PDA

View Full Version : múa rồng -múa lân


anhson9
06-01-2006, 09:26
Múa Lân – Sư – Rồng (gọi ngắn gọn là múa Lân) là một sinh hoạt văn hóa đặc thù của dân tộc Hoa. Trong quá trình giao thoa văn hóa các dân tộc, múa Lân đã trở nên quen thuộc với người Việt. Từ ngày 19.4 đến 27.4.2003, tại Trung tâm Văn hoá Quận 5 diễn ra Liên hoan Lân – Sư – Rồng TP lần thứ III. VHNT xin giới thiệu sơ nét về loại hình văn hóa này với bạn đọc.

Một số nhà nghiên cứu Phương Tây cho rằng Lân không xuất phát từ Trung Quốc. Lân đã đến Trung Quốc bằng Con đường Tơ lụa (Silk Road) do những lãnh đạo các bộ tộc (ngày nay thuộc nước Ba Tư, Afghanistan) mang Lân tặng cho vua chúa Trung Quốc như là những món quà(?). Lân hiện diện trong đời sống văn hóa Trung Hoa từ thời nhà Hán (205 trước Công nguyên - 220 sau Công Nguyên). Hiện nay, Lân có mặt trong sinh hoạt văn hóa nhiều quốc gia Châu Á. Múa Lân là sự kết hợp giữa nghệ thuật, lịch sử và động tác võ thuật trên nền nhạc của trống, cồng và chiêng.

Truyền thuyết về lân
Thuở xa xưa, hàng năm vào những ngày Tết, các làng chài ven biển ở Trung Quốc thường bị một loài thủy quái (gọi là Nien, đọc là "niên" - đồng âm với "năm"- tiếng Hoa) hung dữ từ dưới đại dương xâm nhập, phá hoại nhà cửa, giết chết cả người lẫn súc vật. Vì thế, thay vì được hưởng không khí vui xuân, hưởng lộc tại làng, nhà, mọi người phải kéo nhau lên núi lánh nạn thủy quái. Lời cầu cứu vang khắp đất trời, Ngọc Hoàng phái Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa xuống trần gian để cứu giúp chúng sinh khốn khổ. Để thu phục nó, ông Địa (với sự giúp sức của sư tử) dụ con Niên ăn một loại tiên thảo (Linh chi thảo) khiến nó từ một con vật dữ tợn ưa ăn thịt người trở thành một loài thú hiền lành thích ăn các loại rau quả. Sau đó, ông Địa đưa con Niên về trời. Hàng năm, vào những ngày Tết, ông Địa dẫn con Niên (lúc này được gọi là con Lân) trở lại trần gian, cùng đi chúc Tết mọi nhà "Hạnh phúc tràn đầy, Tài lộc dồi dào" trong nền nhạc náo nhiệt mừng Xuân.

Một truyền thuyết khác, Lân là một trong Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) do Thái Thượng lão quân nuôi. Một hôm, Lân lén trốn chạy xuống trần gian chơi. Thấy cảnh vật trần gian hữu tình, Lân ở lại không chịu trở về trời, tự tung tác quái. Nghe tin chẳng lành, Thái Thượng lão quân nhờ Phật Di Lặc hạ giới để thu hàng con "nghiệt súc". Lân bị bắt về Thiên đình, khắp mọi miền, làng mạc, bà con hân hoan tống tiễn bằng hàng loạt tiếng trống vang dội, họ đốt pháo như sấm nổ, mong Lân sợ không dám quay lại. Rồi từ đó, mỗi khi Tết đến, như nhớ lại tích xưa, dân tộc Trung Hoa tổ chức múa Lân với ý nghĩa mang màu sắc mới - chúc lành, may mắn ngay từ những ngày đầu xuân mừng năm mới.

Với những dân tộc có nền văn minh lúa nước, phải chăng Long là mưa, là gió, là thời tiết, Lân (Nien) là nước, là lụt bão, Sư là đất, là bản làng? (Tương tự như Sơn Tinh, Thủy Tinh ở Việt Nam). Mưa không thuận, gió không hòa, bão lụt thiên tai là điều đáng sợ nhất. Vào thời xa xưa, khi con người thường phải thần thánh hóa những hiện tượng "trái gió trở trời" nên hình tượng Long-Lân – Sư phát sinh từ đây?

manh_ho_Pleiku
03-05-2006, 20:46
Hình như theo mình được biết múa Lân rồng còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nữa ! Và ở Việt Nam múa Lân Rồng & Sư tử không hoàn toàn giong như Trung Quốc nó đã có nhiều biến cải ! Ví dụ : có thêm nhân vật múa phụ đó là ông điạ , Tề Thiên... Nói tóm lại múa Lân Rồng ở VN mang maôt sắc thái rất riêng !