PDA

View Full Version : Léopold Michel Cadière


Tiểu Siêu
21-10-2004, 16:17
Kỳ thực khi lập topic giới thiệu về cha Cadière , Tiểu Siêu khá phân vân trong việc có hay ko nên để topic này bên Danh nhân thế giới. Bởi tuy là một người Pháp , nhưng cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đã gắn liền với đất nước Việt Nam. Tuy nhiên , sau cuối vẫn quyết định để bài giới thiệu thân thế và sự nghiệp về cha Léopold Cadière tại Danh nhân, phong tục và lễ hội Thế giới.
Cha Cadière tên đầy đủ là Léopold Michel Cadière , sinh ngày 14 tháng 2 năm 1869, gần Aix-en-Provence , sau khi cha ông mất , ông xin vào học tại Đại chủng viện Aix , kế sau đó thì chuyển sang học ở Đại chủng viện của Hội thừa sai Paris.
Ngày 24 tháng 9 năm 1892 , ông chính thức được thụ phong Linh mục. Cùng năm này , vào 26 tháng 10 , ông được hội điều đến giáo khu Bắc Nam Kỳ ( tên ngày đó của địa phận Huế ). Tại đây , cha Cadiere đã gặp giám mục Gaspard - giám quản của giáo hội địa phận Huế ngày đó. Giám mục Gaspard cũng là một nhà ngôn ngữ học rất xuất sắc , sau một thời gian tiếp xúc với cha Cadiere , vị giám mục này đã nhìn thấy khả năng của Cadiere , sẽ rất hợp nếu như ông nghiên cứu về ngôn ngữ , lịch sử và dân tộc học tôn giáo. Con đường của cha Cadiere cũng đã bắt đầu thay đổi từ đây.
Trước khi được cử đến một xứ đạo , cha Cadiere giữ nhiệm vụ giảng dạy trong vòng 2 năm (từ năm 1893 đến năm 1895) ở Tiểu chủng viện An Ninh , cách Huế 100km về phía Bắc. Sau đó ông trở về Đại chủng viện Huế. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1895 , ông được chuyển tới Tam Tòa - một giáo xứ ở Quảng Bình. Giáo xứ này giáp với thành Đồng Hới ( nơi mà như chúng ta biết , có Lũy Thầy nổi tiếng xây dựng vào thế kỷ XVII , thời Trịnh - Nguyễn phân tranh :) ). Cũng tại nơi này ông đã thực hiện một đề tài nghiên cứu mà sau đó được Viện Khoa học Pháp tặng thưởng vào năm 1903. Cũng có thể nói cảm hứng của đề tài của cha Cadiere xuất phát từ tấm bia ghi lại cuộc chiến tranh Nam - Bắc , tấm bia này nằm cách nơi ông ở có vài cây số.
Sau 14 tháng sống tại Tam Tòa, ông chuyển đến Cự Lạc ( hữu ngạn của Nguồn Sơn - một nhánh của sông Gianh ) và ông đã có 6 năm ở nơi hẻo lánh và nghèo nàn này. Nhưng cũng chính tại nơi đây ông đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu nhất về những truyền thống văn hóa địa phương. Tiếp đó , từ năm 1904 đến 1910 , cha Cadiere được chuyển về Cổ Vưu - huyện Dinh Cát. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử , ông đã thu thập được nhiều tư liệu về các dinh trấn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong , rồi sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam cũng như những dấu tích của vương quốc Champa.
Cũng vào năm 1910 , có thể coi là lần đầu tiên cha Cadiere rời Việt Nam , do làm việc quá sức ông được phép về dưỡng bệnh tại Pháp. Cũng trong thời gian nghỉ dưỡng này , ông đã dành ra nhiều thời gian thu thập các tư liệu , chuẩn bị cho những nghiên cứu mới của mình...
Trong thời gian trở về Pháp nghỉ dưỡng bệnh , cha Cadiere đã ghé qua Bỉ - do ông được trường Đại học công giáo Louvain mời tới tham gia Tuần lễ dân tộc học Tôn giáo. Tại đây , cha Cadiere đã trình bày hai tham luận xuất sắc về " Chỉ dẫn thực hành cho những vị thừa sai làm những nhận xét về tôn giáo " và " Các tôn giáo ở Việt Nam ". Cũng trong cùng thời gian này , Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã ký thác cho ông công việc sưu tầm trong các thư khố những tư liệu về mối liên hệ giữa Châu Âu với vương quốc An Nam. Vì vậy, cha Cadiere đã tới Roma và ở đó , ông đã tìm thấy trong thư viện tòa thánh bản thảo gốc cuốn từ điển của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Và những tư liệu khác thì cung cấp cho ông những cột mốc đánh giá lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Sau đó , ông lại tiếp tục tìm tòi ở những thư viện khác và đã phát hiện ra nhiều văn thư lưu trữ của Hội truyền giáo hải ngoại , tìm thấy thư trao đổi giữa Gia Long với các sĩ quan Pháp đã theo ông đến Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XVIII, với giám mục Bá Đa Lộc cùng những ghi chép của Benigme Vachet về xứ Nam Kỳ.
Có thể nói , tuy là về Pháp nghỉ dưỡng , nhưng chính trong thời gian này , cha Cadiere đã thu thập được rất nhiều tài liệu cho những công trình nghiên cứu của ông sau này.
Tiểu Siêu

Tiểu Siêu
23-10-2004, 15:45
Sau khi trở lại Việt Nam , cha Cadiere đã được cử làm tuyên úy của trường dòng Pellerin tại Huế , và ông đã ở lại đây trong 5 năm (từ 1913-1918). Cũng chính trong thời gian này ông đã cộng tác với một số nhà trí thức Pháp sống tại Huế và lập ra tập san Hội đô thành hiếu cổ ( Association des Amis du Vieux Hue ). Và tập san này - dưới sự chỉ đạo năng động của cha Cadiere - đã được đánh giá là một trong những tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Tháng 8 năm 1918 , cha Cadiere được điều về làm cha xứ Di Loan ở Cửa Tùng ( nằm ở sông Bến Hải). Thời gian này ông được cử làm ủy viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp , tuy nhiên , do không muốn từ bỏ nhiệm sở của mình để trở thành nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên cha Cadiere đã từ chối (và ông vân sống tại Di Loan cho tới năm 1945). Vào năm 1928, do bệnh tim nên ông phải về Pháp một lần nữa , tận dung cơ hội này , cha Cadiere đã tham gia vào Tuần lễ dân tộc học tôn giáo ở Luxembourg. Tại đây ông đã trình bày tham luận về gia đình và tôn giáo Việt Nam. Cha Cadiere tiếp tục tìm hiểu tư liệu ở Roma và Paris, ông đã phát hiện được bút ký quan trọng của linh mục Gaspard Louis và hoạt động của các giáo sĩ Dòng Tên ở Macao và những cộng đồng Thiên chúa giáo đầu tiên ở Việt Nam. Ông tập hợp tư liệu về giáo sĩ Alexandre de Rhodes - người sáng tạo ra chữ quốc ngữ của Việt Nam.
Sau cuộc đảo chính Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945 , cha Cadiere bị quản thúc tại Huế trong 15 tháng. Sau đó, ông trở lại Cửa Tùng , nhưng cuộc chiến tranh Việt - Pháp nổ ra khiến ông và 6 linh mục khác bị kẹt lại ở Vinh. Cũng trong thời gian này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết thư bày tỏ sự thông cảm của Người với ông.
Ngày 13 tháng 6 năm 1953 , cha Cadiere được chính quyền Cách mạng đưa trở lại Quảng Bình , và chuyển sang sống ở vùng tạm chiến của quân đội Pháp. Thời gian này ông đã ngoài 80 tuổi, giáo hội muốn đưa ông trở về Pháp , nhưng cha Cadiere đã từ chối , nguyện vọng của ông là muốn được chết trong lòng giáo dân Việt Nam. Ngày 6 tháng 7 năm 1955, linh mục Cadiere qua đời tại Huế và được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân theo đúng ở nguyện của ông khi còn sống.
*Hoạt động khoa học của linh mục Cadiere :
Các công trình nghiên cứu của ông hướng theo ba trục chính :
- Ngôn ngữ
- Lịch sử
- Dân tộc học
Ông là thành viên của :
- Hội địa lý Hà Nội
- Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn
- Hội thuần dưỡng ở Paris
- Là Viện sĩ thông tấn viện hàn lâm Aix
- Viện hàn lâm khoa học thuộc địa af Bảo tàng khoa học tự nhiên
- Hội đồng khoa học Đông Dương
- Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương
Bên cạnh đó , cha Cadiere có gắn bó với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp và mối quan hệ chặt chẽ với Louis Finot - một trong những giám đốc đầu tiên của Viện này.
- Năm 1948 , cha Cadiere được phong Hội viên danh dự
Cha Cadiere bắt đầu quá trình nghiên cứu khi ông được cử đến Tam tòa làm việc. Trước đó , thứ tiếng Việt ông dùng là thứ tiếng Việt dạy trong chủng viện qua các sách Tôn giáo , đó là một thứ ngôn ngữ giải tạo , khác hẳn với thứ tiếng nói của dân thường. Qua tiếp xúc với người dân , ông mới phát hiện ra rằng tiếng Việt có nhiều phương ngữ, đó cũng chính là kết quả đưa tới công trình nghiên cứu Ngữ âm Việt Nam (phương ngữ Bắc - Trung kỳ) xuất bản năm 1902 của ông. Mười năm sau , ông lại viết Phương ngữ Nam - Trung kỳ nói về tiếng vùng Quy Nhơn. Ông cũng rất quan tâm tới tiếng Mường vùng thượng nguồn sông Gianh , và cũng là người đầu tiên nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Mường và tiếng Việt vùng Bắc - Trung kỳ , mà sau này được nhiều tác giả như Przylusky và Maspero thừa nhận. Cha Cadiere cũng viết nhiều chuyên khảo về những nơi ông đã đi qua như :
- Địa lý sử Quảng Bình qua thư tịch triều đình (1902)
- Di tích lịch sử Quảng Bình (1903)
- Dinh trấn các chúa Nguyễn trước Gia Long (1916)
- Lũy Thầy ở Đồng Hới (1906)
Và trong số rất nhiều những bài viết của ông , thì có một bài viết trên tập san Đô thành hiếu cổ với tên Gia đình và Tôn giáo Việt Nam là một bài viết xuất sắc , có thể coi đó là một luận văn đặc sắc , tổng hợp về dân tộc học và tôn giáo của người Việt. Về mặt này , có thể nói , cha Cadiere là một trong những người đi đầu trong nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam.
Có thể nói , tư tưởng của linh mục Cadiere đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt nam đầu thế kỷ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học , dù là người Việt hay người nước ngoài phải kính cẩn suy ngẫm.
Tiểu Siêu

ncm
27-10-2004, 22:15
2 năm trước, tôi cùng vài người bạn đã tới chủng viện- nơi có mộ phần của ông Cadière. Chủng viện này nằm cách phía tây kinh thành Huế ko xa. Ngôi mộ của ông này cũng ko khác những ngôi mộ xung quanh mấy, khá giản dị.
Tiểu Siêu muội đến Huế hai lần, đã tới đó lần nào chưa? ;)
---
P.S : Anh về HN lúc chiều, mai cô út qua chỗ anh, anh với cô đi uống cà phê. :D

Tiểu Siêu
27-10-2004, 23:22
Muội tới Huế hai lần , nhưng lịch trình thì ko có lần nào người ta sắp lịch đi thăm mấy nơi đó cả :(. Vả lại , mấy ngày đi các lăng tẩm rồi giao lưu này nọ cũng hết thời gian rồi huynh ( tour 10 ngày mà đi những 32 điểm thì đại huynh biết tầm cỡ phải vắt chân lên cổ mà đi là như thế nào rồi đấy :( ). Có lẽ phải đợi tới lần đi thứ 3 thôi :D ( thực ra thì tại khi đó mm chưa biết tới ông Cadiere này :( )
Tiểu Siêu
***P.S :http://photobucket.com/albums/v399/NaSarang/Emotion/ic-cafe5.gifhttp://photobucket.com/albums/v399/NaSarang/Emotion/ic-pot.gif <<< =P~