PDA

View Full Version : Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


langtu_codoc
10-11-2004, 13:45
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.



Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người làcon Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

HÀ ÂN - TRẦN QUỐC VƯỢNG

LSB-TrieuNhi
11-11-2004, 06:36
"Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...".

hì cho Tn thỉnh giáo tí: ngủ hành là gì vậy ?? có phải kim mộc thuỷ hoả thổ ko ?
Còn cửu cung nữa ..chưa nghe bao giờ ??

Lý Thám Hoa
11-11-2004, 07:06
Cái này thì Triệu Nhi phải hỏi GS Trần Quốc Vượng mới xong. Anyway, dù kô hứng thú lắm với Kinh Dịch nhưng ta còn nhớ mang máng thế này :

+ Cửu Cung : Tức là lấy 8 cung của Bát Qúai (Càn-Khôn-Tốn-Khảm-Chấn-Đoài-Ly-Cấn), ứng theo 8 phương, thêm phương vị Trung ương là Thái Ất mà tạo thành. Đọc sách thì thấy thời xưa người ta (như Trương Lương, Khổng Minh chẳng hạn) dùng bát Qúai và Cửu Cung để dàn trận thế đại loại như ma trận. Hoặc trong kiếm hiệp cũng thấy, như Hoàng Dược Sư và Anh Cô từng bày trận (Xạ Điêu Anh Hùng).

Cái bài trên chẳng biết cậu "langtu" có copy chính xác hay không, nếu chính xác từng chữ mà :
Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi
Trần Quốc Vượng mà còn nói được thế này thì cũng đáng suy nghĩ.

Quận Chúa Quỳnh Anh
11-11-2004, 10:05
Hưng Đạo Đại Vương vốn đánh giặc đã dữ , ái ân cũng bạo . Đại Việt Sử Ký Toàn Thư kể rằng hồi đó vua Trần Thái Tôn gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương . Vua gởi công chúa đến ở trong dinh của Nhân Đạo Vương là bố của chú rể để chờ ngày đám cưới . Vua cũng cho mở hội lớn 7 ngày đêm trong triều ngoài nội , ý muốn báo cho ai cũng biết ý định của vua .
Vương tử Quốc Tuấn muốn lấy kỳ được công chúa Thiên Thành " ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa , thông dâm với nàng " . Ly kỳ ở chỗ , khi chuyện đến tai vua , vua sai người đến tận nơi giải quyết , quả thấy Quốc Tuấn đang hiện diện , bấy giờ bố chàng rể mới hay biết . Vua đành cấp 2000 mẫu ruộng để bồi hoàn sính vật cho chú rể và đành cho Quốc Tuấn và Thiên Thành gá nghĩa trăm năm . Ly kỳ khác , công chúa Thiên Thành là vai cô của vương tử Quốc Tuấn ( em của thân phụ ) . Triều Trần , dưới tay sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ , chủ trương hôn nhân nội thích ( trong huyết thống hoàng gia ) để tránh lọt vương quyền sang tay dòng họ khác , nên hành động của Quốc Tuấn là theo ... truyền thống ( Các sử gia đời sau khen triều đại nhà Trần cường thịnh vẻ vang nhưng loạn luân quá đáng ) .
Thời đó vương tử Trần Quốc Tuấn còn trẻ , chưa ra làm tướng , chưa viết Binh thư Yếu Lược , nhưng chiến thuật " tốc chiến tốc thắng " , chiến pháp " xuất kỳ bất ý " của chàng trong tình trường quả là lợi hại . Nếu có bại , thì chàng cũng " hớt trước " chú rể rồi , cũng nhờ sự đồng tình , đồng thuận của công chúa Thiên Thành . Người chồng hụt Trung Thành Vương , cũng là bậc vương tử tài đức , nhưng làm sao sánh bằng vương tử Quốc Tuấn , ngoài tài đức lại đầy dũng và trí . Mặt khác Quốc Tuấn và Thiên Thành từng sống gần gủi nhau từ bé , chung một mái nhà ( do công chúa Thuỵ Bà săn sóc ) , tình yêu ắt đã bén lửa từ lâu . Có lẽ , công chúa Thiên Thành khi thấy Quốc Tuấn bất ngờ đột nhập the phòng , lòng dù lo vẫn mừng khấp khởi , và quyết định :
Phẩm trên rơi đến tay hèn
Hoá công nắng giữ , mưa gìn với ai
Biết thân đến biết lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Bài này QA đọc được trong một cuốn đặc san , post lên cho các bạn đọc cho vui

langtu_codoc
11-11-2004, 13:19
"Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...".

hì cho Tn thỉnh giáo tí: ngủ hành là gì vậy ?? có phải kim mộc thuỷ hoả thổ ko ?
Còn cửu cung nữa ..chưa nghe bao giờ ??Về ngũ hành à xem nào,chắc cài này mình đã đưa về máy lâu rồi chắc là còn :
:-? :-? :-? Đây rồi
Đây là 1 bài viết về "Ngũ hành Luận" nhưng nó rất dài nên mình chỉ đưa lên sơ sơ nếu có hứng thú thì đưa nốt số còn lại

Nguồn Gốc Thuyết Âm Dương Ngũ Hành







Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng.

Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau:

Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng).

Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen).

Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5.

Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10.

Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết:

Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.

Nghĩa Là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6.
Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8.
Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10.

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

1-6: Hành Thủy, phương Bắc.
2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
3-8: Hành Mộc, phương Đông.
4-9: Hành Kim, phương Tây.
5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.

Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.

langtu_codoc
21-11-2004, 15:08
Tính Chất Của Ngũ Hành



Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt.

Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển.

Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể.

Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả.

Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ.

Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập.

Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn.

Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng.

Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức.

Hành Kim bất cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở nên mềm giãn, không có sức đàn hồi.

Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo.

Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục.

Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên.

Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình.

Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn.

Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ.

Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại.

Tiểu Siêu
21-11-2004, 21:42
Chư vị có nghĩ là chúng ta nên change cái tiêu đề cho topic này ko? Đổi thành " Thuyết ngũ hành " hay " Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và thuyết ngũ hành "? 8-| :?
Tiểu Siêu

Diệp Cô Thành
22-11-2004, 17:18
Không cần đâu, cứ bàn tới bàn lui cho vui, bàn cho hết nhẵn những gì khúc mắc. Chứ phần danh nhân VN mà cứ copy mấy bài trong sách giáo khoa kiểu như "Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc" hay "Lê Lợi, người nông dân nổi dậy", rồi paste ra toàn là tiểu sử, thành tích ... thì có gì đâu mà bàn nữa.

Nhân tiện, nhắc cậu langtu_codoc chút: Nếu có copy hay trích dẫn tư liệu ở đâu thì nên tôn trọng tác giả mà cho cái ngoặc đơn + tên nguồn hay tên tác giả.

LSB_ĐiềnBáQuan
22-11-2004, 20:34
nói trần thủ độ dẹp tan quân trần liễu là sai đó bạn ạ.... thực chất mỗ biết thì (ttrong "nhà trần -một triều đại anh hùng " , sau khi bị trần thủ độ éf gả vợ mình cho trần cảnh , trần liễu trong cơn tức giận đã ko suy nghĩ gì dẫn quân đánh trần cảnh , sau đó trần liễu thấy quân mình khó có thể thẳng đc trần cảnh , và cũng đã nguôi cơn tức giận suy nghĩ lại thì thấy tình cảm anh em máu thịt giết nhau ko đặng bèn đợi khi đêm xuống bơi ra thuyền ngự của vua xin bãi binh , trần thủ độ thấy trần cảnh liền mắng là " mày là loại hẹp hòi , nghĩ cho bản thân mà ko hề lo cho vận mệnh quốc gia " sau đó rút gươm định chém trần liễu , trần cảnh thấy vậy vôi đưa mình đỡ cho anh... xin trần thủ độ tha mạng cho trần cảnh... trần thủ độ thấy cảnh đó ko cầm lòng đc chảy nước mắt , quẳng gươm đi rồi nói " hai anh em các ngươi ai đúng ai sai ko biết.... ta chỉ là con chó săn trung thành của dân tộc mà thôi..." .... sau đó trần liễu có còn hận trần cảnh nữa hay ko thì mỗ ko biết nhưng hưng đạo vương trần quốc tuấn có thể cầm quân đánh mông nguyên lần hai một phần nhờ vào tài năng của mình còn một phần cũng nhờ trần thủ độ nâng đỡ...còn đánh quân nguyên mông lần 1 là do trần thủ độ , bạn cứ thủ so sánh thì biết , nguyên mông sang đánh nước ta lần thứ nhất ở đời trần cảnh lúc ấy trần quốc tuấn mới chỉ gọi là theo vua giúp nước đánh giặc chứ làm gì đã được giao binh quyền , chính trần thủ độ là người nói lên câu nói bất hủ :" muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã " và cũng chính ông là người mở hội nghị diêm hồng vì tất cả những việc đó đều diễn ra ở lần đánh nguyên mông thứ nhất , lúc bấy giờ người có đủ quyền lực để thốt ra câu nói ấy và để mở hội nghị diêm hông chỉ có trần thủ độ mà thôi... sử cũ đã ghép cho trầnthur độ cái tội có công với nhà trần nhưng lại đại nghịch với nhà lý , họ cho ông vì quyền lợi dòng họ mà tìm cách cho trần cảnh lên ngôi ,vì thế họ đã xóa toàn bộ công trạng của ông....

Quận Chúa Quỳnh Anh
23-11-2004, 09:45
chính trần thủ độ là người nói lên câu nói bất hủ :" muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã " và cũng chính ông là người mở hội nghị diêm hồng vì tất cả những việc đó đều diễn ra ở lần đánh nguyên mông thứ nhất , lúc bấy giờ người có đủ quyền lực để thốt ra câu nói ấy và để mở hội nghị diêm hông chỉ có trần thủ độ mà thôi....
Sở Khanh huynh , QA nhớ có đọc được một bài viết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn , tác giả tên là Hoàng Văn Thuận trong một đặc san có tên là " Gia đình Hải Quân Trần Hưng Đạo / OCS Bắc California " có cái câu này :" muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã " nhưng không phải do Trần Thủ Độ nói.
Trên bãi chiến Lạng Sơn , quân của hai bên giao tranh lúc đầu không phân thắng bại , nhưng sau mặt trận Khả Lợi và Lộc Châu thất thủ , quân ta rút về cố thủ Chi Lăng. Trần Hưng Đạo và các tướng Dã Tượng và Yết Kiêu rút quân về Bài Tân để về Vạn Kiếp vì thấy không giữ nổi Lạng Sơn.
Được tin Lạng Sơn thất thủ , vua Nhân Tông dùng thuyền đi Hải Dương gặp Trần Hưng Đạo ,nói :" thế giặc lớn quá , chống nó sẽ hại dân , hay là hàng để cứu dân".
Trần Hưng Đạo trả lời :" Nếu bệ hạ muốn hàng , xin chém đầu tôi đi trước đã ".
Hội nghị Diên Hồng vào thời điểm Trần Hưng Đạo đóng đại quân tại Vạn Kiếp tỉnh Hải Dương để tiếp sức cho chiến trường thủy bộ khắp nơi.
Trần Bình Trọng đóng căn cứ tại sông Bình Than. Trần Khánh Dư chỉ huy Vân Đồn tỉnh Quảng Yên. Tháng 12 năm 1284 , Thánh Tông Thượng Hoàng triệu tập bô lão tại điện Diên Hồng , bô lão đồng lòng xin thề quyết chiến bảo vệ Việt Nam ( đây là hội nghị dân sự ).

QA muốn biết tài liệu do Sở Khanh huynh post và tài liệu do QA đọc được , cái nào mới là đúng vậy? Có ai biết xin trả lời giúp cho QA được biết nha ! Cám ơn các bạn.

Lý Thám Hoa
23-11-2004, 10:13
Anh nhi đúng rồi !
.................................................. ...............................

Giặc chiếm ngay kinh thành bỏ trống
Đốc đại quân tổng tấn công ta
Đà Mạc giặc đã tràn qua
Bắt Trần Bình Trọng đưa ra dụ hàng

"Nếu thuận theo : làm vương đất Bắc
Bằng không thì, sẽ giết làm gương"
"Ta thà là quỷ nước Nam
Còn hơn phản quốc làm vương xứ người"

Giặc tức quá giết người khí tiết
Sai quân về đem tiếp viện thêm
Toa Đô từ dưới đánh lên
Kẹp quân ta giữa ba bên bốn bề

Vua sai Dương ra đi xin hoãn (1285)
Xin cầu hòa, cốt được bãi binh
Để làm dịu bớt tình hình
An Tư công chúa hiến mình dâng cho(1285)

Trước thế nước nguy cơ bại trận
Trần Nhân Tông hỏi vặn Đại Vương :
"Thế nào !" - Hưng Đạo tâu rằng :
"Chặt đầu thần trước, sẽ hàng giặc sau"

LSB_ĐiềnBáQuan
26-11-2004, 14:27
chà.... cái này thì mỗ cũng ko thể rõ đc , chúng ta là con cháu người việt và cũng chỉ là kẻ đọc sử việt chứ ko phải là " người đương thời " , ai đúng ai sai chúng ta ko có quyền kết luận mà chỉ bàn bạc rút ra một lí giải mình cho hợp lí nhất.... vào thời đại ấy biết bao nhiêu âm mưu? bao nhiêu tính toán? bao nhiêu sự kiện bị thất lạc và thay đổi? chúng ta là người đời sau ko thể biết rõ.... chính vì vậy mọi câu chuyện chúng ta nói ra chỉ mang tính tương đối và chúng ta cũng nên tương đối tin vào chúng , ko nên áp đặt cái này đúng cái kia sai... vì tất cả đều là sách sử chép lại... có thể như sở mỗ nói , vì cho trần thủ độ là loạn thần với triều lý nên sử cũ đã xóa toàn bộ công lao của ông , các huynh đệ có thể thấy rõ điều đó bằng việc tìm hiểu các sách sử cũ đời trần ko hề nêu lên một tí công lao của trần thủ độ mà chỉ có trần quốc tuấn , điều đó có quá vô lí ko khi mà trần thủ độ là một ngươi ( theo chúng ta bây giờ ) có đầy công lao đối với đất nước mà trong sử lại ko hề ghi chút công lao của ông?... và cũng có thế như quỳnh muội nói vậy... biết thế nào đc đúng ko? chúng ta là kẻ đọc sử thì ko nên chỉ biết sách sử ghi thế nào thì chúng ta coi đó là như thế hãy nghĩ thoáng hơn một chút... người viết sử việt trước kia chịu sâu sắc ảnh hưởng nho giáo với các điều lệ hà khắc " trung quân ái quốc "... " vua xử thần tử thần bất tử bất trung / phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu "... chính vì thế họ có một định kiến ko thể chấp nhận đc về cách làm của trần thủ độ... có thể vì thế họ đã xóa công lao của ông...

sở mỗ... ngoáy bút

Lý Thám Hoa
26-11-2004, 15:28
ai đúng ai sai chúng ta ko có quyền kết luận mà chỉ bàn bạc rút ra một lí giải mình cho hợp lí nhất.... vào thời đại ấy biết bao nhiêu âm mưu? bao nhiêu tính toán? bao nhiêu sự kiện bị thất lạc và thay đổi? chúng ta là người đời sau ko thể biết rõ.... chính vì vậy mọi câu chuyện chúng ta nói ra chỉ mang tính tương đối và chúng ta cũng nên tương đối tin vào chúng , ko nên áp đặt cái này đúng cái kia sai... vì tất cả đều là sách sử chép lại...
Tầm bậy tầm bạ, cậu lấy tư cách gì, đi được những đâu, đọc được bao nhiêu sách để nhận định tào lao như thế ?

điều đó có quá vô lí ko khi mà trần thủ độ là một ngươi ( theo chúng ta bây giờ ) có đầy công lao đối với đất nước... vì thế họ đã xóa công lao của ông
Đâu ? Cậu thử kể tôi xem cụ thể là công lao gì to lớn với đất nước ? Cậu dùng từ "chúng ta" tức là mấy người ?

Đọc cái đoạn trích này đi :
Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).

Nguyên Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224) nhường ngôi cho người con gái mới sáu tuổi là Chiêu Thánh công chúa tháng Mười năm giáp thân (cuối 1224), tức Lý Chiêu Hoàng (trị vì 124-1225). Lý Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng, xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang thiền sư. Trần Thủ Độ sắp đặt cho con cháu của mình là Trần Cảnh, mới tám tuổi, cưới Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lại nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tức Trần Thái Tông.

Để củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ kiếm cách tiêu diệt tất cả con cháu nhà Lý. Việc đầu tiên là Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần Thủ Độ nói rằng: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái". Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: "Lời nhà ngươi nói ta hiểu rồi". Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào triều bàn việc. Huệ Quang biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận. (1)

Trần Thủ Độ ra lệnh đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng các bộ tộc ít người ở các vùng núi xa xôi miền biên viễn. Tháng tư năm nhâm thìn (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lý, nên Trần Thủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.

Gần cuối năm Nhâm Thìn (1232), tôn thất nhà Lý tập trung làm lễ tế tổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm (nay thuộc Bắc Ninh). Trần Thủ Độ cho làm nhà tế lễ bằng tre lá trên một cái hầm, khi con cháu nhà Lý tập trung hành lễ, Trần Thủ Độ ra lệnh chôn sống hết con cháu nhà Lý để dứt điểm một vấn đề làm cho Trần Thủ Độ lo lắng bấy lâu nay. Sau cuộc thanh trừng khủng khiếp này, con cháu nhà Lý không còn dám về Bắc Ninh làm lễ tế hàng năm, và họ thay tên đổi họ sống lẫn khuất trong dân gian để tránh bị tiêu diệt. (2)

Đặc biệt hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ của Lý Anh Tông đã bỏ nước ra đi năm 1226, cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Triều Tiên hay Cao Ly tức Korea. Tám trăm năm sau, con cháu của hoàng tử này đã về Việt Nam thăm lại đất tổ ...

++ Nguyên văn: Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục, bản dịch của Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội

LSB_ĐiềnBáQuan
26-11-2004, 16:23
nực cười.... như mỗ đã nói ... mỗ ko nói trần thủ độ đúng hay sai , những cái huynh trích ra đều là việc cá nhân giữa triều trần và nhà lý , đó đâu phải và việc chính sự đúng ko? việc một triều đại mới lên thay thế triều đại cũ phải củng cố thực lực của mình là chuyện tất nhiên ... đâu thể vì trần thủ độ làm những việc ấy ( ko biết có thật ko ) mà quy kết ông bao nhiêu tội... tài lieeuh huynh đưa mỗ cũng đã đọc rất nhiều dạng như thế rồi... nhưng đúng hay sai? ai làm chứng? mỗ còn đọc một tài liệu nữa nói là : lý huệ tông chán việc nước , truyền ngôi cho lý chiêu hoàng rồi đi tu... trước tình hình như vậy ( nguyên mông đang lăm le xâm lược ) để một cô bé mới bảy tuổi lãnh đạo triều đình như thế có an tâm , trần thủ độ tuy là quan đầu triều nhưng cũng ko thể vượt quá quyền hạn của vua... những việc cần kíp đều phải dâng lên hoàng thượng chuẩn tấu... đợi đến lúc ấy thì đã quá muộn...trần thủ độ mới cho trần cảnh vào chơi cùng chiêu hoàng , có bạn cùng lứa chiêu hoàng rất vui ngày đêm quấn quýt , nhân khi hai đứa trẻ ham vui đang chơi trong phòng trần thủ độ liền đóng của loan tin hoàng thượng đã có chồng...sau đó ông gợi ý chiêu hoàng nhường ngôi cho trần cảnh và chiêu hoàng cũng vui vẻ nhường ngôi ko hề có éf buộc gì ở đây cả... huynh thử so sánh xem , nếu trần thủ độ làm những việc tày trời như huynh viết tại sao dân chúng vẫn ủng hộ triều trần? mà lại ko nổi loạn như triều hồ ... nếu tài liệu đó là thật thì tội của trần thủ độ còn nặng gấp trăm lâng hồ quý ly đúng ko?
huynh nói trần thủ độ ko có công lao gì đối với quốc gia vậy huynh có dám khẳng định nếu trần thủ độ ko làm vậy thì việt nam có thể 3 lần đánh thắng quân nguyên mông ko? huynh có thể nói có chứ... lý huệ tông cũng có thể đánh thắng quân nguyên mông... nhưng... dưới một sự lãnh đạo của một ông vua chán việc chiều chính ( theo mỗ ) và bất tài để một quan thần uy hiếp ( theo huynh) thì việc chống nguyên mông sẽ đi tới đâu? trần thủ độ đã ko tiếc công sức củng cố đoàn kết triều trần , một ngươi đã thưởng vàng cho kẻ dám nói xấu mình và cho là một kẻ ngay thẳng đáng dùng , đã khen thưởng một lính canh dám cản ngay cả xe vợ mình khi phạm vào khu cấm , theo huynh đó có phải một con người xấu xa...

... mỗ cũng đã nói... mỗ là kẻ đọc sử chứ ko phải là người viết sử , mỗ là kẻ sinh sau chứ ko phải kẻ "đương thời "... do vậy mỗ cũng ko dám nói những gì mình nói là đúng và những gì huynh nói là sai... mỗ chỉ dám nói ra để bình luận chứ ko dám áp đặt đúng sai... nếu huynh cứ khăng khăng mình đúng mỗ sai thì cũng chấp nhận vì mỗ viết ko phải đệ nhận định ai đúng ai sai mà để mọi người đọc và biết thêm một tài liệu sử nữa...

Lý Thám Hoa
26-11-2004, 17:05
huynh nói trần thủ độ ko có công lao gì đối với quốc gia vậy huynh có dám khẳng định nếu trần thủ độ ko làm vậy thì việt nam có thể 3 lần đánh thắng quân nguyên mông ko? huynh có thể nói có chứ... lý huệ tông cũng có thể đánh thắng quân nguyên mông... nhưng... dưới một sự lãnh đạo của một ông vua chán việc chiều chính ( theo mỗ ) và bất tài để một quan thần uy hiếp ( theo huynh) thì việc chống nguyên mông sẽ đi tới đâu?
Thế này mà gọi là công to với đất nước ? Tôi nói là 'NẾU" để cho nhà Lý tiếp tục cầm quyền thì chẳng những đánh tan quân Nguyên mà còn chiếm luôn cả Trung Hoa nữa cơ.

Cậu không là "người đương thời" nên đừng cãi với tôi là không phải, tôi cũng không là "người đương thời" nhưng tôi biết chắc 1 tỷ phần trăm là nhà Trần đã soán nhà Lý trước khi quân Nguyên vào. :))

... mỗ cũng đã nói... mỗ là kẻ đọc sử chứ ko phải là người viết sử , mỗ là kẻ sinh sau chứ ko phải kẻ "đương thời "... do vậy mỗ cũng ko dám nói những gì mình nói là đúng và những gì huynh nói là sai... mỗ chỉ dám nói ra để bình luận chứ ko dám áp đặt đúng sai... nếu huynh cứ khăng khăng mình đúng mỗ sai thì cũng chấp nhận vì mỗ viết ko phải đệ nhận định ai đúng ai sai mà để mọi người đọc và biết thêm một tài liệu sử nữa...
Thôi, tôi thua cậu rồi. Thế đi cho xong !
Lịch sử mà xem như chuyện đàn bà đẻ con, người chép sử như người dò số đề may rủi, muốn chép gì thì chép ... Luận kiểu này thì ai mà tranh cho lại. Xuống HS nằm đi.

Bệnh Quan Sách
26-11-2004, 22:39
Xin có vài lời ! mỗi người có một cách lý giải , chỉ là phiếm luận và mạn đàm thôi sao phải cay cú thế , ông họ lý này tôi cũng đọc nhiều bài của ông và lấy làm rất thích , nhưng từ ngữ và phong cách của ông thì hơi ngạo mạn một chút , uhm ông giỏi thì cũng nên kiêu mới phải...viết mà cứ như , " hiếp dâm " con người ta băng kiến thức của ông ấy .
Mà nói dài có khi ông lại quay ra choảng tôi vì nói vô căn cứ ấy chứ .. tôi không có thích bới móc nên chỉ góp ý như vậy thôi
Thân ái !

Lý Thám Hoa
27-11-2004, 06:34
Bạn Bệnh thân mến,

Tôi có nghe nhiều về bạn, cũng đã đọc nhiều về bạn. Bữa nay bạn chiếu cố đến, lẽ nào tôi lại không có chút hứng thú mà bắt lấy cơ hội làm quen.

Thế này vậy, bạn nói tôi ngạo mạn cũng chả sai, vì vốn dĩ tôi là như thế. Bạn khen tôi khiêm cung, hòa ái cũng đúng, vì vốn dĩ tôi cũng là như thế. Bạn không khen cũng chẳng chê, tôi vô hình vô ảnh. Hoàn toàn chính xác, vì vốn dĩ tôi cũng là như thế. Chỉ chắc chắn 1 điều, tôi không đi thi hoa hậu nên không bị ràng buộc bởi những số đo hoặc phong vận.

Khi hàn huyên với bạn bè, tôi hay nêu quan niệm thế này :
- Ở diễn đàn, trao-đổi và bảo vệ quan điểm, bảo vệ những luận lý bản thân tự rút ra... đối với riêng tôi, không phải là những viên thuốc bọc đường. Bạn khoan hiểu lầm, tôi cũng không gánh vác trọng trách quốc gia là dắt dìu dân trí, để phải dùng câu "Thuốc đắng giã tật". Không, tôi chẳng có nhiệm vụ phát thuốc để giã ai cả, vì tôi không đủ thời gian và kiên nhẫn. Đơn giản là tôi chỉ muốn đọc những bài viết hay, càng nhiều càng tốt. Cho nên đôi khi, phải tìm cách tận dụng sạch nhẵn nội lực của người viết bài, thêm vào bài gợi ý của mình liều thuốc "kích thích" cũng là một cách.

- Không chỉ là người khó tính trong việc trình bày, câu chữ phải rõ ràng, chính tả-ngữ pháp phải rành mạch. Tôi còn là người cố chấp đến cực đoan, khi tôi phải giã ai đó thì giản dị là không muốn nhìn thấy lần thứ 2 những lý luận đại loại như "Đọc Sử như đọc truyện Kim Dung thôi, chúng ta không phải người của thời đại đó làm sao biết đúng sai. Mọi người đều phải tự nghĩ ra tình tiết cho sách Sử chứ".

- Đúng như bạn nói đấy thôi, chỉ tiếc là phần đông nhân lọai trên diễn đàn, khi bị quote bài lại và bị rót nước sôi thì liền bỏ ngay cái nội dung, giá trị của chủ đề và bài viết... mà xoay sang bươi móc đời tư nhau ra cho hả hê. Thật là mất hứng, đúng không?

Cuối cùng, trong mắt bạn và nhiều người nữa, tôi là nhân vật:
từ ngữ và phong cách của ông thì hơi ngạo mạn một chút

Cho nên bạn cứ yên 120 cái tâm là sẽ không có chuyện :
...sao phải cay cú thế ... có khi ông lại quay ra choảng tôi vì nói vô căn cứ ấy chứ
Đúng ra, ở vài diễn đàn mà tôi tham gia. Lắm khi vì để đọc hoặc trả lời 1 bài viết, phải đến mất ăn mất ngủ vài ngày. Bạn, nếu là dân tham gia diễn đàn lâu năm chắc biết thứ cảm giác này sướng như thế nào. Nhưng chắc chắn đó không là "cay cú", mà chính xác là "phấn khích".

Thân !
LTH

Quận Chúa Quỳnh Anh
27-11-2004, 10:05
chà.... cái này thì mỗ cũng ko thể rõ đc , chúng ta là con cháu người việt và cũng chỉ là kẻ đọc sử việt chứ ko phải là " người đương thời " , ai đúng ai sai chúng ta ko có quyền kết luận mà chỉ bàn bạc rút ra một lí giải mình cho hợp lí nhất.... vào thời đại ấy biết bao nhiêu âm mưu? bao nhiêu tính toán? bao nhiêu sự kiện bị thất lạc và thay đổi? chúng ta là người đời sau ko thể biết rõ.... chính vì vậy mọi câu chuyện chúng ta nói ra chỉ mang tính tương đối và chúng ta cũng nên tương đối tin vào chúng , ko nên áp đặt cái này đúng cái kia sai... vì tất cả đều là sách sử chép lại...QA nghĩ nếu nói như huynh vì tất cả đều là sách sử chép lại , có sự kiện bị thất lạc và thay đổi nên không biết ai đúng ai sai hả ? QA không nghĩ vậy đâu , đã gọi là lịch sử học thì phải được đòi hỏi tuyệt đối chính xác , bởi vì lịch sử học của nước ta không phải chỉ có trong phạm vi trong nước mà nó còn được truyền bá ra nước ngoài nữa đó . Và dư luận quốc tế không hiếm người đã nói về dân tộc Việt Nam theo mọi khía cạnh , nhất là về lịch sử .
Lịch sử học còn là cái tiêu biểu tượng trưng cho giống nòi của mình , nhất là về những anh hùng dân tộc nên không có thể mơ hồ được và không có thể nói theo kiểu muốn hiểu sao thì hiểu được . Nhất là khi nói đến anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn , Ngài đã được người dân tôn sùng là Thánh Vương và được lập đền thờ khắp nơi . Ngài còn được Hội Sử Gia ( hay Hội Quân Sử Thế Giới ) của Hoàng gia Anh quốc công nhận Ngài là một trong những danh tướng lẫy lừng của nhân loại ( một vị anh hùng như thế được cả nước ngoài khen ngợi thì chắc chắn là lịch sử phải hoàn toàn có tính chất chính xác tối đa rồi còn gì . Còn nữa , theo ông Hồ Hữu Tường , có nhắc đến một trường hợp của một nhà sử gia người Nhật , đã viết một cuốn sách dày trên 1000 trang , khi đề cập đến người Việt đời Trần ,có nói đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn , họ rất là thán phục khi người Việt chúng ta đã đánh thắng được quân Nguyên , một đội quân hùng mạnh , đánh khắp các mặt trận từ Đông sang Tây ( thâu tóm vương địa người Hồi , tràn chiếm Nga và Tàu với mộng xăm lăng mênh mang bờ cõi ) , vậy mà đã đại bại nặng nề đến ba lần ở Việt Nam ( Điều này chứng tỏ lịch sử học của nước ta hoàn toàn chính xác ) . Dĩ nhiên chúng ta là người đọc sử , chúng ta càng nên tìm hiểu những cái tiêu điểm chính xác , chúng ta làm gì có cái quyền phê phán ai đúng ai sai chứ , chỉ nói đến vấn đề chúng ta cũng có cái bổn phận của người đọc Sử , chúng ta cũng muốn có một lịch sử hoàn chỉnh , có đúng không ? Tuyệt đối không thể mơ hồ được . Nhưng chúng ta đọc Sử thì chúng ta phải tin vào cái độ chính xác phải có , chứ lịch sử không thể hiểu cái kiểu tùm lum như " tài liệu này khác tài liệu kia " , QA nghĩ nếu thay đổi kiểu đó xoành xoạch , không chừng " loạn sử học " luôn á !

... và cũng có thế như quỳnh muội nói vậy... biết thế nào đc đúng ko? QA không biết nên phải hỏi cho rỏ đó , bởi vì nói đến lịch sử QA không dám biết theo kiểu mơ hồ đâu , lỡ trả lời sai cho một ai đó thì ... kỳ lắm . Không biết thì QA học cho đến biết thì thôi , chứ lịch sử mà chỉ biết mơ hồ hoặc là dẫn chứng tài liệu sai thì thật là tai hại khôn lường , ví dụ như những câu bất tử của người xưa để lại nếu mình hiểu mơ hồ thì có thể biến thành trường hợp " râu ông này cắm qua cằm bà kia mất " . Vài lời thô thiển mong Sở Khanh huynh bỏ qua cho , QA cũng không dám bàn luận đâu bởi QA hiểu biết về lịch sử cũng ít lắm , đang học hỏi thêm thôi .

Hái Hoa Dâm Tặc
27-11-2004, 21:30
Mịa, đã nói về sử thì sai thế dex nào được , hai từ lịch sử không phải là ai thích nói fét nói lác cũng được . 3 lần đánh thắng Nguyên Mông của nhà Trần thì không thể nào là giả tạo được rồi. Tổ sư vó ngựa quân Mông đánh lộn tùng phèo cả thế giới tự nhin mấy ông nói là thắng mà không có thật thì chúng nó không vạch mũi ra mà đổ nước dưa vào cho ấy chứ. :D
Cái tranh cãi là cùng một sự kiện lịch sử nhưng cái nghĩ của mỗi người thế nào chứ còn cãi nhau xem lịch sự đúng hay sai thì cãi nhau là dex gì cho nó mất công :auch:

Những cột mốc lịch sử thì hoàn toàn có thể tin tưởng được , yên tâm đi :giangtay:

Lý Thám Hoa
29-11-2004, 17:36
Mông Cổ hùng mạnh vậy mà cũng dốt thật, trước đó cũng vài cây cọc, Nam Hán đã bị Ngô Quyền giã cho một trận táng đởm kinh hồn. Thế mà đến đời Trần lại vẫn đút đầu vào rọ "mời ông xơi".

Kể ra cũng nhờ trận này của Hưng Đạo mà nước ta có nhiều đoạn sông mang tên Bạch Đằng đến thế, toàn là những đoạn nằm ở trung tâm thành phố, Saigon, Đà Nẵng ..., bến Bạch Đằng chỗ nào cũng đẹp, cũng xinh. Cũng do trận này mà Hưng Đạo được phong Thánh (Đức Thánh Trần).

Và cũng vì thế mà ông được xem là Thánh Tổ Hải Quân của VN. Từ Đà Nẵng trải dài vào trong Nam, cứ nơi nào có Học Viện Hải Quân hoặc đoạn sông tên Bạch Đằng là thế nào cũng phải có 1 bức tượng THĐ rất lớn đứng chỉ tay xuống dòng sông.

Tôi cũng đã có nhiều dịp đi Hạ Long, thăm hang Dấu Gỗ, cũng rất nhiều lần đi Hạ Long bằng đường Hải Phòng để dừng chân ở Bãi Cọc (qua phà Rừng) đúng lúc thủy triều rút, nhưng vẫn không hình dung được cảnh tượng trận chiến một cách rõ ràng. Có lẽ người ta đã di dời chứng tích sao đó cho dễ tham quan hơn, hoặc như thời gian đã làm lệch chứng tích.

P.S: Nhìn hình của Hái Hoa hiền muội càng lúc càng thấy xinh. Khối chàng tình nguyện cho muội "hái" đấy. Nhận việc chưa ?

Mask
30-11-2004, 08:20
Mông Cổ hùng mạnh vậy mà cũng dốt thật, trước đó cũng vài cây cọc, Nam Hán đã bị Ngô Quyền giã cho một trận táng đởm kinh hồn. Thế mà đến đời Trần lại vẫn đút đầu vào rọ "mời ông xơi".

Ờ biết sao huynh, người Mông Cổ vốn ôm mộng lớn, tài của họ thì chẳng có gì phải bàn, đến cả nước Trung Hoa rộng lớn còn bị thu phục, rồi gần như cả một nửa Châu Âu quỳ phục dưới chân, hỏi tự cổ chí kim, mấy nước làm được như Mông Cổ?, quay lại nhìn cái nước Việt nhỏ xíu, dù đã có mấy "cái gương" nhưng có khi họ nghĩ: "Trung Hoa rộng lớn thế ta còn thôn tính được, nữa là cái nước Việt cỏn con kia. Với lại quân Nam Hán bị giã, chứ có phải ta đâu, Nam Hán sao bằng Mông Cổ ta được" :D .
Mask nhớ một câu Thành Cát Tư Hãn đã từng nói, đại ý: "Dưới triều đại chúng ta, vó ngựa quân Mông Cổ xuất hiện ở đâu, cây cỏ phải lùi bước ở đó, sông phải cạn, núi phải dời. Lên trời, thiên đình phải vắng ngắt,..." (còn một ý nữa, nhưng cốc đầu rồi mà vẫn không nhớ ra được :p )
Và lịch sử đã chứng minh, câu nói của TCTH không phải quá ngoa, con cháu ông quả không làm ông mất mặt!

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-11-2004, 10:19
đoạn sông tên Bạch Đằng là thế nào cũng phải có 1 bức tượng THĐ rất lớn đứng chỉ tay xuống dòng sông.

Nghe Thầy nhắc về tượng THD , Anh nhi cũng muốn nói thêm vài điểm chung quanh về tượng , mà Anh nhi đã đọc được của tác giả Trần Quang Phước , hy vọng là làm phong phú thêm cho cái tiêu đề chung quanh về Ngài

Bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đứng dũng liệt trên sông Bạch Đằng xưa . Tay trái Ngài cầm cuốn Binh Thư Yếu Lược . Đây là bộ binh thư lừng danh trong lịch sử Việt Nam , định danh và định thời trong việc khai sinh khoa binh pháp nước nhà . ( Theo sử liệu , Ngài còn viết Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư , gọi tắt là Vạn Kiếp Binh Thư , cuốn này đã thất truyền ) . Tay phải của Ngài chỉ ngón trỏ lên , khiến ta nghĩ ngay Ngài đang truyền dạy binh thư cho ba quân . Chúng ta còn nhớ , binh thư của Ngài không chỉ luận bàn về tổ chức binh bị ( người và khí cụ ) , chiến pháp , mà còn cả đạo đức , cốt cách người chỉ huy . Ngài đang răn đe hay vạch mặt giặc thù lẫn lũ vương tướng , lãnh đạo xôi thịt , hối lộ , bức hiếp sĩ tốt và dân lành

Chí những muốn moi gan lấy tiếc
Lòng những toan xé thịt vằm da
Dù thân rầu với cỏ hoa
Dù da ngựa bọc thây đà cũng vui
( Hịch Tướng Sĩ , của cụ Cử Nguyễn Văn Bình )

Tại sao ngón tay chỉ trời ? Biết đâu Ngài đang nói về ba phép đắc thế " thiên thời , địa lợi , nhân hoà " . Hay là Ngài đang bàn chuyện trời trăng , mây gió , vì chương mở đầu binh thư là phân tích khí tượng liên hệ với nhân tình thời thế . Ngày nay , chương " Thiêng Tượng " này được xem là thần bí , thiếu khoa học , nhưng nếu đặt vào thời đại của Ngài với tư tưởng Dịch học , bói Dịch , bói Quẻ , Độn số ... sẽ thấy kiến thức của Ngài quả là bác học . Cậu bé Trần Quốc Tuấn một thời từng sống bên sông nước , ruộng đồng , túi khôn về khí tượng của nhân gian không phải là cậu không nằm lòng :

_ Chớp đông may máy , gà gáy thì mưa
_ Chuồn chuồn liệng thì nắng , chim én liệng thì mưa
_ Ráng mỡ gà , ai có nhà phải chống
_ Móng dài trời lụt , móng cụt trời mưa

Thế thì tại sao khi Ngài giữ chức vụ Tiết chế , Hưng Đạo Vương lại nói chi đến điều " bí hiểm " , " tối nghĩa " , " phi thực tế " , " phản khoa học " về những hiện tượng của thiên nhiên ? Nhưng với lịch sử , chương " Thiên Tượng " bí nhiệm đó vẫn có giá trị về một nền văn hoá , về quan niệm của tiền nhân . Với ngón tay chỉ thiên , Ngài đang luận bàn triết lý tam vị " thiên , địa , nhân " , hay biết đâu chừng Ngài đang khẳng khái tỏ bày cái ý đại đế :

Khí hạo thiêng chí đại chí cương
So chính khí đã đầy trong trời đất
( Nguyễn Công Trứ )

Tượng Thánh Trần vẫn cứ đứng đó , chỉ tay xuống dòng sông Bạc Đằng , chứng kiến bao cuộc bể dâu của thời đại , bao vinh nhục , bao thăng trầm chính sự , quốc biến . Hằng ngày vẫn có những con chim nhỏ rất lẻ loi đậu trên vai hay núp nắng dưới chân Ngài , hát rất say sưa về những cuộc tình lứa đôi đang diễn ra trên bến cảng trước mắt Ngài , trên ghế đá công viên ngang dưới chân bệ tượng của Ngài .

Bức tượng cũng gợi lên những suy nghĩ về hiện tượng tín ngưỡng nhân gian độc đáo của Việt tộc : tục thờ Thần Hoàng . Đó là nhân vật cụ thể , gần gũi với đồng bào , hữu công với dân với nước , đó là Thánh Vương Trần Hưng Đạo .

Diệp Cô Thành
30-11-2004, 10:41
Đúng rồi đó Mask, tự vì kiêu ngạo quá nên quân Nguyên kô nghĩ ra rằng trận BĐ lại có thể tái diễn lần 2. Cái hư mà thực, thực mà hư này thì đọc Tam Quốc Chí thấy quen lắm.
Mask nếu có cài Acrobat Reader thì pm email cho huynh, gởi cho cái file .pdf về TCTH & đế chế Mông Cổ, đọc không ghiền nữa thì thôi. :p

@ Q.A: Bài của Anh nhi có nhiều chi tiết hay lắm, nhưng tác giả Trần Quang Phước lại có dụng ý khác khi mượn hình ảnh Thánh Trần để lèo lái ý tưởng vào chuyện chính trị.

cogaibuidoi_nd
07-05-2005, 10:36
ôi nói về Hưng Đạo Đại Vương mà viết toàn về mộc thuỷ thế này sao?
Nếu ai muốn chiêm ngưỡng 1 bức tượng lớn thứ 2 ở Việt Nam chỉ sau bức tượng Bác Hồ bằng đá hoa cương ở Nghệ An thì đến Nam Định công viên Vị Xuyên và thăn đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở huyện Mỹ Lộc cũng chính là quê hương của Hưng Đạo Đại Vương

LSB_VươngAnh
04-06-2005, 20:53
Hưng Đạo Đại Vương vốn đánh giặc đã dữ , ái ân cũng bạo . Đại Việt Sử Ký Toàn Thư kể rằng hồi đó vua Trần Thái Tôn gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương . Vua gởi công chúa đến ở trong dinh của Nhân Đạo Vương là bố của chú rể để chờ ngày đám cưới . Vua cũng cho mở hội lớn 7 ngày đêm trong triều ngoài nội , ý muốn báo cho ai cũng biết ý định của vua .
Vương tử Quốc Tuấn muốn lấy kỳ được công chúa Thiên Thành " ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa , thông dâm với nàng " . Ly kỳ ở chỗ , khi chuyện đến tai vua , vua sai người đến tận nơi giải quyết , quả thấy Quốc Tuấn đang hiện diện , bấy giờ bố chàng rể mới hay biết . Vua đành cấp 2000 mẫu ruộng để bồi hoàn sính vật cho chú rể và đành cho Quốc Tuấn và Thiên Thành gá nghĩa trăm năm . Ly kỳ khác , công chúa Thiên Thành là vai cô của vương tử Quốc Tuấn ( em của thân phụ ) . Triều Trần , dưới tay sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ , chủ trương hôn nhân nội thích ( trong huyết thống hoàng gia ) để tránh lọt vương quyền sang tay dòng họ khác , nên hành động của Quốc Tuấn là theo ... truyền thống ( Các sử gia đời sau khen triều đại nhà Trần cường thịnh vẻ vang nhưng loạn luân quá đáng ) .
Thời đó vương tử Trần Quốc Tuấn còn trẻ , chưa ra làm tướng , chưa viết Binh thư Yếu Lược , nhưng chiến thuật " tốc chiến tốc thắng " , chiến pháp " xuất kỳ bất ý " của chàng trong tình trường quả là lợi hại . Nếu có bại , thì chàng cũng " hớt trước " chú rể rồi , cũng nhờ sự đồng tình , đồng thuận của công chúa Thiên Thành . Người chồng hụt Trung Thành Vương , cũng là bậc vương tử tài đức , nhưng làm sao sánh bằng vương tử Quốc Tuấn , ngoài tài đức lại đầy dũng và trí . Mặt khác Quốc Tuấn và Thiên Thành từng sống gần gủi nhau từ bé , chung một mái nhà ( do công chúa Thuỵ Bà săn sóc ) , tình yêu ắt đã bén lửa từ lâu . Có lẽ , công chúa Thiên Thành khi thấy Quốc Tuấn bất ngờ đột nhập the phòng , lòng dù lo vẫn mừng khấp khởi , và quyết định :
Phẩm trên rơi đến tay hèn
Hoá công nắng giữ , mưa gìn với ai
Biết thân đến biết lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Bài này QA đọc được trong một cuốn đặc san , post lên cho các bạn đọc cho vui

thời xưa , do nước ta chiến tranh loạn lạc , sử sách bị thất lạc ko ít do vậy chngs ta phần lớn phải dựa vào sử Trung Hoa ( TH) mà TH lúc ấy vốn là cừu địch của Việt Nam do vậy sử bên họ ko tránh hỏi đơm đặt cho anh hùng dân tộc nước ta , khi đọc sử ta nên chú ý điều đó để tránh hiểu nhầm... Trước kia mỗ có nêu lí thuyết người viết sử và người đọc sử nhưng bị QA phản bác là viết sử thì phải đúng sự thật ko nên quan niệm kẻ đọc sách sử viết thế nào thì viết lại như thế chẳng biết đúng hay sai. vậy liệu có phải QA đang đi ngược lại quan niệm của mình?

Quận Chúa Quỳnh Anh
09-06-2005, 10:06
thời xưa , do nước ta chiến tranh loạn lạc , sử sách bị thất lạc ko ít do vậy chngs ta phần lớn phải dựa vào sử Trung Hoa ( TH) mà TH lúc ấy vốn là cừu địch của Việt Nam do vậy sử bên họ ko tránh hỏi đơm đặt cho anh hùng dân tộc nước ta , khi đọc sử ta nên chú ý điều đó để tránh hiểu nhầm... Trước kia mỗ có nêu lí thuyết người viết sử và người đọc sử nhưng bị QA phản bác là viết sử thì phải đúng sự thật ko nên quan niệm kẻ đọc sách sử viết thế nào thì viết lại như thế chẳng biết đúng hay sai. vậy liệu có phải QA đang đi ngược lại quan niệm của mình?Mấy ngày nay QA không có vào box này , nên không hề biết có bài của bạn VA đây , kèm một câu hỏi tới QA. Giờ mới chậm trể trả lời , bỏ qua hé :)

QA vẫn tin lịch sử không bao giờ sai được , những trang lịch sử đấu tranh của giống nòi , gương yêu nước của biết bao nhiêu anh hùng hy sinh bảo vệ non sông. Hình ảnh những nhân vật kỳ vĩ đã khai quốc , giữ gìn và phát triển đất nước , dù xưa hay nay đều được người đời nhớ ơn ghi công. Nếu nghi ngờ độ chính xác của lịch sử này , thì hóa ra đã phủ nhận tất cả những gì từ các vị anh hùng đó sao.

Lịch sử có cả vinh và nhục , , chúng ta từng bị Tàu đô hộ , Pháp thuộc , Nhựt thuộc và nội chiến. Lịch sử có chối bỏ bao giờ , tất cả tất cả nhất nhất đều được ghi lại. Bánh xe lịch sử còn là một di sản văn hóa của dân tộc , là vốn liếng quý báu cho lớp kế thừa nối tiếp công sức và khát vọng của tiền nhân qua mỗi thế kỷ , luôn là niềm tự hào của đất nước.

Người viết sử Việt là người Việt , là người đang làm một công việc cao cả ý nghĩa nhất , chính là người có bổn phận ghi lại những biến chuyển qua bao thăng trầm của đất nước và gọi tên là lịch sử, nếu sai sự thật sẽ là tội nhân thiên cổ đối với đất nước nói riêng và với người dân nói chung. Trung hoa bóp méo gì được với lịch sử của nước ta đây , Tàu làm gì mà xen vào được trang lịch sử nước nhà của mình mà bóp hay méo được. Những trận thua liên tiếp của Tàu , cái nhục bại trận của TH trên quê hương của ta từ ngàn xưa, thì anh Tàu đó sửa được sao? Bạn VA nói chuyện như đùa. Trung hoa có bóp méo uốn nắn lịch sử thì giỏi bóp méo lịch sử của chính họ thì được. Để mị dân , để phủ lên cái hào quang ảo thì cũng kệ họ.

Những trang lịch sử về các vị anh hùng của đất nước ta cái độ chính xác đã bất di bất dịch từ bao đời rồi , bạn VA nghĩ sao mà cho là ta dựa vào sử của Trung hoa? Bạn có thể cắt nghĩa cho QA rỏ hay không ?

Ah ! Còn nữa cái dẫn chứng của bạn một đoạn bài của QA thì QA cũng xin nói luôn , QA cũng có nói từ đầu , bài viết được post từ một cuốn đặc san. Bạn VA ah ! Tác giả Trần Quang Phước của bài viết đó không phải là nhà viết sử đâu , chỉ là cảm khái khi thấy bức tượng Trần Hưng Đạo do điêu khắc gia Trần Huyền tạo nên , vì thế đã viết lên đôi dòng tâm cảm của mình mà thôi. Và QA thì chỉ là người post lại cái bài đó . Cũng xin nói với bạn tác giả khi nói về THD là hoàn toàn viết theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( ĐVSKTT) đấy không phải nói mò đâu , bởi tác giả còn thuộc về gia đình Hải Quân Trần Hưng Đạo ở San Jose , California.

Lịch sử không thể nói bừa , và càng không nên nghi ngờ.