PDA

View Full Version : bàn về nho giáo


C&N
16-04-2005, 00:23
Nho giáo -Đạo giáo -Phật giáo là 3 tôn giáo lớn nhất ở trung hoa va có ảnh hưởng rất lớn đến đòi sống tinh thần của người trung quốc.Nói đến Nho giáo là nói đến khổng Tử ,người sáng lập ra nho giáo.Khổng Tử tên thật là Khổng khâu tự Trọng Ni người nước Lỗ thời chến quốc.Ông là nhà văn hóa lớn nhà chinh tri nhà giáo vĩ đại ,mặc dù ong không phải la người sáng tạo ra chữ nho nhưng lại là người có công đưa chữ nho trỏ nên thông dụng như ngày nay.Ông là người mở trường học dầu tiên ở trung hoa, sử sách chep rằng hoc trò theo ông co tới hàng vạn người.Nhung trong số đó chỉ co 4 người suất sắc nhất là Nhan tử ,Tăng tử, Mạnh tử , Tử tư và 72 vị học trò xuất sắc khác hay còn gọi là thất thập nhi hiền.Cho đến ngày nay những người này vẫn được thờ tại các văn miễu kể cả ở việt nam ta.
Những tư tưởng chính của ông Bao gồm ba luận điểm chính sau :Nhân -Lễ -Chính danh.
Vậy theo ong nhân là gì?
Theo Khổng Tử thi Nhân chính là thương yêu con người ong nói '' nhân giả ái nhân '' '' Điều gì mình không muốn thì đừng bắt người khác fải làm ''
Nói về Lễ thì ông nói như sau:
Lễ rất quan trọng ,đặc biệt với người quân tử.Ông nói '' Chiếu trải không vuông không ngồi , thịt thái không vuông không gắp ''
Về Chính danh:
chính danh tức là làm đúng theo chức vụ của mình ,ông nói :'' Danh bất chính thiif ngôn bất thuận ,Ngôn bất thuận thiên hạ tất loạn ''
Ngoài ra ông còn bàn về chính trị như sau :Phải dùng lễ để trị nếu mọi người biết giữ đúng Lễ chính danh thì thiên ha sẽ thái binh
Ông chia con người làm 3 hạng : Thánh nhân -trung nhân và tiểu nhận.Thánh nhân không học cũng biết ,trung nhân có học có biết ,tiểu nhân có học cũng không biết
Ông đưa ra tâm cương, ngũ thường :
tam cương nghia là Nhân Lễ Nghĩa (về sau mạnh tủ fát triến ra thành Nhân lễ nghĩa trí Tín )
Ngũ thường tức là:
Quân thần hữu nghĩa
Phụ tử hữu thân
Huynh đệ hửu thứ
Phu phụ hưu biệt
Bằng hữu hưu tín
.....
Ngoài ra ông còn những học thuyết khác tại hạ dang nghiên cưu,sẽ posst sau nhe bi giò thì di ngủ dã :p

yểu điệu thục nữ
16-04-2005, 09:21
Các hạ đã phải bỏ công sức, thời gian, tiền bạc của mình để lập chủ đề mới thì chủ đề này thật đáng hoan nghênh.
Nhưng lập chủ đề mà nội dung chăm chút không kỹ, há chẳng phải đáng tiếc, đáng phí lắm sao?
Bài viết, chữ thiếu dấu, sai dấu rất nhiều, chữ viết hoa thì lúc viết lúc không.
Trích một đoạn rất ngắn trong bài các hạ: "Nói về Lễ thì ông nói như sau:
Lễ rất quan trọng ,đặc biệt với người quân tử.Ông nói '' Chiếu trải không vuông không ngồi , thịt thái không vuông không gắp ''
Quả thật muốn bàn với các hạ, bàn cũng không nổi.

Đôi lời góp ý.
YĐ.

C&N
16-04-2005, 15:34
Có gì mong cô nương thông cảm ,tiên sinh ta già rồi chỉ mong muốn đóng gópp chút gì cho LSB .Ngặt một nỗi tuổi cao sức yếu không người chăm sóc ,với lại tối qua buồn ngủ wá
Tại hạ mở box này mông muốn mọi người cùng trao đổi thảo luận góp ý ,rất mong chư vị huynh đệ giúp đỡ . ok

Tieu Son Trang Si
02-05-2005, 13:18
Theo tại hạ biết thì tam cương là quân thần cương, phụ tử cương, và phu thê cương. Còn ngũ thường thì là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Qua tam cương có thể thấy được thời phong kiến người ta đặt đạo vua tôi, thần tử lên hàng đầu. Kế đến mới là cha con và vợ chồng. Đúng là Trai thời trung hiếu làm đầu.

Quận Chúa Quỳnh Anh
03-05-2005, 01:41
Cảnh Kỳ Tiên Sinh
Vậy theo ong nhân là gì?
Theo Khổng Tử thi Nhân chính là thương yêu con người ong nói '' nhân giả ái nhân '' '' Điều gì mình không muốn thì đừng bắt người khác fải làm ''
Cái đạo của Khổng Tử là " Đạo Nhân " , tức là đạo làm người , thương yêu lẫn nhau . Ngài nói :" Nhân giả nhơn dã " là sự thương yêu đối xử với nhau . Có lần Khổng Tử gọi học trò Ngài là thầy Tăng Sâm lại mà nói rằng :" Sâm hồ ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi . Nhân dã !" . Nghĩa là Ngài bảo :" Trò Sâm ạ ! Cái Đạo của ta chỉ thông suốt có một đường mà thôi , đó là " Đạo Làm Người " vậy .


Ngoài ra ông còn bàn về chính trị như sau :Phải dùng lễ để trị nếu mọi người biết giữ đúng Lễ chính danh thì thiên ha sẽ thái binh
Thời Xuân Thu loạn lạc , Khổng Tử đã bôn tẩu qua 4 nước : Tấn , Sở , Tề , Tần , ngài đã du thuyết để cho tất cả đều đồng ý đình chỉ chiến tranh , thế là ra đời một đại hội có tên gọi là" Dẹp yên chiến sự " lập minh ước ký kết đình chiến , từ đó cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các chư hầu tương đối giảm bớt . Công lao của Ngài rất lớn .Những tư tưởng trong lãnh vực chính trị , quân sự của Khổng Tử đã ảnh hưởng sâu sắc tới thủ đoạn thống trị của các vương triều qua từng thời đại vì đã ảnh hưởng tới phương pháp tư duy trong mọi lãnh vực. Đức Khổng Tử thường ca ngợi vua Nghiêu , vua Thuấn thời cổ đại , Ngài nói đó là bậc vua Vô Vi Nhi Trị ( cai trị thuận theo lẽ tự nhiên ) . Đạo trị quốc trên nhất là Đức chính ( vua được lòng dân sẽ thắng ) .

Than Chau Kiem Khach
03-05-2005, 05:50
Thời Xuân Thu loạn lạc , Khổng Tử đã bôn tẩu qua 4 nước : Tấn , Sở , Tề , Tần , ngài đã du thuyết để cho tất cả đều đồng ý đình chỉ chiến tranh , thế là ra đời một đại hội có tên gọi là" Dẹp yên chiến sự " lập minh ước ký kết đình chiến , từ đó cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các chư hầu tương đối giảm bớt . Khổng tử đi du thuyết để các nước đình chiến? Khổng tử qua nước Tần? 8O8O
Một phát hiện mới của lịch sử chăng?
Tiêu Sơn thử vào cho ý kiến xem nào :cuoilon:.
PS: Khổng tử cùng các học trò đi du thuyết qua các nước sau: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở
Thời trẻ Khổng tử cũng có qua Tề, nhưng chẳng phaỉ du thuyết gì mà chỉ là một lần chạy nạn cùng với Lỗ Chiêu Công do loạn Quý Bình Tử.

Tieu Son Trang Si
03-05-2005, 08:57
Thời Xuân Thu loạn lạc , Khổng Tử đã bôn tẩu qua 4 nước : Tấn , Sở , Tề , Tần , ngài đã du thuyết để cho tất cả đều đồng ý đình chỉ chiến tranh , thế là ra đời một đại hội có tên gọi là" Dẹp yên chiến sự " lập minh ước ký kết đình chiến.Có chắc là có cái đại hội này không QN tiểu thư? Đây có phải QCQA ngày trước không nhỉ? Là một triết gia, học giả thời đó Khổng Tử dĩ nhiên là đi nhiều, đi rất nhiều nơi, nhưng tại hạ không nghĩ là ông ta du thuyết mấy nước đó, và cái hội nghị kia ra đời để đình chỉ chiến tranh. Nếu thật vậy thì tài thuyết khách của Khổng Tử có thể nói là trên cả Tô Tần với Trương Nghi thời Chiến Quốc.

Nói đến việc Khổng Tử đi nhiều, tại hạ nhớ là Khổng Tử lúc đi, chẳng phải đi ột mình mà đi cùng với các học trọ bởi vì có chuyện Khổng Tử cùng khác học trò đã hết lương ở nước Trần và bị vây ở đó rất khốn đốn.

Hình như hồi xưa học triết phải đi ra ngoài, ngao du sơn thủy rồi thầy mới chỉ cho học trò cái lẻ sống của thiên nhiên, đạo làm ngươi...etc. Bên Hy Lạp Socrates và học trò cũng vậy. :)

Quận Chúa Quỳnh Anh
03-05-2005, 09:54
Than Chau Kiem Khach
Khổng tử cùng các học trò đi du thuyết qua các nước sau: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở
Thời trẻ Khổng tử cũng có qua Tề, nhưng chẳng phaỉ du thuyết gì mà chỉ là một lần chạy nạn cùng với Lỗ Chiêu Công do loạn Quý Bình Tử

QN đọc đã lâu rồi , bây giờ sực nhớ post thôi , bốn nước Tấn , Sở , Tề , Tần là tính vào luôn cả 13 nước tất cả vừa lớn vừa nhỏ . Cùng với nước Tống làm chủ đã triệu tập đại hội " Dẹp yên chiến sự " . Thời đó nội bộ nước lớn có các cuộc tấn công giữa các quyền thần và các thị tộc đã tăng lên nhiều . Thần giết vua , con giết cha , chơi bời đàng điếm ... Khổng tử mắt thấy tai nghe 3 dòng họ :Lý , Mạnh ,Thúc Tôn nước Lỗ giành giực , băm vằm chia cắt công thất . Ở thời đại chao đảo này , Ngài mới mở đường lối thái bình , thịnh trị , nên Ngài nói :" Sáng sớm thấy đạo tối chết cũng sướng" . Đạo trị quốc ra đời với Tam Cương , Ngũ Thường .

Thời trẻ Khổng tử cũng có qua Tề, nhưng chẳng phaỉ du thuyết gì mà chỉ là một lần chạy nạn cùng với Lỗ Chiêu Công do loạn Quý Bình Tử.

Vụ sang Tề du thuyết thì Khổng Tử không có đích thân đi mà sai Tử Cống đi . Tử Cống nhận lệnh của sư phụ sang Tề , sang cả Ngô , rồi sang Việt , thuyết pháp đủ mọi cách với ba tấc lưỡi , dùng tài hùng biện của mình để cứu nước Lỗ của Khổng Tử ; làm cho cả Tề lẫn Ngô đều thảm bại , nước Việt và nước Lỗ thoát khỏi chiến tranh , nhất là Việt Vương đã nhờ đó mà thắng được Ngô , trở nên hùng mạnh một thời .

Green_Unicorn
25-05-2005, 15:19
Nói về Nho Giáo là nói về cả một hệ thống học thuyết - triết học - tư tưởng vĩ đại của người Trung Hoa mà ai cũng biết người được coi là sáng lập nên Nho Giáo là Bậc Văn Thành Chí Thánh Nhất Đại Tôn Sư Vạn Thế Sư Biểu Khổng Tử. Nhưng chúng ta cũng nên chỉ biết có Khổng Tử, bởi lẽ... về đời sau dựa trên những cuốn sách kinh điển của Khổng Tử "biên soạn" và các lý luận của ông mà các Đệ tử hoặc những người theo học học thuyết đó đã phát triển Nho Giáo lên một mức cao và tạo nên các trường phái khác nhau như Tuân Tử, Mạnh Tử... mỗi người một vẻ góp phần làm nên cái "Bách Gia Chư Tử".

Tôi thấy có một vài bài đầu là còn thể hiện được cái hồn của Tiêu đề Thảo luận, còn lại các bài viết sau hình như... lạc đề?!! không cho những người thật sự quan tâm đến " một hình thức tư tưởng " cũng tác động không kém phần sâu sắc đến người Việt chúng ta những hiểu biết cần thiệt

Rất mong được học hỏi và trao đổi với mọi người theo quan điểm "Ôn Cố Tri Tân".

G_U

Tây Môn Khánh
17-06-2005, 20:38
Nói về Nho Giáo là nói về cả một hệ thống học thuyết - triết học - tư tưởng vĩ đại của người Trung Hoa mà ai cũng biết người được coi là sáng lập nên Nho Giáo là Bậc Văn Thành Chí Thánh Nhất Đại Tôn Sư Vạn Thế Sư Biểu Khổng Tử. Nhưng chúng ta cũng nên chỉ biết có Khổng Tử, bởi lẽ... về đời sau dựa trên những cuốn sách kinh điển của Khổng Tử "biên soạn" và các lý luận của ông mà các Đệ tử hoặc những người theo học học thuyết đó đã phát triển Nho Giáo lên một mức cao và tạo nên các trường phái khác nhau như Tuân Tử, Mạnh Tử... mỗi người một vẻ góp phần làm nên cái "Bách Gia Chư Tử".
Xin chỉ giáo vài điều về Bách Gia Chư Tử? Phải chăng trăm nhà đều có cách luận giải kinh sách của Vạn thế Sư Biểu hay không? Có chắc các phái pháp trị - mặc gia hay đổng trọng thư đều tôn thờ nhà khổng?
Theo tôi có cái khác trong nho giáo tiên tần và tống nho.

1vosac1
16-11-2005, 22:03
Tôi chẳng biết nhiều về Nho giáo nhưng Nho giáo "của Khổng tử" bây giờ nó khác xa với tư tưởng của ông nhiều lắm. Đương thời tư tưởng của ông không được trọng dụng, trước lúc chết ông đã phải than: Đạo của ta hỏng rồi vì dùng 100% chính sách của ông là không phù hợp cho giai cấp cầm quyền tí nào cả (xin bàn sau khi có dip). Các đời vua chúa sau này cải biến, thay đổi đi nhiều lắm cho phù hợp với chính sách cai trị của họ, dùng nó để "giáo hóa" dân chúng. Và nó trở thành công cụ cai trị cho chế độ phong kiến. Cụ thể xin bàn sau.
Đời sau (các bậc trí giả phục vụ cho giai cấp cầm quyền đương thời) ca ngợi ông vì nhờ một phần tư tưởng của ông mà củng cố được chính quyền giữ cho được ổn định của xã hội.
Vài điều suy nghĩ vu vơ xin lượng thứ.;)