PDA

View Full Version : Quan Niệm Xưa Và Nay Về Văn Chương Lành Mạnh


Quận Chúa Quỳnh Anh
23-10-2004, 01:01
Cái bài này là QA sưu tầm trong một tạp chí , tác giả là Hoài Châu. Thấy hay nên post lên cùng đọc. Bài này rất là dài , rất dài nên QA không thể post hết một lần được , cho nên QA sẽ chia nó ra làm nhiều kỳ. Mong vị đầu lĩnh thông cảm , đừng có nói QA cố tình câu bài nha ! Cám ơn.

Ta vẫn thường thấy một số người nhắc tới mấy tiếng " Văn chương lành mạnh " khi họ có ý khen cuốn tiểu thuyết nào ca tụng những tình cảm cao đẹp nơi con người ta như những : trung , hiếu , tiết , nghĩa... của những thời xa xưa.
Phải ở những thời xa xưa , có thể là tình cảm con người , lẽ sống của con người chỉ bao gồm tròn trong mấy tiếng đó. Cho nên truyện ta cũng như truyện tàu xưa thường chỉ có một số mẫu người nhất định đáng ca ngợi ấy. Nhưng khi nghĩ tới trung thần , hiếu tử... thì người ta cũng nhất định sẽ liên tưởng tới những gian thần , nghịch tử và vì thế trong các truyện tàu xưa , bên các vai trung , ta còn thấy những vai nịnh.
Cũng vì người đời hay ưa nịnh nên những kẻ gian nịnh thường được trọng dụng. Nịnh là cốt để phinh thân phì gia nên nịnh thường kết bạn với gian ác. Vì lẽ : trung ngôn nghịch nhĩ " nên ai ưa nịnh tất ghét những lời nói thẳng , nhất là " ai đây " là các vì vua chúa. Cho nên các trung thần thường phải chịu trăm cay , nghìn đắng , ba chìm bảy nổi cũng là lẽ đương nhiên.
Nhưng người xưa lại muốn dùng văn để chở đạo , nên bao giờ truyện cũng được kết theo một kiểu : tôi trung chính , gái trinh thục bao giờ cũng sung sướng trong cảnh vinh hiễn , trăm năm hạnh phúc. Còn những kẻ nịnh bợ bao giờ cũng chết rũ trong ngục tù , nếu không thì cũng chịu tan thây nát thịt. Gặp trường hợp những kẻ trung chính bị chết? Những vị này sẽ được hiển thánh , hoặc sẽ được phong thần , con cháu thì được phục hồi danh dự. Có một số tác giả lại còn căm ghét bọn gian thần đến độ bắt chúng chịu thêm cả cảnh vạc dầu đun sôi , cột đồng nung đỏ dưới âm ty hay hóa thành những con vật dơ bẩn như Lý Thông đã hóa ra con bọ hung trong truyện Thạch Sanh nửa.
Quan niệm về tiểu thuyết ấy đã ngự trị trên văn đàn nhiều nước Á Đông , nhất là bên Trung Hoa có hàng năm 3 thế kỷ. Và không phải là đã không giúp bao thế hệ trước đây tạo được nên nhiều tác phẩm có giá trị , làm say mê nhiều thế hệ độc giả cho tới ngày nay. Và chúng ta cũng có thể nói một cách chắc chắn mà không sợ sai lầm là một số lớn những tác phẩm đó rồi sẽ còn làm nhiều thế hệ độc giả sau này say mê nửa.

Quan Niệm mới về tiểu thuyết

Rồi tới ngày cha anh chúng ta tiếp xúc với một nền văn minh mới từ Âu Mỹ tràn sang , chúng ta quen dần với những quan niệm mới về tiểu thuyết , những quan niệm của Pháp , Anh , Nga , nên tiểu thuyết của ta đã có nhiều sắc thái khác , cũng như đã phân chia ra làm nhiều loại : truyền kỳ , giáo dục , trinh thám , phong tục , xã hội , phóng sự , lịch sử , hoạt kê , luận đề , tâm lý , ái tình v.v...
Đối với chúng ta ngày nay , dù là tiểu thuyết nào đi nửa , khi chúng ta đọc , chúng ta cũng đòi hỏi tác giả phải tôn trong sự thực và phải thành thật. Người đọc truyện thời nay không ưa những gì có tính cách giả tạo dù cho những thứ giả tạo đó có đẹp đến đâu đi nữa. Sự đòi hỏi phải tôn trọng sự thực và tôn trọng sự thực ấy ở các tiểu thuyết gia không phải chỉ ở hẳn riêng phái tả chân mà còn lan cả sang các văn phái khác như lãng mạn , siêu tả chân. Có điều sự thực ấy và lòng thành thật kia ở mỗi văn phái lại có một vẽ riêng không giống hẳn nhau , tùy theo khía cạnh nào đó của sự thực mà văn phái đó muốn khai thác.
Cho nên những nhân vật mới trong tiểu thuyết mới không phải là toàn hay hoặc toàn dở như trong tiểu thuyết xưa của ta và của tàu. Nhưng cũng bởi người ta dễ làm điều xấu vì tội lỗi bao giờ cũng quyến rũ , nên tiểu thuyết hiện đại thường có những cuốn làm đỏ mặt , làm chau mày một số những " nhà đạo đức ".
Ấy là trường hợp cuốn " Người tình của Chatterley Phu Nhân " , một tác phẩm đã gây sóng gió nơi tòa án Luân Đôn chỉ vì những đoạn văn tả cảnh " ăn chè " của bà vai chính trong truyện với anh phu làm vườn khỏe mạnh. Ấy là trường hợp của một số tác phẩm tả chân hơi tỷ mỷ của một số tác giả Việt Nam như cuốn " Giông Tố " của Vũ Trọng Phụng.
Chính những tác phẩm nói lên được sự thực ở đời ấy đã làm nảy ra trong trí một số nhà đạo đức một quan niệm về " Văn chương lành mạnh ". Họ muốn rằng văn chương phải lành mạnh để con em họ , để thanh niên nam nữ của tổ quốc họ khỏi bị đầu độc bởi những cuốn tiểu thuyết có những đoạn văn mà họ cho là không lành mạnh.

Lý Thám Hoa
23-10-2004, 05:30
Q.A post tiếp đi ! Đến đây vẫn chưa hiểu tác giả muốn truyền đạt cái gì.
Chỉ thấy điều duy nhất là giọng văn này viết ra dễ cãi nhau lắm. Tay Hoài Châu này ở hải ngoại, tác giả của "Cafe tay" có đoạn:

Một nỗi khát khao bỗng thoáng qua,
Khơi dậy trong tôi thói gian tà,
Giả vờ buồn bã tôi chép miệng,
Thở dài lên tiếng khẽ xuýt xoa:

"Tối nay sao mưa gío thật buồn?!
Làm cho cả nhân thế buồn luôn...
Phải chi được tay ai khuấy giúp,
Ly cà phê chắc sẽ ...vui hơn."

Có phải không ?

Quận Chúa Quỳnh Anh
23-10-2004, 10:28
Trường hợp truyện Kiều

Nhưng thế nào là " Văn chương lành mạnh ? " . Muốn trả lời câu hỏi này không gì hơn là chúng ta tìm đọc một vài tác phẩm, có người cho là lành mạnh để thử xem cái lành mạnh trong văn chương mà những vị đạo đức gia ấy đã quan niệm nó như thế nào ?
Tuy nhiên trước khi thử đi tìm chân giá trị của một tác phẩm " Văn chương lành mạnh " , tưởng ta cũng nên xét qua xem quan niệm của những nhà đạo đức môn phái này đối với một tác phẩm quý vị ấy cho là không lành mạnh đã . Muốn thế trong văn chương Việt Nam có lẽ không có gì tiêu biểu hơn là trường hợp " Truyện Thuý Kiều " ( Đoạn Trường Tân Thanh ) , của đệ nhất thi hào Việt Nam , Nguyễn Du .
Trong số những người công kích Kiều dữ dội nhất ta phải kể đến cụ Ngô Đức Kế . " Một nho gia chính hiệu " và Nguyễn Bách Khoa " một đệ tử Mác cuồng tín " .
Nhà chí sĩ Ngô Đức Kế chê Kiều " văn tuy hay mà chuyện là chuyện phong tình thì có vẽ Ai , Dâm , Sầu . Oán , Đạo , Dục , Tang , Bi , tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi ...
Rồi cụ lại cho rằng cha ông xưa cấm " con cháu trong nhà không được đọc truyện Kiều là phải lắm . Vì cái tính trộm ngọc cắp hương , say hoa đắm nguyệt , người sinh ra không dạy cũng biết , vẫn cấm mà không được , huống chi là lại lấy trong sách , trong truyện dạy cho ngâm nga ngợi hát , thành ra một việc rất phong nhã , hào hoa ? " .
Ta thấy cụ muốn văn chương trốn tránh sự thật , một sự thật chính cụ cũng phải nhận là " không dạy cũng vẫn biết , vẫn cấm mà không được " . Vậy nếu người sinh ra đã mang ngay tình yêu từ trong tâm hồn thì chúng tôi thiết nghĩ chỉ có điên rồ mới muốn làm cho tình yêu bị thui chột đi . Thái độ đúng hơn cả , nhân đạo hơn cả là giáo dục tình yêu ấy để hướng dẫn nó " thành ra một việc rất phong nhã , rất hào hoa " , đúng như lời cụ đã viết .
Tại sao cụ nghè Ngô lại mâu thuẫn với chính cụ thế nếu không phải vì cụ đã muốn văn chương phải " lành mạnh " ? Có một quan niệm như thế là cụ đã mang tiếng có một cái nhìn hơi hẹp hòi về nhiệm vụ của thanh niên đối với quốc gia . Thật vậy bổn phận của thanh niên nói riêng và của người dân chúng ta nói chung không phải là chỉ có bảo vệ quê hương đất nước mà còn là bảo tồn và phát triển của cả nền văn hoá của cha ông chúng ta nữa , mà văn chương là gì nếu không phải là bộ môn quan trọng hơn cả của văn hoá ? .
Còn lập luận của Nguyễn Bách Khoa ? Đối với phê bình gia mác xít này thì truyện Kiều là biểu tượng đúng nhất cho sự thoái trào của xã hội Việt Nam thời ấy .
Về cảnh trong Kiều , ông chỉ thấy cảnh thu và cảnh chiều tà là những cảnh héo úa tàn vong .
Về nhân vật ông chỉ thấy những người ốm yếu , như Kiều thì ông cho là mắc bệnh uỷ hoàng , hèn nhát như Thúc Sinh , thất bại như Kiều , Từ Hải , Mã Giám Sinh , Sở Khanh , Khuyển Ưng và cả hồn ma Đạm Tiên nữa , gian ác như Hoạn Thư , Khuyển Phê... Tất cả những nhân vật ấy kết hợp lại thành một xã hội thối nát .
Về hình thức truyện Kiều , nguyễn Bách Khoa chỉ thấy những câu thơ mềm yếu vì dùng nhiều tiếng bằng hơn tiếng trắc .
Nguyễn Bách Khoa đã nhìn truyện Kiều với một cái nhìn lệch lạc bởi ông quan niệm văn chương chiến đấu mác xít một cách máy móc , bởi ông không thấy trong Kiều có gì lợi cho học thuyết duy vật , cho định luật giai cấp đấu tranh .
Vì thế ông không thấy Kiều là một bản cáo trạng một xã hội thối nát đầy bất công đè chĩu xuống cuộc đời một cá nhân vô tội . Một gương tranh đấu một cách tuyệt vọng của một cá nhân chống lại xã hội thối nát ấy , một giấc mộng đẹp và lớn nhưng tiếc thay vẫn chỉ là giấc mộng không phương thực hiện , một quan niệm về cuộc sống , cũng như là những quan niệm về tôn giáo , về chế độ đại gia đình của người Việt .
Tóm lại đem quan niệm văn chương lành mạnh như quan niệm của nhà chí sĩ Ngô Đức Kế ra xét , Kiều chỉ đưa đến những kết luận thiên lệch , mâu thuẫn . Nếu ta xét truyện Kiều với một cái nhìn thuần tuý nghệ thuật , ta lại thấy truyện Kiều của Nguyễn Du đem lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá , những bài học giúp mình hiểu mình , hiểu dân tộc mình , một bài học cho ta thấy rằng xã hội phải chịu trách nhiệm về những nỗi đau khổ gây ra cho những cá nhân trong xã hội ấy , nhất là khi cá nhân ấy là những phần tử chân yếu tay mềm không có phương tiện , không đủ sức để tranh đấu cho bản thân và gia đình họ .

Trường hợp về Sinh Lộ và Thanh Đạm

Ta hãy xét nghiệm cuốn " Tìm về sinh lộ " , một cuốn tiểu thuyết đã được một giải thưởng văn chương ,có lẽ đã nhờ có " tính chất lành mạnh " . Tuy cũng có những mảnh tình ướt át giữa cô gián điệp địch vận , Kiều Phong với Trần Vũ một chiến sĩ quốc gia , nhưng " Tìm về sinh lộ " vẫn rất lành mạnh nhờ những đức tính như thanh liêm , thẳng thắn ở Phụng Anh , cương trực quả quyết sắt đá ở Trần Vũ , vị tha rất mực ở Vân và em bé bán báo . " Tìm về sinh lộ " còn lành mạnh ở chỗ Hồng Linh , một công chức tham nhũng đã bị tù rồi sau lại biết cãi tà quy chánh khi trở thành một nhân viên đắc lực của phong trào " Quyết sống " .
Đấy là cái lành mạnh về nội dung của cuốn " Tìm về sinh lộ " . Cái lành mạnh ấy nằm trong những tính tình tốt đẹp , những hành vi vị tha , cao thượng , những ý nghĩ trong sạch của con người .
Cái lành mạnh về nội dung ấy đã quyết định một hình thức cũng lành mạnh với những câu văn sắc , gọn và mạnh , và vì thế thiếu bề gợi cảm .
Lại nữa trong thời thế chiến thứ hai khi bán đảo Đông Dương còn thuộc Pháp , ở Việt Nam đã từng có một phong trào văn học phục cổ , nhà văn hoạt kê Nguyễn Công Hoan đã viết một truyện dài là cuốn " Thanh Đạm " . Trong cuốn tiểu thuyết này , ông đã cố gắng đưa ra một mẫu người làm quen thật là lý tưởng trong một xã hội nho giáo xưa để mong nhờ đó mà " lành mạnh hoá " được giới quan trưởng thối nát thời bấy giờ .
Nhưng cả " Thanh Đạm " và " Tìm về sinh lộ " đều chỉ là những thất bại , đến nay không còn mấy ai nhớ tới nữa . Vì như ta đã biết , tâm hồn con người là một thực thể phức tạp đến kỳ diệu chứ đâu có giản dị như hai với hai là bốn thế , nên tất cả những gì lành mạnh ở " Tìm về sinh lộ " và ở " Thanh Đạm " đã chỉ được đeo lên những nhân vật hình nộm quay cuồng theo sợi giây của tác giả giật đã không có ảnh hưởng gì tới độc giả . Bởi đã biết những nhân vật vốn giả tạo , người đọc tất sẽ mĩm cười và dửng dưng đối với mọi hành động của những nhân vật ấy . Và một tác phẩm đã chỉ gây được ra trong lòng người đọc một thứ tình cảm dửng dưng thì tất nhiên thành công của tác giả cốt tạo ra một cốt truyện lành mạnh với những nhân vật " vô bệnh tật " gương mẫu cũng biến thành không . Cũng thành không nữa , công của những ai lựa những thứ sách lành mạnh tương tự cho con em họ đọc . Vì đó chỉ là cái quan niệm lành mạnh André Gide đã phá trong những giòng sau :
" Tôi đã viết và tôi sẵn sàng viết lại nữa điều tôi coi là một sự thực hiển nhiên . Người ta đã tạo ra một tác phẩm dở bằng những tình cảm đẹp . Tôi không bao giờ nói cũng không bao giờ nghĩ rằng người ta chỉ tạo nên một tác phẩm hay nhờ những tình cảm xấu . Tôi cũng có thể viết rằng chính những ý định tốt đẹp nhất đã thường tạo nên những tác phẩm tồi tệ hơn hết , và nghệ sĩ có thể sẽ hạ giá nghệ thuật của mình vì muốn tác phẩm của mình có tính cách cao đẹp " .
Đã thế tất nhiên chúng ta phải đã phá quan niệm " văn chương lành mạnh " sai lầm kia đi . Trước hết vì quan niệm đó chỉ tạo ra những tác phẩm dư thừa trong nền văn học của chúng ta . Sau vì quan niệm đó chẳng những sẽ không bao giờ đưa nền văn học của ta tiến lên cho kịp người , mà lại còn kéo nền văn học ấy lùi lại hàng ba năm thế kỷ nữa . Sau hết vì thứ " văn chương lành mạnh " ấy không những đã vô ích mà lại còn có hại vì đã gieo vào đầu ốc người đọc những ý tưởng sai lầm về tâm lý của con người nữa .
Nếu quan niệm văn chương lành mạnh quá máy móc ấy không thể đứng vững được thì chúng ta phải quan niệm cái lành mạnh trong văn chương như thế nào cho cái lành mạnh ấy vừa tiến bộ , vừa hữu ích .

Ngưng ở đây , mai tiếp há

Quận Chúa Quỳnh Anh
24-10-2004, 05:41
Thế nào là văn chương thực sự lành mạnh ?

Vì nói đến văn chương là nói đến nghệ thuật nên vấn đề lành mạnh hoá văn chương không thể tách rời khỏi vấn đề " bản thể của nghệ thuật " . Mà bản thể của nghệ thuật cũng không thể quan niệm như một thứ thần tượng cao đẹp tách rời khỏi sự thực của cuộc đời .
Đã thế thì vấn đề lành mạnh hoá văn chương không thành vấn đề nữa . văn nghệ sĩ khi sáng tác một văn , thi phẩm không cần phải nghĩ cách làm thế nào để văn thi phẩm của mình có tính chất lành mạnh nữa . Và nhà văn , nhà thơ chỉ còn phải đặt ra cho mình có mỗi một vấn đề là làm thế nào để có thể sáng tác nên một tác phẩm có giá trị . Chỉ có thế và chỉ có thế thôi .
Vì sao ? Vì nghệ thuật đạt đến một cao độ nào đó đã mặc nhiên có tính cánh luân lý rồi . Nói khác đi nghệ thuật ấy thật hữu ích cho đời chỉ vì nghệ thuật ấy là nghệ thuật mà thôi .
Đúng như Emile Zola đã viết trong " De la Morralité dans la Litterature ":
" Đối với tôi , vấn đề tài năng giải quyết tất cả mọi vấn đề khác trong văn chương . Tôi không rõ người ta quan niệm thế nào là một tác giả có tài và một tác giả vô tài . Và tôi đã tưởng rằng đối với một tác giả có tài thì họ muốn viết gì thì họ viết . Lịch sử còn đó, ở Pháp , chúng ta đã chấp nhận hết cả những gì Rabelais viết , cũng như người ta đã xử vậy đối với Shakespeare ở bên Anh . Một trang sách viết hay tự nó có luân lý rồi . Luân lý ấy nằm trong vẻ đẹp , trong cường độ của sự sống và trong giọng điệu của trang sách đó . Thật là ngu xuẩn khi muốn bắt văn chương uốn theo những quy ước thế tục , chiều theo một thứ đạo đức có tính cách ước thúc và thời thượng . Đối với tôi, chỉ có những tác phẩm nghĩ sai , viết hỏng mới là những tác phẩm tà dâm tục tĩu ."

Nghệ thuật vô ích _nghệ thuật chính trực

Quan niệm nghệ thuật như thế là chúng ta đã bác hẳn quan niệm " nghệ thuật vô ích " mà Gauthier đã giảy bày trong cuốn " Mademoiselle de Maupin "
" Chỉ có những gì không dùng vào được việc gì cả mới thực sự là đẹp , tất cả những gì hữu ích đều là xấu xí ."
Quan niệm như thế là chúng ta cũng bác luôn cả quan niệm " nghệ thuật chính trực " là một quan niệm nghệ thuật hết sức lầm lạc vì quan niệm ấy đã ghi sai sự thực khi đã đơn giản sự thực đi . Theo nghệ thuật chính trực thì con người đã hay thì hoàn toàn hay , khi đã dở thì hoàn toàn dở . Tuy cũng có sự thay đổi trong tính tình nhân vật trong truyện , xong sự thay đổi từ hay sang dở và từ dở sang hay xảy ra hết sức nhanh và vì thế rất máy móc . Cứ theo quan niệm này mà sáng tác thì chỉ trong một thời gian ngắn nhà văn sẽ chẳng còn gì để viết nữa . Bởi lẽ trăm ngàn nhân vật trong những tác phẩm lành mạnh chính trực ấy đều giống nhau như trăm ngàn thứ dụng cụ do một lò máy móc đúc ra . Văn chương đã đi đến tình trạng ấy hẳn không còn giá trị nữa .
Quan niệm " nghệ thuật chính trực " ấy còn làm ta hiểu sai luân lý nữa . Trước là vì nó làm cho chúng ta lầm tưởng là bao giờ tội lỗi cũng bị trừng phạt đồng thời bao giờ đạo đức cũng được tưởng thưởng . Tin thế là theo một thứ luân lý nguy hiểm và đã đồng hoá đạo đức với thành công ,sau là nó lại gieo rắc một thứ ý niệm hời hợt và tầm thường về sự chính trực . Một thí dụ : một nhà văn đề cao lòng chính trực khi ông tả một thanh niên trác táng hư hỏng đã hối cải khi thành hôn với một thiếu nữ trong trắng . Như trường hợp Duy trong " Con đường sáng " của Hoàng Đạo . Nhưng theo Baudelaire thì thì thứ luân lý kiểu ấy chỉ là một thứ luân lý " luân lý thô lậu " , một thứ luân lý theo đó thì " đạo đức sẽ rất lấy làm sung sướng được tiếp nhận những thứ thừa dư của truỵ lạc ".
Quan niệm về luân lý quá dễ dãi như thế còn có thể gieo tai hại cho nhiều người nữa là khác . Bởi lẽ biết đâu chẳng đã có những cô " Thơ " thực sự đã suốt đời đau khổ vì không cứu vớt được một thanh niên nào đó , đã không thể tự cứu nổi mình sau khi cố bắt chước cô Thơ trong " Con đường sáng " và đã thất bại .

Quận Chúa Quỳnh Anh
25-10-2004, 05:37
Nghệ thuật hữu ích

Đã bác hẳn quan niệm nghệ thuật vô ích và nghệ thuật chính trực thì ta phải quan niệm một thứ nghệ thuật hữu ích . Tuy nghệ thuật chỉ là nghệ thuật không thôi như đã nói ở trên . Nhưng chúng ta hãy xét xem tại sao văn nghệ sĩ chỉ cần vẽ lại được nét sống thực của cuộc đời là đã xây dựng được một thứ nghệ thuật hữu ích và vì thế rất mực lành mạnh tuy không có tính chất lành mạnh quá rõ rệt .
Thứ nghệ thuật mà chúng ta quan niệm phải vẽ lại được tất cả sự sống dưới muôn ngàn hình thái . Vì thế khi trong nghệ thuật chính trực tả những thói hư , tật xấu như những gì đáng ghê , đáng tởm thì nghệ thuật đích thực lại vì tôn trọng sự thật mà tả những khía cạnh quyến rũ của những tội , những lỗi ấy . Thật vậy có mấy khi mà tội lỗi lại không làm đắm đuối tâm hồn con người ta ? Nếu không thế thì sao nhiều mối tình tội lỗi đã từng là đề tài cho rất nhiều văn gia , kịch gia khai thác ? Thế nên nhà nghệ sĩ không thể cầm bút mà không tả những nét đẹp của tội lỗi . Nhưng tả thật hay những vẽ đẹp quyến rũ của tội lỗi không có nghĩa là " tả tội lỗi cho thật quyến rũ " cả trên phương diện tinh thần hay vật chất . Thật vậy , vì một lẽ giản dị " Tội lỗi thường hay muốn mời , giục người ta phạm tội , còn hậu quả của tội lỗi chỉ là những dư vị chán chường , đau khổ.
Về phương diện tinh thần ta hãy xét vở bi kịch " Phèdre " của Racine . Nói về một bà hoàng đẹp . Người con chồng Phèdre là Hippolyte là một thanh niên trẻ , đẹp trai . Bà ta yêu người con chồng này , tuy nhiên cái không khí tội lỗi ấy cũng chưa có gì là đáng gớm ghiếc . Nhưng ngay khi Phèdre thú thật tình yêu ấy với Hippolyte thì hối hận đã giày vò tâm trí nàng .
Về phương diện cả tình lẫn tiền ta hãy xét một vở kịch thật táo bạo . Đó là vở " Desire Under The Elms' " của Eungene O'Neill , một nhà soạn kịch đã bốn lần đoạt giải Pulitzer và cả giải Nobel .
Ephraim Cabot là một lão già 75 tuổi , đã có ba người con trai với hai đời vợ . Người vợ cả có với lão hai người con là Simeon và Peter . Người vợ thứ khi chết đi để lại cho lão một người con trai tên Eben .
Tuy đã già thế mà Ephraim vẫn còn ham chơi cái trò chơi trống bỏi , nên lão đã đi rước về một mụ vợ thứ ba nữa tên là Abbie Putham , năm ấy mới có 35 tuổi nên vẫn tràn đầy sức sống . Thấy thế hai người con đầu đã bỏ đi California tìm vàng sau khi ký giấy nhượng quyền thừa kế trang trại của bố cho Eben .
Eben lúc đó 23 tuổi ở lại , lòng sôi sục căm hờn người cha mà anh buộc cho cái tội gây ra cái chết cho mẹ anh để cướp lấy trang trại của mẹ anh . Nay anh lại thù người cha anh hơn nữa vì anh thấy rỏ trang trại ấy rồi sẽ rơi vào tay người mẹ kế . Cho nên khi người mẹ kế ấy tìm cách quyến rũ anh , anh vừa thấy say sưa lại vừa thấy ghê tởm . Nhưng rồi " tình yêu " vẫn thắng . Người mẹ kế và anh yêu nhau . Kết quả cuộc tình vụng trộm ấy là một đứa con trai . Đứa con này khiến Abbie hài lòng vì nhờ nó trang trại của Cabot tất sẽ thuộc về nàng . Đứa con ấy cũng làm cho Eben hả dạ nữa , bởi vì trang trại ấy rồi thuộc về con anh thì ắt cũng là về tay anh .
Nhưng thảm kịch bắt đầu xảy ra đúng ngay buổi Cabot tổ chức ăn mừng đứa bé mà lão tưởng là con lão ra đời . Trong một cuộc đấu khẩu với Eben , lão cho Eben biết rằng đã có lần lão toan giết Eben khi lão được Abbie cho hay Eben định ve vãn Abbie , nhưng rồi lão lại thôi vì nếu Eben chết thì chẳng có ai phụ giúp lão ở trại nữa . Và cứ theo lời của Abbie thì chỉ cần có đứa con ấy thì cái trại không về tay Eben được nữa .
Nghe Cabot nói thế , Eben căm thù Abbie lắm . Anh bảo thẳng vào mặt Abbie là anh sẽ đi xa , anh sẽ làm giàu và anh sẽ trở về để trả thù . Anh sẽ làm cho vợ chồng Cabot cùng với đứa con nhỏ mới sinh kia ... chết đường ,chết chợ , chết đói , chết khát . Anh cũng thù ghét cả đứa nhỏ con anh vì nó là một phương tiện để mẹ nó ăn cắp trại của anh _ cái đó đã làm thay đổi mọi chuyện .
Để tỏ cho Eben hay tình yêu xấu xa của mình với Eben , Abbie thủ tiêu luôn " cái đối với Eben đã là một phương tiện giúp nàng ăn cắp kia đi "
Kết quả Abbie bị bắt , Eben cũng nhận luôn tội để cùng bị bắt với người mẹ kế .
Một tác phẩm như " Desire Under The Elms' " có phải là một tác phẩm không lành mạnh chăng ? Nó có được gọi là vô luân ? Không , nó không phải là một tác phẩm không lành mạnh , lại càng không phải là vô luân lý . Dù trong vở kịch ấy có tả lòng tham lam cùng những mối tình tội lỗi : cha cướp của con , con mưu toan cướp vợ , cướp trại của cha , con ngoại tình với vợ bố ... Vì sao ? Vì tác phẩm ấy đã gợi cho ta thấy những hậu quả thật ghê gớm của lòng tham . Vì tác phẩm ấy đã cho ta thấy hậu quả vô cùng đáng khiếp của lòng dục nơi một ông già gần kề miệng lổ còn chơi trống bỏi . Vì tác giả đã cho ta thấy những vẽ vừa quyến rũ , vừa gớm tợm trong các cử chỉ của những nhân vật chính .
Cho nên ta có thể nói rằng , tả những nỗi khổ đau , nhất là nỗi khổ đau tinh thần , đi theo sau ngay một tội lỗi quyến rũ là một thái độ vừa đầy nghệ thuật lại vừa hợp luân lý nữa .

Quận Chúa Quỳnh Anh
26-10-2004, 01:04
Ta hãy lấy thêm một thí dụ trong văn chương nữa . Trong " Giông tố " của Vũ Trọng Phụng , Nghị Hách là một tên quỷ dâm dục , đã gặp Thị Mạch trên đường về tỉnh . Thấy Mịch là cô gái quê trẻ , dễ coi . Nghị Hách liền tìm cách hãm hiếp Mịch . Tội lỗi ấy đương nhiên là đáng kết án , nhưng kể ra cũng đáng được coi là quyến rũ đấy chứ ? Nhất là đối với Nghị Hách ! ...
Nhưng hậu quả của cuộc vui ấy mới tai hại cho Nghị Hách và cho gia đình Nghị Hách làm sao !
Nào báo chí mạt sát . Nào con ( hờ ) y là Tú Anh , bắt y phải lấy cô gái y hiếp là Thị Mạch mà Thị Mạch lại là vị hôn thê của Long là con trai thật của y mà y chưa biết . Nào Long vì đó mà quen được với Tuyết , con gái y , để sau đến nổi con trai y lại thành ra là con rể y ...
Những hậu quả của cuộc cuồng dâm kia chẳng xứng đáng là một bài học luân lý cho người đời coi ư ?
Ta đã xét tới hai thí dụ , nhưng nếu ta vẫn thấy là chưa đủ để bênh vực cho thuyết " nghệ thuật thuần tuý " , thì ta hãy nên tìm hiểu thêm vấn đề này qua truyện ngắn " Tình tuyệt vọng " của Khái Hưng . Truyện ngắn này là một truyện thường thôi nhưng lập luận của khái Hưng trong truyện này rất ăn khớp với thuyết nghệ thuật chúng ta đang bàn tới .
Ở đời này tội xấu xa hơn là tội yêu vợ của bạn thân mình thật không có nhiều . Xong đó là tội của Văn Châu khi chàng yêu vợ Tùng Thiện . Tùng Thiện biết chuyện đó và chàng đã gọi tấm ái tình tuyệt vọng của Văn Châu là " tội khả ái " . Có lẽ không còn danh từ nào đúng hơn là ba tiếng " tội khả ái " để chỉ cái " tội " của Văn châu nữa . Nhưng tội ấy chỉ khả ái khi Văn Châu chịu im lặng ôm mối tình câm thôi . Vì tội ấy sẽ hết khả ái ngay khi Văn châu muốn bỏ địa hạt yêu suông để bước sang địa hạt yêu đương thật sự . Đúng như lời Tùng Thiện khuyên Văn Châu :
" Ở đời không có hạnh phúc nào cao thượng bằng hạnh phúc của ái tình tuyệt vọng ...Yêu nên chiều nhưng không dám , không dám nên kính trọng , kính trọng nên càng yêu . Sướng lắm , sướng trong tinh thần , trong linh hồn , trong lý tưởng . Anh đừng tưởng , anh yêu thế là có tội . Không có tội , thì anh cứ yêu , nhưng cứ yêu như thế thôi .
Nếu anh lại muốn vượt qua cái giới hạn yêu suông , anh cho là suông thì nó suông , chứ thật ra nó không suông đâu . Nếu anh lại muốn ái tình đó được hoàn toàn như ý anh tưởng tượng , thì ngày mà anh quả quyết phạm tội nhục thể , sẽ là ngày đưa đám cái hạnh phúc tuyệt đích của anh . Vì nếu người đàn bà có chồng cự tuyệt anh thì anh mặt mũi nào còn dám nhìn tới người anh kính yêu xưa này nữa . Và nếu người đàn bà xiêu lòng vì những lời cuồng bột tà dâm , thì thiên tiểu thuyết ái tình của anh sẽ đầy rẫy những sự khốn nạn , nhỏ nhen , nhơ nhuốc , nó bắt anh tự khinh anh và bỉ người mà trước anh yêu , anh kính ...
Ta đã thấy phần lớn tội lỗi đều quyến rũ . Vậy thì nhà văn không thể vì lý do gì mà trốn tránh cái sự thật quyến rũ đó , nhất là khi hậu quả của những tội khả ái ấy lại không có gì là quyến rũ và vì thế không khả ái chút nào . Văn chương đã đạt được tới mức nghệ thuật ấy ai lại còn dám bảo là thứ văn chương không lành mạnh , khuyến khích người ta đi vào tội lỗi ?

Quận Chúa Quỳnh Anh
28-10-2004, 09:40
Nghệ thuật thuần tuý giúp ta biết ta

Một quan niệm đứng đắn về nghệ thuật thuần tuý như vậy có thể giúp ích ta nhiều nhờ những đoạn văn phân tích tỷ mỷ và kỹ lưỡng những thói xấu , những đam mê đáng bài trừ của loài người .
Ở ngoài đời thường chúng ta chỉ nhắc tới một ai đó là hắn ta nghiện rượu , hắn ta chơi bời ... Ít khi chúng ta chịu tìm nguyên nhân của những thói hư , tật xấu ấy . Chúng ta lại càng không bao giờ phân tích tỷ mỷ , kỹ càng để tìm xem những bước diễn tiến tuy chậm chạp nhưng vô cùng chắc chắn của những thói tật ấy . Nhưng trong một tác phẩm văn chương , khi tả những con người xấu , một nhà văn xứng đáng với danh hiệu ấy , phải trình bày cho ta thấy nào những nguyên nhân xa , những nguyên nhân gần , những bước diễn tiến chậm như không nhận thức được , những lối tư tưởng quen đi vào để nguỵ biện che dấu của bước đầu tội lỗi .
Chính nhờ những sự phân tích đúng và kỹ ấy mà nghệ thuật chân chính , nghệ thuật thuần tuý , sẽ giúp ta khám phá ra kịp thời những khởi điểm của tội lỗi ở trong ta để đối phó . Nhờ vậy ta có thể dập tắt được lửa ác ngay từ khi mới nhóm ở trong tâm . Còn trường hợp những tật , những tội lỗi chúng ta mắc phải ? Sự phân tích tâm lý tỷ mỷ , tâm lý tội lỗi trong các văn phẩm vẫn hữu ích , vì nhờ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những tội lỗi cùng tật xấu ấy để mà tìm phương sữa chữa .
Nói thế tức là nói khi ta đã hiểu được mối liên lạc giữa văn chương và cuộc đời , ta có thể tìm hiểu để biết được mình . Biết mình đó không phải là một điều đáng quý lắm sao ? Biết mình không phải là một điều quan trọng cho tương lai của chúng ta lắm sao ? Nếu không thì Socrate đã chẳng mở ra , như người ta thường nói , một kỷ nguyên mới cho triết học ở Tây Âu , khi ông kéo triết lý từ trên trời xuống đất với câu " Người hãy biết lấy người " .

Con người trong một tác phẩm văn chương

Nếu nghệ thuật thuần tuý cho chúng ta biết được con người thì ngược lại nghệ thuật chính trực tức là " quan niệm văn chương lành mạnh " quá máy móc lại cho chúng ta những kiến thức sai lầm về con người . Vì lẽ thứ nghệ thuật đó đã vẽ ai tốt thì hoàn toàn tốt , ai dở cũng hoàn toàn dở . Nhưng sự thật đâu ở cõi đời này .
Trong " Two Women " , Alberto Moravia đã cho rằng trong thâm tâm con người vẫn tiềm tàng cái bản năng ăn cắp và sát nhân . Trong thời bình có thể là có một số người không bao giờ thèm nghĩ tới cái việc ăn cướp và giết người để đổi lấy tất cả vàng trên cõi đời này . Thế nhưng trong thời chiến , cũng nơi những người kia , bản năng xấu ấy sẽ thức dậy và thúc đẩy xúi cho con người phạm tội .
Và để chứng minh định luật tâm lý trên , ông đưa ra một thí dụ :
Mùa xuân năm 1944, giữa lúc dân tản cư về địa phương Saint Eufemia ở Ý lâm vào cảnh thiếu ăn thì có một anh lính Đức đến chơi . Anh lính này không mang theo khí giới . Mặt anh ta tròn . Đôi mắt xanh , buồn trông thật dễ mến . Đi từ lều này sang lều kia , anh đã vui vẻ trò chuyện với tất cả mọi người . Anh ta cho biết là thời bình anh làm thợ rèn và anh chơi phong cầm rất khá . Một dân tản cư vội chạy về lều lấy cây phong cầm đem lại . Anh ngồi chơi nhiều bản nhạc buồn và cảm động . Chừng một giờ sau , anh ra về không quên vỗ nhẹ vào đầu mấy đứa trẻ đứng nghe anh đàn và vui vẻ chào mọi người . Con đường anh về đi sát ngay cạnh một căn lều trước có treo phơi một cái áo sơ mi đẹp . Anh lính Đức ta dừng chân lại , lấy tay rờ cái áo như muốn xem vải có được tốt hay không . Rồi anh lắc đầu đi thẳng . Nửa giờ sau , anh vừa thở hồng hộc , vừa chạy trở lại . Tới thẳng căn lều nọ , anh giật vội cái áo sơ mi , cuốn vào nách rồi chạy thẳng xuống thung lũng .
Qua mẫu chuyện trên ta thấy trong người lính Đức ấy đã có hai " tâm hồn " . Khi anh chơi đàn thì anh là một người thợ rèn lương thiện , và anh đã cư xử đúng như một con người lương thiện dễ mến . NHưng khi thấy cái áo , con người cướp bóc ở anh đã nổi dậy và đã thắng con người lương thiện ở trong anh , sau một cuộc chiến đấu nội tâm giằng co tới nửa giờ . Và để kết luận , Alberto Moravia đã cho rằng trong con người ta ai cũng mang sẳn mầm mống tội ác ở nơi sâu kín nhất trong tâm hồn như chúng ta đã biết .

Quận Chúa Quỳnh Anh
30-10-2004, 01:29
Nhiều nhà văn khác đã trình bày trong tác phẩm của mình những con người thực , những con người như đứng giữa hai con đường : thiện và ác . Mà biên giới giữa hai con đường ấy lại rất là mong manh . Đúng như Thạch Lam đã tả ra một cách khá tinh vi trong " Sợi tóc " :
" Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện không phải là kẻ cắp . Mà tôi thú thật rằng nếu bây giờ tôi đã là kẻ cắp , cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn . Mà còn là người lương thiện , tôi tự thấy cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có ý nghĩ nào về danh dự , về điều phải , điều trái , ngăn cản tôi , và khiến tôi đi vào con đường ngay , như người ta vẫn nói . Không , không có một chút gì như thế . Cái gì đã giữ tôi lại ? Tôi không biết ... Có lẽ chỉ là một lời nói không đâu , một cử chỉ nào đấy , về phía này hay về phía kia , đã khiến tôi ăn cắp hay không ăn cắp . Chỉ một sợi tóc nhỏ , một chút gì đó chia địa giới của hai bên ...!
Ích lợi của đoạn văn trên , của lối văn tả người như trên , tức là lối tả người như những con người không thiện không ác theo như chủ trì của triết gia Vương Sương Minh . Câu trả lời là có . Vì những mẫu người ấy sẽ nhắc nhở cho chúng ta là : Cần phải " thần kỳ độc dã " tức là phải luôn luôn cẩn thận với chính lòng mình vào những lúc mình " đối diện " với chính mình . Chỉ sơ lãng một chút thôi thì ta dễ dàng sa ngã .
Cũng có người cho rằng " Paul et Virginie " của Bernadin de Saint Pierre đâu có phải là mọt tác phẩm tầm thường và Paul cùng với Virginie hợp thành một đôi trai giá yêu nhau tha thiết trong sạch .
Phải " Paul et Virginie " là một tác phẩm có giá trị trong văn học Pháp thật đấy , nhưng cái giá trị ấy ngày nay chỉ còn là một giá trị lịch sử .
Sở dĩ tác phẩm ấy đã được người đồng thời nhiệt liệt hoan nghênh là nhờ tính chất ngây thơ dễ mến của đôi trẻ thơ và lối tả những vẽ đẹp của tạo vật hoang sơ của tác giả , đã ra đời đúng vào lúc người ta đang chán nản mệt mỏi vì một cuộc sống quá giả tạo và nhờ Jean Jacques Rousseau mà biết thưởng thức về phương diện tình cảm hơn là về tư tưởng .
Còn đối với chúng ta ngày nay có lẽ tác phẩm ấy bớt được một phần nhạt nhẻo là nhờ ở những trang tả tạo vật có giá trị với những tiếng dùng thật đúng để chỉ tạo vật và màu sắc .
Con người hay nói cho đúng hơn , nhân vật ở trong những tiểu thuyết của trường phái nghệ thuật của chính trực còn cho chúng ta những kiến thức sai lầm về tâm lý con người , vì thứ nghệ thuật đó đã không tả được rõ rệt những tật xấu , những tội lỗi của con người .
Trong những tác phẩm thuộc thứ nghệ thuật này , tác giả chỉ ném ra một người hư hỏng và bảo là người đó đáng bị kết án . Như Hồng Linh trong " Tìm về sinh lộ " chẳng hạn . Hồng Linh là một công chức quay quắt , tham nhũng , đáng trừng trị và tác giả đã cho nhân vật này vào tù . Chúng ta chỉ biết có thế . Cũng theo nghệ thuật chính trực thì một nhà văn nào đó khi tả một anh chàng nhút nhát sẽ chỉ cho ta biết : Anh X bản tính nhút nhát . Nhút nhát thế là hèn kém , là sẽ thất bại trên đường đời . Và anh X thất bại thiệt . Bên cạnh nhân vật ấy , nhà văn chính trực ta sẽ tạo ra thêm một nhân vật kiểu người hùng và lẽ dĩ nhiên là nhân vật này sẽ gặt hái được hết thành công này đến thành công khác .
Trái lại một nhà văn chỉ biết phụng sự thứ nghệ thuật chân chính , nghệ thuật thuần tuý , sẽ thận trọng hơn nhiều . Như Khái Hưng với cuốn " Hạnh " chẳng hạn .
Trong " Hạnh " , không những Khái Hưng cho ta thấy cái " đỏ mặt " , cái lúng túng của ông giáo Hạnh trước những thiếu nữ trẻ đẹp , mà ông còn cho ta thấy những nỗi không may của " bé Hạnh " hồi còn nhỏ ở nhà và lúc cắp sắch tới trường , những nỗi không may liên tiếp đã biến Hạnh thành một người nhút nhát . Qua ngòi bút của Khái Hưng tả Hạnh , ta thấy rằng nền giáo dục trong gia đình và ở học đường đã chi phối thật mãnh liệt con người ta có thể đến suốt đời . Vì thế , chúng ta rõ được " Hạnh " là một tác phẩm có giá trị .

Quận Chúa Quỳnh Anh
31-10-2004, 00:48
Nghệ thuật thuần tuý : thanh lọc đam mê

Nói cho đúng nghệ thuật thuần tuý không phải chỉ biết vẽ đúng lại những đam mê của con người . Thật ra nghệ thuật đạt đến mức cao độ còn thanh lọc được đam mê ấy đi và trình bày cho ta thấy những đam mê ấy đã vươn tới một thứ gì không còn phải là đam mê nữa .
Về phương diện này không gì gần với quan niệm nghệ thuật văn chương thuần tuý bằng nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ . Hiện nay ít ai còn chối cãi cái tính chất không phản lại luân lý của những pho tượng , những bức tranh loã thể , nếu những tượng và tranh ấy đạt được tới mức nghệ thuật . Vậy thì những bức tượng và những bức tranh loã thể kia đã chẳng cho ta thấy rằng nhà nghệ sĩ cha đẻ ra chúng đã muốn nhờ chúng để đưa người ngắm tượng , kẻ xem tranh vượt tới một thứ tình cảm đam mê đã được thanh lọc đi rồi sao ?
Tóm lại là nghệ thuật thuần tuý trong văn chương mới chính là thứ nghệ thuật có luân lý , dù có một số người , vì xét đoán một cách quá vội vã , đã kết án thứ nghệ thuật chân chính ấy là vô luân lý . Sở dĩ thế vì không phải là bất cứ hạng độc giả nào cũng thưởng thức được thứ nghệ thuật ấy .
Thật vậy những độc giả nào vẫn tin một cách rất ngây thơ rằng , nhiệm vụ cao quý của nhà văn là phải trình bày những mẫu người đạo đức , cao thượng để cho đời bắt chước , tất sẽ thẳng tay kết án những văn phẩm có những mẫu người cặn bã và nguy hiểm trong xã hội . Chính những độc giả đã từng kết án " Les Fleurs Du Mal " của Baudelaire . " Bovary " của Gustave Flaubert , " Giông tố " của Vũ Trọng Phụng .
Trái lại những độc giả có kiến thức , lịch duyệt , có một quan niệm rộng rãi và đứng đắn về luân lý , ắt sẽ có đủ sức mạnh tinh thần để không cảm thấy giận tức trước một tác phẩm sống , thực , cũng như bao nhà văn đã chẳng từng nỗi giận trước những sự thật hỗn loạn và nhớp nhúa của cuộc đời . Những độc giả ấy sẽ tìm ra được trong những tác phẩm sống thực ấy những bài học luân lý rất hữu ích , chỉ có thể do cuộc sống nóng hổi ở đời này đem lại . Chính vì thế xưa Racine đã nói rằng ông chẳng thấy gì là phi luân lý trong những vỡ kịch của ông cả .
Vấn đề văn chương lành mạnh được đặt ra và giải quyết như thế cũng tưởng đủ , để ta có thể kết luận với mấy giòng sau , mượn của Charles Baudelaire :
_ Nghệ thuật có ích không ?
_ Có .
_ Tại sao ?
_ Tại vì nghệ thuật là nghệ thuật .
_ Có thứ nghệ thuật độc hại không ?
_ Có .Đó là thứ nghệ thuật làm xáo trộn những trạng thái sinh hoạt . Tật xấu quyến rũ , phải tả nó quyến rũ , nhưng tật xấu kéo theo nó những bệnh tật , những não khổ tinh thần đặc biệt . Phải tả đi những điều đó ra . Hãy nghiên cứu tất cả những vết thương như một y sĩ làm phận sự ở bệnh viện , và môn phái lương tri , môn phái hoàn toàn luân lý sẽ không còn chỉ trích vào đâu được nữa .
_ Có phải tội lỗi luôn luôn bị trừng trị và đức độ luôn luôn được tưởng thưởng ?
_ Không . Tuy thế nếu tiểu thuyết hay kịch bản của bạn mà hay , sẽ chẳng có ai thích vi phạm những luật lệ của tạo hoá . Điều kiện cần yếu đầu tiên của một nghệ thuật lành mạnh là sự tin tưởng của tính thuần nhất vẹn toàn . Tôi đố ai có thể tìm được cho tôi lấy một tác phẩm của trí tưởng tượng có đủ mọi điều kiện của cái đẹp mà lại là một tác phẩm độc hại .

HOÀI CHÂU

Tư Không
31-10-2004, 00:58
Ủa ! thế quan điểm , cảm nhận của muội đâu rồi sao chẳng thấy. Muội cứ Cop rồi paste thế này thì 8O.

Tư không.

Quận Chúa Quỳnh Anh
31-10-2004, 01:43
Ủa ! thế quan điểm , cảm nhận của muội đâu rồi sao chẳng thấy. Muội cứ Cop rồi paste thế này thì 8O.

Tư không.
Cái huynh này thiệt tình luôn , cứ muốn nhảy vào móc họng tôi hả? móc lại bây giờ 8-) :p QA đọc được bài này trong một tạp chí mà QA đã mượn ở trong thư viện. Thấy hay nên post lên cùng nhau đọc cho biết , tại sao huynh đọc rồi ( nếu như thật sự huynh có đọc qua ) huynh không cho biết quan điểm và cảm nhận của huynh đi.
Còn nữa , những bài này QA phải type đến mỏi tay luôn đó , chứ không phải có sẳn thế để mà copy và paste đâu.
QA không có giỏi về bàn luận văn chương nhưng nếu huynh cứ thắc mắc vậy thì QA chỉ nói vài cảm nghĩ của QA về nó nha. QA cũng mong huynh cho biết vài ý hay của huynh đi há , để cho QA được học hỏi thêm.
1_ QA thấy có một đoạn có câu như thế này " Người xưa muốn dùng văn để chở đạo " , cái quan niệm này đối với thời nay hoàn toàn là một quan điểm hết sức là lỗi thời. Vậy hóa ra giống như một nhà tuyên truyền thì đúng hơn , chứ không phải là một nhà văn nữa.
2_ " Đối với chúng ta ngày nay , dù là tiểu thuyết nào đi chăng nữa , khi chúng ta đọc , chúng ta cũng đòi hỏi tác giả phải tôn trọng sự thực và phải thành thực ". Câu này QA rất là thích , trong một tác phẩm văn chương , trong bối cảnh nào đi nữa , được lồng vào những hình ảnh nào , những biến cố nào , trong đó có bi thảm , khôi hài , ưu tư , nhiệt tình v. v... Điều đó người đọc không coi trọng , tại sao nó lại như vậy giống như mình nấu ăn cần phải thêm vào gia vị , tình huống nào , cảm xúc nào miễn là chúng có vẽ thực , thì dễ được chấp nhận hơn.

Thôi QA chỉ mới cảm nhận được nhiêu đó thôi , sẽ nghiền ngẫm tiếp :p. Huynh Tư Không à ! Cho xin vài lời vàng ngọc của huynh đi :D

Quận Chúa Quỳnh Anh
31-10-2004, 08:29
Nữa nè Tư Không huynh ơi

QA không rành về văn học lắm nên những cảm nhận và quan điểm của QA sẽ không thể nào tránh khỏi sơ sót và thô thiển , mong người đọc nó châm chước cho .
QA rất là thích thú khi đọc những lập luận của tác giả Hoài Châu khi nói về Văn chương lành mạnh . QA nghĩ rằng có người sẽ chấp nhận những lập luận này của ông và cũng có người không , điều đó thì dĩ nhiên rồi . QA coi nó như là một tài liệu để cho QA học hỏi , hiểu biết thêm , bởi QA chỉ là người với bước đầu tập tễnh làm quen với văn đàn mà thôi .
Khi tôi đọc ngấu nghiến một cuốn truyện trong vòng một giờ , hay là hơn nữa ... trong thời gian đó tiểu thuyết đã cho tôi thoát xác , sự tách biệt ra khỏi cái hiện thực của cuộc đời tôi vào lúc đó , nhưng không vì thế mà tôi có thể chấp nhận được một cuốn tiểu thuyết với nội dung có quá nhiều giả tạo lố bịch , có quá nhiều tưởng tượng xa rời thực tế ở trong đó . Nếu vậy nó đâu còn được gọi là tiểu thuyết nữa , mà phải xếp nó vào loại truyện giả tưởng thì đúng hơn , và dĩ nhiên nó chả có gì để đáng gọi là lành mạnh cả .
Cho nên quan điểm của riêng tôi về một văn chương lành mạnh , phải là một cuốn tiểu thuyết với một lối hành văn giản dị và quan trọng là có một sự diễn tả chân thành , cho dù đó là một sự thật trần trụi , thô nhám , nhưng bởi cuộc đời nó vốn là như vậy mà : có sự sống và chết , có huỷ diệt và sinh tồn , có và không , giữa thân xác và tinh thần , giàu và nghèo , hay và dỡ , giữa đau khổ và hạnh phúc ... những cái điều này sẽ tạo ra những cái biểu trưng cho cuộc sống , một thứ ánh sáng linh động , thấu suốt trong tác phẩm .
Cuộc đời vốn có nhiều mặt , nhiều góc cạnh , khai thác triệt để nó sẽ tạo cho người đọc một bức tranh động trong đời thực . Do đó theo tôi " văn chương lành mạnh " là làm sao để lại được trong lòng người đọc nó phải ngấm cả hồn vào chuyện , để lại hoài cái dư âm rung cảm , phải suy ngẫm . Chứ một cuốn truyện mà trong đó chữ thì cho nhiều nhưng nghĩa lại ít , có khi chữ ít mà nghĩa cũng không có luôn , chữ thì hoa mỹ cho kêu mà nghĩa thì tối hù thì cuốn tiểu thuyết đó sẽ chán biết bao nhiêu và hoàn toàn không có giá trị gì cả .Nhưng quan trọng nhất theo tôi vẫn là khi đọc xong hết một cuốn truyện , xếp trang sách lại , mà vẫn cảm nhận ra được là còn một cái điểm sáng của " tình người " trong đó , dù có qua bất cứ cảnh huống nào trong truyện . Cái đó có thể nói là cuốn tiểu thuyết đã tạo ra được cái " cảm quan đặc biệt " thật sự , đúng nghĩa là một tác phẩm văn chương lành mạnh cho người đọc .

Người Không Tên
31-10-2004, 19:34
Văn chương cũng như những vấn đề khác, theo thời gian đều có sự thay đổi cái nhìn và quan niệm về nó .......Ngày xưa khi một tác phẩm ra đời , có những xu hướng mới lạ , đi kèm với nó là nhiều ý kiến và đánh giá khác nhau ......Văn chương lành mạnh hay không lành mạnh , theo mỗi thời đại và mỗi quan điểm của mỗi con người khác nhau mà đánh giá ....có thể với bạn đó là văn chương lành mạnh, nhưng với người khác lạ là không lành mạnh .....Lấy một ví dụ về thơ Hồ Xuân Hương đã có nhiều người luận ngoài kia .....Ở đây NKT không lạm bàn về phong cách thơ của bà ....mà chỉ dám nói về ý thơ .....Ngày xưa những tác phầm đó đã có nhiều ý kiến trái ngược ...vào thời đó thơ của bà bị nhiều người xem thường ....nhưng đến bây giờ lại được nói đến là những bài thơ hay của một nhân cách lớn .....Trở lại với vấn đề ......Văn chương lành mạnh hay không là do cảm nhận và cách xử sự của mỗi người ......!...........Ví dụ ...Kim Bình Mai , nếu theo một số quan niệm là tiểu thuyết trữ tình mà thời trước hanhg trăm thanh thiếu nữ để ở đầu giường đọc ...nhưng với 1 số người lại là tác phẩm đồi truỵ, kích dục ....!.....Do vậy ,ranh giới giữa lành mạnh và không lành mạnh là rất mong manh ! ...tuỳ theo quan điểm của mỗi người mà đánh giá .....Điều cốt yếu của văn chương là đem những gì ngoài đời thường, những cảm xúc của đời thường vào văn chương !....Do vậy đừng quá khắt khe và vội vàng trong việc đánh giá một tác phẩm văn chương lành mạnh hay không ...............
Nói tóm lại quan điểm của NKT là tuỳ vào cảm nhận của NKT về mỗi tác phẩm!...hi`hi`....văn chương ít ỏi ..không diễn đạt được hết ý ....mong được chỉ giáo thêm !

Tư Không
31-10-2004, 21:23
Xin lỗi lại cho đi ngoài luồng một chút nhé :) . Nhưng thật sự là tại hạ muốn đọc những cảm nhận của mọi người nhiều hơn là mang y nguyên những cái trong sách ra . Vì cái đó nếu bỏ thơì gian ra tìm thì tại hạ cũng có thể tìm . Những suy nghĩ , những cảm nhận của mọi người mới đáng quý :)
Tư Không .

Tiểu Siêu
31-10-2004, 21:39
Vậy mạn phép hỏi bạn Quỳnh Anh, trong tất cả nội dung bài viết của tác giả Hoài Châu , bạn đồng ý với tác giả ở ý kiển nào? Ko đồng ý ở những nội dung nào? Những phần nào tạo cho bạn một hứng thú đặc sắc, khiến bạn dành hẳn ra một lượng thời gian quý báu để đánh toàn bộ bài viết của tác giả Hoài Châu lên?

1_ QA thấy có một đoạn có câu như thế này " Người xưa muốn dùng văn để chở đạo " , cái quan niệm này đối với thời nay hoàn toàn là một quan điểm hết sức là lỗi thời. Vậy hóa ra giống như một nhà tuyên truyền thì đúng hơn , chứ không phải là một nhà văn nữa.Bạn nói rằng quan niệm dùng văn để chở đạo đối với thời nay đã trở nên lỗi thời , bạn có thể nêu ra một ví dụ nào đó để chứng minh cho luận điểm trên của bạn không?
Rất mong nhận được sự trả lời của bạn :)
Tiểu Siêu

Vương Ngữ Yên
01-11-2004, 00:59
MỞ BÀI:
Tiểu muội hôm bữa có hứa với lại 1 người mà muội hết sức kính trọng, là hông có đếm xỉa gì tới Văn đàn. Nhưng thiệt tình bữa nay thấy cái kiểu này ngứa mắt quá, cho Ngữ Yên say sorry Người. Tiểu nữ cam chịu hình phạt chứ nhứt định phải chiến keo này.

THÂN BÀI:
Số 1: Anh Tư Không nếu anh hổng có nói được gì hay hơn mấy câu chuối củ đó thì đừng sắm vai hiệp sĩ cứu mỹ nhân. Anh nói nếu tìm trong sách báo thì anh tìm cũng được, sao anh hổng tìm đi? Mà anh tìm gì mới được? Cổ nhân nói "Ý niệm sinh mục đích, từ mục đích mới phát sinh phương hướng mà tìm kiếm". Ý niệm của anh hiện giờ là gì? Nếu như muốn công kích QA tỉ tỉ thì đó, tỉ ấy post bài từ báo ra, anh ngon thì tìm báo mà post bài công kích đi. Muốn tìm là được? Hổng có dễ đâu anh trai. Mà nói nhiều anh cũng hông hiểu, tiểu nữ kính biếu anh 1 câu của ông bà "Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe".
Số 2: TiểuSiêu tỉ tỉ, muội thấy tỉ và cái anh 4-0 ở trên giống hệt nhau. Sao tỉ hông đưa biện luận của mình ra mà chờ người ta post rồi quote lại bắt bẻ, lên giọng. Ít nhứt tỉ cũng phải thể hiện trình độ ngang với anh Không-Tên, phải nói cái gì đi chớ. Để Ngữ Yên hỏi Siêu tỉ bằng đúng cái giọng tỉ hỏi người ta nè:
- Siêu tỉ có hiểu chữ Đạo trong câu "Văn dĩ tải đạo" mang nghĩa gì hông nè?
- Nếu phải lựa chọn giữa tập thơ Xuân Diệu và thơ Tố Hữu, đa số bà con hiện nay sẽ chọn cái nào?
- Có 3 bộ truyện: Hòn Đất (Anh Đức) - Buồn ơi, chào mi (Quỳnh Giao) - Cô Gíao Thảo (Cõi Thiên Thai, truyện cấp 3X). Nếu chọn 1 trong 3 hoặc 2 trong 3 thì đa số bà con chọn cái nào?

KẾT LUẬN:
3 câu trả lời của Siêu tỉ sẽ là đáp án của câu tỉ tỉ đang bắt bẻ QA sư tỉ (lỗi thời)+xu hướng văn học giải trí với bối cảnh xã hội. Đương nhiên chữ Đạo trong "Văn dĩ tải đạo" không chỉ nhỏ hẹp như vậy, cái này phải xem Siêu tỉ khám phá "Đạo" ra sao đã rùi mới bàn tiếp được. Cũng còn phải coi tâm trạng của tiểu nữ lúc đó có hứng thú bàn tiếp hay không nữa.
PHỤ CHÚ:
Đừng có châm chích sư tỉ QA là sưu tầm, đánh máy rồi post. Ở đây có mấy chủ đề Hồ Dzếnh, Hồ Xuân Hương, Thanh Dực Bức Vương (??) nếu hổng có sưu tầm thì chắc móc trong túi ra?
Bữa nay nhìn lại cái tên correct là "LUẬN VĂN ĐÀN" đàng hoàng. Hổng hiểu đàn chủ Văn đàn có biết chữ LUẬN tức là sao hông? Là sao thì sao nhưng 100% hông phải là kiểu "Đây chỉ là những suy tưởng, cảm xúc của TS về thơ của một người bạn.Cho nên những thắc mắc không liên quan gì đến tâm sự của TS xin đừng post. Cũng xin miễn bình luận luôn, nếu không sẽ cho xuống Hậu Sơn". Choáng nặng.

Tiểu Linh Ngư
01-11-2004, 04:54
PHỤ CHÚ:
Đừng có châm chích sư tỉ QA là sưu tầm, đánh máy rồi post. Ở đây có mấy chủ đề Hồ Dzếnh, Hồ Xuân Hương, Thanh Dực Bức Vương (??) nếu hổng có sưu tầm thì chắc móc trong túi ra?
Bữa nay nhìn lại cái tên correct là "LUẬN VĂN ĐÀN" đàng hoàng. Hổng hiểu đàn chủ Văn đàn có biết chữ LUẬN tức là sao hông? Là sao thì sao nhưng 100% hông phải là kiểu "Đây chỉ là những suy tưởng, cảm xúc của TS về thơ của một người bạn.Cho nên những thắc mắc không liên quan gì đến tâm sự của TS xin đừng post. Cũng xin miễn bình luận luôn, nếu không sẽ cho xuống Hậu Sơn". Choáng nặng.
Có phải "Bức Vương" mà Tiểu Siêu đề cập là vị Vi Nhất Tiếu ở Việt Kiếm không nhỉ? Nếu đúng thì tại hạ xin cúi đầu chịu.....bó :D
Ở đây QCQA đọc được "một quan điểm....." từ báo. Đánh máy lên cốt là để cho mọi người đọc và nhận xét. Nàng ta không tự đưa ra lý luận ắt hẳn là có lý do riêng. Có thể là thấy mình chưa đủ khả năng, nhờ cao nhân giải thích hộ. Nào hay, chẳng thấy người giúp mà gặp nhiều kẻ thích......Nghĩ cũng chán mớ đời! :=
PS: Vương Ngữ Yên cô nương dễ mến quá :giangtay:

Quận Chúa Quỳnh Anh
01-11-2004, 06:45
Vậy mạn phép hỏi bạn Quỳnh Anh, trong tất cả nội dung bài viết của tác giả Hoài Châu , bạn đồng ý với tác giả ở ý kiển nào? Ko đồng ý ở những nội dung nào? Những phần nào tạo cho bạn một hứng thú đặc sắc, khiến bạn dành hẳn ra một lượng thời gian quý báu để đánh toàn bộ bài viết của tác giả Hoài Châu lên?

Bạn nói rằng quan niệm dùng văn để chở đạo đối với thời nay đã trở nên lỗi thời , bạn có thể nêu ra một ví dụ nào đó để chứng minh cho luận điểm trên của bạn không?
Rất mong nhận được sự trả lời của bạn :)
Tiểu SiêuBạn TS thân mến , nghe bạn hỏi tự nhiên giật mình cái thót ( đau tim wé :D ) , tại bị cao thủ " văn chương cao cấp " điểm trúng. Trả lời không suốt thì bị chê là hành văn lan man , không mạch lạc , ý tứ không rõ ràng. Khổ thân cho QA rồi :p.
QA phải bỏ ra rất là nhiều thời gian để post cho hết cái chủ đề này đó ( thời gian đối với QA ở bên đây rất là quý báu , nói TS cũng không hiểu đâu , cuộc sống ở nước ngoài thật sự là một guồng máy , con người cũng giống robot luôn khi phải chạy theo nó và thời gian được tính bằng tiền bạc đấy , chả biết bạn dùng chữ đó có ý mỉa mai tôi hay không? Nhưng bạn đã dùng hai chữ quý giá thật không sai tí nào ) , Nhưng tôi đã bỏ thời gian ra để post nó lên chỉ là vì muốn chia sẽ cùng những bạn bè khác một chủ đề mà tôi cho là cũng nên đọc chứ nhỉ? TS đọc bài của tôi hơi dối đó nha , đọc kỷ lại đi. QA có nói là có người sẽ đồng ý quan điểm này của ông và cũng có người không. Và dĩ nhiên là QA cũng nằm trong số đó , có cái QA thấy hay có cái QA không đồng ý lắm. Nhưng bạn TS à , chủ đề này là của tác giả Hoài Châu , chứ không phải của QA viết , QA post lên là cùng đọc , cùng bạn luận về những quan điểm của tác giả và những quan điểm của riêng chúng ta về lối suy nghĩ cho một loại văn chương được gọi là " lành mạnh ". Bạn TS có thể nói lên quan điểm của bạn về chủ đề này , chứ không phải là cần biết QA đã đồng ý cái điểm gì hoặc là không đồng ý cái gì. Mỗi người có một nhận xét riêng về loại tiểu thuyết mà bản thân mình yêu thích , cho nên QA nói là nói theo sự ưa thích riêng của QA khi chọn cho mình một loại tiểu thuyết nào mà QA cho là lành mạnh ( bạn cũng vậy đó TS ) , thì có cần thiết đối với TS đến như vậy không? Khi cứ phải muốn biết QA đã hứng thú cái gì , khó hiểu quá :? , cái này thì thật sự giống như là " cật vấn " đúng hơn.
" Dùng văn để chở đạo " câu này khi QA nói lên quan điểm về nó thì cũng chỉ là một quan điểm riêng của QA thôi , có thể TS không đồng ý , có thể cũng có người khác không đồng ý ( điều này thì dĩ nhiên rồi có phải không bạn TS? ) , QA không ngờ là TS lại thích thú khi muốn biết về suy nghĩ của QA khi luận về nó như thế. QA cũng đã nói QA chỉ mới tập tểnh làm quen với văn đàn thôi mà , thì dĩ nhiên luận bàn của QA sẽ thiếu đi tính thuyết phục. Nhưng TS đã muốn biết về luận điểm của QA thì đành phải làm trò cười cho bạn rồi , với trình độ của bạn chắc sẽ khó chấp nhận được những luận bàn thô thiển như QA đây , đành thất lễ xin nương tay cho :(
QA nghĩ rằng ngày xưa , họ có một lối viết truyện lúc nào sau cùng cũng là một kết quả có " hậu " ,nghĩa là sao? Nghĩa là họ có ý răn đời trong đó là " ở hiền thì gặp lành " hoặc là " gieo gió thì gặt bão " v. v... nên trong truyện như tác giả HC đã đề cập đến là bao giờ trong chuyện cũng có nhân vật hiền lương và nhân vật ác độc , và dĩ nhiên là người hiền sẽ được kết quả tốt. Những cuốn truyện như vậy cũng gọi là lành mạnh đó chứ , và không phủ nhận rằng cho đến thời bây giờ vẫn được sự yêu thích của một số người ( thí dụ như truyện huyền thoại , truyện ngụ ngôn v. vv... ).
Quan điểm riêng của QA cho nó là lỗi thời đối với bây giờ ( thì cũng là riêng suy nghĩ của riêng QA thôi , chứ QA không có nói ai cũng vậy đâu đó nha ! Đọc kỹ đi mất công lại bắt bẻ QA ). Đối với thời đại bây giờ nói tôi đọc một cuốn tiểu thuyết mà giống như là đang đọc một cuốn sách dạy làm người thì phải nói là " chán như con gián " dù rằng nó là một cuốn sách tốt đi chăng nữa . Nó có khác gì lúc tôi vào chùa nghe sư tụng kinh , với sự tích " Mục Liên cứu mẹ " hay đang nghe một ông cha dạy " ai tát con bên má trái đưa luôn má bên phải cho họ tát luôn :p . Tiểu thuyết mà như vậy thì không có gì hứng thú với sở thích đọc tiểu thuyết của tôi đâu , hồi nhỏ thì tôi còn thích đọc chứ lớn rồi thì tôi có suy nghĩ và quan điểm khác , tôi cho rằng không có sách nào có thể dạy tôi làm người tốt hơn bằng chính sự giáo dục từ gia đình tôi , từ những hiểu biết kiến thức từ nhà trường và quan trọng là Đời là dạy nhiều nhất mà thôi. Những cuốn tiểu thuyết chở đạo đó thì nên xếp nó vào loại sách răn đời , sách giáo dục cho trẻ em mới lớn đọc thì tốt nhất. Chứ như với cái tuổi của tôi bây giờ mà bắt tôi đọc nó , chắc vừa đọc vừa ngủ gục thì có. Tôi yêu thích tiểu thuyết bây giờ vì nó " ướt át tình cảm " , đi sâu đi sát vào chủ đề " tình yêu " , một thể loại mà phần nhiều ai cũng yêu thích , tiểu thuyết bây giờ đôi khi sau cùng của câu chuyện có một cái kết cuộc rất là bi thảm , có khi tác giả cho cả hai nhân vật đang yêu nhau tha thiết , chết cái bụp và the end , chấm dứt một câu chuyện như thế mà vẫn không làm cho người đọc phải bất bình , bởi vì sao? Bởi vì đối với thời bây giờ , đôi khi kẻ yếu thế không thể thắng nổi kẻ có quyền và kẻ có tiền. Người đọc chấp nhận bởi vì nó đã lột tả rất thật " những mảnh đời thực trong cảnh đời thực ".
Vài lời thô thiển xin đừng chê cười , nếu bạn TS không nghe lọt tai có thể cho QA vài lời vàng ngọc để QA có cơ hội học hỏi thêm. Cám ơn bạn :)

VNY muội , lại chạy vào chơi chung với tỷ nữa à :D

Tiểu Siêu
01-11-2004, 13:35
Cảm ơn bạn Quỳnh Anh đã trả lời câu hỏi của Tiểu Siêu một cách rất rõ ràng , và phần nào Tiểu Siêu cũng đã thấy được quan điểm của bạn ở phần bạn vừa mới repl :).
Những điều Tiểu Siêu muốn hỏi bạn thì Tiểu Siêu đã hỏi rồi , và bạn cũng đã trả lời. Nhân đây , cũng xin cho Tiểu Siêu có lời tạ lỗi vì đã hơi quá lời với bạn Quỳnh Anh trong Góp Ý dạo trước.
Còn bây giờ thì nhường lại chủ đề này cho chư vị , Tiểu Siêu xin cáo lỗi ko thể tham gia vì dạo này công việc bận rộn , ko có nhiều thời gian :).
Tiểu Siêu

Tư Không
01-11-2004, 15:08
Anh Tư Không nếu anh hổng có nói được gì hay hơn mấy câu chuối củ đó thì đừng sắm vai hiệp sĩ cứu mỹ nhân. Anh nói nếu tìm trong sách báo thì anh tìm cũng được, sao anh hổng tìm đi? Mà anh tìm gì mới được? Cổ nhân nói "Ý niệm sinh mục đích, từ mục đích mới phát sinh phương hướng mà tìm kiếm". Ý niệm của anh hiện giờ là gì? Nếu như muốn công kích QA tỉ tỉ thì đó, tỉ ấy post bài từ báo ra, anh ngon thì tìm báo mà post bài công kích đi. Muốn tìm là được? Hổng có dễ đâu anh trai. Mà nói nhiều anh cũng hông hiểu, tiểu nữ kính biếu anh 1 câu của ông bà "Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe".

Xin lỗi VNY cô nương , thật không hiểu là tại hạ đã làm gì xúc phạm đến cô nương mà để cho cô nương phải nặng lòng quan tâm thế này :). Dù sao cũng đã chót quan tâm rồi chẳng nhẽ tại hạ vô tình như thế sao. Cô nương không hiểu ý của tại hạ rồi. Ý của tại hạ là muồn hiểu được những cảm nhận của QA là như thế nào chứ không có ý bóp mẽ gì gì đó , hay là sắm vai anh hùng cứu mỹ nhân như cô nương nói. Tại hạ đâu có tốt đẹp đến mức đó.

sao anh hổng tìm đi? Mà anh tìm gì mới được?

Chẳng nhẽ những cái tại hạ làm , những điều tại hạ muốn đều phải thông báo cho cô nương biết trước khi làm sao. Đâu có được.
Nói tóm lại , tại hạ chẳng bao giờ viết bài trong LVĐ này ( trừ những bài thắc mắc hay góp ý ), nếu có hứng thì vào đọc , vì thật sự nói về Văn Học tại hạ không có giỏi ( chỉ cần qua cách viết của tại hạ cũng thể hiện cái kém cỏi mức nào). Nếu biết trước là khi vào đây sẽ có người phản ứng mạnh như thế này thì xin lỗi , từ giờ không vào nữa , để cho cô nương khỏi bận lòng.

Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe
Thật sự là lần đầu tiên trong đời có người tặng Chữ cho tại hạ , rất hân hạnh , nếu biết được đó là thiệt tâm của cô nương.
To Q.A : muội muội thông cảm và bỏ qua :D.

Cơ Băng Nhạn
01-11-2004, 16:33
Luận Văn Đàn thành Cãi Văn Đàn từ bao giờ đây.Họ Cơ xin phép được nói ngoài lề ,không dính dáng đến cái chủ đề này ( vì thực sự không được đọc bài báo đó ).Chẳng qua thấy mọi người "luận" ác liệt quá nên mới lên tiếng một đôi câu.

Cảm thụ văn chương thì mỗi người cảm thụ một cách khác nhau ,có khi bàn luận không xong rồi chuyển sang cãi nhau.,thậm chí sẵn sàng "woánh nhau" vì cái lối cảm văn riêng của mình.

Vương Ngữ Yên cùng Người Không Tên :Lôi cả Cô Giáo Thảo và Kim Bình Mai ra đây liệu có còn giữ nguyên cái ý tưởng "Văn Chương Lành Mạnh" như Quỳnh Anh nói.Người ta công nhận là "văn" khi nó bao hàm cái giá trị con người ,còn những loại được viết theo cách viết "văn" nhưng phản lại đạo đức ,phản lại cái nhân văn thì chỉ là thứ phế thải -cho dù nó có được nhiều người đọc hay quan tâm đến

Tôi có thể cảm nhận về chất văn của VNY thế này :Bạn là người sắc sảo trong cách trọn ngôn từ và vận dụng cái ngôn từ ấy trong bài viết ,tuy nhiên cái tư tưởng của bạn có vẻ quá trẻ con.Háo thắng nhiều hơn là "luận" một cách nghiêm túc.Văn chương mà dính một chút toan tính ,một chút tư lợi thì không còn là "văn chương chân thực".Nếu bạn dẹp được cái "động cơ khác" của bạn trước khi luận tôi dám chắc bạn có nhiều ý tưởng tốt -tuy chưa dám nói là hay.
Ku Người Không Tên :Chú lo cái phần thơ của chú đi ,việc luận văn không phải là năng khiếu của chú mày.Mà anh ghét nhất là dùng nhiều cái này"........." trong cách hành văn hay thơ

Giang Tiểu Ngư :chú cũng thế ,dẹp cái mục đích nhỏ nhoi không dành cho văn chương ra.Anh cũng nghi ngờ tay Bức Vương này là Vi Nhất Tiếu bên Vietkiem.ngặt thời gian có hạn nên chưa tìm hiểu được nhiều thơ của anh chàng này.

Tóm lại ,ngộ góp ý với cả 3 người.Đừng mang chuyện "bênh vực nhau " ra làm hỏng cái không khí luận văn.

Tư Không cùng Tiểu Siêu nhị vị huynh tỉ.Cãi nhau một chặp rồi vị nào cũng thốt :"Từ nay không vào đây nữa".Ngộ nhìn thấy những mấy bài có hàng chữ trên.Phải chăng Luận Văn Đàn quả thật là nơi "khó viết" như nhiều người bình luận.Hai người là bạn với nhau chắc cũng có tính "màu cờ sắc áo" như mấy người bạn trên?
Luận Văn với nhau.có trái ý nhau chút cũng là để hiểu nhau hơn và tích cóp thêm kiến thức chứ nào phải Luận xong để "từ nay không bước chân đến chỗ này nữa "

Siêu tỷ có lời là đáng quý,cũng mong mọi người tiếp tục Luận thoe hướng thân thiện hơn.
P/S :Chị Siêu ,làm mod nó thế đấy :p

Vương Ngữ Yên
01-11-2004, 18:00
Háo thắng hông phải là một tính xấu, nếu anh Cơ hổng có háo thắng thì hông có viết cái bài trên. Anh Cơ dù có háo thắng cũng hông có gì xấu hổ, tiểu nữ cũng là người háo thắng nhưng hổng phải là người dư hơi đi gây sự.
Ngữ Yên đã viết rõ là "Chướng mắt mà post bài", cho nên anh Cơ không cần thắc mắc về tư tưởng đó. Ngữ Yên cũng hổng có để tâm mấy lời anh viết mà đi sửa lại phong cách của mình cho vừa ý anh. Anh hoàn toàn có quyền dùng cách viết của Ngữ Yên để đối lại Ngữ Yên, nếu anh cảm thấy tự tin.
Quan điểm đối chọi nhau thì phải cãi thôi, những người cùng quan điểm theo logic là phải hợp về một phía để tranh với phía kia. Chuyện "màu cờ sắc áo" là hợp lý, anh Cơ đồng ý hông? Nếu anh đồng ý thì Ngữ Yên bắt đầu.
Vương Ngữ Yên cùng Người Không Tên :Lôi cả Cô Giáo Thảo và Kim Bình Mai ra đây liệu có còn giữ nguyên cái ý tưởng "Văn Chương Lành Mạnh" như Quỳnh Anh nói.Người ta công nhận là "văn" khi nó bao hàm cái giá trị con người ,còn những loại được viết theo cách viết "văn" nhưng phản lại đạo đức ,phản lại cái nhân văn thì chỉ là thứ phế thải -cho dù nó có được nhiều người đọc hay quan tâm đến
Một là anh hổng thèm đọc bài post của tỉ QA mà cứ thích phang tứ tung cho sướng tay. Hai là anh cũng hổng hiểu anh đang post gì. Cái chỗ nào trong Kim Bình Mai là hổng có "tính người", là phản lại cái nhân văn? anh Cơ chỉ giùm tiểu nữ? (cách hỏi này mới học của TS tỉ tỉ).
Anh chắc là đọc Kim Bình Mai rồi nhỉ? Nếu anh chưa đọc thì khỏi bàn nữa tốn công, mà nếu anh đọc rồi nhưng vẫn nói KBM là phản đạo đức, không mang tính nhân văn thì tiểu muội gợi ý anh cần đọc lại mấy lần. Nhớ tra nghĩa của từ "nhân văn" trước khi đọc.
Ở bài trên tiểu muội có nhắc đến Cô giáo Thảo, thì sao nào? Ờ thì một loại văn chương không lành mạnh, hổng nên khuyến khích. Đúng rồi, nhưng mà thưa anh, nó đáp ứng được thị hiếu của độc giả, xu hướng không bao giờ lỗi thời. Mấy ngàn năm trước đã có Tố Nữ Kinh, Kamasutra thì mấy ngàn năm sau, chừng nào còn loài người thì chủ đề Phòng The luôn là sự háo hức và được cộng đồng tiếp nhận. Anh gọi nó là không mang tính nhân văn, kệ anh! Nó vẫn cứ hiện diện. Anh mắng nó là vô đạo đức, kệ anh! Tiểu nữ thừa hiều là anh đã đọc qua những sách loại này.

t/b: Ngữ Yên hổng có biết Bức Vương là ai hết. Thấy ý thơ giống Đinh Hùng thì tò mò nhưng bị từ chối, vậy thui.

Quận Chúa Quỳnh Anh
02-11-2004, 00:52
He he vậy thì cãi nhau chi mất công , ai cũng nhận mình có háo thắng cho rồi ( ít hay nhiều ) , nhưng như vậy cũng vui nhỉ , chứng tỏ là tâm hồn ai cũng còn trẻ trung gớm , hăng say wé hì hì .... lâu lâu vận động đầu ốc cho nó làm việc mạnh lên cũng tốt lắm á !
Bạn TS mến , bạn tạ lỗi cùng QA , thì không lẽ QA kém hơn bạn sao hè hè , cũng cho QA gởi lời xin lỗi đến bạn , nếu trong lúc tức giận đã viết lời gì làm cho bạn buồn . Cám ơn TS

QA muốn nói đến vài khía cạnh của tiểu thuyết nữa nè , QA thấy một tiểu thuyết gia săn sóc cho đứa con tinh thần của mình , làm cho QA có ý nghĩ liên tưởng ngộ nghĩnh là nó giống như mình đang nấu một nồi canh vậy , bỏ bao nhiêu muối , bao nhiêu tiêu , nước mắm .... nêm cho đến khi nồi canh được vừa miệng mới thôi , bỏ lố thì mặn , bỏ thiếu thì nhạt nhẻo đi . Một tiểu thuyết gia cũng thế , trong một cuốn tiểu thuyết , tác giả đã cho bao nhiêu phần trăm tưởng tượng ( cái này quan trọng à nha , tưởng tượng lố quá thành xạo rồi ) , bao nhiêu phần trăm sự cuồng nhiệt và say đắm ( cái này góp phần tạo cho cốt truyện những xúc cảm không có khô khan ) , và còn lại là phần trăm của hiện thực . Chắc chắn một tác phẩm nào cũng đều phải có sự tưởng tượng trong đó của tác giả , nếu không sao họ có cơ hội để vận động đầu óc thiên bẩm , thiên phú giỏi về văn chương , mà đâu phải ai cũng có được , nếu trở thành một nhà văn dễ dàng thì thế giới này ngập tràn nhà văn rồi . Nhờ vậy mà tác phẩm của họ thêm phong phú , thêm ly kỳ . Có một bố cục chặt chẽ về nội dung , thực tế nhưng không kém phần thơ mộng , gian truân nhưng có thêm tính chất phiêu lưu ...
Tiểu thuyết của thế kỷ bây giờ , các bạn có thấy nó càng ngày càng hay không ? QA thấy tiểu thuyết bây giờ nó thực hơn ngày xưa rất nhiều . Này nhé , trong chuyện tác giả thích lồng vào trong đó những mối tình éo le , làm người đọc phải hồi hộp , phải than khóc cùng với nó . Dù rằng cuộc đời của chúng ta vốn rất là bình dị ( dù nó có chứa đủ cả hỷ , nộ , ái , ố ) , nó xuôi đuột không có khúc mắt nhiều như là tiểu thuyết gia thường tả ( thì đã nói là họ cần phải tưởng tượng thêm đó mà ) . Câu chuyện tình trong tiểu thuyết bây giờ , có khi tác giả cho một đôi trai gái đang yêu nhau say đắm , nhưng vì nghịch cảnh không lấy được nhau , tác giả cho hai nhân vật chính đâm đầu xuống sông chết ngắt , có khi cho nàng bỏ vào chùa tu , còn chàng thì bỏ xứ đi biệt tích . Chúng ta là người đọc nó , chấp nhận cái kết quả đó ( bởi vì trong cuộc đời thường không phải là không có trường hợp đó xảy ra ) . Còn khi tác giả cho hai nhân vật chính này là cho dù không lấy được nhau , mạnh ai về nhà nấy ( em đi lấy chồng , còn anh cưới vợ là xong ) , chúng ta chấp nhận cái kết cuộc này nhiệt liệt nữa , bởi vì nó đúng quá , thực tế quá ...
Và vẫn theo quan điểm của QA , một văn chương lành mạnh là trong đó có chuyên chở sự thương yêu và nhiều tha thứ , mới đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời . Không phụ lòng người đọc , đã tìm đến nó như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong sự giải trí lành mạnh , có những giây phút nghĩ ngơi thư giản đầu ốc trong một ngày làm việc mệt nhọc vì miếng cơm manh áo , vì những lo toan hằng ngày .

Cơ Băng Nhạn
02-11-2004, 07:31
Ấy chết ,hoá ra cuối cùng lạc đề lại càng lạc đề hơn .Cô nàng họ Vương đúng là chẳng chịu nhường ai .Hì ,họ Cơ nói rồi ,ngay từ đầu bài đó : mạn phép bàn ngoài lề về chuyện cãi vã .Còn chủ đề chính thì không dám bàn vì họ Cơ không được đọc những bài báo mà Quỳnh Anh dẫn ra đây .
Không chừng sau lần này đúng là có một số "mầm non" Lương Sơn sẽ "nhổ rễ" rời khỏi đây .Cơ Băng Nhạn không dám bàn về "văn" với mọi người mà đang bàn về cách cảm thụ văn cũng như cách để đàm luận về văn .Lạc đề quá thể nhưng không phải không cần thiết .
Kính xin Ngô Dụng huynh sau khi đọc đến đây xin trừ giúp đệ 5 điểm thưởng vừa rồi .Lạc đề thấy rõ .Cũng mong luôn Tiểu Siêu tỉ giúp cho chuyện del luôn bài này lẫn bài bên trên của đệ ,không khéo topic "Văn chương lành mạnh" này lại chuyển thành "cãi nhau với thằng Cơ sao cho nó lành mạnh vào" .

Tiểu Siêu
02-11-2004, 08:42
Haha ! Chết cười cái câu cuối của Cơ đệ. Tỷ ko del post của đệ đâu nhé , cứ để như vậy đi , vì xét ra nó cũng chẳng hề hấn gì :D.
Mà lâu rồi ko đọc được thơ của hiền đệ , dạo trước thấy đệ làm bài thơ gì mà thở ra...hít vào gì gì đó , khá ngộ nghĩnh :D. Khiến tỷ tỷ ấn tượng với cái tên Cơ Băng Nhạn từ dạo đó đó :p.
Tiểu Siêu

happyghost
02-11-2004, 09:15
ôi ! cái gì gọi là văn chương . nghĩ lại hồi nhỏ thật là hối hận . hội hận biết chưng nào khi mà ta đã ghét cay ghét đắng môn văn . để bây giơ lớn rồi . lớn rồi mới hiểu được dùnh văn chương để chửi nhau nó hay thế nào . hối hận . muôn vàn hối hận . ước gì ta thời gian có thể qua chở lại . cho ta học văn chương , học văn chương thật giỏi . để bay giờ có thể mang ra dùng , có phải hay không . dùng văn chương để chửi nhau . tiếc rằng thời gian không thể quay chở lại , ôi ! mấy anh mấy chị ơi . hãy tiếp tục đi , để thằng em học mót vài câu văn , câu chương của mấy anh mấy chị . để em sát cánh cùng mấy anh mấy chị chửi nhâu cho vui chứ hầy . :))

tre_con_chay_lon_ton
02-11-2004, 10:17
Người ta công nhận là "văn" khi nó bao hàm cái giá trị con người ,còn những loại được viết theo cách viết "văn" nhưng phản lại đạo đức ,phản lại cái nhân văn thì chỉ là thứ phế thải -cho dù nó có được nhiều người đọc hay quan tâm đến

Ta ko nghĩ thế , văn có 2 loại , một loại là văn theo trường phái lãng mạn , một theo trường phái hiện thực . Mà cái hiện thực này mới là cái đáng phải bàn . Theo như Cơ huynh nói Cô giáo Thảo là phản đạo đức , đúng ko sai , nhưng theo ta nó là một loại văn , một loại hiện thực , dù có muốn hay ko thì nó vẫn tồn tại trong xã hội , và nó phản ánh sự thật . Quả đúng , những loại văn như thế kích thích sự tò mò trong mỗi con người , có thể với người này nó là thứ đồi bại nhưng có thể với người kia nó lại là một cái gì đó như kinh nghiệm sống . Thực ra đọc văn và cảm nhận văn tuỳ theo từng người , mỗi người đọc nó và hiểu nó theo một ý nghĩa khác . Không nên quy chung tất cả những cái mình cho là xấu thì đều là xấu đối với tất cả mọi người .

Ngọc Dung **
22-11-2004, 07:48
Nguyên văn gởi bởi : Tre_con_chay_lon_ton:
Thực ra đọc văn và cảm nhận văn tuỳ theo từng người , mỗi người đọc nó và hiểu nó theo một ý nghĩa khác . Không nên quy chung tất cả những cái mình cho là xấu thì đều là xấu đối với tất cả mọi người .
Dung cũng có cảm nghĩ như thế . Nhưng mà nói về lành mạnh của văn chương làm chi khi chính chúng ta làm nó lành mạnh hay không ? Mỗi người chúng ta có cảm nhận khác nhau , tuỳ theo đó mà văn chương như thế nào . Nhưng sao chúng ta không tự nhìn lại mình nhỉ ? Biết nó không lành mạnh thì tẩy chay nó đi , sao còn cứ đọc nó , mà đọc nó là ủng hộ nó rồi còn chi , phải ko nào ?
Vậy thì vấn đề chính ở đây là con người chúng ta nè , đừng có tạo ra nó , những kẻ tạo ra nó là những kẻ không lành mạnh . Và đừng đọc nó , đọc nó là ủng hộ nó rồi . Mà nếu như thế thì còn phê phán nó làm sao được nữa ?

LSB-Kaiser
24-11-2004, 14:36
Theo như Cơ huynh nói Cô giáo Thảo là phản đạo đức , đúng ko sai

Cưng lấy gì làm thước đo mà kêu nó phản đạo đức? Tầm bậy!


Không nên quy chung tất cả những cái mình cho là xấu thì đều là xấu đối với tất cả mọi người .
Trên dưới đá nhau bôm bốp...

tre_con_chay_lon_ton
24-11-2004, 15:16
Cưng lấy gì làm thước đo mà kêu nó phản đạo đức? Tầm bậy!

Trên dưới đá nhau bôm bốp...Đó là Cơ huynh nói thía , theo quan điểm của huynh ấy , theo cách hiểu của huynh ấy. Tớ chả bảo hua áy sai , cũng chả bảo hua áy đúng. Trong cái đúng có cái sai , trong cái sai có cái đúng. Cái sai thì chưa chắc đã hoàn toàn là sai , mà cái đúng cũng chưa chắc là đúng. Nói túm lại là đúng đúng sai sai lẫn lộn. Chả bít đường nào mà lần. http://www.luongsonbac.com/forum/images/smilie/icon_lol.gif

LSB_ĐiềnBáQuan
26-11-2004, 16:38
cái gì là phản đạo đức với ko phản đạo đức chứ... mỗ nhớ nam cao có nói đại ý là muốn viết văn thì phải nhìn vào cái sự thật mà viết... những mẩu chuyện như cô giáo thảo hay cô giáo thủy... thì cũng là sự thật thôi mà... văn chương đâu tất phải phân loại tốt xấu có những người viết văn" tốt " chắc gì đã tốt , theo mỗ thì cái gì mới lạ hấp dẫn thì ta nên đọc chứ ko cần quan tâm tới đạo lí văn chương làm gì , đạo lí văn chương chẳng qua cũng chỉ làm bó hẹp tư tưởng con người , bỏ đạo lí ấy đi thì coi như tự giải thoát tư tưởng cho mình... mấy cái chuyện " đồi trụy " kia đọc cũng thấy hay hay đấy chứ... đời được mấy tí mà còn để ý tới chuyện này nọ nữa đúng ko?

LSB-XuXu
28-11-2004, 14:32
Sở Khanh đã không quan tâm tới đạo lý văn chương thì chủ đề này hẳn Sở Khanh không nhất thiết phải vào bàn luận.

Nói đến chức năng của văn học là nói đến tác dụng tích cực, sự cần thiết và lý do tồn tại của văn học đối với đời sống con người. Chưa vội đề cập đến những chức năng quan trọng khác, đơn giản gần gũi nhất, ta xem như VH chỉ là phương tiện giải trí, thì cũng buộc phải có những yêu cầu nhất định sao cho nó là một phương tiện giải trí lành mạnh.

Vì thế, nhất thiết phải có những người như tác giả Hoài Châu, Quỳnh Anh và chư vị ở đây cùng thảo luận xem như thế nào là "văn chương lành mạnh". :p Bởi lẽ, dù chỉ là phương tiện giải trí, nếu không lành mạnh, cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội và con người.

Điều quan trọng nhất để đánh giá thế nào là văn chương lành mạnh, chưa hẳn ở chỗ tác giả viết cái gì, mà là phản ánh để làm gì? Viết về cái tiêu cực với thái độ tích cực, nói về cái xấu với dụng ý đẹp, như thế cơ bản đã là một tác phẩm lành mạnh rồi vậy.
Phê phán phủ định cái xấu, xoáy được vào nỗi đau, vào sự căm ghét cái tiêu cực, hướng con người tới những nhận thức đúng đắn về lẽ sống chân chính, đó là những khả năng mà văn chương lành mạnh có thể đem lại cho con người.

Ở đây, dùng từ "khả năng" là vì điều đó còn tùy thuộc vào quá trình tiếp nhận của người đọc. Biết đọc sách 1 cách thông minh để làm giàu vốn hiểu biết của mình, biết đón nhận chủ ý của tác giả, biết tiếp thu và thưởng thức đúng cách những giá trị nhân bản của văn học...đó là điều mà không phải bất cứ ai cũng làm được.

Ta đọc xong một quyển sách mà không thốt lên câu "Đéo miẹ, mất cả thời gian" thì nó là lành mạnh... thế thôi, đơn giản...
Còn tùy "ta" là ai nữa. Những người thích chúi mũi vào văn hóa phẩm đồi trụy thì e chỉ thốt lên câu đó khi phải đọc văn chương lành mạnh mà thôi.

Diệp Cô Thành
30-11-2004, 14:12
Ngày đầu tiên khi Anh nhi post cái bài này, lão phu đã biết sẽ có tranh cãi tưng bừng khói lửa ở đây. Tuy nhiên hôm nay nhìn lại thì đa số lý luận đều trật chìa với bài của Hoài Châu.

- Gía trị của văn chương hay nghệ thuật nói chung, chỉ có 1 : Là đáp ứng nhu cầu của độc giả. Văn có nhiều loại thì độc giả cũng có nhiều loại, văn cỡ nào cũng có độc giả, cỡ nào cũng có 1 giá trị nhất định.

- Quan niệm lành mạnh - không lành mạnh tức là nhìn từ góc độ luân lý, đạo đức, nhân văn ... và tùy thuộc vào cả những thay đổi, tiến hoá của hệ tư tưởng, những biến động thời cuộc mà đánh giá. Từ "không lành mạnh" chuyển sang "lành mạnh" cũng là chuyện bình thường (Hồng Lâu Mộng & Kim Bình Mai chẳng hạn).

Còn những truyện đồi trụy đơn thuần thì tuy là có giá trị với 1 thành phần độc giả. Nhưng cái quan niệm về loại hình này vĩnh viễn chỉ có 1: Dâm thư ! Chủ đề này không bàn đến vì chả có gì để bàn.

Tiểu Siêu
02-12-2004, 10:36
Hồi đầu khi thấy Quỳnh Anh post bài này, có nghe Lý huynh nói thế nào cũng sẽ có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, đọc thêm mấy phần post sau, Tiểu Siêu lại thấy ko có gì hứng thú tranh luận lắm. Lý do chính là Tiểu Siêu trước nay vốn ko mấy có tình cảm đậm đà với những dạng bài viết mang tính quan niệm , quan niệm về văn, về thơ... bởi ít nhiều khi đặt cái quan niệm ấy người viết cũng có chút gì đó hơi mang thiên hướng cá nhân. Mà cái gì đã mang thiên hướng của cá nhân thì chắc chắn sẽ bất đồng về quan điểm với nhiều người khác ( đồng nhất ý với một số người này và bất đồng với một số người khác). Ví như khi đọc xong mấy post ấy, có vài chi tiết Tiểu Siêu ko tán đồng với tác giả, nhưng cũng lại ko có ý mang cái bản thân ko tán đồng ấy ra luận. Lý do? Có thể nói đại khái như thế này : Cá nhân tôi ko tán đồng với quan điểm trong bài viết của anh, nghĩa là ít nhiều tôi đã có quan điểm, nhận định riêng của bản thân tôi, hoặc tôi đã từng đọc một vài quan niệm của những người khác, và tôi tán đồng cái quan điểm những người khác kia hơn là cái quan điểm anh vừa nêu. Bây giờ tôi mang những cái quan niệm của tôi và những quan niệm mà tôi cho là hợp lý kia ra để đối luận với anh, anh dùng lý lẽ của bản thân để bảo vệ cho quan niệm của anh, thuyết phục được tôi quan niệm của anh đưa ra chuẩn xác. Nếu anh làm được việc đó thì nghĩa là anh thành công, và cuộc tranh luận của chúng ta chấm dứt. Còn không thì chúng ta sẽ cứ tiếp tục tranh luận ... Tuy nhiên, những cuộc tranh luận như thế sẽ là có ý nghĩa , bởi tôi được trao đổi trực tiếp với anh - người đưa ra những quan niệm. Đằng này một người khác mang ý niệm của anh ra để cho tôi và mọi người tranh luận và trao đổi thì e... hơi mất thời gian mà cũng chẳng đi tới đâu. Cứ một người vào nói ko tán đồng, diễn giải, rồi một người khác vào lại phản lại ý của người kia... cứ như vậy thì tranh luận đến bao giờ? Trong khi người lý ra tôi muốn trao đổi và cần được nghe giải đáp là anh- tác giả- thì lại ko hay. Cái này tạo cảm giác như là cái chính thì với không tới mà chỉ mải lo mấy cái râu ria...
Nói tóm lại, theo Tiểu Siêu, những bài như thế này, chỉ nên dừng ở tính chất đọc và tham khảo :) .
Tiểu Siêu

Quận Chúa Quỳnh Anh
02-12-2004, 12:12
quan niệm , quan niệm về văn, về thơ... bởi ít nhiều khi đặt cái quan niệm ấy người viết cũng có chút gì đó hơi mang thiên hướng cá nhân. Mà cái gì đã mang thiên hướng của cá nhân thì chắc chắn sẽ bất đồng về quan điểm với nhiều người khác ( đồng nhất ý với một số người này và bất đồng với một số người khác).

Tiểu Siêu mến , tôi thì không nghĩ vậy ( cái này thì đúng là mỗi người một ý rồi đây ) , tác giả Hoài Châu đưa ra quan niệm về một loại văn hoá thế nào là lành mạnh ? và toàn thể bài viết về quan niệm này dĩ nhiên là của " cá nhân " ông ta rồi . Cho nên khi chúng ta bước vào topic này , chúng ta không phải là bàn luận về quan niệm của riêng tác giả ( cũng như TS đã nói làm sao mà ai giống ai được ) , chúng ta bàn luận là bàn luận về quan niệm của chúng ta , chỉ dính dáng đến cái tiêu đề thôi là " Quan niệm xưa và nay về văn chương lành mạnh " chứ còn tác giả Hoài Châu , nói xin lỗi chứ ông ta nhận định gì cũng mặc kệ ông ta , bởi vì chúng ta có cách nhìn và cách suy nghĩ của riêng ta không dính dáng gì tới lối suy nghĩ và quan điểm của tác giả cả ) .

nói đại khái như thế này : Cá nhân tôi ko tán đồng với quan điểm trong bài viết của anh, nghĩa là ít nhiều tôi đã có quan điểm, nhận định riêng của bản thân tôi, hoặc tôi đã từng đọc một vài quan niệm của những người khác, và tôi tán đồng cái quan điểm những người khác kia hơn là cái quan điểm anh vừa nêu. Bây giờ tôi mang những cái quan niệm của tôi và những quan niệm mà tôi cho là hợp lý kia ra để đối luận với anh, anh dùng lý lẽ của bản thân để bảo vệ cho quan niệm của anh, thuyết phục được tôi quan niệm của anh đưa ra chuẩn xác. Nếu anh làm được việc đó thì nghĩa là anh thành công, và cuộc tranh luận của chúng ta chấm dứt. Còn không thì chúng ta sẽ cứ tiếp tục tranh luận ...

Khi chúng ta tiếp cận một quan điểm , để đi tới một cuộc tranh luận thì dĩ nhiên ai cũng phải bảo vệ quan điểm của chính mình , nếu thuyết phục được đối phương thì càng coi như thành công , cái này TS nắm rỏ quá rồi còn gì . TS thích tranh luận trực tiếp với quan điểm của chính tác giả à ? Nếu muốn tranh luận TS đâu cần chấp nhất vậy , bài viết này của Hoài Châu hay của một anh vô danh tiểu tốt nào đó post lên , nếu thích thú thì cứ nhào vô mà tranh luận chơi . Một bài viết cho ta những ý niệm để tạo thành một cuộc tranh luận hào hứng thì cũng ok lắm mà , tôi chả cần biết bài viết của tác giả HC này đáng khen hay đáng chê , cái mà tôi nhắm vào chính là có bài viết cho tôi có cơ hội nói lên cái quan điểm của cá nhân tôi về một thể loại văn chương và có những giây phút được tranh luận với bạn bè , thâu góp được biết bao nhiêu là quan điểm khác để mà học hỏi rộng thêm cho kiến thức , há không phải là một điều hay sao ?

với anh - người đưa ra những quan niệm. Đằng này một người khác mang ý niệm của anh ra để cho tôi và mọi người tranh luận và trao đổi thì e... hơi mất thời gian mà cũng chẳng đi tới đâu. Cứ một người vào nói ko tán đồng, diễn giải, rồi một người khác vào lại phản lại ý của người kia... cứ như vậy thì tranh luận đến bao giờ? Trong khi người lý ra tôi muốn trao đổi và cần được nghe giải đáp là anh- tác giả- thì lại ko hay. Cái này tạo cảm giác như là cái chính thì với không tới mà chỉ mải lo mấy cái râu ria...
Nói tóm lại, theo Tiểu Siêu, những bài như thế này, chỉ nên dừng ở tính chất đọc và tham khảo

Nếu vừa được tham khảo vừa được tranh luận thì há không phải là hứng thú và bổ ích hơn ư ! TS nhìn lại đi , mỗi một quan điểm của mỗi một người khi bước chân vào topic này đều là những quan điểm lý thú ( ví von là giống như trăm hoa đua nở vậy làm phong phú thêm một đề tài , đâu có gì gọi là vô ích vô bổ được , có phải không ? ) và hình như là chả có ai bàn gì hay phê bình gì về cái ông tác giả này cả , chúng ta đang bàn luận là về cái tiêu đề thôi , còn quan điểm của HC thì nói vui là kệ ông ta đi . Tranh luận mà còn sợ mất thời gian thì phải nói là thôi không dám có ý kiến . Cũng tuỳ mỗi người khi nhìn nó như thế nào mà thôi , vài lời chân thành không có phản bác gì về ý của bạn cả , tôi tôn trọng những quan điểm của bạn đưa ra , tôi tôn trọng mỗi cái gì mà bạn nói , mỗi người một ý mà . Khi tôi nắm trong tay tôi một tài liệu nào , tôi không những tham khảo , mà tôi còn đem ra để lấy ý kiến và những quan điểm của bạn bè tôi về cái tài liệu đó , phải nói là thú vị vô cùng , và bạn ạ ! Không có lãng phí thời gian tí nào cả . Bạn không nghĩ giống tôi , người khác cũng không thể nghĩ giống bạn , và tôi cũng không nghĩ giống ai đó , vậy thì tại sao ta không bàn luận ? Phấn khích lắm á ( câu này bắt chước của sư phụ ) .

Tiểu Siêu
02-12-2004, 13:32
chúng ta không phải là bàn luận về quan niệm của riêng tác giả...
chúng ta đang bàn luận là về cái tiêu đề thôi,còn quan điểm của HC thì nói vui là kệ ông ta đi
Ko phải tiêu đề là cái được đúc rút ra từ nội dung sao Quỳnh Anh?
TS thích tranh luận trực tiếp với quan điểm của chính tác giả à ? Nếu muốn tranh luận TS đâu cần chấp nhất vậy , bài viết này của Hoài Châu hay của một anh vô danh tiểu tốt nào đó post lên , nếu thích thú thì cứ nhào vô mà tranh luận chơi .
Mỗi người mỗi ý niệm, mỗi ý thích riêng, điều này Quỳnh Anh cũng hiểu rõ và tôi cũng đã có nói qua ở bài mới post khi nãy rồi. Ý niệm của tôi ko giống Quỳnh Anh và ngược lại, ý niệm của Quỳnh Anh cũng ko giống tôi. Vậy thì cần thiết gì Quỳnh Anh phải hỏi lại tôi điều này nữa?!
Nếu vừa được tham khảo vừa được tranh luận thì há không phải là hứng thú và bổ ích hơn ư
Cái này là dĩ nhiên, nhưng với cá nhân Tiểu Siêu, có tranh luận hay ko còn phải phụ thuộc vào chủ đề và nội dung vấn đề ấy là gì :).
mỗi một quan điểm của mỗi một người khi bước chân vào topic này đều là những quan điểm lý thú ( ví von là giống như trăm hoa đua nở vậy làm phong phú thêm một đề tài , đâu có gì gọi là vô ích vô bổ được , có phải không ? )
Quỳnh Anh so sánh như vậy cũng đúng, tuy nhiên, trong cả một rừng hoa, chỉ có một vài loại hoa chúng ta thích và cũng chỉ cảm nhận được mùi hương của một số loài (một số loài là nhiều, chứ bình thường thì chỉ là cảm nhận được mùi hương của một số ít loài). Còn một số chủng loại khác, bởi khi reo hạt, chót lỡ có một số hạt giống lạc vào , nên nếu ko thích thì nó cũng đã nảy mầm, mọc thành cây và nở hoa mất rồi... Nói đến đây lại mở rộng chút, cái gì cũng có tính hai mặt của nó , thường con người ta hay có một tính xấu là ghét những loại hoa mà họ ko thích, cho nó là xấu xí, ko đẹp. Nhưng nếu trong cả một rừng hoa hỗn độn ấy, ko có những cây hoa họ cho là xấu thì lấy cái gì tôn cho những loại hoa kia đẹp hơn? Lấy một ví dụ nhé, Quỳnh Anh chắc hẳn đã từng mua hoa tặng sinh nhật bạn rồi, chắc cũng biết trong một bó hoa thường người bán hoa hay điểm xuyết một chút hoa, chút lá khác nhằm tôn bông hoa chủ đạo lên. Vấn đề này cũng như vậy thôi. Lấy hoa ra so sánh cho thi vị một chút, để thấy rằng, có những quan điểm đọc xong cảm thấy khá lý thú, khá phấn khích. Nhưng cũng có những ý kiến tham gia tranh luận, đọc xong phải nhăn mặt chán ngán. Trong một bài tranh luận, ko phải ý kiến nào đưa ra cũng khiến đề tài ấy phong phú.
Bạn không nghĩ giống tôi , người khác cũng không thể nghĩ giống bạn , và tôi cũng không nghĩ giống ai đó , vậy thì tại sao ta không bàn luận ?
Tôi mượn câu cuối này của Quỳnh Anh, nhưng thay một từ và đảo vế một chút : Vậy tại sao chúng ta cứ phải bàn luận khi biết rõ ý của bạn ko giống ý của tôi, người khác cũng ko thể nghĩ giống bạn và tôi cũng ko nghĩ giống ai đó?
Tiểu Siêu

happyghost
02-12-2004, 14:22
Vậy tại sao chúng ta cứ phải bàn luận khi biết rõ ý của bạn ko giống ý của tôi, người khác cũng ko thể nghĩ giống bạn và tôi cũng ko nghĩ giống ai đó?


ha ha ha tai sao ư đơn giản thôi.đó là nhưng cuộc chanh luận. chanh luận để là gì , để chứng tỏ ta là đúng.chỉ có ta đúng mà thôi. có a chanh luận với tôi không. đê chanh luận đê cho đỡ buồn tí nèo. chán quá

Tiểu Siêu
02-12-2004, 14:41
ha ha ha tai sao ư đơn giản thôi.đó là nhưng cuộc chanh luận. chanh luận để là gì , để chứng tỏ ta là đúng.chỉ có ta đúng mà thôi. có a chanh luận với tôi không. đê chanh luận đê cho đỡ buồn tí nèo. chán quáGhost biết ko, khi nãy chị out để chạy qua trường, trên đường đi nghĩ thế nào cũng có người vào trả lời cái câu cuối của chị. Y như rằng... kỳ khôi thật.
Mà em ko biết dùng tr cho từ tranh luận hay cố tình viết sai chính tả zạ? http://smileys.smileycentral.com/cat/4/4_6_2v.gif (http://www.smileycentral.com/?partner=ZSzeb001_ZNxdm414YYUS)
Tiểu Siêu

Mask
02-12-2004, 17:23
Tôi mượn câu cuối này của Quỳnh Anh, nhưng thay một từ và đảo vế một chút : Vậy tại sao chúng ta cứ phải bàn luận khi biết rõ ý của bạn ko giống ý của tôi, người khác cũng ko thể nghĩ giống bạn và tôi cũng ko nghĩ giống ai đó?
Tiểu Siêu
Mạn phép mượn đoạn Siêu tỷ viết trên để có cớ nói (có kỳ khôi không nhi?:p )

Quan điểm của Mask khi tranh luận thì lại thế này: mình có cái lý của mình, người khác hẳn cũng có cái lý của họ. Biết cái lý của mình thì cũng nên biết cái lý của người khác. Bởi cái lý của người khác không hẳn vô bổ, mặc dù có thể nó trái ngược hẳn với cái lý của mình. Có tranh luận mới biết cái lý mình vẫn theo đúng hay sai?, hay thấy cái lý của mình còn thiếu sót chỗ nào mà bổ sung cho hoàn thiện hơn. Vì thế một vấn đề đưa ra, nếu bản thân có hứng thú, tại sao ta không tranh luận nhỉ?
Còn nếu bản thân không hứng thú với vấn đề thì miễn bàn, nhưng nếu không tranh luận chỉ vì lý do: ý mỗi người mỗi khác, ý tôi là thế, có bàn luận cũng không thay đổi nên việc gì phải bàn luận thì có phải quá cố chấp, bảo thủ?

Cũng như mở đầu cho chủ đề này bằng bài viết của Hoài Châu do Quỳnh Anh đánh máy đưa lên. Ý Siêu tỷ đưa ra xét khía cạnh nào đó cũng đúng:

Cá nhân tôi ko tán đồng với quan điểm trong bài viết của anh, nghĩa là ít nhiều tôi đã có quan điểm, nhận định riêng của bản thân tôi, hoặc tôi đã từng đọc một vài quan niệm của những người khác, và tôi tán đồng cái quan điểm những người khác kia hơn là cái quan điểm anh vừa nêu. Bây giờ tôi mang những cái quan niệm của tôi và những quan niệm mà tôi cho là hợp lý kia ra để đối luận với anh, anh dùng lý lẽ của bản thân để bảo vệ cho quan niệm của anh, thuyết phục được tôi quan niệm của anh đưa ra chuẩn xác. Nếu anh làm được việc đó thì nghĩa là anh thành công, và cuộc tranh luận của chúng ta chấm dứt. Còn không thì chúng ta sẽ cứ tiếp tục tranh luận ... Tuy nhiên, những cuộc tranh luận như thế sẽ là có ý nghĩa , bởi tôi được trao đổi trực tiếp với anh - người đưa ra những quan niệm. Đằng này một người khác mang ý niệm của anh ra để cho tôi và mọi người tranh luận và trao đổi thì e... hơi mất thời gian mà cũng chẳng đi tới đâu. Cứ một người vào nói ko tán đồng, diễn giải, rồi một người khác vào lại phản lại ý của người kia... cứ như vậy thì tranh luận đến bao giờ? Trong khi người lý ra tôi muốn trao đổi và cần được nghe giải đáp là anh- tác giả- thì lại ko hay. Cái này tạo cảm giác như là cái chính thì với không tới mà chỉ mải lo mấy cái râu ria...
nhưng sao lại không thể nhìn thoáng, nhìn nhận như ý của Quỳnh Anh đưa ra: vấn đề được bàn là "quan niệm về văn chương lành mạnh", bài của Hoài Châu cũng chỉ là một quan niệm trong số nhiều quan niệm mọi người đưa ra về vấn đề "Văn Chương lành mạnh"?, và Hoài Châu hiện thời đi vắng, không có ở đây để tham gia bàn luận về quan niệm của mình, đâu cần chia ra anh chính, anh phụ!

Quan niệm về văn chương lành mạnh là thế nào thì Mask không nói nữa vì có Cô huynh nói giùm rồi :p
(Có ai đã đọc truyện của Mạc Ngôn (Trung Quốc) chưa? Cho Mask hỏi chút?:D )

Lý Thám Hoa
02-12-2004, 17:44
À Mask, lão Diệp ấy chỉ tóm tắt giùm Hoài Châu thôi, để mọi người đừng đi lạc. :D

Mà nhìn lại cũng không phải của HC vì cái ý tưởng này đã có lâu rồi. Tranh cãi tùm lum ở các văn đàn để tìm ra xu hướng mới cho văn chương, bắt kịp tiến triển của xã hội. HC cũng chỉ là người biểu lộ quan điểm của mình chứ không là người khai sáng ý tưởng. Dù sao thì cũng rất đáng để bàn luận, nêu ra quan điểm. Vì bài viết của HC là nêu ra cả 1 hệ tư tưởng cũng như thị hiếu của độc giả thời nay (đương nhiên bao gồm cả chúng ta nữa), chứ không chỉ rõ cụ thể tác phẩm nào.

...................
(Có ai đã đọc truyện của Mạc Ngôn (Trung Quốc) chưa? Cho Mask hỏi chút? :D )
:D ;)

Tiểu Siêu
02-12-2004, 20:48
Ý Siêu tỷ đưa ra xét khía cạnh nào đó cũng đúng:nhưng sao lại không thể nhìn thoáng, nhìn nhận như ý của Quỳnh Anh đưa ra: vấn đề được bàn là "quan niệm về văn chương lành mạnh"Ui ! Hiền muội chớ quay sang tỷ như vậy chứ :(, tỷ sợ rùi nè. Hmm... để tỷ trả lời cho hiền muội rõ nhe. Tỷ ko thể nhìn nhận thoáng như Quỳnh Anh, bởi Quỳnh Anh là Quỳnh Anh và tỷ là tỷ, nếu như tỷ đồng nhất với quan điểm của Quỳnh Anh, há hiền muội còn phải post những dòng trên nữa? Cũng như tỷ đâu phải ngồi repl những dòng này?! Đúng ko nào? :)
Có tranh luận mới biết cái lý mình vẫn theo đúng hay sai?, hay thấy cái lý của mình còn thiếu sót chỗ nào mà bổ sung cho hoàn thiện hơn. Vì thế một vấn đề đưa ra, nếu bản thân có hứng thú, tại sao ta không tranh luận nhỉ?Còn nếu bản thân không hứng thú với vấn đề thì miễn bàn, nhưng nếu không tranh luận chỉ vì lý do: ý mỗi người mỗi khác, ý tôi là thế, có bàn luận cũng không thay đổi nên việc gì phải bàn luận thì có phải quá cố chấp, bảo thủ?:) Tỷ vẫn phải dùng lại một câu, mỗi người đều có quan niệm riêng (câu này nói ra ko phải là cố chấp và bảo thủ đâu hiền muội). Với chủ đề này, như đoạn cuối của 2 post trước tỷ đã nói , tỷ chỉ dừng lại ở tính chất đọc và tham khảo :) ( quan điểm của tỷ ở việc đọc nội dung bài viết quan niệm của tác giả Hoài Châu, chứ ko phải đánh giá quan điểm của tác giả Hoài Châu - vấn đề này tỷ chưa hề đề cập tới). Nên ko nên nói cũng như lý giải với tỷ chuyện tác dụng của các cuộc tranh luận là gì :).
Tỷ cũng xin nhắc thêm một ý nữa, cái này mong mọi người chớ nhầm lẫn :
cái lý của người khác không hẳn vô bổCái sự "hơi mất thời gian" tỷ đã nhắc ở post trước ko đồng nghĩa với chuyện ý kiến tham gia của mọi người là vô bổ :). Hix... tỷ đâu có dám phán liều lĩnh như vậy hiền muội? :?
Ôi thôi, tỷ chạy đi chỗ khác đây, ko nấn ná ở đây nữa :(.
Tiểu Siêu

Quận Chúa Quỳnh Anh
03-12-2004, 00:44
Ko phải tiêu đề là cái được đúc rút ra từ nội dung sao Quỳnh Anh? Vậy bạn có đi theo cái nội dung của tác giả Hoài Châu không ? Chúng ta không hề trích dẫn một đoạn trích nào của tác giả , bởi vì nội dung trong bài viết của ông ta , là quan niệm của ông ta chứ không phải của mỗi người ( trong đó có tôi và bạn ) , một cái tiêu đề thôi đủ khối chuyện để bàn luận .

Lấy một ví dụ nhé, Quỳnh Anh chắc hẳn đã từng mua hoa tặng sinh nhật bạn rồi, chắc cũng biết trong một bó hoa thường người bán hoa hay điểm xuyết một chút hoa, chút lá khác nhằm tôn bông hoa chủ đạo lên. Vấn đề này cũng như vậy thôi. Lấy hoa ra so sánh cho thi vị một chút, để thấy rằng, có những quan điểm đọc xong cảm thấy khá lý thú, khá phấn khích. Nhưng cũng có những ý kiến tham gia tranh luận, đọc xong phải nhăn mặt chán ngán. Trong một bài tranh luận, ko phải ý kiến nào đưa ra cũng khiến đề tài ấy phong phú.Nói về hoa thì hơi lạc đề chút , bởi QA muốn đính chính cái thí dụ của bạn . QA không có giống như bạn nói đâu , thôi thì cứ xem như mỗi người một ý vậy nha ! Tôi mua hoa , là tôi chúa ghét ai lẫn lộn những bông hoa khác vào cái bó hoa của tôi , khi tôi mua một loài hoa nào , tặng cho ai , vào những dịp nào tuỳ theo hoàn cảnh để bó hoa đi kèm với ý nghĩa của người nhận và người tặng . Tôi thích như vậy , mỗi một loài hoa có vẽ đẹp riêng của nó , không cần điểm xuyến chi , mất công hoa mắt ( mỗi người một ý nên bạn cũng không cần phải đề cập tới cái vấn đề này với QA nữa nha ! ).
Mỗi khi bàn luận bạn không nhận ra một điều rằng , nếu những quan điểm nào cũng hoàn hảo quá , cũng tuyệt quá thì .... đối với QA sẽ chán như con gián . Khi bạn tiếp nhận một quan điểm nào mà khiến bạn đến nỗi nhăn mặt , chán ngán , vậy thì bạn không nhận thấy rằng , nó đang điểm xuyến thêm cho những quan điểm hoàn hảo kia sao ?( mượn ý của bạn ) Không thể tuyệt đối được đâu bạn ạ ! Mặt nào cũng vậy , chúng ta tiếp nhận ( nói vui chút nha là chơi luôn ) , cả anh tệ , cả anh giỏi . Nếu không như vậy thì sao có cơ hội cho anh giỏi trổ tài và sao có cơ hội cho anh tệ kiếm chút kinh nghiệm tí như QA chẳng hạn là lá la [I]

Tôi mượn câu cuối này của Quỳnh Anh, nhưng thay một từ và đảo vế một chút : Vậy tại sao chúng ta cứ phải bàn luận khi biết rõ ý của bạn ko giống ý của tôi, người khác cũng ko thể nghĩ giống bạn và tôi cũng ko nghĩ giống ai đó?


Vậy thì bàn luận chi trùi , nhờ nó khác mới bàn luận vui hết biết đó , chứ anh nào cũng giống anh nào , chị nào cũng giống chị nào thì eo ôi , mạnh ai nấy post lên quan điểm của mình như trả bài đi , xong rồi đi ra là hết việc . Ủa , QA chắc đi lạc chỗ rồi hả he he

chiatayroiemcobuonkhong
31-12-2004, 10:30
Văn chương lành mạnh đâu phải noi một cái là có được một tiêu chuẩn rõ ràng mà phán xét được. Chúng t cần phải có tinh thần nghiêm túc chứ. Không thể nói chung chung như vậy được.
Theo tại hạ thì văn chương lành mạng chỉ cần đáp ứng được yêu cầu về nghệ thuật, tính nhân văn, cái đẹp, sức nặng giáo dục, và sức sống cảu nhân vật là đủ.