PDA

View Full Version : Bàn về Bát quái Ngũ hành


C&N
16-04-2005, 17:18
Xưa nay các bậc nhân sĩ võ lâm hay học sĩ thường nói tới Âm dương ,Ngũ hành ,người ta thường nghe tới Âm dương thần chưởng ,Bát quái đao pháp...vậy bát quái , ngũ hành là gì?
Bát quái , Âm Dương Ngũ hành là một hoc thuyết của Nho giáo Nói về nguồn gốc ,sự hình thành và biền đổi của trái đất và sự vật ,về sau người ta thường dùng ADNH để giải thích và áp dụng cho nhiều sự vật hiện tượng khá ,như bói toán chọn đất làm nhà...
Vậy thế nào là Âm dương? Theo Nho giáo thì mọi sự vật hiện tượng trong thế giới chia làm 2 loại Âm và Dương.Thuộc tính Dương như mặt trời ,lửa ,cay...Các thuộc tính Âm như mặt trăng ,lạnh ,vợ,giống cái...Âm Dương tương sinh tương khắc ,luôn vận động và biến đôi ,trong Âm có Dương ,trong Dương có Âm.AD như 2 sườn của 1 quả núi ,như ngày và đêm như Vợ và Chồng...
Nói tới Ngũ hanh (NH) người ta nghĩ ngay tới Kim Mọc Thuy Hỏa Thổ ,theo quan điểm của Nho giáo thì NH tương sinh tương khắc Kim khắc Mộc,Mộc khắc Thủy Thủy khắc Hỏa....Tương sinh là Thổ sinh Kim Kim sinh Thủy sinh Mộc Mộc lại sinh Hỏa...Toàn bộ tư tưởng này có thể giải thích như sau Kim (con dao)co thế chặt đứt cây (Mộc ) cây có thể hút nước ( THỦY ) nước có thể dập được lửa ( Hỏa )....Đất (Thổ )sinh ra Kim (sắt ) Sắt nấu chảy ra thành nước ,nước lại nuôi sống cây ,cây bị đốt cháy sinh ra lửa (Hỏa )...
Ngũ hành lại tương ưng với 5 hương :Hành Thổ là ở trung tâm ,hành Mộc ở hướng Đông ,Thủy ở hướng Bắc ,Kim ở hướng Tây ,hành Hỏa ở hướng Nam
Ngũ hành cũng tương sứng vói ngũ vị Chua (thủy ) Ngọt (Thổ ) Cay (Hỏa ) Mặn (Thủy ) Đắng (Kim ).
Ngũ hành còn tương xứng với ngũ quan ,ngũ tạng....
Thuyết ngũ hành có nhiếu ứng dụng trong chữa bệnh Phong thủy và nhiều lĩnh vực khác
Một học thuyết khác vô cùng quan trọng khác của Nhi giáo nữ là Bất quái
Theo Nho giáo thì nguồn gốc ra đời của Bát quái như sau :Lưỡng nghi (Âm và Dương ) sinh Tứ tượng( bốn mùa trong năm )Tứ tượng sinh Bát quái ,Bát quái sinh vạn vật.Bát quái bao gồm :Can,Khôn ,Ly ,Khảm ,Chấn ,Cấn ,Đoài ,Tốn ,
Từ 8 quái này kết hợp với nhau tạo thành 64 quẻ biến hóa thần kỳ ,và cưng từ đây học thuyét Âm Dương ,Ngũ hành ,Bát quái đước các học trò của Khổng Tử fát triển và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như :chính trị ,Y học ,Phong thủy ,thiên văn....



Bài viết còn sơ sài mong các vị bằng hữu đóng góp thêm :p

LSB-MucHoang
14-06-2005, 01:08
chẹp, liệu huynh đệ có chắc là bát quái là của nho giáo ko vậy ?
--> nho giáo được sáng lập bởi khổng tử ---> mà bát quái còn có trước khổng tử hơi bị lâu đó ....

C&N
15-06-2005, 10:23
chẹp, liệu huynh đệ có chắc là bát quái là của nho giáo ko vậy ?
--> nho giáo được sáng lập bởi khổng tử ---> mà bát quái còn có trước khổng tử hơi bị lâu đó ....

Xưa nay có ai dàm fủ nhận bát quái ko fải là của NG.các hạ nghe tới con số Hà đồ và sồ Lạc thư bao giò chưa?Này xưa khi vua Nghiêu đi chơi trên sông hoang hà thì nhìn thấy con rùa nổi len mà nghiw ra con số hà đồ còn vua Thuấn dựa vào đó nghiw ra số Lạc thư.sau này KHỏng tủ mới fát triển thành bát quái

LSB-MucHoang
15-06-2005, 16:20
chẹp, thế này nhé , người ta thường nói : muốn tìm hiểu bát quái thì đầu tiên ta phải tìm hiểu về chu dịch .
bộ sách này được chia làm 2 phần , 1 là kinh dịch, 2 là truyện dịch .
Kinh dịch là sách bói mang mầm mống tư tưởng triết học , nội dung rời rạc, câu chữ cổ và rất ngắn gọn, rất khó hiểu . Truyện dịch thì giải thích kinh dịch theo tính chất tư tưởng triê^t học .

tuy vậy , bát quái ko chỉ có ở trong chu dịch mà còn có ở liên sơn và qui tàng . Mỗi tội 2 quyển sách còn lại đã thất truyền từ lâu .

vậy học thuyết bát quái do ai sáng tạo ra .
quan niệm truyền thống cho rằng : "dịch cách tam thánh".
Vậy ai là 3 người thánh mà đã được nói trên ?
người thứ nhất có thể là Phục hi . Tư mã thiên đời hán viết trong sử ký là : phục hi rất mực thùan hậu, soạn dịch bát quái .
từ d89ó suy ra, từ đời hán có có lưu hành thuy6ét cho rằng phục hi vẽ bát quái .
ông thánh thú 2 là chu văn vương , người được tương truyền đã sắp xếp 64 quái và viết quái từ .
người thứ 3 là khổng tử , người đã hoàn thành hệ thống dịch học .

ngày từ đoạn này đã thấy Khổng tử ( người sáng lập ra nho giáo ) ko phải là người sáng lập ra bát quái .

đã thế ngay cả việc Khổng tử có phải là người viết thập dực ( tức phần try6ẹn dịch ) hay ko, thì lại vẫn có nhiều tranh cãi .
Tư mã thiên cho rằng Khổng tử viết thập dực . Quan điểm này xuất phát từ cha ông là tư mã đàm, tư mã đàm học dịch từ dương hà, dương hà thì lại là học trò đời thứ 9 của khổng tử . Như vậy lời nói này cũng có cơ sở .

Tuy vậy đến đời tống , thì lại có Âu dương tu cho rằng thiên "hệ từ" trong "thập dực" ko phải là của khổng tử .
Thôi thuật đòi thanh thì cho r9àng , không tử ko hề viết "thoán","tượng".
Đến thời kỳ đương đại thì càng nhiều người ko tin việc khổng tử viết thập dực .
Tiền Mục trong "bàn về thập dực ko phải là của khổng tử" đã đưa ra nhiều dẫn chứng, chỉ ra rằng tư tưởng của kinh dịch khác với tư tuởng của "lậun ngữ" . Hơn nữa mạnh tử và thục khổng tử chỉ nói khổng tử viết xuân thu , chứ ko nói khổng tử viết dịch truyện . Và triều tần đốt sách nho gia , thì tại sao Dịch lại ko bị đốt ?


vì vậy , nêu đem đem chu dịch ( và trong đó là bát quái) , từ 1 sách bói toán biến thành 1 kinh điển của nho gia là 1 điều ko có tính chất thuyết phục .

Tây Môn Khánh
17-06-2005, 20:31
Bát quái có 2 loại: Bát Quái tiên thiên và Bát Quái hậu thiên
Bát quái tiên thiên thì các quẻ khác với tiên thiên. Nguồn gốc thì khánh này không rõ nhưng về Bát quái Hậu thiên là do Chu văn Vương đời nhà Thương bên Tàu " sáng tác " khi còn đang ở Ngục Dữu lý. Nghe nói ông này cuyển quẻ Càn từ chánh Bắc sang chánh Tây có nhà chu đóng đô ở đó?

Còn dịch thì sau này tớ chưa rõ lắm?

LSB-MucHoang
18-06-2005, 00:00
2 loại quái đồ khác nhau ở phưởng vị .
theo phương vị Phục hi, hay còn gọi là tiên thiên bát quái đồ thì càn khôn ở vị tri trên dưới, li khảm ở 2 cửa trái,phải . Cấn và đoài, Tốn và chấn đối lập với nhau . càn, đoàn, li chấn là dương, kh^n, khảm , tốn, cấn là âm.
còn ở hậu thiên bát quái đồ, quái càn được chuyển sang tây bắc ( trong tiên thiên bát quái đồ thì là ở hướng nam).
còn việc di chuyển hướng này là vì lý do lịch sử .
Tộc chu nổi dậy ở tây bắc, cho phương tây là tối thường, vì vậy mới chuyển càn khôn sang phương tây ..

Nhất Điểm Hồng
19-06-2005, 02:04
vì vậy , nêu đem đem chu dịch ( và trong đó là bát quái) , từ 1 sách bói toán biến thành 1 kinh điển của nho gia là 1 điều ko có tính chất thuyết phục .

Nếu tại hạ đây không lầm thì câu này của các hạ hơi bị ngược thì phải , từ kinh điển của nho gia mới biến thành bói toán chứ không phải từ một sách bói toán mà biến thành ra kinh điển .

Ba nền giáo lý của Đông phương : Nho , Thích , Lão đều bắt nguồn từ Dịch học mà ta thường có ý niệm là " Tam giáo đồng nguyên " , dựa theo cái luật ĐỘNG hay BIẾN DỊCH , BIẾN HOÁ của sự vật để nghiên cứu và phát minh và phát triển mà thôi . Vì ý nghĩa của nó vô cùng cao thâm vì thế nên người đời khó mà hiểu nổi , rồi nhân thấy cái vẻ huyền bí của nó mà một số người từ cổ tới kim đã dựa vào đó để bày ra nhiều cách bói toán .

Cái gì trên đời lúc khởi thuỷ thì nhằm mục đích lý tưởng cao đẹp nhưng rồi cũng đều bị ngưòi đời lợi dụng mà thành ra phù phiếm hư danh .


theo phương vị Phục hi, hay còn gọi là tiên thiên bát quái đồ thì càn khôn ở vị tri trên dưới, li khảm ở 2 cửa trái,phải . Cấn và đoài, Tốn và chấn đối lập với nhau . càn, đoàn, li chấn là dương, kh^n, khảm , tốn, cấn là âm.

Cho tại hạ được hỏi , những điều trên có phải nằm trong thuyết Âm Dương ? Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và quy luật của sự biến hoá đó , Âm Dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật , nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn , chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật ?.

Tại hạ không biết nhiều lắm , mong các hạ có thể cho tại hạ biết thêm nhiều hơn về thuyết này không ? Xin đa tạ lắm lắm .

Đạt Ma Sư Tổ
19-06-2005, 07:55
Mục Hoàng
vì vậy , nêu đem đem chu dịch ( và trong đó là bát quái) , từ 1 sách bói toán biến thành 1 kinh điển của nho gia là 1 điều ko có tính chất thuyết phục .

NDH Nếu tại hạ đây không lầm thì câu này của các hạ hơi bị ngược thì phải , từ kinh điển của nho gia mới biến thành bói toán chứ không phải từ một sách bói toán mà biến thành ra kinh điển .

Nếu đã ngược thì là sai rồi ,mà đã sai rồi thì cần chi tánh thuyết phục nữa nhở . Có đúng không nhở ? hà hà .

Caolangson
19-06-2005, 08:17
Cho tại hạ được hỏi , những điều trên có phải nằm trong thuyết Âm Dương ? Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và quy luật của sự biến hoá đó , Âm Dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật , nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn , chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật ?.

Tại hạ không biết nhiều lắm , mong các hạ có thể cho tại hạ biết thêm nhiều hơn về thuyết này không ? Xin đa tạ lắm lắm

Kiến thức các hạ quả uyên bác ! Thuyết Âm - Dương Ngũ Hành là một trong những hệ tư tưởng triết học thâm thúy và rộng lớn trong triết học Đông phương cổ đại !

hienvu
22-06-2005, 11:58
về ngũ hành thi đệ không biết nhiều nhưng về âm dương thì như thế này :
-thái cực sinh lương nghi , lưỡng nghi gồm âm và dương vốn là hai bên của thái cực mọi vật đều bao gồm cả âm lẫn dương và đây cũng là phần chính của mọi sự
-lưỡng nghi sinh tứ tượng , tứ tượng là 4 mùa phân lượng theo tính chất của mình để mang ngoai hệ là bát chú như : mùa xuân mang theo phong chú và quang chú , mùa hạ mang theo hoả chú và mộc chú , mùa thu mang thổ chú và kim chú , còn mùa đông mang 2 chú còn lại là thuỷ chú và lôi chú . các chú ở đây vốn là những thực trạng vốn có của tự nhiên .......
-tứ tượng sinh bát quái là Can,Khôn ,Ly ,Khảm ,Chấn ,Cấn ,Đoài ,Tốn trong mỗi cung thuộc của bát quái này cứ mỗi cung lại mang theo 1 chú như : can mạng mộc , khôn mạng hoả , ly mạng thuỷ , khảm mạng kim , chấn mạnh lôi , cấn mạng quang , đoài mang thổ ,tốn mang phong
-cuối cùng bát quái sinh vạn vật đây là khuc cuối cùng về sự phân chia của thái cực vạn vật cuộc sống tuy biến hoá muôn hình vạn trạng nhưng luôn lẫn và phụ thuộc vào vòng xoay của thái cực chỉ cần xem xét một chút là rõ nhưng thường nói như thế này :mọi vật cũng như mọi việc đều gồm 2 mặt tốt ,xấu đó là bản thể vốn có thái cực khi cố gắng phân chia tốt xấu ta đã tự chia thành lưỡng nghi , ta lại sống phụ thuộc vào tứ tượng là bốn mùa rồi lợi dụng trí khôn để khống chế bát chú ,khi bát chú đang tự hành bị can thiệp sẽ sinh ra bát quái nhưng nếu bát quái bị để riêng lẻ sẻ gây ra sự hỗn loạn vì mất cân bằng tự nhiên như quá ly thì hại khôn lại không đủ khảm để tạo ra ly sẽ xãy ra hỗn loạn thứ tự của bát quái mà bát quái sinh vạn vật mà hỗn loạn thì rõ ràng vạn vật sẽ có biến vì vậy để kìm chế bát quái phải có bát chú vốn là những thế lực cân bằng , nhưng bát chú lại thuộc vạn vật mà bát quái sinh ra .
Như vậy đó thuật âm dương vốn chỉ là vòng luẩn quẩn để giúp giải thích mọi việc cho 1 thuyết khác là "thuyết tự sinh tự diệt" .Nói tóm lại các thuyết này đều chỉ ra quy luật sống của tự nhiên khuyên con người không nên quá tự phụ để mà thấy cái gì trái mắt là thay đổi hoặc quá tham lam mà phá huỷ mọi thứ ,rõ ràng điều đó chỉ dẫn đến sự diệt vong mà thôi ....................

lsb_mieuthieuhoa
15-07-2005, 22:58
http://www.thienlybuutoa.org/LAD/Bat%20quai%20Dan%20gian.jpg

Trên đây là đồ hình thái cực


Nói về thuyết âm dương ngũ hành :
Ngũ hành có thể nói là 1 dạng tồn tại & là sự vận động vật chất từ bản nguyên của vũ trụ sau Âm Dương. Chính sự tương tác vận động của ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương tạo lên sự hiện hữu của vũ trụ hiện nay.
Ở mỗi hành có 1 màu đặc trưng : hành Hỏa màu đỏ , hành Thủy mau đen, hành Thổ màu vàng , hành Kim màu trắng , hành Mộc màu xanh lá cây. Theo thuyết âm dưng ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng củ bốn hành kia trong chu kì vận động của ngũ hành
Hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa đông phương cổ là : Đồ hình LẠc Thư & Hà đồ .

Thần tiễn Hoa Vinh
16-07-2005, 21:37
thêm nữa.....trong Phong Thuỷ.....nguyên khí trong âm dương tụ tại Sơn....từ Sơn ngấm xuống đất ......nơi mà khí ngấm xuống đất đó chính là Long Mạch......vạn vật trong âm dương đều được giữ cân bằng bởi ngũ hành đó là Kim Môc Thuỷ Hoả và Thổ.......từ Kim sinh Thuỷ...từ Thuỷ sinh Mộc...từ Mộc sinh Hoả...từ Hoả sinh thổ...từ thổ lai sinh ra Kim..........và cũng có thể thấy hành này xung khắc hành kia........Kim khắc Mộc...Mộc khắc Thổ...Thổ khắc Thuỷ...Thuỷ khắc Hoả...Hoả khắc Kim...chính vì chúng tương tác có hỗ trợ có xung khắc như vậy mà vạn vật trong vũ trụ luôn được giữ cân bằng...........

1vosac1
16-11-2005, 08:55
Âm dương, bát quái ngũ hành là cái gì? Chẳng là cái quái gì cả. Nó chỉ là cái người xưa nghĩ ra để giải thích, khám phá mọi hiện tượng có tính quy luật của trời đất. Ai nghĩ ra chẳng ai biết, nói dễ hiểu nó là thành quả, là tinh túy của một nền triết học Phương đông, cổ đại. Nó đúng hay sai chẳng ai dám khẳng định vì ông có biết quái gì mà dàm chắc. Nhưng nó tồn tại được đến ngày nay là vì tầm hiểu biết của ta còn hạn hẹp nên chấp nhận và xây dựng nó một cách khiên cưỡng để tìm hiểu và giải thích các hiện tượng của tự nhiên. Ngàn dạm khởi sự từ một bước chân nhưng chắc gì đã đi đúng hướng. Ha ha
Trời đất có nói gì đâu mà vạn vật tuân theo quy luật của nó.
Suy nghĩ vu vơ xin đươc lượng thứ.

Fristi
19-11-2005, 19:49
Âm dương, bát quái ngũ hành là cái gì? Chẳng là cái quái gì cả. Nó chỉ là cái người xưa nghĩ ra để giải thích, khám phá mọi hiện tượng có tính quy luật của trời đất. Ai nghĩ ra chẳng ai biết, nói dễ hiểu nó là thành quả, là tinh túy của một nền triết học Phương đông, cổ đại. Nó đúng hay sai chẳng ai dám khẳng định vì ông có biết quái gì mà dàm chắc. Nhưng nó tồn tại được đến ngày nay là vì tầm hiểu biết của ta còn hạn hẹp nên chấp nhận và xây dựng nó một cách khiên cưỡng để tìm hiểu và giải thích các hiện tượng của tự nhiên. Ngàn dạm khởi sự từ một bước chân nhưng chắc gì đã đi đúng hướng. Ha ha
Trời đất có nói gì đâu mà vạn vật tuân theo quy luật của nó.
Suy nghĩ vu vơ xin đươc lượng thứ.



in đính chính lại là CKTS lâu nay không có ý kiến gì là bị block vĩnh viễn ::D (híc) hôm nay vào lại thấy bà con cô bác cãi nhau tùm luum tụ thậy mình có lỗi:D .CÃi nhau vạy thì làm sao ma tìm ra tìm ra được chân lý:D moox người hiểu một cách CKTS tôi chăng tính toán làm ze` nhưng ma nhìu người chẳng bít gì thì lại thích nói nhìu thì fai?>>>>>>>>> chán hình như nói nhìu thì lại đươc nhìu tìn ma nhìu tìn thì ai cũng thích nên lại càng nói thì phãi .
Khổng tử không sàng lâp ra học thuyet nho giào ma chỉ la người kế thùa và phát triển họcu thuyết của 1 người duọc gọi la Chu Công nhung ma ông lại la người được người ta kính trộng nhất coi như la ông tổ của nho giáo .Ai có thời giân thì đến VĂn miaeeus quốc tử giám ma coi Chu công vẫn được thờ ở đó và đến ma xem Chu Công la ai ....
Hôm nay CKTS thấy buồn vì cả cái điễn đàn lớn nhủ vậy ma chẳng có mấy người thục sụ hiểu về ADNH , Mà hình như bên trường KTQD sắp phải học cái môn gọi la Kinh Dich thì fai?:::::::::D điều đó chứng tỏ la ADNH co đùng hay sai okie

Quận Chúa Quỳnh Anh
20-11-2005, 04:45
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/phongtuc/cau_106.html

QA thấy bài viết này nói rất rõ về Âm Dương Ngũ Hành đó , các bạn nào cần biết thêm thì tìm đọc .

Tieu Son Trang Si
20-11-2005, 10:02
Kim - Thu
Mộc - xuân
Thủy - Đông
Hỏa - Hạ
Thổ - ?

QA có muốn biết thay vào dấu chấm hỏi đó là gì ko??? :))

Sử Tiến
20-11-2005, 13:08
Không ngờ Tiêu Sơn huynh cũng có hứng thú bàn về Ngũ Hành =D>. Đây là lần đầu tiên tại hạ thấy có người chú ý tới hành Thổ và mùa tương xứng đặc biệt của nó.

Quận Chúa Quỳnh Anh
21-11-2005, 00:31
Kim - Thu
Mộc - xuân
Thủy - Đông
Hỏa - Hạ
Thổ - ?

QA có muốn biết thay vào dấu chấm hỏi đó là gì ko??? :))

Thay vào dấu chấm hỏi đó là Tiết giao thời :D

Tieu Son Trang Si
21-11-2005, 04:30
Có thể nói cụ thể hơn được không ?? Cái tiết giao thời theo cách hiểu của QA là từ khi nào đến khi nào ??? Riêng TS, TS có thể cho một con số cụ thể về thời gian của Thổ hehe.

Tieu Son Trang Si
21-11-2005, 05:04
Không ngờ Tiêu Sơn huynh cũng có hứng thú bàn về Ngũ Hành =D>. Đây là lần đầu tiên tại hạ thấy có người chú ý tới hành Thổ và mùa tương xứng đặc biệt của nó.

Cái này nói ra chắc huynh ko cho là hoang đường :cuoilon: Tại hạ được làm quen với Âm Dương Ngũ Hành từ hồi nhỏ cho nên còn nhớ đôi chút . Đó chỉ là một ít còn sót lại sau khi phải xếp Âm Dương Ngũ Hành qua một bên mà ép thân học abc, vật lý, hóa học, computer...những sản phẩm điên rồ của phương Tây mà suy cho cùng cũng là chính Âm Dương Ngũ Hành bát quái mà thôi . :cuoilon:

Sử Tiến
21-11-2005, 08:32
Những gì Tiêu Sơn huynh nói, tại hạ không thấy hoang đường chút nào. Trong trời đất không có thứ gì lệch ra ngoài lẽ Âm Dương.

Nhiều lúc tại hạ có đồng cảm tưởng với huynh. Người Tây phương vòng vo Tam quốc, ngày càng xa vời gốc rễ, chú trọng tới vẻ hào nhoáng bên ngoài, đặc biệt ở lãnh vực y học. Biết là điên rồ nhưng vẫn phải nuốt làm sao cho trôi những thứ hoa lá cành mà họ trân trọng gọi là discovery, invention. Muốn được yên thân sống trong xã hội này, chỉ đành ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Đối với xã hội của bằng cấp, không có social position đồng nghĩa với tiếng nói không có trọng lực, dù đúng bao nhiêu cũng chẳng ai nghe.

Đằng sau cái sự "điên rồ" mà huynh nói đó là cả một hệ thống suy nghĩ lắt léo, phức tạp. Tại hạ ngồi học, thỉnh thoảng lại "ngộ" ra mấy điều... ngộ ngộ. Đọc sách nhờ vậy cũng tìm được đôi chút thích thú.

Quận Chúa Quỳnh Anh
21-11-2005, 09:41
QA chỉ hiểu theo điều này nè.

Xét trong phạm vi trái đất , dương là động lực của trời và âm là động lực của đất . Hai nguyên động lực âm và dương phát triển như những làn sóng đan hòa vào nhau và dập dồn lên xuống , khi âm hơn , khi dương hơn , tạo ra các hiện tượng thiên nhiên được biểu thị bằng những con số . Gọi số lẻ là thiên số và số chẳn là địa số .

Ta có số 1 là số khởi và số 10 là số kết thúc .

_ 1, 3,5,7,9 là dãy số dương ,có đầu mà không có kết , biểu thị cho sinh khí đang tạo tác .

_ 2,4,6,8,10 là dãy số âm , có kết mà không có đầu , biểu thị cho sinh khí đang hợp thành .

Theo biểu đồ không gian và thời gian của khí âm dương vận hành trong thiên nhiên . Chỉ rõ 5 phương vị , gồm 4 hướng : Bắc , Đông , Nam , Tây và 1 phương trung ương , cùng 5 loại thời tiết , gồm 4 mùa Đông , Xuân , Hạ , Thu và 1 phương giao thời .

_ Số 1 ( dương ) đi kèm với số 6 ( âm ) . Hai số này được đặt ở phương Bắc , biểu thị cho hành Thủy , mùa Đông .

_ Số 2 ( âm ) đi kèm với số 7 ( dương ) . Hai số này được đặt ở phương Nam , biểu thị cho hành Hỏa , mùa Hạ .

_ Số 3 ( dương ) đi kèm với số 8 ( âm ) . Hai số này được đặt ở phương Đông , biểu thị cho hành Mộc , mùa Xuân .

_ Số 4 ( âm ) đi kèm với số 9 ( dương ) . Hai số này được đặt ở phương Tây , biểu thì cho hành Kim , mùa Thu .

_ Số 5 ( dương ) đi kèm với số 10 ( âm ) . Hai số này được đặt ở phương Trung ương , biểu thị cho hành Thổ , Tiết giao thời .

Nếu không đúng câu trả lời mà TS muốn , thì thôi nói ra luôn đi , cho QA biết với nhe !

Quận Chúa Quỳnh Anh
22-11-2005, 00:36
he he , QA mới tìm ra được rồi

Nếu tính thời gian theo hành Thổ , thì ta có bốn tháng cuối mùa là tháng 3 ,6, 9 và 12 . Giáp với bốn phương : Đông Bắc , Tây Bắc , Đông Nam và Tây Nam .

Tháng 3 là tháng Thìn , có tiết Thanh Minh và tiết Cốc Vũ .

Tháng 6 là tháng Mùi , có tiết Tiểu Thử và tiết Đại Thử .

Tháng 9 là tháng Tuất , có tiết Hàn Lộ và tiết Sương Giáng .

Tháng 12 là tháng Sửu , có tiết Tiểu Hàn và tiết Đại Hàn .



Về hành Thổ , thời gian là thế . Đúng không Tiêu Sơn ?

Tieu Son Trang Si
22-11-2005, 16:26
Không hổ danh là đại học sĩ :) ;). Thời gian của Thổ theo TS nhớ là 18 ngày cuối của mổi mùa . Chưa tính kỹ nhưng nhìn sơ qua thấy cũng rất ăn khớp với answers của QA.

Quận Chúa Quỳnh Anh
23-11-2005, 00:43
Không hổ danh là đại học sĩ :) ;). Thời gian của Thổ theo TS nhớ là 18 ngày cuối của mổi mùa . Chưa tính kỹ nhưng nhìn sơ qua thấy cũng rất ăn khớp với answers của QA.

:) Bản thân của QA còn cần phải học hỏi nhiều thêm nữa .

Hồi ban sơ người ta tính là , cứ 15 ngày là 1 tiết . Nhưng càng về sau vì có tháng thiếu và tháng nhuần mà biến đổi đi , các tiết khác cũng dần dần bị xê dịch theo. Chẳng hạn như có năm tiết Lập Xuân ở trong cuối tháng Chạp năm trước . Người ta tính ra với sự xê dịch đó , trải qua 5 năm mới trở về như cũ . Nghĩa là tiết Lập Xuân năm thứ 5 mới trở lại ở đầu tháng Giêng .

Tieu Son Trang Si
23-11-2005, 07:32
Hành Thổ rất đặt biệt . Ngoài vấn đề thời gian, Thổ còn tượng trưng cho trí tuệ . Tại sao người dùng màu vàng cho hào quang của Phật hay những thần tượng của một số tôn giáo khác . Tại sao cái vòng tròn phía sau đầu ông Phật không phải là màu tím, màu đỏ, màu đen, màu trắng hay màu gì đó mà lại là màu vàng ? Đó là vì Thổ, màu vàng là biểu hiện của trí tuệ . Màu vàng ngày xưa cũng là màu đặc biệt của các vua chúa của Trung Hoa (và cả Việt Nam) . Nhưng Thổ lại còn chủ về tì vị nữa .... ahhhhh he he ...TS bổng nhớ đến một câu mà cha ông ta thường nói "Con tôi sáng dạ " hay "Thằng nhỏ này sáng dạ " để nói đến sự thông minh, có ngộ tánh . Tại sao các cụ không nói là sáng trí , sáng óc , sáng đầu :)) mà là sáng dạ ? Thật ra sáng trí, sáng óc cũng là nói về thông minh lanh lợi thôi .

Phải chăng bao tử , dạ dày có liên quan mật thiết đến đầu óc ??? à há :D

Sử Tiến
23-11-2005, 16:03
Tiết giao thời hình như còn có một tên gọi nữa là mùa Tứ quý, cũng thuộc hành Thổ. Đông y cho rằng hành Thổ chủ tỳ vị, nên vô luận mạch đi như thế nào ở 4 mùa kia, đến mùa Tứ quý phải đi đới huyền (có hơi hướm của mạch huyền, tức là mạch của Thổ) thì mới được coi là mạch có vị khí.



Phải chăng bao tử , dạ dày có liên quan mật thiết đến đầu óc ??? à há :D

Tại hạ thuận thủy thôi chu, mượn ý của Tiêu Sơn huynh suy diễn chút xíu nghen!

Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ khóe mắt trong theo đường giữa xuống tới sau cổ thì chia thành 2 nhánh chạy dọc xương sống lưng. Nhánh A cách xương sống 1 thốn rưỡi, nhánh B cách xương sống 3 thốn. Từ đốt sống lưng thứ 11 chiếu ngang qua nhánh A là Tỳ Du huyệt. Giao điểm của đường đó kéo thẳng góc với nhánh B là Ý Xá huyệt (xá là cái nhà, storage). Như vậy, không phải Tỳ tàng Ý hay sao? Mà theo tại hạ thấy, sáng dạ hay sáng ý thì... à há cũng rứa thui :D.

Quận Chúa Quỳnh Anh
24-11-2005, 01:56
Hành Thổ rất đặt biệt . Ngoài vấn đề thời gian, Thổ còn tượng trưng cho trí tuệ . Tại sao người dùng màu vàng cho hào quang của Phật hay những thần tượng của một số tôn giáo khác . Tại sao cái vòng tròn phía sau đầu ông Phật không phải là màu tím, màu đỏ, màu đen, màu trắng hay màu gì đó mà lại là màu vàng ? Đó là vì Thổ, màu vàng là biểu hiện của trí tuệ . Màu vàng ngày xưa cũng là màu đặc biệt của các vua chúa của Trung Hoa (và cả Việt Nam) . Nhưng Thổ lại còn chủ về tì vị nữa .... ahhhhh he he ...TS bổng nhớ đến một câu mà cha ông ta thường nói "Con tôi sáng dạ " hay "Thằng nhỏ này sáng dạ " để nói đến sự thông minh, có ngộ tánh . Tại sao các cụ không nói là sáng trí , sáng óc , sáng đầu :)) mà là sáng dạ ? Thật ra sáng trí, sáng óc cũng là nói về thông minh lanh lợi thôi .

Phải chăng bao tử , dạ dày có liên quan mật thiết đến đầu óc ??? à há :D

Còn QA thì nghĩ tới màu vàng của hành thổ , ít hay nhiều có liên quan tới hình ảnh của con rồng nữa đấy . Bởi vì từ thời cổ , người ta tưởng tượng ra hình ảnh của con rồng , phối hợp với sắc vàng ( bởi sắc vàng vốn là màu sắc chói sáng ). Sau này mới thấy thêm rồng xanh , rồng đen , rồng đỏ :D Theo quan niệm của họ , rồng đi kèm màu vàng là chỉ những bậc thánh hiền , là biểu tượng những vua chúa , tượng trưng cho quyền uy tối thượng . Còn nói đến sự thiêng liêng nữa , nên chúng ta thấy hình ảnh rồng vàng được chạm trổ , có thể bắt gặp ở những Chùa , Miếu , Đền , Đình . Không bao giờ thiếu màu vàng và những con rồng vàng , ở hai bên lối đi lên chính điện .Và chính vì cái sáng lòa được tỏa ra từ màu vàng đó , đã được làm màu áo của các vị chân tu bên Phật Giáo . Bởi vì nghĩa " sáng " từ đạo mà ra , đã mang lại ánh sáng Trí tuệ , Niềm tin và Tình thương đến với con người và cuộc đời .

Tại sao người ta hay nói " sáng dạ " mà ít dùng tới " sáng trí " theo ý riêng QA nghĩ , nói đến trí tuệ một khi đã được " khai sáng " thì sẽ trở thành người có trí sáng . Là con đường của tâm thức , trí óc được khai mở , khai thông . Còn khi " sáng dạ " còn nói về cái thông minh bẩm sinh vốn đã có sẳn . Dù rằng nói tới chữ gì cũng đều là có chung ý nghĩa cả .

Trong ngũ hành , phần ngũ tạng của thổ là " miệng " mà . Miệng mà ăn cái gì vào , thì nó cứ chạy tọt về phía dạ dày , cũng thuộc về thổ :p .Bụng no rồi , mới yên tâm học , muốn làm gì thì làm , nó vô cùng cần thiết liên quan tới sức khỏe đó . Có nghe câu " Có thực mới vực được đạo " không ? cái bụng mà réo um sùm thì sao học vô :cuoilon:

Tieu Son Trang Si
28-11-2005, 09:06
Trong ngũ hành , phần ngũ tạng của thổ là " miệng " mà . Miệng mà ăn cái gì vào , thì nó cứ chạy tọt về phía dạ dày , cũng thuộc về thổ :p .Bụng no rồi , mới yên tâm học , muốn làm gì thì làm , nó vô cùng cần thiết liên quan tới sức khỏe đó . Có nghe câu " Có thực mới vực được đạo " không ? cái bụng mà réo um sùm thì sao học vô :cuoilon:

Cái này không có gì là không đúng nhưng nó quá hiển nhiên rồi . Nếu nói như QA thì các cụ phải nói là "Thằng nhỏ này no bụng" hay " thằng nhỏ này mới ăn cơm ." thay vì nói "Thằng nhỏ này sáng dạ ." , "Thằng nhỏ này lanh trí ." Có mấy ai ko ăn mà sống nổi hả QA??:D

Khi bàn đến chủ đề này, bổng nhiên TS chợt nhớ đến cái này . Theo Đông Y, giận hại gan, buồn hại phế, vui hại tim, còn lo nghĩ hại bao tử . Từ xưa đến giờ TS vẫn quan niệm chỉ có tâm không, giữ tâm an tịnh mới có thể giác ngộ đắc đạo, mà giữ tâm an tịnh có nghĩa là không lo nghĩ . Đây là sự liên quan theo cách nhìn của TS .

Quận Chúa Quỳnh Anh
29-11-2005, 01:40
Cái này không có gì là không đúng nhưng nó quá hiển nhiên rồi . Nếu nói như QA thì các cụ phải nói là "Thằng nhỏ này no bụng" hay " thằng nhỏ này mới ăn cơm ." thay vì nói "Thằng nhỏ này sáng dạ ." , "Thằng nhỏ này lanh trí ." Có mấy ai ko ăn mà sống nổi hả QA??


Vấn đề ăn là để nuôi sống cơ thể , và trong sự tuần hoàn của những bộ phận trong cơ thể của mình , cái này nó liên quan tới cái kia mà . Giống như chúng ta cứ nghĩ là chúng ta đang nhìn bằng mắt , nhưng khoa học thì chứng minh rằng :" Thật ra chúng ta không phải nhìn bằng mắt mà nhìn bằng bộ óc . Đôi mắt chỉ đơn giản là chiếc camera của não . 1/4 bộ não của chúng ta điều khiển đôi mắt hoạt động " . Biết là thế , nhưng người ta vẫn nói tôi thấy được là qua đôi mắt , chứ không ai nói tôi nhìn thấy bằng bộ óc cả , he he .

Còn nói đến sự thông minh thì nó thuộc về phần " Trí " rồi . Mà trí thì liên quan tới đầu óc .Người ta đâu thể nói " thằng nhỏ này sáng là nhờ cái bụng " được , tuy rằng cái bụng có hoạt động tốt thì mới không ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể . Người ta hay tả tình trạng đói đến mờ con mắt , đến rũ liệt tứ chi v.v... thì phải nói là phần này quan trọng rồi .( Nói tới chỉ số IQ cũng hay lắm nhe ! Nó còn được phân biệt khác với dạng EQ nữa . Thế kỷ 21 còn ghê hơn , họ cho ra lò thêm SQ nữa , hì ).
Người đời nói cái điều gì mà họ nghe hợp lổ tai là được thôi, tuy rằng có đôi lúc có những câu khó hiểu lắm nhe ! Giống như khi mình nghe có người chúc những bà mẹ đang mang bầu cái câu " Chúc chị sinh đẻ mẹ tròn con vuông " . Nghe câu " mẹ tròn con vuông " phân tích thì thấy ngộ ghê .( Mẹ tròn thì mình gán cho cho cái bụng bầu đi , nhưng đâu phải ai cũng có cái bầu tròn đâu , có người hay nói cái bụng bầu bà này bè ra hay bầu bà này vun nhọn . Còn con vuông thì lại lạ nữa ) Nhưng ý nghĩa của nó thì chỉ cốt nói " mẹ và con đều khỏe mạnh , an toàn " .

Khi bàn đến chủ đề này, bổng nhiên TS chợt nhớ đến cái này . Theo Đông Y, giận hại gan, buồn hại phế, vui hại tim, còn lo nghĩ hại bao tử . Từ xưa đến giờ TS vẫn quan niệm chỉ có tâm không, giữ tâm an tịnh mới có thể giác ngộ đắc đạo, mà giữ tâm an tịnh có nghĩa là không lo nghĩ . Đây là sự liên quan theo cách nhìn của TS .


he he , thời đại này .Cứ luôn bực tức , buồn rầu , lo sợ , thắc mắc , khắc khoải , lo lắng ... thì đều dùng chung một chữ thôi . Dễ đi đến " stress". Chứ ảnh hưởng tới bộ phận của con người thì chưa chắc ( uh ! thì đồng ý là theo Đông Y nói không có gì là sai cả , nhưng không tuyệt đối ) . Bởi khi anh đau bao tử ( ví dụ ) , do anh ăn nhiều hay ít quá ,nghĩa là ăn uống không điều độ ah ! bao tử làm việc không đều thì cũng gây đau . Chứ không phải cứ lo nghĩ là bao tử lại đau . Sức của con người kỳ diệu lắm , một ngày có biết bao nhiêu việc để lo nghĩ , mà cứ nghĩ tới là lại đau , thì bao tử nào chịu nổi , có họa may bằng sắt . Còn giận hại gan thì eo ui , ai cũng hay giận lắm , gan nào chịu được bao lâu với thời gian đây ? :p

Tiêu Sơn nói " Tâm không lo nghĩ " là tâm không . Nói về chữ " Tâm " thì nhiều lắm . Mà chả biết có lạc đề không nhỉ ? Mà hình như lạc từ lâu rồi thì phải :D

1vosac1
01-12-2005, 09:20
Thấy mọi người nói chuyện về âm dương ngũ hành bát quái nhiều quá mình xin góp vài điều:
Hôm trước mình nhớ mình đọc ở đâu đó có nói thế này, không biết có chính xác không xin các bạn chỉ giáo:
1.
Ngày xưa các cụ ta nghĩ thế này:
Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Sau đó từ tứ tượng chia thành hai nhánh:
+ Một là tứ tượng sinh ngũ hành, ngũ hành tương sinh tương khắc mà sinh ra vạn vật
+ Hai là sinh tứ tượng sinh ra bát quái, sau đó bát quái biến hóa vô cùng...sinh ra vạn vật.
Bên Tầu thì người ta hay nói đến nhánh thứ hai. Còn ngũ hành người ta chỉ áp dụng vào trong Y lý,...
Bên Ta ( Việt Nam mình ) thi hay nói nhánh thứ một
Có một số nhà nghiên cứu ngày nay còn nói là thuyết ngũ hành là do Việt Nam ta nghĩ ra ( chắc có lẽ do thuyết ngũ hành ảnh hưởng tới VN ta nhiều hơn thì phải).
Có bạn nào biết rõ hơn làm ơn chỉ giúp.
2.
Nhân nói chuyện âm dương ngũ hành cũng xin nói qua về việc ông cha ta nghĩ thế nào về nguồn gốc của vũ trụ. (Mình không nhớ chính xác lắm, nên ghi lại để các bạn đọc chơi và đừng có chửi mình nhé, hehe).
Từ khi ông Phục Hi, Thần Nông gì đó có được Hà đồ, Lạc Thư,...rồi đến ông Chu Công Đán tập hợp lại phong tục tập quán... của Trung Hoa cổ đại hệ thống lại lập ra Nho Giáo, cho đến ông Khổng tử phát huy nó thêm... ( và một loạt ông thời Tiên Tần... ) gần như các cụ ngày xưa chưa có ai đặt vấn đề về vũ trụ, về nguồn gốc của vạn vật, về quy luật của sự tiến hóa một các bài bản thống nhất. Các cụ mặc nhiên coi tất cả mọi thứ trên đời là do ông Trời tạo ra (và nó còn ảnh hưởng đến tận bây giờ ), Ông Trời là tất cả, ( Thiên đế ) ban cho Hà đồ, Lạc thư giúp con người..., ông ta cũng có tình có lý, biết yêu thương oán ghét... như một con người vậy, rồi đến ông vua một nước thì cũng gọi là thiên tử....
Ban đầu thuyết âm dương cũng mới chỉ là: Vạn vật do một âm, một dương tạo nên. Sau người ta mới hỏi thế thì âm dương ở đâu mà ra, từ đó (mãi về sau này) mới sinh ra thái cực. Và hết. Và đó là nguồn gốc chăng?
Sau đó không biết lúc nào ( vì nguồn gốc các học thuyết và thân thế của các vị này đều không rõ ràng, chẳng ai biết có từ khi nào, ở đâu một cách chính xác), Lão Tử mới có Đạo Đức kinh. Có thể nói ông này nói có một vũ trụ quan bài bản và thống nhất. Ngay từ đầu ông đã nói đại ý có một thứ sinh ra vạn vật không biết gọi là gì tạm gọi là Đạo ( mượn từ đạo: con đường... để gọi tạm). Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi dưỡng vạn vật, vạn vật sinh ra có sẵn cái Đức mà Đạo ban cho và vạn vật đều tuân theo quy luật của Đạo dù con người chẳng ai biết nhiều về Đạo cả. Con người mới sinh ra là gần Đạo nhất sau đó vì đủ thứ lý do cứ xa dần Đạo, do lòng dục vọng... và chúng ta đang sa lầy vào con đường tự diệt nếu không xem xét lại một cách nghiêm túc..... (chữ Đức ở đây khác xa chữ Đức của ông Khổng Tử hay dùng như đức trung, đức hiếu,...). Sau đó ông ta nói rất nhiều về vấn đề này một cách rất bài bản, logich...
Loanh quanh cái chỗ này có rất nhiều chuyện hay xin các bạn đóng góp và chỉ giáo.

1vosac1
03-12-2005, 18:45
Xin lỗi các bạn về bài viết trên của mình xin sửa lại thế này:
Ngày trước các cụ ta chia làm hai nhánh thế này cơ:
1. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tam tài, tam tài sinh ngũ hành.
He he ( say quá nên gõ sai, xin cáo lỗi)
2.Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
Có bạn nào biết rõ hơn và chính xác xin chỉ giáo.
Chân thành xin lỗi

doccocaubai0073
09-01-2006, 10:53
Tại hạ có đọc được một bài về Ngũ hành và Bát quái đây, xin post lại cho mọi người đọc cùng nha

Ngũ hành.
Trong triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy (tiếng Hoa: 木 火 土 金 水). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như tên gọi của nó mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 - Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác của vạn vật.
• Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
• Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hoá, tương thừa, tương vũ thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Ngũ hành cũng được sử dụng trong Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là cuốn sách vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
[sửa]
Các quy luật
Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
• Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Ðem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
• Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc đã có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh đã có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
[sửa]
Quan hệ với các lĩnh vực khác
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Bốn mùa Xuân Hạ Chuyển mùa (hạ sang thu) Thu Đông
Bốn phương Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Thời tiết ấm nóng ẩm mát lạnh
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ tạng Can (gan) Tâm (tim) Tỳ Phế (phổi) Thận
Lục phủ Đảm (mật) Tiểu trường (ruột non) Vị (dạ dày) Đại trường (ruột già) Bàng quang
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Thập can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Thập nhị chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thân, Dậu Tí, Hợi
Âm nhạc Mi Son Đô Rê La
Thiên văn Mộc Tinh
Hỏa Tinh
Thổ Tinh
Kim Tinh
Thủy Tinh

Bát quái ¹ Tốn, Chấn Ly Khôn, Cấn Càn, Đoài Khảm
Ghi chú:
1. Đây là 8 quái cơ bản, từ đó tạo ra 64 quẻ của Kinh Dịch.
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_h%C3%A0nh”

Anhhungxalo
05-05-2006, 23:25
Nếu bạn thực sự quan tâm đến chủ đề này bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở trang www.tuvilyso.com. Hy vọng bạn tìm được nhiều thông tin bổ ích và lý thú.

phanductri
03-08-2006, 11:24
Giỏi lắm,bát quái được phuc hy sáng tạo ra,đởi sau có nhiều người nghiên cứu thêm nổi bật nhất là CHU VAN VUONG,tại hạ đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này rồi.tuy ko giỏi nhưng cũng hiêu biết đôi chút.TU VI,CHU DICH ,TUONGHOC,tại hạ đã có chút thành tựu rồi

phanductri
03-08-2006, 11:27
Giỏi lắm,bát quái được phuc hy sáng tạo ra,đởi sau có nhiều người nghiên cứu thêm nổi bật nhất là CHU VAN VUONG,tại hạ đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này rồi.tuy ko giỏi nhưng cũng hiêu biết đôi chút.TU VI,CHU DICH ,TUONGHOC,tại hạ đã có chút thành tựu rồi