PDA

View Full Version : Quan Hán Khanh


Tiểu Siêu
26-10-2004, 17:12
Cách đây ko lâu , Tiểu Siêu có lần đã giới thiệu qua với chư vị trên sơn trại về Nguyên khúc ( đời Nguyên ) bên Luận Văn Đàn , nay xin được giới thiệu về một nhân vật - người đã có rất nhiều đóng góp với thể loại tạp kịch đời Nguyên nói riêng và nền văn học Trung Quốc ngày nay nói chung. Người đó không ai khác chính là Quan Hán Khanh :).
Quan Hán Khanh là một nhà viết kịch sớm nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã hiến dâng đời mình cho sự nghiệp hí kịch. Từ trước đến nay, nhân dân TQ vẫn yêu thích các tác phẩm của ông. Những vở như Đậu Nga oan, Đơn đao hội , Cứu phong trần... vẫn thường được diễn. Điều đó cũng rất dễ hiểu bởi tính tư tưởng trong kịch của ông quyết định phần lớn. Cũng chính vì lẽ đó mà các văn nhân của giai cấp thống trị phong kiến đánh giá ông rất thấp , còn các nhà phê bình tư sản thì chỉ khẳng định thành tựu nghệ thuật của ông mà thôi. Phải cho tới ngày hôm nay , Quan Hán Khanh mới có được một địa vị xứng đáng trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Có thể nói , trong sự nghiệp sáng tác , Quan Hán Khanh (1220?-1300?) có một sức sáng tác rất dồi dào , ông có đóng góp rất nhiều cho tạp kịch đời Nguyên. Tuy nhiên , bởi vì tạp kịch là một hình thức văn nghệ xuất phát từ dân gian, phổ biến rộng rãi trong dân gian , được các nhà văn tiến bộ học tập và vận dụng để sáng tác, nhưng bọn thống trị và kẻ sĩ phu lạc hậu thời đó thì cho là tục , nên không đặt vào địa vị quan trọng cần phải có. Cho nên , đối với một nhà văn nổi tiếng về tạp kịch như Quan Hán Khanh mà chúng cũng không hề gi chép tên ông vào sử sách. Vì vậy , đó cũng là nguyên do mà ngày nay người ta có thể đọc tác phẩm của ông nhưng lại không rõ thân thế ông ra sao , thậm chí ngày sinh tháng đẻ của Quan Hán Khanh cũng rất không rõ ràng. Người ta chỉ ước chừng ông sinh vào khoảng năm 1220 , mất vào khoảng cuối thế kỷ XIII , đầu thế kỷ XIV và là người Đại Đô ( Bắc Kinh ). Ông có làm nghề thuốc , đã từng giữ chức y quan ở thái y viện hoàng gia Kim. Khi nhà Kim mất , Quan Hán Khanh không làm quan nữa. Người đời sau này đặt ra câu hỏi phải chăng ông là một bậc dĩ lão của nhà Kim? Tuy nhiên , cho tới nay vẫn không có điều gì làm bằng chứng cho suy đoán đó.
Như vậy , Quan Hán Khanh sống dưới triều Kim, đã trải qua thời kỳ Nguyên diệt Kim (1234) rồi diệt Nam Tống (1279) và sống thọ chừng 80 tuổi. Trừ thời gian ông giữa chức y quan thì có thể nói ông là một nhà viết kịch chuyên nghiệp. Cả cuộc đời , Quan Hán Khanh sáng tác khoảng 67 vở , nhưng đáng tiếc là cho đến ngày nay thì chỉ còn lưu giữ được 18 vở. Trong đó , những vở được nhiều người biết đến là Đậu Nga oan , Cứu phong trần , Lỗ trai lang , Đơn đao hội , Hồ điệp mộng , Bái nguyệt đình... Căn cứ vào những thống kê của những người sống ở năm đầu đời Minh thì trong một thế kỷ , nhà Nguyên có hơn 530 vở tạp kịch , riêng Quan Hán Khanh đã sáng tác 1/7 trong số những tác phẩm đó. Do đó , có thể thấy nếu không phải là một nhà văn hiến thân cho sự nghiệp kịch , nếu ko có kinh nghiệm lâu dài về đời sống sân khấu và không có nhiều thời giờ để nghiên cứu , sáng tác thì ông không thể có được thành tựu như thế.
Nhiều nhà phê bình văn học cho rằng , muốn tìm hiểu về Quan Hán Khanh thì nên đọc qua bài tản khúc Bất phục lão ( Ông già bất khuất ). Bởi đây chính là một bài tự thuật của tác giả , tác giả đã tự giới thiệu rằng mình là một người khác với những chàng công tử chỉ biết say mê tửu sắc tục tằn. Tuy sống giữa chốn ca lâu , tửu quán , tuy có tài " hái hoa bẻ liễu " nhưng ông nguyện đem đời mình phục vụ cho những nghệ nhân đang phải chịu một địa vị thấp hèn. Ông ví mình như một con gà rừng lão luyện đã từng trải qua mọi hiểm nghèo, đã quen thuộc với dấu vết của người đi săn hay ông còn ví mình như một hạt đậu , " một hạt đậu đúc bằng đồng , không sợ nghiền , nấu , hầm , xào " , trước sau không hề thay đổi. Ông trách những người trẻ tuổi sao lại chui vào cái " bao đầu" bằng gấm , để bị trói buộc. Ông ca tụng cuộc sống của ông , ngắm trăng đẹp , uống rượu ngon , thưởng thức hoa thơm , đánh cờ , săn bắn , diễn kịch , ca vũ , thổi sáo, đánh đàn , ngâm thơ.... Cho dù chết cũng thay đổi nguyện vọng ấy.
Có thể căn cứ vào Bất phục lão để thấy Quan Hán Khanh là một nhà văn chính trực , quật cường. Sống trong một chế độ chuyên chế phong kiến , áp bức nhưng không hề cúi đầu. Ông luôn đứng về phía những người diễn viên , kỹ nữ , những nghệ nhân lớp dưới để tìm bạn tri kỷ cũng như nguồn an ủi.
...
Tiểu Siêu