PDA

View Full Version : Luận bàn về Kinh Kha


Wu Jian Tao
12-09-2004, 21:39
Theo một số người Kinh Kha là một anh hùng vì nghĩa, vượt sông Dịch thích Tần Vương dẫu biết một đi không hề trở lại. Một số người cho rằng Kinh Kha là kẻ cùng đường, nên biết đi là chết mà vẫn đi. Lại một số người bảo Kinh Kha là ngu, sao lại đi chết. Lại còn nhiều kẻ cho Kinh Kha là kẻ không thức thời, Tần thống nhất thiên hạ, Kinh Kha diệt Tần chẳng khác nào làm thiên hạ đại loạn,... và còn cả tỉ ý kiến khác. Như vậy theo ý chư huynh đệ Kinh Kha là người như thế nào? Mong nhận được nhiều cao kiến!

LSB-LuTuanNghia
12-09-2004, 21:41
Cái này phù hợp với Box Danh nhân, phong tục và lễ hội Thế Giới hơn. Tại hạ mạn phép chuyển sang đó. Thân Lư Tuấn Nghĩa :-D

Tây Môn Xuy Tuyết
15-09-2004, 08:08
Theo ngu ý của đệ ,Kinh Kha là một bậc đại anh hùng vậy.Vượt Dịch thủy vào đất Tần để hành thích Tần Vương là ra tay vì nghĩa.Theo đánh giá thì Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc là lẽ đương nhiên nhưng không phủ nhận Tần Doanh Chính cũng là tội nhân thiên cổ.Kinh Kha thỏa hiệp cùng Yên Đan để hành thích Tần Vương cũng không phải vì tư lợi mà là vì đại nghĩa đó chứ.Nếu nói Tần Thủy Hoàng là anh hùng ,diệt Tần Thủy Hoàng là trái thiên mệnh cũng là lẽ đúng ,nhưng theo đệ việc Kinh Kha phụng sự Thái Tử Đan cũng là lẽ phải.Yên Đan nhân nghĩa chứ không bạo ngược như Doanh Chính ,có nhiều ý kiến cho rằng thiên hạ thời ấy anh hùng chỉ có 2 người :một là Doanh Chính và người còn lại là Thái Tử Đan.Kinh Kha ra tay vì nghĩa nhưng rốt cuộc thì "mưu sự tại nhân ,hành sự tại thiên" nên uổng mạng ,đương nhiên đó là lẽ phải để có Trung Hoa như ngày nay.

Tất nhiên chỉ là ngu ý ,chẳng dắm nói nhiều nhưng tóm lại đệ vẫn nghiêng nhiều về ý kiến :coi Kinh Kha là bậc anh hùng.....hơn.Mong mọi người chỉ bảo vậy

LSB-Mat_naDH
15-09-2004, 10:55
MN cũng cho rằng Kinh Kha có khí phách của một bậc anh hùng.

Gió hiu hắt, chừ, Dịch Thủy lạnh ghê!
Tráng sĩ ra đi chừ không bao giờ về!

Kinh Kha biết nhiệm vụ của mình, dù thành hay ko thành thì cũng khó có thể quay trở về được. Biết vào chỗ chết mà vẫn đi, lại đi một cách quả quyết, dứt khoát. Khi đối mặt với vua Tần, trong bụng đang toan tính tìm cách hành thích mà sắc mặt ko đổi, ko bộc lộ sự lo lắng hay run sợ, quả là khí phách hơn người thường đáng để cho người ta nể phục.

Nói Kinh Kha vì là kẻ cùng đường, nên biết chết mà vẫn đi thì cũng ko hẳn. KK đâu phải là kẻ cùng đường, đâu phải ko còn chỗ dung thân trừ nước Yên?, ông ta cũng ko phải là kẻ ngốc, khi nghe Điền Quang đề nghị, há ông ta ko biết việc đó nguy hiểm cỡ nào, đi là vào chỗ chết, ông ta vẫn có thể từ chối và sang nước khác để sống. Nhưng ông ta ko làm thế, mà đồng ý gặp thái tử Đan rồi đồng ý làm thích khách sang Tần hành thích TTH. Nói ông ta vì lợi bản thân nên mới đồng ý cũng có thể đúng nhưng đó là điều bình thường, phàm con người ta có tài nhất là trong thời loạn, ai ko muốn được trọng dụng? ai ko muốn được công danh, lợi lộc?... Hơn nữa điều đó còn bình thường bởi trên hết hành động của Kinh Kha là vì nghĩa: TTH - kẻ mang mộng gom thiên hạ về một mối, đối với đa phần các nước Yên, Hàn, Triệu, Ngụy... là kẻ ác, là tội nhân mà một kẻ "sĩ" như Kinh Kha há có thể khoanh tay đứng nhìn, coi mình là kẻ ngoài cuộc. Lại thêm cái chết của Điền Quang và Phàn Ư Kỳ, 2 cái chết vì nghĩa đã khích lệ ông ta.

Còn nói về TTH thống nhất thiên hạ là hay, hay dở thì chỉ có người đời sau nhìn nhận lại mới đánh giá được, chứ người lúc bấy giờ thì ko nghĩ việc thống nhất là lợi hay hại mà chỉ thấy TTH là kẻ đáng chết, khi muốn tiêu diệt tất cả các nước, bắt tất cả phải thuần phục nước Tần... nên giết TTH có thể coi như là giải mối nguy cho các nước, là giúp thiên hạ thái bình. Chứ ko phải gây ra đại loạn.
Và phàm anh hùng thì thường có một chút "ko thức thời", một chút "ngu" vậy. Dù biết chết nhưng vẫn đi, dù biết viêc khó thành nhưng vẫn làm, dù biết địch mạnh nhưng vẫn ko sợ, ko chịu luồn cúi... có lẽ như thế mới được người đời gọi là anh hùng chăng:-D
(da thuong diem cho bai nay. LSB-LyQuy)

LSB-Kaiser
20-09-2004, 09:13
Kai thì thấy Kinh Kha cũng bình thường chẳng qua là Trung Quốc có những nhà văn quá cự phách.
Tự hỏi trong chiến tranh Việt Nam ta cũng đầy người như Kinh Kha nhưng các nhà cầm bút không biết tô vẽ nên nó chìm vào quên lãng.
Nói ra thì văn vẻ dài dòng, ngẫm lại thì cũng không quá phức tạp. Kinh Kha là một vị hảo hán điều này không ai phủ nhận. Kinh Kha được lời mời của 1 vị thái tử, nếu Kinh Kha không bằng lòng sang Tần hành thích TTH thì Kinh Kha còn đường sống không?
Kinh Kha sẽ làm gì?
Thứ 1: Chọn một cái chết do bị thủ tiêu hay là suốt đời sống chui rúc?
Thứ 2: Làm một vị anh hùng vị nghĩa diệt thân?
Có thể nói Kinh Kha là một người không có con đường thứ 3 để lựa chọn!

LangTu_VoTinh_66
24-09-2004, 13:38
Tất nhiên chỉ là ngu ý ,chẳng dắm nói nhiều nhưng tóm lại đệ vẫn nghiêng nhiều về ý kiến :coi Kinh Kha là bậc anh hùng.....hơn.Mong mọi người chỉ bảo vậy
Một người dám lao vào khó khăn,mới đáng gọi là anh hùng.
Biết việc mình làm là đánh đổi bằng sinh mạng,mà vẫn làm.Vì sự thống khổ của người dân,dưới chế độ hà khắc,tàn bạo của Tần Vương.Kinh Kha đáng mặt là một hảo hớn,một anh hùng, bởi "quên thân vì việc nghĩa".
Tại hạ luôn đề cao cái nghĩa khí hoãng đại,bản lĩnh của Kinh Kha.
Dám lao vào thử thách mới là hảo hán,đúng không các vị huynh đệ. :-?
.Luận người lại nghĩ đến ta.
Đất nước ta cũng nhờ có những vị anh hùng,hảo hán mới có độc lâp như ngày hôm nay.Liệt kê ra thì rất nhiều, họ thưc sự là những nhân vật đáng lể phục,các bạn nhỉ?

Navy
24-09-2004, 16:54
Kai thì thấy Kinh Kha cũng bình thường chẳng qua là Trung Quốc có những nhà văn quá cự phách.
Tự hỏi trong chiến tranh Việt Nam ta cũng đầy người như Kinh Kha nhưng các nhà cầm bút không biết tô vẽ nên nó chìm vào quên lãng.
Nói ra thì văn vẻ dài dòng, ngẫm lại thì cũng không quá phức tạp. Kinh Kha là một vị hảo hán điều này không ai phủ nhận. Kinh Kha được lời mời của 1 vị thái tử, nếu Kinh Kha không bằng lòng sang Tần hành thích TTH thì Kinh Kha còn đường sống không?
Kinh Kha sẽ làm gì?
Thứ 1: Chọn một cái chết do bị thủ tiêu hay là suốt đời sống chui rúc?
Thứ 2: Làm một vị anh hùng vị nghĩa diệt thân?
Có thể nói Kinh Kha là một người không có con đường thứ 3 để lựa chọn!

Lập luận của Kaiser không phải là không có lý. "Một đi không trở lại" theo các nhà văn , các nhà sử học thì là một hình ảnh đầy khí thế. Nhưng nhìn bằng một con mắt khách quan một chút thì không những con đường Kinh Kha sang Tần không có đường quay về mà còn là con đường duy nhất không có lựa chọn khác. Câu hỏi cuối của Kaiser là hơi thừa , hắn là một bậc hảo hớn , hà tất phải suy nghĩ đến 2 con đường như thế kia :)

Tiểu Siêu
24-09-2004, 16:55
...Dám lao vào thử thách mới là hảo hán,đúng không các vị huynh đệ ...Dám lao vào thử thách hiểu theo phương diện nào ? Thử thách có nhiều loại mà ko hẳn thử thách nào cũng tôn vinh người ta lên làm anh hùng :) .
Tiểu Siêu

Yến Thanh
29-09-2004, 16:12
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc thì chấp nhận làm thích khách là coi như đã nắm chắc cái chết. Các thích khách nổi tiếng như Nhiếp Chính, Chuyên Chư, Yêu Ly, Dự Nhượng, không có ai không biết là mình sẽ chết chắc, và Kinh Kha cũng không phải là ngoại lệ. Chính là do đồng ý làm thích khách mà Kinh Kha sẽ phải chết, chứ ko phải tại nước Tần hùng mạnh hay Tần vương Chính võ công tuyệt thế...

vương_trấn_sơn
29-09-2004, 21:47
theo sử sách cũ nghi lại thì vào thời nhà tâncùa trung quốc lúc bấy giờ tần thuỷ hoàng môt vimvự có thể nói là tài giỏi nhất trung hoa lúc bâygiờ tuy nhiên con người luc đó làm gì có ai hiểu đươc công lao đó của ông mọi người của các nước thi nhau hành thích nổi tiếng lúc bấy giờ là kinh kha tuy ko hàn thích được tần thuỷ hoàng nhưng cung để lại tiếng tăm oanh liệt lúc bấy giờ
kinh kha được vua nước yên phái đi để hành thích tần thuỷ hoàng phải nói lúc bấy giờ kinh kha phải là một con người có sãn tư cách anh hùng

Tiểu Siêu
29-09-2004, 22:04
2 post trong 2' , Vương các hạ đang tính câu post trong Đông Tây Kim Cổ chăng ? Nhắc nhở các hạ nên xem lại , ko mong thấy các hạ tái diễn thêm lần nữa. Tiểu Siêu tạm gộp hai bài lại làm một. Lần sau lưu ý !
Tiểu Siêu

LSB-VanThang
30-09-2004, 00:27
Trong mắt tại hạ Kinh Kha chỉ là một kẻ thất phu bất tài làm hỏng việc lớn. Nếu không phái Kinh Kha mà thay vào đó là 1 vị anh hùng thực thụ, ắt Tần Thủy Hoàng đã tán mạng. Cao Tiệm Ly (tri kỷ của Kinh Kha) còn đáng mặt anh hùng hơn Kinh Kha gấp trăm lần. Thiên hạ tôn sùng Kinh Kha hơn Cao Tiệm Ly không phải là chuyện vô lý quá ư!

LSB-Kaiser
30-09-2004, 08:42
Thằng Tàu nó được cái thổi rất trình... cái gì qua tay nó cũng thành viên ngọc hết thuần khiết tinh tế nhưng lại ko một chút tì vết dù đã chạm khắc... vẻ đẹp đó được thằng Tàu nó gọi là đẹp tự nhiên, vẻ đẹp trinh nguyên.
Nhiều thằng vỗ đùi mà nói mấy cái truyện kiếm hiệp chứa đựng đủ loại triết lí, nhân sinh, khoa học, xa hội, thiên văn v.v... nhưng sự thực là nó không phải thế. Nó có nhưng không đáng để tâng như vậy.
Còn về nhân vật Cao Tiệm Ly mà Vạn huynh nói cũng không chính xác ở chỗ "TTH đã toi mạng"... dù Kinh Kha hay Cao Tiệm Ly cũng chẳng biết được kết quả ra sao vì đây là việc xảy ra rồi và không bao giờ lặp lại một lần nữa.
Kinh Kha cũng chẳng có gì đáng để tôn sùng biết rằng "không đem thành bại ra luận anh hùng". Nhưng tự hỏi từ xưa đến nay có thằng nào bại liên tục mà được xếp vào bậc anh hùng không? Có thì cũng là dạng "Anh hùng rồi mới bại"... Kinh Kha ở đây là một thằng cố cùng liều thân, không làm cũng không được, mà làm còn thất bại... có gì để đáng nói?
Nhân vật Kinh Kha được nổi lên nhờ ăn chút lộc hào quang của Tần Thủy Hoàng!

Thiên hạ tôn sùng Kinh Kha hơn Cao Tiệm Ly không phải là chuyện vô lý quá ư!Không vô lý chút nào... rất dễ hiểu!
Nhân vật Kinh Kha được gắn liền với hình ảnh ám sát Tần Thủy Hoàng
Nhân vật Cao Tiệm Ly được gắn liền với hình ảnh là bạn tri kỷ của Kinh Kha
Theo tính chất bắc cầu (về danh tiếng) thì:
Ông = Tần Thủy Hoàng
Bố = Kinh Kha
Con = Cao Tiệm Ly
Bố đứng cạnh ông thì dĩ nhiên là hơn con đứng con đứng cạnh bố rồi. Rõ ngay là Cao Tiệm Ly không được nhắc đến là phải.

Một ví dụ rất gần gũi ngày nay:
Hai thằng thi đại học đều trượt nhưng một thằng thi Trường Dân Lập còn một thằng thi Bách Khoa.
Đâu chắc thằng thi Bách Khoa giỏi hơn thằng thi Dân Lập... nhưng nó bảo nó thi Bách Khoa trượt vẫn oách hơn thằng bảo thi Dân Lập trượt. Người ta nhìn vào ai cũng nghĩ là thằng thi Bách Khoa hơn thằng thi Dân Lập.
Sự đời là thế...

LSB-LyQuy
30-09-2004, 10:38
Ối giời, thì đã nói rùi mà. Kinh Kha rốt cục thì chỉ một thèng vô dụng không hơn không kém mà thôi. Chỉ tiếc cho TTD, bao nhiêu kỳ vọng cuối cùng đổ xuống sông xuống bể hết....chán...!

Lý Thám Hoa
07-10-2004, 00:39
Làm gì có chuyện thiên hạ tôn sùng Kinh Kha nhỉ .
Cũng chẳng liên quan gì đến vũ công - nghĩa khí hay mưu toan chính trị gì ở con người Kinh Kha cả. Người ta nhớ đến KK là vì cái Hào Khí - Hùng Tâm của cá nhân gã . Thế thôi !
Còn chuyện mưu sát TTH thì Kinh Kha chỉ có nằm mơ mới thấy.

ongthieugia
02-07-2006, 17:34
tại hạ thấy Khinh kha quả là một người anh hùng thời chiến gan dạ !!!! khi Khinh kha sang hành thích Tần thủy Hoàng dù bit đó là chuyến đi " một đi không trở lại " mà vẫn cứ đi !!! và cảnh thương tâm và cũng là cảm động nhất là lúc khi Khinh kha bắt đầu đi sang Tần thì mọi người đều mặc đồ tang trắng tiễn đưa !!!tại hạ thấy Khinh kha quả thật là một anh hùng đích thực !!!:D

Lạc Long
02-07-2006, 20:32
Mấy hôm nay bị nhốt vào thủy lao, cứ hắt hơi sổ mũi liên tục tưởng có chuyện gì, hóa ra các đệ đệ đang nói xấu đại ca... :cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:
Chẳng biết cái ngữ Lý Quỳ giỏi giang đến đâu nhưng khắp gầm trời này con người Lý Quỳ ra sao đến trẻ con cũng biết...he he he...(đơn giản toàn đi dọa trẻ con) Giá như cái ngữ Lý Quỳ thông minh hơn một chút chắc đã hiểu cái đòn Tống Giang mời Lư Tuấn Nghĩa lên làm trại chủ...rồi chia hai nửa mũi tên độc đã giết chết Tiều Cái...vv chỉ là kế sách mỵ dân thì đâu đến nỗi một mình xông thẳng vào lãnh tên vào gót chân...về đến nhà còn khóc lóc ầm ĩ.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật...đừng có về mà mách Sử Tiến nhốt ta vào thủy lao lần nữa nhé...:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon:

Lạc Long
06-07-2006, 22:48
Kinh Kha của Quá khứ và Kinh Kha Đương đại
Phần I - Kinh Kha nhập Tần cung
Sau khi Tần tiêu diệt Hàn, Ngụy, Triệu...thời Chiến quốc hỗn loạn bước vào giai đoạn cuối. Đại quân nước Tần đồn trú tại phía Nam sông Dịch, con sông chảy xuyên qua đất Triệu và Yên. Ý đồ tiêu diệt nước Yên của Tần đã hiển nhiên bộc lộ rõ. Vì thế, vua nước Yên vô cùng lo sợ, các đại thần kiến nghị Thái tử Đan có thể dụng sách "hợp tung" với Tề, Sở để đối phó với quân Tần. Nhưng Thái tử Đan cho như thế là chậm và hiệu quả không cao... Thái tử Đan nói: "Ta chỉ muốn phái thích khách đến Tần để giết Tần Doanh Chính, ngăn chận làn sóng xâm lược".
Cúc Vũ - thầy của Cơ Đan - khuyên chớ vọng động, Cơ Đan không nghe. Khi tướng Tần là Phàn Vu Kỳ bỏ Tần sang Yên, Thái tử Đan đón tiếp như thượng khách...Cúc Vũ nói rằng:"Làm như vậy chẳng khác nào chọc giận vua nướcTần!", và đề nghị Phàn Vu Kỳ đến xứ Hung Nô...nhưng Thái tử Đan vẫn quyết tâm lập kế hoạch thích khách. Khi đó, Cúc Vũ bèn giới thiệu Điền Quang - một người mưu lược, giỏi sử dụng trường kiếm, giao du rộng, quen biết nhiều - với Thái tử Đan.
Điền Quang từ chối vì tuổi đã cao và giới thiệu dũng sĩ Kinh Kha với Thái tử Đan. Điền Quang nói với Kinh Kha:"Thái tử sợ tôi tiết lộ việc cơ mật. Do đó, khi gặp Thái tử, xin ngài nhớ bảo rằng tôi đã chết!" nói đoạn Điền Quang rút kiếm ra tự vẫn. Biết chuyện này, Thái tử Đan rơi lệ hối hận. Riêng Kinh Kha nghĩ "Cái chết của Điền Quang chẳng những xua tan ngờ vực trong lòng Thái tử Đan mà còn hy vọng ta đạt thành mục đích".
Nhận thấy Thái tử Đan không có khí phách như Doanh Chính, nhưng không nỡ phụ lòng Điền Quang nên Kinh Kha nhận nhiệm vụ. Thái tử Đan vô tình chỉ nghĩ tới cách tạo niềm vui cho Kinh Kha trước lúc lên đường...y cấp rượu ngon, mỹ nữ, nhà ở sang trọng...nhưng tất cả đều không làm cho Kinh Kha hứng thú, bởi vì chỉ có tiếng sáo trúc của Cao Tiệm Ly mới có thể an ủi được Kinh Kha.
Kinh Kha vốn người nước Vệ, sở trường về kiếm thuật và thích rượu. Trên đường chu du liệt quốc, Kinh Kha đã đến Yên, được Điền Quang mến mộ giữ lại, Kinh Kha cũng thường đối ẩm với thị dân ở đây và đặc biệt mến mộ Cao Tiệm Ly (người có tài thổi sáo trúc). Khi đối ẩm, Cao Tiệm Ly thổi sáo, còn Kinh Kha hát vang trời.
Sau khi nhận nhiệm vụ trọng đại - thích khách Vua Tần - Kinh Kha ngày đêm uống rượu và đắm chìm trong suy nghĩ ..."Làm sao đạt được thành công trong công việc cực kỳ nguy hiểm và khó khăn này?" ...Sau mấy ngày suy nghĩ, Kinh Kha đề nghị:"Cái đầu của Phàn Vu Kỳ có giá trị liên thành. Vua Tần đã treo giải thưởng ngàn vàng cho ai lấy được đầu của họ Phàn. Do đó, nếu có thủ cấp của họ Phàn cùng với bản đồ nước Yên, ta có thể tiếp cận Vua Tần một cách dễ dàng..."Thế là Phàn Vu Kỳ sẵn sàng đáp ứng kế hoạch của Kinh Kha. Kinh Kha lên đường với Tần Vũ Dương, con dao tẩm thuốc cực độc giấu trong tấm bản đồ cuộn lại, cùng với thủ cấp của Phàn Vu Kỳ.
Tần Vũ Dương là đại lực sỹ nước Yên, vì thế Thái tử Đan muốn cho theo cùng Kinh Kha, nhưng Kinh Kha không mấy tin tưởng khả năng của nhân vật này (điều này thể hiện nhận định của Kinh Kha về nhân vật này là đúng ở phần sau). Thấy Kinh Kha trì hoãn để đợi 1 người bạn của mình, chưa chịu lên đường, Thái tử Đan thúc hối mãi...vì thế Kinh Kha buộc lòng phải đi cùng Tần Vũ Dương. Ngày Kinh Kha khởi hành, Thái tử Đan và các đại thần đều mặc tang phục...tiễn Kinh Kha bên bờ sông Dịch Thủy. Cao Tiệm Ly thổi sáo, Kinh Kha cất lên khúc hát thê lương, vì biết "dù thất bại hay thành công...mình cũng chết".
Nghe nói có đầu của Phàn Vu Kỳ và bản đồ nước Yên, Doanh Chính vô cùng phấn khởi, ra lệnh cho Kinh Kha tiếp kiến...Tay ôm chiếc hộp đựng thủ cấp của Phàn Vu Kỳ, Kinh Kha từng bước tiến lên cung Hàm Dương, phía sau là Tần Vũ Dương ôm bản đồ nước Yên. Khi đến gần vua Tần, bỗng nhiên Tần Vũ Dương mặt mày trắng bệch, tay chân run rẩy....thấy vậy, Kinh Kha bỉnh thản nói "Người này xưa nay chưa từng bái kiến Thiên tử tôn quý...Nét uy nghiêm của Thiên tử khiến hắn run sợ, xin Đại vương tha tội." đoạn Kinh Kha vừa nói, vừa dâng chiếc hộp lên vua Tần. Sau khi xem qua Doanh Chính gật đầu, yêu cầu được nhìn thấy bản đồ nước Yên. Kinh Kha mở tấm bản đồ, một đầu trao tận tay vua Tần để từ từ tháo ra...khi đến gần phần cuối của tấm bản đồ, ánh sáng con dao lóe lên...bằng một thế cực nhanh, Kinh Kha một tay nắm tay áo vua Tần, một tay chớp con dao. Vua Tần hoảng hốt giật tay lại...trong tay Kinh Kha còn lại một đoạn tay áo vua Tần.
Vua Tần không thể rút kiếm vì thanh kiếm quá dài (trường kiếm)...thế là Kinh Kha đuổi Doanh Chính chạy vòng quanh cây cột trụ to giữa cung điện...đám quần thần đứng nhìn trân trân vì quá bất ngờ (do Doanh Chính hạ lệnh không một ai được đem vũ khí thiết triều), Vệ binh của Hoàng cung vì ở xa chưa được nhận lệnh cũng không dám tự ý bước lên điện vua. Do đó, ngoài Doanh Chính, không một ai dám tấn công Kinh Kha. Kinh Kha đã dồn được vua Tần vào một góc, theo kế hoạch thì Tần Vũ Dương có nhiệm vụ ôm chặt vua Tần để hỗ trợ Kinh Kha hành thích...thế nhưng, Tần Vũ Dương - người được xưng tụng là sức mạnh vô song - đã bị đám quần thần tay không của Doanh Chính bắt gọn.
Đoạn kết...Doanh Chính cũng định thần, rút được trường kiếm và giết chết Kinh Kha. Trong cơn thịnh nộ, vua Tần xua quân tấn công nước Yên, vua nước Yên và Thái tử Đan bỏ lại lê dân bách tính, chạy chốn hòng tìm đường tẩu thoát...ra khỏi thành, hai người chạy về hướng Đông...tới Tương Bình (nay là Liêu Ninh - Liêu Dương). Quân Tần tiếp tục truy đuổi, cực chẳng đã, bất đắc dĩ...vua Yên phải dâng đầu Thái tử nước Yên để quân Tần triệt thoái...mong bảo toàn tính mạng. Sau vài năm nước Tần lại tấn công Tương Bình, bắt sống vua Yên....và nước Yên diệt vong.
(Còn nữa...)

Lạc Long
07-07-2006, 00:44
Trước tiên cũng xin có đôi lời trước khi hầu chuyện Tiêu Anh Hùng. Bản thiếu gia ta rất ngưỡng mộ những bậc anh hùng thời xưa...ngưỡng mộ không phải vì những việc các bậc tiền nhân đã làm...cái mà bản thiếu gia ngưỡng mộ là khí độ bất phàm, chỉ có những bậc chính nhân quân tử, những bậc anh hùng thực sự mới có...Và bản thiếu gia cũng học hỏi người xưa cái khí tiết của bậc anh hùng, đạo người quân tử...cũng đua đòi trọng nghĩa khinh tài...nay có Tiêu Anh Hùng ưu ái mến mộ tặng cho tước hiệu trí dũng e không dám nhận. Bản thiếu gia ta Vũ không bình được thiên hạ, văn chẳng an được dân...chỉ mong an phận thủ thường, học đòi các bậc tiền nhân đạo làm người chẳng được bao lăm. Vậy chẳng dám nhận sự kỳ vọng của Tiêu Anh Hùng, chẳng dám nhận mình là chính nhân quân tử...thật chẳng dám...chẳng dám.
Á à , ra là thế
Kinh thiếu ... hiệp , diễu võ dương oai đấy à ? Ờ ,cũng được , nhưng dám hỏi các hạ có được bao nhiêu bản lãnh mà hạ mục vô nhân, xem thường tất thảy thế .
Riêng với câu hỏi này...không đáng để bản thiếu gia trả lời
Xưa nay thiên hạ tốn không biết bao nhiêu là giấy mực mồ hôi nước miếng nói về chuyện Kinh Kha thích Tần rồi, các hạ đã học đòi làm người tráng sĩ nầy hẳn là đã tỏ tường lắm lắm ,nhưng các hạ đã hỏi ,tại hạ cũng xin được trích dẫn đôi dòng, kẻo không khéo các hạ lại chê cười ,mời các hạ nhã giám (miệng lưỡi thiên hạ cả đấy!)
E rằng chỉ có miệng lưỡi của Tiêu Anh Hùng mà thôi...đừng vơ thế gian vào...kỳ cục lắm
Nhắc chuyện mưu sát Tần Thủy Hoàng hơn hai ngàn năm trước, người đời thường cho Kinh Kha là trang trí dũng.
Sử gia Tư Mã Thiên còn viết :"chí nguyện của họ thành hoặc không nhưng lập ý rõ ràng không trái với chí mình, danh tiếng để lại đời sau có phải là vớ vẩn đâu..."
Thiết tưởng thốt được câu này kể cũng khá...ai dè tự vả vào mồm bởi những lời dưới đây...trình độ này mà cũng đăng đàn dựng trướng, quả làm hổ danh Lương Sơn Anh Hùng...xấu hổ ban đại diện...làm nhục lây đến gia phong ...tiếc thay tiếc thay....
Nhắc đến Tư Mã Thiên...khắp thiên hạ này đều biết Tư Mã Thiên là người chép sử trung thật vào bậc nhất, uy tín vào bậc nhất...vậy mà ngươi lại đem những truyền khẩu, dị bản...tư liệu không rõ nguồn gốc nhằm vả vào mồm Tư Mã Thiên...Ô hô! Mấy ngàn năm nay....ta đi khắp nơi, không chuyện gì là không có thể xảy ra ở thế gian này....vậy mà chuyện này của nhà ngươi khiến ta cực bất ngờ....vô cùng bất ngờ...vì vậy ta cũng xin chép lại mong cho thiên hạ mở rộng tầm mắt...ô hô!
Thiết tưởng chúng ta cũng nên xét lại, bởi trước hết Kinh Kha là người nước Vệ. Kha muốn giúp thái tử nước Yên là Đan báo thù riêng (về việc Đan bị vua Tần bạc đãi khi đang là con tin ở Tần) chứ không vì nước Yên, nên Kha mơ hồ về danh nghĩa.
Nhận sự ủy thác từ một kẻ bất xứng mà Kha sẵn lòng đánh đổi sinh mạng cho một điều không đáng tức Kha khinh thân, thậm chí theo quan niệm xưa Kha còn bất hiếu nữa.
Cái này ngươi nói Điền Quang chăng?
Cúc Võ, thầy của Đan từng chê Đan vì báo oán bị khinh rẻ mà lại mưu phạm đến Tần, dung nạp tướng Tần là Phàn Ư Kỳ... gây họa mà muốn cầu phúc, liên kết với kẻ có tội của người mà không nghĩ đến cái họa cho nước nhà... Bấy nhiêu đủ thấy việc Kha nhận lời Đan là thiếu cân nhắc, hiếu danh hơn là lập danh : vậy mà Kha vẫn được lưu danh cũng là điều rất lạ !
Xin đính chính lại cho Tiêu học sỹ - Tiêu Anh Hùng là : Cúc Vũ chứ không phải là Cúc Võ (hay thiếu hiệp nghĩ vũ = võ) Phàn Ư Kỳ là ai? xin Tiêu học sỹ giới thiệu nhân vật mới cho thiên hạ học hỏi.Đan quyết bảo vệ tướng Tần lưu vong trong khi cầm chắc Yên sẽ càng nhanh chóng bị Tần thôn tính là Đan tự dối mình, thiếu sự nhìn xa trông rộng và bất trung với nước: phụng sự một kẻ bất trung, Kha có là người trí dũng ? Kết bạn uống rượu rồi khóc cười giữa đám đông, sớm muộn Kha cũng gieo sự bất tín. Yêu mến Cao Tiệm Ly vì tài đánh trúc, cùng hát đến chảy nước mắt rồi than thiên hạ không ai biết mình : Kha liệu có tự biết mình ?
Liệu Tiêu Anh Hùng - Tiêu học sỹ có tự biết mình đang nói gì không? bây giờ thiên hạ lại biết được điều xưa nay chưa ai biết: Cao Tiệm Ly có tài đánh trúc...chà chà...trò này chắc chỉ có quê của Tiêu học sỹ mới có...chà chà.
Để được việc, Đan cung phụng Kha đủ điều : ăn uống, hiến xe ngựa và gái đẹp, đưa vàng thỏi để ném rùa, móc gan ngựa qúy cho dùng, chặt tay mỹ nữ dâng chỉ vì một lời khen của Kha trong lúc rượu say... Kẻ chủ mưu (Đan) chọn cách lấy lòng Kha như lấy lòng một hảo hán thô lậu. Dù có được Điền Quang đánh bóng, Kha cũng chỉ là một thứ hiệp sĩ hạng hai, cùng giuộc với Đan chơi trò mơ hão dễ gì đạt được chí lớn ?
Lấy bụng tiểu nhân đo lòng người quân tử...tiếc thay tiếc thay
Kha từng thốt lên :"thái tử đãi hậu thế, xin đem cái chết để báo đáp". Thế thì Kha làm sao có thể sánh với Tào Mạt, Dự Nhượng vốn là những bề tôi trung dũng, dám quên thân, chịu khổ nhục và dốc lòng vì chủ cũ ?
Khi còn ở trong nước (Vệ) Kha không được tin dùng, bàn kiếm thuật với Cáp Nhiếp bị Nhiếp trợn, cùng Lỗ Câu Tiễn tranh luận một nước cờ bị Tiễn mắng. Cả ba lần Kha phải bỏ đi, chắc gì do "nhẫn" hay Kha chưa đạt đến mức hoàn chỉnh cả trong những lĩnh vực sở đoản lẫn sở trường ?
Ô hô...ô hô...Tào Mạt ơi ...Tào Mạt hỡi....Ông vừa mới mất được chục năm nay vậy mà có đứa lại chuyển ông về thời chiến quốc...Ô hô...ô hô...Ông là người Việt Nam vậy mà có đứa làm lại hộ chiếu đổi quốc tịch cho ông...ô hô...ô hô.
Được tiến cử bởi Điền Quang, mà Quang là người nưóc Yên vốn được đánh giá là "một bậc trí sâu và dũng cảm" nhưng tự thân lại không dám bàn việc nước ,vậy Kha không là người nước Yên, đáng bàn lắm sao?
Cái lối lập luận này quả thực xưa nay hiếm, ở tuổi cổ lai hy...chắc Điền Quang cũng vẫn còn ham danh lợi lắm...vẫn còn tráng kiện lắm....không dám bàn việc nước? há lại dám tự vẫn sao?...ô hô ..sock8O
Đan hỏi có ai trí dũng để dùng, Điền Quang đáp "Kha là thần dũng, dường như hơn hẳn người". Tiến cử người mà "dường như" tức chưa đủ yếu tố quyết định, ắt người tiến cử lẫn kẻ được tiến cử đều chưa đủ độ tin cậy. Ấy thế, Đan còn dặn :"những lời Đan nói là việc lớn của nước nhà, xin tiên sinh chớ hở ra cho ai biết" - thế ra cùng mưu việc lớn (!) mà chẳng ai tin ai ?
Thêm nữa, sự đánh giá của Điền Quang về Kinh Kha :" nghèo, thường tôi vẫn cho ăn uống", chắc phải nghe lời tôi mà đến vô tình cho thấy sự "bảo chứng" bất nhất của Điền Quang. Đã gọi là "thần dũng" sao dễ dàng bị khuất phục vì chuyện ăn uống ? Thậm chí, Kinh Kha còn không khéo che giấu điểm yếu của mình mà chỉ biết mưu cầu, luôn "vâng" theo cái lợi nhất thời dù rất nho nhỏ !
Bị hối thúc bởi Đan, Kha nhắm mắt nói "đi mà không nên việc đó là phường con trẻ..." - thử hỏi Kha đã "nên việc" chăng ? nếu không vì Cúc Vũ tiến cử...không vì quốc gia đại sự...há một Thái tử Đan được Điền Quang tiếp chăng?
Muốn hại vua Tần nhưng không nhanh một bước, chần chừ để cho quân Tần phạm đến biên giới mới chịu đi. Bấy giờ có dâng đất Đốc Cang và đầu của Phàn chăng nữa, liệu tránh khỏi vua Tần sinh lòng ngờ và phòng bị ?
Hơn một lần bị Cáp Nhiếp khinh thường, liệu Cáp Nhiếp có đến và lòng dạ Kha bất định quá chăng, sao mãi cố đợi ? Toan làm chuyện đại sự mà thiếu tính bảo mật, mặc cho Điền Quang tự đâm cổ chết là một sự cố có thể gây tai tiếng. Nghĩa lớn chưa đến đâu, Kha đã thiếu quan tâm đến nghĩa nhỏ nên ít nhiều Kha cũng bất nghĩa bất nhân.
Anh hùng không câu nệ tiểu tiết...điều này ta không nói Kinh Kha...chẳng qua thấy ngươi cũng học đòi văn vở nên nói cho ngươi hay...chắc hẳn câu vô độc bất trượng phu cũng theo lối suy nghĩ của ngươi?
[COLOR="blue"]Lúc lên đường lại rầm rộ tiễn đưa, ngoài Đan còn có các tân khách áo trắng mũ trắng tập trung bên bờ sông Dịch vào tiệc, đàn hát sụt sùi chẳng màng đến tai mắt nhà Tần... vậy là bất trí. Nói chi kế hoạch tìm cách đến gần vua Tần, dùng vũ lực để bắt chẹt hay giấu dao chủy thủ dưới bản đồ mà được ư ? Quan tướng, bọn giáp sĩ bảo vệ vua Tần ở đâu hoặc cứ xem bọn họ là những kẻ vô dụng như thế đi, hóa ra bọn Đan và Kha tính chuyện cầu may ? Đã thế trước khi chết bởi chính đường gươm của vua Tần, Kha còn khoa ngôn "vì ta muốn nó sống (vua Tần) mà uy hiếp lấy cho được giấy cam kết... " Ôi, quả là điên rồ và mộng hão không hiểu sức người, cũng chẳng lượng sức mình. Một kẻ tài uy trùm thiên hạ như Tần Thủy Hoàng lại bất cẩn và để tờ cam kết ấy (nếu Kha uy hiếp được) lọt ra ngoài hay là chính chiếc đầu Kha phải rơi ngay dưới sàn diện ?
Kinh Kha sang Tần làm một việc chẳng xong, không những tự hại mình còn làm uổng mạng nhiều người (Điền Quang, Phàn Ư Kỳ, Tần Võ Dương), đoạn tống sinh mệnh cha con vua Yên... nghĩ cho cùng cũng không có gì gọi là không biết trước được. Kinh Kha, một tay hoang tưởng và kiếm thuật chưa tinh nói gì là trí dũng.
Ừ ,ai bảo Kinh Kha là trí dũng !
Kinh thiếu ... hiệp , bản ý các hạ thế nào ?
À nhân đây tại hạ xin gửi tặng các hạ 1 bài thơ của Vương Đức Lệ , không biết các hạ có hoan hỷ mà nhận chăng ?

Trách Kinh Kha
Danh ai tráng sĩ đời xưng tụng?
Nuốt hận nghìn năm Thái tử Đan!
Một gã Kinh Kha đường kiếm vụng
Để Tần làm cỏ sạch Yên bang!

Xin kiếu !
Hoan hỷ...hoan hỷ
]( Nhắn người xưa : Kinh Kha ơi ! dù thế nào đi chăng nữa , hành động của ông khi còn sống cũng rất đáng được khen ngợi ,ông đã để lại 1 bài học sâu sắc cho hậu thế , nhưng tiếc thay hậu thế lại có lắm người chẳng hiểu rõ tỏ tường , cứ đem cái dũng của kẻ thất phu mà lê lết theo muôn vàn vết xe đổ , thực đáng tiếc lắm thay ...)
Điều này bản thiếu gia xin tâm lãnh ý tốt của Tiêu Anh Hùng[/I][/B]
Quả thực đáng tiếc lắm thay...tiếc lắm...tiếc lắm...nhưng không phải tiếc cho các hạ...loại tiểu nhân như các hạ thiết nghĩ chẳng có gì để đáng tiếc...cái ta tiếc là Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên...tiếc lắm
Trong thời chiến...vua là tướng của các vị tướng....trong thời bình vua chỉ cần là một người công chính liêm minh...điều hòa các cái đầu giỏi giang nhằm khích lệ họ cống hiến hết mình cho đất nước...vì dân..vì nước.Tuy vậy làm được điều này cũng không phải một sớm một chiều...vậy mong Tiêu Anh Hùng đừng ngộ nhận (ta lấy ví dụ cho lập luận của ta nhé...Hòa Thân chắc hẳn ngươi đã nghe danh? vậy tại sao một con người như thế...một con người ai ai cũng biết rõ phẩm chất của vị đại quan của 3 đời vua...mà vua lại không biết bản chất con người này chăng? thưa với Tiêu học sỹ rằng biết đấy...biết rõ là khác...nhưng Hòa Thân vẫn có giá trị sử dụng cho vua....nhà ngươi có hiểu không? ta e rằng ngươi không hiểu vì đạo làm dân ngươi còn không rõ thì làm sao hiểu được đạo làm vua? làm sao hiểu được tầm suy nghĩ của vua thế nào?) Trở lại thời chiến quốc, Tần Thủy Hoàng...không những là tướng của các vị tướng mà còn là Vua của các vị vua. Chẳng hay Tiêu học sỹ có tự nhận mình giỏi ngang hàng với người xưa hay không? chẳng hay các hạ có sánh mình hơn vua nước Yên ngu dốt hay chăng? với một người là Vua của các vị Vua...thần dũng vô song...chẳng lẽ trên đời này lại có kẻ uy tín đức độ hơn Kinh Kha? phù hợp với vai trò hành thích vua Tần hơn Kinh Kha? liếc qua cũng thấy chẳng phải người xưa hồ đồ đem dao giết gà để đi mổ trâu đâu Tiêu học sỹ ạ.
Thôi...đôi lời bàn về danh nhân không tránh khỏi bất đồng quan điểm...chỉ mong rằng chúng ta lấy tinh thần cầu tiến làm trọng. Tiện đây cũng xin Tiêu học sỹ cho huynh đệ Lương sơn được mở tầm mắt là những tư liệu đã dẫn chứng trong bài các hạ có thể nói rõ là tầm chương trích cú ở sách nào chăng? nếu có loại sách đó, e rằng Tư Mã Thiên phải bật cười nơi chín suối quá chừng...Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng...e có điều khiếm nhã cũng mong Tiêu Anh Hùng bỏ quá cho.
Cúi xin hai chữ lòng thanh thản
Đại xá cho ta nếu lỡ lời
Chấp bút
Long Công Tử

Lạc Long
07-07-2006, 14:15
II/_Cảm nghĩa lớn, Cao Tiệm Ly hành thích vua Tần
Khi quân Tần tiến vào thành Yên Kế (nay thuộc tỉnh Bắc Bình), bạn thân của Kinh Kha là Cao Tiệm Ly trốn thoát, thay tên đổi họ và trở thành một người làm công. Một hôm, nghe một người thổi sáo, Cao Tiệm Ly bình luận về nghệ thuật thổi sáo, khiến chủ nhân lưu ý, yêu cầu Cao Tiệm Ly trổ tài. Cao Tiệm Ly thổi một khúc, chủ nhân và vị khách quý của ông vô cùng thán phục. Bấy giờ, Cao Tiệm Ly muốn báo thù cho Kinh Kha, nhưng không tìm được kế sách tiếp cận vua Tần. Nhân dịp này, Cao Tiệm Ly quyết tâm dùng tài thổi sáo để gặp được vua Tần, thực hiện việc báo thù. Nhiều nhà quyền quý mời Tiệm Ly đến nhà trình diễn. Rồi đám gia thần của vua Tần cũng đưa Tiệm Ly vào cung đình, Khi nghe tiếng sáo, vua Tần cảm nhận được thanh âm bi tráng khác thường. Nhìn vào mắt nhà nghệ sỹ vô danh, vua Tần cảm nhận ra nét sát khí đằng đằng. Nghi ngờ, Doanh Chính cho người điều tra và biết được đây chính là bạn thân của Kinh Kha.
Vua Tần không nỡ giết một tay sáo tuyệt luân, nên hạ lệnh móc mắt Cao Tiệm Ly. Từ đó, vua Tần cho Cao Tiệm Ly theo bên mình để khi cần, được nghe tiếng sáo tuyệt vời. Cao Tiệm Ly nhẫn nhục theo Doanh Chính. Nhưng có ai ngờ, người mù nghệ sỹ ấy âm thầm giấu vũ khí ở trong chiếc sáo trúc, chờ cơ hội. Một hôm, Cao Tiệm Ly vờ say sưa biểu diễn trước mặt vua Tần và thực hiện ý định táo bạo đó. Rất tiếc, do bị mù...Cao Tiệm Ly ra tay thiếu chính xác. Và người nghệ sĩ tài hoa bạc phận ấy, như người bạn thân của mình là Kinh Kha, cũng chết dưới kiếm của Tần Thủy Hoàng.
(còn nữa)...
Kinh Kha huynh...Tiểu đệ cũng xin ví mình như Cao Tiệm Ly. Cuộc đời huynh éo le quá chừng...lại vào thủy lao rồi
Chấp bút
Lạc Long

phanductri
04-08-2006, 08:23
KINH KHA là 1 đấng nam nhi,1 bậc anh hùng,nhưng sao người đi hành thích lại là ông.phải chăng kiếm thuật ông rấ cao siêu?ko,ko đúng còn rất nhiều người võ thuật hơn ông mà.ông được chọn vì ông là người duy nhất ko run sợ khi đứng trước tan thuy hoang

Lạc Long
26-09-2006, 16:24
Phanductri huynh đệ nói vậy chưa hợp lắm...ai cũng run sợ trước cái chết. Nhưng...
Có những cái chết nặng tựa non
và có những cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Tại hạ vốn chẳng màng lợi danh...nói chi đến việc lưu danh sử sách nghìn thu?
Cũng bởi hận đời vô đối, nay cảm nghĩa lớn...thấu được nỗi khổ của dân chúng nên quyết chẳng sờn lòng...
Biết rằng một đi không trở lại...chỉ tiếc vẫn chưa ngộ được chữ Thời. Quả là một cánh én nhỏ chẳng làm nên nổi mùa xuân...tiếc lắm thay, giận lắm thay!

Tiêu dao tú tài
27-09-2006, 17:08
Phanductri huynh đệ nói vậy chưa hợp lắm...ai cũng run sợ trước cái chết. Nhưng...
Có những cái chết nặng tựa non
và có những cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Tại hạ vốn chẳng màng lợi danh...nói chi đến việc lưu danh sử sách nghìn thu?
Cũng bởi hận đời vô đối, nay cảm nghĩa lớn...thấu được nỗi khổ của dân chúng nên quyết chẳng sờn lòng...
Biết rằng một đi không trở lại...chỉ tiếc vẫn chưa ngộ được chữ Thời. Quả là một cánh én nhỏ chẳng làm nên nổi mùa xuân...tiếc lắm thay, giận lắm thay!
đệ ko nói là ông ta ko sợ chết mà chỉ nói ông ta ko hề run sợ khi đứng trước TTH.
Đứng trước TTH mà vẫn thản nhiên như ko có gì thì hiếm thay hiếm thay

Dư Ngư Đồng
27-09-2006, 18:10
Tại hạ vốn chẳng màng lợi danh...nói chi đến việc lưu danh sử sách nghìn thu?


Excuse "moa"!!!! Kinh Kha thời Chiến Quốc và kinh kha thời đại nguyên tử là một đấy ư? 8O

Chẳng ai trách kinh kha các hạ ái mộ dũng khí của Kinh Kha, đến nỗi phải nặn database ra một khoảng để dán nhãn kinh kha thì mới chịu. Tuy nhiên, các hạ "vơ vào" như thế thì thật là ba chấm.

Tự Cổ Đa Sầu
03-11-2008, 19:51
Theo một số người Kinh Kha là một anh hùng vì nghĩa, vượt sông Dịch thích Tần Vương dẫu biết một đi không hề trở lại. Một số người cho rằng Kinh Kha là kẻ cùng đường, nên biết đi là chết mà vẫn đi. Lại một số người bảo Kinh Kha là ngu, sao lại đi chết. Lại còn nhiều kẻ cho Kinh Kha là kẻ không thức thời, Tần thống nhất thiên hạ, Kinh Kha diệt Tần chẳng khác nào làm thiên hạ đại loạn,... và còn cả tỉ ý kiến khác. Như vậy theo ý chư huynh đệ Kinh Kha là người như thế nào? Mong nhận được nhiều cao kiến!

mấy pác bàn làm jì KK có gít đc Tần Thủy Hoàng đâu mà lị???
mà có 1 câu chuyện như thế nài
có 1 a thư sinh nghèo chơi thân với 1 người bạn làm ruộng sau nài ngừi thư sinh đó lên kinh đi thi nhưng kô đủ lộ fí nên người bạn kia đã bán ruộng để lấy tiền cho bạn đi thi sau đó người bạn thư sinh thi đỗ trạng nguyên về quê tìm bạn mới hay bạn mình đã chết
1 đêm nằm mộng thấy bạn mình đến khóc than rằng mình đc chôn ở miếng đất là fong ấp của KK và bị KK khinh bỉ fỉ nhổ
Hôm sau người bạn đó khăn mão chỉnh tề đến trước mộ KK đọc 1 bài văn tế(tôi kô nhớ rõ nội dung)nhưng đại loại là như thế này:
mày tưởng mày là anh hùng lắm sao mày đi hành thích TTH nhưng thất bại lại còn liên lụy đến ân nhân của mày là thái tử đan nghĩ mày fai bít nhục mà tu tâm dưỡng tánh nào ngờ bạn tao chết chôn ở fong địa của mày mà mày lại đi mắng nhiếc bạn tao thật tao kô ngờ mày lại kô bít xấu hổ như vậy
Nói xong rút dao đâm họng tự vận
Qua hôm sau mộ KK tự nhiên nổ tung
Đây chỉ là 1 jai thoại tin hay kô là tùy mọi người