PDA

View Full Version : Biền văn và phú


Liễu Tam Biến
11-06-2005, 11:46
Bạn Tiểu Siêu làm ơn cho tớ hỏi:
Dương Quý (650-695) một trong Sơ Đường Tứ Kiệt mà bạn nhắc tới là ai thế? Lần đầu tiên tớ thấy cái tên này.
Còn nữa bài "Đằng vương các" của Vương Bột là thơ à???

Tiểu Siêu
12-06-2005, 20:01
Cảm ơn bạn, đã sửa lại (Dương Quýnh).
Còn câu hỏi thứ hai, phải chăng tôi đã từng nói bài đó là thơ?
Tiểu Siêu

Than Chau Kiem Khach
12-06-2005, 21:33
Hình như chỗ này :
Trong số nhiều những bài thơ của Vương Bột, bài “Đằng vương các tự” của ông rất được truyền tụng, và từ lâu đã được coi như một mẫu mực của tản văn Trung Quốc về mặt hoa lệ. Tiểu Siêu chắc không phải học môn Logic :) : Tản văn không là tập con của Thơ.
Mà Đằng Vương Các Tự thuộc vào biền văn, không phải tản văn đâu.

Tiểu Siêu
12-06-2005, 22:32
Oh, TCKK! Lẽ tất nhiên Tiểu Siêu biết nó nằm ở đoạn viết ấy, và cũng biết Liễu Tam Biến căn cứ vào câu viết ấy để hỏi Tiểu Siêu. Khi nãy, nổi hứng muốn chơi một trò về câu từ với Liễu Tam Biến nên mới đặt một câu hỏi như vậy. Còn những phần đã post trước trong chủ đề này, thư thả Tiểu Siêu sẽ xem xét lại và chỉnh sửa sau.
Uhm, nhân tiện TCKK nhắc tới "biền văn" có thể cho Tiểu Siêu thỉnh giáo một chút được ko? : ) Vì lâu quá rồi ko xem lại, nhưng có nhớ mang máng thế này. "Biền văn" là bài văn làm theo thể biền ngẫu, mà "biền ngẫu" thì là thể văn bao gồm những câu có hai vế đối nhau như tứ lục, phú etc... Còn phú thì là thể văn ko hạn định số câu, số chữ... Vậy ko rõ là giữa "biền văn" và "phú" có gì liên quan? Sự giống và khác?
TCKK chỉ giáo giúp Tiểu Siêu : )!
Tiểu Siêu

Than Chau Kiem Khach
13-06-2005, 02:45
Tiểu Siêu lẽ ra nên đặt câu hỏi đó cho một giáo sư Văn học hay Hán nôm mới đúng. 8O Kiến thức và sự quan tâm của tại hạ về văn thơ không đủ để có thể đưa ra một câu trả lời xác đáng cho câu hỏi :" "biền văn" và "phú" có gì liên quan? Sự giống và khác? "
Nhưng trả lời theo cảm nhận trực quan thì hoàn toàn được (sai thì người nghe ráng chịu :D):
Biền văn là chỉ thể văn biền ngẫu, gồm các câu văn chỉ cần đối nhau mà không cần có vần, manh nha từ đời vào thời Xuân Thu Tiên Tần, thịnh hành từ đời Hán mạt, thường dùng trong hịch, chiếu, cáo, biểu tấu,...
Theo cụ Nguyễn Hiến Lê thì ban đầu khi mới ra đời Phú không theo thể biền ngẫu (Vì Phú đã thông dụng từ trước khi thể biền ngẫu thịnh hành, ví dụ như các bài phú về thần nữ Vu Sơn của Tống ngọc, hay bài phú Trường Môn của Tư Mã Tương Như làm giúp nàng AKiều), nhưng sau cũng thành biền ngẫu (chính xác lúc nào thì TCKK không biết vì cụ ấy không nói).

Thật ra Phú, cùng Thơ, Từ, Khúc được xếp vào thể loại vận văn. Nghĩa là văn có vần, phân biệt với biền văn (văn đối) và tản văn (văn xuôi)

Tuy nhiên Phú sau này luôn theo thể biền ngẫu, như lại có thể văn có vần dù không yêu cầu chặt chẽ như thơ. Ví dụ như..

Chém cha cái khó , chém cha cái khó .
Khôn khéo mấy ai , xấu xa một nó .
Lục cực bày hàng sáu , rành rành kinh huấn chẳng sai
Vạn tội lấy làm đầu , ấy ấy ngạn ngôn hẳn có
Lạ thay cảnh Tây Hồ
Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi
Nghe rằng đây đá mọc một gò
Trước Bạch Hồ vào ở đó làm hang, long vương trở nên vùng đại trạch
Sau Kim Ngưu do vào đây hoá vực, Cao vương đào chặn mạch hoàng đô
Tiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng Bạc
Cảnh ngó in tinh chử, băng hồ
Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mị bất kinh duyệt. Đều viết theo thể biền ngẫu và có vận (hoặc bằng, hoặc trắc)
so với bài Lạc Thần Phú của Tào Thực

Hoàng sơ tam niên
Dư triêu kinh sư
Hoàn tể lạc xuyên
Cổ nhân hữu ngôn
Tư thuỷ chi thần
Danh viết Mật Phi
Cảm tống ngọc đối sở vươngthần nữ chi sự
Toại tác tư phú
Kỳ từ viết Thì sự đối ngẫu không thể hiện rõ ràng, như về vận thì vẫn có.

Vì vậy TCKK phán một câu chủ quan :):
Phú (sau này: chắc có thể tính từ thời Đường) khác các thể loại biền văn khác đã nói ở trên (hịch, chiếu, sớ tấu, cáo, văn bia) ở chỗ là nó có vần, hay nói cách khác Phú sau này là lai giữa vận văn và biền văn. Còn nguyên thủy Phú ra sao thì tại hạ không biết, vẫn biết Phú phát triển rực rỡ vào đời Hán, nhưng cũng chưa đọc và không có ham muốn tìm hiểu nó. Bài Đằng vương các tự là một bài phú viết theo thể biền ngẫu xuất sắc nên tại hạ nói nó là biền văn.

Tiểu Siêu có thể đọc thêm ở đây về Phú - thể văn biền ngẫu :D và hỏi các cao thủ ở đó thì tốt hơn.
http://www.maihoatrang.com/forums/viewtopic.php?t=5799 (http://www.maihoatrang.com/forums/viewtopic.php?t=5799%20%20)

Liễu Tam Biến
13-06-2005, 17:08
Từ Lịch sử thơ Đường, bây giờ thì quàng qua Phú :cuoilon:
Cõi đời sao lắm nỗi cay chua :D

Liễu Tam Biến
14-06-2005, 22:19
Hôm nay tình cờ nghe người ta nhắc đến bài "Biệt Phú" Giang Yêm nhưng tại hạ chưa có đọc bài này bao giờ, thấy bảo cũng hay lắm.
Tiện thể đang nói về phú tại hạ hy vọng các vị cao nhân ở đây như Tiểu Siêu, BBĐ, Yến Thanh ... có thể post bài đó để tại hạ mở rộng tầm mắt.
Cảm ơn nhiều.

Bao Bất Đồng
16-06-2005, 09:14
Cao nhân cao nheo cái chết khỉ gì . Cao nhân là phải nói tới Thần Châu Kiếm Khách , khách quý từ MHT kia kìa .
Cái bài đó có đọc rồi , mà hình như là Giang Yên chứ ko phải Giang Yêm .
Tại hạ nhớ được có 2 câu này :
"Ám nhiên tiêu hồn giả
Duy biệt nhi kỷ hỹ"

Cái ảm đạm làm cho người ta mất hồn chỉ có cái biệt mà thôi

Còn lại xin nhờ các cao nhân khác ;)

Liễu Tam Biến
16-06-2005, 11:00
Cao nhân cao nheo cái chết khỉ gì . Cao nhân là phải nói tới Thần Châu Kiếm Khách , khách quý từ MHT kia kìa .
Cái bài đó có đọc rồi , mà hình như là Giang Yên chứ ko phải Giang Yêm .
Tại hạ nhớ được có 2 câu này :
"Ám nhiên tiêu hồn giả
Duy biệt nhi kỷ hỹ"

Cái ảm đạm làm cho người ta mất hồn chỉ có cái biệt mà thôi

Còn lại xin nhờ các cao nhân khác ;)

Còn nữa không?
Một bài phú không nhẽ chỉ có 2 câu thôi sao?
Hai câu kia chữ Hán viết thế nào vậy?

Bao Bất Đồng
16-06-2005, 14:45
Chẹp , đã nói là ko nhớ nữa mà . 2 câu đó thích nhất thì nhớ thôi . Còn lại để dành các cao nhân chứ ( nói về tớ nên dùng chữ " tiểu" thay cho chữ " cao" )

Còn viết thế nào thì .........kekekeke tớ dốt cái khoản này lắm . Hay tớ giới thiệu cho bạn người được coi là có vốn Hán Việt phong phú nhứt LS nhé :
=D> Xin mời em Siêu ra viết hộ anh cái :D

Tiểu Siêu
16-06-2005, 15:09
Cao nhân cao nheo cái chết khỉ gì . Cao nhân là phải nói tới Thần Châu Kiếm Khách , khách quý từ MHT kia kìa .Nhà ngưi là cái đồ bít 1 mà ko bít 2, heh...
Tiểu Siêu

Yến Thanh
16-06-2005, 23:08
Còn nữa không?
Một bài phú không nhẽ chỉ có 2 câu thôi sao?
Hai câu kia chữ Hán viết thế nào vậy? Trước khi đặt câu hỏi trên diễn đàn, xin Liễu công tử hỏi thử Gooogle đại sư đã chứ...

Bao Bất Đồng có nhầm một chút, tác giả đúng là Giang Yêm chứ không phải Giang Yên, và hai câu đó chép đúng là: Ảm nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hĩ... (nghĩa thì đúng). Giang Yêm có hai bài phú nổi tiếng là Hận phú và Biệt phú, được truyền tụng thiên cổ, nhưng theo tại hạ nhận xét, bài Biệt phú này không thể so với Thần nữ phú, Trường môn phú hay Lạc thần phú...

Bao Bất Đồng
17-06-2005, 09:55
Trước khi đặt câu hỏi trên diễn đàn, xin Liễu công tử hỏi thử Gooogle đại sư đã chứ...

Bao Bất Đồng có nhầm một chút, tác giả đúng là Giang Yêm chứ không phải Giang Yên, và hai câu đó chép đúng là: Ảm nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hĩ... (nghĩa thì đúng). Giang Yêm có hai bài phú nổi tiếng là Hận phú và Biệt phú, được truyền tụng thiên cổ, nhưng theo tại hạ nhận xét, bài Biệt phú này không thể so với Thần nữ phú, Trường môn phú hay Lạc thần phú...Yến Thanh Lãng Tử ko định post nốt cả bài à. Giấu gì ghê dzậy :D

À , cái lỗi sai từ kia chỉ là do dị bản thôi. Tại hạ đọc tuy lâu nhưng chắc ko nhầm được.
Lạc Thần Phú của Tào Thực thì nhiều chỗ chưa hiểu quá. Chắc phải tìm đọc thêm.
Đã google thử theo gợi ý của các hạ nhưng chẳng tìm được cả bài. :(

Yến Thanh
06-07-2005, 11:23
Yến Thanh Lãng Tử ko định post nốt cả bài à. Giấu gì ghê dzậy :D

À , cái lỗi sai từ kia chỉ là do dị bản thôi. Tại hạ đọc tuy lâu nhưng chắc ko nhầm được.
Lạc Thần Phú của Tào Thực thì nhiều chỗ chưa hiểu quá. Chắc phải tìm đọc thêm.
Đã google thử theo gợi ý của các hạ nhưng chẳng tìm được cả bài. :( Search một cái ra ngay bao nhiêu là result, lấy tạm một cái thôi:
http://www.yasue888.net/kong_yim.html