PDA

View Full Version : BIẾN!, ĐAO, KIẾM, PHI ĐAO & MỸ NHÂN


Wu Jian Tao
17-11-2004, 22:22
Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn

Yêu nhau giữa đám rong rêu, theo dòng nước cuốn lêu bêu
Đi qua những phố thênh thang, đi qua với trái tim khan
Ði qua phố bước lang thang, đi qua với trái tim khan

Theo em xuống phố trưa mai đang còn nhức mỏi đôi vai
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn

Qua đi, qua đi dứt cơn mê
Tình buồn chồng chất lê thê
Qua đi, qua đi dứt cơn say
Tình này tình rồi thay

Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán không dứt hết cơn cơn ê chề
Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán không dứt hết một, một lần đau.

Nhắc đến Lê Uyên Phương là gợi nhớ tới những "vũng lầy", nhớp nháp, ủ rủ, lê lết. Như đôi uyên ương sau cơn truy hoan trong tuyệt vọng, mỗi người ngồi một góc mệt mỏi. Nỗi bất lực và sự bi quan trong đời sống hippi hiện sinh đã được Lê Uyên Phương vẽ nên trên những nét nhac. " Ta sống trong vũng lầy" vũng lầy của cuộc chiến tranh, hay vũng lầy của từng đêm thác loan. Không có ánh mặt trời sáng rọi cuộc đời, mà chỉ có vầng dương đang chiếu vào những đôi mắt thâm quầng, những gương mặt tái, những tia nhìn yếu ớt, những xương cốt rã riêng. Một câu hỏi lớn trong nhạc LUP, ngày mai sẽ về đâu?

Dẫu biết rằng cho nhau hết cả, không luyến tiếc thơ ngây. Nhưng có phải vẫn còn những nghi ngại "Qua đi dứt cơn say, tình này tình rồi thay".

Lê Uyên Phương đã đóng một vai trò rất quan trọng để cất lên tiếng nói của giới thanh niên miền Nam thời kỳ đó. Cũng không hẳn là những tiếng nói, mà đúng hơn là những tiếng thét, tiếng kêu nài, tiếng rên rỉ mãi rồi biến thái thành những niềm hoan lạc trong sự đau đớn, như tên khổ dâm đang thưởng thức từng làn roi da cười khoái trá . Có người gọi đó là những bức xúc thời đại như những dòng thơ của Nguyên Sa

"...
Những lời thô tục và nguyền rủa
đập vào mặt cuộc đời
cuộc đời chó đẻ
thế kỷ chó đẻ
chiến tranh chó đẻ
anh đã nói với cuộc đời
theo em có điều gì để nói
có điều gì khác cần nói
nói với ai
nói ở đâu
nói ở phương đông
với loài rắn
nói ở phương tây
với loài quạ
anh đã lên tận miền băng giá
nói với loài gấu mùa đông
chút nữa em nhìn coi
thân hình anh tiều tụy,
..."

Những cuộc tình buồn có là cứu cánh cho những linh hồn bạc nhược đó hay không? Hay nó càng vùi sâu đôi tình nhân vào vũng lầy của những hoang tưởng? Nhưng cái gì càng xa rời thực tế thì lại là những khát khao. Như những điếu cần sa đầy khói thơm nồng nàn, như những giọt rượu cay trầm, nhạc LUP quẳng người ta vào thực tế, nhưng lại là những thực tại mơ hồ, lẩn khuất, vương vấn với những loài thú trần truồng đi hoang, những con đực và con cái, những hoang lạc, những cơn say đầy dục tính.

Những đóa hoa đem tin ngày buồn, sẽ mãi trọn kiếp đưa tin, những cánh chim đau quên mùa xuân bây giờ chỉ còn một mình lạc loài, trong trời lạnh, con trống đã là dúm xương mai trong tuyết lạnh xứ người. Xin được gởi viết này như một nhành hương cho nhạc sĩ.

Diệp Cô Thành
18-11-2004, 01:57
Thấy cái topic này mấy ngày rồi nhưng không vào, không phải là không thích cặp song ca xứ hoa đào, Lê Uyên & Phương, mà là bên ngoại của tôi có chút dính dáng đến đôi ca-nhạc sỹ tài hoa này. Nên né được thì né, không được thì phải vào thôi.

Hôm nay nhìn thấy bài viết của cậu Wu được kết thúc bằng câu này :
Xin được gởi viết này như một nhành hương cho nhạc sĩ.
Sợ quá mà vội vàng đính chính vài chỗ, để nhành hương của Wu trao cho người khác chứ đừng đến vong linh bác Lập (ở bài này sẽ gọi là Lê Uyên-Phương cho khách quan).

Nhạc của Lê Uyên Phương ra mắt khán thính giả vào giữa những năm 60, khi đó cuộc nội chiến đang vào đỉnh điểm khốc liệt nhất. Cùng phong cách "du ca" với Từ Công Phụng hoặc Trịnh Công Sơn, nhạc của Lê Uyên Phương đưa ra vấn nạn phổ biến nhất trong giới sinh viên học sinh tại miền Nam lúc bấy giờ : Sự bế tắc về tư tưởng, về mục đích.

Cái nhìn sợ hãi, ngơ ngác về tương lai, đớn đau cho hiện tại được ông mô tả qua hình tượng "những con thú bị thương", rất sinh động và hiện thực (Cậu phải nhìn thẳng vào đôi mắt của 1 con thú khi đang đau đớn vì vết thương mới hiểu được) ! Có ý nghĩa rõ ràng, chứ không phải trừu tượng, mơ hồ, không hiểu gì hết... Như cậu viết:
nhưng lại là những thực tại mơ hồ, lẩn khuất, vương vấn với những loài thú trần truồng đi hoang, những con đực và con cái...
....Nỗi bất lực và sự bi quan trong đời sống hippi hiện sinh đã được Lê Uyên Phương vẽ nên trên những nét nhac. " Ta sống trong vũng lầy" vũng lầy của cuộc chiến tranh, hay vũng lầy của từng đêm thác loan.
Không phải thế, nhạc Lê Uyên Phương chẳng có gì mơ hồ cả, tự cậu gạt bản thân mình vào cái mơ hồ đó thôi. Những mô tả hoan lạc, lối sống bất cần chính là một hiện thực khác của xã hội lúc đó, nơi số phận con người trở nên nhỏ nhoi trong bão táp của sự thù hận và chiến tranh, trước đó nhạc sỹ Văn Phụng cũng đã viết "Cứ Vui Đi, Mai Sẽ Hay".

Sự vùng vẫy tuyệt vọng của nhiều thế hệ tiếp nối đã thổi vào nhạc ông nỗi chán chường mỏi mệt. Thêm vào đó, căn bệnh mãn tính của cô Lê Uyên mỗi ngày một trầm kha, có lúc tưởng đâu đã tử biệt (Cho Lần Cuối). Trong những chữ "Đau" mà ông gieo vào nhạc của mình, có không ít chữ được dành riêng cho cô Lê Uyên ! Nhưng tuyệt đối ông chưa bao giờ buông xuôi hay vô vọng, "Uống Nước Bên Bờ Suối" là một ví dụ. Trong hồi ký của mình, ông cũng đã viết rằng :
"Tôi không viết ca khúc bằng sự tưởng tượng mà bằng những gì thực sự xảy ra trong cuộc sống của tôi.

Tôi không viết từng bài hát riêng rẽ, mà luôn viết thành từng tập ca khúc, là một đề tài nhất định mà tôi cố gắng để đào sâu tới mức nào tôi có thể.

Tôi đều ưng ý nhất mọi tác phẩm tôi còn giữ lại vì tác phẩm không ưng ý tôi đã loại khỏi những tập nhạc của tôi. Mỗi ca khúc đánh dấu một thời điểm nhất định và không thể nào thay thế hay có thể tìm lại được."

Nhắc đến Lê Uyên Phương là gợi nhớ tới những "vũng lầy", nhớp nháp, ủ rủ, lê lết. Như đôi uyên ương sau cơn truy hoan trong tuyệt vọng, mỗi người ngồi một góc mệt mỏi.
....Cũng không hẳn là những tiếng nói, mà đúng hơn là những tiếng thét, tiếng kêu nài, tiếng rên rỉ mãi rồi biến thái thành những niềm hoan lạc trong sự đau đớn, như tên khổ dâm đang thưởng thức từng làn roi da cười khoái trá.
Sự tàn khốc của chiến tranh, sự chán nản, vô vọng của giới trẻ thời đó và sự đớn đau mất mát của xã hội, cái lấm bùn của thân phận người..., trong mắt cậu như là 1 cặp truy hoan thiếu viagra, bất lực, và một thằng mất dạy đang khổ dâm... Tôi xin lỗi, nhưng mà mẹ kiếp, với bộ óc bệnh hoạn biến thái như cậu thì tôi chỉ có cách văng tục thôi.

Nhớ có lần tôi cũng không nhịn được khi cậu "xách cổ" cả Khổng-Lão-Phật, cả Tứ Thư Ngũ Kinh để làm bồ đoàn cho Hồ Dzếnh. Lần đó tôi còn khách sáo với cậu, nhưng từ giờ trở đi thì tránh xa tôi ra nhá ! Tôi có thể còn chút thông cảm với những bộ óc điên, nhưng tuyệt đối không bao giờ tha cho những thằng biến thái !

Wu Jian Tao
18-11-2004, 09:55
:D Đọc bài người khác mà còn chưa hiểu người khác nói gì mà đã tỏ ra thế này thế nọ rồi. Hạng người như cu đây ta cũng không cần giải thích làm gì. Vấn đề ở đây là cu muốn tỏ ra cho mọi người thấy là cái sở học của cu nó cao hơn ta. Thôi nhé, sau này đừng tìm đến ta nữa nhé. Vui nhất là cu tìm đến bài viết người ta, rồi thét vào bên dưới đừng tìm đến cu :)).

Wu Jian Tao
18-11-2004, 10:51
Hình như ai cũng muốn êm đềm thế nhỉ? Nói đến LUP mà không bức xúc, không có những trần truội cuộc đời, không có hiện sinh, không có hippi, không có những tên trẻ tuổi ném mình thẳng vào thiên nhiên tuyệt đối nơi đó không còn những ràng buộc lề thói của xã hội, như những con thú hoang chạy rong là giao hoan trong nắng ấm thì nói làm gì nhỉ. Ngày hôm nay Triết học đã hùng hồn chứng minh được lớp trẻ hippi ngày nọ chính là những người mộng mơ, trốn tránh những thực tế tàn khốc của xã hội, một kiểu vùng lên. Như vậy không phải là những thực tế viễn mộng mơ hồ hay sao.

Nhắn với ai đó hay nhận bừa bà con. Sau này mong hiểu được cái thực trạng rồi nói cũng chưa muộn. Như Nguyễn Huy Thiệp đã từng dùng những chữ như "hiếp dâm thi ca", "thủ dâm tinh thần", rồi Vũ Trọng Phụng với hàng loạt những từ ngữ rợn tóc gáy. Hơn nữa nơi đây tôi sống, cách dùng những câu chữ như vậy là chuyện bình thường. Bây giờ tôi hỏi chú em gì đó KHỔ DÂM là gì? Chú có chắc chú hiểu được hay không? Hay chỉ nghĩ đơn thuần đó là trò bệnh hoạn. Các nhà Zoga của Ấn Độ theo Tâm Lý Học cũng là những kẻ Khổ Dâm, nhịn ăn, nhịn uống, ngồi trong tư thế khó khăn, nhưng nơi đó họ tìm thấy được cái hạnh phúc. Các tu sĩ dùng roi da quất vào mình mỗi khi phạm giơi luật cũng là một kiểu Khổ Dâm, đau đơn thể xác, nhưng thanh thản tinh thần. Thôi nha, nếu không đủ sở ngộ để hiểu thì mong bạn tự trọng giữ lấy mình vây. Bye

Diệp Cô Thành
18-11-2004, 11:22
Cậu Wu này,
Cái bài dài dài mà tôi viết hôm qua không dành cho cậu, mà là 1 liều thuốc giải độc dành cho những ai lỡ đọc phải bài của cậu.

Nhưng mà dầu sao thì cậu cũng phải công nhận rằng ở đây, luongsonbac.com, các bạn hữu đã rất hậu đãi cậu, riêng tôi thì lại càng kiên nhẫn với cậu hơn là những diễn đàn khác mà tôi biết cậu đã đi qua, có đúng không ?

Cậu quan niệm như thế nào thì mặc xác cậu, nhưng cậu vác cái quái thai đó đặt ra công cộng thì cậu phải ăn đòn thôi. Cũng cái câu "Hiếp dâm thi ca" và cái mớ chữ hổ lốn do cậu phun ra, tôi nhớ không lầm thì ít nhất là 3 lần cậu bị người ta đập cho ôm đầu máu mà chạy hết forum này đến forum khác.

Nói như vậy để thấy rằng tôi đã cố gắng chạy chữa cho cậu đến nhường nào, vì tôi tiếc cho những cuốn sách mà cậu đọc, và tôi thương cho những tác giả của mớ tri thức lỡ bị cậu cuỗm được.

Bây giờ khi đã hết thuốc, tôi trả cậu về đúng với vị trí. Chỉ có 3 chữ thôi:
- Biến thái! Cút !
- Sick! Fcuk off !

Lý Thám Hoa
19-11-2004, 15:41
ĐAO

- Cuối cùng ta đã rõ tại sao các ngươi sợ hãi đến như vậy; và cuối cùng, cũng đã nhìn thấy cây đao đó rồi.

- Lão huynh có thấy rõ y xuất thủ hay không?

- Không. Trước hết, ta chỉ nhìn thấy thanh đao của y, không nhìn thấy người của y. Đến khi nhìn thấy người của y, đao đã không còn trên tay y. Cứ như đao là đao, người là người, cả hai đều không liên quan với nhau.

- Có phải lão huynh cảm giác như vậy thực không?

- Các vị chẳng phải đã tự mình nếm qua tư vị này, hà tất phải hỏi?

- Qủa thực bọn tại hạ trước kia đã trải qua bi kịch này. Đao chưa tới mình đã có kình khí xô tới, lạnh buốt cắt da, nếu không nhờ Kiếm thần kịp thời xuất hiện, đón đỡ một đao đó, bọn tại hạ ai nấy đều đã thân mình bị chẻ thành hai mảnh, thật là một cây ma đao đáng sợ.

- Không sai, cây ma đao đó, mới nhìn chẳng có gì kỳ lạ, nhưng khi vào tay của chủ nhân nó, thi triển một chiêu ma đao, lập tức hiện xuất một luồng ma khí quái dị, khiến địch thủ đối diện bị chấn động mê hoặc…..
..........................

Đao vốn là vũ khí giết người, thanh đao này cũng vậy. Chỉ cần đao quang chớp lên, là tai họa đã giáng lâm. Bất luận là ai đều không tránh khỏi tai họa, và từ trước tới nay cũng chưa có ai tránh được.

Đao loé lên, lạnh như tuyết, nhợt nhạt như ma trơi, biến hoá quỷ dị khôn lường. Không ai có thể nhìn rõ biến hoá của đao, cũng không ai có thể nhìn thấy cây đao này. Đao quang nhoáng lên một cái, đao đã không thấy nữa.

Khi đao ra khỏi vỏ, rít lên một tiếng rợn người, tựa hồ có cả trăm con quỷ dữ cùng nghiến răng. Toàn cây đao toát ra ma lực như tiếng câu hồn dân đi biển của những mỹ nhân ngư chỉ có trong truyền thuyết.

Đao sắc xanh lướt và buốt người, nhưng không ai kịp hò reo tán thưởng, vì thiên hạ chưa từng thấy thứ đao nào ma quái và khủng khiếp như vậy. Không ai có thể hình dung được sự hãi sợ tương đương.

Lý Thám Hoa
19-11-2004, 15:47
KIẾM

- Ngươi có biết mình mang tội gì không?
- Ta ...
- Luyện công chưa đến nơi, nội lực chưa đủ hoả hầu. Đứng trước ta mà dám tuốt kiếm, đó là tội lớn.

Kiếm, là loại Cổ Kiếm ở hải ngoại .Lưỡi kiếm dài ba thước ba tấc , nặng sáu cân bốn lạng.

Người cầm kiếm sắc mặt trắng bóng giống bạch ngọc, mắt sáng ngời, coi chẳng khác hai điểm hàn tinh khiến người ngó thấy phải mất hết nhuệ khí.

Cước bộ chậm chạp, khoan thai như bậc quân vương đi vào cung đình, lại giống phi tiên ở trên trời giáng hạ phàm trần. Ngạo khí kinh người còn ghê gớm hơn cả kiếm khí.

Cho dù ai, không nhận ra người này, cũng chưa từng gặp lần nào, nhưng nhất định đoán ra y.
Nhất Kiếm Tây Lai, Thiên Ngoại Phi Tiên.
........................

Ánh kiếm bay lên. Không ai có thể tưởng tượng được thân pháp, chiêu thức thần tốc và hoa mỹ đến thế nào!

Kiếm thanh không còn thuộc về cõi nhân gian nữa mà là thần lôi công đang nổi cơn tức giận, kiếm quang như điện chớp lại giống cầu vồng bắc ngang trời.

Không ai hình dung được làn kiếm quang thì cũng không ai hình dung được tốc độ của chiêu kiếm.
Huy hoàng và rực rỡ, như lưu tinh !

Chỉ là một vệt lưu tinh xẹt ngang qua trong tích tắc, nhưng trên bầu trời có vì sao nào chói lọi, huy hoàng bằng nó? Khi xuất hiện lưu tinh thì cả những vì tinh tú được coi là vĩnh hằng bất biến cũng bị lu mờ.

Trên đời thực ra đã có những loại bí pháp như song đao, song kiếm hoặc đao kiếm hợp bích, rõ ràng đã hợp thành một thể, không chút sơ hở.

Nhưng kiếm vẫn có cách len vào. Để rồi, cái rõ ràng trước đó không chút sơ hở, chợt tan biến như vô hình, trong khi kiếm quang vẫn còn sáng chói như vầng dương quang giữa Ngọ.

Những người đã ngã gục trước chiêu kiếm này, sắc mặt hình như cũng chẳng có gì thay đổi, chỉ lộ chút vẻ ngơ ngác, tựa một người chợt gặp chuyện không sao giải thích được… Bất quá, họ không còn cơ hội để chiêm nghiệm. Bất quá, thiên hạ không hề có thanh kiếm thứ hai.

Trên trời chỉ có một vầng thái dương, nhưng phủ trùm vạn vật. Dưới đất cũng chỉ có một làn kiếm quang, nhưng một giọt nước cũng khó thoát.


Relax trong lúc nghỉ giữa hiệp đi bà con :))

Diệp Cô Thành
22-11-2004, 10:27
- Nghe đồn Lý Thám Hoa là kẻ đạm bạc không màng danh lợi, coi phú quí như phù vân. Hai mươi năm trước đây đã xem công danh như phấn thổ, mười năm nữa lại một lần cho hết gia tài ẩn tích mai danh, tách mình ra biên ải.

Lý Tầm Hoan không trả lời, những ngón tay thuôn dài cứ mân mê con dao nhỏ.

Tia mắt của người áo xanh cũng dời xuống con dao đó :
- Người ta cũng đồn rằng phi đao họ Lý "Trăm đao như một, chẳng hề sai trật ", lời đồn đại đó chẳng biết có ngoa không?

Lý Tầm Hoan đáp một cách tự nhiên:
- Trước kia thì cũng có nhiều người hoài nghi câu nói đó!

- Thế còn bây giờ?

Ánh mắt Lý Tầm Hoan chợt dàu dàu:
- Bây giờ thì số người ấy đã chết cả rồi.
Sự tập trung của hắn đã đến cực độ, cái cực độ của một cao thủ nhất lưu. Sức đàn hồi của bắp thịt, võ công và cơ trí của hắn đều được bảo trì ở trạng thái nhạy nhất, cảm giác trong bất cứ tình huống nào cũng có thể dùng một mũi kim đâm thủng bụng một con muỗi.
Chỉ tiếc lần này là ngoại lệ, chỉ tiếc phản ứng của hắn là vô ích.
Lúc ý niệm của hắn bắt đầu xuất hiện, đao ảnh cũng xuất hiện.
Phi đao.
Khi này, hắn mới biết vô luận dùng phương pháp gì, vô luận tránh né ra sao cũng chỉ có một kết cuộc.
Cho nên hắn chết.
Một người tự rút đao đâm cật lực vào bụng mình đến ngã gục, máu đổ đầy đất, cũng vị tất là thật sự chết.
Đao có thể đã trang bị cơ quan hoặc tẩm độc, cũng vị tất vô phương cứu vãn.
Nhưng lần này cái hắn nhìn thấy là phi đao, phi đao họ Lý, thứ phi đao "lệ bất hư phát."
Và lần này hắn thật sự chết.
.................................................

PHI ĐAO

Đao không những là một loại vũ khí, hơn nữa còn tục truyền xếp hàng thứ nhất trong thập bát ban binh khí.
Nhưng trên mỗi phương diện mà nói, đao không thể xếp trên kiếm, nó không có thứ khí chất cao nhã, thần bí, lãng mạn của kiếm, cũng không có sự tôn quý của kiếm. Có khi kiếm là một thứ trang sức hoa lệ, có khi là một thứ tượng trưng thân phận và địa vị.
Đao thì không.

Kiếm ưu nhã, thuộc về giới quý tộc, đao lại bị bình dân hóa, phổ biến hóa.
Liên tưởng về kiếm, thường thường thấy ở cung đình, trong thâm sơn, giữa bạch vân.
Đao lại liên quan hòa nhập vào sinh hoạt hơi thở của nhân loại.

Con người xuất thế, từ lúc bắt đầu trui rèn ra đao, là có một mối quan hệ dính liền không dứt với đao, bằm đồ ăn, gặt lúa, cắt vải, cắt tóc, cạo râu, dũa móng tay, chặt thịt, xẻ cá, thiết yên, thị cảnh, dương uy, hành pháp, những chuyện đó không có chuyện nào có thể thiếu được đao. Trong sinh hoạt của nhân loại, không thể không có đao, cũng giống như sinh hoạt của nhân loại không thể không có gạo nước.

Lạ là trong tâm trong mắt của con người, đao càng tàn khốc, càng thảm liệt, càng hung hãn, càng dã man, càng mạnh bạo hơn xa so với kiếm.
Đao có rất nhiều dạng, có đơn đao, song đao, phiêu đao, giới đao, cứ xỉ đao, khảm sơn đao, quỷ đầu đao, nhạn cương đao, ngũ phụng triều dương đao, ngư lân tử kim đao.

Phi đao của họ Lý, không nghi ngờ gì nữa, cũng chỉ là một thứ đao.
Bất quá mỗi khi xuất hiện, không ai biết hình trạng và thức dạng của nó, cũng không ai có thể hình dung lực lượng và tốc độ của nó.
Bất quá thứ vũ khí đó thật huyền diệu và thần kỳ, đã thoát ly hẳn hiện thực.

Phi đao họ Lý không còn đơn thuần là vũ khí nữa, mà là một thứ biểu tượng, tượng trưng cho chính khí, hiệp nghĩa và uy nghiêm, tượng trưng cho niềm tin vô cùng vô tận. Thứ lực lượng đó đương nhiên lớn lao tột bực, mạnh mẽ tột bực, cho nên vô địch.

Diệp Cô Thành
25-11-2004, 17:30
Chỗ này âm u đầy sát khí, thảo nào không ai bén mảng. Bữa nay chuyển hướng chút, mang mỹ nhân ra ngắm để xóa tan tử khí. Ai có mỹ nhân nào ôm ấp trong mơ thì mang ra so đi :))

Đây, Đệ Nhất Mỹ Nhân trong lòng lão phu : Trầm Bích Quân *

Cửa xe mở ra, một người bước xuống .

Trong khoảnh khắc đó, mọi người chung quanh đều ngừng các động tác lại, ngay cả hơi thở cũng hầu như ngừng lại. Cả đời bọn họ chưa từng bao giờ gặp một người đẹp như vậy!

Nàng mặc một bộ đồ không đặc biệt hoa lệ, cũng không trang điểm gì trên người, bởi vì, những thứ ấy đối vơi nàng đều có vẻ dư thừa.
Bất kỳ bao nhiêu phấn son trang điểm, không tăng thêm được cho nàng một phần mỹ lệ
Phấn son dù có trang điểm thế nào đi nữa cũng không làm tăng thêm được cái vẻ đẹp yêu kiều tự nhiên của nàng.

Nàng cũng không mang đồ trang sức trên người, trên mặt cũng không điểm trang, bởi vì đối với nàng, châu báu phấn son đều trở thành dư thừa.
Bất kỳ bao nhiêu thứ trân châu trang sức, không chia đi được một phần bản thân rực rỡ vốn có của nàng.
Trân châu bảo ngọc dù có đẹp bao nhiêu đi nữa cũng không làm giảm đi chút nào sắc thái mỷ miều của nàng.

Vẻ đẹp của nàng không ai có thể hình dung ra được nếu không chính mắt mình nhìn thấỵ
Có người lấy hoa ra tỷ dụ mỹ nhân, nhưng hoa làm sao mà tiêu hồn người được như nàng? Có người từng ví nàng như "người đẹp trong tranh", nhưng có ngọn bút tài hoa nào mà vẽ lại được cái phong vận yêu kiều diễm lệ của nàng?

Ngay cả tiên nữ trên trời, cũng không được ôn nhu như vậỵ Bất kỳ ai, chỉ cần nhìn nàng một lần thôi là sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên.
Nhưng nàng xem ra không thuộc về cuộc đời này bởi cuộc đời này làm gì có một người đẹp được như nàng? Hình như bất cứ lúc nào nàng cũng có thể chợt biến mất đi, như một cơn gió thoảng.
Chính là đệ nhất mỹ nhân của vũ lâm ... Trầm Bích Quân !
............................
Lần đầu tiên gặp Trầm Bích Quân, đã có cảm giác nàng là người ôn nhu nhất, mỹ lệ nhất, phong độ nhất trong những người đàn bà mình đã gặp. Bây giờ vẫn có cảm giác đó.

Nhưng Trầm Bích Quân đã có vẻ gì biến đổi, trầm tĩnh hơn, ưu lự hơn, và cũng tiều tụy ra một chút. Chẳng qua, những điểm biến đổi ấy chỉ làm cho nàng thêm xinh đẹp, cái đẹp làm say đắm lòng người.

Cặp mắt của nàng vĩnh viễn trong suốt, nhu hòa, giống như dòng nước chảy êm trong gió nhẹ ngày xuân, mái tóc nàng đen nhánh mềm mại, eo lưng nàng cũng mềm mại như nhành liễu lay động trong gió xuân.

Nàng không phải là hạng đàn bà làm sôi động đàn ông khi họ nhìn nàng, bởi vì, bất kỳ người đàn ông nhìn nàng, cũng bất giác quên đi mọi điều.

Nàng không làm bộ, nhưng mỗi cử động của nàng đều bộc lộ phong cách thanh nhã và ưu mỹ.

(*) Trích nguyên văn: Tiêu Thập Nhất Lang, nguyên tác Cổ Long.

Lý Thám Hoa
25-11-2004, 18:24
Còn đây là đại mỹ nhân đã làm Lý Thám Hoa điêu đứng khổ sở: Tàng Kiếm Giai Nhân - Lâm Tiên Nhi
Tiếng cười trong vút như tiếng ngọc khua.
Trong tiếng cười ngây ngất đó, nàng vùng tuột đôi bao tay để lộ hai bàn tay thật.
Có lẽ trong đời Lý Tầm Hoan chưa bao giờ thấy một bàn tay đẹp như thế.

Thám Hoa họ Lý trong thời kỳ " phong lưu một thủa " đã cùng với không biết bao nhiêu người đẹp hẹn hò, bàn tay thanh thanh của chàng trong lúc không cầm dao khắc, không nâng chén rượu, đã cầm không biết bao nhiêu là bàn tay đẹp.
Nhưng bàn tay này, bàn tay đang có trước mặt của họ Lý bây giờ thì...

Hai bàn tay đáng được gọi là toàn mỹ, không tìm được một thiếu sót nào.
Có thể tưởng tượng đến hai thẻ ngọc được một người thợ khéo trổ thanh hai bàn tay. hai bàn tay trắng muốt no đều thon thỏ. Giá mà thêm một chút thì quá mập, giảm một chút thì quá ốm, ra một chút thì quá dài, thu lại một chút thì quá ngắn....
Hai bàn tay, mà con mắt thẩm mỹ của nhà điêu khắc đại tài, một nhà hoạ sỹ siêu việt cũng khó lòng thêm bớt.
.................
Giọng nói của nàng phải lấy chữ " tiếng hót hoàng anh" thì mới có thể làm cho người nghe hình dung, tưởng tượng ra được.

Bất cứ ai, cho dù người đẹp, khi cởi giày cũng có điểm khó coi, nhưng nàng thì ngoại lệ. Bất cứ người nào nếu hai bàn chân không lớn thì gót cũng hơi dày nhưng nàng cũng là một ngoại lệ luôn. Mắt cá của nàng vừa nhỏ lại vừa trơn, mũi chân của nàng vừa đều vừa nhỏ. Nếu nói trên đời này có rất nhiều đàn ông tình nguyện cho hai bàn chân ấy dẫm chết thì cũng không phải là quá đáng. Tiếp theo đó là hai bắp chân nho nhỏ thon thon.

Thấy mỹ nhân, ai ai cũng muốn nhìn lâu nhưng vẻ đẹp của nàng thì chắc chắn không ai dám nhìn mà người ta chỉ liếc.
Vì thoáng liếc qua thì tay chân đã bủn rủn tâm thần đã bấn loạn. nếu nhìn lâu hơn có lẽ sẽ phát điên.

Mỗi một nơi trên thân thể nàng đều y như cũng theo khóe miệng mà cười, nhìn vào chỗ nào y như đều thấy nụ cười ngây ngất.

Không thể dùng những tiếng mà người ta thường dùng để nói lên một gương mặt tuyệt trần như: Chiếc mũi dọc dừa, đôi mắt bồ câu, hai má trái đào, vành môi mọng đỏ hoặc nhã như thu thủy, mi tựa xuân sơn....
Không thể dùng những sáo ngữ đó. Vì dùng nó để nói đến cái diễm lệ của nàng thì chẳng khác nào đem lọ bôi lên một tờ giấy trắng.

Không, không nên nói gì cả!

(*) Trích từ : Đa Tình Kiếm Khách - Vô Tình Kiếm, nguyên tác Cổ Long.

Phịt A Lìn
01-12-2004, 21:41
Em đẹp mãi trong lòng ta . Ta thầm gọi mãi tên em " Nàng xinh tươi bên bờ ao nhà mình " http://www.luongsonbac.com/forum/images/icons/icon10.gif
" Thái thái , Băm băm....
Ông trời xinh em ra chẳng phải nơi chốn phồn hoa , cuộc đời chẳng cho em nhung lụa ngọc ngà . " Bên bờ ao ..." Đôi bàn tay em ngày qua ngày vẫn chẳng nỡ làm đau mớ rau cho lợn . Mải miết thái băm , miếng dao đưa nhanh , cuộc đời em chậm buồn . Nàng xinh tươi khoé mắt hằn vết chân chim quên tuổi xuân rồi . Nàng xinh tươi nụ cười vội bởi kia nồi cám xôi , kia mớ cá chờ em mang buổi chợ chiêu...... Em đã quên em ngày 20 thật rồi . Em quên dung nhan cho đời ngẩn ngơ .... "
Hí Hí , chẳng " Nghiêng thành ,.." Như mộng lòng các huynh , Nhưng " Nàng xinh tươi " trong em chắc chán là No. 1 Phải hông ?
Sò ry nhá , cái post này có vẻ không được nhã nhặn như mấy cái " Cổ Trang " của các huynh .