PDA

View Full Version : Một vài bình luận của tại hạ về Thi Ca Thâm Xứ


Wu Jian Tao
11-09-2004, 16:23
Hôm nay cuối tuần, chuyện đời còn rối bời, chuyện tình vẫn lơ lững. Tại hạ buồn dạo gót vào cõi Thi Ca Thâm Xứ mong tìm một chút mộng hờ làm cứu cánh cho qua cái ngày dài não nề thê thảm. Tại hạ xin đăng tải vài dòng tâm sự, nếu chư vị anh hùng có nhã ý thích thì âu cũng gọi là "Mua vui cũng được một vài trống canh".

Ghé chơi một trận
Bằng bước gót phiêu bồng
Cõi thơ là cõi bồng phiêu
Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty

Hoặc sao thì hoặc
Dù sao thì dù
Thể thái sao thì thể thái
Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng

Vậy kẻ nào
Tự xét mình
Từ trong tinh thể mà ra
Chả có chi là phiêu bồng tí chút
Thì chả nên cưỡng cầu
Tự ép uổng
Ghé vào thi ca thâm xứ làm chi
Cho luống cái công lao trí hải
Cho phí cái công trình bình sinh tâm nguyện
Nay kính cẩn đề kê khai vô dữ ngữ

WJT

Wu Jian Tao
11-09-2004, 16:31
Nhứt chi nùng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ vu sơn uổng đoạn trường

Riêng hai câu ấy thôi của ông cũng đủ khiến tại hạ đem Truyện Kiều ra múa may tất lưỡi với ông một trận.

Bọn Trung Hoa điên rồ cả rồi đêm ông ra thêu dệt những giai thoại ngớ ngẫn tưởng làm vinh dự cho ông, nhưng thực sự bôi nhọ một cách cổ kim chưa từng có. Tại hạ nhiều phen muốn nêu sự vụ kia ra nhưng nghĩ tới đã cảm thấy buồn nuôn gớm guốc không tả.

Dưới ngạc tuyền ông cứ yên lòng. Bọn tại hạ ngàn năm sau mãi mãi tự nhiên biết rằng những sự vụ kia không hề có thật. Không thể nào thi sĩ như ông lại bắt kẻ khác cới giày dép cho mình. Còn bài Phượng Hoàng Đài ông làm ra không phải để đua ghen cùng Thôi Hiệu, mà vì tương ứng với Thôi Hiệu.

Wu Jian Tao
11-09-2004, 16:36
Có lẽ thơ nói được cái buồn nhất. Nhưng làm sao nói được nỗi vui nhất? Nó như mây khói, hay là như cái gì?

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Nhưng sao gọi là vui nhất? Có cái vui rộn ràng nhất. Nô nức nhất. Hồi hộp nhất. Xao xuyến nhất. Cuống quýt nhất. Thanh bình tự tại nhất.

Nhưng sao gọi là nhất?

Ví đem vào sổ đoạn trường
Thì treo giải một mà nhường cho hai?

Cực độ của vui nhất, rất có thể khiến người ta vỡ toang linh hồn, rồi chết mất. Thế thì trong bình sinh con người ta, không bao giờ có cái gì gọi là nhất hết cả? Có lẽ...

Wu Jian Tao
11-09-2004, 17:12
Phải quên mấy bài lục bát của ông Hồ Dzếnh thì mới còn can đảm làm thơ. Hoặc còn chịu khó đọc thơ Tây thơ Tàu. Nhưng mỗi phen đang giữa cơn chịu khó liên trì mà chợt nhớ tới cái bài Phút Linh Cầu của Hồ Dzếnh, thì ối thôi! ối thôi! Chẳng còn có thể nào tiếp tục công việc gì nữa cả. Linh hồn bỗng nhiên xô ùa máu me chạy tuột đi hướng khác, vô phương thu hãm...

Khói trầm bén giấc mơ tiên
Bâng khuâng trăng rãi qua miền quạnh hiu
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam

Không còn một loại thơ kim cổ nào đứng nổi trước cái trận chiêm bao kỳ ảo kia. Tại hạ thách các bạn tìm bất cứ trong thi ca kim cổ một bài thơ nào đứng vững nổi trước mấy vần lục bác của ông bạn ba tàu Minh Hương kia.

Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
Lòng thành lễ vật dâng lên
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắc chồng
Chị tôi phụng phịu má hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan ngoài mái chị ngồi
Chị nghe đoán quẻ chị cười luôn luôn
Quỉ thần thóc mách mà khôn
Số này chồng đắt đẻ con cũng nhiều
(Rằm tháng Giêng)

Hễ thong dong tự tại thả mình theo thơ đó, thì cảm thấy mình biến thành thiên thần. Mà hễ hì hục cố bàn giải vào, thì bỗng nhiên tức thở, ngột hơi, cảm thấy mình là một con đười ươi lếu láo trơ trẽn, không biết xấu hổ là gì.

Mọi thi sĩ ngày nay đều là kẻ bất hạnh. Bị đọa đày làm thi sĩ, trong khi cõi thơ không còn lối thoát. Mấy chục bài lục bát của Hồ Dzếnh là đại dương thi ca. Ta còn đem vài giọt nước rót vào đại dương làm gì?

Có lẽ Hồ Dzếnh cũng rõ điều ấy, và vì lòng từ bi, ông bèn làm thêm nhiều bài thất ngôn xoàng xoàng xen lẫn vào. Cốt để che bớt cái cõi bao la của của đại dương. Nếu không làm thế, thì mặc nhiên lên án tử hình hết mọi thi sĩ năm Châu.

Bài Lời Về của ông riêng bốn câu cuối cũng là một tuyệt tác cổ kim:

Vó ngựa từ ngày vỗ xuống Nam
Truông mòn đưa lối Hải Vân quan
Áo nâu phai nhạt màu cây cỏ
Lá rụng hoa rơi đất nước Chàm.

Một bài tứ tuyệt như thế đúng là một tặng vật của Đường Thi. Nhưng khi Đường thi ghé xuống Việt Nam, Đường Thi đã nhảy một bước vô biên. Không còn Lý Bạch, Tô Đông Pha, Thôi Hiệu nào chạy kịp được nữa.

Chỉ trong một câu thơ, ba lịch sử đang gùn ghè nhau. Sử lịch Trung Hoa, sử lịch Việt Nam, sử lịch Chiêm Thành:

LÁ RỤNG HOA RƠI ĐẤT NƯỚC CHÀM

Một câu thơ đơn giản như thế có thể tải toàn khối Như Lai trong mấy trăm bộ kinh Phật. Thừa công lực hư vô để thiết lập căn cơ cho Siêu Hình Học Tây Phương. Trung Hoa đẩy quân về phía Nam, nước Nam phải lui về phía Nam, Chiêm Thành hoa rơi lá rụng, Nam Mô A Di Đà Phật âu cũng là lẽ bình sinh Vũ Trụ.

Cái cuộc Lữ dị thường của Khổng Tử bỗng nhiên tiếp giáp với Thái Hư Tịch Mịch trong bốn câu thơ kia của Hồ Dzếnh.

Tại hạ viết đến đây bỗng toát mồ hôi lạnh toàn thân. Mong chư vị từ nay đừng nắm lấy tại hạ mà hỏi về Hồ Dzếnh, tại hạ có chết cũng không thể hé môi nữa lời.

muonbenemnd
20-09-2004, 12:43
truyện kiều của nguyễn du đọc nghe có vẻ thương tâm cho TK nhưng mặt trái của nó thì sao nhỉ Mai mỗ xin trình bày đoạn "chị em thuý Kiều"
Vân xem trang trọng khác vời
con người sinh ra để sống,chắc thuý vân bị nhiễm chất độc màu da cam nên mới khác người dị dạng "khác vời mà"
khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Khuôn trăng đầy đặn ở đây nên hiểu thế nào nhỉ..í.ẹ.. "đầy đặn" còn nét ngài nở nang ư không dám đâu nhưng người vẻ mặt phúc hậu thì không xinh đâu thế mà nguyễn du cũng nói
mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
mây màu tráng mà tóc còn hơn mây thì chắc tóc thuý vân trắng bệch ra roài=>già roài. tuyết nhường màu da thì da thuý kiều phải trắng ởn ra như là da người chết ấy nhỉ theo tui lẽ ra phải sửa câu ấy thành "ma thua nhan sắc,than nhường màu da mới đúng"

Còn thuý kiều thì
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Cứ như là tuyệt lắm ấy chị thuý vân tóc phải tráng hơn nữa làm qué gì có chiệu trong bằng nước mùa thu được,"nét xuân sơn" sơn là "quả núi' muốn hiểu thế nào thì hiểu ông nguyễn du dê thật
Hoa gen đua thắm, liễu hờn kém xanh
hoa có nhiều màu các loại hoa mà gen với nhan sác thuý kiều thì cái mặt Tk ra cái mặt gì còn liễu hờn kém xanh chắc da thuý kiều phải xanh lét ra ấy nhỉ cũng phải ông bà thường nói mặt xanh như tàu lá chuối mà
nói chung nhan sắc thuý kiều và thuý vân Phình Phường thoai thế mà ổng nói như xinh lắm ấy rõ là bốc phét

thulinhphongba3000
21-09-2004, 15:09
bạn nói thế là không đúng đâu à nguyễn du là 1 thiên tài văn học nhưng ngày đó làm gì đã ai biết chất độc màu da cam là cái gì đâu à mình không đồng ý với quan điểm của bạn đâu à bạn thử suy nghĩ lại xem nha

Lý Thám Hoa
15-10-2004, 16:36
Tại hạ viết đến đây bỗng toát mồ hôi lạnh toàn thân ...

Thật sự là như vậy !
Khi tôi đọc bài viết của bạn thì mồ hôi lạnh toát ra ướt đẫm, tứ chi run rẩy, huyết khí nghịch hành, tim đập thình thịch, đầu váng mắt hoa, miệng đắng môi khô...

Thú thật là từ trước đến giờ tôi vẫn cười vào cái gọi là "khái niệm tẩu hoả nhập ma trong Thi-Ca". Bây giờ chính bản thân mình vướng phải, tôi mới hiểu trọn vẹn hai chữ "sợ hãi".
Nhớ ngày xưa đọc Lộc Đỉnh Ký, mỗi khi thấy Vi Tiểu Bảo dùng câu " Sợ té đái vãi phân", tôi vẫn nghĩ đơn thuần là một câu nói thô bỉ, mang tính hài hước . Hôm nay ngẫm lại mới thấy mình sai ! Không còn câu gì có thể thay thế được, không còn từ ngữ nào để mô tả sự "hãi sợ" một cách hiện thực hơn câu của họ Vi.

Cảm ơn bạn đã mở rộng tầm mắt. Qua lần chết đi sống lại này, tôi hứa là từ nay không bật cười nữa, nếu có ai nói về "Ma đạo trong ngôn từ" .