PDA

View Full Version : Nhà bác học Lê Quý Đôn.


TieuHoaVinh
05-04-2004, 23:06
Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã xếp Lê Quý Đôn vào hàng những nhân tài của dân tộc, khẳng định rằng: Những thiên tài như thế mãi mãi là những ngôi sao sángtrên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống nòi".

Nếu nhìn trên bình diện lịch sử văn hóa Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến, chúng ta thấy Lê Quý Đôn quả là một thiên tài. Tác phẩm của ông là một khối lượng rất đồ sộ "kể tới mấy trăm thiên" bao gồm các loại triết học, sử học, văn thơ, chú giải kinh điển, tổng loại, tạp biên... Thật hiếm thấy ở một con người lại tập trung nhiều năm lực trí tuệ, thâu tóm được nhiều lĩnh vực tri thức khoa học như Lê Quý Đôn: chính trị, kinh tế, lịch sử, văn thơ, nho học, Phật học, Lão học, địa lý học, nông học, dân tộc học, thư tịch học, ngôn ngữ học, sưu tầm, khảo cứu... Lĩnh vực nào Lê Quý Đôn cũng tỏ ra uyên bác khiến cho người ta phải sửng sốt và khâm phục.

Trí thông minh kỳ diệu của Lê Quý Đôn đã được người đương thời hết lời ca tụng: hai tuổi đã biết đọc chữ "hữu", chữ "vô". Năm tuổi đã thuộc lòng nhiều bài Kinh Thi. Mười một tuổi ngày học được hàng trăm trang sử. Mười bốn tuổi học hết Ngũ kinh, một ngày làm mười bài phú không cần viết nháp...

Lê Quý Đôn là một viên quan đại thần dưới thời Lê- Trịnh. Cuộc đời làm quan của Lê Quý Đôn có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp văn chương của ông. Đó là chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1759-1762. Lúc này Lê Quý Đôn mới 33 tuổi. Theo lệ xưa thì phải trên dưới 50 tuổi mới được triều đình chọn cử đu sứ, song vì Lê Quý Đôn có tàu nên vẫn được sung vào đoàn sứ bộ với chức phó sứ.

Tạu Yên Kinh (kinh đô nhà Thanh) Lê Quý Đôn gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, luận bàn với họ những vấn đề sử học, triết học... và học vấn sâu rộng của ông được học giả Trung Quốc, Triều Tiên vô cùng khâm phục. ở đây, Lê Quý Đôn có dịp đọc nhiều sách mới lạ kể cả sácg của người phương Tây nói về địa lý thế giới, về ngôn ngữ học, thuỷ văn học...

Lê Quý Đôn sống ở thế kỷ XVIII là thời kỳ xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Trong lòng xã hội Việt Nam đầy mâu thuẫn khi ấy đang nảy sinh những mầm mống mới của thời kỳ kinh tế hành hóa, thị trường trong nước mở rộng, thủ công nghiệp và thương nghiệp có cơ hội phát triển... Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tư tưởng, khoa học. ở thế kỷXVIII, xuất hiện nhiều tên tuổi rực rỡ như: Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Trác... Đồng thời các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích luỹ hàng nghìn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi có những bộ óc bách khoa và Lê Quý Đôn với học vấn như biển cả của mình đã trở thành người "tập đại thành" mọi trí thức của thời đại. Có thể nói toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ XVIII đều được bao quát vào trong tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như một cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa cả một thời đại, với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó. Nếu thống kê lại thì tác phẩm của Lê Quý Đôn có tới 10 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số hiện giờ bị thất lạc chưa tìm thấy.

Có thể kể ra những tác phẩm tiêu biểu của ông tới nay còn giữ được:

Về triết học có Quần thư khảo biện (sách được làm trước năm ông 30 tuổi). Về tổng loại có Vân đài loại ngữ. Đây là "bộ sách tinh túy nhất" của Lê Quý Đôn được viết xong lúc ông 30 tuổi. Nội dung sách hết sức phong phú, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... Về sử học, ngoài Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê Triều thông sử và Bắc sứ thông lục (viết trong lần đi sứ). Quốc sử tục biên (mất), Danh thần lục Lê Quý Đôn còn hai tác phẩm đặc sắc là Kiến văn tiểu lục và Phủ biên tạp lục. Kiến văn tiểu lục là tập bút ký của Lê Quý Đôn trong khi tham bác tài liệu sách vở có liên quan tới lịch sử và văn hóa nước ta từ đời Trần tới đời Lê. Phủ biên tạp lục viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm hiệp trấn Thuận Hóa. Nội dung ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe về tình hình xã hội Đàng trong từ thế kỷ XVIII trở về trước.

Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn, vừa là một nhà văn học, một nhà thơ giàu tài năng. Trong sự nghiệp văn học của Lê Quý Đôn phần nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn là phần có giá trị đặc biệt. Công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn là bộ Toàn Việt thi lục 6 quyển, trong đó tuyển chọn tất cả 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương Dực (1509-1516). Lê Quý Đôn hoàn thành Toàn Việt thi lục năm 1768, dâng lên vua, được thưởng 20 lạng bạc. Với Toàn Việt thi tập, Lê Quý Đôn đã góp phần thu nhặt, gìn giữ khỏi mất mát bao nhiêu châu ngọc quý giá trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Về sáng tác văn xuôi, Lê Quý Đôn có Quế Đường văn tập 4 quyển nhưng sách này không còn nữa. Thơ Lê Quý Đôn để lại có Quế đường thi tập, khoản vài trăm bài, làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

Nhận xét tổng quát về thơ Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết: "Ông là người học vấn rộng khắp, hạ bút thành văn. Cốt cách thơ đều trong sáng. Lời văn thì hồn nhiên như "thiên thành" không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển rộng, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia". Đọc thơ Lê Quý Đôn, chúng ta thấy thơ ông thật phong phú, đa dạng, sâu sắc về tư tưởng, nghệ thuật:
Thành hoang tường đổ đã bốn trăm năm
Dây dưa dây đậu leo quấn xanh tốt
Sóng biếc đã rửa sạch hận cho vua Trần
Cỏ xanh khó che lấp nỗi hổ thẹn của Mộc Thạnh
Sau trận mưa bò vàng cầy bật lưỡi gươm cổ
Dưới trăng chim lạnh kêu bên lầu tàn
Bờ cõi cần gì phảI mở rộng mãi
Đời Nghiêu Thuấn khi ấy chỉ có chín châu thôi.
Hơn 200 năm đã trôi qua nhưng trí tuệ và tâm hồn Lê Quý Đôn vẫn tỏa sáng tới ngày nay.

LSB-LyQuy
08-04-2004, 09:22
Hoa Vinh ca ca, đệ đã thay tiêu đề bài này rồi. Ca ca viết tiêu đề rất nối đây mời vào xem làm đệ tưởng VIP nào chứ. Xin lỗi ca ca nếu đệ có gì mạo phạm nha. :D

LSB-ThuyDuong
23-06-2004, 14:17
TD xin giới thiệu những bài viết đáng chú ý về Lê Quý Đôn. Những tài liệu này của người anh trai TD đã lưu trữ trên máy tính, TD chỉ copy và paste. Trước khi làm việc đó, TD đã thử search trên mạng có không để nếu có thì chỉ cần dẫn đường link. Song không tìm được. Vì vậy, thiết nghĩ những thông tin này là bổ ích đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp Lê Quý Đôn.

[center:20f2611591]Lê Quý Đôn nhìn ra thế giới[/center:20f2611591]
Đinh Công Vĩ
Với chúng ta, những kiến văn về Tây Âu của Lê Quý Đôn không mới lạ. Nhưng cách đây 2 thế kỷ, đấy là cả 1 phát hiện tinh đời, nhìn xa, vượt ra ngoài thánh kinh hiền truyện.
Đâu phải đợi đến khi chiến thuyền Tây Âu đến gõ nhà Nguyễn bằng đạn đại bác, rồi Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... nêu lên những bản điều trần thống thiết và Phan Bội Châu rung vang hồi kèn Đông Du duy tân, giới nho học VN mới thức tỉnh với Tân thư, mới rũ bỏ tư tưởng "nội hạ ngoại di", coi mình là ưu việt còn bên ngoài là man di. Hãy ngược lên 1 thế kỷ trước đấy, chúng ta sẽ tự hào xiết bao khi thấy Bảng nhãn Lê Quý Đôn, sống giữa bao hạn chế của thời trung cổ phong kiến phương Đông, lại có tầm mắt vượt ra bên ngoài và có những hiểu biết sâu rộng về những chân trời mới lạ trong thế giới Tây Âu. Trong "Vân đài loại ngữ", ông viết:
"Người các nước Âu La Ba (châu Âu) ở Tây Dương như Ly Mã Đậu (Matteo Ricci, người Italia), Nam Hoài Nhân (Ferdinan dus Verbicst, người Bỉ), Ngải Nho Lược (Guitcs Alcni, người Italia)... đàm luận về trời đất 1 cách sâu sắc, mới lạ vô cùng, nhiều điều mà tiên nho ta chưa tìm ra".
... "Ly Mã Đậu cùng Nam Hòai Nhân, Ngải Nho Lược...5,6 người vào đất Mân, qua bên Kim Lăng (Nam Kinh), đem cho xem kính thiên lí, chuông tự minh (đồng hồ báo thức), hồn thiên nghi (quả thiên cầu có ghi tọa độ các sao để xem thiên văn), tượng thiên xích (thước đo trên không), cầu cổ pháp (phép đo tam giác lượng), phép đo lường thời gian, phép xem bóng mặt trời, xem sao... Các quan to trong tỉnh tôn họ là Tây nho, hay Tây thổ thánh nhân, rồi tư giấy về Bắc Kinh, tiến lên vua. Vua Thanh dùng người nước ấy, cho giữ việc ở Khâm Thiên Giám và sai làm lịch mới, ban hành khắp nước".
Cũng trong "Vân đài loại ngữ", Lê Quý Đôn nói về tân thư của họ: "Sách của người Tây dương ra đời sau hết, thuyết của họ lại li kỳ, lịch duyệt đã nhiều, đo lường lại tinh, nên người TQ đều dốc lòng tin". Lê Quý Đôn hiểu Tân thư của phương Tây qua tầm nhìn thế giới về trái đất tròn, có 4 đại châu với những tri thức về khoa học tự nhiên mà trước đó ít nhà nho chịu nghiên cứu vì họ quá thiên lệch về khoa học xã hội. Cho nên đại nho Lê Quý Đôn độc đáo khi viết: "Ta thường được xem sách Khôn dư đồ thuyết của họ, thấy bàn về địa lý, địa cầu, núi non, sông biển, thủy triều lên xuống, gió mưa phần nhiều hợp lý. Họ nói đất với biển vốn hình tròn, hợp làm 1 quả cầu trong thiên cầu. Họ nói thiên hạ có 4 đại châu. TQ cùng các nước Hồ Việt, sa mạc, hải đảo thuộc Á Tế Á (châu Á). Các nước Đại Tây Dương và các nước hải ngoại thuộc Âu La Ba (châu Âu). Còn các nước hải ngoại khác thuộc Á Lị Mặt Á (châu Phi). Lại còn các nước hải ngoại khác thuộc Á Mặc Lị Gia (châu Mỹ)".
Lê Quý Đôn còn biết nhiều chuyện lý thú ở Tây Âu nhờ nghe kể hoặc đọc các sách Trung Hoa. Trong "Vân đài loại ngữ", ông ghi: "Nước Hoa Lang (Hà Lan) có 1 ngọn núi dài ước hơn 50 dặm, sản xuất kim cương thật rắn, không thứ gì đập vỡ được nó..", "Những nhà số học ở Tây Dương chế ra kính trông xa (kính viễn vọng), ống làm bằng da dài hơn 1 thước, cả lớn lẫn nhỏ 4,5 cái lồng vào nhau... trông xa 100 dặm mà không có mây khói che lấp, có thể thấy rõ người, cả râu mày..."
Lê Quý Đôn đặc biệt dành nhiều tâm huyết tìm hiểu mối quan hệ giữa Tây Âu và VN, nhất là ở vùng đất phía Nam khi ông được bổ nhiệm làm quan ở đấy. Trong "Phủ biên tạp lục", ông ghi chuyện các chúa Nguyễn mua kẽm của Hà Lan đúc tiền, nhập nồi và mâm đồng do tầu phương Tây chở đến và ghi rất cụ thể về cấu tạo, hình dáng và vận hành của đồng hồ phương Tây. Ông điều tra rất kỹ các loại ngọc phương Tây như "ngọc hạc dính", "ngọc hoàn chiếu" bán vào nước ta. ở Thuận Hóa, ông tìm hiểu khá chi tiết về người Tây Dương như "Từ Tâm Bá làm thiên văn nội viện của chúa Nguyễn 30 năm, sách đem theo có mấy chục". Ông biết vận dụng "Bản đồ đường biển" của Từ Tâm Bá để xem xét đường biển từ Thuận Quảng đến các nước trong vùng.
Lê Quý Đôn khâm phục mà không sùng bái Tây Âu. Với tầm mắt sâu sắc, ông thấy được cả mặt hạn chế của họ như trong "Vân đài loại ngữ", ông viết: "Giống sâm Tây dương do thuyền biển chở đến, nay TQ cũng ưa chuộng, 1 cân mua tới 1 lạng bạc. Ta đã từng uống sâm ấy, thấy khô sáp vô vị, chẳng bổ ích gì cho khí lực. Mới đây người Hàng Châu làm sách Bản thảo tòng tân khen Tây phương sâm là hay, bổ phế... Những điều ấy đều là khen quá mức". Ông rất hay chú ý tới những nhân tài VN như Nguyễn Văn Tú, người xã Đại Hào, huyện Đăng Xương đất Quảng khi nhỏ học ở Hà Lan "mới 2 năm đã biết đủ nghề, có thể chế các loại đồng hồ và làm được kính thiên lí rất khéo".
(Nhìn lại lịch sử- NXB Văn hóa Thông tin 2003)

LSB-ThuyDuong
23-06-2004, 14:24
Còn đây là đánh giá của nhà sử học Trần Quốc Vượng:

[center:5e7a9e5684]Con người và tư tưởng triết học- phác họa chân dung Lê Quý Đôn[/center:5e7a9e5684]
1. Quế Đường thời thơ ấu được coi là 1 thần đồng cực kỳ thông minh, con ông nghè, quan thượng tước hầu. Cái mà người đương thời khen ông thì đó là 1 lối học vẹt, nuốt vào bụng bé thơ những kinh-thư-sử-truyện phần lớn là vô bổ và vô dụng, và 1 thứ văn cử tử đầy khuôn sáo (thế mà bây giờ vẫn có người tiếp tục ca ngợi ông theo kiểu đó). Cứ như vậy, ông đậu tam nguyên, tôi nghĩ chả có gì đáng ca ngợi lắm. Nếu chỉ như vậy, chắc chắn ông không thể trở thành chính ông mà chỉ là 1 cái bóng, 1 cái khuôn "mô phạm" Nho gia.
2. Ông trở thành chính ông để tôi yêu kính, là ở những điểm khác. Ông là con quan lớn nhưng vẫn ở làng quê tới năm 14 tuổi, nghĩa là hết tuổi nhi đồng, tuổi hình thành tính cách cá nhân. Ngoài thời gian gia đình bắt ngồi học vẹt, may sao ông vẫn giữ được cái thơ ngây của tuổi ấu thơ hoặc nói cách khác, ông được ngây thơ khi còn là trẻ con- điều này thậm khó thời bấy giờ, khi các ông đồ nho bắt trẻ con vắt mũi chưa sạch học tứ thư, ngũ kinh và đưa trẻ con ngay lập tức vào mô hình người lớn, tận diệt tuổi thơ. Cậu bé vẫn ở truồng đi chơi, bơi lội đánh bạn với lũ trẻ trong làng. Nếu không có cái đối cực đó, Lê Danh Phương sẽ là 1 đứa trẻ còi cọc và mụ mị. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ: ông là con vợ bé của ông nghè Lê Trọng Thứ. Ông có cái phong cách dân gian khoáng đạt hòa trộn trong cái bác học uyên thâm của Nho gia. Cho đến khi đã trưởng thành và trở nên 1 quan lớn, ông vẫn giữ được thói quen "tắm nhân dân", la cà hàng quán, chùa, đền hay trò chuyện với dân trên đường cái quan, học hỏi được nhiều ở túi khôn và nền minh triết dân gian. Và ông đã tích hợp được trong ông cái tri-thức-dân-gian không văn bản cùng những pho sách dầy của bách khoa chư tử.
Tôi đoán rằng khoảng thời gian gián cách giữa việc đậu Hương thi và Hội thi (1743-1752, từ 18 tuổi đến 27 tuổi) là 1 quãng thời gian vô cùng quan trọng trong cuộc đời và văn nghiệp Lê Quế Đường. Không chỉ đọc Kinh Thư Sử Truyện theo quy định của thi cử, ông còn đọc rộng nhiều sách của bách gia chư tử, ông còn đọc rộng nhiều ngọai thư kể cả Thiên văn, Địa lý, Tử vi, Thái ất, Lục nhâm. Không chỉ đọc sách Tầu ông còn đọc sách Tây (viết hoặc dịch ra chữ Tầu) và đọc sách Ta của tiền nhân tiên triều. Không chỉ đọc sách, ông còn đọc văn bia, minh văn trên chuông khánh? Không chỉ đọc và học chữ, ông còn học và hỏi nơi dân gian làng xóm trên đường quê như sau này ông kết hợp rất tài tình cái bận rộn của quan trường với niềm say mê tìm hiểu mọi vật và mọi việc trên đường đi sứ, trên đường chinh chiến, trên hoạn lộ... Cho nên văn ông, sử ông là sự kết hợp đầy tài hoa cái tri thức bác học và tri thức dân gian. Ông là người uyên bác theo nghĩa đầy đủ nhất của con chữ này trong bối cảnh thời đại ông là thời đại nở rộ của văn hóa dân gian và thời đại tổng kết của văn hóa chính thống.
Chính vì biết "tắm nhân dân" mà ông phá được cái khuôn sáo Nho gia đã cố đúc khuôn ông, hay nói chính xác hơn, cái dung dịch văn hóa của ông đã tràn bờ ra ngoài cái khuôn hình mà gia đình và xã hội chính thống đã đúc nên ông.
3. Ông là người làm quan có tư duy bác học (hiếm quý thay trong xã hội VN truyền thống) và là 1 nhà bác học làm quan. Ông vừa thích làm 1 nhà bác học, vừa thích làm quan, lại còn thích làm quan võ nữa! Đó là mâu thuẫn lớn dẫn tới nhiều vô xé phân thân trong tâm thức ông, nhiều lủng củng và trục trặc trên đường hoạn lộ. Ông thành công một nửa khi biết tận dụng- và lợi dụng- cái vị thế quan chức mà bồi dưỡng tư duy bác học- điển hình là nhờ làm Hiệp trấn Thuận Hóa mà có tư liệu viết Phủ biên tạp lục, nhờ đi sứ và đọc nhiều sách Tầu cũ mới để biên soạn Vân đài loại ngữ và Kiến văn tiểu lục. Nhưng cơ bản ông là 1 viên quan lớn thất bại thăng giáng chuyển đổi luôn. Nhà Nguyễn sau này ghét ông đã đành vì sách ông với ngồn ngộn tư liệu là sự tố cáo lạnh lùng cái xấu xa của chính quyền các chúa Nguyễn cuối cùng, tiền nhân của các vua Nguyễn. Nhưng các chúa Trịnh buổi suy tàn với lũ hoạn quan và triều quan dốt nát bu quanh chúng cũng chẳng quý trọng gì ông lắm, thậm chí còn ghen ghét, dèm pha, bới móc, nói xấu hòng hãm hại ông trong cái biển đố kỵ của tâm thức tiểu nông mà triều đình là thứ phẩm xấu xa nhất.
4. Ông muốn làm quan, muốn được chúa tin yêu và dựa vào chúa mà canh tân xã hội. Đấy là ảo tưởng vĩ đại của ông. Khốn khổ thay người trí thức lớn lại thường hay mắc ảo tưởng. Lòng Quế Đường đầy khắc khoải trước thời vận loạn suy của nước, nỗi khổ nghèo của dân. Lời sớ ông dâng chúa năm 1764 đầy giọng thống thiết. Đi sứ về, đến Quảng Tây, trèo lên những ngọn núi có tiếng, trông về nam quê hương, trông lên bắc TQ, ông suy nghĩ nhiều về sự thi hành chính giáo, lòng ông bùi ngùi về 1 điều là "nhân tâm thì không định, thế biến thì không thường, do đó mà trị nước là 1 việc rất khó và chỉ có 1 cách để ước thúc nhân tâm và chế ngự thế biến, đó là pháp chế mà thôi" (Vân đài loại ngữ). Có vẻ như ông theo phái Pháp gia nhưng rốt cuộc chiến lược chính trị xã hội của ông lại là 1 sự dung hòa giữa Đức trị và Pháp trị. Nhưng vua chúa thời ông còn đức đâu mà trị? Và khuyên bảo 1 lũ chuyên chế bạo tàn thi hành Pháp chế thì quả là đại ảo tưởng của con người trí thức Lê Quế Đường! Ông không dám theo khởi nghĩa nông dân lật đổ vua quan hủ bại, ông còn tham gia đàn áp họ nữa là đằng khác. Đó là hạn chế chính trị lớn nhất trong ông.
5. Ông là người thương dân, căm ghét bọn tham ô quan lại. Ông là người yêu nước và có lòng tự hào dân tộc nồng nàn. Là 1 sử bút nghiêm cẩn ông ca ngợi nước Nam về 2 triều Lý Trần có tiếng là văn minh và ông cắt nghĩa đó là vì Lý Trần trọng đãi nhân tài nên nhân tài đua nở. Đến như nhà Mạc là kẻ thù của triều Lê mà ông đang phụng sự ông cũng ghi nhận rằng nhiều năm dưới thời Mạc được mùa lớn, trật tự an toàn xã hội được duy trì tốt, ban đêm cổng ngoài nhà dân không phải đóng, ngoài đường không ai nhặt của rơi... Ông rất có ý thức về 1 nền văn hiến dân tộc, ra sức tìm tòi khai phát những giá trị truyền thống của quá khứ dân tộc. Ông là người có tinh thần dân tộc. Ông ra sức chứng minh VN không thua kém (vô tốn) TQ. Nhưng tiền đề lý luận văn hóa của ông lại là văn hiến VN không khác (bất dị) TQ.
Đó là 1 ngộ nhận lớn, tuy ta có thể thông cảm với tính tự ti dân tộc của Quế Đường tiên sinh. Nhưng đó lại là bước thụt lùi về nhận thức luận về cốt cách dân tộc so với Ức Trai 300 năm trước ông khi Ức Trai đặt cược vào 2 chữ "dị thù" (khác nhau) khi đối sánh với Trung Hoa!
Ông lớn lao những khi ông "tràn bờ", không thích nghi, không giáo điều theo Khổng Mạnh Trình Chu.
Ông lầm lẫn khi tư duy ông bị bó buộc trong khuôn sáo Nho gia, trong khuôn khổ luân thường đạo lý của Tứ thư Ngũ kinh mà ông đã bị nhồi nhét từ thuở ấu thơ. Thân phận cá nhân ông, thân phận trí thức thế kỷ XVIII ở VN của ông là như vậy. Ông lớn lao trong 1 xã hội tù túng, ông nhìn xa biết rộng trong 1 thể chế chật hẹp. Ông là ngôi sao Hôm lấp lánh trong hoàng hôn của 1 chế độ lụi tàn!
(Văn hóa VN- Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc 2000)

Chu Vũ
26-06-2004, 08:49
Giới thiệu về Lê Quý Đôn của Tiểu Hoa Vinh huynh đài , Thuỳ Dương cô nương khiến tại hạ khâm phục . Nhưng đọc mà như chưa đọc , thiếu căn bản là fần tiểu sử : gồm tên tuổi , ngày tháng năm sinh ( căn bản nhất ko có ) . . .
Tại hạ xin thêm một chút ( tại hạ không còn được nhớ nhiều ) :
- Lê Quý Đôn có tên tự là Doãn Hậu , hiệu là Quế Đường , nguyên quán thuộc làng Duyên Hà , tỉnh Duyên Hà - Thái Bình .
- Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ 1762
- 5 tuổi đọc được Kinh Thi , 10 tuổi đọc Kinh Dịch , học sử học
- 14 tuổi đọc hết Ngũ Kinh , Tứ thư , Chu Tử , Sử truyện .
- Đỗ giải nguyên năm 18 tuổi ( tức năm 1743 ) , 9 năm sau ( 1752 ) đỗ đầu kỳ thi hội , khi vào thi đình LQĐ đỗ bảng nhãn ( danh vị cao nhất kỳ thi đình ) . Hai năm sau được vào làm Hàn lâm viện thừa chỉ sung Toản tu Quốc sử quán . Đầu năm 1756 tới Sơn Nam dự kỳ thi liêm phóng , tới tháng 5 làm việc coi quân sự ở fủ chúa Trịnh . . .
- 1757 được thăng lên chức Hàn lâm viện thị giảng . . . .
- 1760 được làm trươpngr phái đoàn Đại Việt sang nhà Thanh dâng cống vật . . . .
- 1762 trở về nước , ông được fong làm học sĩ ở Bí thư các .
- 1764 làm chức đốc đồng Kinh Bắc
- 1765 làm tham chính ở Hải Dương nhưng ông khước từ .
- 1767 được khởi dụng giao chức Thị thư , đồng thời ông biên tập cuốn Quốc sử và kiêm chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám .
- 1768 hoàn thành Toàn Việt thị lục . . . .
....................
Các công trình của Lê Quý Đôn ( đã được xác định chính thức , và còn nhiều cuốn chưa được xác định ):
- Phủ biên tạp lục
- Kiến văn tiểu lục
- Bắc sứ thông lục
- Lê triều thông sử ( Đại Việt thông sử )
- Lê triều công thần liệt truyện
- Vân đài loại ngữ
- Quần thư khảo biện
- Thánh mô hiền phạm lục
- Thư kinh diễn nghĩa
- Quế đường thi tập
- Quế đường thi vựng toàn tập
- Tứ thu ước giải
- Âm chất văn thú
- Toàn Việt thi lục
. . . . Mời các anh hùng nữ hiệp tìm tài liệu về Lê Quý Đôn đọc tiếp :D , tại hạ xin đơn cử cuốn Lê Quý Đôn toàn tập ( gồm 3 cuốn ) giới thiệu tương đối đầy đủ về ông .

Tiểu Siêu
15-07-2004, 14:50
" Ông là người học vấn rộng khắp , đặt bút thành văn . Cốt cách thơ trong sáng . Lời văn hồn nhiên . . . , không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả , không chỗ nào không đạt tới , thật là phong cách đại gia " .
Đó chính là lời nhận xét của Phan Huy Chú về Lê Quý Đôn , còn người đời thì đã so sánh ông như một sản phẩm tinh tuý nhất của thời đại tạo thành :) .
Ngoài những chức vụ mà Chu quân sư đã kể ở trên , Tiểu Siêu bổ sung thêm một chút :) . Lê Quý Đôn từng làm Tản lý quân vụ và Thi phó đô ngự sử vào năm 1768 . Năm 1769 thì làm Công bộ hữu thị lang , 4 năm sau ( 1773 ) ông làm tới chức Bồi tụng - một chức vụ tương đương với Phó thủ tướng bây giờ . Tới năm 1775 , Lê Quý Đôn Lại làm Bộ tả thị lang kiêm thêm chức Tổng tài quốc sử quán . Rồi làm Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa vào năm 1776 , Hiệp trấn Nghệ An năm 1783 , Công bộ thượng thư năm 1784 . . .
Tiểu Siêu