PDA

View Full Version : Cô tấm


Trang : [1] 2

Chánh Tuệ Hải
01-07-2005, 20:31
Đọc chuyện cổ tích chúng ta luôn thấy được giá trị nhân văn sâu sắc trong từng câu chuyện , Bần tăng muốn nói đến một chi tiết nhỏ trong câu chuyện Tấm Cám , luôn làm bần tăng bức súc đến tận bây giờ. Ai cũng nói cô tấm hiền nhưng trong chuyện có kể đến đoạn Tấm giết Cám rồi làm mắm cho vào lọ gửi về cho mẹ ghẻ ( mẹ ruột của Cám ). Như vậy là hiền Ư !
Chư vị thử nghĩ xem , thế là hiền ư.
A di đà phật.

**Vô Phong**
01-07-2005, 21:46
Ha, vậy là bạch thầy không biết rồi, cô Tấm chính là cụ Tổ của nghề nước mắm gia truyền của người Việt Nam ta ....Nếu không có cô ấy thì ngày nay ta làm gì có món gia vị tuyệt vời này để thưởng thức ...

Còn việc cô Tấm trả thù quá tàn ác, thì đây cũng là môt kết cục tất yếu của những uất hận mà Tấm phải chịu đựng trong suốt cuộc đời của cô ...Như câu chuyện cổ tích vị thần trong chai thôi ...."Vị thần đã từng hứa nếu ai giải phóng ông ta trong vòng 100 năm đầu thì sẽ cho 3 điều ước, 100 năm sau giảm còn 2, 100 năm tiếp theo còn 1 và cuối cùng vì tức quá nên đã tự hứa với mình nếu đứa nào dại dột giải thoát cho ổng, ông sẽ băm làm chả chiên ngay " ...

Vậy bạch thầy đừng trách Tấm nhe, yêu thương quá rồi hoá ra thù hận, chỉ vì dì ghẻ và Cám ác với Tấm quá đi, hành hạ thân xác của nàng nhiều lần ...Hoá thành con này hoá thành cây kia ...biến thành nhiều thứ quá không những làm biến thể bên ngoài còn biến chất luôn cô Tấm hiền lành bên trong luôn ...Thiện tai, thiện tai ...

Mà cũng có thể lúc đó tay sai của Tấm làm thì sao, cần phải xem xét cục diện câu chuyện để mà bôi bác Tấm chứ, tội nghiệp ...chắc tác giả lúc sáng tác phần cuối buồn ngủ nên quên mất nhân vật Tấm rất hiền ở giai đoạn đầu mà đã đưa nàng ta đến kết cục trả thù khốc liệt như vậy ...Có trách thì trách ông tác giả đó, đừng trách Tấm nhe ....

Chu cô tử Phù Dung
02-07-2005, 09:30
Hồi xưa ,ta nghe bà nội nghe kể đâu có chi tiết Tấm dội nước sôi chết Cám đâu ,chỉ là Cám tự thử nên chết mà thôi .Chắc là vì mấy hồi sau mấy ông tác giả biên soạn lại chuyện cổ tích muốn lồng thêm tư tưởng đấu tranh cho cái thiện nên mới sửa chi tiết đó đi thôi .Nên nhớ rằng các câu chuyện cổ tích luôn có tính tuyệt đối của nó ,người thiện thì hoàn toàn thiện ,Thách Sanh bao lần bị mẹ con Lí Thông hãm hại mà rồi sau có trả thù đâu ...

Navy
02-07-2005, 20:02
Có kết cục đó là do nhân dân ta có câu " Ác giả ác báo " , "Gieo gió gặt bão" , âu cũng là răn đời . Tuy nhiên dã man quá , chả trách người ta nói lái vinataba. Nếu đoạn cuối là người khác làm chứ không phải Tấm thì còn vớt vát được câu "Hiền như cô Tấm".

:cuoilon: Truyện cổ tích ở chương trình giảng dạy SGK lớp 1 giờ đã bị cắt đoạn cuối : dội nước sôi , làm nước mắm made in Cô Tấm rồi . Chư vị băn khoăn , lăn tăn là phải thôi . Nếu so sánh thì Cám còn "hiền" hơn chị Tấm nhiều. Những hành động của Cám làm cũng chỉ dừng ở mức "tòng phạm" là cùng , vì toàn làm theo lời mama . Còn Tấm thì 8O so với hành động chặt cây cũng chưa là gì . Nghĩ đến cảnh Tấm hả hê nhìn Cám bị dội nước sôi lợt hết da , rồi chặt người để đầu lâu vào hũ mắm ... thấy ớn .

Navy cũng là một trong số những tâm hồn non nớt bị ám ảnh bởi bài học đầu tiên :
"Ngon gì mà ngon
Mẹ ăn thịt con
Có còn xin miếng"...

Bên Tây có Công chúa Lọ Lem cũng từa tựa muh dễ thương hơn nhiều ,
;)

Quận Chúa Quỳnh Anh
03-07-2005, 01:45
Cái phần cô Tấm nói với bà chị Cám của mình , muốn đẹp thì tắm bằng nước sôi ( là biết thứ thiệt rồi , giởn thôi he he) ,cho đến khi cô Cám không khác gì con heo bị trấn nước sôi được cạo lông trắng tinh , rồi bị nàng Tấm nghĩ ra được cái chiêu " quái dị , ác ôn côn đồ , đáng khen , tuổi trẻ tài cao hì " sau khi đã qua nhiều khâu chế biến thức ăn đã đạt thành phẩm , có cái tên gọi là " mắm " , đem cho bà dì ghẻ ăn chung với cơm ngon quên thôi . Dĩ nhiên đọc tới đây thì thử hỏi cô Tấm hiền gì nỗi trời , phải nói là ác rồi( nhưng như vậy mới đáng tội em Cám ac , nên em Tấm vẫn dễ thương hơn em Cám nhiều , tác giả muốn viết thế nữa ).

Nhưng dù sao một câu chuyện cổ tích tác giả nào khi viết ra cũng chỉ có mục đích răn đời thôi , qua cái câu " Ở hiền thì gặp lành " sau đó sẽ là những tháng ngày " Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai " . Còn những kẻ ác nhân thì kết quả bao giờ cũng thê thảm không có hậu là cái chắc .

Qua câu chuyện tôi nghĩ tác giả khi viết cái phần cuối có hơi bị khích động quá hay không mà nở nào cho nàng Cám chết không toàn thây ac ac , khi chúng ta đã lớn khôn nhận biết được điều gì qua hành động của cô Tấm , để rồi nhận định cô Tấm chơi ác quá . Nhưng khi chúng ta còn nhỏ , cảm nhận " chưa tới " cái điều nhận biết kia . Chúng ta chỉ cảm thấy hả hê , vừa lòng khi thấy kẻ ác đã bị trừng phạt đích đáng , cho đáng kiếp cô Cám . Bây giờ nghĩ lại thấy tại sao tác giả lại dành cho cô Cám hình phạt ghê khiếp thiệt , nhưng biết đâu dụng ý của tác giả là muốn đem hình ảnh cô Tấm tượng trưng cho sự trừng phạt . ( muốn binh cô Tấm cũng không xong , gượng quá nhưng vẫn phải binh thôi , tại tôi thích nàng Tấm mà hì )

Còn nàng Cám đâu phải là loại người bẩm sinh " nhược trí " mà không nhận ra rằng , với độ sôi của nước đạt đến 100 độ thì vi trùng nào cũng ngủm hết , da con vật nào cho dày cách mấy còn chịu không nỗi huống chi là thân thể con người . Mà cái điểm này cũng là dụng ý của tác giả thôi , khi muốn nói lên một điều : Khi con người đã đi tới cái mức tham vọng nhất và muốn đạt cho bằng được thì sẽ sinh ra mù quáng ,lý trí không thể nào còn phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai .Thế là " tham thì thâm " " mất chày lẫn chì " còn phần cô Cám thì nát bấy chỉ còn sót lại có cái đầu lâu , còn giúp cho bà mẹ nhận diện khi ăn hết hủ mắm kia đi ( Phần này tôi thấy tác giả hơi xạo , đầu lâu ai không giống ai mà tác giả nói bà mẹ nhận ra được khi nhìn thấy , dù trước đó con quạ đã ngạo là ăn thịt con mình mà ngon nỗi gì thì bà này lại không tin ,tác giả nghĩ ra viết được chiêu này cũng lấy làm bái phục , siêu thiệt ) , Kết quả thì là vậy ... là vậy ... :D

Tiểu Siêu
03-07-2005, 02:26
Cái phần cô Tấm nói với bà chị Cám của mình , muốn đẹp thì tắm bằng nước sôi ( là biết thứ thiệt rồi )....Ngược rồi kìa Quỳnh Anh............................................... ...................
Tiểu Siêu

Quận Chúa Quỳnh Anh
03-07-2005, 03:00
Ngược rồi kìa Quỳnh Anh............................................... ...................
Tiểu SiêuCám ơn Tiểu Siêu. Xin lỗi các bạn , QA nhầm :).

MatNai
03-07-2005, 13:30
Khi còn bé MN cứ đọc chuyện Tấm Cám thì mê cô Tấm được miêu tả là hiền lành chịu khó, hihi chắc mê cái đoạn được vào cung thử giày và làm vợ vua :cuoilon: , nhưng lớn lên một chút lại nghĩ sao cái kết thúc câu chuyện dã man tàn bạo quá, Tấm hiền lành mà nỡ lòng dội nước sôi Cám rồi tàn bạo hơn là làm mắm gửi cho mẹ nó ăn. Nhân văn ở cái chỗ nào, Tấm hiền đức chỗ nào không thấy, chỉ thấy một con mẹ giết người không gớm tay 8-| , ác hơn là khiến bà mẹ ăn cả thịt con gái mình, cho dù họ có ác thì cũng không nên hành động dã man vô nhân đạo như thế, khó tưởng tượng, phải thời nay là bị xử 20 năm chung thân vì tội giết người có chủ ý , phi tan chứng tích, huỷ thi diệt tích :cuoilon:, thần tượng về nàng Tấm tan theo mây khói, đâm ra tội mẹ con nàng Cám mới kỳ khôi :p

Yến Thanh
03-07-2005, 22:28
Các bạn nói sao ấy chứ, mình đọc truyện Tấm Cám có đoạn nào là đoạn dội nước sôi đâu nhi? Có thể có bạn sẽ nói đó là truyện Tấm Cám đã bị sửa chữa lại, chứ không phải là nguyên bản. Vậy xin hỏi, version Tấm Cám mà có đoạn làm mắm đó, các bạn lấy gì làm chắc đó là nguyên tác của truyện Tấm Cám chứ...

Vấn đề ở đây là truyện Tấm Cám là tác phẩm văn học dân gian, tác giả là nhân dân, mà nhân dân đây bao gồm cả chúng ta, những người Việt thời nay... Chúng ta cũng phải đóng góp phần mình trong truyện Tấm Cám chứ, để có thể truyền lại lớp con cháu của chúng ta một phiên bản truyện Tấm Cám hay hơn, ok? Cho nên điều quan trọng là bản Tấm Cám nào hay nhất, chứ không phải là bản Tấm Cám nào là chính xác với nguyên tác nhất, ha... Ví dụ như tại hạ yêu thích truyện Kiều là qua bản Kiều đã được nhuận sắc, chứ còn nguyên tác truyện Kiều do ai đó vừa công bố đã tìm lại được, tại hạ e rằng khó mà ưa thích được nó...

Vậy kết lại là coi như từ các thế hệ học sinh ngày nay, truyện Tấm Cám coi như không có đoạn làm mắm nữa nhé...

Mask
04-07-2005, 08:18
"Vậy kết lại là coi như từ các thế hệ học sinh ngày nay, truyện Tấm Cám coi như không có đoạn làm mắm nữa nhé"

Điều này khó lắm thay!:D
Dễ gì tiêu hủy sạch chứng tích cũ, người còn sờ sờ, sách còn sờ sờ.
Coi bộ muốn truyện không còn đoạn làm mắm, phải học theo cách nhà họ Trang trong Lộc Đỉnh Kí của Kim Dung, thu hồi sách cũ về cho in sách mới... :cuoilon:

Yến Thanh
04-07-2005, 09:23
Mask hiểu lầm ý của mỗ rồi. Ai lại cần phải tiêu hủy những tàn tích cũ làm gì... Cái quan trọng là câu chuyện Tấm Cám kể cho các em nhỏ nghe, và dạy trong trường học, sẽ là câu chuyện mà trong đó cô Tấm là người tốt đẹp hoàn toàn. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc giáo dục những khuynh hướng tốt đẹp nơi các thế hệ sau, vì cái gì tiếp thu ngay từ nhỏ, trong trường học, sẽ là cái ăn vào con người ta sâu sắc nhất. Còn khi những thanh niên đó lớn lên rồi, ắt sẽ có điều kiện tiếp cận đến bản truyện xưa hơn, người đã lớn rồi thì đọc những cái làm mắm đó cũng không hại gì (người to xác mà tâm tính còn trẻ con thì không tính).

Nói tóm lại, không có chuyện tiêu hủy xóa bỏ gì như chuyện của nhà họ Trang cả. Chẳng qua là phiên bản nào của câu chuyện được dạy trong trường học mà thôi, bản nào được dạy trong trường học, bản đó sẽ là bản phổ biến nhất, và được đại chúng biết đến nhiều nhất. Hình như là chuyện này nước ta đã và đang làm khá tốt... Ví dụ như bản Kiều ngày nay là bản kiều đã nhuận sắc nhiều lần, đa số nhân dân đều đọc bản này, nhưng mà các bản Kiều cổ đâu có bị mất đi, chẳng qua chỉ có các nhà khảo cứu mới đọc chúng thôi... Mỗ đây ghét nhất là bọn đốt sách chôn nho...

Nhất Điểm Hồng
04-07-2005, 09:56
Yen Thanh
Ai lại cần phải tiêu hủy những tàn tích cũ làm gì... Cái quan trọng là câu chuyện Tấm Cám kể cho các em nhỏ nghe, và dạy trong trường học, sẽ là câu chuyện mà trong đó cô Tấm là người tốt đẹp hoàn toàn. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc giáo dục những khuynh hướng tốt đẹp nơi các thế hệ sau, vì cái gì tiếp thu ngay từ nhỏ, trong trường học, sẽ là cái ăn vào con người ta sâu sắc nhất. Còn khi những thanh niên đó lớn lên rồi, ắt sẽ có điều kiện tiếp cận đến bản truyện xưa hơn, người đã lớn rồi thì đọc những cái làm mắm đó cũng không hại gì (người to xác mà tâm tính còn trẻ con thì không tính).

ke ke Cho dù có muốn phá huỷ tàn tích cũ tưởng dễ sao , nói chuyện giởn chơi , khi mà những câu chuyện cổ đó đã được lưu truyền đã qua bao nhiêu thế hệ rồi . Tới thế hệ này các hạ thấy nó không tốt , không nên đối với vấn đề giảng dạy cho lớp trẻ em . Nhưng tại hạ thiết nghĩ nếu thay đổi theo hướng của các hạ nói , nhưng với lớp người già họ vẫn luôn giữ nguyên cốt truyện xưa . Và với tầng lớp trẻ em , nếu những câu chuyện cổ này được kể qua từ bà Nội hay bà Ngoại trong những trưa hè , ngồi quạt cho cháu ngủ . Hay được kể từ một bà mẹ trong đêm ru giấc cho con mình ngủ ngoan . Thì tại hạ đây dám chắc những câu chuyện này sẽ xâm nhập vào đầu óc trẻ còn nhanh như hoả tiển bắn ,hơn là qua con đường tiếp thu từ sách vỡ của nhà trường . Và cũng chưa chắc lúc đó trẻ em sẽ tin vào cái nào hơn , tại hạ lại thấy tai hại khi trẻ cứ thắc mắc và đem so sánh ra giữa hai sự thật , từ sách vỡ của nhà trường tới qua lời kể của bà hay của mẹ . Dĩ nhiên bà hay là mẹ sẽ khẳng định rằng câu chuyện của bà ( mẹ ) kể mới là đúng nhất vì nó đã được có từ rất lâu . Nó càng được khẳng định chắc nịch qua bằng chứng là bất cứ câu chuyện cổ nào cũng đều bắt đầu bằng " Ngày xửa ngày xưa ... "

Nếu các hạ nói cần sửa đổi lại nội dung thì nên giới thiệu câu chuyện cổ như sau " Đây là một câu chuyện cổ tích đã được cải biên " :cuoilon: ...

Cũng xin nói thêm với các hạ , từ những câu chuyện cổ tích hay từ ca dao , nó đã bất di bất dịch như thế rồi , cho dù các hạ muốn tẩy nảo như thế nào , tại hạ thí dụ sơ qua ,giống như người đời hay truyền tụng : Con sáo thì phải sang sông , con chim quyên thì phải ăn nhãn lồng , chim đa đa phải đậu nhánh đa đa v .v... nếu các hạ muốn đổi đi cũng không được đâu . Câu của nó gắn liền với nhau không rời được qua ý và từ , ngắt nó ra cho khác đi sẽ thành dị hợm ngay . Mà theo ý của tại hạ , đã gọi là những gì thuộc về " cổ "thì càng " cổ " càng quý , càng giá trị thì lại càng nên được bảo tồn nguyên si . Cái vụ làm mắm không có làm cho trẻ em hư đâu mà ở đó lo kiểu bò trắng răng , khi mà với thời đại tin học này , trẻ em nó tiếp cận với Internet không thua gì người lớn , từ từ đi( chỉ là thời gian thôi ... ) trẻ sẽ khám phá ra được khối cái " ghê khiếp " hơn cả vụ làm mắm của câu chuyện cô Tấm kia .

Navy
04-07-2005, 10:26
Các bạn nói sao ấy chứ, mình đọc truyện Tấm Cám có đoạn nào là đoạn dội nước sôi đâu nhi? Có thể có bạn sẽ nói đó là truyện Tấm Cám đã bị sửa chữa lại, chứ không phải là nguyên bản. Vậy xin hỏi, version Tấm Cám mà có đoạn làm mắm đó, các bạn lấy gì làm chắc đó là nguyên tác của truyện Tấm Cám chứ...

Ậy , huynh đài chưa được học qua lớp 1 sao ? Hay huynh đài thuộc thế hệ 9X chăng ? Hoặc huynh đài đây ở bên Tây nên không biết Truyện đọc lớp 1 của Việt Nam ? Tầm tuổi Navy thì ai cũng nhai nhải mấy câu trong truyện Tấm Cám được hết :
" Kẽo cà kẽo kẹt ... Lấy tranh chồng chị , chị khoét mắt ra " <--- khung cửi
" Ngon gì mà ngon mẹ ăn thịt con , có còn xin miếng " <--- quạ kêu
....
Bộ giáo dục đào tạo lấy bản đó làm tiêu chuẩn đó thôi :cuoilon: SGK phát hành toàn quốc lưu hành , sử dụng mọi cơ sở đào tạo .


Vậy kết lại là coi như từ các thế hệ học sinh ngày nay, truyện Tấm Cám coi như không có đoạn làm mắm nữa nhé...
Dù có coi thế nào chăng nữa thì ... như huynh đài đã nói... câu truyện có cả phần "làm trắng" và "làm mắm" vẫn sẽ được lưu truyền . Chẳng ai có thể quên lời của bà lão nói với quả thị "Thị ơi thị rụng bị bà , bà để bà ngửi chứ bà không ăn." Hai câu ví dụ phía trên cũng tương tự vậy .8-)

Nếu các hạ nói cần sửa đổi lại nội dung thì nên giới thiệu câu chuyện cổ như sau " Đây là một câu chuyện cổ tích đã được cải biên " ;)

Lái Lợn
07-07-2005, 21:02
Mấy người trẻ tuổi làm gì mà lên án Tấm dữ dội thế. Tớ thấy để két cục vậy có sao đâu. Các bạn chỉ được cái bét nạt cô Tấm là không ai bằng thôi :(

Động não một chút thử xem , kết cục như vậy cũng có gì là quá đáng đâu nhỉ

cobecuaanh
08-07-2005, 19:03
Oạch ,trước đọc chuyện Tấm Cám , tui chỉ thích nhứt cái đoạn Tấm đành rơi chiếc giày khi đi lễ hội rùi được Hoàng tử đón vìa .Cứ tưởng thế là thoát khỏi cảnh khổ , ài dè nảy thêm mấy vụ cô em theo mama hại cô chị " không đội trời chung " kia . Nhỏ nhỏ đọc thì hả hê lém " Chết là đáng đời , ai biểu ác " . Lớn lên rùi " Khổ thân thiệt , sao Tấm lại " ác như con tê giác zậy nhỉ " . Thất vọng , tan vỡ hình ảnh " hiền thục , bao dung của phụ nữ Việt Nam" . Bùn như con chuồn chuồn , song rùi chuyện đó cũng qua đi không để lại ấn tượng đẹp như " Bạch Tuyết " , như Thánh Gióng , như Mai An Tiêm ....nữa ...

anhson9
08-07-2005, 20:09
Đọc chuyện cổ tích chúng ta luôn thấy được giá trị nhân văn sâu sắc trong từng câu chuyện , Bần tăng muốn nói đến một chi tiết nhỏ trong câu chuyện Tấm Cám , luôn làm bần tăng bức súc đến tận bây giờ. Ai cũng nói cô tấm hiền nhưng trong chuyện có kể đến đoạn Tấm giết Cám rồi làm mắm cho vào lọ gửi về cho mẹ ghẻ ( mẹ ruột của Cám ). Như vậy là hiền Ư !
Chư vị thử nghĩ xem , thế là hiền ư.
A di đà phật.
hê vậy là bần tăng và chư vị không biết rùi ,chính ra cốt chuyện trước kia là như sư tăng kia kể ,nhưng sau này đã được cải biên lại rùi :"khi Cám thấy làn da của chị mình (tức là Tấm)trắng như chứng gà bóc nên cô ta cũng muốn làm cho mình được như chị ,sau đó có người ở làng mách cho Cám rằng về đào hố rồi ngồi trong đó dùng nước sôi dội lên thì da sẽ được trắng trẻo ngay nên sau khi về làm như vậy thì cô ta tèo luôn như chúng ta đã đọc chuyện,mẹ cô nghe vậy liền tự vẫn theo con,chứ không còn chuyện cô Tấm hại em như trước kia nữa,vì như vậy thì làm công toi cô Tấm à ,vì cả câu chuyện cô chẳng làm việc gì hại tới ai cả mà đến cuối chuyện sử sự như vậy thì thật là bất hạnh nào bằng.Vậy đó ,đó mới chính là tác phẩm Tấm Cấm mà các dich giả đã sữa lại đó,chưa gì đã vội vu oan cho nhân vật ,lần sau đọc lại hãy post bài nha.

cobecuaanh
09-07-2005, 12:06
Vậy đó ,đó mới chính là tác phẩm Tấm Cấm mà các dich giả đã sữa lại đó,chưa gì đã vội vu oan cho nhân vật ,lần sau đọc lại hãy post bài nha.Mắt toét thì về đi khám đi bồ ;)

Nguyên văn gởi bởi Nhất Điểm Hồng
Nếu các hạ nói cần sửa đổi lại nội dung thì nên giới thiệu câu chuyện cổ như sau " Đây là một câu chuyện cổ tích đã được cải biên "
Đang bàn luân về Tấm Cám nguyên văn của nó chứ không phải " Cổ tích cải biên ". Bồ hiểu không? Lần sau vô post bài thì đọc kĩ rùi hãy viết nhé ! Túm lại 1 câu , dù truyện đã được sửa đổi nhưng :
" Kẽo cà kẽo kẹt ... Lấy tranh chồng chị , chị khoét mắt ra " <--- khung cửi
" Ngon gì mà ngon mẹ ăn thịt con , có còn xin miếng " <--- quạ kêu
....
Dù có coi thế nào chăng nữa thì ... như huynh đài đã nói... câu truyện có cả phần "làm trắng" và "làm mắm" vẫn sẽ được lưu truyền . Chẳng ai có thể quên lời của bà lão nói với quả thị "Thị ơi thị rụng bị bà , bà để bà ngửi chứ bà không ăn." Hai câu ví dụ phía trên cũng tương tự vậy Và nó vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim khi đọc " Cổ tích chưa cải biên " ấy !

Bao Bất Đồng
11-07-2005, 08:57
Có thế thôi mà bàn đi luận vào.
"Con sâu xéo lắm cũng quằn , tức nước bỡ bờ" <~~~ cứ dựa vào đây là ra hết. Như cái thằng Chí hiền như cục bột , vậy mà sau mấy năm bị thiên hạ ngồi lên đầu nó cũng thành ra cái thằng lưu manh ai cũng phải sợ. Em Tấm nhà ta cũng rứa thôi . Hiền quá dễ bị bắt nạt , bị bắt nạt nhiều đâm khôn ra , khôn ra nên ko từ thủ đoạn để trả thù. Lẽ đời phải vậy mới sống được. :cuoilon:

Từ bé tới giờ tớ đọc cái truyện Tấm Cám đến nát truyện ra , đọc cũng nhiều nghe đọc cũng nhiều mà chả lần nào ko nghe thấy cái đoạn dội nước sôi của Tấm. Truyện cổ dân gian thường thể hiện những giá trị nhân văn rất chuẩn mực : " Ở hiền gặp lành , ác giả ác báo "

Quận Chúa Quỳnh Anh
11-07-2005, 09:28
Từ bé tới giờ tớ đọc cái truyện Tấm Cám đến nát truyện ra , đọc cũng nhiều nghe đọc cũng nhiều mà chả lần nào ko nghe thấy cái đoạn dội nước sôi của Tấm.
QA đọc truyện thì không phải là Tấm đích thân đã dội nước sôi , mà chỉ là nói cái miệng suông thôi khi Cám cứ theo tò tò sau mông hỏi hoài " làm sao mà chị đẹp thế ? ". Tấm nói là về nấu một thùng nước sôi cho to , rồi tắm đi( lột da cho trắng đó mà) . Biết đâu Tấm chỉ là đùa cho vui mà tại Cám tham quá , nên làm theo chi ( cái này hổng chừng còn bị chửi sao ngu vậy " . Thiện tai , thiện tai . Trách em Tấm thì cũng thiếu cơ sở quá .

Truyện cổ dân gian thường thể hiện những giá trị nhân văn rất chuẩn mực : " Ở hiền gặp lành , ác giả ác báo "
Đồng ý câu này của anh Đồng nhất ;) .

Navy
12-07-2005, 19:48
Tớ chẳng thấy sơ hở ở đâu cả Anh nhi ạ . Người ta kể là Tấm dội đấy chứ , Tấm làm thì mới có nguyên liệu để làm mắm chứ , Cám tự làm thì bà dì ghẻ đã biết . Vả lại , nghĩ ra tuyệt chiêu đó cũng là siêu đẳng rồi :cuoilon:
Ừ thì "Ác giả ác báo , Ở hiền gặp lành" . Người ta chỉ phản đối câu " Hiền như cô Tấm " thôi mà .
;)

Quận Chúa Quỳnh Anh
13-07-2005, 10:26
Navy
Tớ chẳng thấy sơ hở ở đâu cả Anh nhi ạ . Người ta kể là Tấm dội đấy chứ , Tấm làm thì mới có nguyên liệu để làm mắm chứ Ậy ậy , đằng ấy nầy , thử nghĩ xem lúc đó thân phận của Tấm đã khác xưa rồi , danh vọng và phú quý . Mấy chuyện nhỏ đó để cho đàn em chúng nó đi làm được rồi , quên nói lộn các vị , để cho các nô bộc đi làm được rồi, cần gì đích thân ra tay . Còn nữa , dù sao Tấm cũng liễu yếu đào tơ , chỉ cần dội một gáo nước sôi đầu cũng đủ làm cho em Cám vùng lên đòi giải phóng rồi, chưa chắc Tấm đã giữ nổi ,tớ nghĩ Tấm không thèm nhúng tay vào mà ,em Cám cũng không có can đảm tự mình xối nước sôi mình , cho nên thì , là , mà tớ nghĩ đây là một vụ thảm sát ghê rợn nhất vào thế kỷ lúc đó , với một nhóm đàn ông sau khi đã nhận được chỉ thị của Tấm bèn bắt em Cám trói gô lại , rồi mới từ từ xối nước sôi và bắt đầu lột da , bằm nhỏ nêm mắm muối gia vị , đóng thành hủ để đủ 49 ngày cho lên mùi , và thế là thành mắm . Sau đó thì ....

Cám tự làm thì bà dì ghẻ đã biết Ậy ậy đằng ấy lại quên rồi , đọc truyện không nhớ sao ,tác giả kể đó là món quà do con gái gởi cho mà và bà dì ghẻ khi nhận được hủ mắm đó đã mừng hết cở đó. Cho nên tớ nghĩ đâu có ở gần nhau đâu mà biết gì .

Ừ thì "Ác giả ác báo , Ở hiền gặp lành" . Người ta chỉ phản đối câu " Hiền như cô Tấm " thôi mà .Ai phản đối mặc ai ,có gì sai ở đây sao ? . Thì hiền như cô Tấm chứ sao , không thể nào nghĩ khác được , bởi vì hai nhân vật chính của câu chuyện cổ tích này đã tượng trưng cho hai điểm hoàn toàn tương phản , đi theo đúng chiều hướng răn đời của hầu hết nội dung cổ tích mà tác giả nào cũng đều đi sát và theo triệt để khi viết. Hình ảnh Tấm nói lên câu " Ở hiền gặp lành " và hình ảnh Cám tiêu biểu rõ nét nhất của điều " Ác giả ác báo " . Cho nên thì , là , mà dù Tấm đã làm gì không quan trọng và Cám bị gì cũng mặc kệ , người ta không so sánh trong một câu chuyện cổ tích rạch ròi đến phân tích từng khía cạnh của hành động nào rồi đặt câu hỏi " Sao lại làm vậy ? " or " Sao phải hành động thế kia ?" Bởi vì đọc câu chuyện cổ tích chúng ta đọc xong hiểu ngay , nên đã giải thích vì sao mà cả trẻ em đọc xong cũng hiểu ngay nội dung của câu chuyện , cứ ngưòi hiền là phải gian truân khổ sở một thời gian rồi được tiên hiện ra giúp đở và cuộc đời luôn là bình an hưởng phú quý vinh hoa , còn bao giờ kẻ ác cũng dương dương tự đắc lúc đầu , nhưng kết cuộc sau cùng cũng đều nhận lấy hậu quả của việc mình làm , bởi chuyện cổ tích nó vốn đơn giản như vậy . Trong đó nhân vật khi hành động hay diễn tả cho người đọc một cảm nhận mau lẹ ngay .

Ngộ một cái là hình ảnh hai mẹ con Cám lắc qua lắc lại cây cau cho Tấm rớt chết chơi thì người đọc đều có ngay cảm giác tức tối và cho là hai mẹ con họ ác quá ( gặp thời đại bây giờ thì cần chi leo cây hé , chỉ cần hai mẹ con Cám cho Tấm vài viên thuốc lắc quá liều quy định, say thuốc quá Tấm lắc đến ngủm luôn ( giởn thôi nhe các vị đừng la um sùm ah ! ha ha ) . Nhưng mà khi đọc tới đoạn Cám bị làm mắm , ai cũng cảm thấy nó như chuyện đương nhiên phải xảy ra như thế vậy , kỳ chưa ? Cái này tôi cũng không thể hiểu và cắt nghĩa tại sao được ( gặp thời đại bây giờ cho Cám đi học tập cải tạo là được rồi ) , bởi vậy cho nên thì , là , mà ... ai nói Tấm ác thì cũng chịu thôi ( tuỳ theo người nghĩ đi ) , chứ cái câu " Hiền như cô Tấm " không thay đổi được về ý nghĩa đâu .

LSB-TuongVi
13-07-2005, 11:05
Thôi thôi , đừng cãi nhau nữa . Truyện dân gian từ trước đến nay vốn có rất nhiều dị bản. Quả là TV cũng từng đọc có truyện thì nói chính tay Tấm dội nước , có truyện thì nói Cám đến hỏi và Tấm mách. Ai cũng nói mình đúng thì mời đi tìm bản gốc của truyện nhé. Tớ đố các ấy đấy kekekeke

Còn cái chuyện Tấm hiền hay ko hiền , cái đó dựa vảo nhận thức và tính cách của từng người. Với những người như TV chẳng hạn ;) em Tấm còn hiền lắm , chứ phải tay tớ thì.......:=

Quận Chúa Quỳnh Anh
13-07-2005, 11:34
Thôi thôi , đừng cãi nhau nữa . Truyện dân gian từ trước đến nay vốn có rất nhiều dị bản. Quả là TV cũng từng đọc có truyện thì nói chính tay Tấm dội nước , có truyện thì nói Cám đến hỏi và Tấm mách. Ai cũng nói mình đúng thì mời đi tìm bản gốc của truyện nhé. Tớ đố các ấy đấy kekekeke

Còn cái chuyện Tấm hiền hay ko hiền , cái đó dựa vảo nhận thức và tính cách của từng người. Với những người như TV chẳng hạn ;) em Tấm còn hiền lắm , chứ phải tay tớ thì.......:=Có lầm lẫn không đây , QA và Navy đang luận vui phết , cãi hồi nào? Tường Vi suy diễn hay thật :p.

Thôi mặc kệ em Tấm hiền hay dữ , chả thèm để ý chi. Giờ thì QA chỉ để ý tới cái câu của TV thôi , nếu phải tay của TV thì số phận của em Cám sẽ như thế nào hả? Nói cho tớ biết để có thêm kinh nghiệm coi , mai mốt đứa nào mà cả gan lấy chồng tớ , thì tớ sẽ áp dụng cách của TV ngay ( nếu độc đáo ) :D

LSB-TuongVi
13-07-2005, 11:50
Tò mò quá , nhưng ko sao
QA đã đọc Kim Vân Kiều cái đoạn Kiều báo oán Sở Khanh với Mã Giám Sinh chưa .

anhson9
13-07-2005, 12:11
Ậy ậy , đằng ấy nầy , thử nghĩ xem lúc đó thân phận của Tấm đã khác xưa rồi , danh vọng và phú quý . Mấy chuyện nhỏ đó để cho đàn em chúng nó đi làm được rồi , quên nói lộn các vị , để cho các nô bộc đi làm được rồi, cần gì đích thân ra tay . Còn nữa , dù sao Tấm cũng liễu yếu đào tơ , chỉ cần dội một gáo nước sôi đầu cũng đủ làm cho em Cám vùng lên đòi giải phóng rồi, chưa chắc Tấm đã giữ nổi ,tớ nghĩ Tấm không thèm nhúng tay vào mà ,em Cám cũng không có can đảm tự mình xối nước sôi mình , cho nên thì , là , mà tớ nghĩ đây là một vụ thảm sát ghê rợn nhất vào thế kỷ lúc đó , với một nhóm đàn ông sau khi đã nhận được chỉ thị của Tấm bèn bắt em Cám trói gô lại , rồi mới từ từ xối nước sôi và bắt đầu lột da , bằm nhỏ nêm mắm muối gia vị , đóng thành hủ để đủ 49 ngày cho lên mùi , và thế là thành mắm . Sau đó thì ....

Ậy ậy đằng ấy lại quên rồi , đọc truyện không nhớ sao ,tác giả kể đó là món quà do con gái gởi cho mà và bà dì ghẻ khi nhận được hủ mắm đó đã mừng hết cở đó. Cho nên tớ nghĩ đâu có ở gần nhau đâu mà biết gì .

Ai phản đối mặc ai ,có gì sai ở đây sao ? . Thì hiền như cô Tấm chứ sao , không thể nào nghĩ khác được , bởi vì hai nhân vật chính của câu chuyện cổ tích này đã tượng trưng cho hai điểm hoàn toàn tương phản , đi theo đúng chiều hướng răn đời của hầu hết nội dung cổ tích mà tác giả nào cũng đều đi sát và theo triệt để khi viết. Hình ảnh Tấm nói lên câu " Ở hiền gặp lành " và hình ảnh Cám tiêu biểu rõ nét nhất của điều " Ác giả ác báo " . Cho nên thì , là , mà dù Tấm đã làm gì không quan trọng và Cám bị gì cũng mặc kệ , người ta không so sánh trong một câu chuyện cổ tích rạch ròi đến phân tích từng khía cạnh của hành động nào rồi đặt câu hỏi " Sao lại làm vậy ? " or " Sao phải hành động thế kia ?" Bởi vì đọc câu chuyện cổ tích chúng ta đọc xong hiểu ngay , nên đã giải thích vì sao mà cả trẻ em đọc xong cũng hiểu ngay nội dung của câu chuyện , cứ ngưòi hiền là phải gian truân khổ sở một thời gian rồi được tiên hiện ra giúp đở và cuộc đời luôn là bình an hưởng phú quý vinh hoa , còn bao giờ kẻ ác cũng dương dương tự đắc lúc đầu , nhưng kết cuộc sau cùng cũng đều nhận lấy hậu quả của việc mình làm , bởi chuyện cổ tích nó vốn đơn giản như vậy . Trong đó nhân vật khi hành động hay diễn tả cho người đọc một cảm nhận mau lẹ ngay .

Ngộ một cái là hình ảnh hai mẹ con Cám lắc qua lắc lại cây cau cho Tấm rớt chết chơi thì người đọc đều có ngay cảm giác tức tối và cho là hai mẹ con họ ác quá ( gặp thời đại bây giờ thì cần chi leo cây hé , chỉ cần hai mẹ con Cám cho Tấm vài viên thuốc lắc quá liều quy định, say thuốc quá Tấm lắc đến ngủm luôn ( giởn thôi nhe các vị đừng la um sùm ah ! ha ha ) . Nhưng mà khi đọc tới đoạn Cám bị làm mắm , ai cũng cảm thấy nó như chuyện đương nhiên phải xảy ra như thế vậy , kỳ chưa ? Cái này tôi cũng không thể hiểu và cắt nghĩa tại sao được ( gặp thời đại bây giờ cho Cám đi học tập cải tạo là được rồi ) , bởi vậy cho nên thì , là , mà ... ai nói Tấm ác thì cũng chịu thôi ( tuỳ theo người nghĩ đi ) , chứ cái câu " Hiền như cô Tấm " không thay đổi được về ý nghĩa đâu .
hê lsb học sỹ mà không đọc hết chuyện tấm cám à,đúng là tước kia có một bản nói cô tấm đã xúi cô cám dội nước xôi nhưng sau đó những dịch giả đã sữa lại là có người làng xúi cô cám làm vậy cho làn da tráng được như cô tấm ,thế rồi cô ta làm vậy và...........cám tèo chứ không phải là do cô tấm xúi đâu ,như vậy thì chuyện cổ tích vẫn phân biệt rõ người ác và người xấu chứ bộ.hixxxxxxxx

anhson9
13-07-2005, 12:18
Mắt toét thì về đi khám đi bồ ;)
Đang bàn luân về Tấm Cám nguyên văn của nó chứ không phải " Cổ tích cải biên ". Bồ hiểu không? Lần sau vô post bài thì đọc kĩ rùi hãy viết nhé ! Túm lại 1 câu , dù truyện đã được sửa đổi nhưng :
Và nó vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim khi đọc " Cổ tích chưa cải biên " ấy !
e pé nói lại đi ai bảo cải biên chớ ,đó là sự thật mà,ko tin ra mua ngay 1 quyển mà đọc coi ,mà cải biên thì ko phải như vậy ,nó chỉ là "đính chính" nghe rõ chưa pé,người ta làm sai thì người ta sữa lại chứ ,đúng là "Mắt toét thì về đi khám đi bồ" dưa bở

LSB-TuongVi
13-07-2005, 13:12
đúng là tước kia có một bản nói cô tấm đã xúi cô cám dội nước xôi nhưng sau đó những dịch giả đã sữa lại là có người làng xúi cô cám làm vậy cho làn da tráng được như cô tấm ,thế rồi cô ta làm vậy và...........cám tèo chứ không phải là do cô tấm xúi đâu ,như vậy thì chuyện cổ tích vẫn phân biệt rõ người ác và người xấu chứ bộ.hixxxxxxxx
Bằng chứng đâu , chỉ hộ chị phát :D Có tài liệu nào ghi lại điều này ko?

anhson9
13-07-2005, 14:24
Bằng chứng đâu , chỉ hộ chị phát :D Có tài liệu nào ghi lại điều này ko?
cần gấp bắng chứng không,đi ra hiệu sách mua ngay một quyển chuyện cổ tích tối về đọc là biết ngay mà,thế mà cũng vặn vẹo mãi ,đúng là tinhvi,chứ không còn là tường vi nữa roài,hixxxxxx

LSB-TuongVi
13-07-2005, 15:30
Ko , ý tôi là bằng chứng về việc sửa chữa kia . Có cụ nào còn sống có thể tưởng thuật lại vụ sửa chữa đó ko . Bẩu tôi đến xin chữ kí phát .

Chu cô tử Phù Dung
13-07-2005, 17:53
Thôi ,xin can các huynh muội ,chuyện cổ tích thì vẫn là chuyện cổ tích thôi mà ,nếu mà cứ cố lôi các chi tiết ra mà mổ xẻ mãi thì cũng chẳng ra gì nữa .Chỉ cần chúng ta cứ hiểu với nhau như vậy là được chứ huynh Đệ võ học mới lại muội Tường Vi vặn vẹo nhau vậy thì có ích chi đâu ,chúng ta là người một nhà cả mà ,phải yêu thương nhau chứ .Chuyện Tấm Cám thù ghét nhau cũng là do chuyện dì ghẻ mới con chồng ,chuyện
"Bao giờ bánh đúc có xương" thôi ,thiết nghĩ người ta cũng nhiều khi kể chuyện đó kèm theo câu nói kia thôi ...

LSB-LyQuy
13-07-2005, 20:21
Khì...nói chung thì con giun xéo lắm nói cũng phải oằn mà! Cái gì cũng thế, chỉ có mức độ mà thôi! Tấm cũng chỉ là một con người (tuy cứ chết là hoá thành cái nọ cái chai) nhưng cũng k0 thể mãi chịu đựng được! Trong mỗi con người đều có hai mặt, hiền và ác! Cái ác của Tấm sẽ mãi k0 được hiện ra nếu mẹ con Cám k0 ép cô thái quá! Cuối cùng thì một cô gái hiền lành như T cũng bắt buộc phải mang cái ác của mình vốn không muốn mang ra để giải quyết hận thù! Nhưng quả thật cũng là giết người, khi trước mẹ con Cám chặt cau, giết chim vàng anh, chặt xoan nhưng nói chung cũng k0 thể ác liệt bằng cách thức trả thù của Tấm! Giết con làm mắn cho mẹ ăn! Chậc...quả là một phương pháp trả thù kinh khủng và thêm nữa Tấm cõ lẽ phải được ghi vào sách kỷ lục Ghi_net về là người đầu tiên có cách làm mắm man rợ nhất!

Navy
14-07-2005, 17:41
Ậy ậy , đằng ấy nầy , thử nghĩ xem lúc đó thân phận của Tấm đã khác xưa rồi , danh vọng và phú quý . Mấy chuyện nhỏ đó để cho đàn em chúng nó đi làm được rồi , quên nói lộn các vị , để cho các nô bộc đi làm được rồi, cần gì đích thân ra tay . Còn nữa , dù sao Tấm cũng liễu yếu đào tơ , chỉ cần dội một gáo nước sôi đầu cũng đủ làm cho em Cám vùng lên đòi giải phóng rồi, chưa chắc Tấm đã giữ nổi ,tớ nghĩ Tấm không thèm nhúng tay vào mà ,em Cám cũng không có can đảm tự mình xối nước sôi mình , cho nên thì , là , mà tớ nghĩ đây là một vụ thảm sát ghê rợn nhất vào thế kỷ lúc đó , với một nhóm đàn ông sau khi đã nhận được chỉ thị của Tấm bèn bắt em Cám trói gô lại , rồi mới từ từ xối nước sôi và bắt đầu lột da , bằm nhỏ nêm mắm muối gia vị , đóng thành hủ để đủ 49 ngày cho lên mùi , và thế là thành mắm . Sau đó thì .... Heheh , nguyên văn là : đào một cái hố vừa cho Cám đứng rồi dội thẳng nước sôi :cuoilon: Có mà vùng lên ăn hại !

Ậy ậy đằng ấy lại quên rồi , đọc truyện không nhớ sao ,tác giả kể đó là món quà do con gái gởi cho mà và bà dì ghẻ khi nhận được hủ mắm đó đã mừng hết cở đó. Cho nên tớ nghĩ đâu có ở gần nhau đâu mà biết gì .;) Cái nì thì nhận là nhầm .

Ai phản đối mặc ai ,có gì sai ở đây sao ? . 8-) Bọn trẻ con ( ít nhất là tụi cùng lứa với Navy) nói câu nì sai và bảo Cám còn hiền hơn á ! Bằng chứng là có thêm câu : " Hiền như cô Cám ! " :cuoilon: So sánh thử biết liền. Lắc qua lắc lại cùng lắm chỉ va đập rồi tử chứ dội nước sôi thì cảm nhận rõ sự khác biệt . Ôi thôi thôi , thịt da rã rời !


:p Vi em ra chỗ khác chơi , lanh chanh quá ! Để ta vui vẻ bàn luận với Anh nhi cái nào.

Quận Chúa Quỳnh Anh
15-07-2005, 10:39
Navy
Heheh , nguyên văn là : đào một cái hố vừa cho Cám đứng rồi dội thẳng nước sôi Có mà vùng lên ăn hại !

he he Cái này thì không biết ah ! Trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám mà tớ đọc không có đoạn này . Chỉ có Cám cứ theo hỏi hoài , Tấm mới nói " Về nấu một thùng nước sôi cho to rồi ngâm mình vào tắm , sẽ được thay da đổi thịt trở nên đẹp " . Chứ tớ mà biết cái vụ đào hố này thì tớ phải nói khác đi rồi , tớ sẽ nói là chỉ cần một gáo nước sôi đầu tiên là Cám đã vẫy vùng trong đau đớn , miệng sẽ không ngớt lời thoá mạ Tấm , chửi đến ba đời tông chi họ hàng nàng Tấm luôn , cho đến khi ngủm . Chứ bị đứng trong hố thì sao vùng trèo ra được ,tại tớ nghĩ tắm thùng mà .

Bọn trẻ con ( ít nhất là tụi cùng lứa với Navy) nói câu nì sai và bảo Cám còn hiền hơn á !

Trẻ con uh ? Nếu là trẻ con thật sự khi đọc một câu chuyện cổ tích ( thí dụ là chuyện Tấm và Cám này nhe ) thì không thể nào có được một suy nghĩ rạch ròi , phân biệt và cho ra một nhận xét và phán quyết hành động của Tấm và Cám để mà cuối cùng đưa đến kết luận là " Cám hiền hơn " bởi trẻ con vốn ngây thơ , nghĩ tới kết cuộc kẻ ác ( là Cám ) đã đền xong tội ác của mình đã gây ra , là đủ để thấy hài lòng chấp nhận rồi . " Cám hiền hơn " Câu này không thể nào là do trẻ con thốt ra mà phải là " nhớn tí " rồi .

Bằng chứng là có thêm câu : " Hiền như cô Cám ! "

Thú thiệt câu này lần đầu mới nghe ah ! Hic .

So sánh thử biết liền. Lắc qua lắc lại cùng lắm chỉ va đập rồi tử chứ dội nước sôi thì cảm nhận rõ sự khác biệt . Ôi thôi thôi , thịt da rã rời !

Nói thiệt nhe , cở trình độ hai mẹ con nàng Cám nghĩ được mấy cái chiêu đó thì phải rồi , không lắc cây thì làm gì ? Nếu nghĩ ra sớm cái màn dội nước sôi thì cũng đã áp dụng cho nàng Tấm từ lâu rồi .

Nói đúc kết lại nhe ! Nghiêm túc đó ( hy vọng là cũng giúp phần nào nỗi bức xúc đã ôm ấp bấy lâu nay của Chánh Tuệ Hải ) . Các vị nghĩ đi , con người ta chỉ có duy nhất một mạng để sống và để chết . Nàng Tấm có bao nhiêu cái mạng đây ? Nếu không nhờ Tiên giúp cho chết đi sống lại hoài, thì bao nhiêu cái mạng cho đủ mà để hai mẹ con Cám cứ hại nàng Tấm mãi thế . Mỗi một lần gây tội ác họ có hối hận bao giờ không ? Dĩ nhiên là không cho nên mới cứ tiếp tục nghĩ cách giết nàng Tấm hoài . Và cuối cùng của câu chuyện ,Cám chỉ có một mạng duy nhất để trả lại món nợ đã vay , thì Cám cũng đã có lời lắm rồi .

Còn nữa , khi nàng Cám bị dội nước sôi , cũng có phần tự nguyện trong đó . Các vị nhớ lại đi , có đoạn nào nói là Cám bị bắt buộc không ? Hay bị bạo lực bắt giữ hay không ? Khi chúng ta nhìn sự việc , các vị thấy Tấm ác là tại vì các vị liên tưởng đến cái cảnh nước sôi dội vào ,thì da thịt nào mà chịu nổi . Cám tự nguyện đó , chịu xối nước sôi chỉ vì muốn đẹp như Tấm hoặc hơn càng tốt . Lòng tham vô đáy chỉ là tự bản thân Cám hại Cám mà thôi , Tấm chưa hề ra lệnh ban cho nàng Cám cái chết bao giờ , thì tự tay ai xối nước sôi cũng đâu có quan trọng nữa , nếu Tấm đích thân xối ( biết đâu Cám yêu cầu Tấm tự làm thì sao , đoán mò thế thôi nhe các vị hì ) , mà giả sử là người khác xối thì cũng chỉ vì đáp ứng theo yêu cầu làm đẹp của Cám mà thôi, thì cái chết của Cám nhất định phải là như vậy không thể nào khác , bởi vì Cám đã tự chọn con đường đó . Thế thì ai ra tay cũng thế thôi , buộc tội Tấm ác , tôi thấy cũng oan tình cho nàng lắm . Còn các vị cho rằng sao Tấm lại chỉ cái cách dội nước sôi ác thế , thì phải đặt ngược lại câu hỏi " sao Cám tin nghe theo kìa ? " Chẹp , chính là vì tham quá nên đánh mất suy nghĩ thiệt hơn , đúng sai và cứ cắm đầu cắm cổ lao vào , thử hỏi trách ai đây ?

Chức Nữ
15-07-2005, 17:34
Tẩm ngẩm tầm ngầm đấm chết voi :D, biết thế nào được, ai nghĩ là Tấm hiền chứ, chẳng qua chưa muốn ác thui, khi mà ác thì chả ai bằng :cuoilon:, bằng chứng là xúi Cám dội nước sôi vào người để đến nỗi chết, rồi lại còn đem Cám ra làm Mắm cho Mẹ Cám ăn nữa chứ, bố của ác luôn ... Nhìn Tấm xinh đẹp, "rịu ràng" thế kia ai nghĩ là Tấm có thể nghĩ ra cái trò " làm trắng da" hữu hiệu thế chứ. Thẩm mỹ viện bây giờ chạy theo Tấm chẳng kịp đâu :cuoilon:

chị QA: cái này ko phải tự nguyện hay ép buộc, mà là Tấm đã làm hại Cám, nói Tấm hiền thì ko thể nào là hiền khi mà đã nói những lời khiến cho em cùng cha khác mẹ phải bỏ mạng, độc ác hơn là còn làm Mắm cô em rồi đem biếu gì ghẻ ăn ... Như vậy bà dì ghẻ sẽ thành " Mẹ ăn thịt con", như thế còn gì để đau hơn ko ?
Cám chỉ có một mạng duy nhất để trả lại món nợ đã vay , thì Cám cũng đã có lời lắm rồi .
Vâng lời lắm, lời đến nỗi chết ko toàn thây, chết chẳng tốn đất để chôn :cuoilon: . Thông minh cũng chẳng đến nỗi để cho mẹ con nhà Cám năm lần bảy lượt hãm hại 1 cách lãng nhách, rồi khi sống trở lại, lấy lại được hết hạnh phúc thì làm 1 việc thất đức nhất trên đời ! Lòng tham của Cám chẳng nhẽ Tấm không biết ư ? Phải chăng Tấm dựa vào cái lòng tham của Cám để mà hãm hại Cám !

Tóm lại, trong truyện đó thì Mẹ con nhà Cám ác, Tấm cũng ác, có ông bụt là hiền :cuoilon:

lsb_mieuthieuhoa
15-07-2005, 23:43
Con giun séo mãi nó cũng phải oằn... các cụ đã nói vậy rồi , bởi thế mà Tấm có đổ nước sôi vào người Cám cũng chẳng sao.Ai bảo Cám tự nguyện còn gì , nếu Cám k tự nguyện thì đời nào Tấm lại đổ? Đúng là tham thì thâm ,lại còn cái mụ dì ghẻ nữa chứ ăn cho lắm vào rồi ăn luôn cả con :p thảo nào được lưu vào truyền thuyết :cuoilon:

Quận Chúa Quỳnh Anh
16-07-2005, 01:12
OLD

Tẩm ngẩm tầm ngầm đấm chết voi , biết thế nào được, ai nghĩ là Tấm hiền chứ, chẳng qua chưa muốn ác thui, khi mà ác thì chả ai bằng , bằng chứng là xúi Cám dội nước sôi vào người để đến nỗi chết, rồi lại còn đem Cám ra làm Mắm cho Mẹ Cám ăn nữa chứ, bố của ác luôn ... Nhìn Tấm xinh đẹp, "rịu ràng" thế kia ai nghĩ là Tấm có thể nghĩ ra cái trò " làm trắng da" hữu hiệu thế chứ. Thẩm mỹ viện bây giờ chạy theo Tấm chẳng kịp đâu
Thế này nhé , bây giờ đừng nghĩ tới nhân vật Tấm , mà lấy ánh nhìn khách quan nhất khi nghĩ về một cuộc trả thù , có nhiều cách để " chơi " phải không ? Và đừng bao giờ quên cái điều mà con người hay vướng vào nhất " khi trả thù họ sẽ bất chấp thủ đoạn đấy " Khi Tấm làm hại Cám hay đổi ngược lại vai trò thì phải coi , đầu óc của người đó trình độ cở nào để mà nghĩ ra được cách chơi hé ! Cái màn chơi dội nước sôi này , các vị không nghĩ tới là nếu hai mẹ con Cám mà nghĩ ra được , liệu bỏ qua sao ? hơ hơ khó tin lém ah !

chị QA: cái này ko phải tự nguyện hay ép buộc, mà là Tấm đã làm hại Cám, nói Tấm hiền thì ko thể nào là hiền khi mà đã nói những lời khiến cho em cùng cha khác mẹ phải bỏ mạng, độc ác hơn là còn làm Mắm cô em rồi đem biếu gì ghẻ ăn ... Như vậy bà dì ghẻ sẽ thành " Mẹ ăn thịt con", như thế còn gì để đau hơn ko ?
Cám mà không tham thì lấy đâu Tấm có cơ hội để mà ra tay nhỉ ? Còn vụ làm mắm thì cũng chỉ là một trong muôn vàn tuyệt chiêu " độc " mà coi ai nghĩ ra được thôi ! Tác giả cho bà mẹ ăn thịt con cũng vẫn còn đở , vì dù sao xương thịt da đó cũng chui tọt vào bụng bà ác đó nằm , chứ thân xác của Cám mà bị quăng ra đồng không hiu quạnh , cho kên kên nó mổ ăn sạch , bà dì ghẻ mà biết được còn đau lòng cở nào , tác giả cho Tấm hành động vậy cũng nương tay lắm rồi . Tôi nhớ là đọc cái đoạn này , bà ấy ăn khen ngon mới chết chứ , chứng tỏ tài làm mắm của Tấm chắc cũng tay nghề cao , mới làm ngon được vậy hì .

Tóm lại, trong truyện đó thì Mẹ con nhà Cám ác, Tấm cũng ác, có ông bụt là hiền
Đồng ý một điều này , nếu các vị muốn lật đổ cái câu " hiền như Tấm " thì tôi nghĩ rằng được chứ . Nhưng các vị chỉ có thể lật đổ theo kiểu miệng lưỡi thế gian mà thôi . Bởi vì miệng lưỡi thế gian thì muốn nói sao thì nói đó mà . Chứ không thể nào lật đổ một hình ảnh Tấm hiền dịu trong câu chuyện cổ tích " Tấm cám " đã được lưu truyền từ xưa tới nay . Lật đổ câu này có phải chúng ta cho rằng , người xưa đã có nhận định sai lầm chăng ? Khi mà cái câu " Hiền như cô Tấm " vẫn được giữ chắc nịch không thay đổi ? Tại sao đã trải qua bao thế kỷ rồi mà không ai cho rằng Tấm ác , là vì sao thế ?

Vâng lời lắm, lời đến nỗi chết ko toàn thây, chết chẳng tốn đất để chôn . Thông minh cũng chẳng đến nỗi để cho mẹ con nhà Cám năm lần bảy lượt hãm hại 1 cách lãng nhách, rồi khi sống trở lại, lấy lại được hết hạnh phúc thì làm 1 việc thất đức nhất trên đời ! Lòng tham của Cám chẳng nhẽ Tấm không biết ư ? Phải chăng Tấm dựa vào cái lòng tham của Cám để mà hãm hại Cám !
Em lại lầm nữa rồi , ở đây không phải nói là Tấm không có thông minh và tại ngu để mà bị hại , chỉ vì Tấm thật thà thôi ( từ đầu câu chuyện đã nói Tấm tâm địa hiền lành đó chi ), hai cái điểm này rất khác đừng lầm . Một việc làm cuối cùng của Tấm ở phần cuối của câu chuyện mà có thể đánh đổ một hình ảnh dịu hiền của Tấm , và đảo ngược lại thấy thân phận Cám đáng thương , găng nhỉ . Chẹp chẹp , tác giả khi viết không thể nào sơ sót đến thế . Nếu " thất đức " thì Tấm ra đường đã bị sét đánh rồi , hì . Chứng tỏ ngay cả ông trời cũng " cho qua " việc làm của Tấm , hờ .

Giang Tiểu Ngư
16-07-2005, 10:49
Bằng chứng là có thêm câu : " Hiền như cô Cám ! " Ta chưa nghe ai nói hiền như cám chỉ có nghe nói Chằn Như Cám :p

Vâng lời lắm, lời đến nỗi chết ko toàn thây, chết chẳng tốn đất để chôn . Thông minh cũng chẳng đến nỗi để cho mẹ con nhà Cám năm lần bảy lượt hãm hại 1 cách lãng nhách, rồi khi sống trở lại, lấy lại được hết hạnh phúc thì làm 1 việc thất đức nhất trên đời ! Lòng tham của Cám chẳng nhẽ Tấm không biết ư ? Phải chăng Tấm dựa vào cái lòng tham của Cám để mà hãm hại Cám !
chao ôi Vị này xem ra lý sự gớm nhỉ :D

Chị Tấm làm việc gì mah thất đức ? Chẳng qua chỉ là 1 câu hỏi đáp bình thường . Chẳng qua Vì 1 kiểu nói vậy thôi . Ai mượn Bà Cám nghe theo .... Chừng nào Chị Tấm nói : Em trắng nhờ tắm nước sôi .. Nếu chị không tin thì chị Tắm thử xem[i] . Đằng này Chị tấm chỉ nói Em trắng nhờ tắm nước sôi Ai mượn Bà Cám làm theo . Chết tự chịu than trách ai nữa ! [i]Khôn Nhờ Dại Chịu .

Tóm lại trong câu chuyện đó ai cũng hiền ... chỉ có người đọc rồi suy diễn là Ác . :D

Chức Nữ
16-07-2005, 11:06
mà lấy ánh nhìn khách quan nhất khi nghĩ về một cuộc trả thù , có nhiều cách để " chơi " phải không ? Và đừng bao giờ quên cái điều mà con người hay vướng vào nhất " khi trả thù họ sẽ bất chấp thủ đoạn đấy "
Chị đã nói rồi nhé ! " Khi trả thì họ sẽ bất chấp thủ đoạn" , và Tấm cũng vậy phải không ạ? Tấm khi trả thù cũng " bất chấp thủ đoạn" ;) .

Cám mà không tham thì lấy đâu Tấm có cơ hội để mà ra tay nhỉ ? Còn vụ làm mắm thì cũng chỉ là một trong muôn vàn tuyệt chiêu " độc " mà coi ai nghĩ ra được thôi !
Cái " lòng tham" của Cám chẳng nhẽ Tấm lại không biết sao? ;) vậy sao Tấm vẫn nói những lời khiến Cám phải bỏ mạng, bị dội nước sôi như 1 con heo :cuoilon: ...Phải công nhận " không có gì độc bằng lòng dạ con người", cái " chiêu độc" của Tấm cũng công nhận là đỉnh của đỉnh, bố của độc luôn ý chứ .Vậy mà Tấm vẫn được gọi là hiền sao, có mà hiền trong ngoặc kép ý :cuoilon:

Tác giả cho bà mẹ ăn thịt con cũng vẫn còn đở , vì dù sao xương thịt da đó cũng chui tọt vào bụng bà ác đó nằm , chứ thân xác của Cám mà bị quăng ra đồng không hiu quạnh , cho kên kên nó mổ ăn sạch , bà dì ghẻ mà biết được còn đau lòng cở nào...
Cái này em không đồng ý, em nghĩ ko có gì chua xót, đau khổ hơn là chính người mẹ ăn thịt con mình! Dù mụ dì ghẻ kia có ác độc với Tấm kiểu gì cũng là vì muốn vun vén cho Cám, muốn Cám được sung sướng và tất nhiên mụ cũng được hưởng 1 phần sung sướng đó chứ ;). Dù sao Tấm cũng ko phải là con do mụ đẻ ra, còn Cám thì lại khác, Cám là con ruột của mụ mà.

Tấm hành động vậy cũng nương tay lắm rồi
Ồ, nương tay? vậy còn gì để có thể nói là " thẳng tay" nữa đây hả chị, còn chiêu "độc" hơn sao? Dội nước sôi vào em, rồi lấy thân xác em làm mắm cho chính mẹ ruột của nó ăn? Như thế vẫn là " nương tay" ? Ôi , chúa ơi ! Con người ...!

Nhưng các vị chỉ có thể lật đổ theo kiểu miệng lưỡi thế gian mà thôi . Bởi vì miệng lưỡi thế gian thì muốn nói sao thì nói đó mà . Chứ không thể nào lật đổ một hình ảnh Tấm hiền dịu trong câu chuyện cổ tích " Tấm cám " đã được lưu truyền từ xưa tới nay . Lật đổ câu này có phải chúng ta cho rằng , người xưa đã có nhận định sai lầm chăng ? Khi mà cái câu " Hiền như cô Tấm " vẫn được giữ chắc nịch không thay đổi ? Tại sao đã trải qua bao thế kỷ rồi mà không ai cho rằng Tấm ác , là vì sao thế ?

Em nhớ, hồi xưa em đọc Tấm Cám, em rất thích Tấm vì Tấm dịu dàng, ngoan ngoãn :cuoilon: và nhất là có được " hoàng tử" và ghét mẹ con nhà Cám, em cũng hả hê khi thấy " gieo gió gặt bão" của mẹ con Cám là xứng đáng, hồi đó em vẫn là 1 con bé con, chẳng biết nhiều điều, chỉ biết rằng mẹ con Cám làm nhiều tội ác thế với Tấm cuối cùng cũng bị chết thảm thương là 1 vấn đề hiển nhiên và ko cần truy xét vấn đề ai ra tay ;)... Nhưng giờ khi em nghĩ lại hành động của Tấm đối với mẹ con dì ghẻ kia thì em thấy Tấm chẳng khác gì mẹ con nhà Cám, mà có phần ác độc hơn thôi .
Đúng chị nói đúng, muốn lật đổ 1 hình ảnh " Tấm hiền dịu" không dễ, bởi từ xưa đến nay nhắc đến Tấm Cám ai chẳng nói Tấm hiền, Tấm ngoan, nhưng cái đoạn kết đó khiến em suy nghĩ khác ... Khác rất nhiều, và ko thể ép em phải nghĩ rằng " Tấm hiền lành" phải không chị ? ...Và nếu chị nghĩ rằng việc "trả thù" ( xúi em để dẫn đến cái chết của em, rồi đem làm mắm cho chính mẹ ruột ăn) đó là sự hiển nhiên của " con giun xéo mãi cũng quằn" thì em không còn điều gì để nói ! Chị nghĩ rằng việc trả thù đó vẫn là "nương tay" thì em pó tay toàn tập luôn .

Một việc làm cuối cùng của Tấm ở phần cuối của câu chuyện mà có thể đánh đổ một hình ảnh dịu hiền của Tấm , và đảo ngược lại thấy thân phận Cám đáng thương , găng nhỉ
Không phải găng đâu chị ạ, chị đã nhầm với điều này rồi, em không đánh đổi hình ảnh của mẹ con nhà Cám ! Mà em chỉ đánh đổi về hình ảnh của Tấm trong mắt em thôi, đối với em, mẹ con nhà Cám làm nhiều điều ác như thế thì bị quả báo là điều tất nhiên, nhưng mà người trừng phạt mẹ con nhà Cám lại là chính Tấm, và bằng việc " dội nước sôi và đem làm mắm cho mẹ ruột ăn" thì quá là tàn bạo !

sửa chút: Anh Bao nói đúng " Không có gì ác bằng lòng dạ đàn bà khi mang thù hận " !

Bao Bất Đồng
16-07-2005, 11:11
Không có gì dã man hơn khi đàn bà đã hận thù :cuoilon:

Chức Nữ
16-07-2005, 11:12
To Đoàn Lãng
Chị Tấm làm việc gì mah thất đức ? Chẳng qua chỉ là 1 câu hỏi đáp bình thường . Chẳng qua Vì 1 kiểu nói vậy thôi . Ai mượn Bà Cám nghe theo .... Chừng nào Chị Tấm nói : Em trắng nhờ tắm nước sôi .. Nếu chị không tin thì chị Tắm thử xem[i] . Đằng này Chị tấm chỉ nói Em trắng nhờ tắm nước sôi Ai mượn Bà Cám làm theo . Chết tự chịu than trách ai nữa ! [i]Khôn Nhờ Dại Chịu .

Vu vơ nhưng lại hại chết em , nhưng lại không là vu vơ khi lấy thịt em để làm Mắm cho mẹ ruột nó ăn ... " mẹ ăn thịt con" :cuoilon:

OLD hỏi Đoàn Lãng, việc Tấm dùng thịt Cám để làm mắm cho dì ghẻ ăn có phải là việc " thất đức" không? ;) . Đoàn Lãng lý sự với OLD hử ;)

P/s: OLD ác thì cũng nổi tiếng ở LS từ trước đến nay rồi ;), nhưng ít ra cũng ko như Tấm, lấy thịt em làm Mắm, với lại có khi OLD cũng ko có hoa tay như Tấm để có thể làm mắm khiến " mẹ ăn thịt con" còn khen ngon :cuoilon:, và OLD cũng ko đủ tự tin để có thể sánh với Tấm vấn đề " ác " :D

Quận Chúa Quỳnh Anh
16-07-2005, 12:21
Chị đã nói rồi nhé ! " Khi trả thì họ sẽ bất chấp thủ đoạn" , và Tấm cũng vậy phải không ạ? Tấm khi trả thù cũng " bất chấp thủ đoạn"

Dĩ nhiên rồi cưng , cho dù là nhân vật Tấm hay bất cứ ai cũng đều thế ( tính luôn hai mẹ con Cám luôn đi cưng , đừng bỏ sót hé ) .

Những hành động hung ác nào của hai mẹ Cám thì cho là " nhẹ tay " hơn hành động " ác" của Tấm , các người chỉ nhìn thấy một hành động qua cái cách xử chết , mà các người đã quên mất cái động cơ gây ra cái chết . Đừng trách và bảo sao Tấm hung tàn , khi động cơ có nảy sinh trong lòng Tấm thì cũng phải nguyên do chứ , cũng như bất cứ hành động nào tàn ác của mẹ con cám cũng đều có động cơ hết , có đúng không ? Cho nên khi nói tới động cơ giết người của Tấm thì chỉ có một lý do duy nhất để giải thích là " trút ra những gì uất hận từ bấy lâu nay " và nhân vật Tấm này thật ra cũng không đáng lên án bằng động cơ giết người của hai mẹ con Cám vì bản chất tàn độc vốn đã có sẳn , các vị cứ thấy hành động xối nước sôi là ác , chỉ là một ảnh hình cái chết trong muôn vàn cái chết , và cái chết nào cũng đều có cái đau đớn riêng của nó , đừng nói với tôi là những cái chết của Tấm là nhẹ nhàng hơn nhé .

Ăn thịt con ... tôi muốn nói tới cái cảnh của câu chuyện ngày xưa nói về cảnh lốc thịt để nuôi mẹ chồng của nàng Thoại khanh , cũng là thịt người đấy chỉ là thay đổi ý nghĩa và vai vế , cho nên đừng có hoang tưởng về cảnh ăn thịt là quá sức chịu đựng . Vào những năm đói khát hạn hán , thậm chí tôi từng nghe kể có người khi đói quá phải ăn cả thịt của đồng loại đó chi . Từng có nghe về tụi da đỏ không ? chuyên môn lấy thịt người làm thành thực phẩm ah hì . Chỉ là các vị cho rằng đưa xác con cho mẹ ăn là điều quá " thất đức " , sao không hiểu thoáng hơn là tác giả khi nói tới cái điều này chỉ muốn nhấn mạnh một đìều " Con bà có cái kết cuộc ngày hôm nay là do một tay bà gây ra đấy . Hãy mà hưởng thành quả do bà tạo nên đi " .

Nương tay chứ sao không cưng , gặp mẹ con Cám thì đời em Tấm còn tiêu hơn ah ! Nếu như tác giả cho hai mẹ con nhà này nghĩ ra được cái trò " dội nước sôi " trước , thì cái kết cuộc cũng phải đi tới nước này thôi ah ! Trò chơi này nếu ai sử dụng cũng ác như nhau, còn có thất đức hay không ? hay để ông trời xử họ hé . Chị nói ngắn gọn lại theo những gì em phản đối ở trên , để nói với riêng em và với ai có ý nghĩ Tấm ác . Người ta thường nói con người khi hành động là nói tới chữ nhân và chữ nghiệp đấy . Ở thời đại nào cũng thế thôi , nếu có đức tin đều tin vào nghiệp báo . Cho nên con người phải chịu trách nhiệm và hậu quả của hành động chính mình . Cái nghiệp là ....
Tác giả đã cho một kết thúc như sau , nghĩa là em Cám thì cứ việc ngủm đi , và Tấm thì vẫn tiếp tục cuộc đời giàu sang phú quý của mình đi hé , hì .

Thôi đi ngủ bà con ui , khuya rồi , chào nhe !

Trà Hoa Nữ
16-07-2005, 14:38
Nói thiệt nhe , cở trình độ hai mẹ con nàng Cám nghĩ được mấy cái chiêu đó thì phải rồi , không lắc cây thì làm gì ? Nếu nghĩ ra sớm cái màn dội nước sôi thì cũng đã áp dụng cho nàng Tấm từ lâu rồi .
Nghĩ ra được cái màn dội nước sôi chứng tỏ mấy chuyện_kiểu_này Tấm “ đẳng cấp cao ” hơn mẹ con Cám hén ! http://www.luongsonbac.de/forum/images/smilie/09.gif . Đùa tí thôi chứ cho Tấm trèo cây thì mẹ con Cám còn viện được lí do “ tai nạn ” để mà bưng bít chứ dội nước sôi cho Tấm chết thì …

Còn các vị cho rằng sao Tấm lại chỉ cái cách dội nước sôi ác thế , thì phải đặt ngược lại câu hỏi " sao Cám tin nghe theo kìa ?
Chí lí ! Trách ai đây ? Ai bảo Cám… ngố ,Tấm nói thía mà cũng tin ( & “ác giả ác báo” , ok ) . Với lại cách suy nghĩ , quan niệm của các cụ ngày xưa với chúng mình bây giờ cũng khác nhau chút chút , “ anh hùng là phải trừ gian diệt ác ” ( mà “ trừ gian diệt ác ” có nghĩa là “ thẳng tay xử lí ” luôn ấy ạ ) , Tấm có cho Cám tắm nước sôi cũng coi như “ tỏ mặt anh thư ” http://www.luongsonbac.de/forum/images/smilie/09.gif . Nhưng cái chuyện Tấm đem Cám ra làm mắm thì … eo ui , nằm mơ Hittle cũng chưa chắc đã nghĩ ra cái trò này . Mà tự tay hay sai người làm mắm thì cũng có khác gì nhau đâu . Ghê thí mồ !

Hơ , Rd đoán là các cụ ngày xưa biết chuyện Tấm Cám , thấy Cám ác quá , chết nước sôi vẫn chưa bõ , bèn xui Tấm đem Cám ra … chế biến . Nàng Tấm vốn thật thà , lại hay nghe lời nên … mới thế , mọi người đừng trách Tấm làm gì . Từ đầu truyện đến cuối truyện tớ có thấy Tấm trái lời ai bao giờ đâu , người ta nói gì cũng răm rắp làm theo ( thành ra bây giờ nàng phải mang tiếng ác , rõ khổ !!!)
Và cuối cùng của câu chuyện , Cám chỉ có một mạng duy nhất để trả lại món nợ đã vay , thì Cám cũng đã có lời lắm rồi .
Hix , tớ thấy bà mẹ ác hơn Cám cơ , theo những gì tớ ghi nhận được thì mấy chuyện đều do bà mẹ sắp đặt , nhất là ở hoàng cung á , Cám chỉ có ton ton chạy về hỏi mẹ rồi làm theo thôi ( nói chung là Cám ngố lắm , dẫu “tâm địa xấu xa” thì cũng không tự nghĩ ra mấy cái “thủ đoạn tàn độc” thế đâu ) . Chẳng thấy Cám lời gì cả .

Thấy mọi người bạn luận sôi nổi quá , Rd cũng nổi hứng bon chen, nhí nhố chút cho vui . Thiết nghĩ , khi các cụ ngày xưa sáng tác truyện Tấm Cám chỉ suy nghĩ đơn giản "Ở hiền gặp lành , ở ác gặp ác" , bọn trẻ con đọc xong truyện cũng chỉ rút ra cái câu này , mọi người cũng cứ thế đi . Ko nên phân tích quá sâu vào hành động hay diễn biến tâm lí của nhân vật , liên tưởng này nọ mà mất cái hay vốn có & làm lệch lạc ý đồ của truyện . Vậy thôi , chúc mọi người vui vẻ !!!

Chức Nữ
17-07-2005, 10:46
Thoại Khanh tuy là con dâu nhưng thờ kính hiếu thuận với mẹ chồng hơn cả con gái. Chuyện kể Châu Tuấn, chồng nàng lên dường đến Trường An ứng thí. Thoại Khanh ở nhà bắt ốc hái rau nuôi mẹ và chịu đựng nạn cường hào ác bá đủ điều cay đắng. Ngày kia, nàng dắt mẹ chồng đến Trường An tìm chồng. Trên đường mẹ con nàng gặp đủ thứ tai ương oan nghiệt, một đêm nọ hai mẹ con vào nghỉ nhờ một ngôi miếu, nào ngờ gặp miếu dâm thần. Dâm thần nài ép nàng đủ cách nhưng không thành, bèn giở thủ đoạn bắt lấy người mẹ mù lòa và ra điều kiện, hoặc là nàng thuận tình ân ái với dâm thần thì thần sẽ thả mẹ hoặc là nàng hãy móc đôi mắt đen huyền tuyệt đẹp của nàng dâng cho thần, thần sẽ thả mẹ nàng ra. Thoại Khanh chấp nhận cầm dao khoét mắt dâng cho thần để cứu lấy mẹ, chứ nhất quyết không chịu thất tiết. Việc làm chí hiếu chí tình của nàng cảm động đến đất trời, nên dù trải qua lắm nỗi oan khiên cay nghiệt, nhưng ngày tái ngộ với chồng, Ngọc Hoàng sai Thần Nhãn xuống dương thế trả lại đôi mắt cho Thoại Khanh.

Em mới chỉ nghe nói đến nàng Thoại Khanh khoét mắt cứu mẹ chồng này thôi, còn nàng Thoại Khanh lóc thịt nuôi mẹ chồng thì chưa nghe thấy ;)

Nhưng, cứ giải sử là có thì sự so sánh của chị QA quá là khập khiễng.
Thứ nhất: vấn đề con lóc thịt nuôi mẹ đó là sự Hiếu thảo, nhưng phải đặt vào trong 1 hoàn cảnh vô cùng khốn khó nào đó thì mới được gọi là Hiếu thảo ! Như TH của Cám kia thì ko thể so sánh được, Cám đâu tự nguyện, đó là do Tấm làm cơ mà ;)

cũng là thịt người đấy chỉ là thay đổi ý nghĩa và vai vế , cho nên đừng có hoang tưởng về cảnh ăn thịt là quá sức chịu đựng . Vào những năm đói khát hạn hán , thậm chí tôi từng nghe kể có người khi đói quá phải ăn cả thịt của đồng loại đó chi . Từng có nghe về tụi da đỏ không ? chuyên môn lấy thịt người làm thành thực phẩm ah hì .
Đấy, cái Hoàn cảnh " ăn thịt đồng loại đấy", chị đừng so sánh cái năm đói khát với cái việc Tấm đem mắm thịt người cho dì ghẻ ăn, cái hoàn cảnh giữa 2 nơi quá khác nhau chị ạ . Khi người ta không còn gì để ăn, khi cái chết gần kề thì việc ăn thịt đồng loại có thể chấp nhận, đó là bản năng sinh tồn của con người, nhưng mà mụ dì ghẻ kia đâu có đói khát gì để phải ăn thịt cả con mình đây ! Và cả người da đỏ nữa, đó là thói quen của họ chị ạ, phong tục tập quán của nó khác với phong tục tập quán của truyện Tấm Cám .

khi động cơ có nảy sinh trong lòng Tấm ...." trút ra những gì uất hận từ bấy lâu nay " .... chất tàn độc vốn đã có sẳn cái này của mẹ con Cám, ok -MM)

Và Khi Tấm làm hại Cám hay đổi ngược lại vai trò thì phải coi , đầu óc của người đó trình độ cở nào để mà nghĩ ra được cách chơi é ! Cái màn chơi dội nước sôi này , các vị không nghĩ tới là nếu hai mẹ con Cám mà nghĩ ra được , liệu bỏ qua sao

:cuoilon: Khi động cơ nảy sinh + trình độ của Tấm -> cái chết của Cám và vụ ăn mắm được làm bằng thịt con ruột của mình của mụ dì ghẻ :cuoilon: . Chà chà :cuoilon:

Em ko nói cái chết nào nhẹ nhàng hơn cái chết nào, nhưng hành động Tấm dùng thịt Cám để làm mắm rồi đem biếu dì ghẻ ăn thì quả là đáng lên án, với hành động đó thì những gì Tấm bị mẹ con Cám hãm hại cũng chẳng có gì đáng thương cả.

Giả sử ở ngoài đời có TH như thế, tức là mẹ con dì ghẻ hãm hại đứa con riêng của chồng ( ko chơi chết nhiều lần với Bụt nhé ), và rồi đứa con riêng kia ko chịu nổi và xúi đứa em để nó chết như con heo, rồi đem thịt nó làm Mắm để cho mẹ ruột nó ăn ... Vậy thì phản ứng của công chúng, của dư luận sẽ ra sao . Em đảm bảo hành động của đứa con riêng kia sẽ bị coi là mất hết nhân tính ....

nếu có đức tin đều tin vào nghiệp báo
Vậy cho em hỏi cái Báo mà Tấm sẽ "được" nhận là gì ạ ?

Trò chơi này nếu ai sử dụng cũng ác như nhau
:cuoilon:, em chỉ cần câu nói này của chị là đủ . Như vậy chị cũng đã thừa nhận Tấm ác :cuoilon:, Tấm ko " tâm địa hiền lành" , bởi nếu Tâm địa hiền lành thì sẽ ko thể làm cái hành động đem thịt em để làm mắm cho mẹ ruột nó ăn được .

Em xin cáo từ !

The end. :cuoilon:

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-07-2005, 11:51
Em mới chỉ nghe nói đến nàng Thoại Khanh khoét mắt cứu mẹ chồng này thôi, còn nàng Thoại Khanh lóc thịt nuôi mẹ chồng thì chưa nghe thấy
Cái này nếu có nhầm thì xin lỗi vậy , kỳ thiệt vậy mà cứ nhớ thía kia hoài , hì .

Nhưng, cứ giải sử là có thì sự so sánh của chị QA quá là khập khiễng.
Thứ nhất: vấn đề con lóc thịt nuôi mẹ đó là sự Hiếu thảo, nhưng phải đặt vào trong 1 hoàn cảnh vô cùng khốn khó nào đó thì mới được gọi là Hiếu thảo ! Như TH của Cám kia thì ko thể so sánh được, Cám đâu tự nguyện, đó là do Tấm làm cơ mà
Tôi nhớ có đọc được về một tục lệ của một bộ tộc ( cố gắng để nhớ ra bộ tộc đó tên gì và ở đâu thì đành chịu không nhớ nổi , nhưng tôi hy vọng có người biết qua để thấy rằng QA tôi không nói ngoa " , bộ tộc này giữ một phong tục là khi trong nhà có người thân chết , thì họ không chôn hoặc là thiêu , mà là phải ăn cho hết . Làm như thế họ cho rằng để biểu tỏ lòng yêu thương đối với người chết , và tin rằng người đã chết đó sẽ ở bên cạnh họ mãi . ( Sở dĩ tôi nói tới chuyện này là muốn nói đến trường hợp bà dì ghẻ ăn thịt con ấy , cho dù khác hoàn cảnh và cả ý nghĩa thì coi những chuyện ăn thịt người đó , có chi mà lạ ) Còn ở bài trước và ngay cả bài này tôi thí dụ chỉ muốn nhắc tới vấn đề ăn thịt người thôi ah ! Chứ lóc thịt nuôi mẹ thì so sánh sao được với trường hợp hai mẹ con Cám (bởi hai mẹ con họ không xứng đáng ) .

Còn nữa , ngày nay các vị lấy ánh nhìn của những người sống ở thế kỷ này , các vị " khám phá " ra được cái " ác " của cô Tấm đã bị " bỏ sót " . Nhưng nếu đã là người của thời đại này , thì bao nhiêu cảnh giết người ghê rợn , kinh dị ( gấp vạn lần nàng Tấm ) mà chúng ta ít nhiều gì cũng biết qua ( phim ảnh , sách truyện ) có thấy rằng càng văn minh bao nhiêu , con người càng sáng tạo ra những kiểu giết người độc đáo ,càng tinh vi và rùng rợn bấy nhiêu hơn không. Chuyện gì mà chúng ta chưa nghe qua . Thì giờ có nghĩ tới vụ cô Tấm thì mới biết ( trùi ui , có gì đâu mà phải ầm ỉ ( xưa như trái đất ) hờ hờ .

Khi động cơ nảy sinh + trình độ của Tấm -> cái chết của Cám và vụ ăn mắm được làm bằng thịt con ruột của mình của mụ dì ghẻ . Chà chà
Chị nhớ Navy từng khen là , Tấm nghĩ ra được cũng là " siêu đẳng " đấy , cho dù là lời khen với ý gì thì cũng là khen , cho nên thì , là , mà " nó đã sống mãi trong lòng của chúng ta đó " ha ha .

Em ko nói cái chết nào nhẹ nhàng hơn cái chết nào, nhưng hành động Tấm dùng thịt Cám để làm mắm rồi đem biếu dì ghẻ ăn thì quả là đáng lên án, với hành động đó thì những gì Tấm bị mẹ con Cám hãm hại cũng chẳng có gì đáng thương cả.
Giả sử ở ngoài đời có TH như thế, tức là mẹ con dì ghẻ hãm hại đứa con riêng của chồng ( ko chơi chết nhiều lần với Bụt nhé ), và rồi đứa con riêng kia ko chịu nổi và xúi đứa em để nó chết như con heo, rồi đem thịt nó làm Mắm để cho mẹ ruột nó ăn ... Vậy thì phản ứng của công chúng, của dư luận sẽ ra sao . Em đảm bảo hành động của đứa con riêng kia sẽ bị coi là mất hết nhân tính ....

Chị vừa luận vừa đùa cho vui nè , em có biết hay không . Người xưa họ không có quan niệm như mình nghĩ bây giờ đâu , cho dù kẻ ác chết như thế nào thì cũng đều theo cái quy luật " gieo gió thì gặt bão " , còn người hiền cho dù giết kẻ ác ra sao ( họ không tính là đã giết kiểu gì ) mà cho là thuận theo ý trời đó , thí dụ vài cái cho vui nhe :

_" Nhà ngươi có chết cũng đừng có trách ta , bởi vì ta chỉ thuận theo ý trời mà thôi".
_" Ngươi sẳn sàng chịu chết đi , coi ta thế thiên hành đạo đây ".
_ "Ha ha ông trời cũng giúp ta đây mà , ta đã diệt trừ được cho dân lành một tên ác bá hung tàn rồi ". ( hic giống phim bộ quá )

Tác giả ý nói là Tấm đang thế thiên hành đạo đấy , còn bà dì ghẻ ăn thịt con cũng là theo ý trời đấy , không thấy ông trời " canh me " rất kỷ bà dì ghẻ sao ? Khi bà ta ăn cạn hủ mắm mới phát giác ăn thịt con , bà ta vừa la vừa chạy ra ngoài , thế là ông trời chỉ chờ có dịp đó thôi , tặng ngay cho bà ta một búa cháy thành cây than luôn . Có bàn tay ông Thiên nhúng vào đó , hì . ( Nếu tác giả viết lên câu chuyện đó mà gặp sự phản đối mạnh mẽ , biểu tình của dân chúng thì nội dung của câu chuyện đã bị sửa đổi lại từ lâu rồi , chứng tỏ người xưa chấp nhận những tình huống đó một cách " tự nhiên thôi " .

Vậy cho em hỏi cái Báo mà Tấm sẽ "được" nhận là gì ạ ?
Câu " gieo nhân nào gặt quả nấy " thì lúc đó Tấm nhận là một cuộc sống giàu sang phú quý đó chi . Còn em Cám cho đi tàu suốt trăm năm chỉ có một lần đó . Còn kiếp sau họ như thế nào thì không biết , phải nhờ bà đồng làm phép gọi họ lên để hỏi mới biết thôi ah !

em chỉ cần câu nói này của chị là đủ . Như vậy chị cũng đã thừa nhận Tấm ác , Tấm ko " tâm địa hiền lành" , bởi nếu Tâm địa hiền lành thì sẽ ko thể làm cái hành động đem thịt em để làm mắm cho mẹ ruột nó ăn được .
Em có đọc qua câu chuyện " The Death of The Knifethrower's Wife " của nhà văn Nhật Shiga Naoya chưa nhỉ ? Cũng là một vụ giết người đấy , động cơ ra sao , quá trình đó đã diễn ra như thế nào , mà cuối cùng vẫn được ông quan toà phán cho hai chữ " vô tội " và kẻ giết người đó đã được thả tự do . Giết người làm ta liên tưởng là ác rồi có đúng không, chị từng có luận về đề tài này nhiều lắm , chỉ muốn nói là đừng có nhìn vào vai trò của Tấm suy diễn nhiều quá , rộng ra quá để rồi thấy Tấm ác , nhìn thấy vậy nhưng đừng tưởng vậy , tưởng vậy nhưng đừng nghĩ vậy , và khi nói tới quan niệm xưa khác ngày nay nhiều ( bởi không có tòa án đời ) ( còn nói tới tòa án lương tâm , người xưa đâu có buộc tội Tấm bao giờ đâu ), câu chuyện mà chị nhắc ở trên còn cho người ta một cái ánh nhìn để hiểu sâu vào nhân vật và quan trọng là động cơ nào để giết người .

Nói đến việc làm của Tấm ác thì Tấm có thấm thía gì đâu ,chỉ là tại hoang tưởng cảnh đó quá rộng rồi thấy nó ghê . Nhìn lại trang lịch sử của Trung Quốc đi , lúc bị quân phiệt Nhật xâm chiếm ,biết bao nhiêu là cảnh rùng rợn thì mới thấy rằng chuyện của emTấm ( chả có gì gọi là sợ đến phải té khói , ac ) .

Các vị có lên án Tấm như thế nào thì hoá ra các vị chính là đang nói tới " sự sai sót , sai lầm " của người xưa rồi , hì . Câu chuyện cổ tích vẫn mãi mang những điều hay , nét đẹp luôn được mọi người ưa thích , coi đó là vốn văn học truyền thống có tác dụng về mặt nhân sinh .

Chẹp , thôi QA tôi cũng xin chấm hết , bởi vì cũng cạn lời . Ai cho Tấm ác thì cứ việc nghĩ thế , chứ QA tôi nếu bây giờ ai có hỏi trong chuyện Tấm Cám ưa thích nhân vật nào nhất , thì vẫn trả lời trước sau như một " Dạ , em thích nhất là nàng Tấm ah ! " :D.



_

cobecuaanh
18-07-2005, 07:48
Em mới chỉ nghe nói đến nàng Thoại Khanh khoét mắt cứu mẹ chồng này thôi, còn nàng Thoại Khanh lóc thịt nuôi mẹ chồng thì chưa nghe thấy Đoạn này là có đó , vì mẹ vùa bị mù , lại đói khát , trên đường đi tìm chồng , qua bao " rừng sâu , đèo cao " ( khiếp ) , Thoại Khanh không biết làm sao đã lóc thịt ở cánh tay , đem nướng rùi đưa cho mẹ nói là người trôg rừng họ săn được thú ,họ cho . Sau bà mẹ phát hiện ra thương nàng bội phần .
Còn ở đây , bà dì kia biết nàng Tấm " hiếu thảo " , chứ chẳng phải của " con gái cưng _Cám gửi về thì ngã lăn quay ngất xíu luôn , thế mới lạ chứ nhẩy , khì .
Hơ , Rd đoán là các cụ ngày xưa biết chuyện Tấm Cám , thấy Cám ác quá , chết nước sôi vẫn chưa bõ , bèn xui Tấm đem Cám ra … chế biến . Nàng Tấm vốn thật thà , lại hay nghe lời nên … mới thế Oài , thế thì thật thà nỗi gì , có mà ngây ngô ngốc ngếch thì có . Thật tớ chưa thấy tên nào ngố như tên này , hiền quá thành ra nhu nhược thì có , nên mới bị mẹ con nhà Cám " thịt " như thế chứ . Thời đại này mà " thật thà , hiền lành " kiểu ấy thi chẳng phải 1 cặp mẹ con Cám mà có khi rất , rất nhiều cặp như thế sẽ " xử lý " bạn ngay . Mà chẳng có ông bụt nào cứu nổi đâu , chết là đi luôn . Còn hoàng tử thì sẽ chẳng thương nhớ vợ zậy đâu , có khi lại buông 1 câu "mất đi vợ yêu anh thì sao ? mất đi vợ yêu thì với anh cũng thế thôi , người yêu anh đâu chỉ có riêng mình em " há há !

Quận Chúa Quỳnh Anh
18-07-2005, 09:37
cobecuaanh

Đoạn này là có đó , vì mẹ vùa bị mù , lại đói khát , trên đường đi tìm chồng , qua bao " rừng sâu , đèo cao " ( khiếp ) , Thoại Khanh không biết làm sao đã lóc thịt ở cánh tay , đem nướng rùi đưa cho mẹ nói là người trôg rừng họ săn được thú ,họ cho . Sau bà mẹ phát hiện ra thương nàng bội phần .

Cám ơn em nhiều nhe ! Vậy là chị biết chị đã không có nhớ lầm ( đọc lâu lắm rồi đó , từ hồi còn nhỏ cơ ) .Làm chị QA cứ tưởng đầu óc của mình dạo này nhớ lộn xộn rồi hic .

*tay_mon_khanh*
19-07-2005, 15:44
Ặc ặc !
lại lôi cả Thoại Khanh và Châu Tuấn vào đây nữa à !
bà mẹ của Thoại Khanh cũng ác thật ăn thịt cả con dâu !
ờ mà Cô ấy tự nguyện chứ nhỉ?

Ngọc Dung **
28-07-2005, 16:05
Cám ơn em nhiều nhe ! Vậy là chị biết chị đã không có nhớ lầm ( đọc lâu lắm rồi đó , từ hồi còn nhỏ cơ ) .Làm chị QA cứ tưởng đầu óc của mình dạo này nhớ lộn xộn rồi hic .
Có gì đâu chị 2 , thực tế là thế mà , em cũng thích cổ tích nên đọc khá nhiều.
Truyện này còn nữa đó là nàng hy sinh cả đôi mắt cho mẹ. Khi 2 mẹ con tìm lại được chồng nàng thì cũng là lúc tiên ông hóa phép cho nàng đôi mắt sáng , sau đó 2 vợ chồng cùng mẹ già sống hạnh phúc !

Ặc ặc !
lại lôi cả Thoại Khanh và Châu Tuấn vào đây nữa à !
bà mẹ của Thoại Khanh cũng ác thật ăn thịt cả con dâu !

Em oánh anh tẹt mỏ giờ , bà mẹ bị mù đâu biết là con dâu chịu đau vì mình đâu mà ! Nói nghe ghê chết được !

Yến Thanh
06-08-2005, 12:09
ke ke Cho dù có muốn phá huỷ tàn tích cũ tưởng dễ sao , nói chuyện giởn chơi , khi mà những câu chuyện cổ đó đã được lưu truyền đã qua bao nhiêu thế hệ rồi . Tới thế hệ này các hạ thấy nó không tốt , không nên đối với vấn đề giảng dạy cho lớp trẻ em . Nhưng tại hạ thiết nghĩ nếu thay đổi theo hướng của các hạ nói , nhưng với lớp người già họ vẫn luôn giữ nguyên cốt truyện xưa . Và với tầng lớp trẻ em , nếu những câu chuyện cổ này được kể qua từ bà Nội hay bà Ngoại trong những trưa hè , ngồi quạt cho cháu ngủ . Hay được kể từ một bà mẹ trong đêm ru giấc cho con mình ngủ ngoan . Thì tại hạ đây dám chắc những câu chuyện này sẽ xâm nhập vào đầu óc trẻ còn nhanh như hoả tiển bắn ,hơn là qua con đường tiếp thu từ sách vỡ của nhà trường . Và cũng chưa chắc lúc đó trẻ em sẽ tin vào cái nào hơn , tại hạ lại thấy tai hại khi trẻ cứ thắc mắc và đem so sánh ra giữa hai sự thật , từ sách vỡ của nhà trường tới qua lời kể của bà hay của mẹ . Dĩ nhiên bà hay là mẹ sẽ khẳng định rằng câu chuyện của bà ( mẹ ) kể mới là đúng nhất vì nó đã được có từ rất lâu . Nó càng được khẳng định chắc nịch qua bằng chứng là bất cứ câu chuyện cổ nào cũng đều bắt đầu bằng " Ngày xửa ngày xưa ... "

Nếu các hạ nói cần sửa đổi lại nội dung thì nên giới thiệu câu chuyện cổ như sau " Đây là một câu chuyện cổ tích đã được cải biên " :cuoilon: ...

Cũng xin nói thêm với các hạ , từ những câu chuyện cổ tích hay từ ca dao , nó đã bất di bất dịch như thế rồi , cho dù các hạ muốn tẩy nảo như thế nào , tại hạ thí dụ sơ qua ,giống như người đời hay truyền tụng : Con sáo thì phải sang sông , con chim quyên thì phải ăn nhãn lồng , chim đa đa phải đậu nhánh đa đa v .v... nếu các hạ muốn đổi đi cũng không được đâu . Câu của nó gắn liền với nhau không rời được qua ý và từ , ngắt nó ra cho khác đi sẽ thành dị hợm ngay . Mà theo ý của tại hạ , đã gọi là những gì thuộc về " cổ "thì càng " cổ " càng quý , càng giá trị thì lại càng nên được bảo tồn nguyên si . Cái vụ làm mắm không có làm cho trẻ em hư đâu mà ở đó lo kiểu bò trắng răng , khi mà với thời đại tin học này , trẻ em nó tiếp cận với Internet không thua gì người lớn , từ từ đi( chỉ là thời gian thôi ... ) trẻ sẽ khám phá ra được khối cái " ghê khiếp " hơn cả vụ làm mắm của câu chuyện cô Tấm kia . Nói rằng chuyện cổ tích hay ca dao là "bất di bất dịch" là một chuyện hết sức tào lao. Văn học dân gian chủ yếu được truyền miệng, do đó người kể chuyện có toàn quyền thay đổi cho câu chuyện hay hơn theo ý mình. Qua chọn lọc của thời gian, những dị bản có giá trị nhất còn tồn tại lại, còn vô vàn những dị bản khác bị quên lãng đi. Nói cách khác, văn học dân gian thay đổi liên tục theo thời gian và thời đại. Hơn nữa, ý nghĩa của "Văn học dân gian" là gì, nếu không phải là tác phẩm văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được mài giũa qua lịch sử? Nói cách khác, không ai độc quyền về một tác phẩm văn học dân gian, mà nó là kết quả sáng tạo của mọi người dân. Vậy thế hệ chúng ta không phải cũng là quần chúng nhân dân hay sao, chúng ta cũng có phần và trách nhiệm trong việc mài giũa tác phẩm văn học gian, làm cho nó hay hơn đẹp hơn, để truyền cho đời sau chứ.

Nói cổ thì quý, điều đó không sai, nhưng nó quý là vì nó cổ, chứ không phải vì nó hay. Những cái quý chỉ vì nó cổ thì sẽ được lưu giữ trong viện bảo tàng, chứ ko có ai đem ra sử dụng cả... Xin lỗi chứ cái bản truyện Kiều bản cổ nhất mà cứ như cái ông gì mới đưa ra thì tại hạ xin nâng niu để nhẹ vào sọt rác... Giá trị của nó thua xa những bản truyện Kiều được hiệu đính và xuất bản về sau này. Và tại hạ bảo đảm cho dù nó có được chứng thực đúng là bản truyện Kiều cổ nhất, thì ngoài những nhà khảo cứu ra cũng chẳng có mấy ai trong số những người say mê truyện Kiều thèm quan tâm tới nó làm chi...

Mà cũng đâu ai chắc được bản "làm mắm" là bản cổ nhất nhỉ? Như trên đã nói, văn học dân gian thay đổi qua nhiều thời đại, nên có nhiều khả năng chi tiết đó đã được thêm vào... Tại hạ thì đoán rằng bản truyện Tấm Cám cổ nhất nó chả có hoàng oanh, xoan, hay thị gì sất...

Yến Thanh
06-08-2005, 12:13
Lâu ngày ko ghé lại thread này, bây giờ đọc lại ta biết tỏng ngữ các người rồi. Các người không tán thành kết thúc của truyện "Tấm Cám", nhưng bảo sửa lại đoạn kết cho vừa ý các người thì các người lại không muốn, chỉ sợ không còn cái gì để đả kích, để phê phán, để nói xấu cho sướng miệng mà thôi....