PDA

View Full Version : Nước Việt Nam - Quốc hiệu từ xưa đến nay


Ki_si_rong
30-08-2004, 08:22
Thời các vua Hùng (2879-258 trước công nguyên) nước ta gọi là Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương(257-207 trước công nguyên) gọi là Âu Lạc. Thời nhà Đinh (968-980) dẹp xong Loạn 12 sứ quân ,lập nên một nước độc lập, lấy tên là Đại Cồ Việt . Sang thời Lý đổi là Đại Việt . Đến thời Nguyễn , vua Gia Long Nguyễn Ánh , sau khi đánh bại nhà tây sơn , đổi tên nước là Việt Nam. Một chi tiết khá lý thú là từ 500 năm trước , ngay trang mở đầu tập " Trình tiên sinh quốc ngữ " của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ghi " Việt Nam khởi tổ xây nền " khẳng định tên nước ta là Việt Nam. Một sự tiên đoán chính xác.
Cư dân cổ xưa ở nước ta là người Lạc Việt . Họ di cư từ bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) sang vùng đất này. Hàng năm , theo gió mùa , họ vươt các miền duyên hải ở phương nam như Hải Nam, vùng đồng bằng song Hồng và sông Mã (Việt Nam ). Họ thường tự sánh mình với loài chim Lạc mà hàng năm , đầu mùa lạnh , chim cũng rời vùng biển Giang Nam (Trung Quốc ) mà bay về Nam , rồi đến mùa nắng gió nồm , chim lại trở về Giang Nam . Vì thế , người việt lấy chim Lạc làm vật tổ. Cái tên của vật tổ ấy troẻ thành cái tên của thị tộc . Sau nhiều năm vươt biển như vậy, người Lạc Vitệ đã ở lại miền Bắc Việt Nam . Họ lấn lướt và đồng hoá với người anh- đô-nê-điêng bản địa , phát triển dọc theo các con sông lớn và chiếm hầu hết các miền đát trung du Bắc Bộ , như Mê Linh, Tây Vu(Vĩnh Phúc), Liên Lâu(Bắc Ninh),trung du Thanh Hoá , Nghệ An và Đong Sơn(gần Hàm Rồng Thanh Hoá ).
Nước Việt Nam ở Đông Nam Á , đông và nam giáp biển tây giáp Lào và Campuchia, bắc giáp Trung Quốc . Diện tích hiện nay khoảng 329.600 km2. Dân số buổi đầu dựng nước chừng 50 vạn người . Đến thời Lý-Trần ,chừng khoanghởn 5 triệu và hiện nay hơn 70 triệu dân.
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều dân tộc , Ngoài người Kinh còn có Khoảng 60 dân tộc , khác nhau cùng sinh sống. Căn cứ vào ngôn ngữ , chữ viết ta có thể phân bố thành các dân tọc như sau:

1.Tiếng Mon-Khơme. Gồm nhiều nhóm người ở Tây Bắc , Tây Nguyên ,Quảng Trị vv...
2.Tiếng Thái gồm người Thái Tây Bắc ,Thượng du Thanh Hoá , Nghệ An , Việt Bắc , Quảng Ninh , Ngoài ra còn có nhóm người Giấy , Cao Lan , Lự vv...
3.Tiếng Anh-đo-nê-điêng:Gồm người Chàm ,Gia rai , Êđê(Tây Nguyên).
4.Tiếng Mèo -Dao: gồm người mèo ,Dao (Việt Bắc ,Hoà Bình, Thanh Hoá ).
5.Tiếng Tạng -Miến : Gồm người Mèo ,Dao(Việt Bắc ,Thanh Hoá ).
6.Tiếng Hán :Người Hoa (Quảng Ninh), Sán Dìu (Bắc Giang,Bắc Cạn ,Thai Nguyên vv...).

Yến Thanh
18-09-2004, 09:15
Đến thời Nguyễn , vua Gia Long Nguyễn Ánh , sau khi đánh bại nhà tây sơn , đổi tên nước là Việt Nam. Một chi tiết khá lý thú là từ 500 năm trước , ngay trang mở đầu tập " Trình tiên sinh quốc ngữ " của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ghi " Việt Nam khởi tổ xây nền " khẳng định tên nước ta là Việt Nam. Một sự tiên đoán chính xác.Chả có gì là "tiên đoán" hay "thú vị" gì ở đây cả. Chuyện tên nước và chuyện quốc hiệu là hai chuyện chẳng mấy ăn nhằm với nhau vào thời xưa. Lấy ví dụ như Trung Quốc, hai chữ "Trung Hoa" để gọi Trung Quốc đã được sử dụng từ lâu lắm rồi, cả nghìn năm hơn. Nhưng chỉ đến năm 1912 thì hai chữ đó mới được sử dụng làm quốc hiệu đến ngày nay thôi...

LSB-LuTuanNghia
18-09-2004, 10:12
Xem bài viết của Ki_si_rong về quốc hiệu Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy đã gần như đầy đủ và chính xác nhưng tại hạ cũng xin mạn phép bổ sung một chút.
Trước khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi Hoàng Đế thì trước đó vào khoảng năm 542 Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương xâm lược giải phóng Lãnh Thổ. Ông lấy tên hiệu là Lý Nam Đế và đặt quốc hiệu cho nước ta là Vạn Xuân. Nhưng chính quyền của ông không tồn tại lâu rồi cuối cùng lại nằm trong vòng đô hộ của Trung Hoa. Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua bao thăng trầm rồi khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938 thì quốc hiệu Vạn Xuân lại được khôi phục.
Sau thời Đinh Bộ Lĩnh, nươc ta mang quốc hiệu Đại Cồ Việt, rồi Đại Việt khi triều Lý. Nhưng năm 1400 Hồ Quý Ly lại đổi quốc hiệu nước ta thành Đại Ngu. Nhưng quốc hiệu đó tồn tại không lâu khi nhà Minh (Trung Hoa) đánh bại triều Hồ.
Sau đó Lê Lợi khởi nghĩa thành công và lại đặt lại quốc hiệu cho nước ta là Đại Việt. Sau thời Gia Long mới chính thức mang quốc hiệu Việt Nam.

Sử Tiến
18-09-2004, 14:48
Không phải đâu là không phải đâu, Yến huynh đài. Tên nước chính là quốc hiệu đó. Quốc hiệu, dưới chế độ quân chủ, thay đổi theo từng triều đại. Lúc Trình Quốc Công còn đang tại thế, quốc hiệu của nước ta là Đại Việt. Vậy mà khi đó ông đã có thể biết được 500 năm sau tên nước sẽ đổi thành Việt Nam thì sự "tiên đoán" đó "thú vị" lắm chứ!

Mạo muội xin được bàn riêng một chút về nước láng giềng của mình. Danh xưng Trung Quốc tồn tại từ hơn 2000 năm nay rồi. Nền văn minh Trung Quốc phát triển tột bực so với các khu vực khác khiến người Trung Quốc kiêu ngạo nghĩ rằng đất nước họ là trung tâm của trái đất. Vì vậy mà có danh xưng Trung Quốc (Middle Kingdom). Vì vậy mà các đời hoàng đế đều xưng thiên tử (con trời). Cho tới năm 1912, sau cuộc binh biến Tân Hợi, Tôn Dật Tiên chính thức đổi quốc hiệu là Trung Hoa dân quốc, trở thành Quốc phụ của một nền cộng hòa dân chủ mà ta quen gọi tắt là Trung Hoa. Quốc hiệu này chỉ mới được biết đến khoảng gần 1 thế kỷ nay thôi, chứ không phải đã được sử dụng từ lâu lắm!

thu-sinh-luu-manh
18-09-2004, 15:08
huynh kia nói sai rồi , thực chất Việt Nam là do vua nhà Thanh đặt cho nước ta , nếu nói đúng hơn là : N~ Ánh sau khi dựa vào tàu đồng súng đạn của người pháp dành lại quyền lực ( một vết nhơ trong lịch sử nước ta ) từ tay nhà Tây Sơn , y vốn thần tượng nhà Thanh của Trung Hoa , luôn coi chúng là thiên chiều và cũng vì sợ chúng dậy binh cướp nước đã gửi sứ xang nhà Thanh xin làm nước chư hầu và lấy tên là Nam Việt , nhưng lúc đó vua nhà thanh thấy lấy như vật sẽ nhầm lẫn với tộc người việt ở phía Nam Trung quốc cho nên đã đổi ngược lại là Việt Nam , và nước ta có quốc hiệu Việt Nam từ đấy.Hiện nay người ta vẫn còn đanh tranh luận tên nước Việt Nam có từ ngày nào vì có nhiều bộ sử cũ đã dùng tên Việt Nam để chỉ nước ta.
một điểm nữa là có rất nhiều bộ sử nói chúng ta là người dao chỉ , tại sao lại gọi là người giao chỉ? vì tổ tiên chúng ta có hai ngón chân cái giao với nhau. sau khi bị giặc phương bắc xâm lấn ( tính từ thời triệu đà ) , chúng đã ko ngừng tìm cách xóa mờ đi nguồn gốc của dân tộc ta , bằng các cách đồng hóa dân tộc và tín ngưỡng... một trong các cách đó là bịa đặt về nguồn gốc của chúng ta ( sau này pháp cũng đã dùng )./.. vì thế ko nên nói như đinh đóng cột là chúng ta từ trung quốc di cư sang , nếu có dùng thì cũng chỉ nói là theo sử ghi thôi.Như thế chúng ta có quyền tự hào chúng ta có một nền lịch sử chẳng kém gì trung hoa.

LSB-LuTuanNghia
20-09-2004, 22:24
Sao lại có thể nói Quốc hiệu Việt Nam của nước ta là do nhà Thanh đặt. Tại hạ xin đưa ra một số ý kiến về quốc hiệu Việt Nam. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Việc này được xuống chiếu bố cáo trong ngoài. Sách Đại Nam thực lục có ghi chép rất kĩ càng. Tuy nhiên nếu nói thế thì chưa thuyết phục các hạ cho lắm. Tại hạ xin nói thêm một chút về hai chữ "Việt Nam". Hai chữ "Việt Nam" đã xuất hiện từ rất sớm chứ không phải sau khi Gia Long đặt quốc hiệu. Hồ Tông Thốc (thế kỉ XIX) với cuốn sách "Việt Nam thế chí đã có ghi chép về hai chữ "Việt Nam". Nguyễn Trãi năm 1434 cũng đã nhắc đến hai chữ "Việt Nam" trong cuốn Dư Địa Chí.
Quốc hiệu mà Trung Quốc đặt cho nước ta không phải là Việt Nam mà là An Nam. Nhiều người nhầm tưởng An Nam là do đế quốc phương tây đặt cho nước ta. Thực ra cái tên An Nam là do Trung Quốc đặt cho nước ta. Theo sử sách thời xưa thì chuyện đặt quốc hiệu là quy luật của một thể chế, để khẳng định chính danh, chính phận của đế vương. Nước ta thời Gia Long là một đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không chịu sự áp đặt của phong kiến phương bắc thì làm sao có chuyện nhà Thanh có thể đặt quốc hiệu cho nước ta được.

Yến Thanh
27-09-2004, 14:01
Không phải đâu là không phải đâu, Yến huynh đài. Tên nước chính là quốc hiệu đó. Quốc hiệu, dưới chế độ quân chủ, thay đổi theo từng triều đại. Lúc Trình Quốc Công còn đang tại thế, quốc hiệu của nước ta là Đại Việt. Vậy mà khi đó ông đã có thể biết được 500 năm sau tên nước sẽ đổi thành Việt Nam thì sự "tiên đoán" đó "thú vị" lắm chứ!

Mạo muội xin được bàn riêng một chút về nước láng giềng của mình. Danh xưng Trung Quốc tồn tại từ hơn 2000 năm nay rồi. Nền văn minh Trung Quốc phát triển tột bực so với các khu vực khác khiến người Trung Quốc kiêu ngạo nghĩ rằng đất nước họ là trung tâm của trái đất. Vì vậy mà có danh xưng Trung Quốc (Middle Kingdom). Vì vậy mà các đời hoàng đế đều xưng thiên tử (con trời). Cho tới năm 1912, sau cuộc binh biến Tân Hợi, Tôn Dật Tiên chính thức đổi quốc hiệu là Trung Hoa dân quốc, trở thành Quốc phụ của một nền cộng hòa dân chủ mà ta quen gọi tắt là Trung Hoa. Quốc hiệu này chỉ mới được biết đến khoảng gần 1 thế kỷ nay thôi, chứ không phải đã được sử dụng từ lâu lắm!Sử huynh, tại hạ không cho là như thế. Quốc hiệu là danh xưng chính thức của một nước, nhưng nước đó vẫn có thể có nhiều tên gọi khác nữa. Thử hỏi dưới thời Lý Trần Lê, quốc hiệu của nước ta là Đại Việt hay là An Nam mới là đúng, vì hai chữ "Đại Việt" chỉ sử dụng trong đối nội, còn hai chữ "An Nam" mới là dùng trong đối ngoại với tất cả các nước khác, không chỉ riêng gì đối với Trung Quốc. Nếu không, thì giải thích làm sao mà Lý Thường Kiệt lại gọi nước ta lả "nước Nam" (Nam quốc) trong câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong khi nước ta lại tên là Đại Việt? Sao không viết là "Việt quốc sơn hà Việt đế cư", không những nghe hùng tráng hơn (do chữ "Việt" âm trắc), thuận độc hơn (ở chữ thứ 5 trong câu), mà còn đề cao được tinh thần dân tộc? Do đó, các chữ như An Nam, Giao Chỉ, Việt Nam, vân vân, cũng đã là tên gọi của nước ta từ trước, tuy rằng đó không phải là quốc hiệu. Do đó, các danh nhân như Trạng Trình hay những người khác có sử dụng tên gọi "Việt Nam" thì cũng không lấy gì làm lạ, hay là một sự "tiên tri" gì cả.

Còn về trường hợp Trung Quốc, quốc hiệu của họ chính là tên triều đại, Tùy Đường Tống Nguyên Minh Thanh. Do đó hiệp ước phân định ảnh hưởng ở Việt Nam mới gọi là hiệp ước Pháp Thanh. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở Việt Nam, đồng thời với quốc hiệu thì người Trung Quốc còn dùng những tên gọi khác để chỉ nước mình, ví dụ như Hoa Hạ, Cửu Châu, Thần Châu, Trung Quốc, Trung Nguyên, Trung Hoa, vân vân, và tất nhiên những từ này không phải là quốc hiệu. Có lẽ huynh có ý khác khi nói quốc hiệu "Trung Hoa" (trong Trung Hoa dân quốc hay Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc) mới tồn tại gần một thế kỷ nay. Chính xác mà nói, thì hai chữ "Trung Hoa" chỉ tồn tại như là một quốc hiệu trong gần một thế kỷ, nhưng nó đã tồn tại từ trước đó lâu lắm rồi như là một tên gọi của đất nước Trung Quốc. Vậy chứ vào thế kỷ 19, trước khi Trung Hoa dân quốc được thành lập vào năm 1912, thì các nhà cách mạng đòi "khôi phục Trung Hoa" là khôi phục cái gì thế?

ngockylanlutuannghia
18-10-2006, 17:01
Ki_si_rong đã quên rất nhiều quốc hiệu khác như:
Lý Bí đặt là Vạn Xuân
Hồ Quý Ly đặt là Đại Ngu
Minh Mạng đặt là Đại Nam

Tiêu dao tú tài
19-10-2006, 06:12
huynh kia nói sai rồi , thực chất Việt Nam là do vua nhà Thanh đặt cho nước ta , nếu nói đúng hơn là : N~ Ánh sau khi dựa vào tàu đồng súng đạn của người pháp dành lại quyền lực ( một vết nhơ trong lịch sử nước ta ) từ tay nhà Tây Sơn , y vốn thần tượng nhà Thanh của Trung Hoa , luôn coi chúng là thiên chiều và cũng vì sợ chúng dậy binh cướp nước đã gửi sứ xang nhà Thanh xin làm nước chư hầu và lấy tên là Nam Việt , nhưng lúc đó vua nhà thanh thấy lấy như vật sẽ nhầm lẫn với tộc người việt ở phía Nam Trung quốc cho nên đã đổi ngược lại là Việt Nam , và nước ta có quốc hiệu Việt Nam từ đấy.Hiện nay người ta vẫn còn đanh tranh luận tên nước Việt Nam có từ ngày nào vì có nhiều bộ sử cũ đã dùng tên Việt Nam để chỉ nước ta.
.
Dám nói về Nguyễn Ánh như thế thì mi đúng là kẻ thù của ta rồi.Công của Nguyên Ánh đối với nước ta kể sao cho xiết(mở mang bờ cõi,khai hoang Gia Định,các nước như Chân lạp ,vạn tượng và nhiều xứ khác đều theo về thành ra bờ cõi được rộng lớn thêm.
Tuy ông có mượn binh nước ngoài thật song chẳng cũng chưa gây hại gì cho đất nước.
Gia long lấy tên việt nam đặt cho nước ta là cùng suy nghĩ với NBK(tránh tên việt thường)nên chẳng có tiên tri gì ở đây cả

Sử Tiến
19-10-2006, 12:55
Sử huynh, tại hạ không cho là như thế. Quốc hiệu là danh xưng chính thức của một nước, nhưng nước đó vẫn có thể có nhiều tên gọi khác nữa. Thử hỏi dưới thời Lý Trần Lê, quốc hiệu của nước ta là Đại Việt hay là An Nam mới là đúng, vì hai chữ "Đại Việt" chỉ sử dụng trong đối nội, còn hai chữ "An Nam" mới là dùng trong đối ngoại với tất cả các nước khác, không chỉ riêng gì đối với Trung Quốc. Nếu không, thì giải thích làm sao mà Lý Thường Kiệt lại gọi nước ta lả "nước Nam" (Nam quốc) trong câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong khi nước ta lại tên là Đại Việt? Sao không viết là "Việt quốc sơn hà Việt đế cư", không những nghe hùng tráng hơn (do chữ "Việt" âm trắc), thuận độc hơn (ở chữ thứ 5 trong câu), mà còn đề cao được tinh thần dân tộc? Do đó, các chữ như An Nam, Giao Chỉ, Việt Nam, vân vân, cũng đã là tên gọi của nước ta từ trước, tuy rằng đó không phải là quốc hiệu. Do đó, các danh nhân như Trạng Trình hay những người khác có sử dụng tên gọi "Việt Nam" thì cũng không lấy gì làm lạ, hay là một sự "tiên tri" gì cả.

Còn về trường hợp Trung Quốc, quốc hiệu của họ chính là tên triều đại, Tùy Đường Tống Nguyên Minh Thanh. Do đó hiệp ước phân định ảnh hưởng ở Việt Nam mới gọi là hiệp ước Pháp Thanh. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở Việt Nam, đồng thời với quốc hiệu thì người Trung Quốc còn dùng những tên gọi khác để chỉ nước mình, ví dụ như Hoa Hạ, Cửu Châu, Thần Châu, Trung Quốc, Trung Nguyên, Trung Hoa, vân vân, và tất nhiên những từ này không phải là quốc hiệu. Có lẽ huynh có ý khác khi nói quốc hiệu "Trung Hoa" (trong Trung Hoa dân quốc hay Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc) mới tồn tại gần một thế kỷ nay. Chính xác mà nói, thì hai chữ "Trung Hoa" chỉ tồn tại như là một quốc hiệu trong gần một thế kỷ, nhưng nó đã tồn tại từ trước đó lâu lắm rồi như là một tên gọi của đất nước Trung Quốc. Vậy chứ vào thế kỷ 19, trước khi Trung Hoa dân quốc được thành lập vào năm 1912, thì các nhà cách mạng đòi "khôi phục Trung Hoa" là khôi phục cái gì thế?


Ngày trước bận chút việc, không có cơ hội theo dõi tiếp chủ đề này. Thấm thoát hai năm, chuyện đã qua tưởng đâu trăng in bóng nước. Nay tình cờ đọc thấy, hứng thú xưa lại nổi lên. Mong Yến huynh đài không trách tại hạ tay chân ngứa ngáy.

Quốc hiệu tuy là danh xưng chính thức của một nước, nhưng mỗi khi một triều đại mới lên nắm quyền, hầu hết đều có sự thay đổi quốc hiệu. Vì thế, post trước tại hạ có nói rằng danh xưng đó thay đổi theo từng thời kỳ. Việc một nước có nhiều quốc hiệu là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó, cũng có những tên gọi do người dân "sáng tạo", phần nhiều dựa vào địa lý và chủng tộc, và tất nhiên những tên đó không được liệt kê như danh xưng chính thức.

An Nam là cách gọi của người Trung Quốc đối với Đại Việt mặc kệ quốc hiệu nước ta như thế nào, ngầm nhấn mạnh rằng kể từ triều đại nhà Đường trở đi, nước ta hãy chịu an phận làm một chư hầu ở phía Nam Trung Quốc. Đó là danh xưng của người nước khác gán cho ta, chứ không phải ta tự xưng, tự dùng hai chữ đó trong giao tiếp đối ngoại.

Theo tại hạ thấy, "Nam quốc" trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là để đối lại với Bắc quốc Thiên triều, chủ yếu đề cập đến vị trí lãnh thổ của nước ta. Chữ "cư" trong câu thứ nhất và "định phận" ở câu thứ hai minh xác ý này khá rõ ràng. Tại hạ không cho rằng Lý Thái bảo muốn chỉ trỏ gì đến quốc hiệu nước ta đâu.

"Tiên tri" là thế nào? Là bằng vào khả năng nào đó (có thể là thần bí) biết trước sự việc xảy ra trong tương lai. Có thể danh xưng Việt Nam xuất hiện từ sớm, nhưng cơ bản chỉ là người dân "thuận miệng" mà thôi, chưa được "hợp thức hóa". Mãi cho đến đầu nhà Nguyễn, Gia Long mới chính thức công bố Việt Nam là quốc hiệu của nước ta. Cho rằng sự kiện này chẳng có gì đáng nói đối với người dân ở năm 1805, nhưng một người như Trạng Trình ở cách thời điểm đó hơn 200 trước đoán được rằng "Việt Nam" có ngày danh chính ngôn thuận trở thành quốc hiệu, thì cái sự "nói trước" này chẳng phải là lời tiên tri hay sao?

Tại hạ khi nói đến Trung Hoa, chính là muốn đề cập đến danh xưng chính thức của Trung Quốc đại lục. Hai chữ Trung Hoa, đúng như nhận xét của Yến huynh đài, đã tồn tại từ lâu lắm, và chỉ trở thành quốc hiệu trong gần một thế kỷ nay.

Tong Giang Nong Fu
19-10-2006, 15:08
Cái này tại hạ xin bổ xung chút chút.
So sánh quốc hiệu 2 nước Việt - Trung. Học jả Phan Ngọc đã có một nhận xét rất thú vị. Quốc hiệu của TQ (nói chung) là của một zòng họ, còn quốc hiệu VN là của một zân tộc.
Mỗi khi có một triều đại mới lên thì quốc hiệu của TQ nói chung lại có thay đổi. Tỷ như khi kỵ binh Mông cổ chiếm được trung nguyên họ thiết lập nên triều đại mới và đặt quốc hiệu là Đại Nguyên. Triều nhà Minh quốc hiệu TQ là Đại Minh, nhà Thanh quốc hiệu là Đại Thanh.... Điều đó là đặc điểm riêng của hệ zân cư này. Hệ zân cư fương bắc, có lối sống zu mục, khi chiếm được nơi nào thì đánh zấu lãnh thổ. Tương tự như khi người Hà Lan, người Anh.. đi xâm chiếm thuộc địa rồi đặt tên cho thuộc địa vậy.
Khác với người fương Nam, làm lúa nước định canh định cư. Tiêu biểu là người Việt, người Mường. Ở vùng đất fương Nam này, mỗi một triều đại lập nên tuy là quốc tính khác nhau nhưng đều không vì thế mà đưa nguyên quán của mình lên thành quốc hiệu. Tất cả đều chọn chung một tên là Việt là Nam ( Đại Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt... ) Có chăng vài trường hợp quốc hiệu khác thường nhưng cũng không thấy tồn tại lâu zài. Chắc là tại không thuận lòng zân.
Mặt khác trong tiềm thức người Việt, tất cả mọi người đều là đồng bào, truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long quân, cho nên khi một zòng họ ưu tú nào đó thống nhất được lòng zân xác lập được nền tự chủ cũng đều tâm niệm rằng giang sơn bờ cõi là của người Việt chứ k fải của riêng họ.
Quốc hiệu nước ta vì vậy mà thiêng liêng hơn rất nhiều.

ngockylanlutuannghia
21-10-2006, 13:04
YẾN THANH đã sai rồi
Câu ''Nam quốc sơn hà..." là ý nói nước ở phía Nam chứ không phải là nước Nam đâu. Còn về An Nam là tên của bọn Tàu đặt cho nước ta chứ nước ta không tự gọi mình là An Nam đâu. Đó chẳng qua là ý đồ chính trị thôi. Còn khi đối ngoại ta dùng là Đại Việt xưng với các lân bang thuộc quốc của chúng ta là: Ai Lao, Cam bốt, Xiêm...
Huynh nói vậy là không có tinh thần quốc gia dân tộc, cũng buồn lắm đó. Và theo thiển ý của ngu đệ là huynh nên đọc thêm sách lịch sử và hiểu cho rõ ràng.
Kính xin chư huynh lượng thứ cho tính nói thẳng của ngu đệ.!!!!!