PDA

View Full Version : Bình Thơ Xuân


langtulangthang
29-12-2004, 14:41
Huynh,đệ,tỷ,muội Lương Sơn nhã giám !

Tại hạ mới lên LSB chưa lâu nghe nói Sơn Trại anh hùng hào kiệt đầy rẫy,văn võ song toàn thế nên cũng ghé qua đây mang vài kiến thức nhỏ nhoi ra để viết bài mong có thể thu thập thêm được kiến thức.

Trong Luận Văn Đàn mọi người đều bàn luận về các thi sĩ,văn sĩ khi xưa,tại hạ kiến thức còn thô lậu không dám múa rừu qua mắt thợ chỉ dám luận bàn 1 chút về những bài thơ,rất mong các huynh đệ cho thêm ý kiến để mở rộng tầm mắt thu thập thêm văn phong.Nhân dịp đầu xuân sắp tới,tại hạ đưa ra 1 bài thơ rất mong cùng các huynh đệ cùng bình luận để rút thêm kinh nghiệm bình thơ.

Sắc xuân
Mưa xuân,từng hạt lất phất bay
Chồi non,lộc biếc ngút tầng mây
Xóm núi,lều tranh từng đọn khói
Bến sông, chài lưới cá tôm đầy
Thiếu nữ thẹn thùng khoe áo đẹp
Đồng tử nô đùa má hây hây
Nao lòng,thi sĩ mài nghiêng mực
Phẩy tay vung vội : nét xuân gầy

Rất mong mọi người ủng hộ để LTLT có thể học hỏi thêm nhất là 2 vị quản lý.

Langtulangthang cẩn bút

chiatayroiemcobuonkhong
31-12-2004, 10:43
Bài thơ này thì cũng được nưng theo tại hạ thì chưa phải là một bài thơ hay nhất nói về Xuân, các hạ thử đọc bài này coi có hay không?
"Xuân đáo bách hoa lạc,
Xuân khứ bách hoa khai.
................................
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Tiền đình tạc dạ nhất chi mai."
(Mãn Giác thiền Sư)
tạm dịch:
"Xuân qua trăm hoa dụng
Xuân đến trăm hoa cười.
......................................
Đừng tưởng xuân tàn hoa dụng hết,
Đêm qua xuân trước một cành mai."
bài thơ này theo tại hạ mới thực sự là thơ. Nó mang đầy đủ ý vị của mùa xuân nhưng nó lại mang triết lý sâu xa của nhà phật.
Mong được sự chỉ giáo thêm của huynh đài.

langtulangthang
01-01-2005, 14:24
Rất cảm ơn huynh đệ nhưng cái mà tại hạ muốn nói ko fải hay dở của bài thơ so với bài thơ khác mà tại hạ muốn huynh bình luận xem cái hay cái dở ở đâu,từ nghệ thuật cách làm mà suy ra tác giả ,đó mới là bình luận thơ.NHững cái đại ý thì trong sách giáo khoa có đầy rẫy copy ra có mà đọc mệt

Giolanhdaumua_126
02-01-2005, 08:48
Vậy thì xin được nói một chút về cách đối niêm và luật của bài thơ được chứ?
Về đối: Hai câu đề thực sự theo tại hạ thì khó có kiểu đối nào như vậy. Vì "lất phất" không thể chỉnh với "Ngút tầng" được
- Hai câu luận càng không thể :"Thiếu nữ thẹn thùng khoe áo đẹp/ Đồng từ nô đùa má hây hây" Các huynh đệ thử đọc coi luất đối của thơ Đường luật đã chỉnh chưa?
Về niêm thì không có gì phải bàn vì đã có niêm từ câu một đến câu tám.
Xét về mặt thi pháp thì bài thơ thì bài thơ đã sử dụng được những thi liệu mà mangtính ước lượng nhiều. Nhưng bài thơ lại yếu ở một cái rát là thế mạnh của thơ Đường là thi pháp đề vịnh: Đó là dùng một cái để nói về một cái. Đó là đặc trưng cơ bản của thơ Đường Luật. Đã làm thw Đường nên tuân theo qui tắc "Ý tại ngôn ngoại". Như Vương Xương Linh nói :"Lời đã hết mà ý chưa hết mới thực hay" hay Kim Thanh Thán( Nhà phê bình văn học đời Thanh) nói : Ý hết mà lời chưa hết đó thực sự là dở, lời hết mà ý cũng hết thì đó là ổn, nhưng lời hết mà ý còn thì là cao.
Vậy nhưng tại hạ thấy bài thơ "Sắc xuân" ở đây mang những ý không ngoài lời.
Đó là vài thiển kiến của tại hạ xin được sự chỉ giáo thêm của huynh đài./

langtulangthang
03-01-2005, 15:39
Cảm ơn,huynh đẹ ít ra cũng phải như thế....;) Thế mới nói cần học hỏi thêm mà :p

Bạch Tiểu Băng
04-01-2005, 07:46
Vậy thì xin được nói một chút về cách đối niêm và luật của bài thơ được chứ?
Về đối: Hai câu đề thực sự theo tại hạ thì khó có kiểu đối nào như vậy. Vì "lất phất" không thể chỉnh với "Ngút tầng" được

Cô nương nói sai rồi . Sao lại có luật đối ở 2 câu đề .
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chia làm 4 phần : đề thực luận kết . Trong đó chỉ có 2 câu thực và luận là có luật đối từ loại . Câu đề và câu kết giống như mở bài vàd kết bài của cả bài thơ .
Đó là nói ngoài thôi , còn bài thơ Sắc xuân mà LTLT đưa ra đâu phải là thất ngôn bát cú mà chỉ đơn thuần là thể thất ngôn , thơ 7 chữ với vần luật 12468 đâu thể khép vào thể thơ Đường . Còn nếu tác giả bài thơ này cố ý muốn làm theo thể đường thi thì ông ta chưa nắm vững thanh luật của thể thơ .
Nói cho cùng những độc giả đơn thuần đọc chỉ để cảm nhận chứ ko phải những nhà phê bình văn học chuyên nghiệp thì đừng quá quan trọng chuyện vần luật . Cảm được cái tâm ý của bài thơ luôn đuợc ưu tiên hơn cả .

Mưa xuân,từng hạt lất phất bay
Chồi non,lộc biếc ngút tầng mây
Xóm núi,lều tranh từng đọn khói
Bến sông, chài lưới cá tôm đầy

4 câu thơ này ko có gì nổi bật . Cũng như tất cả các bài thơ xuân khác , cảnh xuân luôn luôn được miêu tả đầu tiên . Cũng" mưa xuân" , cũng" chồi non" " lộc biếc" những chi tiết nghệ thật " cổ điển" của thơ mùa xuân .
2 câu tả cảnh thôn xóm khiến TB nhớ tới một bài thơ xuân rất hay của Hàn Mặc tử :
"Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng.
Sột-soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên-lý -- Bóng xuân sang"
---------Mùa xuân chín-----------

Mỗi người có một cách tả cảnh mùa xuân khác nhau , nhưng cả 2 đoạn thơ đều đọng lại trong lòng người đọc một sự yên bình của làng quê trong khí xuân ,sắc xuân . Ko ồn ào phố xá , ko tấp nập người qua kẻ lại nhưng cũng ko có một chút cái ảm đạm nào dù 4 câu thơ đầu của bài " Sắc xuân" ko hề có một tiếng động . Bởi lẽ trong cái tĩnh có cái động , cái cảnh :
"Xóm núi,lều tranh từng đọn khói
Bến sông, chài lưới cá tôm đầy" ngày nào chẳng có , nhưng chỉ khi gắn nó với " mưa xuân" và " lộc biếc" người ta mới nhận ra xuân đang cựa mình thức dậy trong từng " đọn khói" từng" bến sông" . Đó là động trong tĩnh ............

"Thiếu nữ thẹn thùng khoe áo đẹp
Đồng tử nô đùa má hây hây"

Đến đây , ta phát hiện ra bóng dáng con người chập chờn . Sẽ là rất thiếu nếu nói về xuân mà chỉ lồng vào cảnh . Một bức tranh mùa xuân , cảnh chỉ là phông nền , mà con người mới là yếu tố trung tâm , là cái hồn của cảnh vật . Xuân ko phải chỉ trỗi dậy trong cảnh mà nó còn đuợc sống trong con người .
Đọc chi tiết" khoe áo mới" mà thật sự TB thấy rất "thích"tác giả của bài thơ này . Thường thì người ta hay sắm sửa áo quần để chuẩn bị đón tết , và đối với những " thiếu nữ" của một làng quê nghèo thì muốn được " xúng xính" trong bộ áo mới để đón xuân là điều tất nhiên , nhưng phát hiện được điều đó để đưa vào thơ thì ko phải ai cũng làm được . Cảnh đã xuân , người còn xuân hơn .
Thế nhưng , khi đọc đến 2 câu kết , TB thật sự rất bất ngờ vì cách kết bài và ý kết của bài thơ . Tại sao lại :
Nao lòng,thi sĩ mài nghiêng mực
Phẩy tay vung vội : nét xuân gầy"

Có phải đó là tâm sự của tác giả ,của người thi sĩ trong cái thời : văn chương chẳng nuôi nổi tấm thân . Nao lòng bởi thực cảnh nhưng động lòng bởi xuân cảnh . Vẫn đầy ý vị lắm lắm .................

Đúng như giolanmhdaumua ghi nhận: " ý tại ngôn ngoại " , bài thơ kết thúc nhưng vẫn để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ miên man , những dấu hỏi chưa giải đáp nổi. Đó là cái tài của tác giả để bài thơ của mình sống mãi.
Xem ra 2 câu cuối này cần bàn nhiều hơn cả. :-? Mọi người thử trình bày cách hiểu của mình thử xem. ^.^


P/s TB google 3 lần rồi mà ko tìm được tác giả của bài thơ. LTLT có thể cho TB biết được ko. Rất tò mò đó.
Một bài thơ xuân rất hay :)

Bạch Tiểu Băng
04-01-2005, 08:01
Bài thơ này thì cũng được nưng theo tại hạ thì chưa phải là một bài thơ hay nhất nói về Xuân, các hạ thử đọc bài này coi có hay không?
"Xuân đáo bách hoa lạc,
Xuân khứ bách hoa khai.
................................
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Tiền đình tạc dạ nhất chi mai."
(Mãn Giác thiền Sư)
tạm dịch:
"Xuân qua trăm hoa dụng
Xuân đến trăm hoa cười.
......................................
Đừng tưởng xuân tàn hoa dụng hết,
Đêm qua xuân trước một cành mai."
bài thơ này theo tại hạ mới thực sự là thơ. Nó mang đầy đủ ý vị của mùa xuân nhưng nó lại mang triết lý sâu xa của nhà phật.
Mong được sự chỉ giáo thêm của huynh đài.

Bài thơ này nếu TB nhớ ko nhầm thì đã được học trong chương trình văn học cấp 3. Nhưng các hạ dịch " Xuân qua trăm hoa dụng" thì còn gì là hay nữa chứ. :p

Quận Chúa Quỳnh Anh
04-01-2005, 09:59
Bài của Bạch Tiểu băng luận hay quá ah !

QA cũng thấy thú nhảy vào chơi , nói về Xuân với các bạn cho vui qua hai câu thơ cuối .

Nao lòng,thi sĩ mài nghiêng mực
Phẩy tay vung vội : nét xuân gầy
Theo riêng QA thì khi đọc đến hai câu thơ cuối này lại nghĩ ngay đến cái tục mà người đời thường gọi là :" Khai Bút Đầu Xuân " ,đây là một tập tục được các cụ ngày xưa xem là rất quan trọng . Với một tâm hồn sãng khoái của ngày đầu năm , tâm hồn thanh thản , bên tách trà thơm , cạnh cành mai , cành đào toả hương thơm ngào ngạt , khung cảnh như thoát khỏi mùi trần tục , là bắt đầu cầm bút viết lên một bài đường thi , vịnh cảnh . Trong các lời thơ , lời văn khai bút họ luôn tin rằng nó sẽ phản ảnh đến sức khoẻ , đời sống , báo trước điềm hay và có khi tiên đoán cả vận mệnh trong năm .

Khổ thơ ở đây lại dùng từ nao lòng làm mình nghĩ đến cái nghèo của người thi sĩ , với cái Tết đến mà trong túi chẳng có bạc tiền , cũng có những chàng thi sĩ cảm thấy mình lạnh lẽo cô đơn với tâm tình của người lữ thứ tha hương , bùi ngùi chạnh cảm nhớ tới quê nhà . Nhưng với cái ngạo của người thi sĩ họ vẫn vui với Tết bằng những nét tài hoa của người thi sĩ , ngọn bút ngang tàng vẫn vung lên chấm phá những nét Xuân , cũng có thể mượn qua nó để giải bày tâm sự của mình . Hình ảnh của những mực tàu giấy bản , với ngọn bút lông mãi mãi là biểu tượng muôn đời của nét độc đáo mỗi khi Xuân về của người dân Việt , quen thuộc trong mỗi gia đình của người Việt Nam , đúng là một tập tục đẹp đẽ , hình ảnh đẹp của mùa Xuân .Nhà QA năm nào cũng có mấy tờ giấy đo đỏ treo trong nhà mỗi khi Xuân về , nhìn thích lắm , dù đôi khi toàn chữ Nho chả hiểu gì hết , nhưng kệ " đỏ đỏ cho em nhỏ nó chơi " he he :D

Giolanhdaumua_126
04-01-2005, 10:42
Đó là nói ngoài thôi , còn bài thơ Sắc xuân mà LTLT đưa ra đâu phải là thất ngôn bát cú mà chỉ đơn thuần là thể thất ngôn , thơ 7 chữ với vần luật 12468 đâu thể khép vào thể thơ Đường . Còn nếu tác giả bài thơ này cố ý muốn làm theo thể đường thi thì ông ta chưa nắm vững thanh luật của thể thơ .
Vậy mà tại hạ lại cứ nghĩ đây là một bài thơ thất ngôn bát cú đướng luật cơ đấy. Rất cảm tạ các huynh đài dã chỉ giáo.
Cô nương nói sai rồi . Sao lại có luật đối ở 2 câu đề .
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chia làm 4 phần : đề thực luận kết . Trong đó chỉ có 2 câu thực và luận là có luật đối từ loại . Câu đề và câu kết giống như mở bài vàd kết bài của cả bài thơ .
Đúng là câu đề không có đối từ, đối nghĩa nhưng phải có đối thanh các huynh ạ.
Đến đây , ta phát hiện ra bóng dáng con người chập chờn . Sẽ là rất thiếu nếu nói về xuân mà chỉ *****g vào cảnh . Một bức tranh mùa xuân , cảnh chỉ là phông nền , mà con người mới là yếu tố trung tâm , là cái hồn của cảnh vật . Xuân ko phải chỉ trỗi dậy trong cảnh mà nó còn đuợc sống trong con người .
Đọc chi tiết" khoe áo mới" mà thật sự TB thấy rất "thích"tác giả của bài thơ này . Thường thì người ta hay sắm sửa áo quần để chuẩn bị đón tết , và đối với những " thiếu nữ" của một làng quê nghèo thì muốn được " xúng xính" trong bộ áo mới để đón xuân là điều tất nhiên , nhưng phát hiện được điều đó để đưa vào thơ thì ko phải ai cũng làm được . Cảnh đã xuân , người còn xuân hơn .
Thế nhưng , khi đọc đến 2 câu kết , TB thật sự rất bất ngờ vì cách kết bài và ý kết của bài thơ . Tại sao lại :
Nao lòng,thi sĩ mài nghiêng mực
Phẩy tay vung vội : nét xuân gầy"
Đọc đoạn này tại hạ có cảm giác như đọc bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên lắm

Giolanhdaumua_126
04-01-2005, 10:44
Bài thơ này nếu TB nhớ ko nhầm thì đã được học trong chương trình văn học cấp 3. Nhưng các hạ dịch " Xuân qua trăm hoa dụng" thì còn gì là hay nữa chứ.
Chỉ là một lỗi chính tả do chủ quan của tại hạ mà ra chứ làm gì mà đã mất được cái tinh tuý của bài thơ được.
Học hồi cấp 3 nhưng tại hạ tháy mỗi một khoảng thời gian con người lại có nhận thức khác nhau một chút chứ.

langtulangthang
13-01-2005, 15:41
Tại hạ thấy bài viết của Bạch Tiểu Băng rất hay,tại hạ sẽ gửi tặng cô nương 1000$ cho bài viết này.Thực ra bài viết này LTLT làm khi nghĩ đến mùa xuân...Nó đến rồi đi giống như con người vậy....Vinh hoa phú quý tất cả chỉ là hư ảo chỉ có bình tâm cuộc sống mới là nhất...

Tiểu Siêu
21-01-2005, 21:59
Tại hạ thấy bài viết của Bạch Tiểu Băng rất hay,tại hạ sẽ gửi tặng cô nương 1000$ cho bài viết này.Thực ra bài viết này LTLT làm khi nghĩ đến mùa xuân...Nó đến rồi đi giống như con người vậy....Vinh hoa phú quý tất cả chỉ là hư ảo chỉ có bình tâm cuộc sống mới là nhất...Vinh hoa phú quý chỉ là hư ảo, vậy việc vị bằng hữu đây tặng cho Bạch cô nương 1000$ thì phải hiểu theo ý nào đây? :D (Hmm... thế mà hồi đầu ko nói tới vấn đề đề tiền bạc, nói trước có phải Tiểu Siêu đã hào hứng bao nhiêu ko...?! :(Hehee).
Tiểu Siêu

Quận Chúa Quỳnh Anh
22-01-2005, 10:54
Cái này không phải của QA bình , đọc được trong báo thôi. Thấy hay nên post lên , chả biết có phạm quy hay không nữa ah :p

Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913 tại Hà Nội nhưng chính quê ở huyện Bình Giang , tỉnh Hải Dương. Sau khi đỗ tú tài , họ Vũ trở thành nhà giáo tại nhiều tư thục ở Hà Nội và hoạt động văn nghệ , từng viết cho các tờ Phong Hóa của Tự lực văn đoàn và tờ Tinh Hoa của nhóm Đoàn Phú Tứ. Sau năm 45 ông tiếp tục dạy học và dịch thơ Baudelaire và biên khảo về Nguyễn Đình Chiểu.

Vũ Đình Liên làm thơ khá sớm từ 1932 , nhưng trước 1945 chưa xuất bản thi tập nào cả. Ông qua đời ngày 18 tháng 01 năm 1996 tại Hà Nội. Cuộc đời của họ Vũ gắn liền với Hà Nội nên bức tranh ông đồ tiêu biểu cho lớp sóng phế hưng đã diễn ra nơi ngàn năm văn vật. Ông đồ là một nhà nho trong thời nho học mạt vận. Thăng Long từng là cái nôi của nền văn hóa cũ trong các triều đại Lý , Trần , Lê và Nguyễn. Khi văn hóa Tây Phương tràn vào , khao cử bãi bỏ vào năm 1918 , mộ số kẻ sĩ như Phan Kế Bính , Tản Đà , Ngô Tất Tố , Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng có thể đổi bút lông thành bút sắt , trở thành những cây bút tiên phong trên chiến trường ngôn luận nhưng đa số lâm vào cảnh :

Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè , ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh , sáng sữa bò !

Vì sinh kế , họ đành bương chải kiếm sống. Chính Tản Đà khi làm báo thất bại , đã từng mở lớp dạy thơ không thành , nên đành phải mở quán " hà lạc " để xem số cho thiên hạ với quảng cáo đăng trên báo Ngày nay số 140 ngày 10 tháng 12 năm 1938 trước khi ông mất không lâu :

Nguyễn Khắc Hiếu , Tản Đà
Nay mai sắp ở Hà
Hà lạc đoán lý số
Đàn ông và đàn bà
Còn như tiền đặt quẻ
Nhiều năm ít có ba
Nhiều ít tùy ở khách
Hậu bạc kể chi mà !

Nếu không kịp xoay sang làm thầy phán , thầy thông hay thầy ký , thì kẻ sĩ lỡ thời có thể bước sang nghề y , nghề lý số và nếu lại không may mắn trong hai nghề đó mà viết chữ đẹp , thì có thể bán chữ kiếm tiền trong dịp Tết.
Thời xưa , nước ta dùng chữ Hán làm văn tự chính trong mọi sinh hoạt. Thế mà mỗi chữ Hán trong mắt những tay thư pháp là một bức họa đủ kiểu chân , thảo , triện , lệ và phối hợp chúng lại thành một bài thơ , một câu đối , một lời chúc mừng dưới nét bút của một đại gia , một nhà khoa bảng thì trở thành một tác phẩm nghệ thuật , nhiều khi bất hủ và vô giá. Cao bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp và Nguyễn Tuân trong " Vang bóng một thời " đã từng ca tụng thú chơi chữ , dù chữ đó do bút pháp của người tử tù tạo ra.

Ông Đồ của Vũ Đình Liên cũng là một tay thư pháp có hạng và dân cố đô có tập tục xin câu đối đón xuân vì tin rằng có nó mới điểm thêm màu sắc cho buổi xuân về " thịt mỡ , dưa hành , câu đối đỏ ". Người sành câu đối rất chuộng người viết , mấy chữ " xuân mãn càn khôn , phúc mãn đường " mà được tay có thư pháp cao siêu , những danh nho , những bậc khoa bảng như Nguyễn Khuyến , Trần Bích San... viết sẽ làm cho căn phòng ngày tết thêm trang trọng và ngoạn mục , vì thế ông đồ tài hoa mới được người đời khen ngợi và tìm đến xin chữ :

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
" Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay ! "


Nhưng rồi thế hệ cũ tàn dần , thế hệ mới trưởng thành và nhu cầu thời đại thay đổi , khuynh hướng thẩm mỹ cũng khác xưa. Điều đó thường tình nhưng những người cũ còn sót lại mới rơi vào cảnh cô đơn , đó là những kẻ sĩ như ông đồ ở phố Hàng Bạc , nơi Vũ Đình Liên ra đời.

Ông đồ còn đó , cảnh cũ còn đó , hoa đào vẫn nở đỏ phòng khách nhiều nhà , nhưng thiên hạ thờ ơ , xuân về vẫn cần hoa đào từ Ngọc Hạ mang vào nhưng phải bày bên cạnh rượu Tây , trà Tàu , kẹo Nhật , chứ câu đối đỏ ai mà đọc , ai hiểu và ai biết thưởng thức nên treo trong nhà làm gì? Trong cái không khí tấp nập chuẩn bị lễ hội ở Hàng Đào , Hàng Ngang , Hàng Bông và Phố Huế , ông đồ ngồi âm thầm , lạnh lẽo trong mưa bụi và lá vàng bay :

Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Ngoài đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay


Cái cảnh nho học trong buổi hoàng hôn dưới ngòi bút của Vũ Đình Liên thực buồn và ảm đạm. Nhà thơ dùng những nét đáng lẽ tươi như hoa đào mùa Xuân như " giấy đỏ " " mực kim bất hoán "... nhưng để làm nổi bật sự tàn tạ ông nhấn mạnh bên cạnh mưa bụi và lá vàng là :

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu


Qua những nét tạo cái hồn cho bức tranh thuộc loại hoài cổ đẹp nhất trong văn học Việt Nam , vũ Đình Liên gợi lại mùa bông đào về lại Hà Nội , đồng thời khắc sâu thêm tâm trạng của mình : Đào phơi phới ở Ngọc Hạ , Nghi Tàm , Nghĩa Đô... Hà Nội đón mừng xuân trong tiết trời lành lạnh , nhưng có ai biết , ngoài những kẻ có lòng tiếc thương dĩ vãng cà dễ xúc động trước cảnh " lối xưa xe ngựa hồn thu thảo , nền cũ lâu đài bóng tịch dương " , phố cũ đã thiếu vắng một người và có kẻ chợt bâng khuâng phải chứng kiến một nền văn hóa đã qua :

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên là một chứng nhân của sự thay đổi ở Thăng Long ngày cũ và bằng cảm xúc thật , bút pháp trong sáng mà hoa mỹ , với bố cục hội họa của cổ điển , đã tạo nên một bức tranh hoài cổ khó tìm bài thứ hai trong văn học cận đại và đương đại của ta.

Họ Vũ làm thơ không nhiều , nhưng ông còn vài bài mang phong vị hoài cổ khác như hai bài " Lòng ta là những hàng thành quách cũ " và " Hỡi những chiến binh từ muôn năm cũ " , tuy không bằng bài Ông Đồ nhưng cũng đã được nhiều người thưởng thức.

Thơ hay không cần phải làm nhiều. Vũ Đình Liên có khoảng trên hai chục bài thơ bị lãng quên , nhưng đời không bao giờ quên bài Ông Đồ của ông.

Bạch Tiểu Băng
22-01-2005, 16:22
Hay quá à QA tỷ , TB đang định post một bài nói về chủ đề này đó .
Hầu như những nhà thơ nhà văn thời xưa đều than cái phận văn chương nghèo đói . Ko phải chỉ trong thơ , trong những tiểu thuyết những câu truyện của các nhà văn hiện thực cũng nhắc đến những cơ cực của lớp trí thức .
TB rất thích tiểu thuyết và truyện của Nam Cao , trong đó có Sống mòn . Kể về một nhà văn nghèo , yêu văn chương nhưng cuối cùng tình yêu ko thể chiến thắng những cơ cực đời thường . Đó là một bi kịch của lớp trí thức thời đó .

Hôm truớc TB có đọc một bài thơ của Nguyễn Du . Ko nhớ được tiếng Hán chỉ nhớ 2 câu trong bản dịch thơ :
" Văn chương đã ích gì cho tớ
Cơm áo ngờ đâu phải luỵ người "
-----------Khất thực------------

Quận Chúa Quỳnh Anh
27-01-2005, 11:00
QA bình bài thơ của nhà thơ Nguyên Sa " Tháng Giêng và Anh "

Nàng xuân đã về chưa mà sao vẫn còn những làn gió se lạnh của tháng chạp ? Nhưng không khí xuân thì đã thoang thoảng rồi , cái sắc xuân cái hồn xuân muôn thuở xưa nay . Người con gái sẽ mặc màu áo nào khi đi trong lòng phố xuân đây ? Màu xanh của mây trời hay màu hồng của nắng ? Mà khiến cho chàng trai phải ngẩn ngơ ...

Chào tháng chạp , hôm nào thì Tết đến ?
Em mặc áo xanh hay áo thêu hồng
Bầu trời mây ở dưới áng mi cong
Em có muốn anh giữ giùm phân nửa ? ...

Chào đón tháng giêng như mong đợi cái gì tươi đẹp hơn , mới mẻ hơn , như một lần sang trang . Đông lạnh đang qua , Xuân tươi ấm áp sắp tiến lại gần . Nếu tháng giêng đem lại cho chàng trai một nụ hoa đào trong lòng , thì với tình yêu chàng trai lại muốn gởi gấm bao điều mơ ước thầm kín từ nơi sâu thẳm của trái tim dành cho người thương .

Tháng giêng và anh vươn vai và mở cửa
Trời trên cao , em cũng ở trên cao
Tháng giêng cho anh một nụ hoa đào
Anh gởi cho em một trời mộng tưởng

Chàng trai thì thầm như muốn hỏi cô gái có nghe tiếng chim tu hú báo hiệu ngày vui , bài nhạc dạo của bản đàn xuân đem đến bao nhiêu điều hứa hẹn . Sắc màu cầu vồng như những sắc màu của trăm hoa đua nở , nào là mai vàng , hoa cúc , vạn thọ , thược dược , hồng , huệ trắng , hoa sen, thuỷ tiên , lan rừng ....... và quan trọng cô gái cũng chính là một sắc hoa của xuân .

Bài hát đó mang cho anh bao hò hẹn
Em nhớ mang vàng cho cúc , ngọc cho lan
Mang cầu vồng cho khoảng khắc mưa tan
và một chút vai em cho huệ trắng ....

Những kẻ đã yêu và đang yêu coi mùa xuân là mùa của hy vọng , của ươm xanh cả giấc mơ hồng và đón nó bằng cả nỗi háo hức . Nàng xuân dịu dàng đến , hiện hữu qua hình ảnh những con chim én báo hiệu mùa xuân , cũng là lúc chàng trai muốn gởi tâm tình vào những vần thơ , trong từng hơi thở , trong hương cỏ thơm còn đọng trên môi , vắt kiệt hết vào một niềm đam mê muôn thuở , là những bàn tay đùa với bàn tay , là sâu lắng những nụ hôn lên vết xưa .... mùa xuân , thơ và em ....

Con chim én cùng với thơ trong nắng
Trên môi anh dường có ngọn cỏ thơm
Là ngón tay nào trong mười ngón tay em
Có cả nụ hôn đầu quanh quất đó

Chàng trai ngồi trong một quán nhỏ nơi một góc phố , nghe rỏ từng nhịp tim cùng mạch máu rung lên từng chập , theo nhịp rung của gió xuân , dịu ngọt như môi hồng màu cánh sen của người yêu . Nắng xuân đang ru mê , cả linh hồn muốn thoát bay từ một sự chờ đợi trong sáng nhẹ nhàng của một mối tình xuân như nắng ban mai , như mây buổi sáng , vĩnh viễn là những tình cảm muôn thuở của con người , khi xuân ngự ở trong lòng giữa một niềm ước mơ cho tình yêu và nỗi mong đợi nào đó .

Tháng giêng và anh rủ nhau ngồi dưới phố
Tô môi hồng xin nhớ cánh sen non
Tháng giêng chờ một chút lượng xuân em
Nụ cười đó , anh chờ xuân vĩnh viễn

Trầm ngâm một mình chờ đợi ai , tự châm cho mình một điếu thuốc đầu xuân và trong những vòng tròn khói thuốc đó , chàng trai đang nghĩ gì ? Nghĩ tới một bóng người chăng ? Thèm một thoáng hương yêu chăng ? Và kìa , tà áo ai thấp thoáng nhẹ gót bên thềm , reo tươi lung linh những vũ điệu trong nắng , xao xuyến cả tâm hồn .

Tháng giêng và anh rủ nhau châm điếu thuốc
Điếu thuốc đầu năm và điếu thuốc đầu ngày
Vòng khói tròn khuyên phía trái , bên tai
Tà áo em có nhánh cười trong vũ điệu

Rượu trong thơ hay rượu thật ở ngoài đời ? Chàng trai nâng chén xuân nồng uống cạn giữa một đầu ngày của tháng giêng . Bầu trời của con đường Bolsa như đẹp hơn quyện lẫn tình yêu bay vút cùng với bầu trời xanh , rồi chao nghiêng sà xuống , dịu dàng trên làn tóc của cô gái đang đến nơi hẹn hò cùng chàng trai . Hương thơm của gió xuân hay hương thơm trên tóc nàng ? Mà sao thoang thoảng , ngất ngây ...

Tháng giêng và anh rót đầy trong ly rượu
Một góc trời âu yếm , khúc Bolsa
Yêu cuộn tròn trong tám chữ mây qua
Khi em tới lượn vòng trên mái tóc ....