PDA

View Full Version : Danh nhân đất Quảng


the_wall_a2
11-04-2004, 19:32
BÙI TÁ HÁN


Danh tướng triều Lê Trung hưng, người gốc Hoan Châu (Nghệ An ngày nay). Theo Phủ tập Quảng Nam ký sự của tác giả Mai thị, Bùi Tá Hán sinh năm 1496, mất năm 1568.

Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), Bùi Tá Hán theo ngọn cờ 'phù Lê diệt Mạc' của Nguyễn Kim, lập được nhiều công tích, sau được phong Bắc-quân-đô-đốc-Phủ-chưởng-phủ-sự, trấn nhậm và lập nghiệp ở thừa tuyên (Thừa tuyên là đơn vị hành chính như cấp tỉnh. Thừa tuyên Quảng Nam tương đương với các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay) Quảng Nam, một trong 13 thừa tuyên của cả nước thời bấy giờ.

Tương truyền Bùi Tá Hán là người có công lấy lại đất Quảng Nam từ tay nhà Mạc (Theo Phủ tập Quảng Nam ký sự của Mai thị - sách chữ Hán - chép tay - do dòng họ Lê ở Mộ Đức truyền đời lưu giữ), thực hiện một số chính sách an dân, khuyến khích sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân dưới quyền cai quản của mình, vừa giữ an ninh, vừa phát triển mối đoàn kết Kinh - Thượng và giao thương xuôi ngược, được nhân dân sùng kính. Cái chết của Bùi Tá Hán vẫn chưa rõ nguyên nhân, chỉ còn lưu trong huyền thoại dân gian rằng ông đã “hiển thánh”.

Hiện đền thờ và lăng Bùi Tá Hán tọa lạc tại khu rừng, từ xưa nhân dân gọi là Rừng Lăng tại mé tây tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Trong đền có bức tượng thờ ông và người hầu (thường gọi là Xích Y) với nhiều sắc phong của các triều vua Tây Sơn và triều Nguyễn, nhiều thơ, liễn đối phúng điếu của các quan lại và các bậc túc nho trong tỉnh. Đền thờ Bùi Tá Hán đâ được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1990. Ở nhiều nơi trong tỉnh và trong vùng cũng còn một số di tích và miếu thờ liên quan đến Bùi Tá Hán.

the_wall_a2
11-04-2004, 19:38
Lê Đình Cẩn (1870 - 1914)


Chí sĩ yêu nước chống Pháp, thuộc phong trào Duy tân, sinh năm 1870, mất năm 1914, người làng Hòa Vinh (nay thuộc xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành) (Có tài liệu ghi ông sinh ờ làng La Hà, huyện Tư Nghĩa, song dây chỉ là nơi gia đình ông ngụ cư).

Lê Đình Cẩn đỗ Cử nhân năm Quý mão 1903 và được bổ làm Huấn đạo huyện Mộ Đức. Sớm nhận ra nỗi nhục của người dân mất nước, ông từ quan về hoạt động yêu nước.

Năm 1906, ông khởi xướng việc lập Duy tân hội ở Quảng Ngãi (Theo Bùi Định trong Phong trăo yêu nước chống Pháp của nhân dân tỉnh Quảng nghĩa 1885-1945, trang 47, thì hội Duy tân thành lập ở Quảng Ngăi năm 1906 chứ không phải ở Bình Định năm 1905 như có tài liệu đă ghi), chủ trương đoàn kết đông đảo nhân dân và hoạt động theo Phương hướng "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" , với những việc thiết thực như mở trường dạy học, lập hiệu buôn, hội cày, thực hiện cắt tóc ngắn, chống hủ tục, chống hà hiếp nhân dân....là nhừng hoạt động mang tính hợp pháp nên thực dân không có cớ để dập tắt.

Lê Đình Cẩn cùng những người lãnh đạo phong trào đã bí mật cử người liên lạc với phái Đông du của Phan Bội Châu để học tập kinh nghiệm, mua sắm vũ khí. . . chờ thời cơ tiến hành bạo động cách mạng. Những tiến bộ xã hội do phong trào Duy tân thực hiện ngày càng sâu rộng khiến thực dân Pháp lo sợ. Nhân việc xô xát giừa Lê Đình Cẩn và Công sứ Daudet, thực dân Pháp liền quy cho ông tội "đả mạ thượng quan", đày ông lên làng Rí (Sơn Hà) cắt đứt mối liên hệ của ông với đồng bào, đồng sự và phong trào chống thuế đang bắt đầu dâng cao.

Lê Đình Cẩn trong cảnh tù ngục vẫn dõi theo phong trào cứu nước và viết những vần thơ đầy hào khí. Ông bị lâm trọng bệnh. Địch đưa ông về giam ở kho chứa thóc Ba La (Tư Nghĩa). Lê Đình Cẩn đã trút hơi thở cuối cùng trong một ngày mùa Đông năm Giáp dần 1914.

(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa)

the_wall_a2
11-04-2004, 19:46
Lê Tựu Khiết (1857 - 1908)


Chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy tân chống Pháp, sinh 1857, mất năm 1908, hiệu Dương Phong, tự Huy Thanh, sinh trưởng trong một gia đình quan lại nhỏ, quê làng An Ba (nay thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành).

Lê Tựu Khiết có tư chất thông minh, đỗ Cử nhân năm 1882. Ông từng là thuộc hạ của Nguyễn Thân, từng làm quan đến chức Bố chánh (nên thường gọi là Bố Khiết),

sau chứng kiến nhiều tội ác của quan lại thực dân, lại đọc được "Việt Nam vong quốc sử" của Phan Bội Châu có đoạn lên án mình, ông tỉnh ngộ .

Ông từ quan trở về tỉnh nhà, tham gia Duy tân hội với phong trào "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" do Lê Đình Cẩn chủ xướng ( 1904 - 1908).

Ông mở hiệu thuốc Quảng Tri ở cửa tây tỉnh thành làm nơi liên lạc của Nghĩa hội Duy tân. Khi phong trào khất thuế cự sưu của Quảng Ngãi bẫt đầu lan rộng (đầu năm 1908), hội Duy tân họp bàn kế hoạch lãnh đạo và ông được giữ vai trò lãnh đạo phong trào (như tài liệu Indochine SOS Đông Dương nguy cấp - của bà André Viollis có ghi). Phong trào ngày càng sục sôi mãnh liệt. Ngày 7.4.1908, địch lập kế mời Lê Tựu Khiết vào thành thưng thuyết rồi bắt ông. Công sứ Quảng Ngãi Đô-đê (Daudet) buộc ông lên mặt thành kêu gọi dân chúng giản vòng vây, nhưng ông cương quyết chối từ. Nguyễn Thân (anh em bạn dì với ông) tố giác ông và Nguyễn Bá Loan là những người khởi xướng phong trào. Ngày 24.3. 1908, Pháp xử chém ông và Nguyễn Bá Loan tại bờ xe nước phía Đông tỉnh thành.

Đặng Bằng Đoàn trong tập "Việt Nam nghĩa liệt sử" đã ca ngợi khí tiết của ông trước khi chết. Phan Bội Châu cũng làm thơ viếng ông. Ông được đưa về an táng tại quê nhà. Sau cách mạng tháng 8. 1945, tên ông được đặt cho tên một trường trung học nổi tiếng của khu V: trường trung học Lê Khiết.

(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa)

the_wall_a2
21-04-2004, 09:17
Bốn Tráng Sĩ Đá Vách
(24.03.2004, 08:16 pm GMT+7)

Đó là Đinh Tăm, Đinh Mẫn, Đinh Mút, Đinh Rin, người Hre, quê ở châu Minh Long, những người lãnh đạo dân làng đùng chiến thuật du kích, dựa vào thế núi rừng đánh Pháp đầu thế kỷ XX.

Đinh Tăm và Đinh Mẫn là hai anh em ruột, tương truyền có tài bắn cung và phóng lao bách phát bách trúng.

Đinh Mẫn, Đinh Rin nổi tiếng về lòng dũng cảm, có thể đặt than lửa đỏ lên đùi mà mặt không biến sấc. Cũng như đối với người Kinh, đối với người Hre, thực dân Pháp cũng không từ bỏ xâu thuế khắc nghiệt, đàn áp dã man. Dựa vào tín ngưỡng của đồng bào, lính Pháp đã tuyên truyền chúng là "lính nhà trời" và "ông thần sắt" bất khả xâm phạm. Đinh Tăm và Đinh Mẫn phục kích bắn chết được giặc Pháp (trong lúc chúng đang dánh đập dân phu), xóa bỏ được tin đồn hoang đường. Nhân dân Minh Long dốc lòng theo bốn tráng sĩ Đá Vách đánh Pháp: vót chông, làm mang cung, đặt bẫy đá. .. Một đội nghĩa quân khoảng 60 người, chia nhau xây dựng các căn cứ. Đinh Tăm chỉ huy căn cứ Hố Tương, Đinh Mút chỉ huy ở núi Đầu Voi, Đinh Rin trấn giữ Hòn Chài. Nghĩa quân ba căn cứ này vừa luyện tập chiến đấu, vừa sản xuất tự túc và hướng dẫn nhân dân cùng làm. Đinh Mẫn lo việc bảo vệ đồng bào và tiếp tế cho nghĩa quân. Có lần, Đinh Tăm dẫn nghĩa quân hỗ trợ dân bị bắt đi xâu phá đồn trại địch ở châu lỵ Minh Long, kéo nhau về cùng đánh Pháp. Đầu năm 1902, Pháp đưa hàng trăm quân do Chánh Tranh dẫn dường kéo lên càn quét. Nghĩa quân Đinh Tăm, Đinh Mẫn phục kích, dùng cung tên, bẫy đá, tên tẩm thuốc độc diệt được 16 tên địch và làm bị thương nhiều tên khác. Địch phải rút chạy. ehúng giở trò cướp bóc, đốt phá nhiều làng vùng thấp, bao vây kinh tế vùng cao, cho tay sai lên dụ dỗ. Bốn tráng sĩ Đá Vách cùng đồng bào uống máu ăn thề, quyết đánh giặc đến cùng. Đinh Rin kéo quân vào núi sâu, tuyển thêm người, lập căn cứ dự bị, cùng đồng bào làm rẫy, xây dựng thế trận lâu dài. Đinh Tăm, Đinh Mẫn hội quân lên đến 200 người.

Mùa xuân 1906, Chánh Tranh lại dẫn đường giặc Pháp lên đánh căn cứ Đầu Voi, bắt đồng bào đi trước làm bia đỡ đạn. Các tráng sĩ chia quân từng tốp nhỏ phục kícđể đồng bào qua khỏi, dùng bẫy diệt địch và kêu gọi đồng bào về với nghĩa quân. Nhiều tên địch bị diệt và bị thương, số còn lại bỏ chạy. Nghĩa quân thu được 6 khẩu súng, 4 khiêng đạn và đồ dùng. Đinh Mẫn và hai nghĩa quân hy sinh.

Năm 1907, Pháp đóng đồn Ô Gió với 60 lính do một sĩ quan Pháp chỉ huy và có Chánh Tranh phụ tá . Nghĩa quân thường xuyên bao vây, bắn tỉa khiến địch không dám ra khỏi đồn. Một đêm cuối năm 1908, hơn 250 nghĩa quân do ba tráng sĩ chỉ huy tấncông tiêu diệt đồn. Tên sĩ quan Pháp, Chánh Tranh và nhiều tên địch chết tại trận. Nghĩa quân thu được nhiều vũ khí, lương thực, quân nhu.

Để phòng địch trả thù , nghĩa quân chuyển lên xây dựng căn cứ Hồ Kết (thuộc xã Long Sơn ngày nay). Địch không dám lên nữa. Đồng bào được yên ổn tự do trong mấy năm liền. Do lao lực nhiều, Đinh Tăm, Đinh Rút ốm chết. Chỉ còn lại một mình, Đinh Rin vẫn quyết tâm cùng nghĩa quân đánh Pháp. Năm 1912, Pháp kéo quân đánh Hồ Kết. Nghĩa quân cầm cự suốt 7 ngày liền. Đinh Rin dẫn đội cảm tử đánh vào tận sở chỉ huy địch, định sẽ phá vòng vây rút quân lên cao, nhưng Rin đã bị đạn hy sinh. Cuộc chống Pháp của nghĩa quân Hre, dưới sự chỉ huy của 4 tráng sĩ Đá Vách kéo dài được 12 năm, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa)

the_wall_a2
21-04-2004, 09:20
Trần Du (1864 - 1896)
(24.03.2004, 08:08 pm GMT+7)

Trung Hòa, làng Thi Phổ Nhất (nay thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức), là người lãnh đạo cuốl cùng của phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi.

Sau cuộc khởi nghĩa của Thái Thú thất bại, các sĩ phu Quảng Ngãi lại bí mật tập hợp lực lượng, tiếp tục vận động chống Pháp cứu nước. Trần Du đại diện cho phong trào Cần vương ở phía nam đã liên hệ với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Nghệ Tỉnh và bí mật vận động phong trào chống Pháp ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa được cử làm Bình Tây đại tướng quân.

Phong trào được nhiều tầng lớp tham gia ngày càng vững mạnh, trong đó có cả binh lính triều đình, đặc biệt là quân sơn phòng Nghĩa-Định.

Trần Du đã tập hợp lực lượng, thành lập "dân binh", rèn đúc vũ khí, đặc biệt là chọn Trường An (Ba Tơ) xây dựng căn cứ. Thực dân Pháp ra sức đàn áp ráo riết phong trào. Ngày 5.2 Bính thân (1896), Trần Du bị giặc bao vây tại tổng hành dinh của Nghĩa hội ở làng Hùng Nghĩa (Tân Hội, Đức Phổ) do Chánh tổng Hoành phản bội. Trần Du và hai bạn thân cận là Thọ Nam và - Thạnh Hồ bị bắt đưa về tỉnh.

Trải qua hàng tháng tra tấn cực kỳ dã man mà không khai thác được gì. Pháp xử chém ông tại Mỏ Cày (Mộ Đức) ngày 12.3 Bính thân (1896).

(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa)

the_wall_a2
21-04-2004, 09:23
Thái Thú (1870 - 1894)
(24.03.2004, 08:07 pm GMT+7)

Chí sĩ yêu nước chống Pháp, tên thật là Nguyễn Long Phụng, sinh năm 1870, mất năm 1894, xuất thân trong một gia đình nông dân tại thị trấn Thu Xà (nay là xã Nghĩa Hòa) huyện Tư Nghĩa.

Năm 15 tuổi, Thái Thú thẳng đường ngược sông Vệ tụ nghĩa dưới cờ của Nguyễn Bá Loan, lập ra Đoàn kiệt (Đoàn thiếu niên Anh kiệt) để cùng nghĩa quân chống Pháp cứu nước.

Tháng 8.1886, Thái Thú có mặt trong đội nghĩa quân do Trần Hoàn và Tôn Cường chỉ huy tấn công vào phủ lỵ Bình Sơn. Trong trận ác chiến ở làng Trung Yên, thừa lúc hỏa mù tạt vào Nguyễn Thân, ông phóng ngựa bất thần xốc tới chém Nguyễn Thân, may có con voi chiến giơ vòi đỡ nên y thoát chết, nhưng tướng giặc Nguyễn Thuyên bị giết.

Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Bá Loan (1886 - 1888) không thành, Thái Thú cùng Tôn Đính, Nguyễn Vịnh, Bạch Văn Vĩnh bí mật tập hợp lực lượng yêu nước trong tỉnh và liên kết với phong trào Cần vương ở Nghệ Tỉnh do Phan Đình Phùng đứng đầu, tổ chức nghĩa quân xây dựng cơ sở bí mật trong số binh lính triều đình để thực hiện nội công ngoại kích.

Đêm ngày 7 rạng ngày 8.12 Giáp ngọ (1894), cuộc khởi nghĩa đánh Pháp do Thái Thú chỉ huy bùng nổ. Cánh quân do Thái Thú chỉ huy tiêu diệt đồn Cổ Lũy, giết chết Rờ-na (Regnard) - chủ sự thương chính người Pháp, làm lễ tế cờ, rồi kéo lên tỉnh lỵ phối hợp với cánh quân Nguyễn Vịnh đánh chiếm tỉnh thành. Nhưng kế hoạch nội công ngoại kích bị lộ, Thái Thú và Nguyễn Vịnh phi rút quân về núi An Đại (Tư Nghĩa). Án sát Quảng Ngãi Tôn Thất Lữ cho quân đuổi theo vây hãm nghĩa quân. Hai hôm sau, nghĩa quân tan rã, Thái Thú và Nguyễn Vịnh, sau đó cả Bạch Văn Vĩnh đều bị bắt và bị xứ tử.

Nhân dân Cổ Lũy, Quảng Ngãi thương tiếc lập miếu thờ ông tại quê nhà.

(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa)