PDA

View Full Version : Đọc chơi vài tác phẩm văn học


tieuphi
21-10-2004, 15:48
Cái topic này định mở đã lâu. Nhưng bận quá, asem asiếc...
tieuphi xin từ từ giới thiệu vài cuốn sách ông anh định bán và đôi lời bình luận.

THỜI XA VẮNG - LÊ LỰU

Một tiểu thuyết đánh một dấu mốc trên chặng đường phát triển văn học VN, mở đầu cho thời kỳ gọi là văn học đổi mới.

Lê Lựu sinh năm 1942 ở Hưng Yên, là phóng viên mặt trận tại chiến trường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, sau này về làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ những năm 70 ông đã viết rất khỏe (Người cầm súng, Phía mặt trời, Mở rừng...-tieuphi ngày xưa có đọc 1 truyện chiến đấu viết cho thiếu nhi của ông nhưng giờ không còn giữ nữa và cũng chả nhớ gì về nó) song hầu hết đều na ná nhau, dập khuôn theo công thức chung của văn học thời đó: ta anh hùng dũng cảm lại có lý tưởng nên chiến thắng mọi kẻ thù. Phải đến Thời xa vắng xuất bản năm 1986, cái tên Lê Lựu mới vượt lên trên mặt bằng chung của văn chương VN đương thời.

Nhân vật chính Giang Minh Sài là chân dung tiêu biểu cho người cán bộ gốc nông dân ở cái thời... xa vắng. Thoát ly rồi, nhưng vẫn mang trong mình căn cốt nông dân, vẫn bị hạn chế nhiều. "Người nhà quê" của Lê Lựu thoát khỏi sự áp bức của phong kiến và đế quốc nhưng vẫn bị trói buộc trong hệ tư tưởng gia trưởng vốn bàng bạc trong đời sống làng quê, 1 hệ tư tưởng hết sức bùng nhùng phức tạp, có khi rất nghiệt ngã nhưng lại có lúc rất ấm áp, vừa có cơ sở đạo đức truyền thống vừa có mặt rất vô đạo đức: không thừa nhận cá nhân.

Thời xa vắng là thời của nỗi sợ, sợ cái gì thì rất khó định danh song cho đến cả ông bí thư Hà cao cấp cũng sợ.. Mang nỗi sợ như vậy, hạnh phúc cá nhân đã bị tập thể can thiệp quá thô bạo. Sài đã thử chiến đấu để giành lấy hạnh phúc cá nhân, ly dị được người vợ quê nhưng rồi hóa ra lại đổ vỏ cho 1 tay phóng đãng ở thành phố.

Thời xa vắng là thời của tư duy ấu trĩ. Người tốt trong truyện nhiều lắm, như cái chị cán bộ phụ nữ quê Sài không thể là người xấu được. Nhưng tư duy ấu trĩ đã khiến cho họ làm khổ người khác bằng lòng tốt của mình.

Rốt cuộc, cái cột mốc mà Thời xa vắng cắm vào tiến trình văn học Việt là: cá nhân đã ra đời.

Sau Thời xa vắng, Lê Lựu được mời đi Mỹ vài lần, và kết quả là 2 tác phẩm thuật chuyện "Mỹ du". Vẫn bằng giọng quê kể chuyện quê và chuyện người quê ở phố, ông còn có một số tác phẩm đáng chú ý khác như Chuyện làng Cuội, Hai nhà, Sóng ở đáy sông...

Giá bán chỉ vẻn vẹn: 10.000 đ

tieuphi
21-10-2004, 15:50
2. MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA - NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

Đỉnh cao của dòng tiểu thuyết-phóng sự-luận đề (chữ của Nguyên Ngọc) phát triển khá mạnh ở những năm đầu đổi mới.

Kể từ ngày Nguyễn Minh Châu đọc ai điếu cho 1 nền văn học minh họa, rồi những phóng sự lột tả trần trụi hiện thực không hoàn toàn tốt đẹp trong xã hội ta như Vua lốp (Trần Huy Quang), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc) ra đời... đã bắt đầu hình thành 1 dòng tiểu thuyết-phóng sự in đậm vết báo chí. 1 cuốn tiểu thuyết thường dựa vào 1 vụ việc xã hội có thật (do đó tính vụ án rất rõ trong nhiều tiểu thuyết loại này), lắp ghép hư cấu đôi chút, cách viết là kể chuyện nhằm phát ngôn ý tưởng xã hội nóng hổi của tác giả. Rõ ràng dòng văn học này có những hạn chế không thể phát triển dài lâu và sau khi tất cả những tinh hoa, những điểm mạnh của nó được dồn tụ vào Mảnh đất lắm người nhiều ma thì nó đã lên đến cực điểm, không thể phát triển thêm được nữa.

Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 ở Thái Nguyên, gia nhập quân đội từ 1965, ở binh chủng phòng không-không quân. Sau 75 học trường viết văn Nguyễn Du, sau đó công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, rồi tuần báo Văn nghệ. Trước đây ông lấy bút danh Thao Trường, viết những bài bút ký xinh xắn có giá trị tuyên truyền tức thời (như bút ký Gặp lại anh hùng Núp đoạt giải nhất cuộc thi bút ký do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói VN tổ chức năm 1986) nhưng không có giá trị văn học lâu bền. Nhưng với Mảnh đất lắm người nhiều ma, có thể nói ông đã dọn được cho mình 1 chỗ ngồi trong chiếu văn.

Nguyễn Khắc Trường mô tả những lề thói và thành kiến hủ lậu vùng Giếng Chùa (tâm lý kình địch dòng họ, thói miệt thị dân ngụ cư, thói gia trưởng, phe cánh họ làng...) thâm nhập vào chi bộ Đảng, chi phối cơ cấu và cung cách hoạt động của chi bộ Đảng như thế nào. Kể xong chuyện đời Eugenie Grandet, Balzac chép miệng buông câu: "Sự đời cứ diễn ra như thế". Những chuyện bi hài ở xóm Giếng Chùa cũng được Nguyễn Khắc Trường kể bằng giọng: "sự đời cứ diễn ra như thế". Nhiều nhếch nhác, tệ lậu ở chi bộ và những đảng viên thoái hóa được phơi bày. Nhưng bên cạnh cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh, nhà văn còn nở 1 nụ cười hiền hậu, 1 giọng văn hóm hỉnh khi thuật chuyện. Có lẽ đó là lý do khiến Mảnh đất lắm người nhiều ma vượt lên trên những tác phẩm tiểu thuyết-phóng sự-luận đề khác và ngày nay, khi dòng văn học này đã hết thời thì tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường vẫn được tái bản nhiều lần, lần sau giá cao hơn lần trước.

Tiểu thuyết được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 (cùng với Nỗi buồn chiến tranh và Bến không chồng), được dịch ra tiếng Pháp năm 96, được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập (tieuphi không có thời gian xem phim này nhưng nghe đâu nó được khán giả đón nhận rất tích cực).

Giá bán chỉ vẻn vẹn 10.000đ

tieuphi
21-10-2004, 15:53
ĂN MÀY DĨ VÃNG- CHU LAI



Tiểu thuyết hay nhất của Chu Lai và có lẽ là tiểu thuyết hay thứ 2 (sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh) về chiến tranh ở VN.

Chu Lai là con trai nhà viết kịch Học Phi, sinh năm 1946 tại Hưng Yên. Ban đầu bố mẹ ông đặt tên ông là Chu Ân Lai, trùng tên với thủ tướng TQ, đi học ngượng đổi lại thành Chu Văn Lai, sau đó là Chu Lai. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, ông nhập ngũ, làm diễn viên đoàn kịch nói Tổng cục chính trị, sau chuyển sang làm bộ đội đặc công hoạt động ở đô thị Sài Gòn suốt 10 năm. Sau 75 bắt đầu viết văn, hiện làm việc ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, mang hàm đại tá.

Ăn mày dĩ vãng là tiểu thuyết thứ 4 của Chu Lai (sau Nắng đồng bằng-1977, Sông xa-1982, Gió không thổi từ biển-85 và Vòng tròn bội bạc-90) và cũng là tiểu thuyết hay nhất của ông viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ. Tiểu thuyết này hoàn thành năm 92 và đoạt Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của HNV năm 93. Nó còn được dựng thành phim "Người đi tìm dĩ vãng" nhưng bộ phim không thành công bằng tiểu thuyết.

Cái tên tiểu thuyết nghe hơi sến nhưng nội dung của nó rất dữ dội. Người lính trong tiểu thuyết Chu Lai không nhìn cuộc chiến bằng ánh mắt ngây thơ kiểu "đường ra trận mùa này đẹp lắm" cũng không tự dằn vặt về ý nghĩa chiến tranh như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh. Anh ta bị ném vào trận mạc, đối diện với chết chóc và phải bộc lộ hết bản chất của con người mình: ai anh hùng, ai hèn nhát..., tất cả đều được lột trần dưới bom đạn. Chiến tranh trong Ăn mày dĩ vãng được mô tả với những nét trần trụi và quyết liệt, nhưng với người lính cái dĩ vãng bi tráng đó là thứ ám ảnh anh ta mãi, làm anh ta luôn muốn tìm lại, muốn "ăn mày" nó.

Hùng, nhân vật chính của tiểu thuyết (và đó cũng là 1 phần hình ảnh con người thật của tác giả) đã đi tìm lại dĩ vãng xưa, trong khi cô Sương ngày xưa lại muốn chạy trốn nó. Một bà giám đốc đang bị "bọn xấu" chi phối hổ thẹn với quá khứ của mình. Hiện tại và quá khứ đối lập nhau, xen lẫn nhau, những đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc và ngòi bút đầy góc cạnh đã làm nên sự hấp dẫn khó tin ở 1 cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh trong thời điểm năm 93 là lúc thứ văn chương lá cải kiểu tình-tiền-tù tội đang ngự trị các quầy sách. Cuốn sách kết thúc thật buồn, số phận người lính sau chiến tranh, sau bao đau thương đổ máu vẫn rất buồn, cái thiện và cái ác vẫn lẫn lộn khó phân trong xã hội.

Sau "Ăn mày dĩ vãng", nhà văn-lính Chu Lai còn có tiểu thuyết Phố cũng rất đáng đọc, nhưng theo tieuphi, Ăn mày dĩ vãng vẫn trội hơn một chút về giá trị văn học. Còn những tiểu thuyết tiếp theo của Chu Lai như Ba lần và một lần,... chỉ là sự lặp lại những gì đã viết trước đó.

Giá bán chỉ vẻn vẹn 10.000đ

Tiểu Siêu
21-10-2004, 23:42
TieuPhi có cuốn nào của văn học Trung Quốc ko (sách lịch sử hoặc văn học) ? Nếu có xin cho Tiểu Siêu một cái list, đa tạ trước ! :)
Tiểu Siêu

tieuphi
28-10-2004, 10:41
ROI THẦN - PHÙNG KÝ TÀI
Phạm Tú Châu dịch từ tiếng Trung.

NXB Phụ nữ-1999.

Truyện vừa Roi thần cùng với Gót sen ba tấc và Âm dương bát quái hợp thành bộ ba "quái thế kỳ đàm"- truyện kỳ lạ ở đời kỳ quái của nhà văn Thiên Tân (Trung Quốc) Phùng Ký Tài.

Phùng Ký Tài sinh năm 1942 ở thành phố cảng Thiên Tân, ngay từ cuối 1977 khi cùng Lý Định Hưng viết tiểu thuyết lịch sử Nghĩa hòa quyền, ông đã bộc lộ niềm say mê nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục đất Thiên Tân quê hương. Sau khi bộ ba quái thế kỳ đàm (đã nêu tên ở trên) ra đời vào giữa thập niên 1980, Phùng trở thành 1 gương mặt lớn của văn học TQ hiện đại, người mở ra cái gọi là "tiểu thuyết phong vị Thiên Tân"- 1 nhánh lớn trong dòng tiểu thuyết văn học đô thị TQ.

Tác phẩm nói về cuộc đời anh chàng Hai Ngố, 1 anh chàng có vẻ ngoài tựa hồ ngốc nghếch nhưng thật ra lại nhân hậu và tài giỏi. Chiếc bím tóc trên đầu anh được sử dụng như 1 vũ khí lợi hại - 1 thứ Roi Thần đã giúp anh chiến thắng trong nhiều cuộc tỷ thí chốn giang hồ. Và chàng mang biệt danh Roi Thần.

Nước TQ cuối đời Thanh bị ngoại bang (Âu, Mỹ, Nhật) chèn ép, những cuộc đụng độ giữa người TQ với người nước ngoài đã nổ ra mà đỉnh cao là các hoạt động chống phương Tây của phong trào Nghĩa hòa đoàn. Bắt đầu "sự va chạm giữa 2 nền văn minh", giữa "Roi thần" truyền thống với súng đạn phương Tây mà đương nhiên, phương Tây phải thắng.

Chàng Hai Ngố đã cắt bỏ chiếc bím tóc gia truyền mà chàng đã phải khổ luyện rất nhiều để sử dụng thành thục, chiếc Roi Thần đã gắn bó với chàng bao kỷ niệm buồn vui. Chàng tập bắn súng để đánh ngoại bang.

Roi đã cắt bỏ. Nhưng Thần thì vẫn giữ nguyên. Cái vũ khí thô sơ của dân tộc không còn phù hợp, nhưng tinh thần dân tộc thì vẫn còn đó. Kết hợp phương tiện văn minh phương Tây với tinh thần văn hóa phương Đông phải chăng là hướng đi đúng đắn của các dân tộc Đông phương ở thời buổi ấy? Truyện vừa Roi thần tuy không có dung lượng chữ lớn, nhưng hình như truyền tải 1 tư tưởng lớn.

Lồng vào chuyện đời chàng Hai Ngố là rất nhiều đoạn miêu tả phong tục Thiên Tân cuối đời Thanh rất thú vị, từ cảnh Hội Vua với hàng vạn người tham gia đến cách người TQ đón nhận chiếc đồng hồ bỏ túi- 1 vật phẩm Tây phương mới xuất hiện trên đất TQ.

Có 1 đoạn ngăn ngắn vui vui chép tặng các bạn:

Phong tục người nước ngoài rất khác với người TQ, có khi trái ngược hẳn nhau. Người TQ thích cạo đầu thì họ thích cạo râu.; người TQ viết chữ theo hàng dọc thì họ viết theo hàng ngang; người TQ gọi la bàn là "kim định hướng Nam" họ lại gọi là "kim chỉ hướng Bắc"; người TQ thích để móng tay dài, họ chỉ thích cắt ngắn; người TQ đi đường thì nam đi trước nữ đi sau, còn họ thì nữ đi trước nam đi sau; người TQ gặp người thân thì đội mũ là lễ phép, còn họ thì bỏ mũ ra mà chào; người TQ ăn cơm, ăn thức ăn trước rồi mới đến canh, còn họ ăn canh trước rồi mới đến các món; người TQ đi giày mũi cao gót thấp, còn giầy của họ mũi thấp gót cao; chén uống trà của người TQ nắp đậy bên trên, còn họ thì dùng đĩa lót bên dưới chén trà...


Giá bán: 10.000đ
Kèm quà tặng:

Vũ Đức Sao Biển- Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo

Tuyển tập những bài báo của nhà "Kim Dung học" (tác giả Kim Dung giữa đời tôi) kiêm nhạc sĩ (tác giả Điệu buồn phương Nam)Vũ Đức Sao Biển về lịch sử-văn học-văn hóa TQ. Từ Sử ký Tư Mã Thiên, chuyện Xuân thu Chiến quốc, rồi nhân đọc võ hiệp Kim Dung mà bàn về vài giai đoạn trong sử Tàu đến anh chàng AQ của Lỗ Tấn hay là gương mặt người TQ đầu thế kỷ XX. Những bài viết ngắn, nhẹ nhõm, dễ đọc. Cưỡi ngựa Sao Biển xem hoa văn minh TQ hàng nghìn năm, thỉnh thoảng ngựa dừng cho ta chiêm ngưỡng vài bông hoa đẹp.

tieuphi
28-10-2004, 10:46
LÝ KIỆN - NGỌN LỬA CHIẾN TRANH LẠNH
Ngô Văn Tuyển, Thái Hoàng, Chu Quí dịch từ bản tiếng Trung "Lãnh chiến Phong hỏa"

NXB Thanh niên 2002.

Bộ sách đồ sộ gồm 3 tập (mỗi tập từ 500-700 trang) của tác giả Lý Kiện in tại NXB Thế giới đương đại-Bắc Kinh năm 1998 thuật lại 1 cách có hệ thống và khá hấp dẫn các sự kiện lớn trên thế giới suốt khoảng thời gian gần nửa thế kỷ từ sau Đệ nhị Thế chiến cho đến những năm gần đây.

Quyển 1 mang tên "Bóng đêm xuất hiện" thuật lại các diễn biến trên thế giới từ Hiệp ước Potsdam hậu chiến, khối các nước XHCN ở Đông Âu ra đời, Churchill và Truman châm lửa chiến tranh lạnh chống Liên Xô, nước CHND Trung Hoa được thành lập sau khi đẩy Tưởng ra Đài Loan, chiến tranh lạnh hóa nóng với các diễn biến ở Triều tiên, Khrutshev xét lại Stalin dẫn đến sự đổ vỡ trong quan hệ Trung-Xô và những quan hệ phức tạp giữa Mỹ-Xô-Trung cho đến thời tổng thống Kennedy.

Quyển II mang tên Diễn biến cuộc chiến thuật lại các sự kiện lớn như chiến tranh Việt Nam, quan hệ đóng băng Trung-Xô, các cuộc đàm phán giải trừ quân bị Nga-Mỹ, sự kiện Thượng Hải (Nixon thăm TQ) cho đến các diễn biến hòa giải từ cuối thập niên 80 khi Gorbachev lên cầm quyền, Liên Xô và khối Đông Âu tan rã.

Quyển III mang tên Kết thúc cuộc chiến nói về quan hệ Nga-Trung khởi sắc trong thời Yeltsin, quan hệ Trung-Mỹ phức tạp với những vấn đề Tây Tạng, nhân quyền và Đài Loan, TQ thu hồi Hongkong và mối quan hệ tam giác Nga-Trung-phương Tây ở những năm cuối thập niên 1990.

Tác phẩm được trình bày theo quan điểm chính thống của chính quyền Bắc Kinh. Những đoạn viết về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 hình như bị NXB Thanh Niên cắt bỏ.

Giá bìa trọn bộ 3 tập: 224.000đ, nhưng giá bán chỉ có 30.000đ.
Tiểu Siêu: Đợt này còn định bán cuốn "Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê" của Vương Sóc (Wang Suo) nữa, 10.000đ, nhưng tieuphi chưa kịp viết bài điểm sách, bạn có quan tâm đến cuốn đó không?

tieuphi
28-10-2004, 13:48
Chỉ vì không sửa được bài trên (viết sai tên Vương Sóc, Wang Shuo chứ không phải Wang Suo) mà tieuphi phải viết thêm bài này.



NGƯỜI ĐẸP TẶNG TA THUỐC BÙA MÊ - VƯƠNG SÓC, LÃO HIỆP

Vũ Công Hoan dịch.

Không rõ tên gốc của tác phẩm này là gì vì gần đây khi dịch các tác phẩm TQ, người dịch thường có xu hướng thay đổi tiêu đề do nhiều lý do. Ví dụ cuốn Phong nhũ phì đồn của Mạc Ngôn đúng ra phải dịch là Vú to mông nở, nhưng sợ rằng tiêu đề gây sốc như vậy không qua được cửa các cơ quan quản lý văn hóa, NXB và dịch giả đặt cho nó cái tên hiền lành: Báu vật của đời. Nhưng đọc trọn vẹn tác phẩm của Vương Sóc ta có thể hiểu vì sao nó lại có cái tên như vậy. Người đẹp ở đây có thể coi là văn học TQ nói riêng, văn hóa TQ nói chung, nó rất quyến rũ, nó làm mê hoặc người ta, đến độ người ta không thấy rằng thật ra bộ mặt thật của nó cũng không hoàn toàn đẹp, cũng nhiều mụn nhọt lắm. Vương Sóc và Lão Hiệp đã quyết một phen mổ cái văn học và văn hóa TQ cho bàn dân cùng thấy.

Vương Sóc (Wang Shuo) sinh năm 1958 ở Bắc Kinh là nhà văn được yêu quý thứ 3 ở TQ sau Kim Dung và Lỗ Tấn (theo 1 cuộc thăm dò dư luận ở Thượng Hải) nhưng cũng bị rất nhiều người căm ghét. Ông được mệnh danh "nhà văn lưu manh" vì lối viết bốp chát, không ngán gì ai, đúng như tên 1 tác phẩm của Vương: "Tớ là kẻ bất lương, tớ sợ đếch gì ai?". Báo chí VN đã nói nhiều đến ông, kể từ sau bộ phim truyền hình dài tập Khát vọng do ông viết kịch bản được chiếu, nhưng tác phẩm của ông dịch ra tiếng Việt chưa nhiều. Còn Lão Hiệp thì hoàn toàn là 1 cái tên xa lạ với độc giả VN, dịch giả cũng không hề giới thiệu, khiến có người ngờ rằng đây chính là Vương Sóc phân thân vì giọng điệu 2 ông giống hệt nhau.

2 ông Vương và Lão kẻ tung người hứng, đối thoại liên miên bất tận mà âm hưởng chính của cuộc đối thoại này là "chửi tuốt". Vương mô tả "các bang xanh đỏ của văn đàn, của giới trí thức, học thuật". Trí thức- nghệ sĩ học đòi phong nhã, bám víu kẻ quyền quí, không biết thành thật là thế nào. Văn Quỳnh Dao ẻo lả, Kim Dung suốt ngày đánh đánh giết giết, Tào Tuyết Cần hơi một tí là mở thi xã, anh một bài, tôi một bài, chẳng mấy bài đọc được, chỉ dài dòng văn tự. Phế đô của Giả Bình Ao gồm một ít Kim Bình Mai + Hồng Lâu Mộng. Trương Nghệ Mưu có Thu Cúc đi kiện nói dối tày trời, Đèn lồng đỏ treo cao chỉ là "thê thiếp từng bầy", Cúc Đậu: chuyện loạn luân không hơn không kém. Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu khác nào MTV, kích động tình cảm kiểu tình thơ ý tranh.... Đến cả Bạch Cư Dị cũng không nằm ngoài lưỡi dao mổ của 2 ông, cứ tưởng thơ ca chia xẻ nỗi khổ đau của quần chúng lắm nào ai biết ông lão toàn chơi gái tơ. Oán thù chất chồng sau tập sách bán cực chạy này... thì làm đếch gì nhau, "tớ là lưu manh", Vương tiên sinh đã nói rồi! Thậm chí đến cả nhà văn Vương Mông, nguyên BT Văn hóa ca ngợi Vương Sóc hết lời, bảo là "thêm vài Vương Sóc thì bớt được vài Hồng vệ binh đi giết người rồi bị người giết trong cách mạng văn hóa" cũng bị Vương Sóc chê thậm tệ. Vương Mông chỉ cười thôi. Đó mới là bản lĩnh của 1 "admin" văn hóa.

Nhà văn đầu bò đầu bướu này phục ai trong số hàng nghìn danh nhân văn hóa Trung Hoa xưa nay? Chỉ có vài người. Tư Mã Thiên và Trang Tử thời cổ. Thời hiện đại có Khương Văn, Lâm Ngữ Đường và Lỗ Tấn nhưng ngay cả Lỗ Tấn cũng có lỗi bị chê bai. Mặc dù "Lịch sử văn học hiện đại, ngoài Lỗ Tấn không còn bậc thầy nữa", nhưng Lỗ vẫn có tội "tự cho là Tôn Thần của văn đàn, đánh khắp gầm trời không địch thủ. Sách đôi ngả đọc kiểu nào cũng không nhận ra Hứa Quảng Bình - Lỗ Tấn là người tình, là vợ chồng, mà luôn là giọng điệu giữa thầy và trò. Việc này đáng sợ quá, từ làm thầy trên văn đàn đến làm thầy trên giường nhà mình. Đấy chính là trí thức TQ, cứ thích làm thầy người ta, thích dạy bảo người ta."..

Giọng văn báng bổ, chi tiết hấp dẫn, lôi cuốn khiến người ta dễ quên đi đôi hạt sạn trong quá trình biên dịch.

Giá bán: 10.000đ.

Tiểu Siêu
28-10-2004, 22:02
TieuPhi !
Trong 3 tác phẩm bạn mới giới thiệu thì Tiểu Siêu đã kết 2 cuốn rồi :D , bạn giữ lại cho Tiểu Siêu " Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê " (Vương Sóc) và Roi Thần. Khi nào bạn online , phiền bạn PM cho Tiểu Siêu , ghi cho Tiểu Siêu địa chỉ và số phone của bạn. Tiểu Siêu sẽ đên tận nơi :).
Cảm ơn bạn trước :) !
Tiểu Siêu

tieuphi
21-12-2004, 17:25
SÔNG CÔN MÙA LŨ- NGUYỄN MỘNG GIÁC

Có lần tieuphi đã viết trên LSB này (bài đó bị xóa rồi!) rằng nếu có 1 nhân vật lịch sử ngời sáng như gương, chỉ toàn làm những điều tốt đẹp thì nhân vật ấy chán chết, ít ra cũng khó đi vào văn học. Nhân vân lịch sử chỉ hấp dẫn khi con người ông ta mâu thuẫn, đánh giá về ông ta cũng mâu thuẫn, thời cuộc của ông ta chánh-tà "chỉ cách nhau một cọng tóc". Nguyễn Huệ là 1 nhân vật như vậy.

Trong số các phe phái tranh hùng thời Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ là nhân vật ít "chính thống" hơn cả, không đại diện cho 1 vương triều có quá khứ lịch sử, thậm chí cũng không phải là người đứng đầu và khởi đầu cuộc biến Tây Sơn. Nhưng trong số các phe phái đó, Nguyễn Huệ lại là người duy nhất lập được chiến tích đánh ngoại bang (1 lần phá Xiêm, 1 lần phá Thanh), tuy tầm vóc những chiến tích ấy các sử gia vẫn còn tranh cãi.

Chính vì chiến thắng ngoại bang mà các sử gia miền Bắc trước 75 tôn vinh ông quá trời, làm như ông là 1 bậc thánh, 1 minh chúa mà nếu không chết sớm lịch sử VN biết đâu sẽ khác. Bất chấp việc ông anh cả Nhạc vẫn có chính quyền riêng ở Trung, bất chấp việc ông tử thù Ánh đã bước đầu có lãnh thổ riêng ở Nam, các sử gia Bắc kỳ như ông Trần Huy Liệu vẫn cố cãi ông Nguyễn Phương ở Nam rằng Huệ chứ không phải Ánh, mới là người thống nhất đất nước (?).

Thời đổi mới. Ở trong nước, Nguyễn Huy Thiệp mượn truyện lịch sử để bày tỏ nhân tình thế thái, vô tình vụt cho những crazy fans của Nguyễn Bình Định một roi. Tiếp đó Nguyễn Gia Kiểng với Tổ quốc ăn năn hạ mấy anh Bình Định xuống hàng 1 toán giặc cỏ. Những nhà nghiên cứu gốc Bình Định (không liên quan đến quan điểm chính trị) và những nhà nghiên cứu đỏ (không liên quan đến quê quán) thì phản ứng ông Kiểng quyết liệt, vẫn ca bài ca người anh hùng áo vải cờ đào.

Người nào quen nhận định 1 cách thụ động, ai bảo gì thì nghe vậy, hẳn sẽ nhăn mặt: chẳng biết đằng nào mà lần. Người nào biết tư duy độc lập, gặp cái sự tranh cãi ấy lại sướng, cóp nhặt những điểm anh ta cho là đúng của từng bên để tạo ra quan điểm của riêng mình.

Nguyễn Huệ- nhân vật chính của tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ hấp dẫn quá, nên tieuphi cứ lan man về nhân vật đó mà quên chưa đả động 1 lời về tiểu thuyết.

Sông Côn mùa lũ là 1 bộ tiểu thuyết cực dày dặn, cực hoành tráng về những sự biến thời Tây Sơn, từ lúc ông anh cả Nhạc toan khởi sự cho đến khi Nguyễn Huệ qua đời. Tác giả đã tham khảo 41 sử liệu, xưa nay, 2 miền Nam Bắc, trong nước và hải ngoại để viết nên cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nguyễn Mộng Giác là người gốc Bình Định nên ông ca ngợi phong trào Tây Sơn song ông không vẽ Nguyễn Huệ như 1 siêu thánh!

Cũng phải có 1 quá trình trưởng thành ở Nguyễn Huệ. Cũng có những rào cản mà Nguyễn Huệ không đủ sức vượt qua: ông yêu An, con gái của thầy (Giáo Hiến) mà không lấy được. Cũng có những căn bệnh thường trực của nhà cầm quyền: khi ông chưa làm vua, ông rất ngạc nhiên khi ông anh Nhạc không cho diễn vở tuồng chàng Lía (1 nông dân khởi nghĩa giống anh em ông), nhưng khi nắm quyền rồi, ông lại có hành động tương tự ông anh vì nếu cho công diễn 1 tác phẩm ca ngợi "dân đen nổi loạn" thì có hại cho kẻ đang nắm quyền!... Vân vân.

Sông Côn Mùa Lũ khá đầy đặn về sử liệu. Chúng ta sẽ gặp đủ các nhân vật lịch sử, từ mấy anh Ba Tàu Lý Tài, Tập Đình giúp Nguyễn Nhạc để kiếm chác qua Nguyễn Hữu Chỉnh, Võ Văn Nhâm... đến Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Lê Ngọc Hân... Nhưng chúng ta còn thích thú với những nhân vật hư cấu (như đám con cái, dâu rể nhà Giáo Hiến), những tình tiết hư cấu (như tình yêu Huệ-An). Bởi vì, Sông Côn Mùa Lũ, trước hết vẫn là 1 Tác Phẩm Văn Học. Chính những tình tiết hư cấu này lại làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm, thông qua số phận của những "trí thức nho nhỏ nhỡ nhàng" trong truyện mà ta phần nào hình dung được thân phận người trí thức trong thời loạn. Và trong 1 xã hội tiểu nông.

Có thể vẫn tiếp tục tin ông Kiểng để ác cảm với Nguyễn Huệ. Nhưng đọc 1 Tác Phẩm Văn Học như Sông Côn Mùa Lũ thì không thể không yêu mến 1 nhân vật văn học Nguyễn Huệ vừa vĩ đại vừa đời thường, vừa có tài vừa có tật. Và không thể không yêu mến nhân vật An- hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ VN can trường chịu đựng.

Nói qua về tác giả Nguyễn Mộng Giác: ông sinh năm 1940, là 1 nhà văn Sài Gòn trước 75, sau đó vượt biên và định cư ở Mỹ. Chủ bút tờ Văn Học. Tờ này thuộc dạng "trung dung", chủ trương đối thoại với Hà Nội, vẫn hay cho đăng các tác phẩm văn học ở trong nước. Dưới mắt mấy bác đảng viên già thì tờ báo của ông Giác vẫn phản động lắm, nhưng dưới mắt đám chống cộng cực đoan ở quận Cam thì ông Giác lại thuộc dạng "tay sai Hà Nội". Khổ thế!

Nhưng bỏ qua quan điểm chính trị của cá nhân ông Giác đi. Ta chỉ lấy tác phẩm mà xét. Thì Sông Côn Mùa Lũ là 1 tiểu thuyết cực kỳ giá trị. NXB Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học (ở trong nước) có thể yên tâm mà xuất bản nó. Và tái bản lần 2 năm 2003.

Điều quan trọng nhất.

Bộ sách 2 tập dày, bìa cứng, mới tinh coong. Giá bìa 125.000đ nhưng tieuphi chỉ bán 50.000đ.

Tiểu Siêu
21-12-2004, 20:36
Tieuphi có thời gian thì mỗi lần post giới thiệu khoảng vài cuốn đi, như vậy cũng dễ lựa hơn :).
Hôm trước qua anh H lấy sách, mà bữa nay mới thấy bạn giới thiệu tiếp. Hmm... tiếc là cuối năm nhiều việc bạn rộn quá, nên sách mua về vẫn... chưa đọc được cuốn nào :( :).
Tiểu Siêu

LSB-Manowar-meomeo
21-12-2004, 23:49
TP, Văn hoạ Trung Hoa cổ đại, những tác phẩm như Hồng Lâu Mộng ... và văn học phương Tây thì sao đồng chí ơi ???
Tớ có một khối lượng sách và truyện tranh cũng không nhỏ, khoảng 5,6 nghìn cuốn j đó, có cái j trao đổi, chuyển nhượng được hông nẻ?
Nếu có thể cho tớ kiếm chút sách với nhé
fun!

tieuphi
23-12-2004, 10:33
BỐ GIÀ (THE GODFATHER)- PUZO

Ngọc Thứ Lang dịch- NXB Trẻ 1989

Biết nói gì nữa về tiểu thuyết Bố Già khi nó đã quá ư là nổi tiếng?

Rằng: nó là tiểu thuyết hay nhất về thế giới ngầm, về mafia.

Rằng: khi mới xuất bản lần đầu năm 1969, 11 triệu bản đã được bán sạch. Tác phẩm đứng trong danh sách best-seller của tờ The New York Times liên tục 67 tuần.

Rằng: khi Hollywood dựng phim The Godfather, bộ phim trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới và tài tử Marlon Brando trở thành thần tượng của giới trẻ phương Tây.

Ba cái "rằng" ở trên bà con biết cả rồi, cụ cố Hồng có sống lại ắt sẽ nhăn mặt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!"(Nhân nói đến 1 câu trong Số đỏ giờ trở thành câu cửa miệng của người Việt, Bố già cũng có 1 câu trở thành cửa miệng của người Mẽo: "I'll make him an offer he can't refuse")

Bố già nổi tiếng như thế, bán chạy như thế, nhưng các nhà phê bình văn học khụng khiệng mũ cao áo dài lại không coi nó là Văn Học đích thực, họ xếp nó vào Cận Văn Học, nghĩa là những món chỉ để giải trí chứ giá trị văn học không có là bao.

Cùng xếp vào dòng Cận Văn Học còn có tác giả và tác phẩm nào nữa? Mướt mượt như Cuốn Theo Chiều Gió, kinh dị như ông Stephen King, trinh thám như sir Doyle (người đẻ ra thám tử Sherlock Holmes) hay bà Agatha Christie, phiêu lưu huyền bí như Tolkien với những chiếc nhẫn hay Rowling với Harry Potter, kiếm hiệp như Kim Dung, Cổ Long..., tuốt tuột đều là Cận Văn Học cả. Đến như cả Alexandre Dumas cha với Ba người lính ngự lâm, giờ đây an nghỉ trong điện Panthéon hoành tráng cũng bị các cụ ấy coi là Cận Văn Học. Puzo được đứng cạnh những tên tuổi ấy hẳn không có gì phải hổ thẹn!

Puzo sinh năm 1920 ở Mỹ trong 1 gia đình nhập cư gốc Ý nghèo khổ. Trong thế chiến II, Puzo phục vụ trong không lực Hoa Kỳ. Truyện ngắn phẩm đầu tay "The Last Christmans" ra mắt năm 1950 và cuốn sách đầu đời "Dark Arena" xuất bản năm 1955. Sau gần 20 năm làm nhân viên hành chính, đến 1963 Puzo bắt đầu làm báo, công việc này khiến ông viết lách nhiều hơn. Và 1 nhà báo gốc Ý đương nhiên phải quan tâm đến các băng đảng mafia gốc Ý đang tung hoành trên giang hồ.

Nổi tiếng nhất lúc đó là Don Vito Cascio Ferro, cầm đầu giang hồ Sicile, sau đó làm ông trùm nhóm tống tiền Mano Nero (Bàn tay đen), tiền thân của tổ chức La Cosa Nostra (Phi vụ của chúng ta) khủng khiếp. Giai thoại về ông trùm này có nhiều, trong đó nổi tiếng là câu nói của ông ta: "1 thằng luật sư xách cặp có giá trị bằng 100 lần sát thủ xách súng". Những tư liệu thu thập về giới mafia (mà chưa hề có sự tiếp xúc mặt đối mặt nào) đã giúp Puzo viết nên Bố Già. Ferro trở thành nguyên mẫu của nhân vật chính- ông trùm Don Vito Corleone, còn ca sĩ từng làm mê mẩn bao đôi tai thiếu nữ- Frank Sinatra là nguyên mẫu của anh chàng Johnny Fontanne trong truyện.

Có dựa một chút vào thực tế, nhưng Puzo hư cấu rất nhiều (không chỉ để khỏi làm mất lòng người thật) mà còn phủ lên giới mafia 1 màn sương lãng mạn. Đọc Bố Già, ta phục Corleone hơn là ghét. 1 ông già tàn bạo nhưng cao thượng và có những nguyên tắc đạo đức của mình (cương quyết không dính đến ma túy), 1 thế giới tội phạm được xây dựng trên nền tảng đạo đức gia đình truyền thống, những người vợ sùng đạo và kính chồng.

Có rất nhiều bắn giết và máu đổ nhưng người đọc không thấy rùng rợn mà chỉ thấy ly kỳ. Puzo quả là 1 người kể chuyện rất có duyên. Có rất nhiều sự kiện nhưng tieuphi ấn tượng mãi chi tiết mở đầu truyện: ông Amerigo Bonasera có con gái bị cưỡng hiếp nhưng tòa án không trả lại được sự công bằng cho ông, khi niềm tin vào sự công minh của pháp luật sụp đổ, ông ta tìm đến Bố Già. Chỉ có Bố Già với thế giới ngầm của lão mới giúp ông tìm lại công lý. Luật pháp không trị, Mafia trị. Mafia trong trường hợp ông Bonasera quả đúng là Nơi chốn Che chở và Bao dung!

Chính vì tác giả Puzo không lên án mafia nên truyện của ông chỉ được Ngọc Thứ Lang dịch ở miền Nam (trước 75) mà không được miền Bắc dịch. Sau 75 một thời gian dài, truyện không được tái bản. Đến thời đổi mới, Trịnh Huy Ninh và Đoàn Tử Huyến mới lôi ra dịch lại mà theo dư luận, cũng chỉ là xào xáo bản dịch cũ của Ngọc Thứ Lang chút ít. Bản dịch của 2 ông Ninh-Huyến đã được post lên mạng (có thể đọc ở vnthuquan.net) nhưng theo đánh giá riêng của tieuphi, ngôn ngữ trong đó không "giang hồ" bằng ngôn ngữ Ngọc Thứ Lang dùng, chưa kể cái lối phiên âm: Côrlêône, Giônni Fontêin, Maicơn... (thay vì viết nguyên Corleone, Johnny Fontanne, Michael...) khiến người đọc có cảm giác như nhai sạn.

Puzo tiếp tục viết sách về thế giới ngầm, về tài sản và tội ác cho đến khi ông qua đời năm 1999. Nhiều cuốn sách sau của Puzo cũng đã được dịch song những cuốn sau không thể đè được The Godfather.
Bản dịch của Ngọc Thứ Lang, NXB Trẻ, giấy hơi vàng nhưng không đen, chữ in dễ đọc, giá bán 10.000đ.
Kèm quà tặng: 1 đĩa hát của Frank Sinatra.
PS: Manowar-meomeo đọc "Những quả trứng định mệnh" của Bulgakov chưa?

Tiểu Siêu
23-12-2004, 15:58
Ôi trời ơi, sao có cái giá... bèo như thế này cho cuốn Bố Già zạ? :( Cuốn này Tiểu Siêu có rồi, mua mấy năm trước trong hiệu sách với giá gấp vài lần cái giá này của bạn.Sao bây giờ tieuphi mới rao bán sách nhỉ? 8-| :(
Tiểu Siêu

papillon
24-12-2004, 08:42
trọn bộ Sử kí TƯ MÃ THIÊN và TAM QUỐC CHÍ giá bao nhiêu vậy A PHI ui!

tieuphi
24-12-2004, 16:36
Tiểu Siêu:
Quả thật tieuphi cũng ngỡ ngàng với giá tiền của Bố Già. Hỏi ông anh thì ông ấy bảo: vì cuốn này nổi tiếng quá nên nhiều người có rồi, nhiều người có nên khó bán, khó bán nên phải phích giá thật thấp.
Ông anh đã có lòng như thế, thì vì tình huynh đệ LSB, tieuphi cũng okie thôi.
Tiểu Siêu thử mua thêm 1 cuốn rồi bán lại cho người nào chưa có xem sao?

Papillon:
Sử ký Tư Mã Thiên- Phan Ngọc giới thiệu và tuyển dịch: 10.000đ.
Còn Tam quốc thì để check lại đã. Nếu có thừa 1 bộ thì bộ đó do Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính, cực hay (btw, tất cả các bản Tam quốc online đều lởm khởm, dịch kém và thiếu) nhưng hơi cũ, giấy vàng bìa mềm chứ không bìa cứng như các bộ đang bày bán (chắc hơn 100K) ở hiệu sách. Nếu đ/c quan tâm thì PM cho tôi vào thứ hai.

Tiểu Siêu
24-12-2004, 22:32
Tiểu Siêu thử mua thêm 1 cuốn rồi bán lại cho người nào chưa có xem sao?Nếu có mua nữa thì cũng chỉ đem tặng thôi, bán lại thì Tiểu Siêu chưa nghĩ tới bao giờ :D.
Cả 2 cuốn Sử ký lẫn Tam Quốc chí Tiểu Siêu cũng đều đã có :). Ngồi chờ tieuphi giới thiệu cuốn mới vậy.
Tiểu Siêu

LSB_VươngAnh
25-12-2004, 14:41
theo bọ nếu có đọc thì tìm " những chuyện kinh dị của cona dole " ( quên mất cái tên ông ấy vít thế nào rùi ) , những câu chuyện li kì hấp dẫn đến ngột thở , những tình tiết khó hiểu đến kì lạ.... cuối cùng là một cái kết trưng toàn bộ giải đáp các thắc mắc bí ẩn ra ( rất thám tử nhưng ko liên quan gì tới thám tử )...thế mới hay

LSB-Manowar-meomeo
25-12-2004, 16:24
Conan Doyle, ông chuyên viết truyện trinh thám và một vài tiểu thuyết kinh dị khác, ai mà chẳng biết nhỉ?
MMM muốn mua rất nhiều sách, những cuốn mà TP đã jới thiệu đó, liệu có còn ko vậy?
T2 MMM sẽ qua chỗ TP nói, cảm ơn trước.
Có sách cứ jới thiệu cho bà con.
Fun!

Giolanhdaumua_126
31-12-2004, 10:01
Các hảo hán có ai hâm mộ "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần không. Tại hạ rất muốn có nó nhưng không biết giá hiện nay khoảng bao nhiêu.?
Mà tai hạ thấy cuốn "The Godfather" của Mairo Puzo đọc cũng được nhưng giá trị về nghệ thuật là không lớn. Vả chăng neus hay chỉ có hay ở tình tiết và kết cấu chuyện thôi.
Tất nhiên những giá trị về khí phách và tinh thần ( có khiá cạnh đáng học tập) của các Mafia vùng đảo Xixin di cư sang đất Mỹ thì Khoong chê được.
Có Huynh đệ nào muốn bán "Tam quốc diễn nghĩa không" ( tại hạ rất khoái mua đồ second hand) xin nhăn vào nick tại hạ nhé.
Cảm ơn nhiều!

Tiểu Siêu
31-12-2004, 13:27
Có Huynh đệ nào muốn bán "Tam quốc diễn nghĩa không" ( tại hạ rất khoái mua đồ second hand) xin nhăn vào nick tại hạ nhé.Lần sau phiền bạn chịu khó đọc kỹ các post, vấn đề bạn hỏi bạn tieuphi cũng đã có nhắc tới. Hình như bạn... dành hơi ít thời gian cho việc đọc các phần trả lời của các thành viên khác thì phải?! (Ít ra đây cũng là lần thứ 2 tại LVĐ, Tiểu Siêu thấy bạn khá... lơ là trong việc nắm bắt thông tin từ các bài viết của những thành viên khác). :)
Còn Tam quốc thì để check lại đã. Nếu có thừa 1 bộ thì bộ đó do Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính, cực hay (btw, tất cả các bản Tam quốc online đều lởm khởm, dịch kém và thiếu) nhưng hơi cũ, giấy vàng bìa mềm chứ không bìa cứng như các bộ đang bày bán (chắc hơn 100K) ở hiệu sách. Nếu đ/c quan tâm thì PM cho tôi vào thứ hai.Tiểu Siêu

Giolanhdaumua_126
03-01-2005, 02:40
Chỉ là hỏi một mặt hàng Second hand thôi không có ảnh hưởng gì chứ?

chungoandong
25-02-2005, 10:51
tiên sinh có thể để cho tôi cuốn Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê được không?

---
***P.S: Lần sau phải viết chữ có dấu nhé! Tôi đã edit lại cho bạn, lưu ý.(Tiểu Siêu)

Tiểu Siêu
25-02-2005, 11:07
Cái này chắc ko được rồi chungoandong, vì cuốn "Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê" Tiểu Siêu đã mua từ hồi cuối 2004. Trừ phi ông anh của Tiểu Phi có 2 cuốn.
Tiểu Siêu

tieuphi
27-05-2005, 18:32
Kiểm kê lại 1 chút trước khi giới thiệu những cuốn sách mới.
Trong số các tác phẩm đã giới thiệu, những cuốn sau đã bán:
1. Thời xa vắng
2. Ăn mày dĩ vãng
3. Roi thần
4. Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê.

Những cuốn sau vẫn còn:
1. Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường): 10.000đ
2. Ngọn lửa chiến tranh lạnh (Lý Kiện): 30.000đ
3. Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác): 50.000đ
4. Bố già (Mario Puzo): 10.000đ kèm đĩa Sinatra

Để tiện theo dõi.

Tuần sau sẽ giới thiệu sách mới.