PDA

View Full Version : LÊ THÁNH TÔNG


LSB-LuTuanNghia
03-03-2004, 18:46
[center:ddd2e3d0bd]LÊ THÁNH TÔNG (1460-1497)[/center:ddd2e3d0bd]
Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng. Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung, vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long phong cho làm Bình Nguyên Vương.

Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Các vị đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Để).

Ai cũng biết đưa một người nào đó lên ngôi báu, làm vua để cai trị muôn dân là một việc vô cùng trọng đại. Những vị quan đứng ra tổ chức chọn người làm vua tuy không có những người học vấn uyên thâm, nhưng đều là bậc trung thần nghĩa sĩ, là các vị võ tướng vào sinh ra tử, và triệt để trung thành với tinh thần khởi nghĩa Lam Sơn. Họ không thể để cho người lãnh đạo giang sơn là một kẻ vô tài bất lực. Chọn lên ngôi lúc này, phải là người xứng đáng, có tài đức để ổn định tình hình đất nước, để cho quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh trị, xứng đáng với công lao dựng nước của Lê Thái Tổ ngày xưa. Do đó , họ phải cân nhắc rất thận trọng. Đầu tiên, họ đã đến gặp Cung Vương Lê Khắc Xương, nhưng ông này không dám nhận lời. Họ mới tìm đến Gia Vương Lê Tư Thành.

Lê Tư Thành rõ ràng đã có đủ một số điều kiện. Chàng thanh niên này có tiếng là ham học hỏi, tính tình tốt, lâu nay không có điều tiếng gì. Không ai thấy anh ham chơi rượu chè, cờ bạc, đi sǎn, hay tìm thú vui phóng khoáng với các bạn trai cùng lứa. Anh có bà mẹ rất gương mẫu, luôn luôn nhắc nhở con chǎm chỉ học hành, đối xử với người trong họ nội ngoại, với bà con làng xóm rất phép tắc, và hợp lẽ. Nơi ở của anh, chỉ toàn là sách vở, anh dành hầu hết thời gian để nghiền ngẫm, hết đọc sách lại làm thơ. Một số thời gian khác, anh dành cho việc tập cưỡi ngựa, tập đi các bài quyền mà cụ Đinh Liệt -vốn là một võ tướng tài nǎng, bày vẽ cho . Không có tiếng tǎm nào đồn đại về những thiếu sót của anh, kể cả những thiếu sót của tuổi trẻ thường dễ được dung thứ. Chọn anh làm vua, thế là xứng đáng rồi.

Nhưng vẫn còn điều thắc mắc. Chủ yếu là từ việc bà Ngô Thị Ngọc Dao, trốn ra khỏi cung, đến sống ở chùa Huy Vǎn, và sau đó đã trốn về đất Thái Bình để sinh nở. Một bà vợ vua lại không ở sẵn trong cung, chạy ra ở ngoài dù là để bảo toàn tính mệnh, tránh chuyện rắc rối cho mình là một điều phải đặt nhiều dấu hỏi. Đứa con sinh ra, không phải trong cung cấm, mà ở một nơi không chính thức như vậy, có thật xứng đáng với sự nghiêm minh trng cung cấm hay không. Đã ở ngoài cung vi, thì có thể có nhiều điều ngờ vực lắm, cho dù những diều ngờ vực đó không chính đáng, không có cơ sở, cũng vẫn là một điểm hoài nghi. Các vị quan, có người thế này, có người thế nọ, mà đã hoài nghi thì sẽ có lắm vấn đề cấn cớ. Và người ta đã xì xào , đã bàn tán quanh những vấn đề ấy, ngay khi đến chùa Huy Vǎn để mời Lê Tư Thành lên ngôi.

Giai thoại đã kể rằng, sau khi cật vấn chàng trai ấy đủ điều, anh đã trả lời suôn sẻ, thì có một vị quan muốn kiểm tra thêm một lần chót. Ông quan này cho rằng, người nào đó , nếu thực sự có chân mệnh thiên tử, thì phải có những điểm bộc lộ khác người. Phải có tướng mạo , phải có phong cách hợp với tiêu chuẩn ( do ông ta tự hình dung), rồi còn phải xem khẩu khí của con người này như thế nào nữa. Điều này cũng có phần đúng. Cùng một thực tế, một sự kiện nào đó , người này có thể nhận định khác người kia, là do khả nǎng và khuynh hướng tiếp cận vấn đề ấy. Qua sự tiếp cận, có thể thấy tư cách của con người, bộc lộ theo ngôn ngữ, theo tầm hiểu biết. Các nhà nho ngày xưa, hay bằng vào những bài thơ những câu đối mà đoán tư tưởng và hành vi của đối tượng thẩm tra. Vị quan này, cũng muốn dùng cách này để thẩm tra chàng thanh niên sắp sửa được giao trách nhiệm lớn. Tiếp theo vài câu chuyện của các triều thần, ông bất giác đặt cho Lê Tư Thành một câu hỏi : Thưa điện hạ, chúng tôi được nghe nhiều người nói điện hạ rất có tài vǎn học, xuất khẩu thành chương. Vậy điện hạ có thể cho chúng tôi nghe một sáng tác bất kỳ nào của điện hạ được không?
Lê Tư Thành mỉm cười, trả lời lễ phép :
- Dạ, được ạ . Xin quan lớn cứ việc ra đề.
Ông quan nhìn quanh quẩn, rồi chỉ ngay vào một con cóc đang ở dưới gậm giường:
Xin điện hạ thử làm vài câu vịnh con cóc dưới gậm giường này xem sao.
"Con cóc" là một đề tài thô thiển. Cóc lại dưới gậm giường thì chẳng ai để ý, chỉ là một thứ đáng khinh bỉ mà thôi. Làm thơ với một đề tài như thế quả thực là khó, khó nhất là không biết
tìm ra cái gì để nói cho có vẻ vǎn chương nghệ thuật Sự thử thách của ông quan quả là gay go.
Các vị triều thần đều nhìn cả vào Lê Tư Thành, cho anh khó lòng vượt qua đề tài hóc hiểm.
Sau một vài giây suy nghĩ Lê Tư Thành điềm nhiên đáp lại:
"Dầu đề quan lớn ra khó quá. Nhưng tôi cũng xin phép không dám để quan lớn chờ đợi lâu Tôi xin đọc:

"Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi
Chốn nghiêm thǎm thẳm một mình ngồi
Tắc lưỡi dǎm ba con kiến gió
Nghiến rǎng chuyển động bốn phương trời..."

Chỉ nghe mấy câu trên, vị quan ra đề đã quì phục xuống đất lạy:
- Xin điện hạ không phải đọc thêm nữa. Tôi xin hoàn toàn bái phục. Điện hạ thật xứng đáng là bậc thiên tử.
Và tiếp đó như ta đã biết. Các triều thần nhất trí rước ông về điện Tường Quang, đưa ông lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Thuận nǎm thứ nhất (1460) . Mười nǎm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470), trị vì 38 nǎm, đến 1497 mới mất.

[center:ddd2e3d0bd]*
* *[/center:ddd2e3d0bd]
Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38 nǎm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn nǎm lịch sử Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản. Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều việc, xuất phát từ cái chất đa nǎng của tuổi trẻ . Trước nhất, ông luôn luôn tỏ ra là người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc biệt là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai vàng. Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lǎng", để tổ chức cúng lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ.

Ông rất trân trọng lịch sử nước nhà, giao cho Ngô Sĩ Liên viết bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", giao cho ông Thân Nhân Trung (cùng nhiều người nữa) biên soạn bộ sách "Thiên Nam dư hạ tập" có đến một trǎm quyển, là bộ sách bách khoa ghi chép tất cả những kiến vǎn về đất nước Đại Việt trong giai đoạn bấy giờ.

Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc nội trị. Ông muốn xây dựng đất nước cho có qui củ để tiện sự chỉ đạo hành chính. Từ trước, nước ta về mặt tổ chức hãy còn lỏng lẻo. Sau thời Lý, Trần, Hồ, quân Minh sang xâm chiếm, làm rối tinh hệ thống tổ chức chính quyền. Các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông còn bận nhiều vấn đề ứng phó với thời cuộc, nên chưa rảnh rang nhìn vào việc nội trị. Lê Thánh Tông đã cố gắng sắp đặt lại. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị từ trung ương xuống đ ến xã. Ông chia cả nước làm 13 thừa tuyên, đặt các quan vǎn, quan võ phụ trách các ngành rầt chu đáo , củng cố lại các bộ , các viện, các ty. Đặc biệt, ông cho soạn bộ luật, sau này gọi là luật Hồng Đức để đất nước có một nền pháp chế hẳn hoi. Nhiều thời đại sau này cũng phải công nhận bộ luật Hồng Đức là một công trình sáng giá, là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta, trong đó thể hiện được tinh thần trọng dân, có nhiều điều bảo vệ dân nghèo và nhất là tinh thần nhân đạo, tinh thần dân chủ đối với phụ nữ. Ông rất quan tâm đến việc khai khẩn đất đai, cho lập các sớ đồn điền, cho đào kênh, khơi ngòi sừa sang đường sắt, mở mang chợ búa, khiến cho nhân dân được an cư lạc nghiệp trong cảnh thịnh trị thái bình. Cả nước thấy rõ là ông có tài quán xuyến, có ý thức an dân. Mọi việc đều do ông tự đề ra, tất nhiên là có sự tham khảo ý kiến các quan lại, nhưng ai ai cũng thấy ông vua trẻ này có rất nhiều sáng kiến, và đều là sáng kiến có lợi cho dân cho nước. Ông không giống những ông vua già cỗi chỉ biết khoanh tay rũ áo, phó mặc các việc cho triều thần. Ông cũng không bắt chước những ông vua thanh thiếu niên khác, lợi dụng ngôi chí tôn của mình để lao đầu vào hưởng lạc mà thực sự thấy mình có cái vinh dự thay trời để ban phúc, cũng là để phục vụ đất nước và nhân dân. Lê Thánh Tông luôn luôn tâm niệm: "Thay việc trời, dám biếng đâu", nghĩa là không dám lười biếng không dám chơi bời. Đêm đã khuya nhưng ông còn chǎm chỉ đọc sách. Trời về chiều song ông vẫn mải mê coi sóc việc triều chính hàng ngày. Làm việc say sưa, mà lại cần mẫn, ông không tỏ ra uể oải hay chán nản bao giờ. Sức khỏe và ý chí đã giúp ông thực hiện vai trò của mình một cách bền bỉ. Các nhà nho ngày xưa thường thích làm thơ, làm vǎn nhưng phần lớn đó là những người đỗ đạt hoặc có điều kiện theo dõi việc bút nghiên. Còn các ông vua suốt từ đời Ngô Vương Quyền cho đến Lê Thái Tông, ai cũng có ít nhất là một hai bài thơ, hoặc có những tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, về kinh điển (Phật giáo hay Nho giáo) Nhưng không có ông vua nào dám có chí để trở thành một nhà vǎn hay một nhà thơ cả. Lê Thánh Tông thì khác. Vừa là một nhà chính trị song ông còn là một nhà thơ. Lê Thánh Tông là tác giả của chín tập thơ chữ Hán và hàng trǎm bài thơ Nôm khác. Đặc biệt Lê Thánh Tông là người đi rất nhiều và đi đến đâu cũng đề thơ. Vừa là một vị hoàng đế ông vừa có phong cách của một nghệ sĩ giang hồ thưởng ngoạn thú non sông. Một vài lần, đàm đạo với các nhà học giả trong triều đình, ông cũng tự nhận mình là nhà thơ, và có phần nào đó vượt cả tài nǎng một số nhà thơ bên Trung Quốc. Tất nhiên cũng do một phần vì tự phụ của tuổi trẻ nên ông đã quá lời, song phải công nhận là ông đã vượt xa, một số học giả, và những nhà thơ của triều đình lúc đó. Sau khi làm thơ ông đưa cho các triều thần họa lại để phát triển ý mình, và ông là người khơi dậy một không khí sáng tác rất sôi nổi lúc bấy giờ. Không những thế ông còn có sáng kiến thành lập một hội Tao Đàn, tương tự như một câu lạc bộ thơ ca của chúng ta thời nay. Ông tự xưng là Tao Đàn nguyên súy, tập trung xung quanh mình 28 học giả vào câu lạc bộ này, gọi một cách vǎn vẻ là Tao Đàn nhị thập bát tú.

Nội dung thơ vǎn của Lê Thánh Tông là vô cùng phong phú. Một tình cảm gắn bó thiết tha với sơn hà, xã tắc, một mối lo cho dân, lo cho nước khôn nguôi, một tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, trước con người. Trong sự ham thích thơ vǎn, Lê Thánh Tông còn có một ưu điểm khiến cho vǎn học sử sau này phải trân trọng. Đó là việc ông có sở trường thơ nôm. Vǎn nôm trước đây thường bị xem là "nôm na là Cha mách qué". Một ông vua lại chuyên làm thơ nôm, và làm rất nhiều là điều rất đặc biệt. Tất nhiên, so với thơ ca sau này, hồi thế kỷ 18, 19 và giờ đây, thì những bài thơ nôm của Lê Thánh Tông, về trình độ nghệ thuật chưa thực đặc sắc lắm. Song cũng có nhiều bài rất cảm động và xuất sắc (như bài đề miếu vợ chàng Trương).

Nhà vua ham thích vǎn chương, tất nhiên cũng phải để tâm đến việc đề cao học vấn. Việc giáo dục thi cử dưới thời Lê Thánh Tông được coi là thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Ông cho lập nhà thái học, đặt các giáo thụ ở các châu, lộ, khuyến khích việc học, đưa sách xuống dân. Ông cho hoàn thiện các chế độ chính sách, đưa ra các luật thi cử, chính danh các học hàm. Ông giành những vinh quang đặc biệt cho những người đạt thành tích trong khoa cử: cho tổ chức lễ xướng danh, lễ vinh qui bái tổ, cho dựng bia tiến sĩ. Có lẽ chính sáng kiến này đã gây được phong trào tranh đua học tập trong suốt một thời gian dài . Trong lịch sử nước ta, rất hiếm những giai đoạn mà ở các làng, các tỉnh lại có những gia đình đạt thành tích cao trong giáo dục như dưới thời Lê Thánh Tông.

Còn một điều nữa, chứng tỏ Lê Thánh Tông rất quan tâm đến vấn đề lễ nhạc. Ông đã cho tổ chức các bộ phận như Đồng vǎn, Nhã nhạc để đảm bảo việc tổ chức các nghi lễ trong cung đình cho có qui củ.

Quan tâm đến vǎn Chương song Lê Thánh Tông cũng không hề coi nhẹ việc võ bị. Thời gian ở ngôi, là thời gian ông rất chú ý việc cho quân sĩ tập luyện, học tập các trận pháp, trận đồ . Ta không có tài liệu để biết được tài nǎng quân sự của ông. Nhưng với tư cách là một ông vua nguyên soái, giữ chức tổng chỉ huy chiến dịch như các trận đánh Chiêm Thành, Bồn Man,Lão Qua, Ai lao v.v. . . chắc chắn ông phải có trình độ điều binh khiển tướng thế nào đó để làm cho mọi người khâm phục. Các tướng trong quân doanh của ông lúc bấy giờ đều là những người lão luyện vào bậc cha chú, đã có những thành tựu lẫy lừng từ khởi nghĩa Lam Sơn như các ông Đinh Liệt, Lê Thọ Vực, Lê Niệm v.v. . . , nay phải tuân theo sự chỉ đạo của một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, thì chắc chắn chàng trai đó phải có trình độ chỉ huy chiến lược chiến thuật một cách hợp lý và tài tình.

Lê Thánh Tông biết tự phê bình. Có lần ông nói với hai vị quan là Nguyễn Bá Ký và Tràn Xác, rằng ông đã có sai lầm, nhận xét sai về hai vị ấy. Sử dụng những người như Trần Phong, mà ông không phát hiện ra bản chất, cứ giành quyền lợi mãi cho con người này, cuối cùng mới phải giết đi ông rất hối hận là mình đã không sáng suốt, hiểu con người quá chậm. Không những nghiêm khắc với mình, ông còn rất nghiêm khắc với các quan lại. Nhiều vị quan cao tuổi như các ông Lê Thọ Vực, Nguyễn Như Đổ, khi có khuyết điểm, ông cũng trách cứ nặng lời chứ không nể nang. Ông luôn luôn dặn các quan phải giữ gìn tư cách, tránh bê tha, buông thả, để khỏi bị dư luận chê bai. Có những người dù trách cứ nhiều, thuyên chuyển đi làm việc khác mà vẫn chứng nào tật ấy không tiến bộ, nhưng lại không tiện thải hồi, ông đã giành cho hưởng chế độ "ngồi chơi xơi nước" như trường hợp của Nguyễn Vĩnh Tích. Những vị quan nào tiến cử người không xứng chức, ông đã thẳng tay phê phán hoặc nghiêm trị.

[center:ddd2e3d0bd]*
* *[/center:ddd2e3d0bd]
Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, có đường lối chính trị rõ, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo. Ông đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt mấy chục nǎm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, coi sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia tiến triển nhịp nhàng. Có vǎn trị, ông lại có vũ công. Ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch và
chiến dịch nào cũng thắng. Lịch sử đã tôn vinh ông như vậy là hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng có lẽ chúng ta còn phải trân trọng ông ở những khía cạnh khác nữa, nhất là ở phần phát huy tác dụng của tuổi thanh niên. Lúc nào ta cũng thấy ông rất trẻ trung, yêu đời. Ông rất yêu non sông đất nước, ông có tâm hồn thi sĩ và thực sự gắn bó với thiên nhiên Việt Nam. Ông đã mơ màng với vườn Quỳnh, là nơi nghe nói vợ chồng Chử Đồng Tử đã đến. Ông mở rộng tầm nhìn khi đứng trước động Hồ Công, ông thông cảm với nỗi niềm của nàng thiếu phụ đất Nam Xương. Vẫn với tư thế của một ông vua, nhưng ông đã thành thực hòa với tình người.

Vua Lê Thánh Tông trị vì 38 nǎm, ông mất tháng giêng nǎm 1497, thọ 56 tuổi

LSB-ThuyDuong
24-06-2004, 17:29
Không ai có thể phủ nhận: Lê Thánh Tông là vị vua anh minh vào bậc nhất lịch sử phong kiến VN. Dưới thời ông, chính quyền phong kiến được XD quy củ, củng cố quốc gia thống nhất và bộ luật Hồng Đức là 1 công trình lập pháp lớn chứng tỏ 1 bước phát triển trong lịch sử pháp quyền VN. Lịch sử luôn dành cho Lê Thánh Tông những đánh giá trang trọng. 1 đường phố rất đẹp ở thủ đô Hà Nội mang tên vị vua lừng danh ấy.
Song Lê Thánh Tông cũng là 1 con người. Và như mọi con người bất kỳ, ông vừa có những quyết sách đúng đắn vừa có những sai lầm, vừa có những mặt tốt lẫn những mặt xấu. Những người bình thường như chúng ta chỉ nên quan tâm đến những mặt tốt, những đóng góp tích cực của Lê Thánh Tông đối với đất nước. Song với những nhà sử học thì như vậy là chưa đủ. Trên tinh thần đổi mới, nhà sử học nổi tiếng có biệt hiệu "Giáo sư bụi" Trần Quốc Vượng đã chỉ ra những thiếu sót của vị vua anh minh này.
TD xin giới thiệu 1 phần bài viết của GS Vượng nhan đề: "Về Lê Thánh Tông- mấy điều giải ảo hiện thực lịch sử VN thế kỷ XV" đã được đăng trong tập nghiên cứu của GS Vượng mang tên "Văn hóa VN-Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc, 2000)

[center:b71e6fb6d5]Về Lê Thánh Tông (1442-1497)- Mấy điều giải ảo hiện thực lịch sử VN thế kỷ XV[/center:b71e6fb6d5]
...
(TD lược bỏ phần tổng kết những khen ngợi dành cho Lê Thánh Tông: điều chúng ta đã biết và dễ dàng đọc được trong rất nhiều tài liệu khác nhau)
...
Đề nghị 1 cách nhìn hơi khác
Ai cũng ca ngợi thời Hồng Đức là thời vua giỏi tôi hiền. Riêng tôi từ lâu đã không nghĩ thế. Chỉ xin kể vài câu chuyện:
1. Ngay năm đầu lên ngôi (1460), Lê Thánh Tông lấy cớ vợ vua Lê Lợi tên là Trần (Phạm Thị Ngọc Trần) đã ra lệnh bắt họ Trần- dòng họ thân dân làm nên đại chiến công bình Mông Nguyên vang lừng thiên hạ- đổi họ sang họ Trình (theo Toàn thư).
Loạn đầu tiên của thế kỷ XVI là loạn Trần Tuân (1511) ở Sơn Tây. Loạn lớn nhất ở đầu thế kỷ XVI là loạn Trần Cảo (hay Cao, 1516) ở Đông Triều Yên Tử xứ đông, quê hương nhà Trần. Loạn Trần Cảo (cùng sau đó con là Trần Thăng hay Cung phát triển lên xứ Lạng) trên thực tế đã làm sụp đổ nhà Lê (Mạc Đăng Dung chỉ là người khéo sử dụng thời cơ rồi vươn lên cướp ngôi, 1527).
2. Vua Lê Thánh Tông là người hiếu sát, ngay đầu tiên là giết đại thần Lê Lăng người đã đón Cung vương và sau đó giết Cung vương Khắc Xương (1476) là anh ruột, người "phong nhã đạm bạc, ăn mặc chi dùng dè sẻn, chất phác như 1 nho sinh", đã "cố ý từ chối ngôi vua" để cho em lên làm vua. Sử thần nhà Lê mà còn dám bình luận Lê Thánh Tông "tình nghĩa anh em thiếu lòng nhân ái, đó là chỗ kém". (Toàn thư).
3. Cũng ông vua này là người hiếu sắc, sử thần Vũ Quỳnh dám bình: "Vua nhiều phi tần quá nên mắc phải bệnh nặng (bệnh giang mai?). Trường Lạc hoàng hậu (mẹ Lê Hiến Tông, họ Nguyễn Gia miêu, con Nguyễn Đức Trung) thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh; bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ loét, bệnh vua càng thêm nặng, rồi mất".
4. Ai cũng biết và ca ngợi chiến công Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, lập thêm đạo Quảng Nam. Song các sử gia chính thống lại quên hậu quả lịch sử tiêu cực của chiến công đó.
Với chiến dịch này, Lê Thánh Tông chém giết hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống hơn 3 vạn người Chăm, kể cả 2 anh em vua Chăm Trà Toàn Trà Toại cùng vợ con".
Hiếu sát đến thế là cùng!
Cái giá phải trả cho sự việc này không phải là nhỏ. Trà Toại và vợ con bị an trí 30 năm ở ngoài cửa Bảo Khánh (khu Giảng Võ ngày nay). Đầu thế kỷ XVI, Trà Phúc lấy trộm hài cốt cha là Trà Toại trốn về nước. "Đến đây các nô người Chiêm của các nhà thế gia công thần và ở các điền trang cũng đều trốn về nước" (Toàn thư). Ai còn ở lại thì họ xui bạn bè và quan lại người Việt của họ làm loạn.
Đứng ngay sau Trần Cảo là Phan Ất- nguyên là gia nô người Chiêm của Trịnh Duy Đại.
Bạn bè thân Trịnh Kiểm là 3 cha con người Việt gốc Chiêm ở Yên Định.
Loạn người Chiêm và tín ngưỡng Chăm ở miền bắc Đại Việt là 1 sự kiện lớn làm nghiêng ngửa triều Lê-Nho cuối. Ta khó lòng chỉ đổ tội cho mấy ông vua Uy Mục, Tương Dực... Tất nhiên, mấy ông vua này cũng chẳng ra gì, song xin nhớ chính Tương Dực truy phong Nguyễn Trãi là Tế văn hầu chứ không phải Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tuy có phục hồi cho Nguyễn Trãi nhưng lại hạ Ức Trai xuống tước "bá"...
5. Điều quan trọng hơn nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng ở thế kỷ XVI là việc nhà Lê mô phỏng triều Minh XD 1 nền quân chủ-Nho giáo độc tôn, chuyên chế. Chẳng phải bỗng dưng mà Nguyễn Lang, tác giả VN Phật giáo sử luận lại hạ lời bình: Nhà Lê thắng nhà Minh về quân sự nhưng lại thất bại với Minh về văn hóa.
Trong thời Lê Thánh Tông việc độc tôn Nho giáo phải nói là quá quắt. Sử quan chính thống của ông vua này là Ngô Sĩ Liên bình luận việc Hồ Quý Ly chê Chu Hi, Trình Hạo và Tống Nho như sau:
"Chu tử sinh ở cuối thời Tống, nối sau các tiên nho Hán Đường đã chú giải 6 kinh, mới ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân, sách kinh, rõ được đạo thánh nhân ở lời giải, hết sức nghiền nghĩ, thấu lẽ vào lòng, nói ra rõ ràng, chỉ dẫn xa rộng, gọi là tập đại thành của chủ Nho mà làm khuôn mẫu cho hậu học. Huống chi lại còn có Trình tử xướng ở trước, mà Chu tử bổ sung những chỗ chưa đủ ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm. Người sau chỉ mở cho rộng thêm, chuốt cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê cãi". Phải công nhận triều Lê mê tín Tống Nho đến thế là cùng.
6. Vua Lê theo nhã nhạc, phẩm phục, tang lễ... Trung Hoa, cấm điệu hát dân gian "Lý Liên" (Rí Ren), Lê Thánh Tông đuổi chèo ra khỏi cung đình "vì hay châm biếm người trên" (1465). Ông mở rộng Văn Miếu- Quốc Tử Giám (1483-1484), thi Nho thường xuyên , bắt chước Trung Hoa bảng vàng bia đá đề danh các ông tiến sĩ Nho (1484), định lệ tế Khổng Tử xuân thu nhị kỳ ở các phủ huyện (1472), ép sử quan, Sử viện phải cho vua xem nhật lịch-quốc sử (1467), 1 việc mà không vua nào được quyền xem.
Lên ngôi mới được 1 năm, ông vua này đã ra lệnh cấm dân làm mới chùa Phật, quán Đạo. 2 năm sau (1463), ông ra lệnh cấm nghề bói toán, đồng cốt; Thiền sư, đạo sĩ toàn quốc từ nay không được giao tiếp, chuyện trò với người trong cùng đình.
7. Lê Thánh Tông hễ mở miệng hay hạ chiếu là trích dẫn những Tứ thư, Ngũ kinh của Nho giáo Trung Hoa. Tinh thần khai phóng, cởi mở, "quốc gia mở nước tự có pháp độ riêng..." của nhà Lý, nhà Trần đã biến mất. Chỉ còn lại sự độc quyền tư tưởng Nho-Tống để độc quyền quân chủ. Thế lưỡng phân văn hóa giữa cung đình/dân gian dần dà sâu sắc.
Lê Thánh Tông cũng là người chủ trương trọng nam khinh nữ. Ông là người đầu tiên bắt vợ để tang chồng 3 năm như để tang bố mẹ theo kiểu Trung Hoa (từ 1470). Lê Thánh Tông ban 24 huấn điều Nho giáo, bắt dân làng ra đình nghe giảng (như sau này nghe giảng Thập điều của Minh Mạng- ông vua này cũng độc tôn Nho trở lại ở cuối mùa!)
8.Cũng từ thế kỷ XVI, phản ứng với việc dìm dập họ Trần của nhà Lê ở thế kỷ XV (từ Lê Lợi giết Trần Cảo đến Lê Thánh Tông bắt đổi họ Trần thành Trình) mà nảy sinh Đạo Nội hay Đạo Giáo dân gian VN với Đức thánh Trần. Thế là từ thế kỷ XVI trở đi đã hình thành thế đối ứng của đạo giáo dân gian VN ở đồng bằng bắc bộ với tục lễ: tháng tám thờ cha (Đức Thánh Trần), tháng ba giỗ mẹ (Đức Mẫu Liễu Hạnh) và cả "cha" và "mẹ" của dân gian đều là họ Trần! Nội Đạo tràng là do người họ Trần sáng lập và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân chúng từ thế kỷ XVII-XVIII (Tang thương ngẫu lục).
9. Còn nhiều điều phải giải ảo đối với Lê Thánh Tông. Chẳng hạn huyền tích vua và Trạng Lường đều là tiên đồng giáng thế nên vua rất tin dùng Trạng, cho Trạng vào Hội Tao đàn, vua mất, Trạng làm thơ phúng.
Thực ra, trạng nguyên Lương Thế Vinh, người được Lê Quý Đôn ngợi ca "tài hoa vượt bậc" đã không hề là 1 trong 28 ngôi tinh tú ở cái hội Tao Đàn của Lê Thánh Tông. Ông là 1 "đối trọng" của Lê Thánh Tông. Vua ghét chèo, thì ông viết Hí phường phả lục. Vua trọng văn quá đáng thì ông viết Đại thành toán pháp với bài thơ nôm đề tựa khuyên học toán. Vua bài Phật thì ông viết bài ký chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và nhiều khoa giáo về Thiền môn. Ông đỗ trạng năm 1463, lúc 22 tuổi, làm quan chỉ đến Hàn lâm thị thư- là chân thư ký của nhà vua- và cũng đã về hưu non, rồi mất ở quê nhà (Vụ Bản, Nam Hà), thọ 55 tuổi (1441-1496). Cái người mà sứ giả Trung Hoa ca ngợi là ít người sánh kịp ấy đâu Lê Thánh Tông có dung mà ta cứ ca mãi là "vua trọng hiền tài".
Lời đóng
Vua Lê Thánh Tông "võ giỏi văn hay"?
Võ công? Ngài đâu là anh hùng chống xâm lăng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung? Ngài là 1 kẻ chinh phục, 1 người xâm lược.
Văn trị? Lê Quý Đôn bảo văn thời Ngài là văn bóng bẩy, đục gọt từng câu; Dương Quảng Hàm bảo thơ Hồng Đức chịu ảnh hưởng thơ Tầu rất sâu, có nhiều cảnh và tứ mượn thơ Tầu mà không hợp với nước ta. Vậy giới văn nghệ đổi mới của nước ta giờ đây học tập và kế thừa truyền thống của lối văn ấy chăng? Mà sự thực, SGK văn chương mấy ai tuyển và tuyển được mấy bài của văn thơ Ngài và cái hội Tao Đàn của Ngài cho học sinh đọc và học?
Ý thức hệ? Ngài độc tôn Nho, bài Phật, Lão.
Thời buổi này văn hóa trọng dân chủ, nhân văn, đề cao dân quyền, đề cao phụ nữ. Ta kế thừa Ngài được cái gì về tư duy-ý thức hệ?
Tôi làm sử chút xíu, không sao sánh nổi các dòng Ngô Sĩ, Ngô Thì, Phan Huy... Và bên cạnh sử, tôi thích văn hóa dân gian. Ngài Lê Thánh Tông và các bậc anh quân nhà Lê chê điệu hát dân gian quê mùa, chê SK chèo-hề hay báng bỉ người trên và cấm diễn ở cung đình.
Vậy "tạng" tôi làm sao thích Ngài được?
Kính xin hương hồn Ngài lượng thứ cho kẻ hậu sinh hèn mọn này, dù với bao cố gắng cũng không Hiểu nổi Ngài. Đã không Hiểu, làm sao Học hành nơi Ngài được? Tôi đành bỏ cuộc, đi học Dân gian. Vậy...!
Trần Quốc Vượng

bagiai
24-06-2004, 18:19
Bài viết của các huynh đệ về Lê Thánh Tông hay tuyệt. Phải hoan hô cái đã =D> .
Nhưng mà nói chuyện Lê Thánh Tông diệt Champa là hiếu sát thì thật là nhân đạo không đâu. Suốt từ khi Ngô Nhật Khánh vượt biển vào Nam mượn quân Champa định cướp ngôi vua (khoảng 979 - 980 thì phải), Champa suốt 500 năm trời luôn là cái hoạ sau lưng với Đại Việt ta, ta chẳng diệt người tất nhiên người diệt. Vào thời điểm Lê Thánh Tông bình Nam, trong ký ức người Đại Việt chắc hẳn chưa thể quên lần viễn chinh tai hoạ của Trần Duệ Tông năm 1377, rồi những trận Bắc phạt khủng khiếp trong suốt 10 năm trời của Chế Bồng Nga, gần như đã đẩy chúng ta đến chỗ diệt vong, may mà y bị trúng phục binh bỏ mạng. Vậy thì Đại Việt và Champa đã là hai nước không thể có chung chỗ đứng dưới mặt trời rồi, nên Lê Thánh Tông nhân lúc binh lực hùng mạnh tấn công tận diệt đối phương một cách không thương tiếc để trừ hậu hoạ về sau cho con cháu cũng là một quyết đoán sáng suốt. Và cũng từ năm 1471, Champa đã không còn là mối đe doạ của Đại Việt như trước, đồng thời cuộc viễn chinh lớn vào loại nhất trong lịch sử Đại VIệt (hình như Lê Thánh Tông đã huy động đến 250000 quân thuỷ bộ) đã mở toang con đường Nam Tiến cho dân tộc ta để có được đất nước hôm nay. Nếu nhìn những chiếc tháp Chàm trơ trụi vô hồn, hẳn ai cũng phải rùng mình khi nghĩ đến số phận dân tộc Việt ta nếu không phải chúng ta mà là người Champa chiến thắng. Đạo lý sinh tồn là vậy thôi. Cuộc bình định Champa năm 1471 của Lê Thánh Tông xứng đáng được coi là chiến thắng quân sự đem lại nhiều lợi ích vào bậc nhất cho Đại Việt và là một bước ngoặt trong sự phát triển của đất nước ta.

LSB-LuTuanNghia
28-06-2004, 19:42
Lê Thánh Tông (1442- 1497) tên thật là Tư Thành, ở ngôi 38 năm (1460- 1497). Vốn là người ham học, ham làm Trống dời canh còn đọc sách/ Chiêng xế bóng chửa thôi chầu , lại trải qua thời ấu thơ vất vả, sống lẫn trong dân, nên Lê Thánh Tông có kiến thức uyên bác và hiểu dân tình, tạo nên một bản lĩnh trí thức rất hiếm thấy ở các vị vua. Ông đã có nhiều cải cách đưa nước Đại Việt ta thành một quốc gia hùng cường thời ấy trong khu vực. Riêng về văn hóa giáo dục: cho soạn sách Thiên Nam dư hạ , gồm 100 cuốn như một bách khoa thư, soạn quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư , phát động một phong trào sáng tác văn học sôi nổi, lập hội Tao Đàn gồm 28 vị văn thân mà ông là chủ soái. Đặc biệt ông đã minh oan, sưu tầm tác phẩm và ca ngợi công lao Nguyễn Trãi Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê) . Mở rộng nhà Thái học, trong 38 năm trị vì lấy đỗ 502 tiến sĩ, trong đó có 10 trạng nguyên, dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu, ban hành luật thi cử, đặt học vị học hàm...

Lê Thánh Tông làm thơ rất sớm, bút lực dồi dào, ông thường làm hàng chục bài khi xướng khi họa quanh một đề tài, ông cũng có nhiều bài ngẫu hứng ý tứ thanh thoát, cảm xúc hồn nhiên, nhiều ý thơ vượt được ra ngoài ước lệ của văn chương cử tử nặng nề thời ấy. Thơ chữ Hán, chữ Nôm của Lê Thánh Tông đều được tập hợp theo chủ đề mang tên riêng làm thành tập. Chữ Hán có Chinh tây kỷ hành nói về việc chinh phạt phía tây, Châu cơ thẳng thưởng ca ngợi thắng cảnh, Văn minh cổ xúy ca ngợi công đức tổ tiên, Quỳnh uyển cửu ca bàn về quan hệ vua tôi, tài năng, nghệ thuật, Cổ tâm bách vịnh vịnh nhân vật, luận anh hùng. Chữ Nôm có Thiên địa môn nói về thời gian, tả mùa, tả các trống canh... Nhân đạo môn cũng là thơ vịnh nhân vật, có nhiều nhân vật Việt Nam. Phong cảnh môn ca ngợi thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử của đất nước, của Trung Hoa, Phẩm vật môn viết về đồ dùng trong nhà, loài vật, đến cả ruồi muỗi chuột bọ. Các đề tài còn lại gộp vào Phẩm vật môn .

Thơ Nôm Lê Thánh Tông chép lẫn với thơ các thành viên hội Tao Đàn trong Hồng Đức quốc âm thi tập . Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào nội dung, văn phong và cả các chú thích, các quy ước xướng họa (vua thường xướng) để nhặt ra các bài của ông. Năng khiếu thi sĩ của Lê Thánh Tông trước hết ở sức cảm thụ thiên nhiên, không chỉ là quan sát bằng mắt mà bằng toàn bộ giác quan, hơn thế, bằng cả linh cảm cho nên cảnh đúng, thực, mà đẹp, đẹp hơn thực bởi có hồn. Hãy xem ông cảm nhận năm trống canh:

Canh một (Trời vừa tối):

Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc

Sườn núi chim về ẩn lá xanh

Canh hai (Nông thôn thời ấy đã im vắng lắm):

Lầu treo cung nguyệt người êm giấc Đường quạnh nhà thôn cửa chặt cài

Canh ba, không coi cảnh là chủ yếu mà lại chú ý đến người, nhất là những ai đến lúc này còn trằn trọc:

Nhớ chúa ai kia nằm chẳng nhắp

Thâu đêm trằn trọc đợi canh gà

Canh tư, rất hay là hai chi tiết tả trời sắp sáng trong nhịp thơ sáu chữ:

Vạc thẩn thơ tìm nôi quạnh

Trời lác đác vẻ sao thưa

Canh năm, cả trời đất lẫn con người khép lại đêm và bắt đầu ngày, nhiều chi tiết chứng tỏ người viết gắn bó với đời sống dân dã, người viết ấy lại là vua thì cũng là cái phúc cho dân.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu nói tới khẩu khí đế vương của thơ Lê Thánh Tông. Điều này có lý nhưng không thể cứng nhắc. Bởi trong đời thực thiếu gì ông không đế vương mà ăn nói toàn giọng thiên tử, lại có người gánh trọng trách quốc gia mà lời lẽ vẫn ôn nhu. Bút pháp Lê Thánh Tông đôi khi dùng lộng ngôn để ngụ ngôn như vịnh con chó muốn ngáp ruồi (tục ngữ chó ngáp phải ruồi ), không thèm cắn kẻ tiểu nhân mà cũng chẳng vẫy đuôi trước người quân tử. Thường thì khi viết về các nhân vật tầm thường thơ ông mới đại ngôn, qua đó người đọc thấy vai trò người đứng trên thiên hạ. Bài thơ Cối xay dùng chi tiết rất khéo: cối làm nên sấm động, cối tạo ra mưa bay, cối nuôi cả thiên hạ... Bài Cái đu có nhiều câu chập hẳn với bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương, nhưng lại có chi tiết tế hậu thổ, vái hoàng thiên là những việc long trọng nghiêm trang. Đây là phần linh hoạt bình dân trong bút pháp Lê Thánh Tông.

Điều đáng lưu ý hơn là ở phần trữ tình tâm trạng, ở cái nhìn thế sự. Cảnh đời làm ăn qua mắt ông thường đẹp, đầm ấm Chan chan thuyền đỗ đầu ghềnh liễu/ San sát chài phơi cuối vụng hoa . Có khi nét ảo, nét thực sóng đôi nhau rất tài hoa: Buồm chiếu phau phau thuyền chở nguyệt/ Áo tơi sù sụ khách ngồi câu . Nghe tiếng chày khuya đập vải trong đêm rét, ông như hiểu được nỗi lòng người vợ thương chồng nơi biên ải Dặng dõi chiêm bao người ải tuyết/ Tỏ tường tâm sự khách buồng hương. Thật quý nỗi lòng vua đêm đầu thu nghe gió thổi ngoài trời mà mất ngủ, ý thơ rộng xa mà nhiều xao xuyến: Chăn lạnh dậy nương con cháu vắng/ Đêm dài ngồi nhẫn khắc canh chầy/ Lòng thu bát ngát trong khi ấy/ Hầu cắt làm khuây lại chẳng khuây . Những bài Nôm vừa nói trên tuy được coi là của Lê Thánh Tông nhưng quả thật chúng ta vẫn ngần ngại: có thể lẫn thơ của các tác giả khác, nhà bình luận dễ tán cái hay vào cho vua. Tuy vậy cũng phải thấy một thực tế khi so sánh những bài thơ đích thực của Lê Thánh Tông với thơ các vị Tao Đàn thì thấy rõ thơ của vua có hơn thực. Lại nữa, Lê Thánh Tông thường ra đề, nhuận sắc, biên tập cho cả hội nên linh hồn thơ Hồng Đức chủ yếu là cảm hứng Lê Thánh Tông.

Đọc thơ chữ Hán càng thấy rõ hơn tâm sự ông. Đây là tâm sự của vị vua có trách nhiệm với dân và biết lo việc nước, lại có cách nhìn đời lạc quan, tự tin. Bài thơ Tự thuật ông làm trước khi mất cho thấy ông là một người tự biết, biết cái hạn chế của riêng mình và của kiếp người Lòng như sắt cứng cũng mềm dần . Một nỗi buồn chung cục thấm thía nhưng trong trẻo, thanh cao.

[center:e2808c0f09]-=Sưu Tầm=-[/center:e2808c0f09]