PDA

View Full Version : Triều đình Tiền Lê.


LSB-Han tinh thu sinh
28-05-2004, 12:00
NHÀ TIỀN LÊ (980-1009)

Lê Đại Hành (980-1005)
Lê Trung Tông (1005)
Lê Long Đĩnh (1005-1009)

Lê Đại Hành (980-1005)

Niên hiệu:

- Thiên Phúc (980-988)
- Hung Thống (989-993)
- Ư`ng Thiên (994-1005)

Lê Hoàn sinh năm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.

Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan.

Tháng 7 năm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc nào đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành, vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.

Đại thắng năm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.

Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là một vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.

Năm Ất Tỵ (1005) vua Lê Hoàn mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm. Theo thông lệ, khi vua mất chưa đặt tên thuỵ thì gọi là Đại Hành. Trường hợp vua Lê Hoàn lấy Đạ Hành làm Thuỵ hiệu là vì Lê Ngoạ Triều và triều thần không đặt tên thuỵ cho ông.

Lê Trung Tông (1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Trung Tông Long Việt và Lê Long Đĩnh (Ngoạ Triệu). Vua Đại Hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Nhưng đến lúc vua mất, các hoàng tử tranh nhau ngôi, đánh nhau trong 7 tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung Tông.

Lê Long Đĩnh (1005-1009)

Niên hiệu: Ư`ng Thiên (1006-1007); Cảnh Thuỵ (1008-1009)

Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt, Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui cười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua mắc bệnh không ngồi được. Bởi vậy đến buổi chầu, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngoạ Triều.

Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ. Năm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.

Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khởi dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách.
(sưu tầm)

LSB_VươngAnh
12-01-2005, 09:02
eng cho pác cái link nè http://vnnews.net/forums/showthread.php?t=57936
hình như trong sơn trại có luật cấm " đạo bài " của người khác mà ko ghi rõ là sưu tầm thì phải , bác thân làm quản lí mà lại phạm luật như vậy thì dân đen chúng em biết nói làm sao?

Tiểu Siêu
12-01-2005, 14:42
Bạn Vương Anh, cái bài trong đường link mà bạn gửi kèm, chẳng qua cũng là một bài đi sưu tầm lại. Nói vậy ko phải tôi bao che cho Dương Chi, chỉ cảm thấy hơi buồn cười chút xíu :).
Dương Chi đang bị treo nick, tôi sẽ chú thích thêm 2 từ sưu tầm vào bài trên của Dương Chi :).
Tiểu Siêu

LSB-LyQuy
12-01-2005, 17:19
Híc....móc cả bài từ tháng 5/2004 lên đây kiện cáo nữa hả? VA không biết hồi ấy có mốt đua câu bài hả? Không phân biệt sưu hay không sưu nhưng cứ có nhiều bài là ổn rồi.
Tất nhiên bây giờ thì khác rồi. Duong Chi đã bị treo nick, đáng đời nó lém! :D

Mũi Hảo Vọng
28-01-2005, 19:49
Ngày nay trong giới Sử học đang đầu về cai chết cua Đinh Tiên Hoàng ( Năm 979) nói như Huynh Duong Chí là do Đỗ Thích giết vậy hãy giải thích cho đệ rằng tội giết vua la` "chu di tam tộc " Thậm chí là cửu tộc tại sao ngày nay ngươi ta vẫn tìm thấy gia phả của Đỗ Thích tại vùng Ninh Bình , va` việc Dương Vân Nga nhường ngôi báu cho Lê Hoàn chẳng phải có sự nghi ngờ trong cai chết này , Nói chung bài viết của huynh Dương Chí còn nhiều tư tưởng chủ quan không nhìn đầy đủ khía cạnh vấn đề , Bài viết được sao chép chủ yếu từ hai cuốn sách là " Tiến Trình Lịch Sử Việt Nam" ( GS-TSKH Nguyễn Quang Ngọc) và Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1 ( GS . Đinh Xuân Lâm) Kiến thức chỉ mang tính coppy chứ không có tính nghiên cứu