PDA

View Full Version : GÁNH NẶNG ĐÔI VAI.....


money
26-03-2004, 16:01
8O một câu chuyện mà nhà văn Nam Cao đả viết thay cho cuộc đời đau khổ ngày xưa của mình, ông chết trong khi bệnh liệt giường và không có cách nào cứu vì không có tiền .....
ĐỜI THỪA, Hộ là một nhà văn chân chính, văn hộ viết hay và có hồn văn lắm, Nhưng từ khi hộ gặp từ,vì thương cho tình cảnh của từ, nên hộ dẩ dang rộng đôi tay đón mẹ con từ về nuôi và xem như là con ruột...nhưng cái gánh nặng gia đình làm cho hộ phải lao đao trong cuộc sống, khiến cho hộ phải viết bừa, viết ẩu những bài văn hay, nhưng tất cả củng vì tiền" cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai của Hộ, hộ không còn cách nào cứu vảng nữa, suốt ngày hộ say sưa với bạn bè, về nhà hộ lại mắn vợ la con, như một kẻ VỦ PHU , khi tỉnh giấc hộ không ngớt lời xin từ tha thứ cho mọi hành vi khốn nạn của mình trong khi say, nhưng củng chẳng cứu nổi cái tâm tư của hộ.
Qua những lời văn ngắn gọn xúc tích, các hảo hán huynh đệ lương sơn có thông cảm tí nào cho cái kiếp sống đời thừa, củng tại vì cái xả hội đưa đẩy con người ta đi vào bế tắc.Huynh muội trên lương sơn chắc củng hiểu phần nào cái tâm tư đau khổ của TỪ khi hộ đánh chưởi, Vậy xin một vài điều bình luận cho số phận từ được không ạ.
Vâng, xin cám ơn, xin cám ơn.

LSB-VanThang
30-03-2004, 04:25
Kẻ bất đắc chí từ xưa tới nay đâu ít nhưng đa số đều có phản ứng giống Từ. Từ là một văn sĩ có hoài bão và chí lớn. Đối với Từ viết bậy viết sai viết nhăng là nỗi khổ lớn. Đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất ôm hoài bão lập chí mà không thực hiện được thì còn gì đau đớn hơn. Kẻ sĩ không trổ được tài của mình thì có khác gì đời thừa đời uổng phí?! Nhưng truyện Đời Thừa không chỉ đơn thuần là kể về kẻ bất đắc chí là Từ mà còn muốn nói lên lòng nhân đạo của Từ. Vì kẻ khác mà dám hy sinh hoài bão của mình thì không phải một người nhân ái thì còn là gì. Tính chất nhân đạo trong truyện rất cao. Những bi kịch trong truyện khó có thể một cá nhân riêng lẻ mà có thể giải quyết mà cần có sự thay đổi từ hướng khác.

LSB-XuXu
30-03-2004, 13:23
Vạn Thắng huynh phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc quá, nhưng hình như huynh đang nói đến nhân vật Hộ , chứ không phải là Từ . Chắc đã lâu rồi không đọc lại tác phẩm này nên có đôi chút nhầm lẫn, phải không huynh?

LSB-XuXu
30-03-2004, 14:02
Huynh muội trên lương sơn chắc củng hiểu phần nào cái tâm tư đau khổ của TỪ khi hộ đánh chưởi, Vậy xin một vài điều bình luận cho số phận từ được không ạ.
Vâng, xin cám ơn, xin cám ơn.

nu_vuong_thanh_cat_tu_han thật tâm lý :D . Trước giờ khi bình "Đời thừa", mọi người chỉ hay nói đến tấn bi kịch đau đớn của Hộ-người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Thú thật là Xu chưa nghe ai nói nhiều về tâm tư đau khổ của Từ cả. Tuy Từ không phải là người trí thức, không lâm vào hoàn cảnh giằng xé nội tâm, khi mà "cái hoài bão văn chương cao đẹp bị thực tế phũ phàng dẫm nát" như Hộ, nhưng Từ cũng đau khổ chẳng kém gì Hộ đâu!
Theo Xu thì Từ không có "cái tâm tư đau khổ khi bị Hộ đánh chửi" như nu_vuong_thanh_cat_tu_han đã viết. Nỗi đau khổ của Từ bắt nguồn từ tình thương yêu và sự cảm thông, thấu hiểu cho tâm tư của Hộ, Từ lại càng đau khổ hơn nữa khi ý thức được rằng mình là một trong những nguyên nhân chính gây nên bi kịch của đời Hộ. Từ biết, vì gia đình, vì vợ con mà Hộ phải ra sức kiếm tiền bằng chính cái nghề vốn cao đẹp của mình. Những lo lắng tủm mủn về vật chất, những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lý của cuộc sống áo cơm đã khiến Hộ lần lần thay đổi, mà những lo lắng ấy là vì đâu, vì Từ, vì con Từ, chứ còn vì đâu nữa!
Chính vì thế mà Từ khổ sở, khổ sở vì yêu chồng, thương chồng, nhưng không có cách gì gánh đỡ cho nỗi đau của chồng. Từ hiểu Hộ, và, hơn thế nữa, Từ kính trọng Hộ lắm, cho nên khi Hộ tự nhận mình là 1 thằng khốn nạn, chính Từ đã bào chữa cho chồng: "không, anh chỉ là 1 người khốn khổ!"
Từ không khóc khi Hộ đánh chửi, Từ khóc khi thấy Hộ khóc, tiếng khóc của Hộ lần nào cũng gặp được sự cảm thông trong tiếng khóc của vợ mình.
Nói đến nỗi đau của Từ, có lẽ nên chú ý đến "lời ru còn ướt lệ" của Từ ở cuối truyện. Tưởng rằng những câu hát ru của Từ là vu vơ, nhưng sau này Xu mới tình cờ biết được 4 câu thơ ấy là 1 bài phong giao nổi tiếng của Tản Đà. Trong nguyên gốc, chữ cuối của bài thơ là "tấm thương", Nam Cao đã sửa thành "tấm thân"! Nó đã hiện thực hoá cái số phận đau khổ của Hộ, của Từ, của những người đang phải chịu chung cái kiếp "đời thừa". Chính Từ cũng phải chịu nỗi đau của kiếp "đời thừa", chứ đâu phải riêng gì Hộ!

LSB-YenThanh
30-03-2004, 17:04
Đối với 1 văn sĩ như Hộ thì tấn bi kịch này diễn ra quả là 1 cú sốc quá lớn đối với anh, Hộ ghánh chịu 2 bi kịch:bi kịch của 1 nhà văn không dám viết những gì mình nghĩ: và bi kịch của 1 người chồng người cha không làm trọn bổn phận của mình
Thiết nghĩ, chúng ta dù sao cũng nên thông cảm cho Hộ, nếu chúng ta đặt trường hợp mình vào Hộ chúng ta sẽ thông cảm hơn cho Hộ

LSB-VanThang
31-03-2004, 06:55
@xuxu: Úi chà, ngượng ghê. Lâu quá rồi nên mới bị nhầm lẫn tên nhân vật thế này. Huynh cũng đọc truyện này lâu rồi nên chỉ nhớ loáng thoáng nội dung mà thôi.

Đề truyện là Đời Thừa nhưng tại hạ chẳng thấy thừa một chút nào cả. Hộ đã dám hy sinh bản thân và cuộc đời mình cho kẻ khác thì sao lại gọi là thừa. Nếu Hộ chỉ kiếm sống cho bản thân mà viết bừa thì đó còn có thể gọi là đời thừa. Thừa là bởi làm nam nhi có chí mà không thực hiện được. Nhưng đằng này Hộ lại vì Từ mà hy sinh thì đó là một hành động dũng cảm, nhân đạo đấy chứ. Và đặc biệt là đời Hộ không thừa chút nào. Không có Hộ thì mẹ con Từ đã chết rồi còn đâu. Vậy cuộc đời của Hộ có giá trị lắm đấy chứ. Cũng bởi Hộ không hiểu ra điều này mà Hộ chỉ cảm thấy thất vọng buồn khổ nên đã thay đổi tính nết, nghiện rượu đâm ra đánh chửi Từ. Ôi tiếc thay cho Hộ không tự nhận ra cuộc đời mình có ý nghĩa hay không!
Truyện có vẻ bi kịch nhưng cũng có phần cao cả lắm. Sao Hộ và Từ không nhận thấy họ tuy đã hy sinh và gặp nhiều gian khổ bi kịch nhưng đồng thời họ cũng đang có thứ ý nghĩa vô cùng là tình yêu nhỉ? Đặc biệt là tình yêu trong truyện này vô cùng ... nhân đạo :D Chỉ có tình yêu thực sự thì Hộ mới dám hy sinh vì Từ và Từ cũng thông cảm và hy sinh vì Hộ.

LSB-XuXu
31-03-2004, 14:46
Đề truyện là Đời Thừa nhưng tại hạ chẳng thấy thừa một chút nào cả. Hộ đã dám hy sinh bản thân và cuộc đời mình cho kẻ khác thì sao lại gọi là thừa. Không có Hộ thì mẹ con Từ đã chết rồi còn đâu. Vậy cuộc đời của Hộ có giá trị lắm đấy chứ. Ôi tiếc thay cho Hộ không tự nhận ra cuộc đời mình có ý nghĩa hay không!
Truyện có vẻ bi kịch nhưng cũng có phần cao cả lắm. Sao Hộ và Từ không nhận thấy họ tuy đã hy sinh và gặp nhiều gian khổ bi kịch nhưng đồng thời họ cũng đang có thứ ý nghĩa vô cùng là tình yêu nhỉ?

Bi kịch của Hộ trong "Đời thừa" theo Xu không phải là do "Hộ không tự nhận ra cuộc đời mình có ý nghĩa hay không!". Có lẽ nên sơ lược qua khái niệm "Bi kịch". Đặc điểm chung của bi kịch là một khối mâu thuẫn không có cách nào giải quyết được. Một bên là khát vọng nhân văn cao cả và một bên là hoàn cảnh, là thực tế cuộc sống đã không cho khát vọng ấy được thực hiện, thậm chí là phủ nhận, chà xát một cách tàn nhẫn nhất những ước mơ, khát vọng của nhân vật. Vì thế, kết thúc những bi kịch thường là cái chết rất đau đớn, rất thảm khốc và rất tất yếu. Nàng Kiều nhảy sông Tiền Đường, Chí Phèo tự tìm cái chết...., và Hộ trong "Đời thừa" thật ra chỉ tồn tại cái hình nhân bên ngoài nhưng thực ra trong tâm hồn, những khát vọng và những mục đích đã chết. Đây là bi kịch về tinh thần, cái chết về tinh thần.
Xu đồng ý với Vạn Thắng huynh rằng "cuộc đời của Hộ có giá trị", nhưng vấn đề ở đây không phải là Hộ không tự nhận thấy mình là một người "dám hy sinh bản thân và cuộc đời mình cho kẻ khác", Hộ là người tốt, Hộ nhận thức được ý nghĩa của tình thương yêu, nên mới hy sinh khát vọng cao đẹp của mình để sống cho tình thương yêu đó chứ! Có điều,mục đích, lý tưởng, hoài bão của cả cuộc đời Hộ là theo đuổi và cố đạt tới 1 sự nghiệp văn chương chân chính có ích cho đời. Chỉ như vậy, Hộ mới thấy cái cá nhân của mình giữa cuộc đời không bị thừa!
Cả đời mình Hộ chỉ có 1 mong muốn, một khát khao, một mục đích sống cao đẹp nhất, là muốn được khẳng định vị trí, khẳng định vai trò cá nhân của mình trước cuộc đời. Đó cũng là biểu hiện sự không bằng lòng với cuộc sống mờ nhạt, vô nghĩa! Tuy có thể nhận xét rằng khát vọng của Hộ trong hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ là hơi ảo tưởng và bốc đồng, nói cách khác, như ý VanThang huynh, là Hộ không chịu bằng lòng với giá trị hiện tại của mình, không chịu hiểu rằng mình là một người sống có ích và có ý nghĩa, ít ra là đối với mẹ con Từ. Nhưng cũng nên xét qua rằng trong thời kỳ văn học 30-45, vai trò của cá nhân muốn khẳng định mình là 1 xu hướng tất yếu của văn hoá VN khi đã du nhập văn hoá phương Tây. Đây là yếu tố chuyển mình sang XH hiện đại. Cái "tôi" cá nhân này khi chuyển sang văn học nghệ thuật thì nó đã góp phần hiện đại hoá nền văn học nghệ thuật của chúng ta. Suy cho cùng, khát vọng mong muốn làm nhà văn có tên tuổi, muốn góp mặt vào sự phát triển của nền văn học, ấy chính là khát vọng muốn khẳng định vai trò cái "tôi" cá nhận trong cuộc đời. Bời thế, khi mà ý thức cá nhân được đánh thức mạnh mẽ, không khẳng định được mình, người ta thường coi mình như đã chết:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
Vì thế, Xu không nghĩ rằng nỗi khốn khổ của Hộ là do "Hộ và Từ không nhận thấy họ tuy đã hy sinh và gặp nhiều gian khổ bi kịch nhưng đồng thời họ cũng đang có thứ ý nghĩa vô cùng là tình yêu". Bởi lẽ có nhận thức được giá trị của tình yêu,họ mới cảm thông cho nỗi đau của nhau và hy sinh cho nhau đến vậy. Và, cũng chính vì chấp nhận hy sinh cho tình yêu thương, nên Hộ mới lâm vào bi kịch "Đời thừa"!