PDA

View Full Version : Một bài văn lạc đề đáng giá !


anhson9
23-08-2005, 14:23
Một bài văn lạc đề đáng giá

Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3, có một bài văn "lạ" của một học sinh lớp 11. Em đã thẳng thắn bày tỏ chính kiến rằng mình không thích tác phẩm đó. Đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.

"... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

"Qua bài làm của học sinh, có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một học sinh có chính kiến, đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thày cô giáo nên trân trọng, khích lệ những học sinh này".
"Lời phê" của thày Hà Bình Trị - chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT.
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích , chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một học sinh, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thày cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".

Bài văn đã được nhiều học sinh và thày cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều học sinh tán đồng với ý kiến này. Còn các thày cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.

Một phụ huynh cho biết tuần trước, con trai ông - đang học lớp 5 tiểu học - có bài tập làm văn về nhà "Tả bà em". Cháu viết một bài dài hai trang giấy, nào là "bà em rất vui tính, rất khoẻ mạnh, rất yêu lao động... Người bà cao, dáng bà bước đi khoẻ mạnh, nước da bà hồng hào... ". Đọc bài văn, vị phụ huynh ngạc nhiên và bảo con: "Đúng là bà con ngày xưa khỏe mạnh, vui tính, hồng hào thật... Nhưng bây giờ đâu có như thế nữa. Bà bị ốm, nằm viện đã mấy tháng nay, người gầy lắm, chẳng làm việc gì được... Tuần nào con cũng vào thăm bà mấy lần, con thương bà, sao con không thử tả bà như hàng ngày con vẫn gặp. Bà đau như thế nào, bàn tay bà gầy ra sao...". Nhưng cháu trả lời không thể làm như thế được, vì đã có... mẫu rồi.

Rồi cháu giở cho xem quyển sách "Những bài văn mẫu", bài nào bài nấy giống hệt nhau, cứ tả người là phải tả từ xa tới gần, từ trên xuống dưới, rồi tính tình, công việc, cuối cùng là cảm nghĩ. Cháu bảo cả lớp ai cũng chép từ quyển sách này. Chỉ có chép thì mới được điểm cao. Vị phụ huynh thử cố thuyết phục cháu đừng làm vậy, nhưng cháu không dám nghe theo vì sợ bị điểm xấu...

Có câu chuyện về một đề văn tả "Ngôi trường của em". Học sinh nào cũng tả "trường em ngói đỏ, vôi hồng..." (mặc dù thời đó, đất nước ta có chiến tranh, còn nghèo, các ngôi trường đa số là nhà tranh, vách đất chứ không khang trang "ngói đỏ, vôi hồng..."). Và với lối tả đúng mẫu như vậy, học sinh đều nhận điểm 9, 10. Duy nhất có một học sinh "không biết sợ" lại tả đúng thực tế rằng "trường em rất nghèo, cửa kính vỡ hết, nhưng em vẫn rất yêu quý trường em...". Nhiều năm sau, khi gặp lại trò cũ, người thày năm xưa mới ngậm ngùi ân hận lẽ ra không nên cho em học trò đó điểm kém vì một bài văn đầy tình cảm chân thật xúc động.

bài văn của bạn gái đó đáng để chúng ta học tập ,khi mà việc học chỉ để học ,chúng ta vẫn chưa dám nêu lên chính kiến của mình.Đúng là một cô bé có cá tính và cả dũng cảm nữa, dám nói lên suy nghĩ của bao thế hệ học sinh. Tui khâm phục ,vì tui đã từng không dám làm như vậy !

hoàng long
24-08-2005, 16:34
Cái bài văn này báo chí và dư luận đã bàn luận khá nhiều rồi.
Nói chung dư luận chia làm hai phe.
Một phe tán đồng với bài văn và dựa vào đó đòi thay đổi hẳn nền giáo dục hiện nay.
Một phe nghiêng về quan điểm cho rằng Nguyễn Phi Khanh tác giả của bài văn này học lệch tủ nên viết thế để tự bào chữa cho mình.

Kẻ gây chiến
24-08-2005, 18:05
Dù dư luận nói thế nào đi nữa thì mình vẫn đứng về phía mấy bạn học sinh đó. Chúng ta ko thể làm điều mình ko thích , ko thể nói điều hoa mĩ ko đúng hiện thực đc. Bài của Đệ_võ học hay lắm. Cảm ơn bạn nhé

anhson9
24-08-2005, 23:03
Dù dư luận nói thế nào đi nữa thì mình vẫn đứng về phía mấy bạn học sinh đó. Chúng ta ko thể làm điều mình ko thích , ko thể nói điều hoa mĩ ko đúng hiện thực đc. Bài của Đệ_võ học hay lắm. Cảm ơn bạn nhé
Sao không được, tui thấy đúng quá ấy chứ, bạn thử ghé qua các lò luyện văn mà xem, chỉ thấy chép và chép,bài văn này lên sếp vào những bài văn bất hủ của lứa tuổi học sinh bi giời vì hiếm có ai dũng cảm vậy ? nếu cho chúng ta vào địa vị như vậy liệu chúng ta có dám làm như thế ko? Đảm bảo là ko ? . Ko biết bao giờ nước ta mới hết cái cảnh học kiểu này ?
Có thể nói là chưa ai có bản lĩnh như thế, cũng có người dám nghĩ thế nhưng chưa dám làm theo.
Nếu có cô bé ấy làm đầu tàu gương mẫu thì có thể sau này lớp trẻ đi học và mọi người trong nghành giáo dục sẽ có những suy nghĩ tiến bộ hơn.

con_gai
25-08-2005, 18:27
nói chung là vì thi học sinh giỏi điểm số ko ảnh hưởng nên cô bạn kia mới dám viết vậy thôi còn thử là bài trên lớp lấy điểm xem đảm bảo sẽ viết hay như đúng rồi luôn tôi cũng từng ngồi trong phòng thi học sinh giỏi văn rùi mọi người làm bài đối phó lắm thậm chí còn quay cóp nữa cơ thật chẳng hiểu ko thích ko học thì để giấy trắng quay làm gì chứ nhỉ đâu cần thiết
quay lại vấn đề bài văn nhé tôi thấy bạn học sinh đó đúng và những thầy cô phê bình cách nghĩ của bạn cũng đúng bởi những tác phẩm văn học như vậy chúng ta nên học để qua đó biết thêm về lịch sử nước ta qua những trận chiến

con_gai
25-08-2005, 18:38
cho em viết thêm nhé ko phải em câu bài đâu tai em lỡ tay ấn nhầm thui
có một lần đọc báo hoa học trò thấy có bài viết về 1 cậu học sinh tranh cãi với thầy giáo về bài tống biệt hành của thâm tâm có đoạn cuối là (tui quên rồi )ý cậu học sinh kia là mong người ở lại coi mình như hạt bụi bay còn thầy giáo thì nghĩ ngược lại người ở lại mong người ra đi coi mình như hạt bụi bay (thông cảm học lâu rui tôi ko nhớ lắm nguyên tác chỉ nhớ mang máng thôi sai cũng bỏ qua cho nhé )cả lớp hầu như theo thầy một mình cậu kia một ý nên xơi ngay con 1 hay con 0 gì đó từ đó câu bạn kia ko hề muốn tham gia bất cứ một cuộc tranh luận nào trên lớp vì nghiệm ra một điều cãi thầy cô chỉ có thiệt thân mà thôi

công nhận môn văn bây giờ chỉ đơn giản là môn cá chép mà thôi chép đúng và đủ đã được tầm 6 điểm rồi lật ngược lại trước đây khi chúng ta còn nhỏ thì môn chính tả tức tập chép là một phân môn của văn tiếng việt mà vậy bây giờ chúng ta phải quay lại cái thời kì chép như một lũ tiểu học vậy sao

nói chung nói gì thì nói mấy vị có chức có quyền trong bộ giáo dục chẳng nghe lời bọn dân đen chúng ta đâu cho nên có bàn cũng vậy thôi
(nhờ vậy mà em có bài đẻ viết xem như câu được một bài )

nguyen van hoa
05-09-2005, 15:44
chẳng thể qui trách nhiệm cho ai nếu không tự nhìn lại mình. tiuy rằng giáo viên dạy không tốt cũng nên nhìn lại thái độ học tập của học sinh đối với môn văn và các môn xã hội nói chung.

tieu la sat
06-09-2005, 08:23
đúng thế. ngày xưa các cụ đi học chẳng phải là cũng suốt ngày tụng đi tụng lại sách vở của tiền nhân sao? đó cũng là những bài văn mẫu phải hông? cái căn bản là tự bản thân mình phải xác định được học văn nói riêng và các môn xã hội nói chung để làm gì. nếu như chỉ học để lấy điểm số thì đương nhiên sẽ chỉ có chép và chép. còn một khi đã ham mê thì phải tự mình mày mò tìm hiểu, thầy cô chỉ là phụ mà thui. tui đi học mười mấy năm rùi, việc này hiểu rõ lắm...

Tây Môn Xuy Tuyết
06-09-2005, 21:11
Cái bài văn ấy thì các cô các chú bên bộ giáo dục cũng bàn hết nước hết cái rồi, 3/15 điểm được đánh giá cũng xong rồi . Khuấy nó lên cho có chuyện thế này xem ra chẳng hay.

Mà cái này có khi Nghị Sự Sảnh lại hợp hơn, cbn ( các bạn nhỉ) !

LSB-Kiếm
10-09-2005, 12:50
Báo chí nói nhiều rồi!Bao nhiêu người cũng bàn tới nó rồi!
Nhưng ta không thích tí nào khi cô bé đó nói"phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...".Cái gì gọi là khô khan khó hiểu?Một bài văn tế với tất cả những rung động của một thi hào yêu nước trước những con người "liều mình như chẳng có..."khi có giặc ngoại xâm mà gọi là khô khan khó hiểu?Chỉ có thể nói rằng cô bé đó sống trong đệm ấm chăn êm quá lâu rồi,cha mẹ bảo bọc quá kĩ rồi nên một cảm xúc rất người như thế cũng thành khó hiểu!
Em còn hỏi rằng"lỗi tại nhà văn hay lỗi tại mình".Ta thử hỏi lại rằng em có viết được bao nhiêu tác phẩm có thể hay và nhiều cảm xúc hơn Nguyễn Đình Chiểu?Là lỗi tại em!Ta khẳng định điều đó!Em chỉ quan tâm tới tóc của mình được ép chưa?Cái dạ dày của em có kêu gào không?Hay bạn bè em có đứa nào có mốt mới mà em chưa có không?Chứ em không hề nhìn thấy một người ăn mày lê lết bên đường hay gần gũi hơn là một đứa bạn nghèo của em đang bị đói sáng nay!Em vô cảm với mọi nỗi đau mất rồi em ạ!Em chỉ có cảm xúc với những niềm vui hưởng thụ mà em được hưởng!Vậy mà em còn dám lên tiếng hỏi "lỗi tại nhà văn??..."
Lời lẽ của bài tế dùng nhiều từ cổ nhưng đã có chú thích rồi,vả lại các thầy cô khi giảng về nó cũng sẽ có giải thích.Cái "khó hiểu" ở đây chỉ có thể hiểu là cảm xúc của cô bé đó bị lì về mặt thương yêu và cảm thông.Có lẽ trước một cây kem từ tay mẹ đưa cảm xúc của cô bé sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết!
Chúng ta lớn lên trong hoà bình và no đủ cái đó là may mắn của thế hệ chúng ta.Và chúng ta không quay lưng với LS-cái đó không cần bàn cãi nhiều.Nhưng tại sao một bài tế như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"lại trở thành khó hiểu?Vậy LS của chúng ta ở đâu?-Ở những cái rất thật đó.Nó có thật,nó hiển hiện chứ không mang một chút trừu tượng nào.Chỉ cần mỗi người biết rằng cái nỗi đau của cả một dân tộc được dồn vào từng câu chữ trong bài tế thì có gì mà khó hiểu?
Lớp 9 và 15 tuổi chắc chắn cô bé đã tư duy rất độc lập(nhất là đối với một học sinh giỏi văn).Vậy thì hy vong rằng cô bé không là tiêu biểu của những người trẻ.Chúng ta có ls của một dân tộc.Dù cho rằng ls của chúng ta không đáng tự hào đi nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận.Chúng ta là người Việt Nam.Chắc chắn sẽ có ai đó nói rằng người VN thì có điều gì đáng tự hào khi bao nhiêu cái nghèo đói bao nhiêu những "quốc nạn"đang to dần ra?Có thể bạn ạ!Nhưng chúng ta sẽ bị Tây hoá bị Tàu hoá khi chúng ta không còn là người Việt Nam.
Người xưa có câu rằng
"Con không chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nghèo"
Có câu rằng"miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời".Vậy dân tộc VN sẽ đi về đâu khi ngay cả nỗi đau của dân tộc cũng bị lãng quên?!
Cô bé nguỵ biện rằng "Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này..."
Đó chỉ là một lời nguỵ biện!Tôi dám khẳng định như vậy!Vì ngay cả một bài LS bằng văn học mà cô bé còn không thể có cảm xúc.Vậy thì đối với LS bằng những con số và những con chữ mang tính thông tin hoàn toàn liệu cô bé có đủ cảm xúc để đọc nó hay sẽ chúi mũi vào một bộ phim nước ngoài hay?!
Và các huynh đệ!Các huynh đệ vô tình hay cố ý khi ủng hộ "ý kiến" của cô bé đó một cách sốt sắng như vậy?
Trong khi chờ đợi thế hệ con cháu chúng ta tiếp cận LS dân tộc bằng những bộ phim mang tính LS được dựng một cách chân thực và không "kịch" như hiện nay thì chúng ta còn mong có cách nào khác để hiểu LS dân tộc hay hơn qua văn học.

con_gai
15-09-2005, 14:56
Báo chí nói nhiều rồi!Bao nhiêu người cũng bàn tới nó rồi!
Nhưng ta không thích tí nào khi cô bé đó nói"phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...".Cái gì gọi là khô khan khó hiểu?Một bài văn tế với tất cả những rung động của một thi hào yêu nước trước những con người "liều mình như chẳng có..."khi có giặc ngoại xâm mà gọi là khô khan khó hiểu?Chỉ có thể nói rằng cô bé đó sống trong đệm ấm chăn êm quá lâu rồi,cha mẹ bảo bọc quá kĩ rồi nên một cảm xúc rất người như thế cũng thành khó hiểu!
Em còn hỏi rằng"lỗi tại nhà văn hay lỗi tại mình".Ta thử hỏi lại rằng em có viết được bao nhiêu tác phẩm có thể hay và nhiều cảm xúc hơn Nguyễn Đình Chiểu?Là lỗi tại em!Ta khẳng định điều đó!Em chỉ quan tâm tới tóc của mình được ép chưa?Cái dạ dày của em có kêu gào không?Hay bạn bè em có đứa nào có mốt mới mà em chưa có không?Chứ em không hề nhìn thấy một người ăn mày lê lết bên đường hay gần gũi hơn là một đứa bạn nghèo của em đang bị đói sáng nay!Em vô cảm với mọi nỗi đau mất rồi em ạ!Em chỉ có cảm xúc với những niềm vui hưởng thụ mà em được hưởng!Vậy mà em còn dám lên tiếng hỏi "lỗi tại nhà văn??..."
Lời lẽ của bài tế dùng nhiều từ cổ nhưng đã có chú thích rồi,vả lại các thầy cô khi giảng về nó cũng sẽ có giải thích.Cái "khó hiểu" ở đây chỉ có thể hiểu là cảm xúc của cô bé đó bị lì về mặt thương yêu và cảm thông.Có lẽ trước một cây kem từ tay mẹ đưa cảm xúc của cô bé sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết!
Chúng ta lớn lên trong hoà bình và no đủ cái đó là may mắn của thế hệ chúng ta.Và chúng ta không quay lưng với LS-cái đó không cần bàn cãi nhiều.Nhưng tại sao một bài tế như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"lại trở thành khó hiểu?Vậy LS của chúng ta ở đâu?-Ở những cái rất thật đó.Nó có thật,nó hiển hiện chứ không mang một chút trừu tượng nào.Chỉ cần mỗi người biết rằng cái nỗi đau của cả một dân tộc được dồn vào từng câu chữ trong bài tế thì có gì mà khó hiểu?
Lớp 9 và 15 tuổi chắc chắn cô bé đã tư duy rất độc lập(nhất là đối với một học sinh giỏi văn).Vậy thì hy vong rằng cô bé không là tiêu biểu của những người trẻ.Chúng ta có ls của một dân tộc.Dù cho rằng ls của chúng ta không đáng tự hào đi nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận.Chúng ta là người Việt Nam.Chắc chắn sẽ có ai đó nói rằng người VN thì có điều gì đáng tự hào khi bao nhiêu cái nghèo đói bao nhiêu những "quốc nạn"đang to dần ra?Có thể bạn ạ!Nhưng chúng ta sẽ bị Tây hoá bị Tàu hoá khi chúng ta không còn là người Việt Nam.
Người xưa có câu rằng
"Con không chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nghèo"
Có câu rằng"miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời".Vậy dân tộc VN sẽ đi về đâu khi ngay cả nỗi đau của dân tộc cũng bị lãng quên?!
Cô bé nguỵ biện rằng "Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này..."
Đó chỉ là một lời nguỵ biện!Tôi dám khẳng định như vậy!Vì ngay cả một bài LS bằng văn học mà cô bé còn không thể có cảm xúc.Vậy thì đối với LS bằng những con số và những con chữ mang tính thông tin hoàn toàn liệu cô bé có đủ cảm xúc để đọc nó hay sẽ chúi mũi vào một bộ phim nước ngoài hay?!
Và các huynh đệ!Các huynh đệ vô tình hay cố ý khi ủng hộ "ý kiến" của cô bé đó một cách sốt sắng như vậy?
Trong khi chờ đợi thế hệ con cháu chúng ta tiếp cận LS dân tộc bằng những bộ phim mang tính LS được dựng một cách chân thực và không "kịch" như hiện nay thì chúng ta còn mong có cách nào khác để hiểu LS dân tộc hay hơn qua văn học.

ko ai nói rằng cô bạn đó đúng hoàn toàn hết
khi bạn tiếp xúc với một điều gì đó cảm xúc yêu ghét là của riêng bạn ko ai có thể can thiệp học văn và học sử là 2 chuyện khác nhau chẳng có ai là ko biết LS của dân tộc mình hết chẳng qua là biết ít hay nhiều thôi còn bạn bảo bài Văn tế của nguyễn đình chiểu có nhiều chi tiết LS trong đó ư? tôi nghĩ đó chỉ đơn thuần là cảm xúc của nhà văn trước sự kiện thôi còn chi tiết LS thì quá ít
bạn trách cô bạn ấy ko có cảm xúc ử? liệu có quá khắt khe ko hả bạn cuộc sống bây giờ tiến bộ rất nhiều ko còn khó khăn vất vả như trước cho nên việc thế hệ trẻ bây giờ ko biết đến những thiếu thốn vất vả cũng ko có gì là khó hiểu bạn ko thể bắt một người chưa từng thiếu thốn chưa từng phải ăn đói mặc rét phải hiểu nỗi khổ ấy chưa từng trải qua ko ai hiểu rõ được hết đâu sống ở thời nào phải thích ứng với thời đó trong thời đại kĩ thuật bùng nổ hiện nay bạn ko thể ngồi mãi một chỗ mà hoài cổ

công bằng mà nói LS của VN rất vinh quang đó chứ nhưng cái vinh quang trong quá khứ ko thể làm cho đất nước ta dân tộc ta đi lên được đâu con người phải hướng tới những điều ở trước mắt vì thế nếu có người mập mờ về những điều trong quá khứ cũng có thể tạm chấp nhận được mà miễn là có ích trong cuộc sống hiện tại là được

LSB-Kiếm
15-09-2005, 18:07
Cô bạn này nói hay nhỉ :D!
"còn bạn bảo bài Văn tế của nguyễn đình chiểu có nhiều chi tiết LS trong đó ư? tôi nghĩ đó chỉ đơn thuần là cảm xúc của nhà văn trước sự kiện thôi còn chi tiết LS thì quá ít "
Có lẽ cậu cũng chẳng thèm để ý bài "Văn tế..."nói gì.Ls là cái gì?Là cái sự kiện mà cậu nói tới đấy!LS mà không có sự kiện thì LS nói tới cái gì?Phpttt!
Ngốc xít!:D
bạn trách cô bạn ấy ko có cảm xúc ử? liệu có quá khắt khe ko hả bạn cuộc sống bây giờ tiến bộ rất nhiều ko còn khó khăn vất vả như trước cho nên việc thế hệ trẻ bây giờ ko biết đến những thiếu thốn vất vả cũng ko có gì là khó hiểu bạn ko thể bắt một người chưa từng thiếu thốn chưa từng phải ăn đói mặc rét phải hiểu nỗi khổ ấy chưa từng trải qua ko ai hiểu rõ được hết đâu sống ở thời nào phải thích ứng với thời đó trong thời đại kĩ thuật bùng nổ hiện nay bạn ko thể ngồi mãi một chỗ mà hoài cổ
Con người chính vì không thể cứ phải trải qua hết thì mới phải thấu hiểu.Cái tâm hồn con người ta sinh ra làm cái gì khi không phải để nhận thức hả cậu?Những người bình thường tôi thấy và cs cũng chứng minh là họ nhận thức được tất cả những trạng thái tình cảm mà con người có thể có.Có lẽ cậu phải xem lại mình xem?!:D
Còn có ích ư?Có ích là cái gì khi mà người ta không hề biết đến trách nhiệm?Tôi không khắt khe!Bởi vì tôi cũng chỉ là một thèng thanh niên bình thường và chưa làm được việc gì gọi là có ích cả!Chỉ là nhắc đến thì phải nghĩ đến!Thế thôi!Còn nếu như không làm thì đừng có mang cái ý nghĩ ba phân ra mà bình chí của những người yêu nước thực thụ!Bởi họ sẽ buồn khi nghe người ta nói về nước mình như một thằng ku Tàu
Cậu nên viết lại rồi mang bài ra post nhá.Chứ viết mà không hiểu thì phiền lắm!Anh em LSB lại chả vì cậu mà có người cười vỡ bụng thì ai chịu trách nhiệm?!:D

anhson9
16-09-2005, 08:23
bạn trách cô bạn ấy ko có cảm xúc ử? liệu có quá khắt khe ko hả bạn cuộc sống bây giờ tiến bộ rất nhiều ko còn khó khăn vất vả như trước cho nên việc thế hệ trẻ bây giờ ko biết đến những thiếu thốn vất vả cũng ko có gì là khó hiểu bạn ko thể bắt một người chưa từng thiếu thốn chưa từng phải ăn đói mặc rét phải hiểu nỗi khổ ấy chưa từng trải qua ko ai hiểu rõ được hết đâu sống ở thời nào phải thích ứng với thời đó trong thời đại kĩ thuật bùng nổ hiện nay bạn ko thể ngồi mãi một chỗ mà hoài cổ

công bằng mà nói LS của VN rất vinh quang đó chứ nhưng cái vinh quang trong quá khứ ko thể làm cho đất nước ta dân tộc ta đi lên được đâu con người phải hướng tới những điều ở trước mắt vì thế nếu có người mập mờ về những điều trong quá khứ cũng có thể tạm chấp nhận được mà miễn là có ích trong cuộc sống hiện tại là đượctôi tán thành ý kiến của bạn này,có người nói rằng "nếu ban bắn vào quá khứ bằng súng đạn thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằn đại bác",nhưng chúng ta cũn không vì thế mà cứ ôm mãi cái quá khứ đó được ,đành rằng ls việt nam rất hào hùng ,nhưng không phải cái gì cũng hay cái gì cũng đúng ,mổi thời có mổi suy nghĩ riêng ,tôi cho rằng với bài văn kia cô gai kia không phải là way lại với quá khứ nhưng cô ta đã nêu lên một quan điểm mà nhiều người đã thấy hợp lý ,nếu không thì bao nhiêu nhà phê bình ,nhà văn tên tuổi đều thán phục cách suy nghĩ của co bé kia là gì.

Luongson_nuanhhung
16-09-2005, 09:17
Cho iem ý kiém cái nào
iem cũng đã từng là nạn nhâ của những cuôc tranh cãi vô bổ với mấy bà giáo dạy văn
chỉ vì iem cho rằng ý kiến của iem cũng là đúng
chúng ta hoàn toàn có quyền lên tiếng bảo vệ ý kiến của mình thế nhưng khi cái ý kiến đơn lẻ đó lại bị áp đặt vào một khuôn khổ ko thể cưỡng lại thì sao đây???Vấn đề đặt za là làm thế nào để mọi người hiểu mình muốn diễn đạt cái gì.
Trở lại với những bài văn lạc đề trên đây
chúngta ko thể phủ nhận đó hoàn toàn sai mà chỉ được phép nghĩ rằng họ đã diễn đạt sai cách hiểu của mình dẫn đến việc bị người khác hiểu sai mà thôi.Okie?????????
Đôi khi cách hiểu của chúng ta là hoàn toàn có căn cứ nhưng lại bị người khác gạt phăng đi là bởi họ wá máy móc wá bảo thủ ko chịu nhìn nhận cái sai của mình.Ví dụ thầy cô giáo luôn luôn vin vào sách vở để lấy chính kiến cho mình mà ko bao h chịu nghe và nghĩ xem hs đang nghĩ gì đang bàn luận những gì xung quanh một tác phẩm hay một bài thơ nào đó
Okie với ý kiến của iem ko???

anhson9
16-09-2005, 14:35
thì huynh cũng nói rùi mà ,cái bảo thủ +đố kị to đùng kia thì lấy đâu còn ai mà dám đứng lên nói lên chính kiến của mình giữa 45 cái mồm chỉ biêt ba hoa chích choè kia,vì vậy mà một phần nào đó cô bé kia đã cho những ai đó chut ít can đảm rùi đó .

LSB_VươngAnh
23-09-2005, 22:19
iem là dân khối C và iem cũng "ghét" học bài Văn tế... đó vì nó dài wá , nhưng mà những gì cô bé đó nói thì... một con người có suy nghĩ mới nhưng lại ko có định hướng thì sẽ thành một kẻ lạc loài nổi loạn... Bài văn tế đó do Cụ Nguyễn viết tiếc thương cho những người nghĩa quân Cần Giuộc hi sinh vào thời kì đầu kháng pháp của dân tộc , đọc bài văn đó ta nhận thấy nghĩa quân họ là ai? họ là những ngưới dân quê , súng ống ko có , thao trường cũng chả thông... họ chỉ có một tâm hồn yêu nước và nguyện hi sinh cho đất nước... vậy mà cô bé đó nói đó là những dòng văn " khô khan " , và còn nói có thể hiểu lịch sử theo một cách khác chứ ko nhất nhiết phải học những bài văn thuộc thể loại này ( bài văn này là do nhân vật đương thời viết , nó bộc lộ rõ nhất thời cuộc lúc bấy giờ , ko học nó thì học cái chó gì nữa ( xin lỗi iem hơi quá lời )) , rồi cho rằng tuổi trẻ như cô ta có những tác phẩm đáng học hơn... ngu ngốc... cô ta cho rằng những tác phẩm đáng học của tuổi trẻ bây giờ là cái gì? là những bài rên rỉ của các ca sĩ bây giờ chắc... buồn cười , một người lại ko muốn biết lịch sử của dân tộc mình thì người đó là kẻ mất gốc... thật ko thể hiểu nổi tại sao lại có những nhà báo ủng hộ ý kiến đó... một lũ giá áo túi cơm.

bạn trách cô bạn ấy ko có cảm xúc ử? liệu có quá khắt khe ko hả bạn cuộc sống bây giờ tiến bộ rất nhiều ko còn khó khăn vất vả như trước cho nên việc thế hệ trẻ bây giờ ko biết đến những thiếu thốn vất vả cũng ko có gì là khó hiểu bạn ko thể bắt một người chưa từng thiếu thốn chưa từng phải ăn đói mặc rét phải hiểu nỗi khổ ấy chưa từng trải qua ko ai hiểu rõ được hết đâu sống ở thời nào phải thích ứng với thời đó trong thời đại kĩ thuật bùng nổ hiện nay bạn ko thể ngồi mãi một chỗ mà hoài cổ

thế à... thế thì trước khi viết những dòng đó cô ta nên tự nhột mình vào phòng một ngày ko tắm ko ăn ko uống đi... để hiểu thống khổ là cái gì... viết về nhưng cái mình ko hiểu mà mạnh mồm như vậy thì... đáng cho một phát vào mặt.

Chu cô tử Phù Dung
29-09-2005, 22:51
Cho ta góp ý đồng tình với Lãng Tử Quyền:
-Thứ nhất ,nữ sinh kia mắc tội dốt nát.Đi học mà nhất là học văn mà học tủ thì đủ biết là loại học chống chế,dốt nát là cái chắc rồi.
-Thứ hai là ngoan cố ,không làm được thì thôi lại còn bày đặt phê bình này nọ bằng ba cái giọng lưỡi non nớt
-Thứ ba là mất dạy.Một học sinh Việt Nam mà quay lưng lại với lịch sử,phủ nhận những giá trị văn học của dân tộc.Bao nhiêu nhà phê bình xưa nay chưa ai dám phê phán bìa Văn tế là khô khan cả,thử hỏi cô bé kia có tài năng gì,chẳng qua là một loại dốt nát mà thôi .
-Cuối cùng là với loại ấy phải có kế hoạch chỉnh trang ngay.Mới bé vậy mà đã mang tư tưởng phản động,chống lại lịch sử dân tộc.Sửa sớm được thì hay còn nếu không thì...
Mà thôi ,có lẽ ta hơi nặng lời .Dù sao cô bé Phi Thanh kia còn trẻ người non dạ,không nên chấp nhặt làm gì nhưng mà cứ nghĩ đến ta bao năm đi học ngoan ngoãn,cứ nghĩ đất nước ta qua bao gian khó để có ngày hôm nay ,ta ....

LSB-VanThang
30-09-2005, 03:35
@Luongson_nuanhhung: LSNAH có phần lạc đề rồi. Bảo vệ chính kiến của mình là một việc tốt. Ai cũng cần có quyền bảo vệ chính kiến và lập trường của mình. Nhưng không thể cho rằng chính kiến của mình nhất định đúng. Phải vậy không? :) Việt Nam giáo dục theo cái khuôn khổ đã định sẵn, ít quan tâm khuyến khích học sinh có ý tưởng riêng là việc ai cũng biết và biết đó là điều không tốt.
Bạn Phi Thanh cho rằng bài văn tế đó khô khan thì đó là ý kiến của bạn đó, nhưng đó không nhất định phải là ý kiến đúng. Giá trị văn học và lịch sử của bài văn đó không thể phủ nhận được, nếu bạn đó không cảm nhận được thì đó là lỗi của bạn đó chứ không phải do bài văn khô khan.
@hiepnu_aotim: Cảm nhận bài văn đó thì cần gì cứ phải là người đã từng trải qua mới làm được? Đồng ý là chúng ta ko ở vào thời đó thì ko thể thấm thía như họ, nhưng nỗi đau bị giặc ngoại xâm dày xéo đồng bào chẳng lẽ lại không cảm nhận được? Người VN không phải ai cũng nắm rõ lịch sử, nhưng bài văn đó cũng không cần phải là người giỏi lịch sử mới có thể cảm nhận được.

Người Hà Nội
30-09-2005, 08:20
Một học sinh lớp 11 , vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường , đã dám nói lên những điều mà : nhiều người nghĩ nhưng chẳng ai dám nói. :) Thật đáng khâm phục. MTS không muốn bàn luận hay thêm bớt gì về nội dung của bài văn đó. Chỉ xin nói về một số chuyện nho nhỏ đằng sau sự kiện đó :

- Cô giáo dạy văn của Thanh ( tên cô ấy ) cũng là cô giáo từng dạy MTS. Sau khi bài văn được công bố trong cuộc thi học sinh giỏi. Cô đã rất buồn. Ngày nào lên lớp cũng thấy mắt xưng húp. Cô nghỉ dạy 1 tuần. Vì sao? Vì buồn. Vì thất vọng. Đa số những học sinh từng học cô , ngay cả bản thân MTS cũng nhận thấy rằng cô là một giáo viên nhiệt tình , có cái tâm của nghề. Biết học sinh nhiều khi không có hứng với những bài văn đã trở nen lỗi thời trong cuộc sống hiện tại , cô cố gắng để truyền đạt đến học trò của mình những cảm nhận sâu sắc nhất. Công sức cô bỏ ra...bài văn viết ra như một gáo nước lạnh. Cũng biết BGD đưa ra chương trình học còn nhiều bất cập. Nhưng ai chẳng muốn : Vì tương lai con em chúng ta. Sao không tự hỏi vì sao người ta lại đưa những bài văn " khô khăn , lạc thời " đấy vào chương trình học. Là để hs hiểu về cội nguồn. Về những gì ông cha ta đã trải qua. Cảm xúc con người ngược chiều , nhưng không phải là không thể hấp thụ được.

- Hơn nữa , bài văn lại được làm trong kì thi học sinh giỏi. :cuoilon: Khơng biết Thanh có hiểu rằng thầy cô đã tin tưởng , đã kì vọng thế nào ở Thanh khi trọn cô không nhỉ ?

Cô ấy đã tuyên bố một câu xanh rờn sau khi hoàn thành bài văn : " Thế là bao nhiêu bức xúc của 11 năm đã được giải tỏa " 8O . Bó tay. 17 năm và nỗi bất mãn ngất trời 8-|

Thầy hiệu trưởng cũng không kém phần khi trả lời phỏng vấn : " Chúng tôi sẽ bảo vệ em Thanh đến cùng. Vì Việt Đức là một môi trường để học sinh có thể nói lên những điều mình suy nghĩ "

Vâng , có thể nói. :cuoilon: Ai cũng có thể nói , vì đó là quyền lợi , là tạo hóa trao tặng con người một cái miệng. Nhưng nói thế nào. nói ở đâu , nói thế nào....Nói xong pải nghĩ đến kết quả....

Chỉ thương cô. Gần 20 năm trong nghề. Từng đấy năm giảng dạy , cống hiến , bao công sức , nhiệt huyết. Bao thế hệ học sinh đã đi qua , chẳng bao giờ quên đươc - Cô , người thầy , người mẹ....!

30/9/05
Học sinh của cô.
THD.

x0x_SexyBaby_x0x
30-09-2005, 12:59
Oài ! Đọc bài viết của MTS bé còn thấy cảm động hơn bao nhiu bài báo viết về bài văn lạ đóa ;). Thật tình hổng hỉu nó nghĩ cái chi mà nó viết ra cái của nợ đó nữa....

Một thời bài văn lạ của nó gây xôn xao dư luận , vang tiếng một thời.... còn nổi tiếng hơn cả mấy nhà văn nối tiếng :cuoilon:. Dẫu biết rằng không cảm nhận được cái hay của bài Văn Tế bởi chúng ta sinh ra trong thời bình , nhưng cũng không có nghĩa là đi ngược lại với thời đại. Tuổi teeen thật là ngốc xít :p , chỉ bít vít ra những gì mình nghĩ mà chẳng bao giờ nghĩ xem hậu quả của nó thế nào.

Hồi học cấp 3 , bé cũng ở trong đội tuyển Văn của Thành Phố := ( khoe khéo tí nhờ :D ).... viết văn bao giờ cũng bị cô giáo chê là quá nhiều cảm xúc , mơ mộng và hão huyền :cuoilon: ...hehe... Giá mà là Thanh...có lẽ Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc hay Bình Ngô Đại Cáo...bé cũng cho thành tiểu thuyết Tình Yêu....có lẽ còn nổi tiếng hơn , hehe.... :lay:

Cũng chẳng hiểu sao giới báo chí lại đăng tin có 1 số người đứng về phía Thanh , trong khi những gì Thanh viết hoàn toàn là đi trái lại với tư cách 1 người học sinh :rinh:.....đáng buồn cho người thầy có cô trò như vậy..... ;)

hoa anh hùng
30-09-2005, 18:17
[COLOR=
Tuổi teeen thật là ngốc xít :p , chỉ bít vít ra những gì mình nghĩ mà chẳng bao giờ nghĩ xem hậu quả của nó thế nào.


Cũng chẳng hiểu sao giới báo chí lại đăng tin có 1 số người đứng về phía Thanh , trong khi những gì Thanh viết hoàn toàn là đi trái lại với tư cách 1 người học sinh :rinh:.....đáng buồn cho người thầy có cô trò như vậy..... ;) [/COLOR]
Nếu những ji mình viết ra mà sợ hậu quả đến vậy thì hỏi trong cái xã hội này còn ai dám nói lên chính kién của mình nữa chứ ,nếu một nhà báo vì viết ra những gì mà họ suy nghĩ nhưng khi nghĩ là nó sẽ đem đến cho anh ta hậu quả như là mất việc ,bi trả thù hay gì gì đó thì liệu còn ai nữa đây???????
Vậy mà có nhiều thầy cô lâu năm lại vẫn thán phục bài văn đó ,phải chăng họ dạy bao nhiêu năm trong nghề giờ họ lại phản lại cái nghề gõ đầu trẻ đó chỉ vì một quan điểm ,một suy nghĩ mới của lớp trẻ ,bạn đang nói răng cô bế kia phải vào khuôn khổ ,ko đúng với tư cách nọt người học sinh.....vậy tui hỏi bạn tư cách của một học sinh là chỉ cần đến trường đúng giờ ,học và ghi chép bài đầy đủ ,thầy giáo nói sai không được cãi lại ,không được cho ý kiến à???????? thôi nói đến đây thôi ,đau cả đầu.

Lão Hạc
02-10-2005, 02:46
Link phỏng vấn cô giáo của MTS:
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DE574/

- Tâm trạng của chị sau sự kiện bài văn lạ?

- Tôi cảm thấy buồn, nhưng lúc ấy tôi còn có cả sự cảm thông với Phi Thanh vì tôi cho rằng em viết như thế do không học bài và cay cú với điểm nên bức bối viết ra những điều thiếu suy nghĩ, bộc lộ cái yếu của em ấy.

- Cái yếu đó là cái gì?

- Là một học sinh được cử đi thi học sinh giỏi văn, vậy mà em Thanh đã không học bài. Nói cho đúng là học tủ nên đã “lệch tủ” khi vào phòng thi. Song Thanh lại coi như em không cần biết, không cần hiểu, không xúc cảm trước một tác phẩm có giá trị.

Cho dù không có xúc cảm thì trách nhiệm của một học sinh sau khi học bài là phải nhận thức được đó là cái gì. Tôi cho rằng lúc đó Phi Thanh suy nghĩ không được bình thường khi nói rằng em không cần biết về quá khứ vì chúng em đang sống trong thời bình.

Vừa thông cảm phần nào cho Phi Thanh, nhưng tôi cũng đã rất giận. Ngay sau đó, trước cả lớp tôi đã phân tích cho Phi Thanh biết em sai ở chỗ nào. Phi Thanh có nhận với tôi là không học bài, nếu như đề ra hỏi đến văn học lãng mạn thì em sẽ “tung hoành” hơn.

- Sau buổi đó Phi Thanh đã nói gì với chị?

- Phi Thanh có xin lỗi tôi. Học sinh cũng cho tôi biết, Phi Thanh nói với các bạn rằng, em không hề có ý gì là nói cô cả, mà chỉ định góp ý cho chương trình thôi.

Hôm ở trên lớp, tôi cũng phân tích cho Phi Thanh rằng, nếu như em thật sự thẳng thắn thì trước khi viết những điều trên, em phải viết rằng: “Em xin lỗi thày cô vì trước khi đi thi em đã không học lại bài này”. Sau đó em muốn đổ lỗi cho cái gì thì đổ. Như thế mới là đúng và biết cách sống. Đồng ý lỗi tại chương trình, lỗi tại ra đề thi, nhưng lỗi em không học bài nằm ở dòng nào?

- Vậy chị thực sự cảm thấy sốc từ bao giờ?

- Từ khi tôi bắt đầu đọc báo và thấy dư luận có chiều hướng khen ngợi Phi Thanh. Đơn giản là tôi nghĩ thế này: Một học sinh không học lại bài cũ (có thể vì nhiều lý do) nên không thể làm bài, vậy mà lại được ca ngợi, được đưa ra như một tấm gương để học sinh khác noi theo, liệu có phản giáo dục không?

Tôi rất đau đớn vì người ta sẽ nghĩ tôi dạy học sinh thế nào mà để học sinh nói: "Em không cần biết, em không hề thương xót khi đọc bài văn tế", một trái tim vô cảm, lạnh lùng, tàn nhẫn được đẩy tới tận cùng.

Văn học có một chức năng mà ai cũng biết, đó là nhận thức. Người ta không sống trong quá khứ, nhưng lại có thể hiểu được quá khứ. Nếu em là học sinh giỏi văn thật sự, tại sao lại nói những lời tàn nhẫn như thế!

- Nhưng dư luận không chỉ nói về trường hợp của Phi Thanh mà nói về cả một nền giáo dục?

- Nỗi khổ của tôi là thế này, cái chung ấy đang dựa trên một cái rất cụ thể. Nếu muốn góp ý cho chương trình, cho cách dạy thì phải nói thế nào để tách bạch ra trường hợp cụ thể này sai chỗ nào, đúng chỗ nào, còn trong cái chung mình góp ý cái gì. Đừng để nó nhập nhằng như thế.

- Nhưng gây ra hậu quả ấy lại không phải là Phi Thanh?

- Căn bệnh chung của học sinh là luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không nhìn nhận lại chính mình. Nếu không cẩn thận, những người lớn sẽ vô tình khuyến khích con trẻ điều đó. Lẽ ra, chúng ta phải dạy con cái mình sống cho đúng. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa. Không nên trút tất cả lỗi vào một cái gì đó để biện minh cho việc mình không học bài.

- Chị sẽ tiếp tục dạy Phi Thanh ít ra đến lớp 12. Thái độ của chị với Phi Thanh sẽ thế nào?

- Ngay từ khi trên báo chí chưa “mượn” Phi Thanh để nói những điều khiến dư luận có thể hiểu lầm tôi thì tôi đã nói trước lớp rằng, tôi vẫn thông cảm cho Phi Thanh. Trẻ con bao giờ cũng là trẻ con. Học sinh bao giờ cũng là học sinh. Với các em, bao giờ cũng phải công bằng và độ lượng. Các em sai ở đâu thì uốn nắn ở đó. Cũng như con mình, có thế nào cũng là con mình, làm sao mà bỏ được!

- Trong cuộc đời đi dạy của mình, có lúc nào chị cảm thấy băn khoăn vì chương trình, cách dạy văn hiện nay xa lạ với học sinh?

- Đừng ai nghĩ chúng tôi hiện nay lên lớp và dạy bằng cách áp đặt. Chúng tôi cũng thích dạy theo phương pháp gợi mở cho học sinh và đang cố dung hoà để làm sao vừa truyền đạt được kiến thức cho học sinh, đồng thời gợi mở để các em phát biểu ý kiến.


Thật thà mà nói, cái cô giáo này cũng chẳng tốt đẹp gì. Qua cách trả lời đầy cay cú của cô giáo này thì cũng chẳng có gì là lạ, học sinh của cô ta kém là chuyện đương nhiên.

Thượng Quan Uyển Nhi
02-10-2005, 15:41
Bài văn này đã được nhiều người biết đến, có thể nói là cả nước nhưng mà chuyện tán thành nó là một việc khó. Ví theo như truyền thống cha ông ta trước đây, cô bạn Phi Thanh này thật đáng trách, mà cũng đáng khâm phục. Nói chung thì chuyện bình phẩm bài văn này cứ để mỗi người tùy theo ý mình. Mỗi người một ý kiến, không ai giống ai được.

hoa anh hùng
04-10-2005, 20:24
ok ban trên nói hay lắm ,mổi người mộ ý kiến thì chẳng ai chịu nghe ai cả đâu ,nếu nói từ phương diện của các nhà sử học thì cô gái kia đáng trách thật .........,tôi có nghe một câu :"nếu chúng ta bắn vào wá khứ bằng súng đạn thì tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác "nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta cứ gữ mãi quan điểm của xưa kia ,ko tìm ra một con đường mới thì đến khi nào mới có những người như bạn gái này chứ ??????chúng ta k phủ nhận quá khứ nhung chúng ta hãy đừng cứ vin vào nó để đổ lỗi cho người khác ,tôi nghĩ vậy đó .

LSB-TrieuNhi
14-10-2005, 09:43
Bai thi cua Nguyen thi Thanh duoc copy tu link sau
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2005/05/3B9DE271/

"... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích , chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một học sinh, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thày cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".

Nhớ lại thời, tôi còn học ở Vn, những bài văn nói lên ý kiến thật cuả mình thường hay bị điểm thấp.Ngay từ nhỏ tôi đã được ba daỵ rằng :"các con muốn gỉỏi văn thì phải nói xạo" .
Bài tập làm văn cuả anh tôi có đề tài ,"em hãy mô tả công viên gần nhà em" và anh đã chọn công viên ' Trần Hưng Đạo-TPHCM ' môt công viên hoàn toàn chỉ có trong tưởng tượng nhưng bài văn đã được get high marks.

Trong cuộc sống thường những gì mình không thích thì khó mà có thể hoàn thành xuất sắc được nhưng ,có lẽ, anh tôi thích noí xạo nên bài văn cuả anh ấy thường đuợc điểm cao.....Trở về vần đề cuả Nguyễn Thị Thanh,tôi cũng thật sự thấy cô ấy đã có rất nhiều lỗi:

Nguyễn thị Thanh có lỗi khi không học bài thi mà chấp nhận đi thi.
Nguyễn Thị Thanh có lỗi khi kiềm chế ý kiến tư duy cuả mình để đi đến phòng thi với tâm trạng uẫn ức.
Nguyễn Thị Thanh có lỗi vì mang tâm trạng bức xúc vào phòng thi, và bùng nổ ý kiến cuả mình trong mội trường không cho phép
Nguyễn Thị Thanh có lỗi vì đã tỉm thấy và viết ra sai xót cuả "người khác"
Nguyễn Thị Thanh có lỗi vì đã chấp nhận sự thât.
Nguyễn Thị Thanh có lỗi vì không làm theo môi trường văn học khuôn mẫu.
Và cuối cùng Nguyễn Thị Thanh có lỗi vì nói lên được ý kiến cuả chính mình.
8-|

anhson9
14-10-2005, 10:13
- Hơn nữa , bài văn lại được làm trong kì thi học sinh giỏi. :cuoilon: THD. mình nghĩ chắc có lẽ bạn PT này muốn cho mọi người biết nên mới viết như vậy ở một cuộc thi như vậy .
Đọc cả bài văn tôi thấy thích nhất câu nói :"nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích , chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình" .
Đúng vậy từ xưa đến nay chúng ta và có lẽ sau này nữa vẫn còn bị áp lực về điểm số ,đó cũng là một phần mà chúng ta không dám bày tỏ chính kiến của mình trước mọi người ,nhất là các thầy cô .

Thật thà mà nói, cái cô giáo này cũng chẳng tốt đẹp gì. Qua cách trả lời đầy cay cú của cô giáo này thì cũng chẳng có gì là lạ, học sinh của cô ta kém là chuyện đương nhiên
tôi nghĩ bạn viết như vậy là sai rồi ,một thầy cô khi mà tâm huyết với nghề như cô giáo đó thì chuyện không bằng lòng là đương nhiên ,chỉ vì cô bị một cú xốc quá lớn trước bài viết đó ,không thể trách cô ấy được,nếu bạn cho rằng học sinh của cô ta kém sao họ được đi thi học sinh giỏi và họ viết lên được những lời lẽ như vậy ,tui không biết bạn nghĩ gì về những thầy cô đã từng dạy bạn bấy nhiêu năm nữa .

hoa anh hùng
14-10-2005, 10:29
mình ko đồng ý với bài viết của bạn ở trên lắm
đơn giản mình nghĩ :
có thể nguyễn thị thanh chưa đúng khi đã dùng kỳ thi này để nói lên ý kiến của mình . nhưng nếu ko như thế thì chẳng có cách nào khác. khi bạn học ở trong trường, bạn rất ít khi được nói lên ý kiến của mình (nếu ko muốn nói là ko được phép). chính vì vậy , ko phải là thanh đã sai khi mang tâm trạng uất ức vào phòng thi. mà nói đúng hơn thì : thãnh chưa đúng thôi.
nhưng thanh đã rất ĐÚNG khi dám thẳng thắn lên tiếng khi ko thích một cái gì đó. trong khi rất nhiều (nếu ko muốn nói là tất cả) học sinh việt nam hầu như ko dám nói lên ý kiến của mình chỉ vì sợ giáo viên trù.. mà điều này thì có thật.
thế nên mình nghĩ ở thời đại này , nếu muốn nền giáo dục của việt nam tốt hơn thì cần phải có những ý kiến đánh giá thẳng thắn như thế thì may ra mới có chuyện CẢI CÁCH mà ko trở thành "CẢI CÁCH TỨC LÀ CẢI TẠO ĐI ĐỂ TRỞ NÊN LÁCH CÁCH HƠN"