PDA

View Full Version : Hãy bàn về Quan Vân Trường.


Trang : [1] 2

LSB-LyQuy
25-04-2004, 21:58
Quan Vân Trường là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng quân của Lưu Bị. Ông có một thân hình oai phong lẫm liệt, võ công cái thế; xứng đáng là một vị đại tướng. Ngoài ra ông có một tấm lòng trung và tính nhân đạo hiếm người bằng. Tuy nhiên ông chết uổng vì tính cách kiêu ngạo của mình. Hiện nay không những ở Trung Quốc mà còn rất nhìu gia đình ở miền Nam nước ta thờ ông trong nhà như một vị thần hộ gia.
Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng Quan Công có rất nhiều tật xấu. Kênh kiệu vênh váo, không coi ai ra gì và ngu quá thể khi không chém Tào Tháo trong hẻm Hoa Dung tại trận Xích Bích.
Nhiều thuết còn cho rằng ông yêu Điêu Thuyền từ hồi còn trẻ và chính ông là người chém chết Điêu Thuyền. Vậy có đúng không?
Vậy thực chất con người ông thế nào, mời chư vị cho ý kiến.

TieuHoaVinh
26-04-2004, 11:03
Hihihihìi ...mỗi người đều có một suy nghĩ về vẫn đề này thực ra không phải vì Quan công ngu không chém Tào tháo mà là một người tự kiêu bên cạnh đó theo tại hạ nghĩ Quan Công là người anh hùng thì không bao giờ bắt một kẻ thất cơ lỡ vận như Tào tháo khi ở hẻm Hoa Dung hơn nữa Tào Tháo dù sao cũng đã có tôn trọng với Quan công, như vậy thì ông thà chết chứ không làm kẻ bất nghĩa

LSB-ThuyDuong
26-04-2004, 11:27
Tiểu muội chen ngang một tẹo thôi nhé!
Topic này thể nào Vạn Thắng sư huynh cũng vào nên tiểu muội vào hỏi, chứ hình như đã có người hỏi 1 lần mà không được trả lời.
Nói đến Quan Vân Trường, thành tích đáng nể đầu tiên của ông là lần chư hầu các trấn tụ tập chống lại Đổng Trác. 1 viên tướng của Đổng Trác (hình như là Hoa Hùng) đánh bại nhiều tướng của các chư hầu, đến lượt Lưu Bị cho Quan Vân Trường ra thì Quan chém đầu thằng cu này quá nhanh, đến nỗi chén rượu thưởng của Tào Tháo còn chưa kịp nguội! Sau đó thì Lã Bố (lúc này là thuộc hạ của Đổng Trác) ra và 3 anh em Lưu Quan Trương quây lại đánh Lã Bố, tích này gọi là Tam anh chiến Lã Bố.
Chuyện này ở hồi 5; các trấn hưởng ứng Tào công, tam anh đánh Lã Bố.
Nhưng bản Tam quốc trong Tàng thư các, hồi 5 dừng lại bằng bài hiệu triệu của Tào Tháo. Tiểu muội đề đạt với BQL sơn trại tìm cách gõ thêm vào cho đủ.
Bình luận QVT thì tiểu muội còn chờ.

Lái Lợn
26-04-2004, 11:51
Khì ...tưởng gì hoá ra các bác bàn về Quan Vân Trường, nghe ghê gớm phết nhỉ ! Theo tôi được biết thì người Trung Quốc và người Miền Nam thờ Quan Công là do kính phục cái nghĩa khí của Quan Công, một lòng trung thành với Lưu Bị, tôi cũng rất thích nhân vật Quan Công này, tích anh hùng của QV như qua năm ải chém 6 tướng, giũa muôn quân lấy đầu đại tướng Nhan Lương của Viên Thiệu... đều là tích anh hùng của QV cả. Nhưng tôi nghỉ rằng QV không chém Tào Tháo ở đường Hoa Dung mới chính là cái nghĩa anh hùng của Quan Vũ, dù biết rằng nếu không chém Tào Tháo có thể vi quân lệnh dẫn đến mất đầu nhưng QV vẫn để Tào Tháo đi, kẻ anh hùng ân oán phải phân minh, trung nghĩa đầy đủ như vậy mới đáng để mọi người nể phục chứ nếu nói về vũ dũng thì e rằng Quan Công chưa được bằng Lã Bố ...( ai nói Quan Công ngu không chém Tào Tháo ở đường Hoa Dung thì mua Tam Quốc Chí về mà đọc lại , lúc đó Tào Tháo không thể chết, nếu Tào Tháo chết thì Lưu Bị không bao giờ có cơ hội để vào đất xuyên xưng vương tạo thành thế chân vạc cả - cái này thì các bác phải hỏi Khổng Minh vậy ) ngay trong quân Tào cũng có rất nhiều người vũ dũng như Điển Vi, Hứa Chử, Trương Liêu........trong tam quốc không thiếu các nhân vận vũ dũng hơn người
Quan Công sau này bị Nguyên Mông chém chết cái chính do tính kiêu ngạo của ông, phần nào cũng là do sơ suất của Khổng Minh. Quan Công là một dũng tướng , nhưng sự sếp đặt quân sự thì phải do Khổng Minh. Khi Quan Công trấn thủ Kinh Châu, Không Minh dặn bắc cự Tào Tháo , nam hoà Tôn Quyền nếu kế sách này đưa cho Triệu Tử Long thì chắc sẽ vẹn toàn nhưng Quan Công là người kiêu ngạo khó lòng mà làm đúng như lời Khổng Minh , khi để ông giữ Kinh Châu đã là cái dở của Không Minh rùi, vì vậy mà Lưu Bị mất đi một viên đại tướng đứng đầu ngũ hổ tướng.

Còn Quan Công là người iu của Điêu Thuyền hồi trẻ thì chẳng có một chứng cớ gì cả, hoàn toàn đơm đặt, ĐT là con nuôi của Y Doãn sau này gả cho Đổng Trác và Lã Bố giết Đổng Trác lấy ĐT , sau này khi Quan Công hộ tống nhị vị phu nhân ở tạm tại doanh để tìm Lưu Bị,Tào Tháo muốn mang Điêu Thuyền ra để giữ Quan Công lại nhưng khi gặp Quan Công, Điêu Thuyền cảm phục mà không thi hành kế sách của Tào Tháo. Đây cũng là một giai thoại về Quan Công chứ không phải như bác Hận nói là 2 người iu nhau hồi trẻ ..

LSB-LyQuy
26-04-2004, 11:54
Nói chung vấn đề về truyện ở TTC nhờ nhón Thám Báo nha. Còn vấn đề về QVT mụi cứ bình đi. Huynh thấy mụi bình hay lắm mà.

lsb_cu'li`
26-04-2004, 15:26
Quan Vân Trường là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng quân của Lưu Bị. Ông có một thân hình oai phong lẫm liệt, võ công cái thế; xứng đáng là một vị đại tướng. Ngoài ra ông có một tấm lòng trung và tính nhân đạo hiếm người bằng. Tuy nhiên ông chết uổng vì tính cách kiêu ngạo của mình. Hiện nay không những ở Trung Quốc mà còn rất nhìu gia đình ở miền Nam nước ta thờ ông trong nhà như một vị thần hộ gia.
Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng Quan Công có rất nhiều tật xấu. Kênh kiệu vênh váo, không coi ai ra gì và ngu quá thể khi không chém Tào Tháo trong hẻm Hoa Dung tại trận Xích Bích.
Nhiều thuết còn cho rằng ông yêu Điêu Thuyền từ hồi còn trẻ và chính ông là người chém chết Điêu Thuyền. Vậy có đúng không?
Vậy thực chất con người ông thế nào, mời chư vị cho ý kiến.


hận tình huynh này theo huynh viết thì "ông là người có một tấm lòng trung và tính nhân đao hiếm bằng người" là sao? câu nói này có ý nghĩa gì cho một người xứng đáng là "đại tướng" như huynh nói?

LSB-VanThang
28-04-2004, 22:23
Về QVT tại hạ đã nói ở chủ đề khác trong mục này rồi. Bây giờ nói lại e là hơi thừa nhưng cũng tham gia chút cho vui vậy :D

Nhưng tôi nghỉ rằng QV không chém Tào Tháo ở đường Hoa Dung mới chính là cái nghĩa anh hùng của Quan Vũ, dù biết rằng nếu không chém Tào Tháo có thể vi quân lệnh dẫn đến mất đầu nhưng QV vẫn để Tào Tháo đi, kẻ anh hùng ân oán phải phân minh, trung nghĩa đầy đủ như vậy mới đáng để mọi người nể phục
Một kẻ vì chuyện tư mà làm ảnh hưởng tới chuyện công có đáng là anh hùng không? Người ta có câu "Đại nghĩa diệt thân", huống chi Tào Tháo chỉ có ơn với Quan Vân Trường thôi mà ông ta lại quên Đại nghĩa thì Quan có đáng anh hùng không?
Theo tại hạ, nếu Quan là người có nghĩa khí thì phải chém chết Tào Tháo sau đó tự sát để trả ơn cho Tào Tháo. Còn việc tha Tào Tháo là việc làm của một kẻ phản thần (và bất nghĩa với huynh trưởng là Lưu Bị), công tư bất phân.

@thuyduong: Muội nói hồi 5 trong TTC bị thiếu à?

LSB-TruongThanh
29-04-2004, 05:51
Quan Vân Trường là người võ nghệ tuyệt luân, nghĩa khí ngất trời. Nhưng xét cho cùng thì ông ta quá kiêu ngạo, ít mưu trí. Chức vị thủ lĩnh của "Ngũ Hổ Tướng" kia thì theo tiểu đệ không có nhiều ý nghĩa lắm, chỉ vì QVT và Trương Dực Đức theo Lưu Huyền Đức trước các tướng khác. Nếu so văn võ toàn tài, anh hùng vô địch thì Thường Sơn Triệu Tử Long có vẻ nhỉnh hơn QVT và kể cả các tướng khác trong Ngũ Hổ. Huynh đệ tỷ muội nghĩ thế nào?

darktemplar
29-04-2004, 06:58
Vạn Thắng huynh nói phải, Quan Công chỉ nhớ về cái nghĩa "tha chết - đối sử trọng hậu" của Tào Tháo (xét cho cùng là sự trọng (lợi) dụng nhân tài mà bậc anh hùng nào cũng có); song không nhớ một gian thần trong cuộc săn ở Hứa Điền chạy trước mặt vua tranh công, quên Tào Tháo xua binh truy sát anh mình Lưu Huyền Đức cùng hàng vạn dân đen vô tội tiếng khóc ri trời tại Trường Bản, nếu không có sự xông xáo của Tử Long cũng như uy dũng mưu trí của Trương Phi thì hẳn Lưu Bị đã ô hô tai hai rồi.

Song, có điều đứng sau chuyện này. Đó là cái tài của Khổng Minh, từ đầu đã đoán ngay được thể nào Quan Công cũng tha cho Tào Tháo (như nói với Lưu Bị muốn nhân cơ hội này mà phá luôn cái gọi là "nghĩa"cuối cùng giữa Tào Tháo và Quan Công. Nếu muốn thật sự bắt Tào Tháo, Khổng Minh đã có thể phái tướng khác - (quân Tào khi ấy thảm hại lắm rồi, Quan Công cũng chỉ đem theo 500 đao phủ không hơn không kém). Nhưng nếu bắt Tào Tháo thì thiên hạ không thể hình thành thế chân vạc. Lưu Bị khi ấy chưa có chốn náu thân, binh lực còn yếu. Tào Tháo bị diệt rồi, Tào Nhân cùng các con Tào Tháo ở Hứa Đô không thể trụ được lâu trước những chiến tướng Đông Ngô cùng sự chỉ huy của Chu Du, khi ấy chuyện Lưu Bị bị tiêu diệt, Đông Ngô độc bá thiên hạ là điều không tránh khỏi. Khổng Minh cử Quan Công đi, để Tào Tháo quay về dựng lại nước Nguỵ, kềm hãm Đông Ngô nhằm kéo thời gian chuẩn bị, gây dựng cơ nghiệp riêng của Lưu sứ quân.

darktemplar
29-04-2004, 07:07
Nhớ lại kỳ săn ở Hứa Đô, Quan Công đã nổi giận, định hươ đao chém chết ngay tên tặc thần khi quân. Chỉ rằng Huyền Đức đưa mắt, sợ ném chuột vỡ đồ quý mà thôi. Vậy mà về sau đã đem cái nghĩa bản thân trọng hơn chữ "trung" với vua' chữ " trung nghĩa" với anh em mình, chữ "hiếu" cho mười vạn con em nheo nhóc theo Lưu Bị trong lúc gian nan.

Cười thay cái trung nghĩa ấy mà người ta tôn vinh; có biết rằng Khổng Minh cũng nhờ vào cái "quân tử Tàu" ấy mà tạo nên thế giằng co thêm mấy mươi năm trước khi Tư Mã Chiêu thống nhất thiên hạ.

LSB-TruongThanh
29-04-2004, 08:18
Vâng, sư huynh darktemplar có hữu lý ghê. Gia Cát Khổng Minh miệng nói là "giữ cái nghĩa" với Tào Tháo, nhưng thật ra ông ta muốn duy trì cái thế chân vạc. Vì sau trận Xích Bích, nếu Lưu Bị diệt Tào Tháo thì Tôn Quyền với cái khí thế thắng trận thế nào cũng đánh Lưu Bị một trận ra trò.

TieuHoaVinh
30-04-2004, 15:46
Hình tượng của Quan Vân Trường:
Mặt đỏ râu dài , cầm thanh long đao, cưỡi ngựa Xích thố một hình tượng, 1 mẫu người hùng đã đi vào lịch sử cũng như trong tâm trí mỗi người dân Trung Hoa, Trên lương sơn bạc có 1 vị là đại đao Quan thắng vốn là dòng dõi của Quan công.
Còn chuyện thưở thiếu thời Quan Công, Trương Liêu (1 Tướng tài của Tào Tháo) và Điêu Thuyền thì vốn là bạn thân với nhau chuyện này tại hạ có nghe nói 1 lần nhưng lâu quá rồi. Bây giờ nhắc lại không nhớ hết nhưng theo tại hạ nghĩ thì thực sự có lẽ có chuyện Quan Công và Điêu Thuyền iêu nhau mời mọi người đưa thêm ý kiến

LSB-VanThang
02-05-2004, 00:19
Tại hạ không đồng ý với Dark huynh đài về ý Khổng Minh có tài đoán trước QVT sẽ tha cho Tào Tháo, cũng như KM không muốn TT chết mà muốn giữ thế chân vạc.
Nếu KM không muốn TT chết thì cử QVT chặn ở hẻm Hoa Dung làm gì? Bắt QVT làm giấy chứng làm gì? Phải chăng vì KM đã tính sai nên mới sanh ra cớ sự như vậy. Sau khi QVT quya về KM còn đổ cho Trời với câu "Số Tào chưa hết". Cái này đúng là ngụy biện. KM là một người tự phụ, luôn nghĩ mình tính toán không sai cái gì, cho đến khi gặp sai sót thì lại đổi hết tội lỗi cho ông Trời. Vụ đốt Tư Mỹ Ý trong hang Hồ Lô là một ví dụ. KM là một người biết xem thiên tượng để đoán biết thời tiết, vậy sao hôm đó ông ta đoán sai (trời mưa) thì lại than "Thành sự tại thiên" ?? Ô hô, KM đoán được gió Đông Nam trong trận Xích Bích thì cho đó là cái tài của mình, đoán sai ở hang Hồ Lô thì đổ cho Trời. Trong vụ việc QVT không chém TT cũng như vậy thôi. Bởi KM đoán sai nên đổi cho "cái số Tào chưa hết". KM đã không hiểu hết con người của QVT nên mới bị hỏng việc. KM bắt QVT làm giấy chứng là ép phải chém TT, không ngờ KM đã tính sai. QVT là em kết nghĩa của Lưu Bị nên dù có giấy chứng thì KM cũng không thể chém QVT, vì vậy KM mới giả vờ nói cái số của Tào chưa hết, như vậy KM vừa che đậy được cái sai sót của mình vừa cứu được mạng của QVT.

LSB-ThuyDuong
02-05-2004, 17:12
VT nói đúng rồi, tiểu muội cũng không tin mấy thứ lý luận rằng KM muốn tha Tào Tháo để giữ thế chân vạc. Thoạt nghe thì có lý đấy, nhưng thử hỏi nếu tính như vậy thì bắt sống Tào Tháo rồi để Lưu Bị tha, hoặc bắt sống Tào Tháo rồi dùng Tháo làm con tin để đánh đổi lấy nhiều thứ có hơn không? Chung quy chỉ là nhóm Lưu Bị- Khổng Minh vồ trượt con cá to Tào Tháo mà thôi!
Nói về QVT thì ông ta là 1 tướng tài, nhưng sự nghiệp QVT quy lại là 1 "the loser" to tướng.
Hãy xem đời QVT có những chiến tích gì lớn:
1. Chém Nhan Lương, Văn Sú
2. Đi tìm anh, qua mấy ải chém mấy tướng (toàn là tướng xoàng!)
3. Một đao dự tiệc của Lỗ Túc
4. Đại chiến Bàng Đức.
Ngoài 4 cái đó ra, chỉ là những chiến tích nho nhỏ.
Nhưng:
Chiến tích 1. Chỉ là giúp Tào Tháo, làm khó cho Lưu Bị lúc đó đang ở nhờ Viên Thiệu.
Chiến tích 2. Chỉ là chiến tích cá nhân kiểu 1 hiệp sĩ cô đơn trong truyện chưởng, chứ không làm thay đổi bàn cờ quân sự được tẹo nào.
Chiến tích 3. Chiến tích có được của 1 kẻ hữu dũng vũ phu. Tiểu muội ngờ là Lỗ Túc bày trò cũng chỉ để che mắt sếp Tôn Quyền. Chứ nếu thực tâm muốn sát hại thì thiếu gì cách, QVT sẽ tèo như con mèo!
Chiến tích 4. Cái này thì đáng nể thật, nhưng nó lại nằm trong 1 tổng thể sai lầm của Quan, làm trái chính sách "đông hoà Tôn Quyền' của KM. Kết cục sau chiến tích này ít lâu thì Quan công đứt.
Trương, Triệu, Hoàng Trung còn có công giúp Lưu Bị bình định 2 Xuyên là những chiến tích có ý nghĩa chiến lược thật sự. Chứ QVT thì không có những chiến tích có ý nghĩa như thế.

darktemplar
02-05-2004, 19:47
Nếu KM không muốn TT chết thì cử QVT chặn ở hẻm Hoa Dung làm gì? Bắt QVT làm giấy chứng làm gì? Phải chăng vì KM đã tính sai nên mới sanh ra cớ sự như vậy.

Hì hì, tại hạ đã nói rồi, KM bắt QVT làm giấy cam kết để nhân thể hóa giải luôn cái nghĩa cuối cùng của ông tốt râu với Tào A Man. Bằng không, Quan Công sẽ mãi còn vấn vương. Giả dụ sau này có muốn phái Quan Công đi làm việc với quân Tào cũng khó khăn.

Còn không phái ai đi hẻm Hoa Dung ư? Ăn nói thế nào với Đông Ngô? Đông Ngô là đạo chủ lực trong trận Xích Bích, quân Lưu Bị còn quá yếu nên mới lo việc tiểu trừ bọc lót, vậy mà còn không chặn nút hiểm cuối cùng thì còn gì nữa, Đông Ngô chẳng ngờ ngay sao?

Sau khi QVT quya về KM còn đổ cho Trời với câu "Số Tào chưa hết". Cái này đúng là ngụy biện. KM là một người tự phụ, luôn nghĩ mình tính toán không sai cái gì, cho đến khi gặp sai sót thì lại đổi hết tội lỗi cho ông Trời.

Đừng hiểu số trời đơn giản thế. Nếu họ Tào chết thì thiên hạ không chia ba, mà được thống nhất ngay bởi Tôn Quyền. Ý trời ở đây là vậy, chưa phải lúc thiên thời để giết Tào Tháo. Tào Nhân và các con Tào Tháo không đủ trí lực cầm cự những Chu Du Lỗ Túc đâu.

Vụ Tư Mã Ý là chuyện khác. Gia Cát Lượng tự xưng mình thông thiên văn, hiểu địa lý, nhưng ông vẫn là người. Giữa mùa có 3 ngày gió Đông Nam thì biết, chứ cơn mưa rào bất chợt mà cũng biết thì ai địch lại. Còn chuyện làm giấy tờ cũng không ngoài ý hóa giải chuyện nghĩa cũ thôi. Việc không chém Quan Công cũng tiên liệu từ trước rồi, trong lúc binh thiếu tướng ít như thế mà vì một chuyện đoán trước lại giết chết tướng tài sao?

Khổng Minh là người lập nên bàn cờ Tam Quốc vậy. Hậu sinh chúng ta còn hiểu được hậu quả việc thả hay giết Tào Tháo thì huống gì người thừa tướng giỏi bậc nhất lịch sử Trung Hoa?

Sai lầm của Khổng Minh về sau có lẽ là việc để Quan Công coi Kinh Châu mà thôi. Phái Quan Công đi hẻm Hoa Dung khiến thiên hạ chia ba, phái Quan Công giữ Kinh Châu khiến quân Thục không thể cầm cự, tan hợp ấy do một Khổng Minh vậy.

Lý Thám Hoa
03-05-2004, 03:07
Nói về QVT thì ông ta là 1 tướng tài, nhưng sự nghiệp QVT quy lại là 1 "the loser" to tướng.
............
Trương, Triệu, Hoàng Trung còn có công giúp Lưu Bị bình định 2 Xuyên là những chiến tích có ý nghĩa chiến lược thật sự. Chứ QVT thì không có những chiến tích có ý nghĩa như thế.

Quan Vũ quả thực là "loser" thời Tam Quốc ? Vì sao ông chứ không phải ai khác lại được lập miếu thờ như thần linh ? Liệu Quan Vũ có xứng với vị trí đó không ?

Tổng hợp từ Tam Quốc Diễn Nghĩa và Tam Quốc Chí, sẽ có những thông tin sau :
.................

Nhớ lúc Quan Vũ chạy ra Mạch Thành và tử trận dưới tay Đông Ngô. Tôn Quyền sai người mang đầu QV dâng cho Tào Tháo (Di hoạ Giang Đông), Tháo nhìn thấy đầu QV liền khóc thật to tỏ vẻ thương tiếc cốt để Lưu Bị "nghe" thấy (thật lòng Tháo cũng rất quý & ngưỡng mộ QV từ khi chém Hoa Hùng). Không những khóc, Tháo còn hạ lệnh chôn cất theo lễ vương hầu, đích thân truy điệu... Qủa nhiên Lưu Bị lập tức hủy liên minh Ngô-Thục mà dồn sức đánh với Tôn Quyền, đưa Tháo vào thế ngư ông hưởng lợi.

Riêng đối với Quan Vũ, sau khi hậu táng, Tháo còn hạ lệnh cho xây miếu thờ tại quận Tiêu để tri ân tha mạng và đồng thời cũng vì chút tình xưa. Tháo đích thân viết lên cửa miếu 4 chữ "Nhân Đức Thánh Quân"... Và từ đó, QV chính thức được phong Thánh bởi Tháo.

Và cũng từ đó, những thương nhân giàu có đồng hương với Quan Vũ (Sơn Tây) mỗi khi dời nhà đi tỉnh khác làm ăn đều quyên góp để xây 1 miếu thờ QV nơi vùng đất mới, nhằm dựa dẫm chút uy tín của QV cũng như lợi dụng sự ưu ái của Tháo với QV mà rộng cửa làm ăn không bị khó dễ... Miếu thờ QV vì vậy mỗi ngày mỗi nhiều và có mặt khắp mọi nơi...
...............................

Vậy có thể xem việc QV được thờ phụng, phong Thánh là từ con bài chính trị của Tháo mà thành, không phải do thực tài.

Không biết có ai còn tư liệu gì khác không, chứ nếu thế thì thất vọng quá. Tại hạ rất ngưỡng mộ Quan Vân Trường :(

LSB-RongLuaBacCuc
03-05-2004, 11:53
1. Chém Nhan Lương, Văn Sú
2. Đi tìm anh, qua mấy ải chém mấy tướng (toàn là tướng xoàng!)
3. Một đao dự tiệc của Lỗ Túc
4. Đại chiến Bàng Đức.
Ngoài 4 cái đó ra, chỉ là những chiến tích nho nhỏ.
Nhưng:
Chiến tích 1. Chỉ là giúp Tào Tháo, làm khó cho Lưu Bị lúc đó đang ở nhờ Viên Thiệu.
Chiến tích 2. Chỉ là chiến tích cá nhân kiểu 1 hiệp sĩ cô đơn trong truyện chưởng, chứ không làm thay đổi bàn cờ quân sự được tẹo nào.
Chiến tích 3. Chiến tích có được của 1 kẻ hữu dũng vũ phu. Tiểu muội ngờ là Lỗ Túc bày trò cũng chỉ để che mắt sếp Tôn Quyền. Chứ nếu thực tâm muốn sát hại thì thiếu gì cách, QVT sẽ tèo như con mèo!
Chiến tích 4. Cái này thì đáng nể thật, nhưng nó lại nằm trong 1 tổng thể sai lầm của Quan, làm trái chính sách "đông hoà Tôn Quyền' của KM. Kết cục sau chiến tích này ít lâu thì Quan công đứt.
Trương, Triệu, Hoàng Trung còn có công giúp Lưu Bị bình định 2 Xuyên là những chiến tích có ý nghĩa chiến lược thật sự. Chứ QVT thì không có những chiến tích có ý nghĩa như thế.
thuyduong muội nói vậy e rằng bất công cho Vân Trường quá.
1. Nhan Lương, Văn Sú khi ấy là hai tướng có thể nói vào hàng chủ chốt của Viên Thiệu, hơn nữa khi ấy QV đâu có biết Lưu Bị đang nhờ cậy Viên Thiệu mà chỉ biết là mình và hai chị dâu đang trong tay Tào Tháo, tính mạng bản thân có thể không quan trọng nhưng tính mạng hai vị Cam, My phu nhân không thể xem thường.
2. Qua năm ải chém sáu tướng như muội nói toàn là tướng xoàng nhưng mấy ai làm được việc chém sáu tướng xoàng ấy ? Chẳng qua trong bộ truyện Tam Quốc không nói nhiều về những viên tướng này mà thôi mà trò đời vốn không được nhắc nhiều đến thì lại bị coi là hạng tầm thường, thực lực các tướng này ra sao muội có biết rõ không ? Có hai trường hợp xảy ra là QV quá mạnh hoặc các tướng kia quá kém cỏi, tại sao muội lại khăng khăng chỉ có trường hợp các tướng kia quá kém mà không nghĩ rằng QV quá mạnh hay đó là cách chứng minh không dẫn chứng cho việc Quan Vũ là một loser lord.
3. Cái này là điều rõ ràng về QV vì không tiếng tăm không là dũng tướng sao tướng sĩ đông ngô phải kiêng nể bởi trong chiến tích này người ta dùng trí nhiều hơn là lực.
4. Đánh tướng mạnh thì muội bảo rằng phá kế hoạch của quân sư, đánh tướng yếu thì muội cho rằng chỉ mèo nhà bắt nạt chuột đồng đến nước này huynh đành chịu không còn cách lý giải nào khác.
Lại nói về Trương, Triệu, Hoàng. Trương Phi thì tính nóng như lửa chẳng may được dịp thông minh đột xuất mới nghĩ ra cái kế cướp thành, Triệu Vân lao vào trăm quân cứu A Đẩu thì thử hỏi lúc ấy có tướng tài nào nhảy vào giáp chiến hay toàn bọn binh sĩ lố nhố lên mới chém như chém chuối phạt như phạt măng ? Hoàng Trung chẳng qua chỉ là lão già biết bắn tên chứ tài cán gì mà bình định 2 xuyên, do lão sống ở đấy lâu đến nỗi râu hoá bạc lên lời nói có trọng lượng mới hàng phục được mấy tên tướng mà đời sau dù người ta có đọc bộ Tam Quốc hàng trăm lần cũng chẳng nhớ nổi tên.

LSB-ThuyDuong
03-05-2004, 13:12
RLBC: Tiểu muội không nói rằng QVT không giỏi. Tiểu muội viết rất rõ: ông ta là 1 tướng tài.
Nhưng trên đời này có rất nhiều người tài mà do số phận run rủi, do bố trí sắp xếp, do cái gì không biết nữa, mà không lập được những công trạng xứng với tài năng của mình. Tiểu muội gọi những người đó là loser.
Trong Tam quốc, Bàng Thống là 1 ví dụ rõ nhất. Người này chỉ kém KM một tẹo, nhưng số phận đã như vậy thì kết cục lại phải nói thẳng là Bàng Thống chưa làm được gì nên cơm nên cháo cả.
QVT có may mắn hơn Bàng Thống, còn làm được một số thứ mà tiểu muội liệt kê. Nhưng xét cho cùng thì những chiến tích ấy có ý nghĩa gì?
Không thể trách QVT giết Nhan Lương, Văn Sú vì QVT không biết Lưu Bị đang ở nhờ Viên Thiệu, điều đó đúng. Nhưng muội nói thêm rằng cái chiến tích ấy không giúp gì cho Lưu Bị nên dù không phải lỗi QVT thì nó cũng không có ý nghĩa gì nhiều.
Qua 5 ải chém 6 tướng, cho dù là tướng xoàng thì vẫn đáng phục như thường, có ai không phục đâu. Nhưng vì 6 tướng ấy là tướng xoàng nên Tào Tháo không bị hao tổn gì nhiều, bàn cờ quân sự vì thế mà không thay đổi, giá trị của chiến tích QVT vì thế mà không thật là lớn lao ghê gớm. Còn vì sao tiểu muội bảo 6 tướng ấy là tướng xoàng ư? Hãy xem trước khi bọn họ xuất hiện cản đường QVT, họ đã làm được gì, họ đã lần nào được nhắc đến tên? Lúc này, tiểu muội thú thật là cũng không nhớ tên mấy viên tướng ấy!
Tiểu muội rất muốn các huynh đệ bàn luận vụ Lỗ Túc định sát hại Quan công. Theo tiểu muội, Lỗ Túc kém những mẹo vặt nhưng là người có tầm nhìn chiến lược tốt, hơn cả Chu Du nữa. Lỗ Túc trước sau chủ trương Tôn-Lưu thân thiện để cùng chống Tào và đã thực tâm tiến cử Bàng Thống cho Lưu Bị. 1 người như Lỗ Túc thừa hiểu giết Quan công thì quan hệ Tôn-Lưu sẽ đổ vỡ thế nào, cái giá sẽ khủng khiếp ra sao nên chắc chắn là không có ý giết Quan công đâu. Dàn xếp ra 1 vụ mưu sát chẳng qua là để che mắt Tôn Quyền thôi vì bị ông chủ ép ghê quá!
Nói về Hoàng Trung một chút, ông ta ngoài trận giết được Hạ hầu Uyên ra thì cũng không có 1 chiến tích thật lớn, kinh hồn động địa. Nhưng một chuỗi những chiến công nhỏ trong công cuộc đưa Lưu Bị vào Tây Xuyên ghép lại thì ông là người có công đầu. Có công lao bỏ ra, có kết quả tốt đẹp thu được, Hoàng Trung đã lập công.
Những chiến công của QVT, nếu kinh thiên động địa thì không giúp được gì cho chủ, những việc chủ chốt chủ giao (từ vụ Hoa Dung đến vụ Kinh Châu) thì dù có lỗi của ông hay không, ông đều không hoàn thành nhiệm vụ. Thế nên giỏi thì vẫn là giỏi, mà loser thì vẫn là loser.
Viết đến đây mới để ý RLBC chỉ bằng tuổi mình, nhưng ngại sửa bài quá!

Lái Lợn
03-05-2004, 14:44
Một kẻ vì chuyện tư mà làm ảnh hưởng tới chuyện công có đáng là anh hùng không? Người ta có câu "Đại nghĩa diệt thân", huống chi Tào Tháo chỉ có ơn với Quan Vân Trường thôi mà ông ta lại quên Đại nghĩa thì Quan có đáng anh hùng không?
Theo tại hạ, nếu Quan là người có nghĩa khí thì phải chém chết Tào Tháo sau đó tự sát để trả ơn cho Tào Tháo. Còn việc tha Tào Tháo là việc làm của một kẻ phản thần (và bất nghĩa với huynh trưởng là Lưu Bị), công tư bất phân.

@thuyduong: Muội nói hồi 5 trong TTC bị thiếu à?

Bác Vạn ơi là pác vạn, gớm bác cứ chọc tớ làm giè ! Pác bẩu QVT không chém Tào Tháo tại đường Hoa Dung không đáng là kẻ anh hùng :( , híc híc híc....pác lái làm tớ bùn 3 phút....tớ nói pác nghe, QVT trường bản tính kiêu ngạo tột cùng ( cái này khỏi phải nói nhìu ) ờ thì nghe pác nói " Đại nghĩa diệt thân " nghe thì có vẻ ghê gớm nhưng ông bạn thử nghĩ xem đại nghĩa của VT là gì ....hộ tui cái ông bạn đáng kính, tui cũng chả bít được nhìu lắm , trình độ lẹt đẹt chỉ vớ vẩn tý thôi nhưng tôi phân tích hành động của QVT lúc đó tui vẫn cho đó là anh hùng:
TT dù là đại gian hùng nhưng ông ta đối xử với QVT thì quá ư là tình nghĩa , QVT qua 5 ải chém 6 tướng của Tào nhưng ông vẫn ra lệnh để VT đi dù lệnh đó hơi đến muộn làm ông ta chít mất 6 thằng tướng.

Trong thời loạn ai chảng muốn dựng lên nghiệp lớn LB tuy xưng là tôn thất
nhà Hán nhưng nếu tính ra thì bây giờ cũng phải bắn 12 quả ttên lửa hành trình phi la tốp mới tới nơi...trong khi QVT thờ LB vậy đối với T cái chữ " Đại nghĩa diệt thân " tôi không biết là đại nghĩa giè cả :?: Cái này đành phải nhờ pác Vạn chỉ bẩu cho. Lúc gắp QVT thì quân Tào đã kiệt sức quỳ mọp xuống ngựa xin tha chết với bạn tính của VT thì có thể nói rằng là không bao giờ có thể xuống tay được ( xưa nay VT không chém người ngã ngựa..) Mong các pác thông cảm cho chút... nhìn tình cảnh người có ơn với mình quỳ mọp van xin mà lại sấn xổ tới chém đầu rùi nói vì đại nghĩa diệt thân thì VT lởm quá ....

Bạn darktemplar:
Lại gặp nhau lâu lâu không gặp không bít tình hình sưa khoẻ ra sao, vợ con gì chửa...lái lợn bận bụi lợn gà không có thời gian qua hỏi thăm nom . thông cảm nhé :D

Vạn Thắng huynh nói phải, Quan Công chỉ nhớ về cái nghĩa "tha chết - đối sử trọng hậu" của Tào Tháo (xét cho cùng là sự trọng (lợi) dụng nhân tài mà bậc anh hùng nào cũng có); song không nhớ một gian thần trong cuộc săn ở Hứa Điền chạy trước mặt vua tranh công, quên Tào Tháo xua binh truy sát anh mình Lưu Huyền Đức cùng hàng vạn dân đen vô tội tiếng khóc ri trời tại Trường Bản, nếu không có sự xông xáo của Tử Long cũng như uy dũng mưu trí của Trương Phi thì hẳn Lưu Bị đã ô hô tai hai rồi.

Bạn darktemplar ,TT đối xử với QVT không thể gọi là sự lợi dụng được nhắc lại tích xưa khi QVT xin đi đánh Hoa Hùng Viên Thiệu không đồng ý định chém QVT chính TT là người đứng ra bảo lãnh cho VT ra trận , 2 con người không quen biết mà TT dám đứng ra bảo lãnh cho QVT thì đó là sao? khi QVT quyết tâm về với Lưu Bị thì Tào Tháo cũng không ngăn cản...2 điều này có đáng để QVt nể trọng TT không? Bạn nói đúng rồi bậc anh hùng muốn làm nên nghiệp lớn thì ai cungc phải trọng nhân tài nhưng cái nghĩa của TT với VT thì là sự kính phục thật sự của Tào thưa bạn !
Nếu nói VT giết TT đi rùi tự sát để đền ơn Tào thì thật ra đó chẳng thể gọi là sự đền ơn được vì chém bố nó đầu TT rùi thì còn làm ăn giè nữa, hết thuốc chữa... :P

Lái lợn học ít nhưng cũng biết Trường Bản Lưu Bị bị Tào Tháo uýnh cho te tua chạy phụt khói ra phao câu...lúc đó Triệu Tử Long một mình một ngựa vào trânh cứu A Đẩu, Trương Phi hét là tướng của Tào đút ruột chết nhưng hình như lúc đó Vân Trường không có mẹt thì phải ....tại hạ cũng không nhớ rõ làm ( toàn nghe lỏm chuyện thui mà, tiền đâu mà mua chuyện đọc chứ ...) nếu chỉ vì người ta có nhiệm vụ khác mà nói người ta như vậy thì bất công quá bạn à.....................

darktemplar
03-05-2004, 16:59
Lại gặp nhau lâu lâu không gặp không bít tình hình sưa khoẻ ra sao, vợ con gì chửa...lái lợn bận bụi lợn gà không có thời gian qua hỏi thăm nom . thông cảm nhé :D

Cảm ơn chủ lái lợn, tại hạ vẫn khỏe, vừa có một cô vợ xinh đẹp từ LSB đấy.

Bạn darktemplar ,TT đối xử với QVT không thể gọi là sự lợi dụng được nhắc lại tích xưa khi QVT xin đi đánh Hoa Hùng Viên Thiệu không đồng ý định chém QVT chính TT là người đứng ra bảo lãnh cho VT ra trận , 2 con người không quen biết mà TT dám đứng ra bảo lãnh cho QVT thì đó là sao? khi QVT quyết tâm về với Lưu Bị thì Tào Tháo cũng không ngăn cản...2 điều này có đáng để QVt nể trọng TT không?

Chữ "lợi dụng" tại hạ dùng ở đây không phải với cái nghĩa trần trụi nhất của nó. Nhà chính trị bao giờ cũng có những toan tính trong mỗi hành động, đừng hi vọng mỗi hành động đều đơn thuần là tình nghĩa, là tấm lòng. Như Tống Giang của LSB cũng vậy thôi. :D

Tào Tháo là gian hùng - anh hùng một thời, có giống đâu những phường như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu,... Quan Công vốn đã nghe danh từ lâu đánh giặc khăn vàng, mình cao chín thước mặt đỏ râu dài, oai phong lẫm liệt, Tào Tháo trước quần hùng tỏ ra như vậy cũng chẳng khó. Viên Thiệu khi ấy vì giận bộ tướng mình bất tài bị chém chết là một, vì vốn dòng quý tộc, khinh khi những người chưa có địa vị cao âu cũng là điều dở của y.

Việc Tào Tháo thả Quan Công thì là điều lợi lâu dài. Vì sao? Giữ được thân Quan Công mà không chiếm được lòng ông thì phỏng có ích gì? Lại như một chuyện Từ Thứ sau này chăng? Ở Tào mà không bày một mưu nào cho Tào. Hơn thế nữa, trước mặt quan tướng thế nào, khi đã một lời hứa ra chẳng thu hồi? Nhất là khi trong quân có những kẻ không phục, mà Sái Dương là một ví dụ rõ ràng. Thả Quan Công, trong khi Viên Thiệu đang lưỡng lực việc Quan Công chém Nhan Lương Văn Sú (mà Lưu Bị dùng miệng lưỡi đánh qua), khi Lưu Bị đang bơ vơ lạc lõng, thứ nhất thể hiện bản lĩnh của kẻ anh hùng (giả dụ Lưu Bị trong hoàn cảnh này cũng thế thôi), thứ hai thêm trọn nghĩa với Quan Công. :mrgreen:

Nhớ lại Lưu Bị khi xưa mua lòng Triệu tử Long, cũng gạt nước mắt ra đi khi Triệu Tử Long còn nghĩa ràng buộc với chủ cũ Công Tôn Toản. Anh hùng gặp nhau chỗ này. Bản chất giống nhau, hình thức có sai biệt.

Bạn nói đúng rồi bậc anh hùng muốn làm nên nghiệp lớn thì ai cungc phải trọng nhân tài nhưng cái nghĩa của TT với VT thì là sự kính phục thật sự của Tào thưa bạn !

Tào Tháo có cái kính, rõ ràng quá. Không chỉ kính riêng Quan Công, mà kính tất cả với các tướng lĩnh khác của cả Ngụy, Ngô, Thục. Như Trương Phi cũng được Tào Tháo nể vì, Bàng Đức từ một anh bại trận được làm chiến tướng. Trương Liêu vốn cũng là hàng binh từ Lã Bố đấy thôi.

Lái lợn học ít nhưng cũng biết Trường Bản Lưu Bị bị Tào Tháo uýnh cho te tua chạy phụt khói ra phao câu...lúc đó Triệu Tử Long một mình một ngựa vào trânh cứu A Đẩu, Trương Phi hét là tướng của Tào đút ruột chết nhưng hình như lúc đó Vân Trường không có mẹt thì phải ....tại hạ cũng không nhớ rõ làm ( toàn nghe lỏm chuyện thui mà, tiền đâu mà mua chuyện đọc chứ ...) nếu chỉ vì người ta có nhiệm vụ khác mà nói người ta như vậy thì bất công quá bạn à.....................

?? Tại hạ không biết vì sao bạn nói vậy? Quan Công khi đó được cử đi tìm viện binh từ Đông Ngô, cũng đã truy đuổi quân Tào chút đỉnh sau này. Có lẽ không tận mắt chứng kiến cảnh gia đình anh kết nghĩa tan tác, Cam phu nhân gieo mình xuống giếng, Triệu Tử Long liều chết cứu ấu chúa, Trương Phi chỉ hi vọng vào "hư trương thanh thế" để qua cơn tai ách, 10 vạn dân lành tiếng khóc thê lương thành ra không thấy sự chia ranh giới rõ ràng giữa Tào Tháo với Thục hay sao?

Nói tóm lại, Quan Công xem chữ nghĩa rất hẹp. Khổn Minh nhờ vào chữ nghĩa hẹp ấy mà đánh nước cờ chia ba thiên hạ, cho Lưu Bị ngay khi binh lực ông này còn rất yếu.

---------------------------------
Vì sao Quan công được thờ, tại đây tại hạ có post lại mấy bài; cá bằng hữu có hứng có thể thăm qua:

http://www.maihoatrang.com/forums/viewtopic.php?t=4492&postdays=0&postorder=asc&star t=80

LSB-TruongThanh
03-05-2004, 19:27
1. Chém Nhan Lương, Văn Sú
2. Đi tìm anh, qua mấy ải chém mấy tướng (toàn là tướng xoàng!)
3. Một đao dự tiệc của Lỗ Túc
4. Đại chiến Bàng Đức.
Ngoài 4 cái đó ra, chỉ là những chiến tích nho nhỏ.
Nhưng:
Chiến tích 1. Chỉ là giúp Tào Tháo, làm khó cho Lưu Bị lúc đó đang ở nhờ Viên Thiệu.
Chiến tích 2. Chỉ là chiến tích cá nhân kiểu 1 hiệp sĩ cô đơn trong truyện chưởng, chứ không làm thay đổi bàn cờ quân sự được tẹo nào.
Chiến tích 3. Chiến tích có được của 1 kẻ hữu dũng vũ phu. Tiểu muội ngờ là Lỗ Túc bày trò cũng chỉ để che mắt sếp Tôn Quyền. Chứ nếu thực tâm muốn sát hại thì thiếu gì cách, QVT sẽ tèo như con mèo!
Chiến tích 4. Cái này thì đáng nể thật, nhưng nó lại nằm trong 1 tổng thể sai lầm của Quan, làm trái chính sách "đông hoà Tôn Quyền' của KM. Kết cục sau chiến tích này ít lâu thì Quan công đứt.
Trương, Triệu, Hoàng Trung còn có công giúp Lưu Bị bình định 2 Xuyên là những chiến tích có ý nghĩa chiến lược thật sự. Chứ QVT thì không có những chiến tích có ý nghĩa như thế.
thuyduong muội nói vậy e rằng bất công cho Vân Trường quá.
1. Nhan Lương, Văn Sú khi ấy là hai tướng có thể nói vào hàng chủ chốt của Viên Thiệu, hơn nữa khi ấy QV đâu có biết Lưu Bị đang nhờ cậy Viên Thiệu mà chỉ biết là mình và hai chị dâu đang trong tay Tào Tháo, tính mạng bản thân có thể không quan trọng nhưng tính mạng hai vị Cam, My phu nhân không thể xem thường.
2. Qua năm ải chém sáu tướng như muội nói toàn là tướng xoàng nhưng mấy ai làm được việc chém sáu tướng xoàng ấy ? Chẳng qua trong bộ truyện Tam Quốc không nói nhiều về những viên tướng này mà thôi mà trò đời vốn không được nhắc nhiều đến thì lại bị coi là hạng tầm thường, thực lực các tướng này ra sao muội có biết rõ không ? Có hai trường hợp xảy ra là QV quá mạnh hoặc các tướng kia quá kém cỏi, tại sao muội lại khăng khăng chỉ có trường hợp các tướng kia quá kém mà không nghĩ rằng QV quá mạnh hay đó là cách chứng minh không dẫn chứng cho việc Quan Vũ là một loser lord.
3. Cái này là điều rõ ràng về QV vì không tiếng tăm không là dũng tướng sao tướng sĩ đông ngô phải kiêng nể bởi trong chiến tích này người ta dùng trí nhiều hơn là lực.
4. Đánh tướng mạnh thì muội bảo rằng phá kế hoạch của quân sư, đánh tướng yếu thì muội cho rằng chỉ mèo nhà bắt nạt chuột đồng đến nước này huynh đành chịu không còn cách lý giải nào khác.
Lại nói về Trương, Triệu, Hoàng. Trương Phi thì tính nóng như lửa chẳng may được dịp thông minh đột xuất mới nghĩ ra cái kế cướp thành, Triệu Vân lao vào trăm quân cứu A Đẩu thì thử hỏi lúc ấy có tướng tài nào nhảy vào giáp chiến hay toàn bọn binh sĩ lố nhố lên mới chém như chém chuối phạt như phạt măng ? Hoàng Trung chẳng qua chỉ là lão già biết bắn tên chứ tài cán gì mà bình định 2 xuyên, do lão sống ở đấy lâu đến nỗi râu hoá bạc lên lời nói có trọng lượng mới hàng phục được mấy tên tướng mà đời sau dù người ta có đọc bộ Tam Quốc hàng trăm lần cũng chẳng nhớ nổi tên.

Huynh đài ca tụng QVT thì đúng lắm nhưng lại xem thường Triệu Tử Long và Huỳnh Hớn Thăng thì đệ không tán đồng được.
Nói thật, xét công trạng, thì TTL mới là người đệ nhất dũng tướng của Lưu Huyền Đức. TTL mấy lần liều mình cứu chúa được miêu tả như một tướng thần giáng thế. Ra vào chỗ muôn vạn hùng binh tại Tương Dương như chỗ không người (chú thích là có giết chết 53 tướng lớn nhỏ của Tào Mạnh Đức). Đoạt Quế Dương, Hán Thuỷ và nhiều thành trì khác. Chém cả gia đình Hàn Đức lúc tuổi đã vào hàng "thất thập cổ lai hy", chưa bao giờ thất bại trong cuộc đấu một chọi một. TTL lại túc trí đa mưu hơn bất kỳ người nào trong ngũ hổ!!
Còn Huỳnh Hớn Thăng thì có tài bắn cung bách phát bách trúng, đã đại chiến với QVT hơn 50 hiệp bất phân thắng bại, thế sao gọi là lão giả hèn kém được??
QVT đúng là một dũng tướng nhưng con ngựa xích thố đã giúp ông phần nào, nếu so ra, tiểu đệ thấy rằng TTL mới là đệ nhị dũng sĩ sau Lữ Phụng Tiên.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
03-05-2004, 22:41
Theo BE thì đành rằng không ai có thể phủ nhận chuyện QVT là 1 người có sức mạnh, cương quyết, gan dạ, có kỹ thuật chiến đấu cá nhân khá cao, nói rõ hơn là múa đao tài, cỡi ngựa giỏi. Nhưng cũng không thể nói ông là một vị tướng có võ công tuyệt luân được.
Cứ để các danh tướng trong lịch sử TQ ra ngoài, để ra ngoài luôn những kiện tướng của Ngô, Ngụy... chỉ nói riêng các tướng tá Tây Thục, QVT cũng còn thua xa cả Mã Siêu và Triệu Tử Long rồi.
Có lẽ các huynh sẽ có người thắc mắc là BE lấy đâu để cho điểm như vậy? Xin thưa là có!
Kẻ thù số một và nguy hiểm của Tây Thục lúc đó là Tào Thế. Vậy mà suốt đời làm tướng của QVT CHƯA TỪNG đánh bại được TT trận nào đáng kể. Ngược lại còn bị Tháo vây ở Thổ Sơn, rồi do Trương Liêu làm trung gian thuyết phục, ông đã về hàng Tào Tháo. Sau đó ông được đi đánh Tháo ở Hoa Dung đạo thì lại cố tình để Tào Tháo chạy mất. :D
Nói về Mã Siêu, trước khi về với Lưu Bị, đã cùng với Hàn Toại cát cứ thành trì đánh cho Tào Tháo nhiều trận phải thua xiểng liểng, có lần Tháo bại trận phải cắt râu, quấn quân kỳ vào cổ mà chạy. Như vậy hỏi ai hơn ai kém? Việc Mã Siêu bị bại với Tào Tháo, chỉ tại Hàn Toại thiếu mưu kế cho nên mới mắc kế phản gián của họ Tào. Tới khi về với Lưu Bị, Khổng Minh cũng phải khen là kiện tướng, cho nên mới phong làm một trong "Ngũ hổ đại tướng" (Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng).
BE nhớ bác sĩ Hồ Thích Chi trong quyển "Trung Quốc nhân vật sử khảo" có viết thế này:
Xét về võ công, QVT không những thua xa Triệu Tử Long, mà còn thua cả bọn Mã Siêu, Lã Bố, Bàng Đức, Điển Vi, Hứa Chữ, Tào Hồng, Nghiêm Nhan nữa

darktemplar
04-05-2004, 07:38
Bác sĩ nào đó thì biết gì? Bàng Đức miễn cưỡng đánh được với Quan Công, khi ông đã gần 60 rồi. Mà Bàng Đức khi ấy là hổ tướng bậc nhất bên quân Tào đấy, không dưng Tào Tháo đần độn mà phái y cùng Vu Cấm đi đánh Quan Công đâu (dù y cũng cam đoan sẽ chết hết nếu thua trận - ấy cũng là sĩ khí của một anh hùng). Còn những Nghiêm Nhan Tào Hồng là tướng bậc hai thôi, sao được góp trong này.

Lã Bố là chiến tướng bậc nhất Tam Quốc không bàn đến. Hứa Chử, Điển Vi xem chừng mạnh về lực, Triệu Tử Long có lẽ giỏi thiên về nhanh nhẹn võ công. Dù không đấu trực tiếp với nhau, nhưng có lẽ so với Quan Công là ngang ngửa. (nhớ lần Quan Công định bỏ Kinh Châu về đấu thử với Mã Siêu xem ai mạnh hơn, Khổng Minh sợ 2 con cọp bị thương 1 nên đành dùng lời xoa dịu đi - biết Quan Công kiêu ngạo như thế mà còn cử giữ Kinh Châu, đúng là lầm lôilớn của Khổng Minh).

LSB-TruongThanh
04-05-2004, 08:20
Theo BE thì đành rằng không ai có thể phủ nhận chuyện QVT là 1 người có sức mạnh, cương quyết, gan dạ, có kỹ thuật chiến đấu cá nhân khá cao, nói rõ hơn là múa đao tài, cỡi ngựa giỏi. Nhưng cũng không thể nói ông là một vị tướng có võ công tuyệt luân được.
Cứ để các danh tướng trong lịch sử TQ ra ngoài, để ra ngoài luôn những kiện tướng của Ngô, Ngụy... chỉ nói riêng các tướng tá Tây Thục, QVT cũng còn thua xa cả Mã Siêu và Triệu Tử Long rồi.
Có lẽ các huynh sẽ có người thắc mắc là BE lấy đâu để cho điểm như vậy? Xin thưa là có!
Kẻ thù số một và nguy hiểm của Tây Thục lúc đó là Tào Thế. Vậy mà suốt đời làm tướng của QVT CHƯA TỪNG đánh bại được TT trận nào đáng kể. Ngược lại còn bị Tháo vây ở Thổ Sơn, rồi do Trương Liêu làm trung gian thuyết phục, ông đã về hàng Tào Tháo. Sau đó ông được đi đánh Tháo ở Hoa Dung đạo thì lại cố tình để Tào Tháo chạy mất. :D
Nói về Mã Siêu, trước khi về với Lưu Bị, đã cùng với Hàn Toại cát cứ thành trì đánh cho Tào Tháo nhiều trận phải thua xiểng liểng, có lần Tháo bại trận phải cắt râu, quấn quân kỳ vào cổ mà chạy. Như vậy hỏi ai hơn ai kém? Việc Mã Siêu bị bại với Tào Tháo, chỉ tại Hàn Toại thiếu mưu kế cho nên mới mắc kế phản gián của họ Tào. Tới khi về với Lưu Bị, Khổng Minh cũng phải khen là kiện tướng, cho nên mới phong làm một trong "Ngũ hổ đại tướng" (Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng).
BE nhớ bác sĩ Hồ Thích Chi trong quyển "Trung Quốc nhân vật sử khảo" có viết thế này:
Xét về võ công, QVT không những thua xa Triệu Tử Long, mà còn thua cả bọn Mã Siêu, Lã Bố, Bàng Đức, Điển Vi, Hứa Chữ, Tào Hồng, Nghiêm Nhan nữa

Lão bác sĩ Hồ Thích Chi gì gì đó nói như rứa thì đệ đây thấy không đúng đâu. QVT tuy không bằng Lữ Phụng Tiên và Triệu Tử Long nhưng cũng ngang hàng với Điển Vi, Hứa Chữ, Bàng Lệnh Danh, Mã Mạnh Khởi, Trương Dực Đức. Nghiêm Nhan vào Tào Hồng khó lòng theo kịp
Hứa Chữ đã đấu đánh đồng với Điển Vi. Mã Siêu ngang với Trương Phi. Hứa Chữ lại bất phân thắng bại với Mã Siêu nên 4 tướng này ngang nhau. QVT cũng vào khoảng đó.

LSB-LyQuy
04-05-2004, 08:52
Bác sĩ nào đó thì biết gì? Bàng Đức miễn cưỡng đánh được với Quan Công, khi ông đã gần 60 rồi. Mà Bàng Đức khi ấy là hổ tướng bậc nhất bên quân Tào đấy, không dưng Tào Tháo đần độn mà phái y cùng Vu Cấm đi đánh Quan Công đâu (dù y cũng cam đoan sẽ chết hết nếu thua trận - ấy cũng là sĩ khí của một anh hùng). Còn những Nghiêm Nhan Tào Hồng là tướng bậc hai thôi, sao được góp trong này.

Lã Bố là chiến tướng bậc nhất Tam Quốc không bàn đến. Hứa Chử, Điển Vi xem chừng mạnh về lực, Triệu Tử Long có lẽ giỏi thiên về nhanh nhẹn võ công. Dù không đấu trực tiếp với nhau, nhưng có lẽ so với Quan Công là ngang ngửa. (nhớ lần Quan Công định bỏ Kinh Châu về đấu thử với Mã Siêu xem ai mạnh hơn, Khổng Minh sợ 2 con cọp bị thương 1 nên đành dùng lời xoa dịu đi - biết Quan Công kiêu ngạo như thế mà còn cử giữ Kinh Châu, đúng là lầm lôilớn của Khổng Minh).
Nhưng không cử QVT giữ Kinh Châu thì biết cử ai? Trương Phi có việc của hắn mà. TTL thì là tướng cận vệ không thể đi đâu được roài. Mã Siêu thì hầu như không được nói đến nữa từ khi về với Lưu Bị. Hoàng Trung đã quá già khó kham nổi việc lớn. Trong khi Kinh Châu là một địa thế rất quan trọng trong việc Lưu Bị có giữ được hai Xuyên hay không? Nếu mất Kinh Châu là Lưu Bị cũng tàn. Mà tướng giữ được lúc đó không ai có thể làm được ngoài QVT. NHưng cũng phải nói Quan Công chết vì tính kiêu ngạo, mất Kinh Châu. Cũng là một sai lầm của Khổng Minh khi giao cho QVT giữ Kinh Châu nhưng mỗ nghĩ vào lúc đó KM không còn sự lựa chọn nào khác.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
04-05-2004, 15:46
Bài viết Dark huynh viết khó đọc quá.

Chuyện không cử ai khác mà lại cử QVT thủ giữ Kinh Châu là một trong những cái sai lầm quá to lớn của Khổng Minh không cần phải tranh cãi nhiều nữa vậy. Nhớ lại đọc đoạn sau khi Khổng Minh dùng mưu trí để khắc phục được Kinh châu của Đông Ngô, QVT được ủy nhiệm đem quân đi trấn thủ. Trong bữa tiệc tiễn chân QVT lên đường phó nhiệm, Khổng Minh hỏi:
- Nếu Tào Tháo đem quân tới đánh, tướng quân sẽ làm thế nào?
QVT đáp lại:
- Tôi sẽ đem quân chống cự!
(Ông trả lời như không cần suy nghĩ.)
Khổng Minh hỏi tiếp:
- Đồng thời Tôn Quyền cũng đem binh đánh nữa, tướng quân sẽ làm sao?
QVT đáp:
- Tôi sẽ chia quân ra đánh cả hai mặt!
Khổng Minh buồn bã nói:
- Thế thì Kinh Châu sẽ mất vậy.
QVT sửng sốt hỏi lại:
- Vậy thì quân sư bảo tôi phải làm sao?
Khổng Minh nói:
- Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo, tắc Kinh Châu khả bảo vô ngu mặt Đông. Tướng quân phải tìm đủ mọi cách để hòa với Tôn Quyền, chỉ một phía bắc kháng cự với Tào Tháo thôi, thì Kinh Châu mới mong giữ nổi.

Chiến lược ấy của Khổng Minh thiệt ra chẳng có gì đáng kể, nghĩa là rất căn bản và sơ đẳng. Ấy thế mà QVT cũng không biết nổi. Khổng Minh vẫn không bỏ ý định cử QVT ra trấn thủ Kinh châu thì thật không có gì sai lầm bằng. Và qua đây ta cũng có thể thấy QVT là một người nói về mặt mưu trí thật quá tầm thường.

Các bậc tiền nhân chúng ta (và cho đến bây giờ vẫn còn) thờ QVT là một vị thần đứng đầu Võ miếu Việt Nam, xếp trên cả các danh tướng VN như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Quang Trung... các huynh thử nghĩ có vô lý không? Không biết các bậc tiền nhân của chúng ta dựa vào điểm nào của QVT mà có cách xếp đặt như vậy? Có vị huynh đài nào biết tại sao xin cho BE biết với nha.

darktemplar
04-05-2004, 17:12
Chả biết sao font tự nhiên biến thành thế nữa.

Các bậc tiền nhân chúng ta (và cho đến bây giờ vẫn còn) thờ QVT là một vị thần đứng đầu Võ miếu Việt Nam, xếp trên cả các danh tướng VN như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Quang Trung... các huynh thử nghĩ có vô lý không? Không biết các bậc tiền nhân của chúng ta dựa vào điểm nào của QVT mà có cách xếp đặt như vậy? Có vị huynh đài nào biết tại sao xin cho BE biết với nha.

Lười quá, tại hạ đã để link mà không đọc:

http://www.maihoatrang.com/forums/viewtopic.php?t=4492&postdays=0&postorder=asc&star t=80


Nhà Thanh vốn là một dị tộc từ phương bắc xâm chiếm Trung Quốc và đặt nền cai trị. Vào thời gian đầu người Hoa chống đối rất kịch liệt. Các tổ chức phản Thanh phục Minh nổi lên ở nhiều nơi. Nhưng mấy vua đầu của nhà Thanh (Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính và Càn Long) là những người thông minh, chủ trương gây thiện cảm với dân bản xứ bằng chính sách cai trị mềm dẻo, và thực tình chăm lo cho dân được sống yên ổn. Họ kiểm soát cẩn thận việc hành chính ở các địa phương, trừng phạt các tham quan, diệt các tệ nạn hà hiếp dân, giảm thuế má, xá tù tội, giải phóng ách nô lệ cho những kẻ bị bạc đãi vì thành kiến xã hội, v.v... (3). Đối với giới sĩ phu họ mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho tham dự việc cai trị. Tập trung các danh sĩ về kinh đô để làm những công tác văn hóa đồ sộ, với hậu ý vừa để dễ kiểm soát hành động, vừa để làm mất ý chí chống đối chính quyền, đồng thời ngấm ngầm tiêu hủy những tác phẩm đề cao tinh thần dân tộc (4).

Chính do những chủ trương này mà có chuyện thánh hóa Quan Vũ. Các hội kín phản Thanh phục Minh chủ trương đề cao tinh thần trung nghĩa của Quan Vũ, lập miếu thờ để làm chỗ ngụy trang cho các cuộc hội họp chống Mãn Thanh. Thanh triều (thời vua Thuận Trị) bèn tương kế thổi phồng địa vị của Quan Vũ, đưa ông ta lên hàng thánh, bằng cách giáng chỉ cho toàn quốc lập miếu thờ - kể cả ở Mãn Châu, nước gốc của nhà Thanh. Vua Càn Long đẩy mạnh thêm sự sùng bái trong giới người Hoa bằng cách sắc phong Quan Vũ là "Trung Nghĩa Vũ Thần Đại Đế".

Việc thờ Quan Vũ tiến thêm một bước biến thành thói cúng bái mê tín. Đền thờ Quan Công lúc nào cũng có khói hương nghi ngút; người ta đến không phải chỉ để chiêm bái mà còn để cầu may, xin phúc, thề thốt,..."Đức thánh Quan" trở thành một thần linh được rước cả về nhà để thờ, và người thờ tin rằng "ngài" có thể ban lộc, xá tội hoặc vật chết những kẻ nhạo báng! Người ta có thể thắc mắc: tại sao biết các hội phản Thanh phục Minh dùng miếu thờ Quan Công làm nơi họp kín, chính quyền nhà Thanh không cho quân vây bắt để tiễu trừ, hoặc cho gián điệp trà trộn vào để phá vỡ mà lại chọn phương cách, có vẻ mâu thuẫn và khó hiểu, là thúc đẩy thêm sự sùng kính Quan Vũ? Chính ở điểm này người ta nhận ra sự thông minh, khôn ngoan và có phần thâm hiểm của bốn vị vua đầu của nhà Thanh. Họ đã chọn chiến lược thổi phồng Quan Công để phá vỡ ý chí phục Minh của người Hoa một cách không đổ máu thay vì chiến thuật khủng bố để tiêu diệt các tổ chức chống đối. Chiến lược này vừa giảm căm thù trong lòng người Hoa vừa gây thêm thiện cảm vì đã đề cao một nhân vật của dân bản xứ. Việc đề cao Quan Vũ, như vậy, vuốt ve tự ái dân tộc cho người Hoa, lại tránh được sự đề cao tinh thần dân tộc vì Quan Vũ chẳng là một anh hùng cứu quốc hay chống xâm lăng gì cả mà chỉ là một... nhân vật tiểu thuyết! Sự mê tín, sùng bái Quan Công càng nhiều càng làm cho dân Hoa quên dần chuyện phân biệt Mãn, Hán. Một sự kiện đáng lưu ý nữa là khi chiếm Trung Quốc, cũng như thời gian sau đó, quân đội nhà Thanh rất hùng mạnh.

Các vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cho quân chinh phục nhiều nước lân bang, mở rộng bờ cõi Trung Quốc, khiến đế quốc Trung Quốc chưa thời nào rộng lớn bằng. Những tổ chức phản Thanh phục Minh vì vậy chỉ gây rối chứ không thể là mối đe dọa sự nguy vong của triều Thanh. Và cũng vì thế Thanh triều đã chọn giải pháp mềm dẻo đối phó với họ để thu phục nhân tâm. Những chủ trương khôn ngoan của 4 vua đầu nhà Thanh qủa thật đã được đền đáp xứng đáng: sau một thế kỷ rưỡi do người Thanh cai trị, tinh thần bài Mãn của người Hoa đã giảm nhiều. Người Hoa đã chấp nhận nhà Thanh như một dòng họ của Trung Quốc, nhiều nhân tài người Hoa như nhóm Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, v.v.. đã thật tâm cộng tác với Thanh triều, giúp đối phó với những khó khăn do các nước Tây Phương và Nhật Bản gây ra trong thế kể thứ 19.

Cũng cần nói thêm Trung Hoa xưa dân ít người biết chữ, truyện dân gian đa phần được những thoại nhân truyền miệng ở các quán trà, tửu lầu (đọc Lộc Đỉnh Ký cũng hay bắt gặp những người kể chuyện như vậy, Vi Tiểu Bảo rất thích). Thành ra Thiên Địa Hội truyền bá Quan Thánh rất dễ dàng, chủ yếu theo cái "tinh thần" của người kể. Ít người phân tích được những mặt kém của Quan Công, khi thoại nhân đã nhấm mạnh vào những "nghĩa" kiểu thắp đèn trông cho chị dâu ngủ, tha Tào Tháo hẻm Hoa Dung, cạo xương chữa thuốc vân vân...

meomun
05-05-2004, 01:21
Quan Vân Trường (Quan Công) là 1 người nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, anh hùng trong anh hùng là 1 người hiếm có thời ấy . Ông kết nghĩa với Lưu Bị hết lòng với Lưu Bị . Lưu Bị bị thất lạc, ông hết lòng bảo vệ 2 vị tẩu tẩu, "hàng Hán chứ không hàng Tào," bỏ lại vàng bạc lụa là nữ tỳ để hội họp với Lưu Bị . Tào Tháo tặng áo, tặng ngựa cho ông, 3 ngày 1 tiệc nhỏ, 7 ngày 1 tiệc lớn, và các thứ khác vẫn không mua được lòng ông .
Việc tha Tào Mạnh Đức: Tào Tháo đã chấp thuận lời "hàng Hán chứ không hàng Tào," để yên cho 2 vị tẩu tẩu của ông, tiệc tùng, ngựa, áo, mỹ nữ, vàng bạc, ấn tín . Dù ông không thích vàng bạc, mỹ nữ, ... nhưng Tào Tháo đã có ân với ông . Ông là người ân oán phân minh nên dù có chết trái quân lệnh ông vẫn không màng . Hơn nữa Lưu Bị lúc đó sức yếu thế cô cho nên vẫn cần Tào Tháo còn sống nếu không Đông Ngô là người có lợi .
Quan Công là dũng tướng nên mưu kế làm sao bằng các mưu thần chuyên kiếm ăn bằng hiến mưu kế hay gian hùng có quyền nghi triều dã được mộng lớn soán đoạt được .

Lái Lợn
05-05-2004, 11:27
Chữ "lợi dụng" tại hạ dùng ở đây không phải với cái nghĩa trần trụi nhất của nó. Nhà chính trị bao giờ cũng có những toan tính trong mỗi hành động, đừng hi vọng mỗi hành động đều đơn thuần là tình nghĩa, là tấm lòng. Như Tống Giang của LSB cũng vậy thôi.

Thật ra những người làm chính trị hoặc muốn xưng hùng xưng bá đều phải có chiến thuật mị anh hùng, Tào Tháo và Lưu Bị cũng vậy thui, người có tài cũng vậy :" tôi trung chọn chủ mà thờ.." Lái lợn nghĩ rằng những người có tài chỉ cần có người biết cái tài của mình đó cũng đã là niêm vinh hạnh rùi, tuy những điều TT đối với QVT khách quan có thể nói là muốn có một tướng tài về phía mình nhưng cũng không thể nói rằng đó chẳng có chút gì đáng kể cả .
Tào Tháo là gian hùng Lưu Bị là anh hùng nhưng xét cặn kẽ ra thì 2 cái hùng của 2 người này cũng la lá giống nhau thui...ví dụ như hành động của LB cướp đất Xuyên của Lưu Chương so với hành động của TT với nhà Hán thi cũng chả sai lệch đi là bao nhiêu cả.
Bạn thân mến Lái lợn cho rằng hành động tha TT ở đường Hoa Dung của QVT không có giè là trái đạo lý cả, ân oán phân minh QVT không nỡ xuống tay với TT là lẽ thường, bởi vì khi QV thấy bên Tào vừa mệt vừa lạnh xuống ngựa quỳ mọp để van xin , xét cho cùng nếu QVT cứ hùng hục nhẩy vào lấy đầu Tào Tháo trong hoàn cảnh đó mới là lởm...khó thể chấp nhận được

Tuy TT tha cho QVT nói như bạn cũng không sai nhưng hành động chém đầu 6 tướng trấn ải của Tào Tháo mà Tào Tháo vẫn bỏ qua được thì cần phải xem xét lại một chút, có người nói rằng 6 tướng đó đều không phải là đại tướng không ảnh hưởng nhìu đến cục diện nhưng thật ra suy nghĩ vậy chưa hợp lý lắm:
- Khi QVT bỏ đi có nghĩa là TT không bao giờ có được VT nữa
-Chém 6 tướng của TT , trong thời loạn muốn xưng hùng đều phải cầu hiền tài, thể hiện cách đối xử của mình với người đi theo mình. TT bị VT chém 6 tướng có thể nói là tổn thất không nhỏ, vì QVT là do TT chiêu về mà lại lằm thế thì kẻ ra TT cũng mất mặt lắm chứ ...

Tại hạ không biết vì sao bạn nói vậy? Quan Công khi đó được cử đi tìm viện binh từ Đông Ngô, cũng đã truy đuổi quân Tào chút đỉnh sau này. Có lẽ không tận mắt chứng kiến cảnh gia đình anh kết nghĩa tan tác, Cam phu nhân gieo mình xuống giếng, Triệu Tử Long liều chết cứu ấu chúa, Trương Phi chỉ hi vọng vào "hư trương thanh thế" để qua cơn tai ách, 10 vạn dân lành tiếng khóc thê lương thành ra không thấy sự chia ranh giới rõ ràng giữa Tào Tháo với Thục hay sao?

Theo bạn khi QVT trở về thấy cảnh như vậy thì QVT phải làm giè đây?
cay cú như con ác thú: "....grừ.....bọn chó này chúng mài dám oánh bọn ông vậy à... ngộ phải páo chù...."rùi hùng hục lên ngựa vác đao dẫn chỗ quân vừa mượn được tìm TT để thanh toán à :D
Nếu thế thì giống truyện Đôrêmon quá :lol: !

Khi Quan Công nhận lệnh đi không hề nghĩ rằng mình sẽ tha cho Tào Tháo nhưng khi nhìn tình cảnh TT thì lại không thể xuống tay được. Quan Công xuất thân chẳng có gì đáng nói cả, nhưng xét trong các tướng đâu phải ai cũng là người dòng dõi đâu.....Trương Phi cũng chỉ là anh hàng thịt thui à... :roll: vớ vỉn cả thui.....

LSB-VanThang
07-05-2004, 01:33
Chú Lái Lợn: Kẻ anh hùng phải biết phân biệt thị phị. Không thể có cái tâm dạ đàn bà được. Nói như huynh đài thì QVT vì thấy TT khóc lóc van xin mà không nở xuống tay thì thử hỏi làm sao làm được đại sự? Một kẻ không biết việc gì là việc công việc gì là việc tư thì chẳng đáng để gọi là anh hùng.
TT dù là đại gian hùng nhưng ông ta đối xử với QVT thì quá ư là tình nghĩa , QVT qua 5 ải chém 6 tướng của Tào nhưng ông vẫn ra lệnh để VT đi dù lệnh đó hơi đến muộn làm ông ta chít mất 6 thằng tướng.
Ủa, thế Lưu Bị đối với QVT không tốt sao? Trong khi QVT đang thờ Lưu Bị tại sao lại tha kẻ thù của Lưu Bị là Tào Tháo? Vậy có gọi là bất trung với chúa không?

Lúc gắp QVT thì quân Tào đã kiệt sức quỳ mọp xuống ngựa xin tha chết với bạn tính của VT thì có thể nói rằng là không bao giờ có thể xuống tay được ( xưa nay VT không chém người ngã ngựa..) Mong các pác thông cảm cho chút... nhìn tình cảnh người có ơn với mình quỳ mọp van xin mà lại sấn xổ tới chém đầu rùi nói vì đại nghĩa diệt thân thì VT lởm quá ....
Tại hạ đã nói ở bài trước rồi. Tào Tháo là kẻ có ơn với QVT nhưng là kẻ thù của thiên hạ (theo cách nhìn của QVT). Vậy QVT xem Tào Tháo quan trọng hơn bàn dân thiên hạ nhà Hán hay sao? Vì nhà Hán mà giết Tào Tháo gọi là Đại nghĩa. QVT là kẻ ân oán phân minh thì sao không giết chết Tào Tháo rồi tự sát để trả ơn?
Kẻ làm tướng phải biết phân biệt việc công và việc tư. Nói như huynh đài QVT cứ ai có ơn với mình là có thể tha thứ kể cả làm hỏng việc công?? Một người như vậy tốt nhất là đừng nên làm tướng.

Lái lợn học ít nhưng cũng biết Trường Bản Lưu Bị bị Tào Tháo uýnh cho te tua chạy phụt khói ra phao câu...lúc đó Triệu Tử Long một mình một ngựa vào trânh cứu A Đẩu, Trương Phi hét là tướng của Tào đút ruột chết nhưng hình như lúc đó Vân Trường không có mẹt thì phải ....tại hạ cũng không nhớ rõ làm ( toàn nghe lỏm chuyện thui mà, tiền đâu mà mua chuyện đọc chứ ...) nếu chỉ vì người ta có nhiệm vụ khác mà nói người ta như vậy thì bất công quá bạn à.....................
Lái lợn huynh hiểu lầm ý của Dark rồi. Ý Dark nói chỉ vì QVT tha chết cho Tào Tháo mà Lưu Bị suýt chết. Không có Triệu Tử Long thì A Đẩu đã mất mạng rồi. Chỉ vì QVT tha cho Tào Tháo mà chị dâu của QVT là Cam phu nhân phải gieo mình xuống giếng tự vẫn. Chỉ vì QVT mà hàng vạn quân sĩ và dân đen bị Tào tàn sát....v..v...
Tại hạ trích dẫn Dark viết:
Vạn Thắng huynh nói phải, Quan Công chỉ nhớ về cái nghĩa "tha chết - đối sử trọng hậu" của Tào Tháo (xét cho cùng là sự trọng (lợi) dụng nhân tài mà bậc anh hùng nào cũng có); song không nhớ một gian thần trong cuộc săn ở Hứa Điền chạy trước mặt vua tranh công, quên Tào Tháo xua binh truy sát anh mình Lưu Huyền Đức cùng hàng vạn dân đen vô tội tiếng khóc ri trời tại Trường Bản, nếu không có sự xông xáo của Tử Long cũng như uy dũng mưu trí của Trương Phi thì hẳn Lưu Bị đã ô hô tai hai rồi.

LSB-VanThang
07-05-2004, 01:40
@meomun: Huynh đài nghĩ rằng QVT nghĩ được như vậy sao? QVT nghĩ được là cần phải tha cho Tào Tháo để thiên hạ khỏi bị Đông Ngô nuốt chửng sao? QVT đơn thuần chỉ là có nghĩa khí của kẻ thất phu mà tha co Tào chứ không suy nghĩ được sâu xa như vậy đâu :)

@Dark huynh: Huynh đài cho rằng nếu Tào chết thì thiên hạ sẽ thuộc về Đông Ngô, tại hạ nghĩ là không đúng. Nhưng thử giả dụ như vậy đi nữa thì tại sao QVT không bắt sống Tào Tháo chứ? Đem Tào Tháo ra đổi lấy vài thành trì chẳng tốt hơn tha cho Tào sao? :?:

LSB-LyQuy
07-05-2004, 07:02
Mỗ nhận thấy Dark huynh đài nói cũng có lý. Nếu QTV chém Tào ở hẻm HD thì không biết sự việc sẽ đi đến đâu mà bất lợi cho Lưu Bị là cái chắc. Vì lúc đó ngoài Tào thì Đông Ngô mạnh hơn LB nhiều, nếu quan Tào tan vỡ thì phần lớn tướng của Tào sẽ về với Đông Ngô để trả thù cho chủ và Lưu Bị dù có sự tài giỏi của KM cũng không thể thoát được kiếp nạn.

meomun
07-05-2004, 07:59
Tại hạ đã nói ở bài trước rồi. Tào Tháo là kẻ có ơn với QVT nhưng là kẻ thù của thiên hạ (theo cách nhìn của QVT). Vậy QVT xem Tào Tháo quan trọng hơn bàn dân thiên hạ nhà Hán hay sao? Vì nhà Hán mà giết Tào Tháo gọi là Đại nghĩa. QVT là kẻ ân oán phân minh thì sao không giết chết Tào Tháo rồi tự sát để trả ơn?
Kẻ làm tướng phải biết phân biệt việc công và việc tư. Nói như huynh đài QVT cứ ai có ơn với mình là có thể tha thứ kể cả làm hỏng việc công?? Một người như vậy tốt nhất là đừng nên làm tướng.
Tại hạ không có nói là QVT nghĩ là nếu tha cho TT để khỏi bị Đông Ngô nuốt chửng . Tại hạ nói câu trên là phản ảnh tình trạng trong thời gian đó chứ không phải là QVT nghĩ như vậy . QVT ân oán phân minh, nghĩa khí đầy mình nên chỉ nghĩ tha Tào Tháo để trả dứt nợ thôi . QVT đầu có nghĩ nhiều như huynh nói như trên .
Tại hạ không có nói là QVT nghĩ là nếu tha cho TT để khỏi bị Đông Ngô nuốt chửng . Tại hạ nói câu trên là phản ảnh tình trạng trong thời gian đó chứ không phải là QVT nghĩ như vậy . QVT ân oán phân minh, nghĩa khí đầy mình nên chỉ nghĩ tha Tào Tháo để trả dứt nợ thôi . QVT đầu có nghĩ nhiều như huynh nói như trên . Dù tiệc tùng, vàng bạc, lụa, ấn tín là do Tào Tháo vốn dùng để mua chuộc nhân tài nhưng dù sao cũng có ơn với Quan Công . Bắt Quan Công giết người ân còn khó hơn gặp trời . Thà Quan Công tự sát chứ không làm chuyện đó . A6n oán không phân minh làm sao sứng đáng làm nam tử Hán đại trượng phu ? Làm sao đáng mặt anh hào ?

darktemplar
07-05-2004, 10:51
Lái lợn học ít nhưng cũng biết Trường Bản Lưu Bị bị Tào Tháo uýnh cho te tua chạy phụt khói ra phao câu...lúc đó Triệu Tử Long một mình một ngựa vào trânh cứu A Đẩu, Trương Phi hét là tướng của Tào đút ruột chết nhưng hình như lúc đó Vân Trường không có mẹt thì phải ....tại hạ cũng không nhớ rõ làm ( toàn nghe lỏm chuyện thui mà, tiền đâu mà mua chuyện đọc chứ ...) nếu chỉ vì người ta có nhiệm vụ khác mà nói người ta như vậy thì bất công quá bạn à.....................

Lái lợn huynh hiểu lầm ý của Dark rồi. Ý Dark nói chỉ vì QVT tha chết cho Tào Tháo mà Lưu Bị suýt chết. Không có Triệu Tử Long thì A Đẩu đã mất mạng rồi. Chỉ vì QVT tha cho Tào Tháo mà chị dâu của QVT là Cam phu nhân phải gieo mình xuống giếng tự vẫn. Chỉ vì QVT mà hàng vạn quân sĩ và dân đen bị Tào tàn sát....v..v...

Van Thang huynh cũng hiều nhầm rồi :D Quan Công tha Tào Tháo sau trận Tương Dương cầu Trường Bản khá lâu. Không phải vì Quan Công tha mà Lưu Bị suýt chết. Ở đây là khi Quan Công thấy quân tướng Tào Tháo lủi thủi run rẩy trong mưa, thấy Trương Liêu là người bạn cũ thì mủi lòng, nhưng chắc không nhớ trước đó cả chục vạn dân quân, bao gồm cả anh mình khốn đốn, lủi thủi thế nào khi bị quân tướng Tào truy sát.

Khi Tào Tháo van xin, đề cập qua năm ải chém sáu tướng tại hạ nhớ Quan Vũ đã trả lời: tôi đã chém Nhan Lương Văn Sú. Chỉ khi Trương Liêu tế ngựa chạy ra, Quan Vũ nhớ tình bằng hữu xưa mà một lần nữa mủi lòng.


Huynh đài cho rằng nếu Tào chết thì thiên hạ sẽ thuộc về Đông Ngô, tại hạ nghĩ là không đúng. Nhưng thử giả dụ như vậy đi nữa thì tại sao QVT không bắt sống Tào Tháo chứ? Đem Tào Tháo ra đổi lấy vài thành trì chẳng tốt hơn tha cho Tào sao

Đông Ngô không có tay chân sao mà để yên cho Lưu Tào đàm phán? Nếu bắt Tào Tháo làm con tin, giả dụ quân Tào Nhân có e dè không tấn công thì tin rằng Đông Ngô đang trong thế thắng bừng bừng, xua ngay quân làm gỏi Lưu Bị, tiện giết phăng Tào Tháo, đánh lên Hứa Đô, thống nhất thiên hạ sớm chiều. Một loạt tướng tài mưu sĩ Trương Liêu Từ Hoảng Tuân úc Tuân Du cùng bị bắt, thêm nhà chiến lược Tào Tháo; quân Tào không thể chống được. Lưu Bị càng chẳng thể chống cự được khi binh lực chưa có gì (trận Xích Bích Đông Ngô thiêu trọn 83 vạn quân Tào; nhưng để ý quân Lưu Bị bọc hậu mỗi tướng chỉ dăm ba ngàn là cùng).

Nói Lưu Bị và Tào Tháo cùng hợp tác càng bội phần không thể thực hiện - Tào Tháo đoán ngay được dã tâm Lưu Bị. Nếu Lưu Bị theo Tào, thì tạm thời Tào sẽ "giam lỏng ngay" rảnh tay đối phó Đông Ngô. Cá chậu chim lồng Lưu Bị còn làm gì được?

LSB-VanThang
08-05-2004, 11:09
Dark huynh! Tào đang nằm trong tay Lưu thì Tôn đánh Lưu chẳng lẽ quân Tào không tới cứu? Tào là tướng tài, các tướng dưới trướng Tào vô cùng trung thành. Tại hạ tin khi nghe tin Tôn đánh Lưu quân Tào chắc chắn sẽ dẫn quân tới cứu. Hoặc ít nhất cũng dùng kế vây Ngụy cứu Triệu cầm quân chọc thẳng vào "hậu trường" của Tôn.

LSB-TrieuNhi
11-06-2004, 18:20
hic Tn chưa đọc tam quốc chí nên không dám bình luận cùng các bác ,nhưng Tn rất kính phục Quan Vân Trường .Vì tính nghiã khí ,cương trực cuả ông .

Cái chết cuả ông thôi cũng chỉ rõ sự trung can và nghiã khí như thế nào rồi .Ông không vì sinh mạng cuả mình mà nghe theo cẩm nang cuả Khổng minh đi đường nhỏ trốn kẻ địch ....Thà đi đường lớn chết đứng chứ ko chui vào ngõ rút để sống nhục ....nhiêu đó thôi , đã chĩ rõ sự cam đảm và dũng khí cuả ông như thế nào rồi .....Có ai dám làm vậy hong ??( hì tới lúc đó chắc lấy câu quân tử trả thù 10 năm chưa muộn ...để biện minh wuá )

Phần nữả Tn phục ông là ....uà và ngay cả Hoa Đà thần y cũng phục ông nưã ...Trong một trận chiến với địch, một mũi tên độc nhỡ bắn vào bả tay.....phải mổ ngay để chưã trị ...nếu không thì phải cắt đứt cánh tay nguy hiễm hơn nưã phải hy sinh cả tánh mạng cuả mình .Nhưng tình hình giặc binh đang nguy cấp lại là người thống lĩnh cả vạn quân không thể thiếp đi dù chỉ 1 khắc ....Ngay lúc đó ông chẳng chiụ cho thần y gân mê ngược lại sẵn sàng thức tỉnh để cho Hoa đà thần y mổ sẽ cánh tay lấy muĩ tên đọc ra mà không hề kêu la than khóc ,ngược lại còn hiên ngang ,tự tại ngồi đánh cờ cùng hạ tướng ...hic thử hoỉ trên đời còn ai can đảm vậy hong ?? [-o<

Đối với Tào Tháo ,,ông không giết phần vì ngưoì ân ,,phần vì lòng nhân đức ,dũng khí cuã ngươì tướng....thử hỏi một quan tướng dũng mãnh ai lại đi đánh chết những kẻ bại trận te tua ...thân chỉ còn lại manh giáp ????? nhấc cộng cỏ còn không nổi huống chi cầm dao đánh trận ..Giưã 2 sức lực không cân bằng như thế một ngươì quân tử ai lại nở chém chết kẻ yếu hơn mình ????
Tn nghĩ Quan Vân Trường không chém chết Tào Tháo là rất đúng ....

1) Tào tháo là ngưoì ân

2) Cứ cho rằng ông là kẻ thù phải chém chết ,,,nhưng sau khi thua te tua qua nhiều cưả ải đến cưả cuối cùng của Vt ,thì Tào tháo lúc này đả tơi tả ,rã rời quân tưướng thì chỉ còn le que mấy người ,,,.Lúc này quân lực không cân bằng ...có chém chết cũng chẳng anh hùng nghiã khí gì cả .

3) Quan vân trường chẳng phải không nghĩ về đại cuộc.Sau khi tha Tào tháo ông đã sẵng sàng chiụ về nhận tội cùng Lưu Bị và Khổng Minh ...Uà Tn còn nhớ rằng trước khi được giao nhiệm vụ ,,ông có kí hiệp ước gì đó với Không minh mà ???? nếu không chém chết tào tháo thì ông sẽ nộp đầu cho Km ( :-? nếu Tn nhớ không lầm :D ) KM đã biết trước ông sẽ tha cho Tào tháo ,,,nhưng vẫn kí hiệp ước và vẫn giao nhiệm vụ cho VT ?????? hỏng hiủ KM đang nghĩ gì nhỉ????

Bình thường đã cảm thấy đầy tội lỗi nay thêm hiệp ước nưã ..thì gánh nặng càng thêm gánh nặng ....nhưng ông vẫn dũng khí mà đi về nhận tội ...thử hỏi còn dũng tướng nào từ xưa đến nay bằng ông nưả chứ ????
(uà có là tự tử vì ko hoàn thành nhiệm vụ ...bỏ mặc binh tốt anh em chủ tướng nghĩ sao ..bảo thủ cái lý lẽ cuả mình là đủ rồi := )

Nếu noí như Vt sư huynh ..bất chấp tất chém chết tào tháo rồi tự sát hay về lãnh thửơng thì chẳng phải chỉ nghĩ riêng cho thân mình sao ? ko nghĩ đến sự te tua thảm bại bất thân bằng quân lực đả đành ...còn xoá bỏ luôn tình nghĩa năm xưa tào tháo giúp đỡ ông và mẹ già ...thì còn gì là đạo nghiã cuả một con ngưoì nưã ???? Đã vậy thà chém chết rồi tự sát như vậy chẳng anh dũng tí nào ngưỡc lại đó mới là hành động cuả kẻ bất tài ,trốn tránh ,ngu si chẳng biết suy nghĩ ...... Nếu chém giặc xong tự xác ..còn trách nhiễm đang lãnh thế nào ??? những binh sĩ của ông đang thống lĩnh sẽ nghĩ sao ?? RỒi chuá tôi đang chờ ở nnhà nưả ...Nếu chỉ nghĩ cho riêng mình để bảo vệ cái trung cuả chính mình mà chết đi 1 mình ...thì như vậy cái chết đó chẳng anh hùng ngược lại Tn thấy đó mới là cái chết cuả kẻ thất phu đấy huynh ạ .

Còn về Điều Thuyền ,,,thật là một điều sỉ nhục cho ông nếu noí ả là ngưoì tri kỉ cuả ông ..Nếu Tn nhớ không lầm thì khi Vt gặp Điều Thuyền ông có noí với nàng đại ý như vậy " Thân gái mà lấy hai chồng chẳng biết xấu hổ nay lại đến quyến rũ ta thì thế gian còn gì là đạo nghiã nưã" Và ông không chém điêu thuyền mà ả tự thấy xấu hổ nên nhaỷ xuống giếng tự tử thôi .Âu cũng vì vậy mà ở đời kết luận: “Con rồng thiêng chỉ ló cái đầu và cái mình mà ẩn được cái đuôi. Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương”.


[-o< Tn chỉ dưạ vào những gì mình hiểu biết về VT để phân tích cùng các huynh thôi ....nếu có phần nào sai thì mong các bác đừng cươì mà bỏ qua cho..Tam quốc chí em chưa xem qua nên chẳng biết nhiều ....Nhưng Vân Trường là ngưoì Tn rất khâm phục nên ko thể nhắm mắt nhìn các bác bôi bác được ......Và TN for sure 1 điều ông được phong thánh là rất đúng vì từ xưa đến nay không ngươì nào giữ đủ trung-can-nghiã-khí như ông .

LSB-LyQuy
19-06-2004, 04:36
Cái chết cuả ông thôi cũng chỉ rõ sự trung can và nghiã khí như thế nào rồi
Cái chết của QVT chỉ là kết cục của sự kiêu ngạo mà thôi. Người ta vẫn nói: "cà cuống chết đến đít vẫn còn cay" mà! Chết đến nơi rồi nhưng những lời người khác nói ông ta đều bỏ ngoài tai vì ông ta nghĩ ông ta là mạnh nhất, không ai bằng được. Cái chết của ông ta chính là nguyên nhân chính gây lên cái chết của Trương Phi và cả trận thua Lục Tốn của Lưu Bị nữa đó.
phần nữả Tn phục ông là ....uà và ngay cả Hoa Đà thần y cũng phục ông nưã ...Trong một trận chiến với địch, một mũi tên độc nhỡ bắn vào bả tay.....phải mổ ngay để chưã trị ...nếu không thì phải cắt đứt cánh tay nguy hiễm hơn nưã phải hy sinh cả tánh mạng cuả mình .Nhưng tình hình giặc binh đang nguy cấp lại là người thống lĩnh cả vạn quân không thể thiếp đi dù chỉ 1 khắc ....Ngay lúc đó ông chẳng chiụ cho thần y gân mê ngược lại sẵn sàng thức tỉnh để cho Hoa đà thần y mổ sẽ cánh tay lấy muĩ tên đọc ra mà không hề kêu la than khóc ,ngược lại còn hiên ngang ,tự tại ngồi đánh cờ cùng hạ tướng ...hic thử hoỉ trên đời còn ai can đảm vậy hong ??
Đó là truyện mà em!:D Đã là truyện thì tác giả muốn sao chẳng được. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích lịch sử thì chi tiết Quan Công ngồi đánh cờ với Mã Lương để Hoa Đà cạo xương, mổ thịt trị vết thương ấy chỉ là một truyền thuyết chứ không thể cớ thật dù chỉ là trong truyện. Cũng như chi tiết Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lư bay vượt thoát khỏi khe suối Đoàn Khuê hay Khổng Minh xoã tóc lên đàn cầu phong cũng chỉ là những giả thuết mà thôi. Có thể lão La Quán Trung muốn tâng bốc sự dũng cảm của Quan Công lên thêm một chút nên cho thêm cái đoạn đó vào chăng?
KM đã biết trước ông sẽ tha cho Tào tháo ,,,nhưng vẫn kí hiệp ước và vẫn giao nhiệm vụ cho VT ?????? hỏng hiủ KM đang nghĩ gì nhỉ????
Đó chính là cái mà người làm tướng nhất thiết phải làm. Làm thế thì mới có thể là gườn cho các tướng sỹ khác mà Triệu muội. Biết rằng có cái bản giao ước đấy nhưng chắc chắn Lưu Bị đời nào để cho KM chém người em kết nghĩa của mình được. Nhưng vẫn phải làm để che mắt quân sỹ dưới quyền mà thôi.
Còn về Điều Thuyền ,,,thật là một điều sỉ nhục cho ông nếu noí ả là ngưoì tri kỉ cuả ông ..Nếu Tn nhớ không lầm thì khi Vt gặp Điều Thuyền ông có noí với nàng đại ý như vậy " Thân gái mà lấy hai chồng chẳng biết xấu hổ nay lại đến quyến rũ ta thì thế gian còn gì là đạo nghiã nưã" Và ông không chém điêu thuyền mà ả tự thấy xấu hổ nên nhaỷ xuống giếng tự tử thôi .Âu cũng vì vậy mà ở đời kết luận: “Con rồng thiêng chỉ ló cái đầu và cái mình mà ẩn được cái đuôi. Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương”.
Riêng về chuyện này thì Lý gia vẫn cho rằng hoàn toàn không thể có. Chẳng có một chứng cứ nào chứng tỏ Quan Công đã từng có tình cảm với Điêu Thuyền cả. Theo như đúng truyện Tam Quốc thì chưa hề có một dòng nào nói đến việc đó cả nên Lý gia không bình luận gì về vấn đề này.

LSB-TruongThanh
19-06-2004, 07:27
Thế mới biết không chỉ La Quán Trung dành nhiều ưu ái cho QVT mà phần lớn người đọc cũng đưa ông ta lên quá cao. Thật chẳng công bằng. Theo ngu ý của tiểu đệ đây thì QVT quả thật anh hùng, trung dũng nhưng quá cao ngạo, cho mình là nhất. Nếu so với Triệu Tử Long thì QVT còn thua kém phần nào

phần nữả Tn phục ông là ....uà và ngay cả Hoa Đà thần y cũng phục ông nưã ...Trong một trận chiến với địch, một mũi tên độc nhỡ bắn vào bả tay.....phải mổ ngay để chưã trị ...nếu không thì phải cắt đứt cánh tay nguy hiễm hơn nưã phải hy sinh cả tánh mạng cuả mình .Nhưng tình hình giặc binh đang nguy cấp lại là người thống lĩnh cả vạn quân không thể thiếp đi dù chỉ 1 khắc ....Ngay lúc đó ông chẳng chiụ cho thần y gân mê ngược lại sẵn sàng thức tỉnh để cho Hoa đà thần y mổ sẽ cánh tay lấy muĩ tên đọc ra mà không hề kêu la than khóc ,ngược lại còn hiên ngang ,tự tại ngồi đánh cờ cùng hạ tướng ...hic thử hoỉ trên đời còn ai can đảm vậy hong ??

So với việc Hạ Hầu Đôn nhổ tên nuốt con người rồi tiếp tục chiến đấu thì cái nào đáng phục hơn nhỉ?

KM đã biết trước ông sẽ tha cho Tào tháo ,,,nhưng vẫn kí hiệp ước và vẫn giao nhiệm vụ cho VT ?????? hỏng hiủ KM đang nghĩ gì nhỉ????

Gia Cát Khổng Minh biết QVT sẽ tha cho Tào nên mới sai ông ta đi đón ngã Huê Dung. Vì GCL muốn Tào sống để duy trì thế chân vạc và đồng thời răn đe các tướng lĩnh khác thông qua việc doạ chém QVT. Nếu lần đó QVT trảm Tào thì Đông Ngô với khí thế thắng trận hùng mạnh có dễ dàng bỏ qua cho quân Lưu Bị không?

LSB-TrieuNhi
19-06-2004, 23:45
Đó là truyện mà em!:D Đã là truyện thì tác giả muốn sao chẳng được. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích lịch sử thì chi tiết Quan Công ngồi đánh cờ với Mã Lương để Hoa Đà cạo xương, mổ thịt trị vết thương ấy chỉ là một truyền thuyết chứ không thể cớ thật dù chỉ là trong truyện. Cũng như chi tiết Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lư bay vượt thoát khỏi khe suối Đoàn Khuê hay Khổng Minh xoã tóc lên đàn cầu phong cũng chỉ là những giả thuết mà thôi. Có thể lão La Quán Trung muốn tâng bốc sự dũng cảm của Quan Công lên thêm một chút nên cho thêm cái đoạn đó vào chăng?
Thế đã là truyện thì huynh tin làm gì ?????
Ko có lưả làm sao có khói??? nếu những chuyện như thế chẳng tin thì xem ra boí quẻ ,tử vi thần thông cuả GCKm hay Khổng Tử thời xưa cũng chẳng có thiệt à ?Noí vậy ko logic tí nào ...với lại đâu phải chỉ có LQT là ngưoì việt truyện ?? phim và những sử sách khác đều ghi rõ ràng như vậy mà ?? ngay cả truyện phim noí về Hoa đà thần ý cũng để riêng 1 phần mô tả về sự anh dũng này

KM đã biết trước ông sẽ tha cho Tào tháo ,,,nhưng vẫn kí hiệp ước và vẫn giao nhiệm vụ cho VT ?????? hỏng hiủ KM đang nghĩ gì nhỉ????
Đó chính là cái mà người làm tướng nhất thiết phải làm. Làm thế thì mới có thể là gườn cho các tướng sỹ khác mà Triệu muội. Biết rằng có cái bản giao ước đấy nhưng chắc chắn Lưu Bị đời nào để cho KM chém người em kết nghĩa của mình được. Nhưng vẫn phải làm để che mắt quân sỹ dưới quyền mà thôi.


huynh chắc đọc truyện rồi thế anh có đọc câu nì chưa ?
Huyền Ðức ở nhà hỏi Khổng minh :
- Tại sao lại sai Vân Trường đi, vì em tôi khảng khái, lại không quên ơn bao giờ lỡ tha Tào Tháo thì sao ?
Khổng Minh đáp :
- Tôi cũng biết thế, vả lại số Tào Tháo chưa hết, nên cử Vân Trường đi là để lưu chút nhơn tình với Tào tháo đó thôi .

Chính KM cũng noí là số Tào Tháo chưa chết ...mà số đã chưa chết thì làm sao giết được ?? Với lại KM đồng ý giao nhiệm vụ này với mục đích giúp Vt trả hết ơn nghiã cho Tào Táo tạo cơ hội cho ông trả ơn ,,,tức là muốn ông trả ơn ko giết tào thao ...nếu ông giết thì chẳng phải là cải lời chủ tướng đó sao ??

Ông không giết Tào tháo ..không nhưng ơn nghiã trả hết được mà con lưu tiếng thơm cho chủ nưã. ;;)

uà lại giúp thêm cho LB ,kekek cảm ơn anh TruongThanh

Nếu lần đó QVT trảm Tào thì Đông Ngô với khí thế thắng trận hùng mạnh có dễ dàng bỏ qua cho quân Lưu Bị không?

Yead đoạn cho Tào tháo qua ải đã thể hiện sự Trung-Tín-Lễ-Nghiã cuả ông

Nghiã:Ơn nghiã tuy noí đã trả xong nhưng thật sự vẫn chưa hết .Sáng suốt phân biệt trắng đen ....tha cho Tào đi.

Vân Trường nói :

- Thừa Tướng quả đãi tôi rất hậu. Song chém Nhan Lương trảm Văn Xú cũng đủ đền đáp rồi. Nay không thể nghĩ tình riêng mà bỏ phép công được !
Tào Tháo lại tha thiết kể lể :

- Nhưng còn qua ngũ quan, trảm lục tướng của tôi thì sao ? Vậy mà tôi một dạ không oán, lại chạy theo giã biệt hầu mong tặng lễ vật lộ phí đi đường. Tướng quân há quên chuyện Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tủ thời xuân thu sao ? Hôm nay, tôi hoàn toàn là bại tướng xin được cầu an vào phút cuối cùng, Vân Trường là bậc đại tướng khoan dung há không một chút niệm tình ư ?


Tín-Lễ vẫn anh dũng đi về nhận tội( dù biết 100% đầu lià khỏi cổ) ...chứ ko tự tử chết ngu.Dù cho hoàn thành hay khong hoàn thành nhiệm vụ vẫn giữ quy tắc về phục mạng .

Trung : tuy ko chém, lúc đó thấy là bất trung nhưng sự thật phiá sau thì là Trung .Nếu giết chết Tào Thao ...tuy hoàn thành nhiệm vụ ngay đó nhưng sẽ mang tiếng xấu cho ngàn đời sau : Lưu Bị chẳng nghĩ tình anh em ...ép em mình phụ nghiã quên tình .(nên nhớ ơn cuả Tao Tháo vẫn chưa hết) .Đưa em vào thế bí ..đã hiểu tình tình em cương trực chẳng giết ngưoì thế cô ...nay lại cho đi canh ải ....
nhìn binh Tào người nào người nấy như muốn bật khóc
như Tn noí ở trên thế lực ko cân bằng ..bên 1 lạng ngươì 1 cân làm sao Vt ra tay được?? đọc hồi nì sẽ hiểu rõ tính khí VT hơn Hồi 53

Đừng noí như vậy là "lòng dạ đàn bà" thế như thế nào mới là đàn ông ??? vì đại nghiã để cho lương tâm bị chó tha đi mới là đàn ông đó sao ????

Còn về số mạng nếu ko tin thì ..tại sao ...sau bao nhiêu năm đấu tranh gian khổ ...nhưng cuối cùng ngưòi hưởng lợi lại là Tư Mã Ý ??????

Noí tóm lại vào thời điểm đó,điạ điểm hoàn cảnh đó ,,không giết Tào Tháo là rất đúng đó . Còn những việc sau này ....ai mà biết trước được ???? nếu biết trước được thì đã tránh được rồi ...việc gì phải dẫn đến thất bại ?????

QVT không phải cao ngạo mà ông biết mình đang làm gì nên làm gì và phải làm gì để bảo vê cái chơn nghiã cuả chính mình thôi đó mà ......

LSB-TrieuNhi
06-08-2004, 21:11
I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :

A- ĐÀO VIÊN KẾT NGHĨA - VÌ DÂN DẸP LOẠN :

Quan Thánh Đế Quân khi còn tại thế họ Quan, tên Vũ, tự là Vân Trường, tục danh là Quan Công. Ngài sanh nhằm triều vua Hoài Đế đời Đông Hán. Quê Quán thuộc tỉnh Sơn Đông. Lúc nhỏ ngài rất ham học, thích đọc kinh Xuân Thu. Nhà Hán suy vi, bên trong thì hoạn quan chuyên quyền, bên ngoài thì đảng cướp dấy loạn. Ngài Vân Trường văn võ song toàn, đi khắp nơi tầm hào kiệt mưu cầu việc lớn. Ngày kia, Ngài gặp một người tướng mạo đường hoàng xưng là Lưu Bị thuộc dòng dõi nhà Hán và một người nữa tướng mạo oai hùng tánh danh Trương Phi là bực hào phú. Bàn về thời cuộc, ý hợp tâm đầu, ba vị mới vào vườn đào của họ Trương làm lễ tế Trời Đất kết nghĩa đệ huynh cùng nhau thề đồng sống thác. Khi ấy giặc Khăn Vàng thanh thế rất mạnh, lấn át uy thế triều đình. Thấy thế ba anh em chiêu mộ binh sĩ, rèn đúc khí giới, sắm sửa quân lương đứng ra dẹp loạn cứu dân. Nhờ có công trừ loạn ba anh em được Hiến Đế triệu vào yết kiến. Vua nhìn Huyền Đức là chú họ và phong cho chức Tả Tướng Quân.

B- PHÒ NHỊ TẪU :

Khi thất thủ thành Hạ Bì, ba anh em chạy lạc nhau. Ngài Vân Trường phò hai chị dâu chạy đến Thổ Sơn. Hay tin, Tháo sai Trương Liêu ra khuyến dụ. Ngộ biến phải tùng quyền, ngài mới giao ba điều kiện. Nếu như Tháo chấp nhận thì mới chịu đầu. Tháo cũng giã ý ưng thuận để nhử Vân Trường vào tròng rồi sẽ toan kế khác. Rước ngài Vân Trường và hai chị về đến dinh thì Tháo hạ lịnh để cho Ngài và hai chị dâu ở chung với nhau cốt làm cho loạn đạo quân thần để sau này ngài không còn mặt mủi nào ngó Lưu hoàng thúc nữa. Biết thế, suốt đêm ngài Vân Trường đứng ngoài phòng đốt đuốc canh cho hai chị ngũ. Để người qua kẻ lại biết bụng mình, ngài bèn lấy thanh Long Đao chém sả một góc tường để ai cũng thấy cử chỉ minh bạch của mình.

C- HUÊ DUNG ĐẠO THA TÀO TRỌN NGHĨA :

Tào Tháo cố dụ ngài Vân Trường về với mình nên tiếp đải rất hậu: ba ngày thết một tiệc nhỏ,bảy ngày thết một tiệc lớn; lên ngựa thì thưởng vàng, xuống ngựa thì thưởng bạc....Đáp lại sự hậu đãi ấy, ngài Vân Trường có ra quân giết hai đại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xủ, được vua phong ấn Hớn Thọ Đình Hầu. Thấy rỏ tài của ngài, Tháo càng kính mến hơn nữa và châu tất mọi việc càng tĩ mĩ hơn để mua chuộc lòng ngài. Khi hay tin Lưu Hoàng Thúc ở Hà Bắc với Viên Thiệu, ngài Vân Trường vội vã kiếm Tào để từ giã. Ba lần Tháo cố ý lánh mặt hầu lưu ngài ở lại. Biết vậy ngài gói ấn Hớn Thọ Đình Hầu và vàng bạc mà Tháo đã ban cho, niêm phong kỹ lưỡng, cho người giao trả lại cho Tào. Biết khó có thể cầm giữ chân ngài, Tháo hạ lịnh đem dâng một áo cẩm bào và rất nhiều vàng bạc lụa là. Ngài Vân Trường chỉ nhận áo mà thôi. Tháo rất kính trọng nghĩa cử của ngài và rất tiếc không dùng được người.
Một thời gian sau, Tháo mắc kế thua trận Xích Bích và kéo tàn quân định chạy về Hứa Xương. Quan Vân Trường thọ lịnh quân sư Gia Cát Lượng đem quân phục giữ Huê Dung Đạo. Biết ngài có nợ ân nghĩa với Tào, sợ việc không thành nên quân sư buộc ngài làm quân trạng xong xuôi mới được lãnh lịnh. Quả thật, khi gặp Tháo dẫn tàn quân qua đó người ngựa hết lương đi không nổi, Tháo kể lể chuyện xưa hậu đãi của mình hầu xin tha mạng. Ngài Vân trường nghĩa khí, cầm lòng không được nên tha Tháo và tàn quân khỏi chết. Đã lỡ tha Tào, Vân Trường trói mình chịu tội chết. Nghĩa cử ấy vang danh thiên hạ là người trung nghĩa vẹn toàn.

D- ĐƠN ĐAO PHÓ HỘI, TRÍ DŨNG SONG TOÀN :
Một ngày kia trong lúc trấn thủ Kinh Châu, nhận được lời mời của Lỗ Túc là đô đốc Giang Đông, ngài Vân Trường cùng ít tùy tùng sang sông dự yến. Mãn tiệc, trong lúc phục binh đang ở tư thế sẵn sàng hành động, Lỗ Túc nhắc việc Lưu Hoàng Thúc mượn Kinh Châu lúc nọ và ngỏ ý đòi lại. Với lý do ba anh em Lưu Quan Trương đã thề đồng sống thác thì tất cả là một, cớ chi Quan Hầu thối thác. Khi ấy Châu Thương là cận tướng đang ứng hầu trước thềm nói lớn :"Đất trong thiên hạ, ai có đức thì được há một mình Ngô Chúa có sao ? ". Chớp lấy tình huống, ngài Vân Trường giả bộ nghiêm sắc mặt đứng dậy giựt thanh Long Đao Châu Thương đang cầm mà nạt rằng:"Ấy là việc quốc gia, sao ngươi dám nhiều lời ? Hãy đi phứt đi !". Hiểu ý, Châu Thương liền rời vị trí và đi thẳng xuống mé sông phất cờ hiệu lịnh để Quan Bình đưa thuyền sang rước. Lúc đó ngài Vân Trường giả say, tay mặt cầm đao tay trái nắm tay Lỗ Túc, hướng về mé sông vừa đi vừa mời: "Vài hôm nữa sang Kinh Châu dự tiệc sẽ thương nghị luôn việc ấy". Các tướng phục binh đều muốn ra lịnh ám hại nhưng thấy Lỗ Túc đang mặt mày thất sắc bên cạnh Quan Hầu ra chiều dở tĩnh dở say, e sợ Lỗ Túc bị hại nên không dám rục rịch. Đến mé sông, buông tay Lỗ Túc, bước lên mũi thuyền ngài Vân Trường thi lễ cáo tạ mà về. Lỗ Túc sững sờ, ngạc nhiên, đứng như hình nộm !

Qua vài chi tiết trong cuộc đời của Quan Vũ, chúng ta thấy ngài đã thể hiện đầy đủ các đức tính Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín... oai danh vang khắp thiên ha.ï Mến mộ những đức tính tốt và sự linh hiển hộ trì của ngài, nhiều đền thờ được lập để khói nhang tưởng nhớ. Và ngài là người thứ hai trong lịch sử Trung Hoa được tôn sùng với danh hiệu Phu Tử sau đức Khổng Thánh.

Trích từ "Bài học từ Ðức Quan Thánh(daocaodai.com)"

Sử Tiến
07-08-2004, 00:05
Tại hạ xin có chút góp ý:

- Quan Thánh sinh nhằm triều Hán Hoàn đế Lưu Chí chứ không phải Hoài đế. Chữ 桓 (Hoàn) không thể nhầm ra 懷 (Hoài) được.

- Tên chữ của ông là Thọ Trường, sau mới đổi ra Vân Trường.

- Quan Công không phải là tục danh, mà là tiếng xưng tụng của dân gian tỏ lòng tôn kính, không dám xách mé gọi thẳng tên. "Công" ở đây có nghĩa là ngài.

LucTieuPhung
07-08-2004, 01:04
Xin góp vài lời: nói Quan Vân Trường "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" hay "trí dũng song toàn" là có hơi quá chăng?

-Hình ảnh "tam anh" chiến Lữ Bố nhưng không thủ thắng nổi liệu có nói lên cái "dũng" của ông?

-Đi đại lộ, bỏ tiểu lộ để bị địch bắt thì có "trí" không?

-Khi sứ giả Giang Đông sang cầu thân thì họ Quan mắng cha con Tôn Quyền là loài "cẩu". Ấy thì cái "lễ" để vào đâu?

Người ta xưng tụng ông như thánh, riêng Lục mỗ thấy chẳng có gì đặc biệt cả!

LSB-LyQuy
07-08-2004, 13:25
Triẹu Nhi nên chú ý khi poast bài nha. Chủ đề về QVT đã có rồi nên TN không cần thiết phải lập chủ đề mới nữa mà chỉ nên post bài vào chủ đề đã có sẵn thôi nha. Lần này Lý gia sẽ hợp nhất chủ đề này với chủ đề về QVT đã có trước đó còn từ lần sau là bị phạt đó nghe chưa? Hy vọng TN tiếp tục có nhiều bài hay và chú ý hơn khi post bài. :)

thai_tu_dan
23-08-2004, 10:26
Về QVT tại hạ đã nói ở chủ đề khác trong mục này rồi. Bây giờ nói lại e là hơi thừa nhưng cũng tham gia chút cho vui vậy :D

Nhưng tôi nghỉ rằng QV không chém Tào Tháo ở đường Hoa Dung mới chính là cái nghĩa anh hùng của Quan Vũ, dù biết rằng nếu không chém Tào Tháo có thể vi quân lệnh dẫn đến mất đầu nhưng QV vẫn để Tào Tháo đi, kẻ anh hùng ân oán phải phân minh, trung nghĩa đầy đủ như vậy mới đáng để mọi người nể phục
Một kẻ vì chuyện tư mà làm ảnh hưởng tới chuyện công có đáng là anh hùng không? Người ta có câu "Đại nghĩa diệt thân", huống chi Tào Tháo chỉ có ơn với Quan Vân Trường thôi mà ông ta lại quên Đại nghĩa thì Quan có đáng anh hùng không?
Theo tại hạ, nếu Quan là người có nghĩa khí thì phải chém chết Tào Tháo sau đó tự sát để trả ơn cho Tào Tháo. Còn việc tha Tào Tháo là việc làm của một kẻ phản thần (và bất nghĩa với huynh trưởng là Lưu Bị), công tư bất phânbac VT nói sai rồi,đã chém chết sao còn tự sát trả ơn để làm gì,CLL nói mới đúng ,QVT tha cho Tào Tháo là coi như một lần dứt hết tình cũ ,trả hết món nợ ân nghĩavới TT,còn QVT ko tự sát vì đằng nào QVT cũng kí quân lệnh trạng rồi,tha cho TT cũng chẳng khác nào tự sát cả :)

LSB-LyQuy
24-08-2004, 21:15
Ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn. Đó là việc làm của TT thết đãi QVT khi QVT tạm thời hàng TT vì hai chị dâu. Rồi TT tiến cử QVT lên vua Hán Hiến Đế và QVT đã được vua phong chức Hán Thọ Đình Hầu. Thế nhưng cái mà có lẽ QVT biết ơn TT nhất đó chính là con ngựa Xích Thố vốn trước đó của Lã Bố cưỡi. Một đại tướng cầm quân ra trận khi có được một con ngựa thiên lý thì đúng là chẳng còn gì vui hơn. Chính vì thế khi chào TT mà đi, QVT chỉ lấy đúng mỗi con ngựa đó mà treo ấn gửi vàng trả lại cho TT hết.
Cho đến khi tha cho TT ở hẻm Hoa Dung cũng là lúc QVT trả được hết những ân tình ngày nào mà TT ban cho mình. Tất nhiên ở đây không thể không nói tới chuyện QVT vốn dĩ đã là một người nghĩa khí, bản tính hiền lành. Bằng chứng là ông đã tha chết cho Hoàng Trung khi hai người giao tranh và Hoàng Trung bất chợt bị ngã ngựa. Ông tha không chém Vu Cấm khi bắt được y ở Phàn Thành trong trận đại chiến với Bàng Đức. Chính vào lúc đó không thể giết TT được nên GCL mới cử QVT chốt ở hẻm Hoa Dung chứ kếu Trương Phi chốt ở đó thì TT đã mất mạng. Cái này cũng phải nói đến tài cầm quân của GCL nữa. Vì GCL biết rõ rằng nếu bây giờ mà chém chết TT thì Lưu Bị cũng chắc chắn ra đi theo vì Đông Ngô sẽ thôn tính liền. GCL biết QVT là người hiền lành lại có một chút ân tình với TT nên mới cử ông chốt ở đó và mọi chuyện mà GCL đoán trước đã trở thành hiện thực. QVT không giết TT mà trở về rồi cũng thôi vì QVT là em của Lưu Bị, Lưu Bị không thể ngồi đó nhìn em mình bị chém vì tờ quân trạng kia được.
Rất tiếc rằng sau khi đã trả hết được ân tình cho TT thì QVT lại không còn tìm lại được một cơ hội nào như thế nữa để có thể chém được TT.

phamdinhhung
28-05-2006, 11:24
Những điển tích về Quan Vân Trường(Quan Vũ )
đối với tôi,có ai bây giờ làm được cái việc là ngồi đánh cờ để cho Hoa đà cạo xương không,có ai làm được không mà dám nói.
Và trước khi nói về bất cứ nhân vật lịch sử nào,ta cũng phải đặt họ vào tình huống của họ,đặt họ vào lịch sử cụ thể.
LSB-VANTHANG ơi,rất khó để xét anh hùng chỉ vì 1 chuyện.
Mà bối cảnh câu truyện lúc ấy khi Tào Tháo bắt được Quan Vũ,ông ta không giết mà muốn thu phục,"3 ngày yến tiệc nhỏ,5 ngày yến tiệc lớn",lại còn đem cả ngựa Xích Thố ra tặng nữa.
Mà kẻ sỹ thì biết ơn người 1 phải đền lại muôn vạn .
Huống chi trước trận Xích Bích đó,Gia Cát Lượng đã dự tính đến tình huống ,Tào Tháo chạy đường Hoa Dung,và Quan Vũ bắt được sẽ thả Tào Tháo vì ơn nghĩa xưa

doidaothive_coco
31-05-2006, 09:13
Mỗi nhân vật đều có những nét riêng, nó ko chỉ nói về con người đó mà mục đích của nó là vẽ nên một hình ảnh con người của đất nước họ và mơ ước của họ. Đó là hình ảnh mà họ muốn vươn tới!
Tui nghĩ vậy đúng không bà con!

HoangDuocSu
14-06-2006, 17:57
Thật ra nếu muốn bàn luận về Quan Vân Trường hay những nhân vật thời Tam Quốc rất khó.Bởi vì tư liệu cũng không có nhiều.Ngày nay chúng ta bình các nhân vật đa phần dựa theo Tam QUốc diễn nghĩa,thế nhưng bộ tiểu thuyết này lại là tác phẩm dã sử,không thể hoàn toàn đáng tin cậy.
Nhưng nếu dựa theo Tam Quốc diễn nghĩa thì QVT đúng là đại biểu cho nhân nghĩa,nhưng ông cũng có phần kiêu ngạo.Đó là lúc được phong Ngũ hổ tướng,ông đã không phục vì mình mà lại bị xếp chung với lão già Hoàng Trung,và ông còn định tới khiêu chiến Mã Siêu.Nếu không có Khổng Minh nói vài tiếng thì e rằng đã có cuộc quyết chiến rồi.
Huynh đệ lại không thích hình tượng QVT trong Tam Quốc mà thích hình tượng của ông ta trong bộ truyện tranh Hỏa Phụng Liêu Nguyên hơn.Ở đây ông vừa biểu hiện cho nghĩa mà trong đầu lại chứa nhiều cơ mưu (ông và Trương Phi đều dốc lòng muốn Lưu Bị thành đại nghiệp).
Nghĩ lại,đánh giá nhân vật lịch sử là còn tùy vào kiến giải của từng người.Khó mà nắm bắt được.

ngoi_sao_co_doc
18-06-2006, 19:21
tiểu đệ nghĩ là QVT cũng là một nhân vật đáng để quan tâm trong TQDN, nhưng thành thật mà nói thì tiểu đệ thấy Triệu Vân đáng được coi là anh hùng hơn QVT, nhất là trận đại chiến ở cầu Trường Bản, một mình xông vào đám quân Tào đến lúc xông ra, cả thảy trước sau giết hơn 50 danh tướng quân Tào, chém gãy hai lá cờ to, cướp được ba ngọn giáo....
Người sau còn có bài thơ ca ngợi ông
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long
Trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nên để Triệu Tử Long đứng đầu thì hơn, ít ra ông này cũng không kiêu ngạo như QVT, còn nếu đánh nhau, chưa bít ai sẽ thắng ai đâu:D

Lạc Long
23-06-2006, 11:36
Xin góp vài lời: nói Quan Vân Trường "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" hay "trí dũng song toàn" là có hơi quá chăng?

-Hình ảnh "tam anh" chiến Lữ Bố nhưng không thủ thắng nổi liệu có nói lên cái "dũng" của ông?

-Đi đại lộ, bỏ tiểu lộ để bị địch bắt thì có "trí" không?

-Khi sứ giả Giang Đông sang cầu thân thì họ Quan mắng cha con Tôn Quyền là loài "cẩu". Ấy thì cái "lễ" để vào đâu?

Người ta xưng tụng ông như thánh, riêng Lục mỗ thấy chẳng có gì đặc biệt cả!
Quan Vân Trường hội tụ đủ nhân nghĩa lễ trí tín, người đời đã phục sát đất, lập bàn thờ khi ông còn sống, và là bậc nhân thần cho đến tận bây giờ.
Ví dụ của hảo hán đưa ra thấy rằng Lương Sơn Bạc kết nạp nhầm một hảo hán vô học, ngu si không thể chấp nhận được.:(
Đã là người chẳng ai thập toàn cả, nhưng xét góc độ các hạ đưa ra thấy các hạ chẳng hiểu gì cả.
Hình ảnh Tam anh chiến Lã Bố không nói lên được cái dũng của Quan Vân Trường nhưng cũng chẳng phai nhạt đi cái dũng của Ngài. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. vậy suy nghĩ như các hạ sao các hạ không lập bàn thờ lã Bố ở nhà đi??? sao lại ví bậc quân tử với kẻ tiểu nhân???
Đi đại lộ bỏ tiểu lộ là phong cách của bậc anh hùng, biết chết vẫn đi là bởi vì thà chết vinh còn hơn sống nhục.Giả sử Quan Vân Trường cũng đi tiểu lộ như các vị hỏi rằng có còn là Quan Vân Trường nữa không?
Nói về Lễ, các hạ có hiểu thế nào là lễ không??? tại sao cứ lấy lòng dạ tiểu nhân đo lòng người quân tử thế nhỉ??? quân giang đông phản trắc vô lường, năm lần bảy lượt bày mưu sát hại Lưu Bị, kể cả gả em gái cho Lưu Bị cũng không từ....với loại người phản trắc như vậy có nên gọi là Cẩu tặc không???mà đã là cẩu thì cần gì phải lễ...
có câu truyện bản thiếu gia không nhớ rõ lắm nhưng cũng xin nêu ra để nói về chữ lễ. "Ở một nước nhỏ cử sứ thần sang nước lớn. vua nước lớn muốn sỉ nhục sứ thần bèn sai đóng cửa thành lại và khoét một lỗ dành cho chó và bảo vị sứ thần đi qua. Vị sứ thần nói đi sang nước chó thì vào cửa chó....vua tôi nước lớn bèn vội mở cửa lớn nghênh đón vị đó vào" Do đọc lâu rồi nên nhất thời chưa nhớ ra chi tiết lắm vậy đừng bắt lỗi bản thiếu gia nhé.
nếu xét theo góc độ của các hạ chắc trước khi đi làm hoặc đi đâu về các hạ nên ra chuồng chó nhà các hạ chào hỏi ân cần mới phải phép.:cuoilon:
Qua năm ải chém sáu tướng, Nhan Lương Văn Sú đầu rụng như sung có nói lên chữ dũng không???
Ba ngày tiệc nhỏ, năm ngày tiệc lớn vẫn không mờ mắt, bị tào tháo xếp ngủ chung với đại tẩu, Ngài đốt đuốc đọc sách suốt đêm ngoài cửa, mặc áo bào mới của tào tháo tặng vào trong áo bào cũ của Lưu Bị,, có nói nên Nghĩa Tín không?
Tha Tào Tháo ở Hoa Dung có nói nên chữ Nhân không??
Tất nhiên nhiều giai thoại do người đời hâm mộ thêu dệt nên nhưng con người và bản chất của Quan Vân Trường không là thần cũng là nhân.
Còn chúng ta đây vẫn còn đang học làm người đấy các vị ạ. bao giờ thành nhân đã nhé, hẵng nói về quan vân trường.
Lũ điên, thất học