẩm nữa đang được trưng bày tại quán Cà phê Lâm nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Và tôi cũng nghe nói nhà sưu tập tranh Tô Ninh là người đang sở hữu nhiều tranh của Văn Cao nhất hiện nay. Tôi may mắn đã được chiêm ngưỡng các tác phẩm hội họa của ông, cụ thể là các bức sau "Cuộc khiêu vũ của những người tự sát - sơn dầu(bức này hiện đang nằm trong một bộ sưu tập tư nhân tại Pháp)"; "Chân dung Bà Nghiêm Thúy Băng - sơn dầu" "Chân dung tự họa - bút sắt" "Thiếu nữ đánh đàn Piano - Sơn dầu (bức này Ông vẽ tặng người con thứ 4 Hương Hương)" và một số ký họa khác của Ông, trong đó có một bức tôi tự đặt tên "nét vẽ cuối cùng" bức tranh này sẽ không bao giờ hoàn thành theo cách nghĩ thông thường vì ông đã xuất thế, nhưng theo một góc độ khác bức này đã hoàn thành, một cái toan trắng và nét vẽ đầu tiên lên bức tranh cũng là nét vẽ cuối cùng của cuộc đời ông, một đường phác họa bằng than, dựa theo bóng nắng của buổi chiều tà lọt qua khe cửa in lên bức toan. Tôi nhớ lúc đó khoảng những năm 1984 -1985, Ông đã không thể vẽ tiếp vì những cơn bạo bệnh triền miên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô là nơi ông ở còn nhiều hơn thời gian ở nhà trong khoảng 10 năm cuối đời.
Sự nghiệp văn chương của ông cũng như âm nhạc và hội họa. Ông tự học rồi sáng tác...những tác phẩm, đặc biệt là Thơ của ông đã thực sự tôn vinh ông đến một đẳng cấp, nơi mà sự so sánh trở thành nhạt nhẽo vô vị. Ông là một cá thể độc lập, tự tỏa sáng... Tất cả tinh hoa trong nghệ thuật, trong lĩnh vực mà ông sáng tác, dường như hội tụ đủ nơi ông. Những tác phẩm trong sáng, giầu tính triết lý ...đã vượt qua chính ông, những tác phẩm tự chói sáng, những tác phẩm có cảm xúc sâu sắc khiến người đời khâm phục, ngưỡng mộ. Nếu như ngày nay một người nổi tiếng thì đương nhiên những gì liên quan đến họ đều là tốt đều nổi tiếng dựa vào danh của người đó...nhưng với Văn Cao, các tác phẩm của ông nếu tách riêng ra những tác phẩm đó hoàn toàn tự đững vững và sáng chói trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam và Quốc tế. Đó mới là những tác phẩm vì nghệ thuật đich thực, những tác phẩm trong sáng không mưu cầu lợi danh tầm thường.(điều này được minh chứng khi NASA đã gom góp tất cả những gì được coi là tiêu biểu của nền văn minh trái đất để làm thông điệp phát vào khoảng không vũ trụ nhằm tìm kiếm những phản hồi của một nền văn minh khác trong vũ trụ. Trong thông điệp này, giai điệu và nét nhạc của Văn Cao đã được chọn, cùng với các tác phẩm kinh điển khác của Bettoven, Moza,...những thiên tài trên khắp thế giới. Ca khúc Thiên Thai đã được chắt lọc lại, và Việt Nam vinh dự đã góp phần nhỏ bé trong bức thông điệp được gửi từ trái đất đến những nền văn minh khác (nếu có) ngoài vũ trụ bao la)
Nhưng tất cả các tác phẩm của ông vẫn chỉ là nhỏ bé so với những gì ông đã làm...vượt lên tất cả đó là tâm hồn của ông, nhân cách của ông, một nhân cách lớn, một bậc tài hoa, hoàn toàn xứng đáng là một danh nhân sáng chói trên bầu trời Việt Nam.
Lạc Long
(còn nữa...)

Lạc Long
08-07-2006, 15:29
Tiếp theo...xin giới thiệu bối cảnh ra đời bài mùa xuân đầu tiên. Bản nhạc cuối cùng của Nhạc sỹ Văn Cao.
Trong suốt hơn 30 năm bị coi là Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), Tố Hữu cùng giới chức quyền trong Bộ Chính Trị theo chủ trương triệt phá những người bị coi là NVGP đã treo bút ông...không cho được hoạt động sáng tác. Cuộc sống của ông và gia đình có 6 miệng ăn phải lay lắt qua ngày băng những tác phẩm minh họa báo, bìa sách, Trong suốt thời gian cho đến năm 1975 gần như ông chỉ tập chung vào thơ, văn, và minh họa. Đến năm 1975, khi đất nước Nam Bắc một nhà...cảm hứng sáng tác của ông trở lại. Để đón mừng bước ngoặt lịch sử của đất nước cũng như của dân tộc Việt Nam, ông lấy ngay không khi đón mùa xuân...một mùa xuân đầu tiên thật sự đem lại hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam, Một mùa xuân báo hiệu sự đâm trồi nảy lộc mới và tràn đầy sức sống. Và ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên ra đời...những giai điệu khoan thai tươi tắn mà qua đó thể hiện lên một mùa xuân "Rồi dặt dìu, mùa xuân theo én về...mùa bình thường mùa xuân nay đã về...một mùa xuân mơ ước ấy...đầu tiên...." Vâng chỉ là một mùa bình thừong như bao mùa xuân khác nhưng lại là một mùa xuân mơ ước đầu tiên.... với những câu từ giản dị như " gà đang gáy trưa bên sông, một cơn nắng vui bên sông..." mà làm cho chúng ta không thể nhầm sang một mùa xuân nào khác ngoài Việt Nam.
Tuy vậy phải hơn mười năm sau bài hát này mới được công bố và phổ biến khắp cả nước. Tiếc rằng khi đó ông đã không còn trên cõi đời, không được nghe bản nhạc sáng tác dành riêng cho sự Thống nhất Đất nước được vang lên trong mỗi mùa xuân sau này. Vì vẫn bị treo bút nên chỉ có trong giới văn nghệ sỹ mến mộ người Nhạc sỹ tài hoa này biết sự thăng trầm của cuộc đời ông mà thôi. Năm 1980 Đảng và Nhà nước có quyết định thay Quốc Ca, rất nhiều người sáng tác Quốc Ca để dự thi toàn là những con chim đầu đàn của nền âm nhạc Việt Nam bấy giờ tham dự dự thi. Và vượt lên tất cả, bài ca đã thúc giục biết bao người con ưu tú của Việt Nam đứng lên đòi độc lập tự do ...bài ca đã ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam "Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc... bước chân dồn vang trên đường ghập ghềnh xa ...Cờ in máu kháng chiến pha hồn nước...Thề phanh thây uống máu quân thù..." Bài ca đã là niềm tự hào của dân tộc việt nam cho đến ngày nay. Bài ca không thể thay đổi, Tiến Quân Ca.
Cũng nhờ vào việc không thể thay đổi Quốc Ca, Chiêu cuối cùng định hạ ông trong vũng lầy NVGP đã thất bại, Ông được đính chính khỏi cái gọi là NVGP đã trùm phủ lên cuộc đời tài hoa của ông trong suốt hơn 30 năm. Tuy vậy, lúc này gia đình của ông vô cùng khốn khó, sức khỏe của ông giảm sút trầm trọng..ông chỉ còn là bộ gia bọc xương sau những cơn bạo bệnh, với 3/4 dạ dày bị cắt...cuộc sống của ông hoàn toàn không vào vật chất...Những nghệ sỹ thế hệ Ông cũng như những nghệ sỹ thế hệ sau ông ...thậm chí sau rất nhiều..thường mộ tiếng Cầm kỳ thi họa mà lui tới nhà ông trong suốt nửa cuối cuộc đời của ông. Trong nhà ông không lúc nào là không có khách, chỉ cần ông không đi bệnh viện là khách lại đến nhà vì ngưỡng mộ ông. Những nghệ sỹ đàn anh đàn chị như Cụ Quách Thị Hồ tuy tuổi cao sức yếu nhưng năm nào vào những dịp kỷ niệm sinh nhật ông đều đến dự, Cụ là NSND có một không hai ở Việt Nam về thể loại Ca Trù. Một giọng hát Ca trù trời phú...và cho đến ngày nay vẫn chưa ai sánh nổi trong lĩnh vực này. NSUT Kim Ngọc với Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi làm say đắm lòng người. NSND Quý Dương với Trường Ca Sông Lô...và những bản ca khúc hoành tráng mang tính sử thi. còn những nghệ sỹ được coi là trẻ, đàn em như NSND Quang Thọ, NSDN Lê Dung...vv..và ngày nay có Ca sỹ Ánh Tuyết, người đầu tiên thể hiện được tất cả các bài hát của ông trong một đêm diễn. quả thực là kỳ tài, điều xưa nay chưa một ai...vâng chưa một ai có thể hát được tất cả các bài hát của Ông.
Trong khoảng thời gian đó, Văn Cao sống tràn ngập trong tình yêu thương mến mộ của bè bạn và những người thực sự yêu kính ông, Nhà báo Nguyễn Thụy Kha là thế hệ sau này, nhưng cũng là một người viết, sưu tầm rất nhiều bài về ông. Khoảng những năm cuối đời, đồng bào việt nam ở hải ngoại và nhân dân trong nước liên tục mời ông ra Hải ngoại cũng như vào Nam để có điều kiện và khí hậu tốt nhất cho việc chữa bệnh, nhưng Ông đều từ chối. Và Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô là nơi ông ở còn nhiều hơn ở nhà trong khoảng mười năm cuối cùng của cuộc đời. Ông gia đi trong sự muôn vàn thương tiếc của nhân dân trong cả nước. Thi thể của ông được án táng tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội. Đám tang ông, hàng đoàn người kéo dài, từ các cơ quan đoàn thể đến người dân cả nước và cả kiều bào nước ngoài đến thắp hương tưởng niệm. Cả đoạn đường Trần Hưng Đạo, nơi Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức lễ tang NS Văn Cao chật ních bởi hàng người dự lễ tang. Dư âm của đám tang còn kéo dài gần một tháng sau, tại căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu...những người ở xa không về kịp dự lễ truy điệu ông về nơi vĩnh hằng đã đến thắp hương tại nhà riêng của Nhạc sỹ.
Ông đã ra đi mãi mãi trong niềm thương tiếc của hàng ngàn người mến mộ ông. Ông trút hơi thở cuối cùng vào hồi 5h00 ngày 10 tháng 7 năm 1995.

Lạc Long
15-07-2006, 02:02
Thông tin trên rất hay, nhân tiện có chủ đề này xin được chép một bài thơ sưu tầm gửi đến vong linh cụ, nhân ngày giỗ 10 tháng 07.
Bài này có tiêu đề là Hai Ngôi Mộ Bên Nhau
được chú thích là "Tâm sự của cố Nhạc sỹ Văn Cao với cố Trung tướng Doãn Tuế - tức Voi Gầm, tại nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội)
Tôi lại bên Anh
Vang
Voi gầm
Năm
Tháng
Sông Lô

Xưa Anh đưa tôi thăm
Nơi
trận địa pháo

"Tiếng trái phá
Quân thù
Gục
Chìm
Dòng Lô"*

Nay ta lại bên nhau
Vuông vắn
Hai ngôi mộ
Tiếng súng Anh
Bài ca tôi
Âm vang

"Nền khô trơ than xám
Đêm
Chìm
Đợi
ánh
chiêu dương"*

Vẫn chẳng thể
Xa nhau
Anh bên tôi
Tôi bên anh
"Thu ru
Bến sóng vàng...

Dòng Sông Lô
Trôi"*
nhà thơ NB
* Lời Trương ca Sông Lô của Nhạc sỹ Văn Cao