PDA

View Full Version : người Nhật đón Tết, 1 văn hóa đặc sắc, mới mẻ


demon
15-02-2005, 08:58
Chẳng có ai là không biết cái tên gọi của ngày lễ quan trọng nhất với các quốc gia trong khu vực Châu Á nói chung và ....Nhật Bản nói riêng nữa nhỉ: TẾT NGUYÊN ĐÁN hay Tết Âm Lịch là những tên gọi phổ biến ở Việt Nam chúng ta, còn với người Nhật, họ gọi là Shogatsu hay Oshogatsu ( gọi theo một cách trịnh trọng nhất )

Sau đây là một vài nét phong tục ngày Tết truyền thống của người Nhật mà có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã biết qua ^^

* Ngày Tết chính thức ở Nhật Bản chỉ được tính là 3 ngày, từ 1-3 tháng 1 ( tính theo lịch âm nhé )
nhưng bên cạnh đó, các hoạt động đón chào năm mới của họ lại đc tổ chức từ rất sớm và thậm chí còn kéo dài khá lâu nữa. Trước Shogatsu * chỉ bao gồm 3 ngày đầu tháng 1 * thì có các lễ hội sau

1/ Bonenkai
hay còn gọi là ngày hội " để lãng quên " ^^, kéo dài suốt tháng 12. Trong ngày lễ này, họ sẽ mời các bạn đồng nghiệp, bạn bè, người làm công cho mình trong suốt một năm qua đến các nhà hàng để ăn mừng. Ý nghĩa của bonenkai là mong mỏi của người dân trước thềm năm mới, muốn xua đi những rủi ro, bất hạnh hay đau khổ của một năm đã qua, coi như một dịp để tống tiễn năm cũ vậy.
Nhưng điểm đặc biệt của Bonenkai là, bạn chỉ mời những người đã cùng làm việc với bạn trong năm mà thôi, còn riêng gia đình thì không tham gia với bạn. Gia đình thì đã có Shogatsu rồi ^^

2/ Shinenkai

Là lễ hội được tổ chức vào đầu năm, không được nhầm với shogatsu nhé. Kéo dài trong tháng 1 với các hoạt động vui chơi linh đình nhằm đón năm mới với những điều may mắn và tốt lành sẽ đến. Shinenkai cũng giống như Bonenkai, không phải là dịp dành cho gia đình

3/ Ngày lễ đón năm mới : Shogatsu

Người Nhật đón Tết bằng cách trang hoàng trước cổng nhà mình bằng các loại cây tre, thông và hoa mận trông rất là rực rỡ và tươi tắn.

http://radio.weblogs.com/0116821/images/2003/01/01/Cogley-DoorDecoration-20030101b.jpg
Đêm giao thừa, cả nhà sẽ quây quần cùng đón thời khắc chuyển giao giữa năm mới và cũ bằng một bát mì Toshikoshi Soba,

http://www.japan-guide.com/g4/2064_02.jpg
thứ mì truyền thống của người dân Nhật được chế biến từ bột kiều mạch với mong muốn được một năm no đủ và sau đó cùng xem chương trình TV " kohaku uta gassen " - một chương trình truyền hình phổ biến của Nhật vào đầu năm mới với sự trình diễn âm nhạc giải trí của hầu hết các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhất NB và cả màn trình diễn của các nghệ sĩ Enka với trang phục truyền thống kimono, gần như tất cả các nghệ sĩ Enka đều là nữ giới



Trong 3 ngày đó, người ta chỉ dành thời gian quây quần bên gia đình mà thôi.
Và ngày đầu năm mới, tức 1/1 Âm Lịch được gọi là ngày " Thịnh Vượng", là ngày quan trọng nhất để khởi đầu một năm mới. Do vậy mà các gia đình thường tổ chức hoạt động đi leo núi để ngắm mặt trời mọc bởi mỗi người dân Nhật Bản đều có niềm tin sâu sắc vào việc đón năm mới với cảnh tượng mặt trời lên cao sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất và may mắn nhất trong suốt một năm tới.
Ngày hôm đó, mọi thứ đều được lau dọn sạch sẽ và không được để xảy ra cãi vã, bực tức hay khó chịu mà chỉ có sự vui vẻ và những nụ cười dành tặng cho nhau mà thôi.
( tập tục này thì đã quá gần gũi với người Việt chúng ta rồi đúng không )

* Đi chùa đầu năm *

Một phong tục truyền thống của người dân Nhật Bản vào ngày đầu năm mới là trong 3 ngày đầu năm, nhất định phải tổ chức một buổi đi viếng đền chùa với cả gia đình.
Với người dân Tokyo, ngôi đền Meiji nằm cạnh công viên Yoyogi được hoàn thành vào năm 1920 dưới thời Minh Trị là một nơi không thể bỏ qua vào dịp Tết nhất.

http://www.japan-guide.com/g3/3002_03.jpg
Việc cả gia đình cùng nhau đến đền chùa và làm lễ cầu nguyện những điều tốt lành cho bạn bè và người thân là một hình ảnh đẹp đẽ và mang đậm phong cách Nhật.
Mặc dù việc đi lễ đền chùa đầu năm không phải là quá xa lạ, nhất là với các quốc gia có số dân theo đạo Phật tương đối lớn như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan....song ở Nhật, đó dường như là một Nghi thức bắt buộc của năm mới dù bạn là thanh niên hay người già, dù bạn có theo đạo hay không cũng vậy. Đi đền chùa đầu năm còn có ý nghĩa xua tan những điều rủi ro và quỷ dữ đeo bám trong năm...
Các lễ hội diễn ra ở các ngôi đền, chùa Nhật Bản vào dịp đầu năm sẽ được gọi là " hatsumode"

Đây là một trong những Hatsumode như vậy:

http://www.japan-guide.com/g4/2276_01.jpg
Nếu như người dân Tokyo có đền Meiji thì với người dân Kyoto- cố đô cổ kính và yên tĩnh của Nhật Bản lại không thể không nhắc đến ngôi đền Fushimi Inari

http://www.japan-guide.com/g4/3915_02.jpg
trong khi đó, dân Osaka sẽ phải viếng thăm ngôi đền Sumiyoshi Taisha nổi tiếng của mình, được đánh giá là một trong những ngôi đền cổ nhất nước Nhật

http://www.japan-guide.com/g4/4007_01.jpg
được hoàn thành vào thế kỷ thứ 3. Nó có lối kiến trúc mang đậm phong cách của những ngôi đền Nhật Bản trước khi bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của phật giáo Trung Hoa.

demon
15-02-2005, 09:02
* Ẩm thực ngày Tết *

Có một loại thức ăn không thể thiếu vắng trên mâm cỗ những ngày đầu năm, được gọi là Osechi Ryori ( bao gồm các thành phần có tên gọi là Oseshi ryori và otoso cùng với rượu gạo )

http://www.japan-guide.com/g4/2064_01.jpg
Nếu bạn đã xem một số anime hay manga có hình ảnh ngày Tết ở Nhật thì chắc sẽ nhớ đến một món ăn khác cũng thường xuất hiện vào dịp này mà một số truyện dịch món này thành " bánh dày " * nhớ nhất là manga " Em bé và Tôi ấy, cậu nhóc ăn món nì xong bị dính vào tóc đúng vào ngày đầu năm mới chứ ^^*
Thực ra món này có tên là xúp Ozoni( hoặc Zoni ), được nấu khá công phu với các thành phần : bánh gạo tẻ, rau, hải sản khác hoặc gà. Tùy từng địa phương lại có cách nấu Ozoni riêng của mình, mỗi nơi lại nêm nếm những loại gia vị khác nhưng không thể thiếu được bánh gạo tẻ mochi * trông nó dai dai, dính dính * và một ít lát cà rốt với củ cải mỏng để trang trí, với 2 màu trắng đỏ tượng trưng cho màu sắc chủ đạo của những ngày lễ hội ở Nhật Bản.

Bên cạnh đó còn một số món ăn khác như
Tazukuri ( cá mòi tẩm đường và tương rán giòn ) hay Ie Sebi ( tôm rán vàng )

Ngày đầu năm là thời điểm mà người ta hy vọng những điều tốt đẹp và sự thịnh vượng sẽ đến với gia đình mình nên cũng đồng thời là dịp mỗi gia đình thể hiện sự trân trọng bữa ăn ngày Tết của mình hơn bao giờ hết.
Có thể xem qua một số hình ảnh sau để hiểu rõ hơn về đặc điểm này

http://web-japan.org/nipponia/nipponia3/image/bontop.jpg

http://home.att.net/~keiichiro/japan/photo/osechi.jpg
* Trò chơi ngày Tết *

3 trò chơi phổ biến nhất trong 3 ngày Shogatsu và những ngày thuộc lễ hội shinenkai được tổ chức trong suốt tháng 1 là

1/ Đánh Cầu Lông - Hanetsuki-
Nhìn hình ảnh này thì chắc chẳng ai còn xa lạ gì nữa nhỉ ^^, đọc Doraemon quen thuộc lắm rồi mà. Đây là trò chơi phổ biến cho trẻ con và thừơng là cho tụi con gái chơi nhưng nếu các cậu trai muốn tham gia thì cũng...không sao cả, xin mời nào ^^
Cái vợt thì được gọi là Hagoita, được làm từ gỗ và có một đặc trưng là luôn được trang trí rất lộng lẫy.
Trên kênh VTV2 mấy năm trước từng chiếu một chương trình dạy cách làm hagoita rồi đấy nhưng mà trông thì dễ chứ bắt tay vào làm sẽ thấy hoàn toàn ngược lại, khó kinh

http://www.japan-guide.com/g3/2261_02.jpg
Quả cầu này gọi là Hane, chắc là làm thì dễ hơn vì giống quả cầu chinh của Việt Nam
http://www.japan-guide.com/g3/2261_01.jpg
Hàng năm đều có một hội chợ Hagoita được tổ chức vào trung tuần tháng 12 tại ngôi đền Sensoji ở Asakusa, Tokyo. Là dịp để người ta mua bán và trao đổi những mặt hàng Hagoita và Hane cực kỳ độc đáo và thu hút chuẩn bị cho ngày đầu năm mới.

http://www.japan-guide.com/g4/2261_01.jpg
Hagoita với hình ông Kozumi, Beckham và Harry Potter

http://www.japan-guide.com/g4/2261_04.jpg
còn đây là Hane

http://www.japan-guide.com/g3/2261_04.jpg

demon
15-02-2005, 09:04
2/ thứ hai là trò thả diều Takoage

http://www.ics-inc.co.jp/IFPRA2004/image/visit01.jpg
chẳng còn xa lạ gì nữa với tất cả chúng ta
3/ và trò chơi bài tên gọi là Karuta dành cho tất cả mọi người trong gia đình vì số lượng người chơi bài này khá lớn.

http://www.bushido-lubwart.de/lubwart.de/images/shogatu19.jpg
Cách chơi ( nhớ được khi đọc Cậu bé giỏi võ - không nhớ tên gốc của manga này )
Một người đc chọn làm quản trò, sẽ gọi tên của một quân bài và người nào có thể nhặt quân bài đó ra khỏi đống bài khi đó đang được lật úp xuống sàn nhà sẽ là người thắng trong lần chơi đó. Cứ chơi cho đến khi gọi hết tên các quân bài, người nào có nhiều thẻ bài nhất sẽ chiến thắng. Chơi trò này cần trí nhớ, nhanh tay và ...chịu khó lắng nghe cho rõ nữa
Quân bài Karuta không có mẫu cố định, gồm nhiều hình ảnh ( động vật, đồ vật, thiên nhiên...) do thế rất phong phú và bắt mắt.
Đây là một bộ Karuta khá đẹp đấy

http://www.wopc.co.uk/japan/unsun.jpg

Trên đây chỉ là một vài nét nhỏ và sơ lược về một số tập tục tổ chức và đón chào năm mới của người dân Nhật Bản. Hy vọng thời gian tới có thể tự bổ sung hoặc có thêm sự đóng góp từ mọi người.
Chúc mọi người một năm mới bình an và vui vẻ

( Thông tin từ các trang
www.japan-guide.com
web-japan.org và một vài trang thông tin nhỏ khác )