PDA

View Full Version : Nguồn gốc dân tộc Việt


langtu_codoc
24-08-2004, 13:24
Trong các giống người sinh sống trong bán đảo Ðông dương thì người Việt Nam là trọng yếu hơn cả .
Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giống Tiên Rồng. Vua đầu tiên là họ Hồng Bàng nước Xích Quỉ là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương. Một hôm đi ngoạn cảnh ở hồ Ðộng Ðình, thình lình gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần tự xưng là Long nữ, con gái của Ðộng Ðình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi cha làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Ðế Lai, vua một nước láng giềng, sinh ra một lần trăm cái trứng, sau nở thành trăm người con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng : " Tôi là dòng dõi Long Quân, nàng là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không thể được. Nay trăm đứa con trai thì nàng đêm 50 đứa lên núi, còn 50 đứa để tôi đem xuống Nam Hải " . Sau Lạc Long Quân phong cho người con đầu làm vua ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy Tổ của dòng giống Việt Nam ngày nay .
Chuyện trên tuy hoang đường, song tất có ý nghĩa . Có lẽ nó chỉ sự liệt của nước Xích Quỉ thành những nước nhỏ gọi là Bách Việt (1), nhưng đó chỉ là một điều phỏng đoán. Nay ta căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Ðông Bác Cổ thời Pháp thuộc mà xét xem gốc tích của dân tộc Việt Nam ta như thế nào .

(1)U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Ðòng Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở An Nam.

Có người cho rằng tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu vực của sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng cổ điển rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở ( đời Xuân Thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền Nam ở vùng Quảng Ðông, Quảng Tây, rồi lần dần đến Bắc Việt và phía bắc Trung Việt.
Nhưng theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Indonesien bị giống Aryan đuổi ở Ấn Ðộ mà tràn sang bán đảo Ðông Dương, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Malaynesien, rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang quần đảo Indonesia, còn một phần ở lại bán đảo Ðông Dương. Ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Miên sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Ðộ, ở phía Bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa mà thành người Việt Nam.

Giống người Việt Nam buổi đầu ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau khi địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau mà chia ra làm hai nhánh : nhánh ở miền trung trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Quốc mà tiến thẳng vào phương nam, tức người Việt Nam ngày nay . Còn nhánh ở đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện ở miền thượng du nghệ An, Thanh Hóa và Hòa Bình.

Xét về thể chất của người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu ( chỉ suất 82.8), mình thấp (1m58), chân tay nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn ở phía nam thì người thường yếu và thấp hơn (1m57) . Sự sai biệt ấy tất là ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra . Tuy nhiên người Việt vẫn là một chủng tộc thuần nhất nếu xét về mặt sinh hoạt và văn hóa thì thấy rất rõ ràng.

Về mặt tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí tuệ nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý . Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, ít dân tộc nào bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hơi nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ thì sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa . Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài . Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo . Ðó là lược kệ những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt Nam. Cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội un đúc dần dần hình thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.

Người Việt Nam có tục xâm mình ( văn thân), có lẻ đến đời Trần tục này mới bỏ (2) . Họ cũng búi tóc, chít khăn, ăn trầu, nhuộm răng. Quần áo thì họ mặc áo gài về tay trái ( tả nhiệm) chứ không phải gài về tay phải như ngày nay .
(2) Sử chép rằng vưa Trần Anh Tôn ( 1293- 1314) không chịu cho xâm hình rồng vào chân, từ đó dân cũng theo vua mà bỏ tục xâm hình mình. Sử cũng chép rằng sở dĩ người Việt có tục xâm hình là vì những người ở bờ biển làm nghề chài lưới, thường hay lặn xuống nước nên phải xâm mình để cho thuồng luồng sợ mà không dám làm hại .
sưu tầm

noikhocuadanong
20-12-2011, 20:38
Người Kinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sống tại các vùng trung du và miền núi. Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa. Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỉ 10; người Dao vào thế kỷ 11; các dân tộc Hmông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước. Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thường sống tại các lãnh thổ riêng. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong đó có Ba Na, Bru, và Vân Kiều, sống ở cánh Bắc Trường Sơn. Người Mnông, Xtiêng, và Mạ sống ở đầu phía Nam của dãy Trường Sơn. Các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo gồm Êđê, Chăm và Gia rai, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên[1]. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn. Người Chăm cùng với người Kinh là những dân tộc có nền văn hóa phát triển nhất với nhiều công trình nghệ thuật, chùa, đình, đền, tháp... ở việt nam là nơi rất nhiều dân tộc khác nhau, cách sống cũng rất khác nhau. Ở nhiều nơi trên dân tộc có rất nhiều đền thờ miếu,