PDA

View Full Version : Thơ Đường


Bạch Tiểu Băng
04-01-2005, 14:34
Vậy mà tại hạ lại cứ nghĩ đây là một bài thơ thất ngôn bát cú đướng luật cơ đấy. Rất cảm tạ các huynh đài dã chỉ giáo.

Nếu là thất ngôn bát cú Đường luật thì cái quan trong nhất là thanh luật. Bài thơ ko đảm bảo được luật " nhị tứ lục phân minh" thì sao có thể nói là thơ Đường.

Đúng là câu đề không có đối từ, đối nghĩa nhưng phải có đối thanh các huynh ạ.

Chẳng có đối thanh gì hết. Nếu như bạn chỉ ra " ngút tầng" và " lất phất" phải đối thanh thì sai bét

Đây là luật thanh của thể thơ Đường luật cổ :

Luật thơ bát cú gồm có 2 luật : Luật bằng và luật trắc
a, Luật bằng : chữ thứ 2 câu đầu thuộc vần bằng.
VD: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Luật bằng vần bằng như sau :
1BBTTTBB
2TTBBTTB
3TTBBBTT
4BBTTTBB
5BBTTBBT
6TTBBTTB
7TTBBBT
8BBTTTBB

b, Luật trắc : chữ thứ 2 câu đầu thuộc vần bằng
Vd:Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Luật trắc như sau :
1TTBBTTB
2BBTTTBB
3BBTTBBT
4TTBBTTB
5TTBBBTT
6BBTTTBB
7BBTTBBT
8TTBBTTB

Bạn hãy thử tự đối chiếu xem. Nếu theo bạn 2 câu đầu bị sai luật thanh thì té ra 2 câu :
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
cũng là sai sao :)
Thực ra cái đoạn quote bên trên của mình là trích từ " Nguyên tắc đối và luật bằng trắc trong thơ Đường " của Thi đàn LS. Nhưng theo mình nếu chiểu theo cái niêm luật đó thì hầu hết các bài thơ Đường luật đều sai thanh luật ráo. Luật thanh của thất ngôn bát cú gói trọn trong mấy chữ " nhị tứ lục phân minh " thôi. Tức là ở luật bằng hay luật trắc , người ta chỉ quan tâm đến các từ thứ 2 4 6 của mỗi câu :
Luật Bằng :
246
BTB
TBT
TBT
BTB
(lặp lại)
Luật trắc
246
TBT
BTB
BTB
TBT
(lặp lại)

Bản thân TB cũng rất thích và hay làm thơ theo niêm luật Đường( tất nhiên chưa được chỉnh lắm ) nên niêm luật thơ TB nắm rất rõ. :)

Đọc đoạn này tại hạ có cảm giác như đọc bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên lắm

Sao lại có sự so sánh khập khiễng như vậy nhỉ. TB viết văn , còn " Ông đồ" là thơ mà. TB rất " dị ứng" với việc sai chính tả. Nhất là trong thơ , đến một dấu " phẩy" còn ko được sai , chứ đừng nói là sai chính tả một từ thông dụng như vậy. TB ko có ý chê bai , chỉ góp ý thôi , lần sau post bài bạn nên cân nhắc những gì mình viết. Thế thôi :D

Giolanhdaumua_126
05-01-2005, 16:44
Không biết thì nói ra để sửa đó mà có lẽ tại hạ cần đọc nhiều về văn chương hơn. Lần sau rut kinh nghiệm nhưng
Luật trắc như sau :
1TTBBTTB
2BBTTTBB
3BBTTBBT
4TTBBTTB
5TTBBBTT
6BBTTTBB
7BBTTBBT
8TTBBTTB
Hai câu của Bà Huyên Thanh Quan là (Nhưng cung không nhớ rõ)
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa."
Vậy thì thanh phải là:
1TTBBTTB
2TBBTTBB

Mong được chỉ giáo thêm
Cảm ơn!

Bạch Tiểu Băng
05-01-2005, 18:03
Thực ra cái đoạn quote bên trên của mình là trích từ " Nguyên tắc đối và luật bằng trắc trong thơ Đường " của Thi đàn LS. Nhưng theo mình nếu chiểu theo cái niêm luật đó thì hầu hết các bài thơ Đường luật đều sai thanh luật ráo. Luật thanh của thất ngôn bát cú gói trọn trong mấy chữ " nhị tứ lục phân minh " thôi

GL đọc thiếu bài của TB rồi . Cái đoạn mà TB trích ra đó là niêm luật Đường thi cổ , còn các nhà thơ nhà ta như Bà Huyện Thanh Quan , Nguyễn Khuyến Tú Xương đều ko theo cái niêm luật cổ đó , nhưng cái luật " nhị tứ lục phân minh" thì bắt buộc phải theo , luật " nhất tam ngũ" có thể bỏ qua . Nói là nói thế thôi , có nhiều bài thơ thanh luật được biến tấu rất nhiều . Đó là sáng tạo của tác giả . Làm thơ ko nhất thiết là phải quá coi trọng niêm luật , gò theo niêm luật quá rất dễ bị gượng gạo sự trình bày ý tưởng của mình . :)

Hum nay muộn quá rồi , để mai TB sẽ nói rõ hơn về vấn đề niêm luật trong Đường thi này .

Giolanhdaumua_126
10-01-2005, 11:33
Thơ Đường là một nền thơ ca lớn của nhân loại đương thời và cá nhièu ảnh hưởng với các nước lân cận trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Vừa rồi tại hạ có vào topic "Binh thơ Xuân" đã hơi bàn sâu vào luật thơ đượng Bây giờ tại hạ xin mở một topic này để các huynh đài trnh luân kỹ hơn về vấn đề hình thức thể loại và nội dung của thơ Đường.
Tạm thời tại hạ xin giới thiệu ( Cũng là cái hiển nhiên tồn tại hàng nghìn năm nay của thể thơ Đường luật) hai dạng loại hình của thể thơ Đường luật là "Ngũ ngôn bát cú Đường luật" và "Thất ngôn bát cú Đường luật"
1. Thể Ngũ ngông bát cú Đường luật:
- Luật vần Bằng:
Câu 1: b bttb (vần)
Câu 2: t (niêm) ttbb (vần)
Câu 3: t tbbt
(Đối giữa câu 3 và câu 4)
Câu 4: b (niêm) bttb (vần)
Câu 5: b bbtt
(Đối giữa câu 5 và cau 6)
Câu 6: t (niêm) ttbb (vần)
Câu 7: t tbbt
Câu 8: b bttb ( vần)
- Luật vần Trắc:
Câu 1: t ttbb (vần)
Câu 2: b(niêm) bttb (vần)
Câu 3: b bbtt
(Đối 3 và 4)
Câu 4: t(niêm) ttbb (vần)
Câu 5: t tbbt
(Đối giữa 5 và 6)
Câu 6: b(niêm) bttb (vần)
Câu 7: b bbtt
Câu 8: t ttbb (vần)
2. Thể Thất ngôn bát cú Đường luật:
- Luật vần Bằng:
Câu 1: b btttbb (vần)
Câu 2: t(niêm) tbbttb (vần)
Câu 3: t tbbbtt
(Đối giữa 3 và 4)
Câu 4: b(niêm) btttbb (vần)
Câu 5: b bttbbt
(Đối giữa 5 và 6)
Câu 6: t(niêm) tbbttb (Vần)
Câu 7: t tbbbtt
Câu 8: b btttbb (vần)
- Luật vần Trắc:
Câu 1: t tbbttb (vần)
Cau 2: b(niêm) btttbb (vần)
Câu 3: b bttbbt
(Đối giữa 3 và 4)
Câu 4: t(niêm) tbbttb (vần)
Câu 5: t tbbbtt
(Đối giữa 5 và 6)
Câu 6: b(niêm) btttbb (vần)
Câu 7: b bttbbt
Câu 8: t tbbttb (vần)
Mong các huynh đài góp thêm ý kiến và tại hạ hy vong bài viết này có thể giúp thêm phần nào cho những người ít hiểu về thơ Đường.

Giolanhdaumua_126
10-01-2005, 11:46
Mờ BTB sang topic bên ( có tên la Thơ Đường từ hình thức đến thể loại) để tiểu đệ đây được học hỏi thêm chứ?
Rất mong sư tỷ hạ cố.

Bạch Tiểu Băng
11-01-2005, 10:03
Mờ BTB sang topic bên ( có tên la Thơ Đường từ hình thức đến thể loại) để tiểu đệ đây được học hỏi thêm chứ?

Trùi đất , TB hơi ngạc nhiên à , cứ tưởng GL là nữ , ai dè là nam. Tại thấy cái nick dễ xương quá à :D

Nói về thơ Đường thì trong LS là muộn nhất rùi. Có rất nhiều DD khác bàn về Thơ Đường. TB tâm đắc nhất là box Nhã Thi Kinh bên Mai Hoa Trang , TB hay vood dó để đọc thơ và đọc những lời bình , còn nữa , box Giáng Vân Hiên bên Việt Kiếm cũng hay ko kém. Nếu đọc được hết thì mới có thể nói là am hiểu về Đường Thi. TB cũng cần phải học hỏi nhiều lắm.

Bài GL posst bên trên khác sơ sài , đúng nhưng chưa đủ. Vả lại GL chỉ quan tâm đến thanh luật một trong các niêm luật cực kì hà khắc của Đường Thi.
TB xin trình bày những gì mình đã từng đọc và hiểu về Đường thi , còn gì thiếu sót mong mọi người bổ sung cho :

Đường thi có thể chia làm mấy loại sau đây :
1 Đường thi cổ phong. Đây là một thể thơ rất cổ , gồm 2 loại : cổ thi ngũ ngôn và cổ thi thất ngôn.
Điểm đặc biệt của thể loại này là chỉ cần hiệp vần mà ko cần quan tâm đến thanh luật bằng trắc. Thơ cổ phong có thể dằi trường thiên ) ngắn( đoản thiên) tùy ý. Số câu cũng ko quy định rõ ràng. Thường thì trường thiên hay dùng cho tự sự , kể...
Vần trong thơ cổ phong khá thoải mái. Có thể xuyên suốt bài thơ là một vần hay thay vần trong lúc viết
Vd như " Tỳ Bà Hành" của Bạch Cư Dị
Thơ cổ phong thể hiện cái phóng túng hàm súc do ko bị bó buộc bởi quá nhiều luật lệ.

2 Thể thơ luật.
Mọi người thường gặp từ " Đường Luật" ,đó chính là thể thơ này.
Đường luật " bát ngôn" gồm:
-Phá ( câu mở đầu)
-Thừa ( chuyển tiếp ý câu đầu)
-Thực (đối ý đối thanh , đối từ loại và phải nói rõ chủ đề của bài thơ )
-Luận( nhằm tăng ý , nâng cao ý nghĩa của bài thơ...., cũng tuân theo 3 quy tắc đối như Thực)
-Kết (mở rộng ý tưởng hoặc kết ý)

Có thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn '
Luật thanh là luật khó nhớ nhất , TB đã posst ở những bài trên rồi.

3 Thể tuyệt cú

Thất ngôn tứ tuyệt nằm trong thể loại này đó.
Thể thơ có 4 câu , có thể cổ phong cũng có thể Đường luật. Ý tứ phải thật cô đọng hàm súc. cũng phải có mở có kết. Thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối như ngũ ngôn và thất ngôn.

Qua loa như vậy thôi nhé. Rất vui vì có người cùng quan tâm đến Đường thi :)

Giolanhdaumua_126
11-01-2005, 11:45
Tỷ tỷ à nếu để xét về tính hoàn thiện tron một bài viết về thơ Đường thì không ai làm được một cách trọn vẹn đâu. Luật đường thì dễ nhưng để thấy được cái hay trong niêm, luật, nội dung, cái tinh tế tỏng các từ ngữ thì quả thật là khố lắm lắm. Do vậy tiểu đệ đây mới có một hướng mở để các huynh đệ có chỉ giáo.
Còn về hình thức thể loại thì cận thể và cổ thể có sự khác nhau về cách luật nhưng nó lại là một dòng mà. Bìa viết của tỷ cũng chưa cho người đọc biết được cách hiểu và tập làm một bài thơ Đường đúng niêm luật của nó ( Cận thể).
Hiihihihihihi nhưng tiểu đệ không có kién thức về thơ Đường đâu. Và bài post của tiểu đệ chỉ mong rằng có thể giúp ích cho ai đó về luật của thơ khi họ bắt đầu gieo vần trong thơ Đường thôi.

Bạch Tiểu Băng
11-01-2005, 15:20
:D , Bài trên của TB là phân loại và nói một cách sơ qua về thể loại Thơ Đường thôi . Còn tập làm thơ Đường ư ! Khó lắm . Muốn làm được thơ Đường thì nên tập những thể loại khác dễ hơn trước đi . Khi mới làm chắc chắn ko tránh khỏi việc lặp từ , lặp vần và gượng ép ngôn từ . Nhưng cái đáng tránh nhất là " lặp ý" vì nó rất dễ gây cho người đọc sự nhàm chán .
Thể Đường luật ý tình sâu sa , thường là người đã làm thơ lâu năm mới đạt được đến trình độ thành thạo khi làm Đường luật . Và để làm một bài thơ Đường hay thì cái quan trọng nhất là ý tình còn niêm luật là điều hẳn nhiên phải có .
Về niêm luật thì nói mãi nói hoài bên trên rồi . Ai muốn tập làm thể loại này có thể vô Thi Đàn của LS , vô Tham khảo , ở đó có đề cập đến niêm luật cũng như thể loại rất rõ ràng rành mạch .
Topic này TB muốn dành để bình thơ Đường . Như thế sẽ hay hơn .
Nói về Đường thi ko ai có thể quên được tiên thi , thánh thi Lý Bạch , Đỗ Phủ , Bạch Cư Dị . Bên cạnh đó còn một loạt các nhà thơ khác với những tác phẩm để đời .

Muốn làm Đường thi việc đầu tiên ko phải lấy giấy bút ra lầm nhẩm bằng trắc , gò vần ép chữ mà đọc và đọc . Đọc cổ thi nhiều vốn từ thêm phong phú , đọc Đường thi nhiều sẽ ngấm chất Đường thi hơn . GL thử đọc coi , có thể vào Thi đàn để đọc hoặc vô Giáng Vân Hiên của VK hoặc thi viện của MHT . Rất nhiều , rất nhiều chỉ sợ ko có sức để đọc thôi .

Ngoài lề một chút nhỉ . Nhắc tới thể loại Đường luật TB nhớ tới một vài vị trên LS làm Đường luật rất khá : Tiêu Diêu Du ( Ko phải lúc nào cũng gò mình vào luật , văn phong rất hào sảng , khí thơ lúc ngạo nghễ lúc thâm trầm ) , Trương Thanh và một đống clone ( Niêm luật rất chặt chẽ , ít khi thấy sai luật , ngôn từ phong phú ) . Còn một người nữa cũng am hiểu Đường luật là CQ Kaiser nhưng thi thoảng mí thấy làm đuợc 1 bài . ^.^

Quận Chúa Quỳnh Anh
12-01-2005, 01:38
Nguyên văn của GLDM
Nhưng có một điều là về mặt hình thức thể loại thì chưa thâys ai trong LVĐ nói đến, và cả trong bài vừa rồi cũng chưa thấy bình. Nhưng tiểu đệ lại không am hiểu lắm về thể loại và hình thức văn học nên không thể góp ý được mong huynh đệ nào có hiểu biết chỉ giáo giùm nhe.
QA đọc được đoạn này của bạn trong topic" Những áng thơ tiễn biệt ", QA đem qua topic này chắc đở lạc đề hơn . Tài liệu này là QA có trong tay cũng lâu lắm rồi , tên tác giả là ai quên mất tiêu hic hic , lúc đó thấy hay chép lại để dành mà quên không đề đến tên tác giả , giờ còn tiếc hoài về điều này , đi hỏi Thầy đã , bữa nay QA post lên coi có giúp gì cho bạn hay không . Have fun .

Để cho thơ văn thêm phần hoa mỹ , lưu loát , các nhà văn nhà thơ thường áp dụng những xảo thuật gọi là tu-từ-pháp cũng giống như những đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần đậm đà thơm tho hấp dẫn .
Những tu-từ-pháp thường được áp dụng là :

1_So sánh giữa hai đơn vị khác loại nhau .
2_ Ám ý pháp
3_ Ngụ ý pháp
4_ Nhân cách hoá
5_ Hô khởi pháp
6_ Sự nhắc lại
7_ Chơi chữ
8_ Tương phản
9_ Đối ngẫu

Trong tất cả các nền văn chương trên thế giới , không có văn chương nước nào áp dụng nhiều đến tu-từ-pháp tương phản ý bằng văn chương cổ điển của nước Tàu và nước Việt Nam .

Tu-từ-pháp tương phản ý đã phát triển tới tột độ và đã biến thành một tu -từ -pháp khác được mệnh danh là phép đối chữ nho là đối ngẫu . Đối nghĩa là sóng nhau và Ngẫu nghĩa là chẳn đôi . Không những vận văn ( văn vần ) như thơ đường luật , phú đường luật , theo phép đối ngẫu , mà cả các biền văn như câu đối , tứ lục , kinh nghĩa bát cổ cũng theo phép đối ngẫu . Trong chữ nho ,biền nghĩa đen là xe hai ngựa , nghĩa rộng là cặp kè đi đôi , biền văn là cái thể văn không có vần nhưng đặt thành hai đoạn đi song song với nhau .

Những thể văn cổ điển như thơ đường luật , phú đường luật đều theo phép đối ngẫu , nghĩa là đặt thành hai câu đối nhau hoặc hai vế đối nhau .

Trong thể lục bát nhiều khi cũng có phép đối . Câu lục và câu bát nhiều khi có hai đoạn đối nhau . Thí dụ như hai câu lục bát trong truyện Kiều dưới đây "

Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã ,mặt ngoài còn e

Trong thể văn song thất lục bát , hai câu song thất cũng có khi là hai câu đối nhau , thí dụ như hai câu dưới đây trong " Cung Oán Ngâm Khúc "

Miếng phong lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon

Nhiều khi trong một câu thơ , có những từ ngữ ( tiếng Pháp gọi là locution , tiếng Anh gọi là pharase ) gồm hai đoạn đối nhau

Vì ai rụng cải rơi kim
Để con bèo nổi mây chìm vì ai

Xin lỗi nha , thật ra tài liệu này dài lắm , QA không thể post hết một lần được . Nếu bạn có hứng thú muốn biết tiếp nữa thì QA sẽ post cho hết . QA sẽ type đến vấn đề về cả phương diện " Ý Và Chử "

Bạch Tiểu Băng
12-01-2005, 06:27
Hix đem qua bên nì càng lạc đề hơn QA ạ . Cả bài post của tỷ ko có chữ " Đường" nào . :(
Hay lập 1 topic : Thủ pháp trong thơ , nhỉ :(

Giolanhdaumua_126
12-01-2005, 16:12
Các tỷ à đệ có một ý này nhé. Theo đệ tranh luận về bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng nên có những hiểu biết liên quan (tức các khoa học liên nghành) chứ? Vậy nên nếu có sự lấn sân sang các chuyên mục khác thì cũng dễ hiểu. tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng là được mà. Vì thực ra topic này cũng liên quan khá mật thiết về hình thức thơ Đường mà. Theo tiểu đệ mọi vấn đề liên quan cần được tìm hiểu thật kỹ.