PDA

View Full Version : Đọc Một Bài Thơ Về Hùm Thiêng Yên Thế


TracMoThu
28-05-2006, 11:07
Nói tới thơ Tố Hữu, Trác mỗ hầu như không có ý kiến, bởi vì chả thích được, chả khoái được. Mà không khoái thì có ý kiến chê bai, cũng là điều không phải. (Mình không thích chớ cấm người ta không thích luôn à). Bởi vậy bình sanh, chưa hề bàn luận tiếng nào về Thơ của Sếp này (Không Sếp sao được, có thời lên tới chức Thủ Tướng cơ mà, lớn lắm, đối với một nhà thơ).

Thế nhưng, có một bài thơ của ông, mà đọc một lần, rồi Trác mỗ nhớ luôn, không quên được. Hay bị vì lúc ấy tuổi còn non, trí óc chưa bị lão hóa bởi ba thứ hầm bà lằng ? Chắc vậy. Mà thôi, lằng nhằng chi, mời chư liệt vị hảo hán giang hồ vào thưởng lãm bài : Thư Đề Thám gửi cha vợ. Mở ngoặc một chút, Bá Phúc, một trong những cha vợ của Đề Thám (Hùm thiêng Yên Thế có ít nhứt ba bà, có tài có tật mà...) viết thư chiêu hàng ông trùm khởi nghĩa này, sau khi đích thân về hàng Tây, Tố Hữu dựa vào một số tài liệu lịch sử để thác lời Đề Thám trả lời. Đóng ngoặc.

Giáo đầu giống như khởi sự viết một lá thư :

Đọc mấy lời trong bức thư cha dụ
Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi
Trong quá khứ, cha ghi nhiều kiêu hãnh

Đề Thám sau khi tỏ tâm trạng mình (khóc) đã cất lời nhắc nhở cái quá khứ kiêu hùng của bá Phúc, cái này kêu bằng chiêu nâng lên cho cao để đập xuống cho mạnh. Mời tiếp :

Kìa mũi kiếm máu kẻ thù còn dính
Mà anh hùng tim lạnh bời hư vinh
Trong phong ba vùng vẫy bóng ngư kình
Tham mồi béo nạp mình cho ngư phủ
Chốn rừng xanh tung hoành con mãnh hổ
Tham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con

Rõ nhé. Khen anh nào là ngư kình, là mãnh hổ, nghe ngợp tai chớ chẳng chơi. Tiếc thay, chỉ vì một chút lợi danh cỏn con (mà có thật sự hưởng được đâu) lại : bó tay về với triều đình - hàng thần lơ láo phận mình ra chi...Cái lão Bá Phúc này, trong tim làm gì còn chút máu nóng (nhiệt huyết) nào đâu. Than ôi. Kế đó, Đề Thám công khai kết tội :

Bả vinh hoa làm mất cả tâm hồn
Nhưng nào chuyển được lòng son dạ sắt

Cái thứ tâm hồn nhầy nhụa của Bá Phúc mới thế thôi, chớ còn lòng son dạ sắt như...ta đây, thì đừng tơ tưởng nhé...

Mây Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất
Sông Nhị Hà còn chất chứa căm hờn
Thì đời con là của cả giang sơn
Dù gió kép mưa đơn đâu dám kể

Thân Đề Thám này coi như đã một tiếng vì sự u uất nỗi căm hờn của sông, của núi mà liều. Sá gì gió kép mưa đơn...mà cha đem chăn êm nệm ấm ra òn ỉ. Đề Thám, sau đây đã dùng sự so sánh để nói lên...hai phương trời cách biệt, giữa hai cha con bây giờ, hai khoảng trời xa lăng lắc.

Trong những lúc cha vui đầy vị kỷ
Là khi con rầu rĩ khóc non sông
Năm canh trường cha nệm gấm chăn bông
Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật
Cha hít thở hương trầm thơm bát ngát
Pha sặc mùi máu thịt của lê dân
Thì mũi con nghẹt thở, cổ khô khan
Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh

Vậy. Tương phản rõ ràng. Xét cho cùng, mấy thứ cha đang tận hưởng chỉ là thứ bả vinh hoa mồi chài người non gan lụn chí. Hơn nữa, những thứ ấy, có ngon lành chi, máu dân, mỡ dân lẩn khuất trong đó bao âm hồn đãng tử, chết tức tưởi bởi bàn tay hung bạo của giặc Tây. Thảm cảnh kiểu : Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai họa, đâu phải xa lạ gì với dân tộc Việt Nam ? Những thứ ấy, đem cho cha thứ gì, dành cho con thứ gì, mời đọc tiếp.

Cha - trên ngực đầy mề-đay, kim khánh
Con - bên sườn lấp lánh kiếm tiêm cừu
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều
Con tận tụy vì dân, và đất nước

Mớ huy chương lấp lánh trên ngực cha kia, mấy mảnh hường nhan bên kề vai áp má với cha kia, chỉ là rơm là rác, so với mối tình cao cả đồng bào, dân tộc mà con canh cánh bên lòng. Kiếm tiêm cừu (cái này, thú thiệt Trác mỗ không nắm rõ tích điển, chỉ đoán là một loại kiếm quý, tượng trưng cho sự nghiệp độ dân cứu quốc, mà chắc trúng chớ hổng trật bao nhiêu) lấp lánh mang một nhiệm vụ cao cả mà Đề Thám sẽ nói rõ ở cuối thư. Từ từ đọc tiếp nhé.

Buổi đoàn viên xin cha đừng mơ ước
Cuộc hội đàm sẽ là đại bác thần công
Bức thư đây là bức cuối cùng
Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng

Hà hà. Thế là rõ nhé Bá Phúc. Bá Phúc là bá Phúc, ĐềThám là Đề Thám, minh bạch như trắng và đen, như chánh và tà. Đừng có chút tơ tưởng nào về chuyện dụ hàng. Đọc tới đây, thấy sự quyết liệt trong lời lẽ, hậu thế bọn ta có cảm giác rằng, đừng nói chi cha vợ, cha ruột...thì cũng thế thôi. Đau lòng, xót xa máu chảy ruột mềm phải gác lại trong tình thế nước sôi lửa bỏng. Sau đây là đoạn cuối, khi mà con hùm thiêng sau giây phút lắng đọng, trầm tư, vụt đứng lên, hào khí trấn áp cả thiên hạ.

Thôi - Hạ bút cho thâm tình gián đoạn
Để nghe lời kết án kẻ gian phi
Thanh gươm thần, ta tuốt sẵn, chờ khi...

Bài thơ, hay lá thư, được chấm dứt, quyết liệt, và đầy đe dọa. Mà cũng không phải sự đe dọa, mà là sự nghiêm khắc của chánh nghĩa. Lời kết án dõng dạc đâu phải là sự căm thù cá nhân, mà là tiếng nói đĩnh đạc của chân lý, của tòa án lương tâm, tòa án của một dân tộc đang rên siết dưới gót giày ngoại bang. Ta có chém ngươi, chính vì ngươi là tội đồ của cả một dân tộc, chớ chẳng phải chỉ vì cái thư chiêu hàng xúc phạm đến ta.

Hay, đọc lại bài thơ, Trác mỗ còn cảm nhận được những lỗ chân lông của mình rờn rợn. Như một vở kịch bi tráng, Tố Hữu đã làm cho hình ảnh của Hoàng Hoa Thám như tạc vào bức phù điêu dân tộc. Muôn đời không xóa nhòa hình ảnh hào hùng của danh xưng Hùm Thiêng Yên Thế. Thơ đến thế thì thôi ! Còn biết đòi hỏi chi hơn ?

Tiếc thay, cũng chính ngòi bút tài tình kia, sau đó không lâu, đã viết nên những dòng bợ đỡ đáng bỉ như thế này trong bài Khóc Xít-Ta-Lin :

Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương ai thương Một, thương Ông thương Mười

Và :

Thương biết mấy tiếng đầu đời con gọi
Tôn quý vô chừng : ba chữ Xít-Ta-Lin

Vậy đó, một nhân cách sa đọa nhanh chóng, một ngòi bút đánh đĩ nhanh chóng. Cha, Mẹ, Chồng...chẳng có ý nghĩa gì, lòng thương đem ra đo đếm cân lượng(*) đã không ổn, lại tính toán rành mạch, Stalin nhận được gấp mười so với những con người máu thịt kề cận với ta. Nói thiệt, ông đã chết, vì lòng tôn trọng tối thiểu truyền thống đối với người đã khuất của dân tộc ta, chớ nếu không, Trác mỗ phải nhổ một bãi nước bọt và...chửi thề một tiếng. Trẻ con tập nói Ba nói Má là chuyện bình thường và hợp lẽ khoa học, bởi vì âm sắc của hai tiếng này đơn giản. Trác mỗ đồ chừng, họa may trẻ nít bằng rô-bô mới tập nói đầu đời bằng ba tiếng Sít-Ta-Lin (những con robot khá nhiều trên đất nước chúng ta).

(*)Về vụ cân đong đo đếm con tim, Tố Hữu có đoạn thơ đại ý vầy (Trác mỗ ít thuộc thơ Sếp này, nên có thể nhầm lẫn đôi ba chữ, nhưng ý thì chắc cú) :

Trái tim anh chia bốn phần tươi đỏ
Đảng...vinh quang đã chiếm lấy phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
Em bẽn lẽn, thế cũng nhiều anh nhỉ !

Chỉ biết nói một câu : Hết thuốc chữa !

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-05-2006, 01:32
Thấy Trác hunh nói tới Tố Hữu mà muội đây nhớ ra vài chuyện liên quan tới ông này mà QA có đọc qua cũng khá lâu . Phải đi lục lại mới tìm ra , post lên góp bài chung với huynh nghe. ( Muội cũng ít đọc thơ của ông này lắm :) ) .

Trong bài thơ " Gốc Nhãn Cao " của nhà thơ Chế Lan Viên :

" Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái
Tám mươi nay mẹ hẳn lưng còng
Chấp đường Nam - Bắc con thăm mẹ
Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn "

Là " Người đi Tìm Hình Của nước
Ôi ! Đường đến với Lênin là đường về Tổ Quốc
tuyết Mátxcova sáng ấy lạnh trăm lần
trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi ! nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai " .

Thơ ca tụng hay như thế mà Tố Hữu trong một cuộc phỏng vấn đã bảo rằng " Bác đâu có hôn đất một cách mất vệ sinh " !! như vậy !!! :D

Nói về nhà thơ Hoàng Cầm khi sáng tác bài thơ " Lá Diêu Bông " đã bị đi tù vì bài thơ này . Khi bài thơ bị lọt ra hải ngoại , có người đem bình luận diễn giải , tuy không đúng với chủ đích của tác giả nhưng lại đúng với thực tế . Người ta bảo Hoàng Cầm làm bài thơ " Lá Diêu Bông " là ám chỉ Đảng . Ở hải ngoại có gởi thư cho chính phủ yêu cầu thả tự do cho Hoàng Cầm , và điều này đã làm cho Tố Hữu nổi cơn thịnh nộ , phán :" Nhốt nó thêm một năm nữa vì tội có nước ngoài can thiệp " . Hồi đó , Tố Hữu giữ chức Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế , nắm quyền sinh sát trong tay , giới nghệ sĩ phải liệu mà giữ gìn " ăn nói " .

Tố Hữu không ưa Hoàng Cầm vì từng bị Hoàng Cầm vặn vẹo . Tố Hữu viết :

" Thuở anh chưa ra đời ( ý nói Cánh mạng tháng 10 Nga )
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người ... "

Bị ông Hoàng Cầm vặn lại :" Anh của ông ra đời năm 1917 , thế trước năm 17 , nhân loại chửa thành người thì là gì ? Khỉ à ? Con Hồng Cháu Lạc , 4000 năm văn hiến của anh đâu ? " .:D

Tố Hữu ức lắm , tìm cơ hội trù dập Hoàng Cầm bằng cách không cho in tác phẩm của Hoàng Cầm suốt mấy chục năm .

Vào thời mà những nhà văn , nhà thơ thuộc nhóm Nhân văn Giai Phẩm , họ đã chịu sự truy bức khi cố giữ cho cây bút của mình một sự độc lập , không muốn thơ trở thành công cụ , không sáng tác theo khẩu hiệu . Những nhà thơ bị thất sủng vào thời đó như Quang Dũng ( Đôi Mắt Người Sơn Tây , Đôi Bờ , Tây Tiến ... ) , Hữu Loan ( Màu Tím Hoa Sim ) , Hoàng Cầm ( Bên Kia Sông Đuống ... ) ...... Họ bị thất sủng vì không muốn biến mình thành thợ thơ và thơ ca biến thành loại giáo huấn . Ngay cả Văn Cao cũng bị liệt vào danh sách những văn nghệ sĩ chống đối vào năm 1956 ở Hà Nội với hai bài thơ " Anh có nghe không " và " Những ngày báo hiệu mùa xuân " . Ông đã bị phê phán và bị cô lập vào lúc đó , phải gác bút và sống trong nghèo túng .

Tố Hữu được coi là đầu nậu văn nghệ , có bàn tay thép sẳn sàng giơ ra xiết chặt tự so sáng tác của người khác , nếu đi ngược lại chủ trương .