PDA

View Full Version : Giới thiệu nhà văn Mark Twain và tác phẩm, Những cuộc phiêu


Ngocnl
16-07-2004, 16:02
Mark Twain (30/11/1835-21/4/1910)

Tên thật là Samuel Langhorne Clemens, ngày sinh và ngày mất trùng vớI ngày xuất hiện sao chổI Halley.

Đã từng làm thợ in, hoa tiêu, thợ tìm vàng, nhà báo và sau cùng là nhà văn.

Là một trong những nhà văn lớn nhất của mỹ cuốI thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Là nhà văn nước ngòai có số bản in cao ở Nga, chỉ đứng sau Jack London.

Trong tòan bộ tác phẩm của Mark Twain “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của ông nói riêng và kiệt tác trong văn học Mỹ nói chung.

Ngocnl
16-07-2004, 16:05
Lời giới thiệu

Nhà văn Ernest Hemingway nói rằng “…tất cả nền văn học hiện đạI của nước Mỹ phát xuất từ một cuốn sách duy nhất của Mark Twain mang tên Huckleberry Finn”.

Nhân vật chính là Huck, một cậu bé thông minh, dũng cảm, luôn khao khát được sống tự do, vượt lên trên xã hộI bất công, ham chuộng tiền bạc, để hướng đến những lý tưởng cao đẹp, nhưng cái nhìn của Huck vào xã hộI đương thờI là cái nhìn của một đứa bé nhà nghèo bị xã hộI đưa đẩy vào chỗ bế tắc, một cái nhìn tương đốI ít bị ô nhiễm bởI thứ giáo dục trưởng giả của gia đình và giáo dục tôn giáo của nhà thờ qua các lớp truyền giáo ngày Chủ nhật. Để thoát khỏI lốI sống trưởng giả của bà “mẹ nuôi” Douglas, (mà bà gọI là “nếp sống văn minh”), những bài học đầy màu sắc tôn giáo và đạo đức giả của cô Watson và tiếp theo là thứ giáo dục bằn g roi vọt của ngườI cha bê tha, bất lương, Huck cùng vớI Jim, một ngườI da đen bỏ trốn để khỏI bị bán đi nơi khác, mở đầu một cuộc hành trình phiêu lưu mạo hiểm xuôi theo giòng sông để đi đến miền tự do, nhưng họ không bao giờ đến được..

Mark Twain đã dùng ngôi thứ nhất (tôi) từ đầu đến cuốI câu chuyện, nghĩa là để cho Huck tự tường thuật cuộc phiêu lưu của mình và nói lên những cảm nghĩ trước những sự kiện xã hộI, và diễn tả những diễn biến tâm lý qua từng giai đọan bằng một thứ ngôn ngữ của riêng mình. Một trong những điểm đặc sắc nhất trong cuốn Huckleberry Finn là tác giả đã diễn tả sự diễn biến tâm lý ấy qua cuộc đấu tranh trong con ngườI Huck giữa một bên là bản chất thuần hậu, đầy tính nhân đạo của Huck và bên kia là cái mà ngườI ta vẫn gọI là “lương tâm”, một lương tâm bị méo mó bởI thứ giáo dục trưởng giả và giáo dục nhà thờ.

Một nét độc đáo khác nữa của cuốn truyện này là lốI hành văn của tác giả, trong đó Mark Twain đã vận dụng nhuần nhuyễn các thổ ngữ địa phương để diễn tả những trạng thái tâm lý phức tạp, cũng như để mô tả một cách xuất sắc các cảnh vật thiên nhiên chẳng hạn như cảnh mặt trờI mọc ( chương XIX) mà nhà phê bình văn học Leo Marx đã đem ra đốI chiếu vớI các đọan văn về cùng một chủ đề trong các tác phẩm khác của Mark Twain như The adventures of Tom Sawyer, Life on Mississippi và cho rằng đọan tả cảnh trong The adventures of Huckleberry Finn đã vượt xa hẳn.