PDA

View Full Version : Chí Phèo_Thị Nở


LSB-YenThanh
21-03-2004, 16:42
Truyện đầu tiên có tên là "cái lò gạch cũ", sao NXB đổi lại là "xứng lứa vừa đôi" (chút nữa chúng ta sẽ đi vào phân tích cách đổi tên này của NXB).Cuối cùng NC đổi thành Chí Phèo
CP là người nông dân bị lưu manh hoá, hắn được mọi người làng Vũ Đại gọi là:con quỉ của làng Vũ Đại.Thế nhưng từ khi hắn gặp Thị Nở, cũng xin nói là Thị Nở xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn, họ đến với nhau theo bản năng của động vật(theo những nhà phê bình văn học), nhưng sau đó Chí cảm nhận mình yêu tha thiết qua bát cháo hành của Thị Nở
Nhưng ý kiến mà em muốn các huynh các tỉ đưa ra đây là thật sự có ai trong chúng ta nghĩ chuyện tình đó đã khơi dậy bản năng con người trong Chí khi mà họ đến với nhau chỉ là bản năng của đọng vật?
Và những BBV tại sao lại đổi tên tác phẩm thành"xứng lứa vừa đôi?

LSB-TuongVi
22-03-2004, 15:05
Nhưng ý kiến mà em muốn các huynh các tỉ đưa ra đây là thật sự có ai trong chúng ta nghĩ chuyện tình đó đã khơi dậy bản năng con người trong Chí khi mà họ đến với nhau chỉ là bản năng của đọng vật?
]
Tại saolại nói là bản năng của ĐV , CP vàTN tìm đến với nhau vì họ cần tới nhau , bởi họ có những điểmchung , TN là người duy nhất gần gũi với CP, thuơng CP thật lòng , và CP cũng cần cái tình thuơng ấy , TN cũng lần đầu tiên cảm nhận đuợc cái gọi là tình yêu của 1 người đàn ông . Họ đến với nhau vì tâm hồn họ hút lẫn nhau , và đó là tình yêu của 2 kẻ có chút gì đồng cảnh ngộ , còn việc đổi tên tác phẩm thành đôi lữa xứng đôi , có gì đâu , TV thấy rất phuhơpmạ , họ thật sự xứng đôi, ko phải chỉ về ngoại hình về hình thức, họ xứng đôi bởi người naycần sự tồn tại của người kia, duy chỉ có TN cần tới CP, và cũng chỉ có CP cần tới TN , đó là cái nhân đạo của Nam Cao , và sự xuất hiện của TN chính là sự bình an duy nhất trong cuộc đời CP, âu đó cũng là sựđền bù dành cho nhân vật cả cuộc đời đầy đau khổ này

LSB-YenThanh
22-03-2004, 17:07
Ở đây không phải là ám chỉ hoàn toàn bản năng ĐV, nhưng thật sự lúc đến với nhau họ đến chỉ theo bản năng như vậy thôi, hoàn toàn không có TY , chỉ khi CP nhận lấy bát cháo hành của TN thì hắn mới cảm nhận được đâu là yêu, lúc dó TY trong họ mới bộc lộ, và chính lúc đó họ đến với nhau theo nghĩa của TY

love_life_xxx
22-03-2004, 19:22
cũng không thể chối bỏ chúng vẫn còn bản năng động vật, nhưng cái này cụ thể chỉ có thể tác giả biết mà thôi , cũng nói rằng chí phèo đến với thị nở trong một cơn say và thị nở cũng là một người dở hơi .cả hai đến với nhau trong một đêm trăng sáng(cảnh gợi tình) và họ thực sự có ý thức được việc mình làm hay không thì tác giả không nói đến (chỗ phải bàn cãi )nhưng theo suy xét ,hai con người bị xã hội chối bỏ tìm đến nhau đồng điệu cảm xúc thì không thể nói đến bản năng động vật được
nói chung cái nào cũng nổi bật cái lý của nó
và đôi lứa xứng đôi là tên của chủ toà soạn đặt cho nó chỉ làm nổi bật lên nội dung câu chuyện ,còn cái lò gạch cũ thì lại làm nổi bật hai hình ảnh đầu và cuối cấu chuyện ,tác dụng câu chuyện tiếp diễn

LSB-YenThanh
23-03-2004, 17:14
Việc NXB đặt ra tiêu đề cho truyện như vậy , theo em là không thừa nhận Ty của CP và TN , họ xem bề ngoài của CP và TN là do tạo hoá sắp đặt sẵn, và như vậy 1 lần nữa họ coi như tạo hoá đã sắp xếp nên cuộc gặp gỡ giữa CP&TN (ở đây là NXB), cuộc gặp gỡ giữa những người được mệnh danh là con quỉ dữ&1 người ma chê quỷ hờn==>đến với nhau theo bản năng, NXB muốn nó trở thành 1 câu chuyện hài, nhưng độc giả lại thấy chuyện hài này nếu có cười cũng chỉ toàn là nước mắt, phải chăng NXB đã quá tàn nhẫn khi quyết định đổi tên tác phẩm thành "Xứng lứa vừa đôi"?????

tuyettinhcongtu
24-03-2004, 19:32
theo tôi nghĩ thì đạt tên theo nhà văn thì đúng hơn ,vì đạt tên theo nguyên tác sẽ tôn trọng tác giả và đó sẽ là nguyên gốc tên thì có lẽ hợp lý và hay hơn

LSB-YenThanh
25-03-2004, 16:29
Em cũng nghĩ vậy, nhưng thật tàn nhẫn khi lại đặt tiên đề như vậy, có khác nào bôi bác tác phẩm, xem tác phẩm như 1 trò hề không hơn không kém, và xem nhân vật như những diễn viên hài, thật quá đáng

LSB-LyQuy
25-03-2004, 16:48
Hận mỗ thấy chuyện tình của 2 người đó là đẹp nhất trong văn học Việt Nam đó nha.

LSB-ThuyDuong
26-03-2004, 13:03
Phỏng vấn Thị Nở
(VN Trẻ 20/5/98)

- Thưa chị, các cụ có câu "Cái răng cái tóc là góc con người", còn...
- Còn anh Chí Phèo thì... hí hí... anh Chí nói răng tóc không quan trọng. Quan trọng là ánh trăng kia, hí hí...
- Tại vì anh Chí Phèo quen chị giữa đêm trăng. Chứ nếu làm quen vào buổi trưa, khéo anh ấy nói nắng là cao cả nhất.
- Anh Chí không cơ hội. Đâu phải loại người cứ lợi cho mình thì khen.
- Gớm, theo mắt chị thì Chí Phèo đương nhiên là bá tước rồi.
- Tôi không định nói thế. Tất nhiên anh Chí côn đồ, nhưng chắc gì đã nguy hiểm hơn cái bọn tiểu tư sản lưu manh mà cái nhà ông gì đã viết trong "Trái tim Chó".
- ối làng nước ơi, bà này có học.
- Em không dám. Nhưng nhất định Nam Cao phải có học rồi. Ai cam đoan bác ấy chưa đọc tác phẩm đó bằng tiếng Pháp?
- Nhưng chúng ta hãy quay về làng Vũ Đại. Tại sao Nam Cao không để Chí Phèo gặp 1 cô gái ngây thơ xinh đẹp kiểu "Giang hồ và trinh nữ" hay "Giai nhân và tướng cướp" như 1 số vở cải lương hiện đại nhỉ?
- Nam Cao không thích... bán vé. Ông ấy như anh giáo Điền trong truyện ngắn "Trăng sáng" thích "viết trong tiếng chửi của một bà hàng xóm đêm qua mất gà" hơn nền kinh tế thị trường.
- Không ngờ nói chuyện với Thị Nở mà mệt thế này. Rõ mình dại, bao nhiêu cô đẹp hơn lại không chọn...
- Những cô đẹp cũng trở thành chán chết nếu cứ phải nói những lời không phải họ viết ra. Không tin nhà báo cứ coi phim thì thấy.
- Hỏi thật nhé, hồi đó chị có bỏ thuốc gì vào bát cháo hành lúc nấu cho anh Chí không?
- Có. Nhưng bát ấy người đọc ăn mất rồi. Để đến mức hôm nay vẫn chưa tỉnh ra. Bát của anh Chí, ngoài hành, tuyệt nhiên không còn chi nữa.
- Chị có ý kiến gì khi các cơ quan bây giờ thích các cô "tuổi dưới 25, ngoại hình đẹp"?
- Tôi nghĩ là họ đã vi phạm nhân quyền. Những cô gái xấu như tôi, đọc các thông báo đó cảm thấy rằng anh Chí sòng phẳng hơn.
- Chị ơi, thời buổi này sắc đẹp cũng là hàng hóa.
- Tuỳ quan niệm. Nhưng dù sao nó cũng không nên trao đổi công khai. Đã chống phân biệt chủng tộc thì cũng cần chống phân biệt nhan sắc.
- Sao chị không xin vào công ty nước ngoài?
- Tôi thích tự do gánh nước thuê. Đứa nào lơ mơ tôi ụp thùng vào đầu rồi làm gánh khác. Vô tư.
- Câu hỏi cuối cùng: Chị thích bài "Tình thôi xót xa" hay bài "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa"?
- Tôi thích bài "Con voi" do anh Trần Hiếu hát.

Lê Thị Liên Hoan (tức đạo diễn Lê Hoàng, đạo diễn phim Gái nhảy và Lọ lem hè phố)

LSB-XuXu
26-03-2004, 13:18
Em cũng nghĩ vậy, nhưng thật tàn nhẫn khi lại đặt tiên đề như vậy, có khác nào bôi bác tác phẩm, xem tác phẩm như 1 trò hề không hơn không kém, và xem nhân vật như những diễn viên hài, thật quá đáng

Thử phân tích lần lượt ý nghĩa của từng tên truyện xem sao ha:

_"Cái lò gạch cũ" là tên đầu tiên của truyện "Chí Phèo", với mục đích phê phán, lên án cái lò gạch ấy nói riêng và cái xã hội đương thời nói chung là 1 vòng kim cô định mệnh rất khủng khiếp, là nguyên nhân chính gây nên bi kịch bán hết nhân hình nhân tính của con người. Đây là quy luật nghiệt ngã của XH phong kiến thực dân.

_"Đôi lứa xứng đôi": Lê Văn Trương với cảm quan của 1 nhà văn, đã đặt tên rất chính xác thần thái của cốt truyện và nhân vật Chí Phèo. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy toàn bộ thời gian nghệ thuật ( 6 ngày) của tác phẩm là nói đến thời kỳ nồng nàn của 1 tình yêu "đôi lứa xứng đôi". Cách đặt tên này hoàn toàn không hề có ý "xem tác phẩm như 1 trò hề không hơn không kém, và xem nhân vật như những diễn viên hài", mà thật ra, nhà văn Lê Văn Trương muốn ca ngợi 1 mối tình tinh sạch, không vụ lợi, không chút ngại ngần toan tính thiệt hơn. Không hiểu vì sao các bạn lại nghĩ rằng cái tên này được đặt nhằm "bôi bác tác phẩm, xem tác phẩm như 1 trò hề không hơn không kém"???

_"Chí Phèo": phải công nhận rằng dù sao thì đây cũng là cái tên hay nhất! Nó nói lên số phận, thân phận cụ thể của 1 con người, 1 cuộc đời tiêu biểu trong những năm cuối cùng trước CMT8. Nhân vật Chí Phèo rõ ràng đã trở thành 1 nhân vật mang tính điển hình khái quát rất cao!

LSB-XuXu
26-03-2004, 13:59
Nhưng ý kiến mà em muốn các huynh các tỉ đưa ra đây là thật sự có ai trong chúng ta nghĩ chuyện tình đó đã khơi dậy bản năng con người trong Chí khi mà họ đến với nhau chỉ là bản năng của đọng vật?


Thật ra con đường phát triển tính cách của nhân vật Chí Phèo không đơn giản! Nhưng có 1 điều chắc chắn là Nam Cao rất yêu thương và trân trọng Chí Phèo: "Đã sinh ra là một con người, dù có méo mó, xấu xí, tha hoá như thế nào đi nữa, họ vẫn kiêu hãnh là một con người!"
Để đi vào vấn đề chính mà phu nhân LTAT đưa ra, Xu sẽ đi thẳng vào cuộc tình của Chí Phèo và Thị Nở!
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao tập trung vào việc miêu tả 6 ngày cuối cùng của đời Chí Phèo. Chính cái khoảng thời gian nghệ thuật ngắn ngủi này đã dẫn tới 1 hiện thực rất nghiệt ngã, nhưng đã giúp Chí Phèo thăng hoa giá trị làm người.Đây là 1 phát hiện đặc trưng mang tính nhân đạo của Nam Cao. Nhà văn đã cho thấy ở cái đáy sâu tâm hồn tưởng chừng như cằn cỗi mê muội của Chí vẫn có chút ánh sáng lương thiện. Xã hội, hoàn cảnh đã dẫn Chí Phèo vào con đường lưu manh tội lỗi của quỷ dữ, nhưng sự tàn bạo ấy không đủ sức để giết chết người nông dân lương thiện trong Chí Phèo.
Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở phải nói là một sự kỳ diệu đóng vai trò quan trọng. Nó đã giúp Nam Cao vượt qua cái khó khăn chủ yếu là "Làm cách nào ông có thể dẫn Chí trở về với con đường lương thiện???".
Để đi đến cái điểm tận cùng là 1 cuộc tình, Nam Cao đã rất chu đáo, đã rất trân trọng miêu tả khá cụ thể và "hợp logic" từng diễn biến tâm lý của Chí Phèo. Khi Chí gặp Thị Nở, khởi đầu đúng là có vẻ rất "bản năng" như Phu nhân LTAT đã viết. Nhưng nên nhớ rằng Nam Cao đã bố trí tất cả các chi tiết để trang trọng, nâng niu cái cuộc gặp gỡ ấy! Nói cách khác, khung cảnh thiên nhiên đã thay lời nhà văn để ưu ái cuộc tình chí Phèo-Thị Nở, và tham gia ủng hộ con đường hoàn lương của Chí Phèo.
Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã ốm một trận nên thân.Cơn ốn đã giải thoát cơn say, và vì vậy cho nên Chí Phèo dần tỉnh táo, cái phần ý thức của con người cũng được phục hồi. Chí Phèo nghe thấy nhiều, ngẫm nghĩ nhiều, cảm nhận được thân phận và hoàn cảnh thực tại của mình...tất cả đều là những hiệu ứng, là kết quả của 1 trận ốm, mà khởi đầu trận ốm là do đâu? nếu không phải do tình yêu của Thị Nở???
=>Sau cái nguyên nhân là trận ốm thì có lẽ cần nói đến cái nguyên nhân quyết định quan trọng nhất: đó chính là tình yêu của Thị Nở! Xưa nay người ta đã nói rất nhiều về cái phép màu nhiệm của tình yêu. Nhưng trong truyện Chí Phèo thì có lẽ nó còn hơn cả sự màu nhiệm.Tình yêu đã làm cho Chí Phèo phục hồi ý thức, và thực ra nó cũng làm cho người phụ nữ dở hơi là Thị Nở được tỉnh táo. Cái người đàn bà vô tâm vô tính, đặt đâu ngủ đấy, vậy mà suốt đêm đã trằn trọc thao thức không ngủ, và chỉ nghĩ tới Chí Phèo trong nỗi niềm thương nhớ...Cái đáng nói ở đây không phải là chuyện bản năng, mà là Tình thương đã thức dậy!
Chính nhờ được yêu và có người chăm sóc, sống với Thị Nở 5 ngày như vợ như chồng, Chí Phèo mới hình thành mơ ước được làm người lương thiện. Chính Chí cũng hiểu rằng chỉ có lương thiện thì mới được đi trọn tình yêu với Thị Nở.
=> Đó chẳng phải là sự vận động bên trong của ý thức tái hồi thành người lương thiện, mà khởi đầu chính là do tình yêu đối với Thị Nở hay sao?

money
26-03-2004, 15:30
CHÍ PHÈO là một con người " cố cùng liều thân", bị cái xả hội củ phong kiến chà đạp đến nổi đả bị bỏ ra rìa của xả hội, không phải tình yêu mà chí dành cho thji nở nhất thiếc phải là tình người mà thị thấy chí âu yếm cái tình mà thị chưa bao giờ có , chẳng qua đó chỉ là ân ái xác thịt mà thị chưa từng trải qua, còn đối với chí, thị là ánh sáng ..là một tia hi vọng lớn lao để chí trở lại một người lương thiện.Nhưng cuối cùng chí phèo củng bị Thị bỏ ra ngoài , và còn khinh rẻ, chẳng ai quan tâm chí , dẩn đến cái chết của chí,tự tử, để kết thúc cuộc đời không phải là người của chí,cái chết của chí đã lên án cái xả hội mục nát , mà bản thân người nông dân phải gánh chịu, sống củng bằng thừa.
Nhiêu đó đủ gòy XIN CÁM ƠN ...XIN CÁM ƠN..

Tiểu Siêu
22-05-2004, 22:08
CP là người nông dân bị lưu manh hoá, hắn được mọi người làng Vũ Đại gọi là:con quỉ của làng Vũ Đại.Thế nhưng từ khi hắn gặp Thị Nở, cũng xin nói là Thị Nở xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn, họ đến với nhau theo bản năng của động vật(theo những nhà phê bình văn học), nhưng sau đó Chí cảm nhận mình yêu tha thiết qua bát cháo hành của Thị Nở
Nhưng ý kiến mà em muốn các huynh các tỉ đưa ra đây là thật sự có ai trong chúng ta nghĩ chuyện tình đó đã khơi dậy bản năng con người trong Chí khi mà họ đến với nhau chỉ là bản năng của động vật?
Nếu nói Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau theo bản năng của động vật thì e rằng hơi quá , dù trích dẫn của Áo trắng phu nhân là của nhà phê bình nào đi nữa thì đó cũng chỉ là thiển ý của họ . Còn theo suy nghĩ của riêng cá nhân của Tiểu Siêu , Chí Phèo tuy là một người nông dân bị lưu manh hoá , dưới ngòi bút của tác giả , hắn là một con quỷ của làng Vũ Đại , và Thị Nở cũng được miêu tả với một hình thức không được sáng sủa , thậm chí không nói là trên cả mức tệ nhất . Tuy nhiên , về căn bản , họ vẫn là con người , cái thứ tình cảm họ có với nhau có phải là tình yêu hay không thì còn tuỳ từng nhận xét , đánh giá của mỗi người . Tiểu Siêu cũng không dám khẳng định đó có phải là tình yêu , chỉ dám nói rằng , họ đến với nhau hoàn toàn theo bản năng , với những cái thô nhất của con người họ ( mà có lẽ , nhiều người cho rằng nó là . . . động vật hoá ?! ) . Và bất cứ điều gì làm theo bản năng thì trong đó cũng bao gồm tình cảm chân thật :) .
Tiểu Siêu

lsb_ha son
23-05-2004, 13:00
cho dù chí phèo và thị nợ họ đến với nhau bằng bản chất của động vật đi nữa , nhừng hs vẫn thấy cảm phục họ cho dù chỉ được bên nhau một thời gian ngắn nhưng chính họ lại hiểu được thế nào là tình yêu họ biết chân trong giây phút đó , có lẽ đó là giây phút lãng mạn nhất , một còn người chưa hề biết bản thân mình là ai mà có một người quan tâm đến mình thì theo bản năng tự nhiên của con người sẽ đáp lại thôi , nhưng trong hoàn canh của chí phèo thì chẳng còn gì để mất nữa , nhưng vì sao một con người như vậy lại có tình yêu nhỉ hay là thì nợ có một cái gif đó đã cuôn hút chí phèo , sắc đẹp thì ko nè , có lẽ là tấm chân tình và lòng nhiệt tình của thì nợ đã làm trỗi dậy một tình yêu gọi là bản năng của chí phèo nó đã bị mai mọt và mất đi ko biết từ bao giờ , thế mơi thấy người phụ nữ thật tuyệt vời có thể biến nhưng con người từ đáy của xã hội lại muốn làm một con người thực thụ , quả thật sức mạnh của tình yêu thật ghê gớm.

Tiểu Siêu
23-05-2004, 23:49
. . . vẫn thấy cảm phục họ cho dù chỉ được bên nhau một thời gian ngắn nhưng chính họ lại hiểu được thế nào là tình yêu họ biết chân trong giây phút đó , có lẽ đó là giây phút lãng mạn nhất , một còn người chưa hề biết bản thân mình là ai mà có một người quan tâm đến mình thì theo bản năng tự nhiên của con người sẽ đáp lại thôi , nhưng trong hoàn canh của chí phèo thì chẳng còn gì để mất nữa , nhưng vì sao một con người như vậy lại có tình yêu nhỉ hay là thì nợ có một cái gif đó đã cuôn hút chí phèo , sắc đẹp thì ko nè , có lẽ là tấm chân tình và lòng nhiệt tình của thì nợ đã làm trỗi dậy một tình yêu gọi là bản năng của chí phèo nó đã bị mai mọt và mất đi ko biết từ bao giờ , thế mơi thấy người phụ nữ thật tuyệt vời có thể biến nhưng con người từ đáy của xã hội lại muốn làm một con người thực thụ , quả thật sức mạnh của tình yêu thật ghê gớm.
:) Hạ Sơn các hạ ! Tiểu Siêu e rằng các hạ đã hơi đánh giá tình cảm của Chí Phèo và Thị Nở lên . . . cao quá rồi . Thực chất , hai người đó có hiểu thế nào là tình yêu theo ngôn từ mà các hạ đã dùng để miêu tả hay ko , thì Tiểu Siêu e rằng mình cũng ko dám chắc . Và chắc chính tác giả của cuốn truyện cũng không dám khẳng định điều đó . Thứ tình cảm hai người đó có với nhau không thể gọi ra một cách rõ nét ( chỉ sau này , các nhà bình luận văn học có nhiều thời gian rảnh nghiên cứu , nên mới đánh giá nó theo nhiều khía cạnh khác nhau :D , nhưng chưa nhà phê bình nào dùng cho cặp tình nhân (?!) này những từ mĩ miều như các hạ dùng :D ) . Đó là một cái gì đó mơ hồ , sự mơ hồ mà những người đọc tác phẩm cũng khó có thể đặt cho nó bằng một cụm từ nào nhất định . Có lẽ tình yêu thì quá cao , nên mới có người cho đó là thứ bản năng động vật . Nếu các hạ nhớ lại diễn biến tâm lý của hai nhân vật này , cho tới câu nói cuối cùng khi Thị Nở nghĩ về Chí Phèo , thì các hạ sẽ không thể sử dụng được câu văn như các hạ đã dùng :) . Nó quá . . . xa xỉ cho mối quan hệ đó . Điều này không phải là Tiểu Siêu đánh giá thấp cái giá trị con người ở họ , nhưng mỗi nhân vật , mỗi tác phẩm và mỗi mối quan hệ , chúng ta chỉ có quyền sử dụng cho nó những từ ngữ nhất định :) . Vì chính hai nhân vật cũng không biết tình cảm mình đang có là gì , chỉ làm theo bản năng ( Tiểu Siêu đã phân tích ở trên nên mạn phép ko nhắc lại ) thì làm sao nghĩ ra được những thứ cao siêu như các hạ đã nói , mà cho rằng họ nên chân trọng giây phút đó ??? . . .
Tiểu Siêu

LSB_doquang tuyen
27-08-2004, 09:20
tác phẩm chí phèo thị nở là một tac phẩm cực hay phải nhìn thật sâu nghĩ thật kỹ thì mới hiểu hết giá trị của tác phẩm này
em nghe danh LSB đã lâu hôm nay mới có dịp gia nhập tụ nghĩa đường cùng các chư vị sư huynh rất mong dược các chư vị sư huynh chỉ giáo.
sau đây em cũng xin có vài lời bình về tác phẩm chí phèo
tác phẩm chí phèo của Nam Cao là một tác phẩm nghệ thuật mang đầy tính chất nhân đạo.Tác phẩm đã nói lên những số phận của nhũng con người nghèo khổ sống trong cái xã hội phong kiên thối nát mục ruỗng ho bị tước đoạt tất cả, cả bản tính của con người cũng bị trà đạp giẫm đạp lên
tiêu biểu là nhân vạt chí.
chí vốn là một người nông dân hiền lành chất phác chịu khó làm ăn nhưng chỉ vì sự ghen tuông vô lý của bá kiến đã đẩy cuộc đời chí vào con dường tù tội kể từ đó chờ lần sai em se viết tiếp
chí đắm chìm trong men rượu. chí quên mất mình là ai. từ một con người hiền lanhlương thiện,chí trở nên nột con người hung rữ cục cằn thô lỗ mât hết bản tính của con người. cuộc đời chí cứ thế trượt dài xuống vực thẳm không lối thoát. chí từ một con người lương thiện
bỗng chốc trở thành một con quydữ của làng vũ đại ai nhìn thấy chí cũng phải sợ cũng phải lẩn tranh không giám đến gần. sống như vậy hì có khác gì là người đã chết.thế mà chí dã sống một cuộc sống như vậy, một cuộc sống bỏ đi, trong suốt một thời gian rài. chỉ cho đến khi chí gặp được thị nở, một con người cũng hoàn cảnh như chí,họ đã gặp nhau, và tình yêu, sự quan tâm chănm sóc của thị nở đã đánh thức những phẩm chất tốt đẹp trong con người của chí đưa chí trở về với xã hội loài người xin lỗi các chư vị sư huynh em sẽ viết tiếp lần sau rất mong cac chư vị sư huynh thông cảm cho em
-------------------------------

Tiểu Siêu
27-08-2004, 22:54
Mạn phép gộp hai bài của vị huynh đài này lại , hy vọng các hạ ko bận rộn tới nỗi trong 5' mà post tới 2 bài chứ ?
Nhân tiện cũng xin được nhắc nhở luôn , tên riêng của nhân vật phải viết hoa chứ ? :( Lần sau lưu ý giúp cho , vì đây là LVĐ , sẽ rất kỳ cục khi mắc phải những lỗi quá ư đơn giản như vậy :) .
Tiểu Siêu

pipopipo
01-10-2004, 12:28
Ngày xưa ( thời ông Nam Cao ấy mà) thì co rất nhiều lí do khiến người ta muốn đổi tên tác phẩm, nhưng theo tôi thì để theo tên mà NC đặt vẫn là hay hơn.
Thứ nhất: tôn trọng quan điểm của tác giả, người thai nghén ra tác phẩm, hiểu rõ hơn hết những gì trong tác phẩm ( tp chính để thể hiện thái độ sống của tg mà)
Thứ hai: xét về mặt ý nghĩa, "đôi lứa xứng đôi) chỉ khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ bên ngoài tương đồng của CP - TN mà ko nhìn thấy cái tác giả muốn nói đến la duyên số của họ.
Đúng là cái duyên đã khiến cho họ cùng nhau nếm trải vị đắng cuộc đời khi ở đáy xã hội, cùng bị người làng khinh bỉ. CP bị coi là con quỷ của làng Vũ ĐẠi, Thị Nở cũng chẳng hạnh phúc hơn khi là một kẻ xấu ma chê quỷ hờn. Hai con người ấy, ngoài nhau ra, họ còn có thể tìm được ai chịu nói chuyện với họ, hơn nữa là hiểu họ?Cái duyên đã đưa đẩy họ tìm đến nhau, đồng cảm, chia sẻ với nhau.
Cũng chính là cái duyên đã khiến cho CP sinh ra ở cái lò gạch cũ, và câu truyện kết thúc cũng ở chính cái lò gạch ấy, nơi con TN và CP ra đời. NC muốn nhấn mạnh hình ảnh cái lò gạch ấy. Đó là nơi đã sinh ra 1 anh Chí lương thiện, thế rồi cuộc đời bị XH thối nát phủ lên đầu bao tội lỗi. Và đó lại là nơi sinh ra 1 cuộc đời mới. Câu truyện có cái kết mở trong 1 không gian hẹp. 1 CP mới sinh ra, sẽ lại đi theo con đường của cha nó, hay sẽ tốt đẹp hơn, ấy chính là câu hỏi NC dành cho XH, cho những con người bạc bẽo làng Vũ Thị, và cho cả những thế hệ sau đọc truyên của ông...

Tiểu Siêu
02-10-2004, 16:41
con người bạc bẽo làng Vũ ThịLàng Vũ Thị là sao đây các hạ ??? 8-| (...............)
Tiểu Siêu

love_life_xxx
27-10-2004, 13:59
Làng Vũ Thị là sao đây các hạ ??? 8-| (...............)
Tiểu Siêuchắc cái làng đó toàn là con gái không hà :D
nhưng tổng kết chung lại cái tên tác phẩm luôn luôn nỏi bật nội dung của tác phẩm.tình yêu của chí phèo thị nở không phải là bản năng của động vật vì nhờ đó chí phèo mới tỉnh tâm, muốn trở thành con người lương thiện ,hắn muốn làm người lương thiện ,muốn có một gia đình hạnh phúc còn thị nở một con người dở hơi cũng muốn một gia đình hạnh phúc ,
nếu cho rằng bản năng của một con người thì là một cái gì đó cũng đúng vì bao đời nay con người hai chữ cũng nổi bật cái tính cách một phần là con và một phần là người.ai dám chắc mình trong tình yêu mình không có một chút bản năng nào ,tình yêu là tình cao cao nhất của phần con trong mỗi chúng ta ,nếu trong tình yêu mà không có chút bản năng nào thì cũng chỉ là tình yêu mù quáng mà thôi ,bản năng thức tỉnh chúng ta hay hai nhân vật đó là họ biết tìm đến nhau và nhận ra giá trị đích thực của mình

nu hiep si toc trang
01-11-2004, 08:38
muội nghĩ lúc đầu CP đến với TN cũng chỉ là bản năng của động vật nhưng từ khi ăn bát cháo hành thì tình người đã thực sự được hâm nóng trong CP_một người từ x ưa đến nay chưa từng được người nào quan tâm đ ến và TN một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cũng cảm thấy "được yêu" va tình yêu đã bắt đầu giữa hai người . còn việc đặt lại tên tác phẩm cũng chỉ để dễ hiiểu hơn và phù hợp vơi cốt truyện hơn . thế thôi!!!!!!!!!! phải không các huuynh đệ.

thanhcong
01-11-2004, 13:23
Đúng vậy ,cũng vì hoàn cảch mà Chí nhà ta mới như vậy đúng không các bạn.Chí là một người đàn ông cũng bình thường như bao người đàn ông khác.Hắn cũng biết yêu thương và đôi khi suy nghĩ của hắn như một người đàn ông thực sự đó chứ.Hắn cũng biết ước mơ,biết thế nào là yêu thương và bảo vệ tình yêu của mình.Nhưng cuộc đời hắn đã đi đến bước đường cùng hắn không còn lối thoát hay bát cứ một sự lựa chọn nào khác cả...cuộc đời với hắn thật bất công...!!!


thành công

My_December
16-11-2004, 08:57
Em thích nhất xem phim thị nở và chí phèo lắm à , vừa hài lại vừa hay nữa không thể chê được

LSB-LyQuy
16-11-2004, 09:14
Mỗ không biết mọi người nghĩ thế nào chứ riêng mỗ thì cho rằng cuộc tình của Chí Phèo và Thị Nở có thể nói là một cuộc tình đẹp nhất trong Văn Học Việt Nam. Thậm chí nó còn hơn hẳn cả chuyện tình của Lavapo và Toilet hay Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
Còn cái kiểu tình yêu như Thuý Kiều với Kim Trọng hoặc Từ Hải thì không thèm chấp. Mọi người có nghĩ như thế không?

Ngọc Dung **
16-11-2004, 09:35
Nói về tình yêu của Chí Phèo _ Thị Nở . Nhắc đến tên của chuyện mới đầu được Nam Cao đặt là " Cái lò gạch cũ " . Sau chuyển là " Đôi lứa xứng đôi " Chắc hẳn phải có nguyên do của nó. Chí Phèo và Thị Nở là 2 con người đều bị cả làng Vũ Đại " tẩy chay " , chẳng ai coi họ là con người. TÌnh yêu của Thị Nở làm cho Chí Phèo " tỉnh " ra sau bao nhiều năm chìm đắm trong rượu. Còn Thị Nở , bản năng người phụ nữ được thức dậy khi có tình yêu của Chí. Thị biết chăm lo cho CHí , chăm lo một người ốm như vợ chăm chồng , điều mà trước nay chưa hề có... Đừng nói rằng họ đến với nhau bằng bẳn năng thú vật , nghe xót xa lắm. Mà phải nói rằng bản năng của tình yêu kéo họ đến với nhau. Có mấy ai có tình yêu thực lòng và được tình yêu nâng đỡ trở thành con người tốt hơn như Chí và Thị đâu? Chỉ tiếc rằng kết cục của nó thật đáng tiếc mà thôi...
Ngọc Dung

Giolanhdaumua_126
28-12-2004, 14:08
Trong các cuộc tình cảu nền văn học Việt Nam khi họ nhắc đến những tình yêu đẹp thường là phải trong một hoàn cảnh rất sáng sủa, rất lãng mạn và đầy chất thơ trong mối tình ấy. Nhưng ta lai thấy xuất hiện một mối tình mà hoàn toàn không có những khung cảnh nên thơ ấy. Đó là mối tình ở làng Vũ Đại trước Cách Mạng tháng Tám. Tại hạ phải công nhận một điều rằng Nam Cao khi miêu tả về cái đói của nông thôn Việt Nam trước cách mạng có thể xếp vào bậc thầy ở nước ta. Nhưng cái chúng ta đang bàn luận ở đây không phải là cái đói mà là mối tình được sinh ra từ trong lầy lội của Thị Nở và Chí Phèo. Sẽ không có lý do nếu chính Nam Cao đã từng đổi tên tác phẩm từ "Chiếc lò gạch cũ" sang cái tên "Đôi lứa xứng đôi".
Và theo tại hạ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống luôn luôn có được những tình yêu phù hợp với hoàn cảnh ấy.
Và trong hoàn cảnh này thì tình yêu giữa Chi - Thị là tình yêu mang đầy tính nhân văn cao cả. Đối với Chí thì từ khi gặp được Thị thì Chí mới muốn được sống như mọi người, được trở về với con người lương thiện mà Chí đã từng có. Ai đã mang đến cho hắn một sự thức tỉnh như thế. Đó chính là tình yêu của Thị dành cho hắn thông qua một bát cháo hành. Chính tình yêu đã đuổi con quỷ dữ, con ma rượu trong người hắn ra.
Tình yêu này đã thực sự thể hiện được sức mạnh tình yêu của nhân loại.
Đó là vài thiển kiến của tại hạ mong các huynh đệ chỉ giáo thêm.

**Hàn Vân**
16-04-2005, 21:32
Fần 1 :

Có nhà bình luận đã phải thốt lên rằng :" khi Chí Phèo ngất ngưởng bước ra từ những trang sách Nam Cao , người đọc thấy rằng đây mới là kẻ khốn cùng nhất của nông thôn ta ngày trước ."
Phải ! Làm sao quên được những trang văn - nước mắt - ám ảnh? Người đọc tìm thấy bóng dáng khổ đau của họ sau chân dung Chí Phèo - kẻ sinh ra trong bất hạnh , lớn lên giữa âm thầm đói rách , tính tuổi bằng tù tội , chét giết , cả cuộc đời chỉ biết sự khinh ghét , ruồng rẫy. Thử đặt Chí Phèo bên chị Dậu mà xem , ta mới thấm thía được nỗi đau của Chí. Nếu chị Dậu ngời lên trong dáng hình khoẻ khoắn , tâm hồn trong trẻo , thì Chí Phèo.....................Rách áo , rách quần , gương mặt chằng chịt vết cứa , tâm hồn bị gạch chéo , bôi đen. Chị Dậu dù phải bán chó , bán con nhưng vẫn giữ tròn nhân hình , nhân tính ; Còn Chí thì sao?............Câu hỏi chấp chới rơi vào thinh không bởi câu trả lời quá ư nghiệt ngã , tàn khốc đến vô tình.
Đi sâu vào đêm tối mịt mùng của Ngô Tất Tố , ta vẫn cảm được ánh nhìn che chở thương yêu mà làng Đông Xá dành cho chị Dậu , những ấm áp đó thật chân tình. vậy mà khi lạc lối vào trưa hè vắng lặng của Nam Cao , câu văn trở nên chuếnh choáng , nhập nhoạng giữa hai bờ say - tỉnh. Có một nhà phê bình từng tri ngộ rằng tiếng chửi của Chí Phèo chính là " lời hát thiết tha của một tâm hồn lộn ngược ". Tiếng hát đau đớn đến khắc khoải mong chờ sự cảm thông , sự đau đớn trải dài , cứ âm vang trên suốt con đường dằng dặc , qua năm tháng thăm thẳm..............
Để rồi hắn cứ đi , cứ chửi thế thôi ! Không ai thèm đáp lại , chẳng ai tấm tức điều gì. Thân phận bị đẩy xuống cùng cực bởi chỉ có ba con chó đáp lời Chí. người đọc xót xa cúi đầu : anh Chí đã bị dân làng hạ bậc cùng ba con chó ấy...
Nếu dừng lại ở đó , "Chí Phèo " sẽ mãi đi vào lòng người như một nỗi niềm nhức nhối khôn nguôi , có gì đó lặng buồn , chán nản lắm ! Chẳng lẽ phần " nhân chi sơ tính bản thiện " nhỏ bé , yếu ớt vậy sao ?Chẳng lẽ phần nhân cách người chỉ như hơi gió thoảng giữa không gian câm lặng , ngột ngạt?Chỉ nghe văng vẳng đâu đây khúc độc tấu Chí Phèo cùng lời thương cảm từ trang viết của Nam Cao.
" Người nghệ sĩ trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy " -bởi yêu thương khơi nguồn từ giá trị nhân đạo sẽ là sức mạnh giữ mãi niềm tin mãnh liệt vào ngọn lửa lương tri tâm hồn Chí. Ngọn lửa tuy im lặng nép mình chờ luồng hơi ấm bùng dậy . nó không tắt & mãi mãi không tắt , nó như một ngọn hải đăng giữa mịt mù bão biển , soi đường để Chí tìm về cái phần trong trẻo , hồn hậu , cõi thẳm sâu lương thiện. & ngọn lửa đó đã bùng cháy qua cuộc gặp gỡ với Thị Nở.
Đã có một thời người ta cho rằng đó là cuộc gặp gỡ người - ngợm , khúc khích mỉa mai chê cười trước " đôi lứa xứng đôi " ngập ngưỡng dìu nhau vào văn đàn. họ đâu biết những cuộc hẹn hò đẫm lệ trong các sáng tác đương thời nông cạn và hời hợt lắm ! Mối tình Chí Phèo - Thị Nở mang trong mình dáng hình một dòng sông sâu chảy. Ở nơi tha thiết êm đềm ấy , mỗi người tìm lại được chính mình.

**Hàn Vân**
16-04-2005, 21:35
Fần 2 :
Nhà văn đã nhìn thấy ẩn sâu trong bề ngoài xấu xí , dở hơi của Thị Nở là khao khát hạnh phúc nhân bản ; Là tình người giản dị , ấm áp. Đặt trong làng Vũ Đại khô khát yêu thương có lẽ chỉ mình Thị Nở đáng được gọi là Người hơn cả. Tình yêu của Thị giống như ngụm nước mưa trong trẻo , ngọt lành , mộc mạc mà xoa dịu vết gạch xước trong tâm hồn Chí..............Để rồi anh Chí tỉnh táo , lặng nhớ kỉ niệm , lắng nghe cuộc đời.
Những câu văn thanh thản , yên bình nhất trong cả thiên chuyện_dòng sông cược đời Chí đang gầm gào , sục sôi chợt gưng bặt lại , êm đềm , xuôi chảy.....Tạm quên đi tiếng chửi đau đớn , uất hận ; Nhắm mắt trước cảnh đâm chém , phá phách để tìm về một miền đời trong sáng hơn. Thị Nở dần bước vào những ngõ nẻo kín khuất , nao nao trong cùng tận trái tim Chí Phèo.
Câu chuyện bình dị cũng gợi nhớ cái khao khát lắng nhận - nét tâm lý rất thực của những người xa cách cuộc sống lâu ngày , nghe cuộc sống mà ngỡ như tiếng hát.
Đúng rồi !Chí vẫn tồn tại giữa làng quê nhưng thực chất luôn giam mình trong ngục thất men rượu. Có một thoáng xao xác buồn nao nao kỉ niệm dần thức dậy trong tận sâu tâm hồn Chí. Áng văn hiền như "nỗi niềm cổ tích tuổi xưa " & đưa người đọc trở về thủa hồng hoang...........
Chí dường như hồi tỉnh & trưởng thành trong nỗi buồn thảng thốt âu lo. Lời văn không nói , hơi văn buồn , chầm chậm lắng xuống như cái cúi đầu xót xa của nhân vật..........Có gì xót xa , ngậm ngùi như vương vấn đâu đây. Có những lời văn não nề chẳng gợi chút xúc động nhưng cũng có những câu chữ câm lặng , lạnh lùng mà ẩn chứa bề sâu nhân đạo.
Văn Nam Cao được ví như cái phích trong nóng ngoài lạnh.............Phải như vậy chăng? Đoạn văn dài độc thoại nội tâm của Chí dường như chao qua chao lại nỗi niềm kín khuất. & từ trang văn ấy Chí Phèo sống dậy : hồn hậu , trong trẻo , ấm lòng. Một điều gì đó sâu hơn cả sự gắn bó , cảm thương gởi trong mơ ước giản dị của Chí Phèo "hình như một thời. hắn từng ao ước có một gia đình nhỏ."........ Đó chính là tấc lòng.............Tấc lòng giúp Nam Cao giữ lửa niềm tin vào thiên lương để truyền tới muôn đời...Để được người đọc soi mình , lắng nhận những chân lý giản dị mà thấm thía , chỉ cần một chút yêu thương , một chút thôi cũng đủ để cứu rỗi con người.
Trong suốt 14 trang sách , ta không hề tìm thấy một lời nào cao đạo giáo điều của Thị Nở dành cho Chí.......Chỉ có cái nhìn âu yếm , chăm sóc , chỉ có bát cháo hành mộc mạc như ấm lòng thơm thảo của Thị.............Vậy thôi cũng đủ đánh thức khát khao lương tri của Chí , cần lắm những ánh mắt , tấm lòng Thị Nở giữa cuộc đời này.
Đi trọn vẹn câu chuyện , đi trọn vẹn mọt kiếp người khổ đau , càng thấm thía giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nam Cao để nhân vật tự lựa chọn. tuy sự lựa chọn nghiệt ngã nhưng đã khẳng định được tính người trong Chí. Bởi chỉ có chết anh mới được làm Người dù là trong suy nghĩ của chính mình . Đồng thời qua đó tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào thiên lương con người. Có thể nói rằng Nam Cao đã gửi lại cho đời một tác phẩm , một kiệt tác để rồi một ngày kia ta sẽ âm thầm tự nhủ : vắng Chí Phèo & mối tình sâu sắc đến kỳ diệu của Thị Nở , văn đàn Việt Nam sẽ trống trải biết nhường nao.............

lsb_tocdai_matden
18-04-2005, 19:11
Đặt trong làng Vũ Đại khô khát yêu thương có lẽ chỉ mình Thị Nở đáng được gọi là Người hơn cả
Làng Vũ Đại khô khát tình thương đối với Chí Phèo .Xã hội quay lưng lại với Chí Phèo.
Mọi cái mà Chí Phèo muốn đều phải bằng cướp giật ,bằng đe doạ ....Chỉ riêng có Thị
Nở mang tới cho Chí Phèo tình thương cái mà Chí thiếu thốn và khao khát,tự nguyện không phải bằng cướp giật .
Món quà lớn nhất của con người đó là sự bao dung và vị tha.Chí đã nhận được món quà đó từ Thị Nở đã bù đắp những thiếu thốn mà suốt cuộc đời Chí.Những ngày sống với Thị Nở là những ngày hạnh phúc .Với 1 ngừơi đàn bà xấu xí nhưng sống bằng tình yêu đã mang lại sự hồi sinh trong tâm hồn của Chí
Chuyện tình Chí Phèo-Thị Nợ lãng mạn và thi vị chẳng kém gì Romeo và Juliete .
Đó là sức mạnh của tình yêu ? :)

LSB-Chi' pheo`
18-04-2005, 23:32
Thị Nở đến với tôi chẳng tính toán nghĩ suy gì , tự nhiên mà ấm áp. Cô ấy ngoại hình xấu lắm nhưng thật tốt với tôi. Hai con người bị xã hội coi rẻ , cô ấy vô tư và hồn nhiên , một người đàn bà đáng được yêu thương mà không được yêu thương. Cũng giống như tôi , một người bình thường bị xã hội xô đẩy thân tàn ma dại. Nở đã cứu rỗi linh hồn tôi , tình yêu thánh thiện của cô ấy , tình yêu thương đầy tình người của cô ấy đã làm tôi tỉnh ngộ.Tiếc là tôi đã không đủ bình tĩnh để làm lại từ đầu với cô ấy , lòng khao khát trả thù đã khiến tôi phải giết tên Bá Kiến , đại diện cho những kẻ làm hại đời tôi và đời nhiều người khác. Hắn chết rồi , tôi vẫn day dứt vì những gì mình đã làm ,đã sống và sai lầm. Thế đấy , giá mà được trốn đi cùng Nở , để hai đứa sống bên nhau mãi mãi... tôi đã sai lầm , đã một lần nữa đánh mất cái quý giá nhất của mình.
Thị Nở và tôi , tự nhiên như hơi thở , tình yêu đến lúc nào không biết nữa , có gì đâu , tình người ấm áp , tình thương đồng loại trở thành tình yêu mãnh liệt , tình yêu làm thay đổi con người , bi kịch và vĩ đại.

cobecuaanh
19-04-2005, 20:11
Thị Nở và tôi , tự nhiên như hơi thở , tình yêu đến lúc nào không biết nữa , có gì đâu , tình người ấm áp , tình thương đồng loại trở thành tình yêu mãnh liệt , tình yêu làm thay đổi con người , bi kịch và vĩ đại.
Bi kịch và vĩ đại , đáng tiếc thay , chỉ một chút nữa thôi tình yêu Thị có thể sẽ giúp Chí trở lại với đời. Nhưng quả là bi kịch , sự tàn nhẫn đến tột cùng của xã hội , đẩy Thị đi xa , rời xa Chí để rồi Chí vĩnh viễn rời xa cuộc đời , chưa kịp trở lại làm người... Day dứt trong tim mãi mãi tiếng Chí , những lời cuối cùng ,đớn đau và vọng mãi ngàn sau : " Tao muốn được làm người "...Nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay , có lẽ Chí sẽ không gặp bi kịch như thế..Một người nông dân chăm chỉ , hiền lành , một cuộc sống êm đềm là cái Chí được hưởng. Chỉ trách xã hội phong kiến bất công và tàn nhẫn.

*tay_mon_khanh*
19-04-2005, 21:57
Chỉ trách xã hội phong kiến bất công và tàn nhẫn.
Xã hội đó đek phải là PK mà là nửa PK nửa thuộc địa !
xã hội PK bất công và tàn nhẫn nhưng xah hội nữa PK nửa thực dân mới đẩy con người đến cùng cực của Xã hội .
Chí một thanh niên khoẻ mạnh đi ở cho Bá Kiến chỉ vì cái đùi của bà Ba mà anh Chí thành con quỷ của làng Vũ Đại .
Nở ! Con người dở hơi nhất cái Làng vũ Đại , đến với Chí như một nhu cầu của con người .
Bát cháo hành chính là điểm mấu chốt của câu chuyện . Có phải Chí đã tỉnh vì tình yêu của Nở .

lsb_tocdai_matden
19-04-2005, 22:38
Nở ! Con người dở hơi nhất cái Làng vũ Đại , đến với Chí như một nhu cầu của con người .
Đó là số phận an bài để Chí đến với Thị Nở :) .Không lãng mạn ,không hài hước nhưng cũng đủ làm thay đổi số phận Chí .
Chí đã tỉnh vì tình yêu của Thị Nở .Thị Nở đã đánh thức cả tâm hồn Chí lẫn thể xác
Dù sao số phận cũng ưu ái cho Chí ,đã mang Thị Nở tới bên Chí :cuoilon:

*tay_mon_khanh*
19-04-2005, 22:53
Chí đã tỉnh vì tình yêu của Thị Nở .Thị Nở đã đánh thức cả tâm hồn Chí lẫn thể xác
Dù sao số phận cũng ưu ái cho Chí ,đã mang Thị Nở tới bên Chí Thế chả phải là nhu cầu con người thì là cái dek gì hả !
ko có nó làm sao mà nảy nở đc cái TY mà Anh Chí và Chị Nở được ! ko tin làm thử coi

kiếm thánh kenshin
20-04-2005, 20:22
lần đầu tiên post bài lên 4rum thì phải dù đã lập nick lâu rùi :
Chí phèo là sản phẩm của nhà tù thực dân,chế độ xã hội thời bấy giờ đã đẩy con người ta vào bước đường cùng .Hết bị lưu manh hoá rùi đến bị tước đoạt quyền làm người.Chí lúc ở làng là 1 anh canh điền khoẻ mạnh hiền lành đến khi đi ở tù về thì biến thành "con quỷ của làng vũ đại".CHí đã bị biến dạng cả trong lẫn ngoài,mất cả nhân hình và nhân tính .Điều làm cho Chí thức tỉnh qua 1 cơn say dài rằng rặc chính là bát cháo hành của thị nở .Trong bát cháo ấy chẳng phải là chỉ có mỗi hành không,mà trong ấy còn được Nở vô tình đánh rớt vào đó chút tình người,thứ gia vị ấy đã là động lực khiến cho Chí hiểu rằng mình cần tìm lại lương thiện .Thị nở là 1 người đàn bà dở hơi xấu xí không ai bằng, mặc dù thị có khuôn mặt và tính cách như thế nhưng trong thị vẫn có 1 thứ hơn hẳn bá Kiến đó là tính lương thiện của thị .Mọi người đều hiểu và Chí cũng hiểu chính bá Kiến là người đã đẩy CHí vào con đường tội lỗi ,khiến Chí đã mất đi lòng lương thiện của mình lúc nào không hay.Trên đường đến nhà thị Nở để tìm giết bà cô của thị thì Chí đã nghe theo bước chân quen thuộc ngày nào mà khi hắn say vẫn thường tìm đến đi thẳng đến nhà bá Kiến,CHí đã giết bá Kiến cũng trong cơn say nhưng thực tình là hắn đã tỉnh ,cơn say này khác với các cơn say lúc trước bởi có lẽ lúc này hắn đã hiểu người mà hắn cần giết không ai khác chính là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến xong thì cũng tự kết thúc cuộc đời của mình luôn bởi lúc này đây lương tâm của hắn đã thức tỉnh thật rồi,lương tâm của hắn không thể chấp nhận thêm 1 tội ác nào nữa. Thiết nghĩ ,hắn đã có 1 cái chết đẹp ,cái chết ấy ko phải là 1 bi kịch mà bi kịch nằm ở chỗ khi Chí sông Chí đã bị tước đoạt đi nhân quyền ,sống để bị coi như 1 con quái vật,để không được chấp nhận quyền làm người thì sống để làm gì thà rằng hắn hãy chết như thế mà tìm lại được lương thiện còn hơn.Tuy nhiên Chí chết rồi sẽ không phải đã hết hẳn những bi kịch mà hết bi kịch này sẽ đẻ ra bi kịch khác,Nam Cao có 1 tầm nhìn xa ông vẽ nên hình tượng Chí phèo chỉ mang tính chất tượng trưng,tôi nhận ra điều đó khi đọc xong đoạn ông tả thị Nở nhìn trộm bà dì rồi ngó nhanh cái bụng mình ánh mắt thị xa xăm với cái lò gạch cũ...........có lẽ ông muốn thông qua cảnh nhỏ đó mà nói đến điều gì lớn hơn ,ông muốn gửi đến chúng ta 1 điều rằng :nếu xã hội cứ tiếp tục kiểu thế này *(còn áp bức còn bóc lột và đẩy người ta đến con đường cùng) thì Chí phèo "bố" chết đi lại đẻ ra 1 Chí phèo "con" "in sao bản chính".