PDA

View Full Version : THƯƠNG TRƯỜNG NHƯ CHIẾN TRƯỜNG.


LSB_KhaHan
08-04-2004, 02:34
http://images3.us.tintucvietnam.com/Uploaded/diep/Bialaser.jpg
Bia Laser, một loại bia tươi đóng chai của Việt Nam, đang bị các đại gia trong làng bia thế giới chèn ép ngay tại thị trường Việt Nam và đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các đại gia này . Một lãnh đạo của công ty Tân Hiệp Phát , công ty sở hữu nhãn hiệu bia Laser, đã kêu cứu .

Các cửa hàng, quán bia, đại lý... nói trên không "dám" nhận bán hàng cho bia Laser; thậm chí còn không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser ngay tại cơ sở kinh doanh của họ. Ông Thanh cho biết các nhãn hiệu như Tiger, Heineken và Bivina của công ty Liên doanh nhà máy bia Việt Nam là những nhãn hiệu cạnh tranh trực tiếp đối với bia Laser.
Công ty liên doanh buộc các đại lý, quán bia, cửa hàng... ký hợp đồng độc quyền đối với nhãn hiệu Tiger, Heineken và Bivina với điều kiện ràng buộc là không được bán, trưng bày, giới thiệu, tiếp thị... hay nhận chiêu thị nữ cho bất kỳ thương hiệu bia nào khác. Bù lại các đại lý , cửa hàng, quán bia... được công ty tài trợ từ 50 triệu đến vài ba trăm triệu đồng/năm để sẵn sàng ngăn cản chiến dịch "đi trước một bước" của Laser ở bất kỳ nơi đâu cho dù thành phố hay các tỉnh.
"Đây là kiểu cạnh tranh không lành mạnh và việc tài trợ nhằm mục đích phong tỏa các quán, không cho các thương hiệu bia khác tiếp cận được với khách hàng, không phát triển được sản xuất và buộc họ phải thua cuộc khi chưa kịp cạnh tranh gì trên thị trường theo đúng nghĩa của nó", ông Thanh đã bức xúc phát biểu trong cuộc họp về luật cạnh tranh.

Ngay sau khi xuất hiện trên thị trường bằng chương trình "Tuần lễ bia Laser", với chiêu thức uống miễn phí tại các quán ăn và nhà hàng ở TP.HCM, bia Laser đã bị các đại gia "dập" đến mức không quán bia nào dám đưa Laser vào kinh doanh. Không những thế, để "cảnh cáo" các quán nhậu và cửa hàng khác, một quán nhậu trên đường Trần Phú đã bị công ty liên doanh kiện ra tòa vì dám bán bia Laser. Vụ kiện hiện đang được cơ quan pháp luật xử lý nhưng xem ra chủ quán khó lòng tránh được rắc rối.

Bia Laser bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ đầu năm nay bằng hàng loạt các mẩu quảng cáo khá ấn tượng và liên tục trên truyền hình, tạo dấu ấn ngay đối với người tiêu dùng và là mối đe dọa của các đại gia nước ngoài. Sự xuất hiện theo phong cách hiện đại của bia Laser cũng là một lời "tuyên chiến" đối với các loại thương hiệu bia có mặt trên thị trường Việt Nam.
Liệu hành vi cạnh tranh của công ty liên doanh bia đề cập ở trên có đúng pháp luật hay không? Câu trả lời vẫn chưa có vì Việt Nam chưa có Luật Cạnh tranh. Một số quốc gia chấp nhận hình thức cạnh tranh này, song cũng có nước cho rằng cá lớn không được lợi dụng tiềm lực tài chính để "nuốt" cá bé.Theo VietNamNet
Trên đây cũng chỉ là 1 trong nhưng câu chuyện trên thương trường, việc cá lớn nuốt cá bé đó là điều hiển nhiên, nhưng trên thế giới hàng năm chó hàng nghì công ty xụp đổ & cũng có hàng nghì con cá bé lại bơi ra biển khơi. Phải chăng thương trường k dành chỗ cho sự nhân đạo ? Để rồi mỗi cá thể trong Xh khi bơi ra biển khơi lại khoác trên mình 1 thứ lá chắn cho phù hợp với cái gọi là thương trường ?

happyghost
09-04-2004, 06:22
Trên đây cũng chỉ là 1 trong nhưng câu chuyện trên thương trường, việc cá lớn nuốt cá bé đó là điều hiển nhiên, nhưng trên thế giới hàng năm chó hàng nghì công ty xụp đổ & cũng có hàng nghì con cá bé lại bơi ra biển khơi. Phải chăng thương trường k dành chỗ cho sự nhân đạo ? Để rồi mỗi cá thể trong Xh khi bơi ra biển khơi lại khoác trên mình 1 thứ lá chắn cho phù hợp với cái gọi là thương trường ?
thương trương ư nó chỉ ranh cho ai có í chí và quết tâm tất nhiên nó cùng cần một chút may mắn vè thời vận cũng như anh hùng sinh thời loạn chớ anh hùng sinh thời bình thì biết thi thố ở đâu ha ha ha

thuongthienphatac
09-04-2004, 09:47
nếu nó ngon thì nó vẫn sẽ có người uống.
nếu nó đã chất lượng thật sự tại sao không dám bảo trợ cho các của hàng đại lý kia nhiều hơn các hãng khác để bán bia laser.
Chẳng qua laser của VN chắc cũng lỏm thôi.

LSB_KhaHan
12-04-2004, 02:00
Tôi k cùng suy nghĩ với thuongthienphatac ,có hàng hoá tốt mà cách truyền bá k tốt thì cũng chỉ là con số k thôi bạn ạ. Để tạo 1 sản phẩm là khó nhưng để lưu thông trên thương trường thì cần phải phát triển thị trường phải k nhỉ ??? Bây giờ k còn cái thời chỉ cần chất lươngụ là đỉ cao nữa rồi cái đóchỉ là 1 trong nhưng yếu tố quan trong để tạo thành công 1 sản phẩm có thể lưu hanh được trên thị trường mà thôi.
(theo suy nghĩ của KH là như vậy.) :hmm:

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 12:11
Tôi k cùng suy nghĩ với thuongthienphatac ,có hàng hoá tốt mà cách truyền bá k tốt thì cũng chỉ là con số k thôi bạn ạ. Để tạo 1 sản phẩm là khó nhưng để lưu thông trên thương trường thì cần phải phát triển thị trường phải k nhỉ ??? Bây giờ k còn cái thời chỉ cần chất lương là đủ cao nữa rồi cái đóchỉ là 1 trong nhưng yếu tố quan trong để tạo thành công 1 sản phẩm có thể lưu hanh được trên thị trường mà thôi.
(theo suy nghĩ của KH là như vậy.) :hmm:

Khả Hân muội, suy nghĩ của muội đã được khẳng định rồi :)

Là một nhà kinh doanh, đường đi cơ bản nhất thiết phải như sau: Định hình sản phẩm (kế hoạch) --> Hoạch định thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh --> Phương pháp tiếp cận khách hàng và những phản ứng phụ --> Sản xuất hoặc tung thành phẩm ra thị trường --> Dịch vụ hậu mãi & bảo hiểm.

Do đó có thể thấy khâu sản xuất ra một sản phẩm là bước đi sau cùng. Một sản phẩm cho dù tốt đến mấy nhưng không có kế hoạch marketing hoặc không nắm bắt thị hiếu thì cũng chỉ để cho chủ nhân dùng thôi.

Ví dụ: Ở Hạ Long, không phải đơn giản hay ngẫu nhiên mà những nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào. Cho dù đây là 1 danh thắng của thế giới và không bàn cãi gì về vẻ đẹp (ở đây được xem như chất lượng sản phẩm).
Những international standard hotels như Heritage - Halong Plaza... sau khi khánh thành ít lâu thì bắt đầu có dự án cải tạo thành phố và cho làm lại toàn bộ tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
Nếu không biết trước những dự án thuộc tầm chính phủ này thì thử hỏi ai dám đổ vài chục triệu Mỹ kim vào Hạ Long cho dù có đẹp đến đâu. Hiện nay Động Phong Nha của Qủang Bình cũng bắt đầu tiếp bước Hạ Long... và rõ ràng khi con đường trở nên dễ dàng hơn thì du khách kéo về những nơi này nhiều hơn gấp bội so với những con số cũ.

Tóm lại, khi đã có sản phẩm bày bán trên thị trường mà vẫn không biết mình đang bán cho đối tượng nào, chỉ tiêu bao nhiêu, những sản phẩm cạnh tranh ra sao, tương lai sẽ có kế hoạch hoặc thay đổi gì...etc Thì xem như chủ nhân của sản phẩm đó chỉ có nước nhảy lầu vì phá sản.

Cũng vì vậy ngành kinh doanh mới xuất hiện từ "Gia công", tức chỉ đơn thuần là sản xuất cho người khác mà không cần quan tâm đến những yếu tố nêu trên. Và cũng vì vậy mới xuất hiện những loại hình "Tư vấn kinh doanh" hoặc "công ty dịch vụ", tức là dựa vào 1 sản phẩm đã có sẵn mà kinh doanh theo phương thức của mình.

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 12:15
Trong ngành kinh doanh có 1 câu chuyện vui :

- Bạn có biết tại sao trứng gà lại đắt hơn trứng vịt trong khi lại bé hơn không ?
- Vì nhiều bổ dưỡng hơn ?
- Chưa chắc !
- Vì trứng gà ngon hơn ?
- Cũng chưa chắc !
- Vậy thì tại sao ?
- À, là vì khi đẻ trứng con gà mái thường kêu "cục tác" rất to trong khi con vịt thì không. Vậy trứng gà đắt 1 phần là do có cộng thêm chi phí quảng cáo.

Đây chỉ là câu chuyện vui, trở lại với thực tế :

- Tại sao người ta bỏ ra những khoản tiền lớn để mua đồ của CK, Pierre Cardin, Polo... Trong khi chưa chắc đã tốt hoặc đẹp hơn đồ Việt Thắng - Việt Tiến với giá cách biệt xa vời ?
- Tại sao người ta mua những xe gắn máy của Nhật với giá rất đắt và coi thường những loại xe của Hàn Quốc với giá rẻ hơn nhiều ? Trong khi mẫu mã của Nhật chưa chắc đã hơn Hàn Quốc. Vì độ bền ư ? Cũng có thể, nhưng bạn có dự định xử dụng 1 chiếc xe gắn máy trong 10-15 năm cho đến khi nó mục nát ? Xe Nhật nếu có độ bền 10 năm thì Hàn Quốc cũng phải tương đương 7 năm. Chẳng lẽ đây là yếu tố để bạn lựa chọn xe Nhật ? Chắc là không phải.
- Tại sao khi vào quán nhìn một chàng uống bia Heineken thì có vẻ oai phong hơn chàng khác uống 333 ?
- Tại sao cùng 1 sản phẩm nhưng Nhật Bản và 1 số quốc gia lại có 2 loại: Hàng Nội Địa và Hàng chỉ dùng cho xuất khẩu ?
- ....

Nhiều câu hỏi nữa, nhưng chỉ duy nhất 1 câu trả lời: Thị Hiếu, Thói Quen & vấn đề Thương Hiệu.
Đây cũng là nơi phát sinh ra từ "Đua đòi" và các nhà kinh doanh đã khai thác triệt để ...

Hẹn khi khác bàn tiếp :P

Sakura
13-04-2004, 19:13
Tiểu muội cũng còn nhỏ nên tiểu muội cũng chỉ biết qua loa về mấy cái này. Người ta vẫn có câu "thương trường như chiến trường" hay "kẻ mạnh là người thắng", có bao nhiêu người tự tử vì phá sản, vì thua lỗ và cái "cá lớn nuốt cá bé" là điều đương nhiên. Chắc mọi người cũng biết dùng vốn để xây dựng một công ty thì cũng không phải dễ nhưng làm sao để duy trì nó cùng tồn tại thì càng khó hơn. Nó dựa vào bản lãnh của người quản lí và đường lối dẫn dắt công ty của người đó.
Trở lại các sản phẩm, tại sao mọi người đổ xô đi mua hàng ngoại nhập mà lại bỏ qua các sản phẩm của chính nước mình sản xuất ? :(
Muội thiết nghĩ đó là do người dân ta luôn quan niệm đồ ngoại nhập là đồ tốt, đồ bền và cái câu "đắt nhưng lại là đắt rẻ" có cũng không phải là không có lý do. Hầu hết đồ dùng, sản phẩm qua tay người tiêu dùng, lưu hành trên thị trường thì giám khảo chính là người tiêu dùng. Và người này dùng thấy tốt sẽ nói với những người khác, hay dùng thấy dở cũng đi "buôn" với nhau. Đấy giống như là cách truyền miệng hay chính xác hơn chính là nhằm quảng cáo cho sản phẩm.

LSB-VanThang
14-04-2004, 02:33
Điều này là đương nhiên thôi mà Khả Hân muội :D HIện nay VN cũng có hướng phát triển kinh tế thị trường nên việc cá lớn nuốt cá bé là thành phần của thị trường thôi. Tuy nhiên huynh nghĩ VN nên ra thêm các luật kinh tế để bảo vệ sản phẩm trong nước. Thí dụ ở Mỹ có rất nhiều luật kinh tế bảo vệ cho các công ty nội địa không bị hàng ngoại chèn ép. (Thí dụ năm 2002 Mỹ tăng thuế sắt nhập khẩu rất cao nhằm bảo vệ ngành thép ở Mỹ.)
Một điều đáng nói nữa là ý thức của người dân Vn vẫn chuộng hàng ngoại. Thương hiệu VN chẳng ai xem ra gì. Điều này cũng một phần do đa số sản phẩm Vn sản xuất còn thiếu chất lượng, làm người dân tư duy đồ nội địa loại nào cũng kém chất lượng bất kể loại hàng đó có kém chất lượng thật hay không.

LSB-Mat_naDH
15-04-2004, 15:29
Một điều đáng nói nữa là ý thức của người dân Vn vẫn chuộng hàng ngoại. Thương hiệu VN chẳng ai xem ra gì. Điều này cũng một phần do đa số sản phẩm Vn sản xuất còn thiếu chất lượng, làm người dân tư duy đồ nội địa loại nào cũng kém chất lượng bất kể loại hàng đó có kém chất lượng thật hay không.

Cái lối tư duy này quả thật mấy năm trước là thế,hiện tại đã có rất nhiều người nhìn nhận các mặt hàng trong nước mình sản xuất tốt ,giá cả lại rẻ hơn so với hàng nhập ngoại ,các doanh nghiệp cũng đã cải thiện,nâng chất lượng của sản phẩm lên nhưng tại sao nhiều người vẫn thích dùng hàng ngoại hơn?...ngoài trừ những người đua đòi,sính hàng ngoại ra chủ yếu là do các doanh nghiệp nước ta chưa thật sự chú trọng vào khâu marketing,đưa sản phẩm đến gần người tiêu thụ hơn ,có để ý đến việc quảng bá sản phẩm nhưng mới chỉ ở mức độ cho là có ,khá nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu hết lợi ích cũng như việc marketing sản phẩm như thế nào,trong khi các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng vào khâu marketing,tìm mọi cách quảng cáo để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng chính vì thế mà rất nhiều đồ nội bị đồ ngoại lấn át mặc dù chất lượng thì như nhau mà giá thành đồ ngoại lại đắt hơn .Thế nên để người mình dung đồ mình nhiều hơn thì mỗi doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải cực chú trọng đến khâu marketing...

Trở lại cái câu hỏi của Khả Hân:"Phải chăng thương trường k dành chỗ cho sự nhân đạo ",cái này thì hẳn đúng rồi nhưng thực chất chỉ ở mức nào đó thôi ,các luật kinh tế chính là phần nào biểu hiện của cái gọi là tình người ở đây,có rất nhiều luật như luật chống phá giá ,luật chống độc quyền,chống ăn cắp bản quyền,ý tưởng...những luật này là để hạn chế việc cá lớn nuốt cá bé đó ...còn chuyện hàng ngàn công ty bị sụp đổ mỗi năm ,cái này phải nói là do sản phẩm của họ ko đáp ứng nổi nhu cầu,thị hiếu của người tiêu dùng và ko có hoặc ko đúng trong phướng hướng phát triển sản phẩm của mình như LTH huynh viết:...Tóm lại, khi đã có sản phẩm bày bán trên thị trường mà vẫn không biết mình đang bán cho đối tượng nào, chỉ tiêu bao nhiêu, những sản phẩm cạnh tranh ra sao, tương lai sẽ có kế hoạch hoặc thay đổi gì...etc Thì xem như chủ nhân của sản phẩm đó chỉ có nước nhảy lầu vì phá sản. ..
Thêm nữa như ý VT huynh viết ở bài của mình,luật kinh tế của VN còn thiếu nhiều,có nhiều kẽ hở có thể để cho các doanh nghiệp lợi dụng nên việc bia Laser của VN chắc sẽ còn phải giải quyết lâu dài mới xong,luật ko có hay có chưa đủ thì xử kiểu gì,kiểu như đi cuốc đất mà quên mang cuốc,mà một mặt hàng bị ngừng trong một thời gian dài thì sẽ kéo theo rất nhiều những thiệt hại xung quanh nó ...

LSB_KhaHan
15-04-2004, 18:55
- Tại sao người ta bỏ ra những khoản tiền lớn để mua đồ của CK, Pierre Cardin, Polo... Trong khi chưa chắc đã tốt hoặc đẹp hơn đồ Việt Thắng - Việt Tiến với giá cách biệt xa vời ?
- Tại sao người ta mua những xe gắn máy của Nhật với giá rất đắt và coi thường những loại xe của Hàn Quốc với giá rẻ hơn nhiều ? Trong khi mẫu mã của Nhật chưa chắc đã hơn Hàn Quốc. Vì độ bền ư ? Cũng có thể, nhưng bạn có dự định xử dụng 1 chiếc xe gắn máy trong 10-15 năm cho đến khi nó mục nát ? Xe Nhật nếu có độ bền 10 năm thì Hàn Quốc cũng phải tương đương 7 năm. Chẳng lẽ đây là yếu tố để bạn lựa chọn xe Nhật ? Chắc là không phải.
- Tại sao khi vào quán nhìn một chàng uống bia Heineken thì có vẻ oai phong hơn chàng khác uống 333 ?
- Tại sao cùng 1 sản phẩm nhưng Nhật Bản và 1 số quốc gia lại có 2 loại: Hàng Nội Địa và Hàng chỉ dùng cho xuất khẩu ?
- ....
Đây là hiện tượng của quảng cáo thương hiệu & chủ yếu người ta mua hàng qua cái gọi là thương hiệu. Để xây dựng 1 thương hiệu cho sản phẩm là vấn đề làm nhiều nhà kinh doanh phải suy nghĩ vì vậy mà có khá nhiều người quay ra bán các thương hiệu, người bán thương hiệu thì đã kiếm chác tương đối cho những gì mình bỏ ra còn người mua thì chấp nhận mua vì giá mua thương hiệu còn rẻ hơn so với cái giá tạo dựng mới 1 cái thương hiệu.

LSB-Manowar-meomeo
16-04-2004, 16:10
Kinh doanh giống như ăn cắp vậy, làm thế nào để người ta không biết mình đang lấy đi tiền của người ta? Làm thế nào để người ta bị lừa, tin vào những điều mình nói không chút băn khoăn? Làm thế nào bán hàng chất lượng kém với giá cực đắt??? Thế đấy.
Tớ không phải là một người rành về chuyện kinh doanh, cnàg không có máu làm giàu nhờ chuyện buôn bán, thành thử cũng chẳng biết gì nhiều mà nói với các đồng chí, nhưng tớ nghĩ thế này : Nếu tớ muốn thành công trong một chuyện gì đấy thì tớ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để làm được nó, ai cũng có suy nghĩ như vậy thôi, phải không?

LSB-ThuyDuong
16-04-2004, 17:30
Kinh doanh giống như ăn cắp vậy, làm thế nào để người ta không biết mình đang lấy đi tiền của người ta? Làm thế nào để người ta bị lừa, tin vào những điều mình nói không chút băn khoăn? Làm thế nào bán hàng chất lượng kém với giá cực đắt??? Thế đấy.
Tớ không phải là một người rành về chuyện kinh doanh, cnàg không có máu làm giàu nhờ chuyện buôn bán, thành thử cũng chẳng biết gì nhiều mà nói với các đồng chí, nhưng tớ nghĩ thế này : Nếu tớ muốn thành công trong một chuyện gì đấy thì tớ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để làm được nó, ai cũng có suy nghĩ như vậy thôi, phải không?

Tớ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn ư? Còn tùy thuộc cái việc tớ muốn thành công là việc gì, và mức độ tớ muốn đến đâu. Có những thứ tớ muốn, tớ phải cố gắng để đạt, nhưng trong khuôn khổ quan niệm về đạo đức của tớ.
Kinh doanh giống như chiến trường, có lẽ đúng. Nhưng ở 1 xã hội văn minh với 1 hệ thống luật pháp đủ tinh vi, thì không hoàn toàn cá lớn nuốt cá bé được. Có luật về cạnh tranh, có luật chống phá giá, có luật về lao động, có luật bảo vệ người tiêu dùng v.v. Kinh doanh giống như 1 cuộc đấm bốc thì đúng hơn, người ta có thể ra đòn nặng nhưng phải đúng luật.
Tất nhiên luật pháp bao giờ cũng đi sau thực tế 1 bước. Và những dối trá thì không thể loại trừ.
Song 1 nhà kinh doanh với chiến lược lâu dài chứ không chụp giật thì không thể XD hình ảnh của mình chỉ bằng những dối trá. Có 1 câu của các cụ về chuyện chữ tín trong làm ăn, giới KD chụp giật xứ Việt bây giờ không nghe, nhưng chưa có ai trong số họ thật sự thành đại gia đúng nghĩa cả.

Đồng chí này có lẽ thích nghe Manowar? Tớ cũng thích.

LSB-Manowar-meomeo
16-04-2004, 17:41
Tớ vẫn nghĩ là kinh doanh là ăn cướp. Nếu tớ mà kinh doanh, chắc chắn như những người khác, tớ muốn bán được hàng, chẳng cần biết hàng của tớ và của họ ai hơn, ai kém thế nào, sản phẩm của mình, ai mà chẳng nghĩ là nhất?
Đối với cạnh tranh lành mạnh, tức là anh làm tốt hơn tôi, năng xuất hơn tôi, sản phẩm tốt, đẹp, rẻ... thì anh hơn tôi là điều đương nhiên, và việc mà tôi cần làm là cải tiến sản phẩm của mình.
Nhưng tớ vẫn sẽ dùng thủ đoạn, bất kể thủ đoạn gì để đạt được mục đích, vì đó là việc dễ làm , hiệu quả và thành công nhanh nhất.
Đấy có phải là tiêu chí của kinh doanh không?

bibi
17-04-2004, 00:11
Đối với cạnh tranh lành mạnh, tức là anh làm tốt hơn tôi, năng xuất hơn tôi, sản phẩm tốt, đẹp, rẻ... thì anh hơn tôi là điều đương nhiên, và việc mà tôi cần làm là cải tiến sản phẩm của mình.
Nhưng tớ vẫn sẽ dùng thủ đoạn, bất kể thủ đoạn gì để đạt được mục đích, vì đó là việc dễ làm , hiệu quả và thành công nhanh nhất.
Đấy có phải là tiêu chí của kinh doanh không?

Người ta nói đi đêm nhiều sẽ có ngày gặp ma... thương trường như 1cái chiến trường & nó cũng khốc liệt không kém gì với chiến trường súng lửa. Kẻ mạnh sẽ độc chiếm kẻ yếu & lẽ dĩ nhiên là phải dùng đến mưu trí để tìm đến sự thành công nhưng k phải thế mà bất chấp tất cả như đánh 1canh bạc. Đi buôn là phải có lãi đó là lẽ thường.
Mà bạn quan niệm thế nào là ăn cướp vậy ??? :hmm:

Lý Thám Hoa
18-04-2004, 07:26
- Thương trường như Chiến trường là chuyện đương nhiên rồi. Khoan bàn đến những thủ thuật, mánh khoé triệt hạ nhau giữa các hãng... Chỉ cần dấn thân vào thương trường trên cương vị 1 ông chủ, dưới tay có từ vài đến vài chục nhân viên và mỗi quyết định của mình đều ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần-vật chất của những người đó... thì có khác gì một quốc vương đang điều hành, cai trị 1 tiểu quốc của riêng mình.

- Sự khốc liệt của thương trường lại là một việc đương nhiên nữa và trong phạm trù nhất định, tính khốc liệt này không chỉ hiện diện ở thương trường. Bởi vì khi đã đụng chạm đến quyền lợi của nhau thì ngay cả những người thân trong gia đình vẫn có thể tàn sát lẫn nhau, không nhất thiết chỉ ở thương trường nơi đầy dẫy những lợi lộc, cạm bẫy...
Ví dụ: Trong nhà có 2 anh em vốn chẳng thích nhau lắm nhưng vì chung huyết thống nên vẫn tạo mặt vui vẻ đối xử nhau. Cho đến khi 1 trong hai người biết rằng số gia sản thừa kế mà người kia được hưởng nhiều hơn mình do hay buông lời dèm pha mình với cha mẹ...etc. Thì ngay lúc đó cho dù có kềm chế được mà bỏ qua nhưng cái mầm phản ứng và ganh ghét đã xuất hiện, chỉ chờ cơ hội là bùng phát. Mà khi bùng phát thì huyết nhục tương tàn cũng là chuyện không có gì ngạc nhiên... Xã hội thời nào cũng đầy dẫy những chuyện như vậy.

Do đó, cái "khốc liệt" ở đây không được tạo ra bởi thương trường mà là do chính tâm ma của mỗi người. Cuộc chiến giữa 2 công ty có quy mô lớn hay nhỏ đều tùy thuộc vào tâm ma của 2 người chủ, không hoàn toàn do yếu tố "thương trường" quyết định. Cũng không có chuyện "Thương trường là phải như thế".

- Cá lớn nuốt cá bé trong kinh doanh : Có đôi điều ngộ nhận về cụm từ này. Thương trường như một đại dương, nơi cả cá lớn và cá bé đều có chức phận cũng như giới hạn của riêng mình, đều tồn tại cùng thời gian như 1 quy luật của thiên nhiên... Đại dương nào cũng có cá lớn và cá bé.

Trở lại chuyện kinh doanh, những "cá bé" bị nuốt bởi "cá lớn" là do chính bản thân những chú cá đó (nạn nhân) không nghĩ rằng mình "bé" cho đến khi bị nuốt vì đã tuyên chiến hoặc có dự định chia chác quyền lợi với những "cá lớn" !

Một con cá lớn sẽ không còn "lớn" nữa khi xung quanh nó không có những "cá bé" để so sánh và thực chất thì cho dù có "lớn" bao nhiêu, con cá đó cũng không thể một mình và ôm hết đại dương vào lòng. Cũng như 1 khách sạn mini tồi tàn nằm ngay cạnh 1 khách sạn 5 star vẫn sống khoẻ mà không sợ bị con cá lớn bên cạnh nuốt chửng, bởi vì ông 5 sao kia có ý định nuốt cái mini hotel đó đâu vì nuốt xong cũng chẳng biết làm gì với số khách hàng trị giá 10USD/nite/person của con cá bé kia. Cho đến khi người chủ của mini htl sính cường mà tung thêm tiền xây lại htl của mình thành 1 hotel 5 star và có ý đồ cạnh tranh với người láng giềng... Lúc đó thì sẽ có chiến tranh nhưng khi này thì chẳng còn cá nào "bé" cả !

Tóm lại, thương trường như một chiếc bánh kem trong bữa tiệc nơi mỗi người tham dự đều có phần của riêng mình. Chỉ cần tìm đúng cái phần phù hợp với mình thì lo gì chuyện người khác giành mất.

Lý Thám Hoa
18-04-2004, 07:29
Để xây dựng 1 thương hiệu cho sản phẩm là vấn đề làm nhiều nhà kinh doanh phải suy nghĩ vì vậy mà có khá nhiều người quay ra bán các thương hiệu, người bán thương hiệu thì đã kiếm chác tương đối cho những gì mình bỏ ra còn người mua thì chấp nhận mua vì giá mua thương hiệu còn rẻ hơn so với cái giá tạo dựng mới 1 cái thương hiệu.

Với những thương hiệu thành công thì không có chuyện bán đi. Chỉ là nhận thêm "đại lý" và bản thân đại lý đó khi nào còn khoác chiếc áo của công ty mẹ thì vĩnh viễn chỉ là thành viên...

Xã hội tuy luôn nói "bình đẳng" nhưng thực chất lúc nào cũng tồn tại nhiều giai cấp khác nhau và người ta luôn tìm mọi cách để chứng minh giai cấp và địa vị của mình. Do đó mới có những bộ complet quý tộc, những điện thoại dành cho giám đốc, những trang sức cho các phu nhân...

Chẳng hạn hãng đồng hồ danh tiếng Omega hoặc Longines của Thụy Sỹ có những sản phẩm rất mắc với giá trên trời mà vẫn không đủ hàng để bán. Vì những hãng này mỗi năm chỉ tung ra vài chục sản phẩm và những sản phẩm đó nhằm vào đối tượng quý tộc, hoàng gia... Có nhiều người là triệu phú ôm cả núi tiền vẫn không sao đeo được 1 chiếc Omega dành riêng cho Hoàng tộc... Do đó, giá trị của những món hàng này không còn đơn thuần là giá cả nữa.

Sự háo thắng và tính sĩ diện tồn tại trong mỗi con người bất kể thành phần đã giúp các nhà kinh doanh làm giàu. Người ta đi xe Nhật Bản không phải vì nó tốt hơn Hàn Quốc mà chỉ là do "đắt hơn" và cảm thấy "sướng" khi ngồi lên chiếc xe trị giá vài chục ngàn Mỹ kim và nhìn sang thằng bạn đi xe Korea chỉ khoảng vài ngàn. Một thiếu nữ ngồi sau một anh chạy @ vẫn thích chí hơn ngồi sau 1 anh đi Dealim ... :(

Lý Thám Hoa
18-04-2004, 07:35
Kinh doanh giống như ăn cắp vậy, làm thế nào để người ta không biết mình đang lấy đi tiền của người ta? Làm thế nào để người ta bị lừa, tin vào những điều mình nói không chút băn khoăn? Làm thế nào bán hàng chất lượng kém với giá cực đắt??? Thế đấy.
Tớ không phải là một người rành về chuyện kinh doanh, cnàg không có máu làm giàu nhờ chuyện buôn bán, thành thử cũng chẳng biết gì nhiều mà nói với các đồng chí, nhưng tớ nghĩ thế này : Nếu tớ muốn thành công trong một chuyện gì đấy thì tớ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để làm được nó, ai cũng có suy nghĩ như vậy thôi, phải không
....Nếu tớ mà kinh doanh, chắc chắn như những người khác, tớ muốn bán được hàng, chẳng cần biết hàng của tớ và của họ ai hơn, ai kém thế nào, sản phẩm của mình, ai mà chẳng nghĩ là nhất?
Cô nương nên cám ơn Thượng Đế đã rất ưu ái mà không ban cho cô chút máu kinh doanh.

Tớ vẫn nghĩ là kinh doanh là ăn cướp.
Vậy hàng ngày mỗi khi dùng bữa, cô nương hãy luôn tâm niệm: Mình đang tiêu thụ đồ gian.
Khi đi mua sắm cũng tự nhủ: Hôm nay đi tìm đồ ăn cướp đây.

Nhưng tớ vẫn sẽ dùng thủ đoạn, bất kể thủ đoạn gì để đạt được mục đích, vì đó là việc dễ làm , hiệu quả và thành công nhanh nhất.
Đấy có phải là tiêu chí của kinh doanh không?
Thưa không ạ ! Vì sử dụng thủ đoạn là việc khó làm nhất, không hiệu quả mấy và thường thì trước sau gì cũng thất bại ê chề.
Thiên hạ tuy rộng lớn nhưng thật chẳng ai dại hơn ai để người khác lừa mình và cũng chẳng ai khôn hơn ai để lừa nhau. Tất cả đều có giá của riêng nó.

Thân.

LSB_KhaHan
18-04-2004, 17:11
LTH huynh nói rất hay quả thật THƯƠNG TRƯỜNG bao là & có quá nhiều vấn đề.... Nhưng trên đời này chẳng sợ ai cả nó như 1 vòng xoáy, 1 sự sinh tồn bản năng luôn ngự trị trong mỗi con người chúng ta. QUẢ QUÝT DẦY ẮT CÓ MÓNG TAY NHỌN đâu phải muốn cướp là cướp được ngay đâu.
Chỉ có thể kiếm tiền bằng cái đâu bằng tri thức, chứ nghĩ đi ăn cướp thì LƯỚI TRỜI TUY THƯA NHƯNG KHÓ LỌT :oops:

LSB-Manowar-meomeo
20-04-2004, 10:33
Đây chỉ là một quan niệm, một cách suy nghĩ thôi mà. Có lẽ bởi tớ không phải dân kinh doanh mà là dân nghệ thuật nên có lẽ suy nghĩ hơi khác một chút.
Tớ nghĩ thế này : trong bất kĩ công việc nào, muốn thành công ta phải dốc sức vào mà làm, một khi đã để hết tâm huyết vào công việc thì ai mà chẳng muốn thành công, khao khát thành công? NHưng đôi khi cố gắng cũng không đem lại kết quả gì, và người ta sử dụng những THỦ THUẬT, tớ sẽ không dùng từ thủ đoạn, vì còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nữa.
THủ thuật kinh doanh có rất nhiều , và Cá lớn nuốt cá bé chỉ là một. Việc chèn ép những đối thủ để dành được chiến thắng cuối cùng cũng chỉ là một trong số những việc làm , theo tớ, hoàn toàn bình thường.
Nếu anh giỏi, anh sẽ vận dụng được rất nhiều thủ thuật trong kinh doanh. Còn việc có phạm pháp hay không, còn tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người, việc làm của từng đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Tớ quan niệm về kẻ cắp thế này : đó là những kẻ cực kì giỏi, vì không phải ai cũng làm được việc cướp của người khác mà người đó lại không biết, đó cũng là một nghệ thuật cực kì khó đúng không? Tớ cũng muốn làm một tên trộm lắm, một tên trộm siêu đẳng như KID trong Conan vậy (dù biết chỉ là tưởng thượng thôi)
Chuyện mỗi ngày ăn cơm, hưởng thụ cuộc sống, tớ nghĩ là việc hoàn toàn bình thường và đôí với tớ, cũng như nhiều khác, phải cố gắng hết mình để được tồn tại bằng chính khả năng của mình, thì sao lại thấy hối hận được?
Kinh doanh là một nghệ thuật khác biệt những môn nghệ thuật mà tớ theo đuổi, tớ nghĩ rằng không phải ai cũng dám kinh doanh, thành công trong kinh doanh thì lại càng khó hơn, phải không ạ?

Hì, nhìn nick tớ ai cũng biết tớ khoái Manowar, tớ rất khoái rock, nhưng tớ cũng rất mê nhạc cổ điển, đặc biệt là opera(nghe có vẻ hơi bất bình thường so với những bạn cùng tuổi) nhưng âm nhạc dân tộc, kịch, tuồng... là những bộ môn nghệ thuật trình diễn kinh điển mà một tớ mê tít, hì, vậy đó.

LSB-ThuyDuong
20-04-2004, 18:13
Thủ thuật trong kinh doanh chắc chắn là có rồi, cũng như có những tiểu xảo trong bóng đá. Còn trong nghệ thuật có tiểu xảo không, tớ cũng có ý kiến nhưng không dám qua mặt đồng chí MMM (btw, tớ vừa đọc lại các trước tác của đ/c hơn 30 trang và nhìn những bài Âm nhạc gần đây mà tiếc hùi hụi).
Lừa nhau trong kinh doanh là chuyện thường, nhưng có những kiểu lừa không bị lên án về đạo đức (giống như đá bóng hay chơi cờ thì cũng lừa nhau) và có những kiểu lừa là vô đạo đức.
Tớ ví dụ thế này cho dễ hiểu:
Tớ mở 1 hiệu bán thuốc tây. Rồi mấy bác giàu giàu ở Tây về đến hiệu thuốc của tớ mua Viagra. Bình thường tớ bán 100.000đ/viên (ví dụ thế thôi), nhưng thấy mấy bác này nhiều xiền, tớ bảo bọn nhân viên của tớ nói dối là tớ nhập 120.000đ/viên và bán 130.000đ/viên. Thế là nói dối đúng không? Thế là lừa mấy bác khách hàng đó đúng không? Nhưng tớ không coi đó là vô đạo đức.
Nhưng nếu tớ bán thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng để rồi người mua thuốc của tớ không khỏi bệnh vì mua phải thuốc kém phẩm chất, thậm chí có thể chết, thì lại là hành vi vô đạo đức và tớ không bao giờ làm.
Tớ ví dụ chuyện lừa mấy bác khách hàng như thế cho dễ hiểu thôi. Thực tế người ta có nhiều kiểu "lừa sạch" khác. Ví dụ của tớ thì không làm giàu được!

Btw, thành công trong kinh doanh cực khó. Nhưng thành công trong nghệ thuật hay khoa học hay bất cứ cái gì khác cũng chẳng dễ hơn.

Sakura
20-04-2004, 19:31
Tớ mở 1 hiệu bán thuốc tây. Rồi mấy bác giàu giàu ở Tây về đến hiệu thuốc của tớ mua Viagra. Bình thường tớ bán 100.000đ/viên (ví dụ thế thôi), nhưng thấy mấy bác này nhiều xiền, tớ bảo bọn nhân viên của tớ nói dối là tớ nhập 120.000đ/viên và bán 130.000đ/viên. Thế là nói dối đúng không? Thế là lừa mấy bác khách hàng đó đúng không? Nhưng tớ không coi đó là vô đạo đức.
Thuỳ Dương tỷ,
Tuy tỷ cho rằng đây không phải là hành vi vô đạo đức nhưng muội lại cho là vô đạo đức. Đây không phải buôn bán mà là lừa lọc, tỷ dựa vào người ta là người nước ngoài, không biết nên mới lừa người ta. Thế là không đúng :)
Giống như những người bán hàng ở các địa điểm du lịch ấy. Muội từng chứng kiến cảnh 1 đứa bé bán hàng cho 1 người khách nước ngoài. Một lon Côca chỉ khoảng 5000 thế mà nó hét lên 10.000. Như thế là bóc lột, là hành động bất nhân, thiếu lịch sự với những vị khách của VN. :)

Trong kinh doanh không nói đến tình cảm. Kẻ mạnh, kẻ khôn là kẻ thắng. Còn kẻ mà chỉ vì một phút yếu lòng thì sẽ thất bại. Nói chung, kinh doanh như con dao hai lưỡi vậy, nó cũng khiến cho con người trở nên tàn nhẫn hơn. Nhưng nếu có một chút gì tình cảm, một chút tình người trong đó thì hay biết mấy, tiếc rằng với "bản năng sinh tồn" người ta cứ phải chém giết lẫn nhau để được sống. Như những loài động vật vậy :)
Muội cũng định đi theo hướng kinh doanh nhưng coi bộ khó quá.

LSB-ThuyDuong
21-04-2004, 10:45
Sakura em,
Chị Dương lên LSB này có thể chịu thua bất kỳ ai về bất kỳ chuyện gì, dù là Điêu Thuyền Hàn Tín, CNXH hay âm nhạc. Chị quan niệm lên để đùa chơi, tâm không phục thì cứ khẩu phục cho nhanh, dành suy nghĩ của mình cho việc gì khác thiết thực hơn. Có khi chị còn nói ngược lại với chính những suy nghĩ của mình cốt để "mời gọi" những ý kiến khác (thế có phải là nói dối không? có "lừa lọc" không em?). Nhưng trong vụ này, động đến quan niệm về đạo đức của chị thì chị phải CHIẾN thôi. Hì hì, sáng nay chị vừa à ơi xong anh phòng thuế đẹp giai, gửi lại anh cái phong bì còn đẹp giai hơn... của sếp, hoàn thành công việc sếp giao (cho em thêm 1 ví dụ về thương trường) nên tâm trạng đang vui, có thể nhã nhặn được. :)

Kể ra thì cái ví dụ của chị là chưa đạt. Chưa đạt vì nó chỉ là chiêu ăn mảnh của những kẻ KD chụp giật, các nhà KD lớn có tầm nhìn xa không bao giờ dùng. Nhưng nó không phải là vô đạo đức. Chính quyền XHCN tuyệt vời của chị em mình nhiều năm cũng áp dụng chế độ 2 giá, phân biệt đối xử giữa người VN và người nước ngoài. Cứ bảo là khuyến khích đầu tư nước ngoài với du lịch, nhưng Tây quan tâm đến văn hóa VN, vào Văn miếu hay Đại nội Huế thì phải trả gấp 2 lần tiền!
Sakura có hay đi chợ không? Có biết nói thách không? Chị đi mua quần áo, chị bán hàng nói ngọt xớt: bán vốn cho em thôi đấy, sáng ra, thôi mua đi. Nhưng khi chị bỏ đi thì chị ấy lại gọi lại, ra cái giá còn rẻ hơn "giá vốn". Thế là lúc trước chị ấy nói dối chứ gì, theo em thì "lừa đảo" chứ gì? Nhưng chị không căm ghét những chị bán hàng như thế, chị hiểu đấy là cuộc chơi, như chơi cờ, có thể "lừa" nhau tí tẹo, nhưng không làm hại gì nhau ghê gớm cả.
Trở lại chính ví dụ về thuốc tây của chị, Viagra không phải là Coca em ạ. Mấy bác Tây có bị thiệt hại không? Khi họ chấp nhận mua của chị là họ thấy cái giá ấy có khi vẫn rẻ, rẻ hơn họ mua ở nơi khác. Có ai bắt ép họ mua đâu! Có khi mấy bác ấy còn tủm tỉm cười lại chị: "Con bé ấy đắc chí vì bán cho mình đắt hơn người ta một tí, he he, cứ tưởng bở, biết đâu đấy chỉ là muỗi với mình!". Nhiều khi các bác ấy biết thừa mình nói bán vốn là nói dối, nhưng lại dễ nghe hơn, lịch sự hơn là nói thẳng vào mặt nhau: "Bình thường tao bán rẻ thôi, nhưng chúng mày nhiều tiền thì phải trả nhiều hơn".
Sakura nói đúng, trong kinh doanh không được yếu lòng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhẫn tâm. Chị không bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Và những người bán hàng lương thiện khác cũng đều như vậy. Vẫn có đạo đức trong kinh doanh em ạ. Và vẫn có chỗ cho những chiêu, những mẹo, những động tác giả mà em gọi là "lừa lọc" còn chị thấy cũng bình thường.
Tiếc là lúc này chị chưa nghĩ ra được một chiêu sạch nào cao thủ hơn. Hẹn em lúc khác.

Ngoài lề thêm 1 chút vì trao đổi là chuyện nhỏ, tâm sự để hiểu nhau là chuyện lớn hơn. Chị đang làm 1 cái đề tài về Giới trẻ thể hiện mình trên các forum trực tuyến thế nào. Nên chị có cái bệnh là thích ngửi văn để luận người. Chị đoán Sakura của chị là 1 học sinh ngoan, không lớp trưởng thì cũng bí thư chi đoàn, cực kỳ nghe lời thầy cô giáo. Hồi em be bé, đội viên TNTP HCM, có lẽ em đeo khăn quàng đỏ từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Không biết có đúng không?

Lý Thám Hoa
21-04-2004, 11:23
To thuyduong & Sakura (suýt chút là post thành Sakủa... :( ) :
Cái phạm trù của "vấn đề đạo đức" trong kinh doanh hoàn toàn khác với cái "đạo đức" của 1 tu sĩ. Ở một mức độ nào đó thì việc tùy theo tình hình, đối tượng mà nâng giá cũng không liên quan gì đến vấn đề đạo đức (Hiện vẫn có nhiều lang y thu tiền của người giàu rất cao và hoàn toàn miễn phí cho người nghèo). Bản chất của thương trường là phải luôn sôi động. Thậm chí ở tầm vĩ mô, khi thấy thị trường im ắng quá lâu... người ta phải tìm mọi cách để tạo ra những biến động ảo (giá cả, nguyên liệu, nhân công...) để kích mức cung-cầu của xã hội.

Còn về luật kinh tế, cũng giống như Virus và Antivirus trong ngành computer. Người ta ra luật để áp chế những gian thương nhưng bản thân bộ luật thì không bao giờ đầy đủ, vẫn còn nhiều ngõ để làm gian thương một cách hợp pháp cho đến khi luật được bổ sung. Cũng như Virus luôn xuất hiện trước Antivirus. Cái vòng xoay này sẽ kéo dài đến vô tận, cũng may là chẳng phải ai cũng có thể create Virus và chẳng phải ai cũng làm gian thương đường hoàng được.

To 3M :
Hôm nay chợt tiếng "Hic...." thật dài của cô nương nghe não lòng quá. Xin tạ lỗi cùng cô nương vì hôm trước đã không biết "thương hương tiếc ngọc" mà buông lời cay như ớt. Tại hạ vốn chuyên ngành ngoại thương nên có hơi nhột khi bị xem là cướp, trong lúc tâm trạng không tốt đã không dằn được mà viết đôi dòng châm chọc.
Nếu sớm biết cô nương xem những thương nhân như tại hạ là 1 tên cướp thông minh như Sở Lưu Hương, hiệp nghĩa như Robinhood và cute như Kid... :mrgreen: thì đã không hồ đồ như vậy. Cô nương khí độ hải hà, xin bỏ qua giùm.

Cũng nhờ vậy mà biết 3M nữ hiệp rất am hiểu về dòng âm nhạc cổ điển, opera. Hì, có xíu việc nhờ vả đây : Vốn là tại hạ ưa thích phong cách, giai điệu của Andrew L. Webber lắm lắm (Những Memory, Music of the night...) . Đáng buồn là vài năm trước bị mất hết bộ sưu tập của ông, tìm mãi vẫn còn thiếu "The Phantom Of The Opera" + "Cats". Nếu cô nương có biết nơi nào bán thì xin chỉ giùm (bất kỳ nơi nào ở VN). Vạn lần đa tạ !

LTH

LSB-ThuyDuong
21-04-2004, 18:02
Có sự khác nhau giữa vấn đề đạo đức trong kinh doanh với vấn đề đạo đức của 1 tu sĩ chứ. Cũng như có sự khác nhau trong quan niệm về đạo đức giữa các dân tộc, các thời đại, các thế hệ, các nhóm người.
Đúng là trong kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Nhưng thực hiện công việc kinh doanh trước hết là những con người cụ thể với những phẩm chất "con người". Có người kinh doanh thích nghe nhạc A.L.Webber và có người kinh doanh thích đọc sách Thiền! Anh ta có những quan điểm đạo đức của anh ta, những ràng buộc anh ta không thoát ra được, không thể vì lợi nhuận BẰNG MỌI GIÁ được.
Lợi nhuận đối với người kinh doanh cũng giống như những quyền lợi vật chất đối với con người nói chung, kể cả người không kinh doanh, ai chả ham. Nó như 1 nhu cầu của con người.
Khi đạt đến 1 đẳng cấp nào đấy, lợi nhuận không hẳn đã là mục tiêu số 1. Những nhà KD lớn nhiều khi hành động để khẳng định tên tuổi mình, khẳng định vị thế của mình, để chứng minh 1 triết lý KD của mình. (có cái lý thuyết của nợ gì tháp Maslow về nhu cầu của con người, TD học dốt nên quên sạch)
Một người bác của TD có 1 căn nhà 2 tầng ở mặt phố lớn của Hà Nội. Ông đã 65 tuổi rồi và nếu chỉ vì tiền thì cách tốt nhất là ông cho thuê căn nhà đó, đủ sống xa hoa trong những ngày còn lại của đời mình. Nhưng bao năm làm cho nhà nước, nhìn thấy cái mà ông ấy gọi là "dốt" của người khác, ông quyết định kinh doanh để chứng minh rằng ông có thể làm được 1 cái gì đó rất đáng kể với triết lý của mình. Hình như ông ấy cần 1 sự khẳng định hơn là tiền.
Hôm nay mình bị kích động làm sao í, chả hiểu nữa.

PS: Nhân tiện Lý Thám Hoa hỏi về Webber, "tranh khách" của MMM tẹo: The Phantom of the Opera và The Cats đều có ở Digital, 49 Quang Trung, Hà Nội. Nếu không có bán sẵn thì có thể đặt thu. Fox Music ở Bảo Khánh hình như cũng có Phantom, nhưng tiểu muội không rõ là có Cats không. Những đĩa "the best of" thì nhiều vô kể, nhưng toàn là tuyển các bài lẻ. Cũng Webber, tiểu muội đang tìm 1 món khác: Jesus Christ-Superstar, nhưng phải là bản mà Ian Gillan (cựu ca sĩ Deep Purple) đóng vai Jesus. Webber và các tác phẩm musical dành cho SK Broadway của ông, tiểu muội không coi là opera cổ điển, nó là opera đã pop hóa.

Lý Thám Hoa
21-04-2004, 18:18
Ha, MC lại nhạo ta rồi. Bàn đến vấn đề đạo đức thì e rằng vạn kiếp úp mặt sám hối cũng chưa đủ để ta có cái rank "Thợ" để nhận xét ai 'Múa hay". :P

Câu hỏi của muội rất interesting và đã được chính muội trả lời (Bold). Thôi thì để ta hoạ theo mà diễn giải thêm.

[i]Không biết sự khác nhau của cái gọi là " vấn đề đạo đức trong kinh doanh " với " vấn đề đạo đức của một tu sĩ " mà Lý Thám Hoa huynh đài nói ở đây là khác nhau ở chỗ nào . Riêng cá nhân M.Coffee nghĩ , tất nhiên trong mỗi con người , ít nhiều đều có chút ít cái gọi là nhân cách và đạo đức

++ Bản chất của mỗi con người khác nhau thì dĩ nhiên quan niệm về đạo đức cũng khác nhau, dẫn đến cách hành xử cũng khác nhau.

- Ví dụ: Một thầy tu đạo hạnh cao khi đạp phải 1 con kiến cũng nhăn mặt và đau khổ ăn năn, trong khi phàm nhân như ta mỗi ngày dùng bữa với nào cá nào thịt... vẫn không một chút suy tư, không một thoáng mủi lòng.
- Ví dụ 2: Một tu sĩ trong bước đường cùng mà phải giết người thì cách ra tay sát nhân cũng khác hẳn cái cách lạnh lùng khát máu mà 1 tên đồ tể chuyên nghiệp vẫn hay làm.
** Những ý này liên kết với quote ở dưới.

Tuy nhiên , M.Coffee không nghĩ rằng , trong kinh doanh thương trường , vấn đề đạo đức lại được xếp lên vị trí quan trọng , hay nói cách khác là được coi là yếu tố chính trong mối quan hệ . Trong kinh doanh , cái được quan tâm hơn cả đó là lợi nhuận, là trong các mối quan hệ ấy , anh có lợi cái gì ? Chứ không phải rằng người làm kinh doanh có đạo đức hay ko . Tất nhiên , trong các mối quan hệ bình thường , đạo đức là quan trọng thật đấy . Nhưng khi đã đặt chân vào thương trường , nghĩ tới lợi nhuận thì ... đạo đức lúc đó chỉ là thứ yếu

++ Tương quan sòng phẳng là một loại đạo đức:

Khi mọi người đều đến với nhau bằng cặp mắt "Anh có lợi gì cho tôi" và sau đó bắt tay nhau hợp tác... cũng là một loại "đạo đức" đấy thôi. Ví như 1 ông chủ hỏi nhân viên "Tôi trả anh mỗi tháng 10 đồng cho công việc của anh vì năng lực của anh chỉ có thế"...etc thì rõ ràng đây không thể là 1 ông chủ vô đạo đức. Trừ trường hợp "Anh cứ làm đi, nhưng đừng hòng tôi trả lương" --> Đây là vô đạo đức vậy.
Do đó, phân biệt và đánh giá ưu tiên 1-2 làm chi cho phức tạp. Đơn giản chỉ là làm sao everybody's happy... thì không có gì là vô đạo đức. Thế gian sẽ thành Thiên đàng.

(Mới tích tắc đã có người post trước mình :P Cám ơn thuyduong về Webber nhen. Lần sau ra HN sẽ tìm thử. Muội nói đúng, Webber có 1 chút tiết tấu của pop. Nếu rảnh muội thử nghe Webber do R.Clayderman chơi cũng okay lắm :P )

Lý Thám Hoa
21-04-2004, 18:31
++ VÀI CẢM NHẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ LƯƠNG TÂM :

- "Đạo đức" trong mỗi con người không phải do mua bán mà có. Không có trường hợp "Tôi vừa mua được 10 ngàn đồng đạo đức". Quan niệm đạo đức của mỗi người được tích lũy trong suốt quá trình làm người và trải qua những gì cảm nhận được về cuộc đời cũng như bản thân mình.

- Trong kinh doanh, "Lợi nhuận" dĩ nhiên là vấn đề hàng đầu nhưng cách thức tìm lợi nhuận không có nghĩa đạp đổ mọi quan niệm về đạo đức. Người ta có thể đạp đổ tất cả nhưng ít ai dám đạp đổ chính mình. Một tu sĩ có thể sẽ đi cướp, có thể sẽ giết người... nhưng dĩ nhiên không man rợ như 1 tên sát thủ chuyên nghiệp dù suy cho cùng thì cả hai đều chung 1 hành động. Không phải ông ta không muốn, nhưng những quan niệm về đạo đức tích lũy trong suốt những năm tại dòng tu đã thấm vào huyết quản mà không cho phép ông ta hành xử như cầm thú.

- "... Có việc nên làm, có việc không nên làm" vậy thì NÊN và KHÔNG NÊN ở đây làm sao biết được ? Đó là do lương tâm vậy. Một sát thủ cũng còn có quan niệm "Không giết đàn bà mang thai - Không giết trẻ em..." hoặc như gia đình Don Corleone làm trùm mafia truyền đời, chưa hề nhăn mặt khi giết người... Nhưng nhất định không bán ma túy. Đâu phải vì họ chê tiền, nhưng nhân sinh quan và lương tâm của họ không cho phép họ làm (dù rằng cái lương tâm của 1 tên cướp). Chẳng thà lấy đi 1 sinh mạng chứ không thể giết chết 1 thế hệ...

++ Kết luận :

- "Đạo đức" hay "Vô đạo đức" không quyết định sự thành bại của 1 doanh nghiệp mà chỉ là thành bại của 1 con người.
- Không thể nói đã làm tu sĩ rồi thì không được kinh doanh. Làm gì cũng được, miễn đừng phản bội chính mình thì sẽ luôn phơi phới yêu đời. Cái vui của 1 anh bán hàng đúng giá nhất định sẽ rạng rỡ hơn 1 gã nâng giá cắt cổ để rồi hàng đêm lo âu vì không biết khi nào thằng khách kia quay lại thanh toán mình.
- Ta không thể nhớ trong đời đã bao nhiêu lần ta vô tình hay cố ý đạp chết tất cả bao nhiêu con kiến :P . Nhưng chắc chắn 1 điều, số lần ta bị kiến cắn tuyệt không ít hơn số lần ta giết kiến. Đây cũng là "Đạo", đạo Trời. Luật Nhân-Qủa...

Sakura
21-04-2004, 19:49
Kể ra thì cái ví dụ của chị là chưa đạt. Chưa đạt vì nó chỉ là chiêu ăn mảnh của những kẻ KD chụp giật, các nhà KD lớn có tầm nhìn xa không bao giờ dùng. Nhưng nó không phải là vô đạo đức. Chính quyền XHCN tuyệt vời của chị em mình nhiều năm cũng áp dụng chế độ 2 giá, phân biệt đối xử giữa người VN và người nước ngoài. Cứ bảo là khuyến khích đầu tư nước ngoài với du lịch, nhưng Tây quan tâm đến văn hóa VN, vào Văn miếu hay Đại nội Huế thì phải trả gấp 2 lần tiền!
Sakura có hay đi chợ không? Có biết nói thách không? Chị đi mua quần áo, chị bán hàng nói ngọt xớt: bán vốn cho em thôi đấy, sáng ra, thôi mua đi. Nhưng khi chị bỏ đi thì chị ấy lại gọi lại, ra cái giá còn rẻ hơn "giá vốn". Thế là lúc trước chị ấy nói dối chứ gì, theo em thì "lừa đảo" chứ gì? Nhưng chị không căm ghét những chị bán hàng như thế, chị hiểu đấy là cuộc chơi, như chơi cờ, có thể "lừa" nhau tí tẹo, nhưng không làm hại gì nhau ghê gớm cả.
Chị Dương ạ :D
Em dù sao vẫn chỉ là một đứa học sinh, một đứa con nít nên có thể chưa hiểu gì nhiều về kinh doanh. Quan điểm của em là càng tìm hiểu nhiều càng tốt và nếu càng biết nhiều sau này em sẽ không bỡ ngỡ bước vào đời như bao người khác nữa. Em cũng từng bán hàng phụ bà, cũng từng kiếm ra tiền mặc dù nó rất ít nhưng cái em cần là kinh nghiệm. Nhà em không nghèo đến nỗi em phải đi làm kiếm tiền nhưng em vẫn thích.
Nói đến cái ví dụ của chị, em thấy mấy ông Tây cũng là người như ta, vì lẽ gì ta phải lừa họ ? Họ cũng làm việc, cũng đổ mồ hôi, nước mắt để kiếm ra tiền. Ta lừa họ vì họ giàu chăng ? Em thấy cái hành động đó có thể được ví như "chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng". Ta cậy họ còn lạ lẫm nên mới lừa họ, ta cậy họ không biết nên mới lừa họ. Như thế thì khác gì lừa một em bé để đoạt lấy cây kẹo mút ? Dù họ giàu đi chăng nữa, dù học có là tổng thống đi chăng nữa nhưng em nghĩ buôn bán đúng giá thì mới đúng.
5000, 10000 có thể là ít đối với họ nhưng dù sao nó cũng là đồng tiền không chính đáng. Nếu chị hoặc em ở trong trường hợp họ, chị sang Nhật Bản mua một con búp bê và cũng bị lừa thì sao ? Cũng bị mua với giá gấp đôi với giá thật của nó thì sao ? Lúc đó ta sẽ nghĩ gì, chắc là tiếc đứt ruột rùi còn gì. Em mà mua cái gì đắt lên 1000, 2000 là em đã đau lòng lắm gùi :)

Sakura nói đúng, trong kinh doanh không được yếu lòng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhẫn tâm. Chị không bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Và những người bán hàng lương thiện khác cũng đều như vậy. Vẫn có đạo đức trong kinh doanh em ạ. Và vẫn có chỗ cho những chiêu, những mẹo, những động tác giả mà em gọi là "lừa lọc" còn chị thấy cũng bình thường.
Tiếc là lúc này chị chưa nghĩ ra được một chiêu sạch nào cao thủ hơn. Hẹn em lúc khác.
:) Em biết, như thế chẳng hại đến ai cả, hại là ta đã rút của họ một số tiền mà họ không biết, như thế thì có khác nào là ăn cắp đâu chứ :)
Em biết, trong kinh doanh thì đây là chuyện thường tình bởi kinh doanh thì làm gì có lương tâm, làm gì có sự thông cảm. Kẻ nào khôn thì kẻ ấy được nhưng đó là ở kinh doanh, chỉ dùng đối với những kẻ đa mưu. Còn ta, ta buôn bán, giá thuốc nó có ở đấy rồi, ta chối cãi thế nào được. Chị bán thuốc cho người nước ngoài thì thế chứ chị bán cho người VN thì bị họ mắng cho à ? Hành vi đó được coi là sự bắt nạt, sự thiếu tôn trọng người khác. Chị cứ tưởng tượng chị chửi thằng Tây mà nó không hiểu còn khi chị chửi người VN ta, tiếng ta đó thì có bị chửi lại luôn. Dù sao thì đấy là "mánh" của dân buôn bán :D
Ngoài lề thêm 1 chút vì trao đổi là chuyện nhỏ, tâm sự để hiểu nhau là chuyện lớn hơn. Chị đang làm 1 cái đề tài về Giới trẻ thể hiện mình trên các forum trực tuyến thế nào. Nên chị có cái bệnh là thích ngửi văn để luận người. Chị đoán Sakura của chị là 1 học sinh ngoan, không lớp trưởng thì cũng bí thư chi đoàn, cực kỳ nghe lời thầy cô giáo. Hồi em be bé, đội viên TNTP HCM, có lẽ em đeo khăn quàng đỏ từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Không biết có đúng không?
Ừ thì ngoài lề một chút nhé :D
Chị nói cũng có phần đúng nhưng chưa thật hẳn đúng. Em là một học sinh khá, không phải là em khoe nhưng em nghĩ về em như vậy 8-) Chỉ có điều em khá nghịch, và chỉ vì nghịch nên em mới hay bị mắng. Em đủ khả năng để làm lớp trưởng, hay bí thư đoàn nhưng như chị biết đấy- cái cuộc đời này nó bất công lắm, mình không thể có cái mà mình muốn được. Em chỉ là 1 tổ trưởng và 1 lớp phó chứ chưa dám động đến lớp trưởng :)
Hồi con đeo khăn quàng đỏ, em là đứa lười đeo nhất. Khi đi thì quên đeo nhưng khi về thì quên không tháo ra :D , là đứa hay trốn họp đoàn nhất :) Vì thế, em không phải là học sinh ngoan.

Cái phạm trù của "vấn đề đạo đức" trong kinh doanh hoàn toàn khác với cái "đạo đức" của 1 tu sĩ. Ở một mức độ nào đó thì việc tùy theo tình hình, đối tượng mà nâng giá cũng không liên quan gì đến vấn đề đạo đức (Hiện vẫn có nhiều lang y thu tiền của người giàu rất cao và hoàn toàn miễn phí cho người nghèo). Bản chất của thương trường là phải luôn sôi động. Thậm chí ở tầm vĩ mô, khi thấy thị trường im ắng quá lâu... người ta phải tìm mọi cách để tạo ra những biến động ảo (giá cả, nguyên liệu, nhân công...) để kích mức cung-cầu của xã hội.
:D Như tiểu muội đã nói, kinh doanh khiến cho con người ta tàn nhẫn đi và cũng quên đi cái gọi là lương tâm, cái gọi là tình cảm giữa con người. Kẻ mạnh là người thắng, ai cũng xù lông ra để bảo vệ mình, giết kẻ khác để cứu sống bản thân mình. Đó gọi là bản năng sinh tồn, sống để mà tiêu diệt người khác, sống để mà trong tâm tưởng bao giờ cũng có một nỗi sợ hãi là "ta sẽ thất bại bất cứ lúc nào", "ta sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào". Con người sống như loài thú vật như thế thì làm gì nói đến chữ lương tâm, làm gì mà nói đến chữ đạo đức chứ :D
Cái "đạo đức" mà tiểu muội nói đến không phải là cái đạo đức của 1 tu sĩ, hay cái đạo đức lấy tiền của người giàu, không lấy tiền của người nghèo. Mà là cái đạo đức trong kinh doanh. Nếu con người chỉ biết chạy theo đồng tiền, chạy theo cái bản năng sinh tồn thì con người sẽ trở lại là loài thú vật. Chúng ta là con người chứ không phải loài thú vật, kiếm tiền thế nào thì kiếm nhưng vẫn giữ được cái lương tâm là được. Đấy mới thực là người có tài, mới thực là một người. Còn chỉ vì kiếm tiền không màng đến ai, chà đạp lên người khác một cách tàn nhẫn, dùng mánh khoé, lừa lọc người khác thì cũng không xứng đáng là người làm kinh doanh.
Vì vậy mà tiểu muội đã cải biên câu hát trong 1 mục quảng cáo :"Ta đang sống trong 1 xã hội tự do, ta đang sống trong một xã hội nguyên thuỷ. Hãy tự tin để vươn lên, hãy tự tin để là chính mình" :D
Ta là con người chứ không phải là loài cầm thú, ta có thể tàn nhẫn khi cần đối với từng đối tượng chứ không phải chỉ biết chém giết để mà sống. Trong mỗi con người đều có cái "đạo" làm người. Thiết nghĩ kinh doanh để kiếm sống là tốt, kiếm sống vì hạnh phúc của bản thân mình nhưng cũng vì hạnh phúc của người khác, đâu thể vì cái lợi nhuận trước mắt mà quên mất tình người, quên mất bản năng làm người. Và có lẽ tiểu muội không đủ khả năng để cái thương trường này được :D Thế mà đã định thi ĐH Ngoại Thương đấy cơ chứ :) Thật không biết tự lượng sức mình :)

Lý Thám Hoa
21-04-2004, 23:35
Như tiểu muội đã nói, kinh doanh khiến cho con người ta tàn nhẫn đi và cũng quên đi cái gọi là lương tâm, cái gọi là tình cảm giữa con người. Kẻ mạnh là người thắng, ai cũng xù lông ra để bảo vệ mình, giết kẻ khác để cứu sống bản thân mình. Đó gọi là bản năng sinh tồn, sống để mà tiêu diệt người khác, sống để mà trong tâm tưởng bao giờ cũng có một nỗi sợ hãi là "ta sẽ thất bại bất cứ lúc nào", "ta sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào". Con người sống như loài thú vật như thế thì làm gì nói đến chữ lương tâm, làm gì mà nói đến chữ đạo đức chứ

Sa muội à Sa muội ơi, thường ngày ta để ý thấy muội mỗi khi xuất chiêu là chính xác vô cùng. Chắc hôm nay tinh thần bất ổn nên tay run chăng. :P Muội nên hiểu thật kỹ từ "Kinh doanh" trước khi công kích nó. Đó là "Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng" :P

- Một tu sĩ cũng là người kinh doanh đấy muội à, kinh doanh linh hồn. Vốn liếng bỏ ra là sống 1 đời đạo hạnh để nhận lấy phần trả công = 1 chỗ trên Thiên đàng. Vậy chẳng lẽ nhà tu cũng không có lương tâm và không đủ tư cách nói chuyện đạo đức.
- Không phải mãnh long thì đừng quá giang. Khi mà sự tự tin chỉ còn ở low level như "Ta sẽ thất bại" "Ta sẽ bị tiêu diệt" thì đã thua hết 60% dù chưa lâm trận rồi muội. Không phải ai cũng vậy đâu. Đạt được lợi nhuận không chỉ có mỗi cách là phải hủy diệt nhau.

Cái "đạo đức" mà tiểu muội nói đến không phải là cái đạo đức của 1 tu sĩ, hay cái đạo đức lấy tiền của người giàu, không lấy tiền của người nghèo. Mà là cái đạo đức trong kinh doanh.

- Muội nhìn lên phía trên phần ta viết về đạo đức và lương tâm. 1 sát thủ, 1 tên cướp cũng có đạo đức của riêng hắn muội há.

- Tóm lại khi muội muốn tìm hiểu 1 việc gì thì nhất định phải lăn lộn thâm nhập vào nó theo đúng nghĩa đen. Đạo Công giáo có truyền thuyết về Chúa Jesus vì muốn chuộc tội cho loài người nên đã phải hoá thân làm người 33 năm mới thấu hiểu được loài người, dù rằng Ngài đã là Chúa và chỉ cần vung tay là có thể làm tất cả. Đây không phải là việc thừa đâu.

Hy vọng muội không vì cái vỏ mít xù xì mà bỏ qua 1 loại trái cây tuyệt hảo như thiên hạ thường nói "thơm như múi mít".

LSB-ThuyDuong
22-04-2004, 10:01
Lý Thám Hoa không nên mất công thuyết phục Sa hiền muội làm gì, vì sẽ không thuyết phục được đâu!
Vị cô nương này tính giống tiểu muội, cũng cương cường hiếu thắng, cũng thấy cái gì trái mắt là phang ngay, nói chung là có 1 đức tính tốt đẹp quý báu. Tiếc là tuổi nàng còn nhỏ, tư duy hơi cứng nhắc, sẽ bị vấp ngã trên đường đời. Nhưng nàng sẽ đứng dậy phủi quần áo đi tiếp, với bản tính của mình chắc sẽ tới đích và biết đâu lại chẳng thành 1 ngôi sao trên chốn thương trường!
Nhân trước đây Lý Thám Hoa có bàn về "tâm ma" với lại tiểu muội có nói qua đến tháp Maslâu Masliếch, tiểu muội thử mở ra 1 cuộc hội thảo mới: "Phải chăng sự khốc liệt chỉ có ở thương trường theo nghĩa hẹp?"
Tiểu muội nghĩ rằng trừ các vị thiền tu đắc đạo, biết diệt ngã diệt dục gì gì ta không nói đến, còn thì phàm đã là con người đều có những nhu cầu và có 1 bản năng mạnh yếu tùy người hòng thỏa mãn nhu cầu của mình. Cái đập vào mắt bàn dân thiên hạ là những nhà KD lấy lợi nhuận làm nhu cầu sống, có những chiêu hiểm với người khác để thu được lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng có phải chỉ họ?
Tiểu muội đã được nghe kể nhiều về Stalin, 1 chính khách vào hàng quái kiệt ở thế kỷ trước. Trên đỉnh cao chất ngất của quyền lực, ông ta không tranh thủ tham nhũng như các chính khách bàn nhì bàn ba, không hưởng thụ 1 cuộc sống xa hoa, không vun vén cho con cháu. Nhưng ông ta cũng là 1 người đầy mưu mô, cũng dùng nhiều đòn hiểm độc đối với các đối thủ cạnh tranh. Sẵn sàng chụp mũ "kẻ thù của nhân dân Xô viết", "gián điệp của chủ nghĩa đế quốc quốc tế" cho bất cứ đồng chí nào có thể cạnh tranh quyền lực với ông. Những "chiêu bẩn" ông không thiếu. Thế nghĩa là con người này không có nhu cầu tầm thường về tiền bạc và của cải vật chất như người phàm, nhưng ông có 1 nhu cầu mãnh liệt về việc được ghi tên vào lịch sử, được xưng tụng. Và ông ra đòn rất ác liệt để đạt được cái nhu cầu khác người của ông.
Anh trai tiểu muội có kể về 1 nhà thơ nước Việt (muội không thể nêu tên). Ông này đúng là nhà thơ lơ mơ nhìn cuốc hóa gà, có thể hồn đeo đuổi 1 tứ thơ để rồi nồi cơm cháy hay xe đạp bị đồng chí trộm lấy mất. Cái nhu cầu cơm áo gạo tiền của ông không nhiều, và người ngoài sẽ thấy ông rất đáng quý. Nhưng cứ thử khen ngợi 1 nhà thơ khác trước mặt ông xem, ông sẽ nổi giận, chửi bới, nói xấu không thương tiếc vị đồng nghiệp xấu số. Qua cách ông nói xấu đồng nghiệp thì thấy ông cũng chẳng cao thượng gì. Hóa ra cái nhu cầu của ông không phải là Tiền, mà là Danh. Ông cũng bất chấp tất cả để thỏa mãn cái nhu cầu đó.
Tóm lại, sự khốc liệt có ở những ai có 1 nhu cầu quá mạnh, đủ để bất chấp nhiều thứ, chứ không phải ở môi trường: kinh doanh hay văn nghệ, khoa học kỹ thuật hay thể thao. Có chăng là cái sự khốc liệt ở thương trường nó dễ nhận thấy hơn mà thôi!
Tiểu muội theo đuổi 1 quan niệm sống: chèn người đủ để ta tồn tại thì dừng không chèn nữa, nhường người đủ để ta tồn tại thì dừng không nhường nữa. Nó là đạo, là "con đường", ai trái với nó thì tèo. Nhưng đây là 1 quan điểm quá rộng, ít liên quan trực tiếp đến topic này, thong thả tiểu muội sẽ mở 1 topic mới để các vị bàn luận.

Sakura
22-04-2004, 11:13
Sa muội à Sa muội ơi, thường ngày ta để ý thấy muội mỗi khi xuất chiêu là chính xác vô cùng. Chắc hôm nay tinh thần bất ổn nên tay run chăng. :P Muội nên hiểu thật kỹ từ "Kinh doanh" trước khi công kích nó. Đó là "Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng" :P
Úi chà ! "Chính xác vô cùng" cơ đấy :lol: Thanh củi tới bác Lý Thám Hoa nhé. Chả hiểu bác nói đểu cháu hay nói thật thì cháu vẫn cám ơn rất rất nhiều. Dù sao thì Sakura muội cũng đã múa rìu qua mắt thợ rồi, thôi thì "liều" tới cùng vậy :mrgreen:
- Một tu sĩ cũng là người kinh doanh đấy muội à, kinh doanh linh hồn. Vốn liếng bỏ ra là sống 1 đời đạo hạnh để nhận lấy phần trả công = 1 chỗ trên Thiên đàng. Vậy chẳng lẽ nhà tu cũng không có lương tâm và không đủ tư cách nói chuyện đạo đức.
Lý tiền bối nói đúng, một tu sĩ cũng là một người kinh doanh nhưng kinh doanh có nhiều loại kinh doanh và cái mà tiểu muội đang nói đến là cái kinh doanh trong thương trường như mà tỷ tỷ Khả Hân đã nói. Tiểu muội cũng có sơ sót khi nói chung chung như vậy.
- Không phải mãnh long thì đừng quá giang. Khi mà sự tự tin chỉ còn ở low level như "Ta sẽ thất bại" "Ta sẽ bị tiêu diệt" thì đã thua hết 60% dù chưa lâm trận rồi muội. Không phải ai cũng vậy đâu. Đạt được lợi nhuận không chỉ có mỗi cách là phải hủy diệt nhau.
Tiền bối cũng biết, xây dựng một công ty là điều không phải dễ chút nào nhưng làm sao để giữ gìn nó thì là một điều rất khó. Ví dụ như ta đang xây một lâu đài cát, bất kỳ lúc nào cũng có người đạp đổ và ta phải canh để không ai làm hại gì đến nó nhưng có kẻ mạnh hơn, kẻ đó sẽ đạp đổ nó.
Kinh doanh cũng vậy, kẻ tài thì có người tài hơn. Và vì vậy trong tâm tưởng ai cũng có cái suy nghĩ, lo sợ rằng mình sẽ thất bại.
Ở kinh doanh không những chém giết lẫn nhau mà còn bắt tay hợp tác nhưng việc hợp tác chỉ xảy ra ở những công ty không cùng ngành, họ hợp tác vì lợi nhuận cả đôi bên. Ví dụ như hãng bột giặt OMO thì hợp tác với hãng nước xả quần áo COMFORT (viết có đúng không nhỉ ? :( )...
Nói chung việc kinh doanh còn... khó nói lắm, nói nhiều lại mệt, để sau nói thì lại có chuyện thế mới dzui :)
- Muội nhìn lên phía trên phần ta viết về đạo đức và lương tâm. 1 sát thủ, 1 tên cướp cũng có đạo đức của riêng hắn muội há
Ái chà chà ! Đang đói, biết còn đủ sức tranh luận nữa không, thôi thì tiểu muội xin bồi tiếp vậy.
Đạo đức có từng loại đạo đức. Đọc truyện trinh thám, tiểu muội thường thấy người ta giết người để trả thù, ví dụ trả thù cho cha mẹ, người yêu, con cái,... Rồi lại trả thù, rồi lại giết. Như 1 tên sát thủ, 1 tên cướp có cái đạo đức mà hắn tự đặt ra. Sao hắn không nghĩ rằng khi hắn giết người, người thân của người mà hắn đã giết sẽ đau khổ như thế nào ? Rồi sẽ có người tự tử theo (ví dụ thôi nhé), thì chẳng phải là hắn đã giết người một cách gián tiếp là gì ? Hắn dùng cái đạo đức của hắn để che đậy cái bản chất thú vật của hắn, đấy là hành động vô nhân đạo, ngụy quân tử.
Chẹp, cái "đạo đức" của một người làm kinh doanh. Họ sẵn sàng chà đạp lên người khác để kiếm tiền, để nuôi sống gia đình mình, để gia đình mình hạnh phúc nhưng họ lại làm cho người khác tan gia bại sản, mất hạnh phúc,... Cái gì cũng phải suy từ mình ra người khác tiền bối ạ :)

Nói túm lại là tiểu muội cùng còn nhỏ, còn nhỏ tẹo tèo teo à. Muốn làm kinh doanh lắm nhưng chưa đủ trình độ, chưa đủ tuổi, chưa đủ khả năng. Thế nên biết gì nói nấy thôi :D Nếu có gì sai mong tiền bối bỏ qua và chỉ dạy cho :)

To Thuỳ Dương tỷ : Nói thế thì ý tỷ muội là đứa cứng đầu ư ? Dù tiểu muội có cứng đầu đến mấy nhưng nếu thật tiểu muội sai, tiểu muội sẽ nhận.

TieuHoaVinh
22-04-2004, 11:34
Các bài viết của mọi người trong mục này tại hạ thấy đều rất hay và có giá trị. Híc tại hạ không biết chư không thì cũng tranh luận từ lâu rồi.

Tại hạ thấy rằng Lý Thám Hoa và Thuỳ dương mỗi người đều có lý của riêng mình.Không thể nói ai sai ai đúng vì đây là xã hội, mà lĩnh vực kinh tế là một xã hội thu nhỏ.

Chuyện Bia Laser bị chèn ép là điều tất nhiên khi các công ty khác vào Việt Nam hay bất kỳ một thị trường mới nào đã có sẵn chiến lược tiếp thị chiến lược cạnh tranh rồi trong trường hợp này Công ty bia Laser phải tự tìm cho mình lối đi riêng( Kêu cứu cũng chính là một phương pháp để giảm áp lực) bên cạnh đó phải tạo cho mình một chỗ đứng trong thị trường vì kinh tế thì có tính cạch tranh cá lớn nuốt cá bé là điều không thể không xảy ra. trong kinh tế giải thích như thế này ( Đây là cách vươn lên trong đám đông)Nếu không vươn lên được thì chịu chết cùng. hoặc cùng nắm tay nhau để vươn lên hoặc tránh nhau không vấp vào với nhau. hoặc cùng lắm thì phải chiến thắng phải đè bẹp đối thủ.

"Đạo đức kinh doanh " ở đây theo tại hạ hiểu là khía cạnh khác không phải là không cạnh tranh, mà đạo đức kinh doanh có nghĩa là sòng phẳng công bằng, không gian dối khách hàng, cạnh tranh lành mạnh, giữ chữ tín làm đầu v.v....

Mấy điều như vậy không biết có đúng không chờ mọi người nói xong vào nói tiếp híc

LSB-ThuyDuong
22-04-2004, 14:18
@ Hoa Vinh: Nói như huynh thì tiểu muội đang giao phong cùng Lý Thám Hoa sao? Thế mà tiểu muội lại cứ ngỡ là đang cùng Thám Hoa triển khai "song kiếm hợp bích" cơ đấy! Có điều đường kiếm của tiểu muội chuệch choạc, sợ phá chiêu của Thám Hoa nên mới tìm cách rút ra ngoài. Vả lại vừa giao phong vừa phải ngoái đầu về phía sau nhìn ý tứ Lý phu nhân nữa!
@ Sa hiền muội: Ừ, chữ nghĩa tỷ chán vật. Viết lách thế nào mà lại để muội hiểu là tỷ bảo muội cứng đầu!!! Nói thật trên Lương Sơn tỷ không quý hiền muội thì còn quý ai?

Buôn dưa lê thế đủ rồi, bây giờ nói phớt qua chủ đề chính một tẹo kẻo bài này lại phải vào Hậu Sơn. Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh nói đạo đức kinh doanh không phải là không cạnh tranh thì đúng rồi. Tiểu muội chỉ nói thêm: Không Cạnh Tranh có khi là trái với Đạo đức Kinh doanh nữa.
Hê, giả sử Pepsi và Coca không cạnh tranh với nhau nữa, bắt tay với nhau, dàn xếp với nhau chia cái bánh kem thị trường VN thì người tiêu dùng VN sẽ tha hồ bị 2 con cá mập này vặt. Lon Coca bình thường là 5.000đ, đứa trẻ bán cho Tây là 10.000, có khi sẽ thành 30.000đ ngay!

Sakura
22-04-2004, 18:36
@ Sa hiền muội: Ừ, chữ nghĩa tỷ chán vật. Viết lách thế nào mà lại để muội hiểu là tỷ bảo muội cứng đầu!!! Nói thật trên Lương Sơn tỷ không quý hiền muội thì còn quý ai?
8O 8O 8O Trời ơi, mê nhất là cái câu này cuối cùng đầm đậm ý. Sakura tiểu muội cũng quý tỷ Thuỳ Dương lắm à :oops: Bởi Thuỳ Dương tỷ nói chuyện rất hợp ý của tiểu muội :)
Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh nói đạo đức kinh doanh không phải là không cạnh tranh thì đúng rồi. Tiểu muội chỉ nói thêm: Không Cạnh Tranh có khi là trái với Đạo đức Kinh doanh nữa.
Hê, giả sử Pepsi và Coca không cạnh tranh với nhau nữa, bắt tay với nhau, dàn xếp với nhau chia cái bánh kem thị trường VN thì người tiêu dùng VN sẽ tha hồ bị 2 con cá mập này vặt. Lon Coca bình thường là 5.000đ, đứa trẻ bán cho Tây là 10.000, có khi sẽ thành 30.000đ ngay!
Đã là kinh doanh thì phải cạnh tranh, không cạnh tranh thì còn gì là kinh doanh nữa cơ chứ. Nhưng ta phải kinh doanh cho phải lý, cho đúng cái đạo đức của nó. Kinh doanh theo cách lừa lọc nhau, dùng mưu để hại nhau thì cái đó lại là hành động hèn mạt, và như thế cũng không phải là kinh doanh mà là hại nhau.
Thường thì sự kết hợp giữa các hãng với nhau thường là những hãng có thể giúp ích cho nhau. Còn những hãng cùng ra một loại sản phẩm như hãng sản xuất bàn ghế, tủ lạnh, bột giặt,... thì luôn phải cạnh tranh với nhau. Mà các hãng thường hợp tác với những hãng "nổi tiếng" như mình để gọi là môn đăng hộ đối :)
Như những bà bán rau cạnh tranh với nhau. Nhưng bà rau mồng tơi, rau đay lại kết hợp với bà bán cua :) để ra sản phẩm canh cua :lol:

Lý Thám Hoa
22-04-2004, 22:13
+ Thùy Dương:
Cái Maslow's Hierarchy of Needs mà muội cố tình quên, thật ta cũng chẳng muốn nhớ chút nào... Hì, đúng là "của nợ". Chẳng hiểu khi xưa sao lại có thể học ngấu nghiến những Jane Addams, Freud, B. Skinner...
- Những ví dụ về thân quyến của muội đều nằm ở Top của lý thuyết Maslow, cái gọi là "Self-Actualization" và được hiểu nôm na như "Sự hoàn thiện bản ngã". Đại khái cũng giống như daily schedule của ta, khi ta đã hoàn thành những công việc được lập trình sẵn mà vẫn còn dư thời gian thì ta sẽ đi chơi tennis hoặc xem vài bộ films... Cái 'self-actualization" này sẽ biến chuyển theo từng giai đoạn của đời người. Khi ta bước vào tuổi 60, lúc mà con cháu đã đầy nhà, công thành danh toại... thì sẽ không chơi tennis nữa mà là nghiên cứu về phong lan hoặc bonsai...etc, "đại loại thế" :P
- So sánh thì khập khiễng đấy, nhưng ta muốn thu nhỏ phạm vi lại để kết thúc cái "Thương Trường Ngoại Truyện". Hẹn sẽ "song kiếm hợp bích" với muội ở đề tài sau. Thực ra thì Thục nữ kiếm của muội cũng đủ ngạo thị giang hồ rồi :P

+ Sakura Sa tiểu muội :
- Ta không có ý muốn thử độ cứng của muội và càng không muốn giáo huấn muội gì cả. Chỉ là mượn nước đẩy thuyền, khai triển cho bằng hết những ý của muội muốn trình bày. Như 1 tấm huân chương có 2 mặt há.
- Ta cũng không care muội xem lời ta khen là đểu hay là thật, ta chỉ care chính bản thân ta khi nói như vậy có "thật" không thôi. Và khi ta đã viết cho muội những dòng này thì không hề xem muội là "còn nhỏ, nhỏ tẹo tèo teo, nhỏ như que kẹo" đâu nhá :P Thích chưa !

love_life_xxx
23-04-2004, 07:35
hà hà Lý Thám Hoa quả là một nha uyên bác đây
xin nói tiếp về cái gọi là thương trường theo đúng nghĩa là một vùng kinh doanh (hổng biết có đúng hán việt hông) có thể coi nó là một xã hội thu nhỏ ,ở đây lợi nhuận và vật chất được đặt lên hàng đầu có mấy ai kinh doanh để chơi đâu.mọi hành vi kinh doanh đều dẫn tới kết cục duy nhất là
kiếm nhiều lợi nhuận .tôi thì hình dung nó như là con đường ,hai chính xác hơn là bản đồ về đường trông đó có đường quốc lộ, ngõ ,ngách mà mỗi con đường đều có người đi cho dù ít hay nhiều tuỳ vào mức độ rộng của nó ,nếu mà con đường đó quá nhỏ để người đi lại thì sẵng sàng mở rộng nó lên thành con đường to (phát triển) nếu con đường đó không có người qua lại thì cho dù nó to như thế nào cũng bị dẹp bỏ(phá sản) và nhằm thu hút nhiều người ,đi trên nó một thời gian lâu hơn cần mở rộng và kéo dài đẫn đến chèn ép một số con đường khác (cạnh tranh) ,cũng lý do đó muốn
người ta đi mãi mãi khong nghỉ thì cần phải nối tiếp các con đường nhỏ đến to ,to đến to hơn ,và to nối tiếp với to(sự hợp tác )
nhìn chung có thể thấy dù công ty có nhỏ thế nào nhưng biết nhìn xa đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế thì cho dù đó là cửa hàng tạp hoá nhỏ thì vẫn có thể tồn tại ,nhưng nếu bạn là con người cứng đầu chỉ biết đi theo đường thẳng không tìm gặp con đường nào đó hoặc không đủ tài chính mở rộng thì công ty của bạn bạn sẽ như con đường bỏ hoang dần dần tàn lụi
Nhưng nhìn chung kẻ không hiểu thời thế thì chỉ có chết ,người ma mãnh biết tận dụng kẽ hở của pháp luật hạ càng nhiều càng tốt nhưng biết hợp tác thì là kẻ sống còn kẻ chỉ biết giết để đi lên hoặc hợp tác hoàn toàn chỉ chết cho dù sống được lâu . nhiều môn võ đã cho thấy kẻ mạnh xẽ thắng kẻ yếu và kẻ yếu cũng có thể thắng kẻ mạnh nhưng áp dụng nó là ở cái đầu và nó chung quy theo câu nói của cạn bã xã hội '' ngu thì chết chứ ma nào làm''
oài ba hoa một lúc không biết có ai cười không :huytsao:

LSB-ThuyDuong
23-04-2004, 10:28
Bây giờ nói chuyện (chứ không tranh luận) với Sa hiền muội về cạnh tranh và hợp tác trên thương trường.
Cạnh tranh thường diễn ra giữa những doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa hay cùng cung ứng một loại dịch vụ (tỷ gọi chung là sản xuất hàng hóa cho nhanh vì dịch vụ cũng là 1 loại hàng hóa đặc biệt). Nhưng cạnh tranh còn diễn ra giữa những doanh nghiệp sản xuất ra các loại hàng hóa có thể thay thế nhau: ví dụ giữa 1 doanh nghiệp SX bếp điện và 1 doanh nghiệp sản xuất bếp ga vì nếu muội mua bếp ga muội sẽ không mua bếp điện, và ngược lại.
1 ví dụ rõ hơn: 10 năm trước các công ty xe khách chạy tuyến Hà Nội-Hải Phòng không phải là đối thủ cạnh tranh với Đường sắt Việt Nam vì họ nhắm đến những đối tượng khách hàng khác hẳn nhau. Những người đi ô tô HN-HP thường là những người có công việc làm ăn, không thể đợi giờ tàu chạy, họ chấp nhận đi bằng ô tô dù ngồi chật, không an toàn và nhiều khó chịu khác trên cuộc hành trình. Còn những người đi tàu hỏa không có việc gấp, có thể ung dung đợi giờ tàu và cảm thấy thích thú vì ngồi tàu hỏa đỡ mệt hơn, ít nguy cơ bị mất cắp hơn. Sự khác nhau đó khiến 2 loại dịch vụ được cung cấp (vận chuyển hành khách bằng ô tô và vận chuyển hành khách bằng tàu hỏa) là không thay thế nhau được.
Nhưng bây giờ, sau quá trình các công ty xe khách cạnh tranh với nhau, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách (mở đầu từ sự xuất hiện của Hoàng Long), họ đã trở thành đối thủ cạnh tranh, kẻ thách thức thực sự đối với tàu hỏa. Tỷ bây giờ đi Hải Phòng, dù rỗi rãi có thể đợi giờ tàu chạy, tỷ vẫn chọn ô tô vì đi ôtô HN-HP bây giờ khá dễ chịu.

Hợp tác cũng có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa. Ở đây tỷ không nói đến những vụ đi đêm hòng thủ tiêu cạnh tranh và tạo ra một thế lực độc quyền (kiểu như ví dụ giả tưởng về sự đi đêm giữa Pepsi và Coca mà tỷ đã nói đến lần trước) mà nói đến những sự hợp tác nói chung là fair play, được xã hội, luật pháp thừa nhận.
Ví dụ 2 hãng dược phẩm có thể cùng hợp tác với nhau trong R&D hòng tìm kiếm thuốc chữa bệnh AIDS, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí nghiên cứu phát triển, giảm thiểu việc đầu tư những khoản tiền khổng lồ để thu về những "châu Mỹ đã được người khác khám phá rồi". 2 hãng này sẽ là đối thủ cạnh tranh với nhau khi bán thuốc kháng sinh, nhưng lại là đồng minh hợp tác với nhau trong vụ AIDS (giống như tỷ có thể giao phong với muội trong topic này nhưng lại là đồng minh của muội trong topic khác).
Các hãng SX ô tô VN có thể là đối thủ cạnh tranh khách hàng của nhau nhưng lại là đồng minh với nhau trong cùng 1 Hiệp hội, ngồi cùng nhau bàn luận để thảo 1 kiến nghị chung gửi lên Chính phủ đề đạt nguyện vọng về các loại thuế đối với linh kiện nhập khẩu chẳng hạn.
Các ngân hàng có thể là đối thủ cạnh tranh khách hàng của nhau trong nhiều lĩnh vực nhưng lại là đối tác của nhau trong các vụ thanh toán chuyển tiền. Sự sụp đổ của 1 ngân hàng nào đó thường không phải là tin tốt lành cho các ngân hàng còn lại, vì nó có thể kéo theo những phản ứng dây chuyền. Ở đây vừa có cạnh tranh vừa có hợp tác, tương trợ lẫn nhau.
Thế đã! :)

LSB-Kiếm
23-04-2004, 10:33
[/i] [i] TẠI HẠ CŨNG ĐANG LÀ MỘT CON CÁ BÉ NGƯỜI TA BẢO Ở TRONG CHĂN MỚI BIẾT CHĂN CÓ RẬN NẾU MỘT NĂM TRƯỚC DÂY TIỂU ĐỆ KHÔNG BIẾT GÌ THÌ BÂY GIỜ TIỂU ĐỆ ĐÃ THẤY RÕ BỘ MẶT CỦA THƯƠNG TRƯỜNG THẬT KHỐC LIỆT ĐỂ TỒN TẠI TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG NGƯỜI TA KHÔNG PHẢI CHỈ CẦN LÒNG CAN ĐẢM MỘT CHÚT MAY MẮN THẬT NHIỀU TỰ TIN VÀ TÀI NĂNG VÀ ÍT THẬT ÍT TÌNH CẢM KỂ CẢ LÀ MỘT CHÚT ƯU ÁI ĐỐI VỚI BẢN THÂN MÌNH TẠI HẠ KHÔNG BIẾT LIỆU NHƯ THẾ MÌNH CÓ DỦ TRỞ THÀNH MỘT CON CÁ LỚN TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG

LSB-Kiếm
23-04-2004, 10:52
Tôi không nghĩ rằng khi người ta bất cháp thủ đoạn thì việc làm sẽ tốt hơn trên đời này
không có cái gì là không có nguyên do chỉ có điều không phải ai cũng nhận ra điều đo
người kinh doanh thành công phải mât rất nhiều để thu lại những lợi nhuận chính đáng
họ chỉ coi mình là người phục vụ khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hang phải
đặt mình ở dưới quyền lợi của khách hàng để khách hàng thấy mình được quan tam và từ đó thúc
đẩy động cơ mua hàng của họ ....... Còn rất nhiều nhung tại hạ không thể kể hết mà thôi
.xin chư vị đừng nghĩ về người kinh doanh nhu một kẻ xấu

Sakura
23-04-2004, 18:47
+ Sakura Sa tiểu muội :
- Ta không có ý muốn thử độ cứng của muội và càng không muốn giáo huấn muội gì cả. Chỉ là mượn nước đẩy thuyền, khai triển cho bằng hết những ý của muội muốn trình bày. Như 1 tấm huân chương có 2 mặt há.
- Ta cũng không care muội xem lời ta khen là đểu hay là thật, ta chỉ care chính bản thân ta khi nói như vậy có "thật" không thôi. Và khi ta đã viết cho muội những dòng này thì không hề xem muội là "còn nhỏ, nhỏ tẹo tèo teo, nhỏ như que kẹo" đâu nhá :P Thích chưa !
Chỉ có "nhỏ tẹo tèo teo" thôi, không có "nhỏ như que kẹo" đâu nhé. Lý tiền bối thích nói thêm quá à :D
Nói chung là tiểu muội cũng cám ơn tiền bối đã không coi tiểu muội là trẻ con, vì vậy sau này có tranh luận gì thì đừng có lôi "trẻ con" ra để doạ tiểu muội nhé :huytsao: Dù sao thì cũng cám ơn tiền bối rất nhiều :D

Giờ bây giờ quay lại chủ đề chính nào :D
Thuỳ Dương tỷ, tiểu muội và tỷ cùng mọi người không nói chuyện mà là thảo luận nhe :D Nơi đây dù sao cũng là nơi để thảo luận và bàn bạc về những chuyện nghiêm chỉnh mà :huytsao:
Nhưng cạnh tranh còn diễn ra giữa những doanh nghiệp sản xuất ra các loại hàng hóa có thể thay thế nhau: ví dụ giữa 1 doanh nghiệp SX bếp điện và 1 doanh nghiệp sản xuất bếp ga vì nếu muội mua bếp ga muội sẽ không mua bếp điện, và ngược lại
Tỷ nói đúng, đấy lại là cạnh tranh giữa những loại hàng hóa có thể thay thế nhau. Cũng tương tự như hãng COCA COLA và hãng PEPSI cạnh tranh với nhau vậy :) Nói chung muội không còn gì để nói bởi ý của Thuỳ Dương tỷ quá giống ý của muội :D (thế thì nói chuyện gì nhỉ ? :( )
Hợp tác cũng có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa. : Cái này thì muội nói thêm một chút.
Hợp tác là một cách kinh doanh hiệu quả mà đều có lợi cho đôi bên :) Nhưng có những hãng lớn và nổi tiếng cùng hợp tác với nhau lại để chiếm lĩnh thị trường và chèn ép sản phẩm của những hãng khác. Nhưng sự hợp tác này ít xảy ra giữa các công ty hay kèn cựa nhau ví dụ như Pepsi và Coca hay Comfort và Downy hoặc Omo và Thide hay giữa hãng LG và hãng Sonny,... Và nếu Pepsi mà có kết hợp với Coca để độc quyền thị trường cũng không được, bởi người tiêu dùng vẫn phân biệt giữa chúng dù giá tiền có bằng nhau hoặc nếu quá đắt, người tiêu dùng sẽ không mua nữa (không uống nước ngọt thì có chết không nhỉ ? ) mà họ sẽ quay sang những hãng rẻ hơn như Number one, 7 up,... Hoặc quay về với chè xanh của các cụ già :mrgreen:
Lấy ví dụ ở thực tế nhé : Ví dụ trong một lớp học, các học sinh cùng nhau phấn đấu học tập, cạnh tranh nhau về điểm, kém nhau 1 điểm cũng thấy buồn. Và lớp học rất khá, rồi các lớp cũng phấn đấu với nhau,... Học sinh nào cũng như nhau, thế mà thi đua học tập --> đây cũng có thể coi như là cạnh tranh.
Ví dụ học sinh A là Coca, học sinh B là Pepsi, học sinh C là Number one, học sinh D là 7 up,... thì ta sẽ thấy rõ hơn. Nếu các hãng cứ cạnh tranh một cách lành mạnh thì tất nhiên sẽ vui hơn rùi :) Một mặt họ cùng cạnh tranh nhưng về bản chất họ giống nhau vì cùng sản xuất ra nước ngọt...
Nói chung cạnh tranh cũng có kiểu cạnh tranh :)
[/quote]

LSB-ThuyDuong
24-04-2004, 13:55
Hì hì, Sa hiền muội! Bên Tụ nghĩa đường trong topic đón Đinh Bằng, tỷ gọi hiền muội là Sakura kiên cường, quả nhiên đúng thật!
Ừ thì thảo luận nhé!
Tỷ vốn thích vui đùa, coi cuộc đời thật chỉ là 1 "tấn trò" huống hồ chốn ảo, chả có cái gì nghiêm túc cả. Nên tỷ sẵn sàng nhường và đồng ý với muội, ta thảo luận nghiêm chỉnh. Logic không?
Cái phần muội nói thêm 1 chút thì tỷ không nhắc đến nữa: chữ nghĩa đều phơi cả trên Lương Sơn, nói như mấy ông nhà văn là "để bạn đọc phán xét". Tỷ chỉ bàn về cái phần muội bảo là ý tỷ giống ý muội thôi.
Ví dụ về Pepsi và Coca với ví dụ về bếp ga và bếp điện là không giống nhau đâu muội à. Pepsi và Coca sản xuất ra cùng 1 loại hàng hóa là nước ngọt và cạnh tranh với nhau. DN sản xuất bếp ga và DN sản xuất bếp điện sản xuất ra 2 sản phầm khác nhau là bếp ga và bếp điện. Nhưng 2 sản phẩm này nói chung có cùng 1 công dụng với người tiêu dùng nên trở thành "sản phẩm có thể thay thế nhau". Không phải tỷ phát minh ra đâu, kiến thức đấy!
1 ví dụ khác là xe máy và xe đạp nhé. Honda và Yamaha cùng SX xe máy nên cạnh tranh với nhau theo kiểu Pepsi và Coca. Nhưng khi mức sống của người dân cao lên, xe máy không còn là đồ xa xỉ mà là nhu cầu thiết thực của người dân thì có xu hướng mua xe máy chứ không mua xe đạp nữa. Người ta có thể nói: "lượng xe đạp tiêu thụ gần đây giảm hẳn vì có nhiều loại xe máy giá rẻ tung ra thị trường". Xe máy và xe đạp lúc này là 2 sản phẩm khác nhau nhưng có thể thay thế nhau. Và đối với ông chủ Cty SX xe đạp Martin, cả Honda lẫn Yamaha đều trở thành những đối thủ cạnh tranh, cướp đoạt khách hàng của ông ta.
Thật ra thì mấy kiến thức này muội chưa cần biết. Nhưng cái mà muội cần là cách lập luận logic, cách tư duy chính xác kiểu toán học. Tỷ cũng cần xem lại cách hành văn của mình để người đọc có thể hiểu chính xác ý mình.
Tỷ phải học lại văn, muội phải học toán nhiều hơn. Thế nhé!

TieuHoaVinh
26-04-2004, 10:45
Hì hì mãi mới thấy có Thuỳ Dương khá am hiểu về kinh tế. Tại Hạ đoán không nhầm thì chắc chắn Thuỳ dương có qua trường lớp về kinh tế vì hiểu rất sâu trong lĩnh vực kinh tế :
Phần Thuỳ Dương đưa ra, nếu ko nhầm thì chính là 1 kiến thức trong kinh tế vi mô đúng không nếu đã như vậy thì cũng có thể đưa ra quy luật về tiêu dùng : Tại hạ sẽ đưa tiền ra mua những thứ cần thiết nhất cho tại hạ và tại hạ phải đủ khả năng chi trả khoản này đã rồi sau đó mới có thể nâng lên thành những hàng hoá xa xỉ khác như vậy để giải thích cho vấn đề tại sao người tiêu dùng lại mua xe máy giá rẻ mà bỏ qua xe đạp. Vì họ có khả năng chi trả cho chiếc xe máy vì nó rẻ, công dụng hơn chiếc xe đạp, tiện lợi hơn v.v....nhưng phải nhớ ở đây là mức sống người dân lên cao hơn => nhu cầu người dân cao hơn đúng không? khi này xe máy không còn trở thành hàng xa xỉ phẩm nữa mà trở thành thứ hàng hoá thiết thực %

love_life_xxx
27-04-2004, 08:26
hic hic toàn dân kinh tế ha ha
nhưng theo em cạnh tranh giống như một cuộc chiến tranh vậy ,người ta có thể dùng mưu kế để dành thắng lợi
và không từ thủ đoạn nào để cho đối thủ sa bẫy .nhưng nên kinh tế có luật thì kiểu gì cũng có kẽ hở và người nào tận dụng được thì thắng còn kẻ chỉ chăm chăm kạnh tranh lành mạnh thì chỉ có chết ví dụ hàng cá và tôm của ta là một ví dụ điẻn hình
nói chung luật pháp tốt đến đâu thì cũng thí nhờ vậy cho dù hàng hoá thế nào giá cả ra sao mà biết hiểu tâm lý và pháp luật thì thắng hết

TieuHoaVinh
27-04-2004, 10:50
Người ta có câu
"Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên"
Dân Kinh tế có câu:
"Mưu sự tại nhân thành sự tại nhân"

LSB_VươngAnh
18-12-2005, 09:01
chán ... cái này thì đã quá rõ rồi ... chẳng cần phải ví dụ tận đẩu tân đâu mà ngay ở những chợ cóc ở VN cũng đầy minh chứng hùng hồn vệ sự khắc nghiệt của thương trường . Kinh doanh thì phai có địa điểm ... ở chợ cóc VN cũng vậy ... mỗi sáng là mỗi trận cãi vã tơi bới về chỗ ngồi chõ bán ... ai đến trước thì lấn của kẻ đến sau . Kinh doanh cung cần phai cạnh tranh và chiêu hữu hiệu nhất là tung hỏa mù về phia khách hàng và đối thủ ... ở chợ cóc VN cũng vậy , để bán được hàng chủ " doanh nghiệp " với cái miệng rất điệu nghệ nói nhỏ vào tai khách hàng những cái trên trời dưới đất về "đối thủ " .... Kinh doanh cũng cần có " mặt đen " , một lực lương " bảo vệ " sẵn sàng ra tay với đối thủ nếu cần thiết ... chợ cóc VN cũng vậy ... khi thấy chướng mắt một ai đó và cho là " bán phá giá " " chủ doanh nghiệp " vất ra hơn chục ngàn đồng thuê mấy thằng nghiện đến phá quán người kia .... đâu cần phải đi đâu xa ... ngay ở những cái rất đời thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự khắc nghiệt đó ... thế nên cứ làm nhân viên nhà nước cho xong ... ko lo phá sản , ko lo thất nghiệp , ko lo trừ lương .... he he