PDA

View Full Version : Hình tượng trầu cau trong một vài bài ca giao duyên !


cobecuaanh
21-08-2004, 09:43
Ngày nay với chúng ta , trầu cau chỉ len lỏi trong lễ hội , lễ cưới , việc lo trầu là việc cảu cha mẹ , chuyện ăn trầu là thú vui của người già . Nhưng trai gái Việt Nam xưa trầu cau là biểu tượng , là ngôn ngữ yêu thương không thể thiếu . Trầu cau gắn bó với con người từ miếng trấu cúng bà mụ khi đầy cữ , đầy tháng , đầy năm đến miếng trầu cúng tổ tiên khi từ giã cuộc đời . Miếng trầu tham gia vào lễ nhập môn , lễ thầy học , khao làng khi đỗ đạt , lại là một thứ lễ vật dùng trong buổi " chạm ngõ " trong lễ thành hôn ...
Người Việt xưa coi miếng trầu như một thứ thuốc yêu có ma lực quyến rũ :
" Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ , dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bàu yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả lối ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát , quên sao trên trời "
Đúng là ăn trầu có say nhưng với đôi trai gái ăn trầu của nhau , say trầu thì ít mà say người thì nhiều :
" Anh say nhan sắc của nàng
Hay say vì miếng trầu vàng cau tươi "
Do vậy , có cô gái e ngại miếng trầu :
" Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
....Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn "
Hoặc có khi ỡm ờ đưa đẩy :
" Tiện đây têm một miếng trầu
KHông ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng "
Là một vật tặng của tình yêu , miếng trầu không những tượng trưng cho tình cảm mà còn thể hiện cái nết " khéo tay hay măt " của người têm trầu , trao trầu . Người xưa coi con lớn không biết têm trầu là " con gái bỏ đi " . Trong các hội làng , bên cạnh cuộc thi nấu cơm , làm bánh , dệt cửi còn có cuộc thi " têm trầu " . Miếng trầu quan trọng như thế !
Trầu cau còn là biểu tượng của trai_gai_vơ_chồng , có thể vì trầu cau như cây đàn muôn dây điệu
Có điệu vui hóm hỉnh , rộn ràng :
" Vường em đất tốt trồng cau
Cho anh trồng ghé bụi trầu ở bên "
Có điệu buồn man mác , tê tái :
" Yêu nhau chẳng nói khi đầu
Để cho cha mẹ nhận trầu người ta "
" Bây giờ nàng lấy chồng đâu
Để anh mua biếu trăm cau nghìn vàng
Trăm cau thì để tặng nàng
Nghìn vàng thì để giải oan lời thề "
Ngày nay , số người ăn trầu ngày càng ít đi , vẻ đẹp môi đỏ _ má hồng _ răng đen đã được thay thế bằng vẻ đẹp môi đỏ _ má hồng _ răng trắng . Như mọi thứ trên đời , vẻ đẹp lẫn quan niệm về vẻ đẹp của con người ở mỗi dân tộc , mỗi thời đại vừa có những nét chung không biến đổi , vừa có những nét riêng có thể biến đổi
Nhưng xét về mặt nào đi nữa tục ăn trầu cũng từng là nét văn hoá được ngợi ca . Qua nhiều câu ca dao , tục ngữ , mọi người có thể đưa thêm vào để bình luận !

Tiểu Siêu
21-08-2004, 16:17
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi
Ðủ cau , đủ thuốc, đủ mùi xạ hương.
Không ăn thì bảo rằng thường
Ăn rồi thì biết người thương thế nào
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam , những câu nói về trầu cau , đọc một ngày không hết , có khi bi thương , có khi vui tươi nhí nhảnh , lại có lúc hờn dỗi . . .
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thưở nào ra
Hay lại có câu :
Trầu em buộc dải yếm đào
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say ;) ?
Lại nhớ thưở còn nhỏ , năm đó Tiểu Siêu 4 tuổi , ngày đám cưới chú cũng vụng trộm lấy một miếng trầu nhai cho đỏ môi :D . Hậu quả là say không biết đường nào mà lần nữa :( , từ đó tới nay , đọc văn cũng nhiều , đi đám lễ , đám hỏi , hội hè , trầu thấy cũng ko ít mà ko dám một lần thử lại . Ấy là lại nói tới dạo học vầ phong tục môn chuyên ngành kỳ thứ 4 ĐH , thấy thầy giáo than rằng tục ăn trầu ngày nay đã ngày một mai một đi nhiều , sợ sau này sẽ chỉ còn là một trong những thứ được nhắc tới chứ ko còn được áp dụng trong đời sống người Việt . Bỗng nhiên nghĩ mà cảm thấy hơi buồn . . . Cũng lại nghĩ , sau này khi mình già , chắc gì đã ngồi têm miếng trầu , tôi bình vôi nhỏ , cắt miếng quế mỏng và ngồi nhai bỏm bẻm như các cụ , như bà mình bây giờ ?! Vậy cũng phần nào thấy mình là người làm ngắt quãng cái truyền thống ấy , mà lại thấy người ta nói cũng phải , truyền thống chỉ là truyền thống , khi nó không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại thì . . . cũng chỉ thở dài để mà nói nó là " tục lệ " . . .
Tiểu Siêu đọc chủ đề thì thấy hay , nhưng vào cái tuổi này rồi :D , mang sự tích trầu cau ra mà nói lại , âu cũng cảm thấy ko còn phù hợp nữa . Dù là thời còn cắp sách tới trường , đã một thời say mê với sự tích ấy , cũng đã từng ngồi ngẩn ngơ trước màn hình TV mà coi vở chèo " Sự tích trầu cau " . Đẹp thì đẹp thật , hay cũng hay thật , nhưng nó đã thuộc về hơn mười năm về trước mất rồi . Nay nói lại , bỗng nhiên cảm thấy có chút gượng gạo :) , cũng như nói lại cái điệp khúc " miếng trầu là đầu câu chuyện " , đúng thì đúng thật nhưng đã nhàm chán quá mất rồi . Khi cứ cái gì nhắc tới trầu cau là lại nghe người ta nhắc tới câu đó :( . Có lẽ , chỉ còn đọc tục ngữ ca dao , mới thấy chút mới mẻ trong đó :
. . . Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn , dù nhạt , dù cay , dù mồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương .
Hay có những câu , phảng phất trong đó là sự dân dã , là sự mộc mạc , cũng cảm thấy chút gì đó thú vị , giữa cái thời buổi đã quen nhai singum :D thổi bóng kêu lách tách trong miệng :D . Đọc mấy câu này ai dám nói là ko thấy lòng có chút gì nhớ về ngày xưa ? Hay một cảm xúc gì đó như sự rung động nhỉ ? :) :
Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già

. . .
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai sau trăm họ lớn lên
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà .
Rồi lại có những câu như :
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Một thương hai nhớ , ba sầu
Cơm ăn chẳng được , ăn trầu cầm hơi
Chẳng biết có phải càng ngày văn chương càng thui chột , ngôn từ càng khô cằn hay ko , hay do cảm nhận nay đã mang mùi " thực tế " quá nhiều mà Tiểu Siêu chẳng thể nói được điều gì cho thi vị về trầu , về cau ?! Nên đành mượn hai câu này làm kết cho bài , âu cũng là mượn lời người thành lời ta , chứ sự cảm nhận nay đã " phô " quá mất rồi . Đọc cũng cảm thấy nó sách vở lắm , nhưng cũng ko còn cách nào hơn :( :
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào
. . .
Tiểu Siêu

HànTuyếtBăng
28-08-2008, 10:08
“Trầu cau” giờ có lẽ không mặn mà và cũng không còn phù hợp với tuổi teen tình yêu bốc cháy, cuồng si nữa rồi! Nó đã lỗi thời. Nhưng trong tôi, vẫn âm thầm nét cổ.

Tiện đây mời ăn miếng trầu
Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là?

Nói thế chứ! Chỉ nhìn thôi hong dám đụng vào một miếng nào đâu! Hồi còn nhỏ xíu thường lấy ống ngoái trầu của bà nghịch phá. Mà giờ, bỗng chợt thèm được một lần ngoái trầu cho ngoại ăn, mà nào có thể … ngoại ơi!!! Ngậm ngùi cũng đành nghe bài ca cổ buồn mà suy tư, thầm nhớ!...

Buồng Cau Quê Ngoại
Tác giả: Chưa Biết

Ngâm Thơ:
Chiều chiều ngước mặt lên trời
Trông bầy cò trắng bay về nơi đâu
Ngập ngừng tay sách buồng cau
Muốn về quê ngoại biết đâu mà về

Nhạc:
Quê ngoại tôi ở mãi trong đồng sâu
Quê ngoại tôi có rất nhiều cau có rất nhiều trầu
Quê ngoại tôi cũng nhiều mũi mắt cũng nhiều đĩa vắng

Ai đi đâu cũng đã từ lâu
Xa đồng sâu nay về đây về trong khói lửa
Tay sách buồng cau ngơ ngẫn bờ ao
Biết đâu mà về ...biết đâụ.mà ...về.

Tân Cổ:
Quê của bà tôi nằm sâu nơi chân trời mờ mịt ấy
Không biết có chờ mong người cháu ngoại muốn..quây ...về
Ngơ ngẫn dừng chân nhìn khói nguyện tư bề
Lối mòn củ cỏ lao giầy đạp nhưng đường vào làng đã gẫy nhịp cầu tre
Xóm nhà quen ở đầu ngõ nay chỉ còn lại đám rừng hoang hiu quạnh
Biết đâu những gì nơi quê ngoại mà hồi nào tôi còn khắc ghi trong trí nhớ ....

Buồn nào hơn buồn đi xa xứ nhớ nào bằng nhớ tổ nhớ tiên
Tôi ra đi khi quê ngoại vẫn còn vui thưở hàng cam còn say trái
Có bờ chuối xanh cao bên mấy nọc trầu vàng
Có bóng ngoại tôi đầu bạc như bông đang lụm khũm trồng hành
Miệng rầy chó mắn mèo chữi vịt rồi lại vào nhà lấy thốc cho ăn
Chữi mà thương chứ không phải ghét đâu tính hịt hạt nhưng thương con cưng cháu
Bóng hình kia in sâu vào tâm não cho đến trọn đời tôi không thễ mờ phai ...

Ngâm thơ:
Ngoại tôi nhà nhỏ xíu xiu
Không nhiều tiền bạc mà nhiều trầu cau
Trãi qua mấy cuộc bễ dâu
Vườn cau hết trái vườn trầu héo giây

Tân Cổ:
Chắc bà tôi cũng muốn gầy lại giống trầu cau đễ sớm hôm tạo nên tình thắm tươi nồng đượm nghĩạ.cau ...trầụ
Nhưng khói lửa chưa yên quê ngoại vẫn ưu sầu
Nếu trồng được giây trầu xanh lá thì cũng không thễ nào trồng kịp cây cau
Có trầu mà thiếu trái cau lạc tình lạc nghĩa lạc màu son tươi
Đường về quê ngoại xa xôi buồng cau mang nặng tình ai thương chờ

Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê ngoại ruột đau chín chiều
Đường không cách trở bao nhiêu
Cò bay thì được tôi về thì không

Xin lữ khách hảy gửi theo cánh cò bay miền thương nỗi nhớ
Đến làng xưa đang nức nở đợi chờ
Nhưng đừng trở lại làm chi trong khói lửa mịt mờ
Đừng tìm kiếm những gì nơi quê ngoại vì nó đã biếng thành tro bụi tan hoang
Dừng chân đây mà đỗ lệ đau thương rồi tưỡng tượng một nắm mồ lạnh lẽo
Đã vùi sâu bóng hình thân yêu củ đễ ngàn thu không thấy mặt người về

Thời gian ơi hởi thời gian
Phải chăng quê ngoại đã tàn về xưa
Bà không sợ gió ngại mưa
Mà buồn ngăn cách mà sầu chia phôi
Quê xưa kẻ ra đi bỏ làng xa xứ phút nào quên rồi cũng nhớ cũng thương
Làng của ai chẳng có một quê hương một bà ngoại lưng còng tóc bạc
Dù tiệc ngon đầy cao lương mỷ vị cũng không sao bằng tình ngoại với cao trầu

Ai dẫu xa xứ bao lâu
Đừng quên bóng ngoại trồng trầu ươm cau
Con cò cất cánh bay mau
Nhìn theo mà nhớ đường về quê hương
...

Và cũng xin mượn lời thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt bút tiếp cho nỗi lòng canh cánh yêu đương. Và cũng đành vay mượn nhà thơ một ít tâm tư, tình cảm để mà da diết đăm chiêu.

Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quẹt vôi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Ðừng xanh như lá bạc như vôi
...

Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

Yêu nhau trầu vỏ cũng say
Ghét nhau cau đậu đầu khay chẳng màng

Chỉ tiếc rằng thời buổi hiện nay hong có nhiều cau cho tôi bổ và cũng không có nhiều trầu cho tôi bứt. Hihi

Sưu tầm.